Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

14. Tình dục


Vì sao nàng xa quá
Ta như kẻ lãng du
Vì sao nàng thơm quá
Ta bỗng thành gã Trư
Tìm nàng mãi tận cõi hư
Đêm ta cô lữ khẩy đàn được không
Vì sao nàng không biết
Tiên nữ sa bụi trần
Vì sao nàng lao mãi
Đêm vào chốn thiêu thân
Dâm thần bỗng muốn ái ân
Lỡ chân vấp ngã xuồng tầng Diêm cung
Tại sao ta phải sợ? Tại sao ta phải giấu? Nếu ta đánh đàn hay và được giải nhất, ta có đứng trước đám đông nhận giải không? Thế thì tại sao ta là con người mà phải che giấu sự thật về nó? Có cần phải dũng cảm khi nói đến vấn đề tình dục không!
Tình dục cũng thuộc về dục vọng, một loại dục vọng đặc biệt. Người ta có thể phấn đấu hết mình để từ giả một dục vọng này hay một dục vọng khác, nhưng tình dục là thuộc tính vốn có của con người và đời đời kiếp kiếp gắn bó với con người, chỉ trừ loại người đặc biệt (Tôn Ngộ Không chẳng hạn).
…Chu choa, tình dục là cái gì rất ghê gớm (chứ không phải thiêng liêng đâu), nó đã có tự bao giờ, bản chất của nó là để kích thích động vật duy trì nói giống, tiếng gọi của tình dục là vô cùng mãnh liệt và bất khả kháng cự. Trời, cái nhu cầu sản sinh ra con cái mà tạo ra áp lực tình dục vô cùng mạnh mẽ và khống chế toàn diện đối với thế giới động vật! Thế giới này sẽ như thế nào nếu không có tình dục, giả sử một ngày nào đó giống đực hay giống cái hết “cơn lửa lòng” thì cái thế giới này sẽ hết “tồn tại “ ngay lập tức.
Thường thì con đực chủ động tấn công, con cái mặc dù rất thích cũng bỏ chạy, con đực rượt theo và cuối cùng chiến thắng. Hãy tưởng tượng, nếu mỗi lần con đực tiến đến mà con cái đứng yên chịu trận, thế thì còn gì là hứng thú nữa, điều này đã tạo một bức tranh rất thiền và rất sinh động về đực cái.
Có người, nam hoặc nữ, bỗng nhiên bị xuất hiện những cơn nhức đầu kỳ lạ, thậm chí còn thấy là bị “ma ám” nữa. Con nhức đầu này không phải do cảm nhiễm nắng, mưa, do thay đổi thời tiết hay do làm việc thái quá (stress), mà do một nguyên nhân vô hình mà họ không ngờ - họ thiếu cân đối nghiêm trọng về mặt tình dục. Họ, trong một thời gian dài, không ý thức được điều đó, nhưng ý thức được vấn đề này mà có biện pháp thích hợp thì hãy còn kịp.
Ngạc nhiên chưa! Nam nữ chưa được trãi qua khoá đạo tạo nào về tình dục, thế mà lần đầu tiên “lâm trận” thì hành động giống như đã có kinh nghiệm mấy triệu năm rồi - đó là cái bản năng nguyên thuỷ - thậm chí họ đóng vai còn hay hơn một số phim hot nữa. 
Ngày xưa ông bà hắn cặn dặn là ban đêm không được huýt gió, vì sợ ma vào nhà, thực ra, có nhiều đêm hắn nghe tiếng huýt gió của rắn, đó là loài rắn đực-cái gọi nhau tình tự… Rồi tiếng gào như trẻ con khóc của mèo muốn đực cái, .. Và cũng thường ban đêm, con người - đực và cái - thường  rạo rực muốn tình tự.
Có một anh chàng nọ, chả phải là cố tình ý niệm về cái gì, thế mà lâu lâu hắn phóng ra một câu chí tử nghe rất có lý (đây là các câu nói có thực, mong bạn đọc thông cảm). Ví dụ “chưa cởi ra thì không thể biết đàn bà đẹp hay xấu”, rất thực, chẳng lẽ đi uống cà phê nhiều lần với một người phụ nữ rồi dám kết luận là người ấy đẹp!; “cái hoa của đàn bà cũng là một kỳ quan của vũ trụ”, “quan hệ với đàn bà hoài mà vẫn chưa biết đàn bà là con gì?”, ...
…Đa số con người (châu Á) nhiều khi trong lòng tình dục như lửa đốt, nhưng bên ngoài làm như mình “đàng hoàng” hay “lịch sự lắm” và tỏ ta một cái gì đó có vẻ “không quan tâm”. Có đàn ông thấy phụ nữ đẹp là liếc ngay lập tức (thừa biết hắn nghĩ gì trong bụng của hắn), nhưng hắn quay mặt theo hướng ngược lại, để che dấu cho người khác khỏi biết là mình đang “để ý”. Có một số phụ nữ, ngay cả trẻ tuổi, tuỳ lúc tuỳ nơi, cũng có biểu hiện rất thích tình dục. Lại có người phụ nữ, khi đề cập đến 2 chữ “tình dục” thì “ứ” một lúc, rồi sau đó, có thể, cơn lửa lòng lại bốc lên mãnh liệt hơn đàn ông nữa.
Nói chung người phương Tây đã giải quyết vấn đề này lâu lắm rồi, nên không còn là một vấn nạn nữa. Nam nữ nữ phương Tây xem tình dục như là việc uống cà phê hàng ngày thôi, nhưng họ không lung tung đâu đấy.
Hình như tồn tại một thái độ cực đoan về cái được gọi là “phim sex”. Nơi hắn sống, hình như người ta có thái độ bên ngoài là “kỵ” phim sex và cho nó là một cái gì đó xấu xa, bênh hoạn, đồi truỵ, ... Ngạc nhiên chưa, bên phương Tây, thậm chí người ta còn khuyến khích vợ chồng nên xem phim sex, thậm chí còn có kênh phim sex riêng cho người lớn tuổi. Nên cân nhắc rằng, phim sex không phải có mục tiêu là “khơi dậy cái thị hiếu thấp hèn của con người” như một số người đã viết. Mà phim sex, nhìn dưới góc độ nhân bản, nó cũng là một khoa học và một nghệ thuật, rẩt nhân bản vì liên quan trực tiếp đến con người - tại sao đàn ông thấy đàn bà là rất thơm ngon hay vô cùng thơm ngon (và ngược lại)? Ai bảo là thuyết tương đối của Einstein là có liên quan trực tiếp đến con người? Bây giờ người ta không còn lên án việc vẽ đàn bà khoả thân nữa, tình hình cũng tương như như phim sex, đó là tuỳ thuộc vào cái cách mà người ta xem bức tranh hay xem phim xex mà thôi. Theo hắn, người đóng phim sex hay và có đầu tư để đạt được chiều sâu của nó - cũng tương tự như Lý Tiểu Long đem hết tâm vào để thể hiện đường nét của các chiêu trong “Triệt quyền đạo” - thì đáng trân trọng và ngưỡng mộ, và cũng xứng đáng nhận một loại giải “Oscar” nào đó chứ.
Có một hôm hắn nhặt được một đoạn văn của một anh chàng Long Tứ nào đó, chắc đây là ý kiến của một đạo diễn nào đó, nhưng quả rằng hay thật là hay, nếu bạn không tham khảo thì quả thật lãng phí vậy:
“Tình yêu quá nhiều lần bị lép vế trước tình dục. Nó dày công vun xây những tình huống lãng mạn tuyệt vời và rồi đùng một cái tình dục ló mặt ra làm lâu đài tình cảm linh thiêng kia tan ra như bong bóng xà phòng. Tình yêu liên tục nghĩ cách thoát khỏi sự dính líu đến tình dục nhưng vô ích. Nó từng thử đơn lẻ đi một đường riêng nhưng chỉ được một đoạn rất ngắn. Loanh quanh một hồi, cả hai thế lực luôn chèn bước nhau lại phải khoác tay sánh đôi đi cùng”.
Sau một “dạng” tình dục nào đó, đàn ông thì có thể có dấu hiệu ân hận, nói xin lỗi hoặc cám ơn, còn đàn bà thì cũng có biểu hiện ân hận kèm theo tính nghi ngờ và phòng thủ - là một thuộc tính vốn có của đàn bà, nhưng không dấu được sự thật là cũng rất thích chuyện ấy. Nếu không quá nghiêm trọng hay quá “ngại” khi đề cập đến tình dục, thì tình dục sẽ là rất tự nhiên, như hàng ngày ta nhìn thấy ánh sáng mặt trời vậy.
Đàn ông lịch sự đàng hoàng “có khi” là sự giả dối bề ngoài, có khi thôi; nếu đàn ông không nói là hắn thích chuyện ấy thì mới là lạ; tại sao đàn ông rung động trước đàn bà: vì một động lực của tự nhiên làm hắn luôn luôn thấy bí ẩn trong cái thân hình nữ nào đó, vì tình dục của phụ nữ làm đàn ông thấy đỡ “cô đơn” hơn trong một cái thế giới mà sự cô đơn luôn luôn rình rập; đối với đàn ông, rất khó chờ đợi, hắn muốn được khoái cảm ngay trong cơn khát, sự khoái cảm đó có cường độ rất cao nhưng cũng mau chóng bị xẹp xuống; vì là giống đực, đàn ông luôn thấy phụ nữ mùi vị có khác, và dĩ nhiên hắn muốn cái cảm giác đó được tồn tại mãi, đừng trách hắn nếu hắn mất hứng vì một lý do nào đó, ví dụ quen quá rồi chán hay do “khắc khẩu”, chuyện đó không phải tại hắn,
…Còn đàn bà, họ cũng hiểu đàn ông lắm chứ, họ cũng biết thông cảm và hoà hợp với đàn ông lắm chứ; từ thái độ phòng thủ đầy nữ tính họ dần dần cũng thích được tình tự lắm chứ và họ sẽ tự nguyện tình tự; họ còn biết thế nào là những nghệ thuật đặc biệt làm đàn ông khoái cảm hơn cái mà đàn ông biết được; sự chần chừ của phụ nữ - một món võ âm nhu - là một món thuốc kích thích sự khoái cảm của đàn ông tăng lên; phụ nữ thừa biết giá trị thể xác của họ đối với đàn ông, họ có lúc có khoái cảm hơn đàn ông và không thể tự chủ được; họ cũng biết vật chất là quan trọng, nhưng không phải là luôn luôn phải như vậy, họ thường thích một cái gì vật chất nhưng đôi khi tế nhị hơn; đàn bà nếu có thể biểu hiện tình dục một cách tự nhiên dưới nhiều dạng rất nữ tính, sẽ trở thành một "con người" thật sự, thì rất đáng được tôn trọng.
Bạn hãy tham khảo một ví dụ thực tế nhé:
B.: ngủ có ngon k a
A. có ạ, anh xin lỗi em và cám ơn em, a i e hì..hì..
B. a và e mới gặp nhau có bít j về nhau đâu mà iu… tại e thấy a ham muốn nên nói miệng cho a hài lòng thôi
A. nhưng sau cuộc nói chuyện tối qua, anh thấy có cảm tinh với em, em là người phụ nữ thật tình, kg giả dối
B. khi nào rảnh anh sẽ đến thăm em nhé… anh rất thík tính cách của em
A.  … a cứ xem e là 1 ng bạn đc rồi
B. con người hợp với nhau về td thì mới có thể iu nhau em ạ…a n e
A. có j mà nhớ hả anh
B. tình iu không thể định nghĩa được em ạ, anh rung động
A. e bít a nói những câu này k fải cho riêng e đâu
B. không phải, anh có 1 tính cách là chi thích nc với người làm mình rung động thôi…anh thấy em rất là ngoan, tính tình chững chạc ạ
A. đừng nên tìm những ng nhỏ tuổi như e…vì sự đòi hỏi của tuổi này cao lắm,  nhất là về vật chất
B. uh, nhưng kg phải 100% ai cũng vậy
A. e thì k fân biệt tuổi tác…nhưng ở a, e chẳng có j thu hút… e k fù hợp với a đâu…vì e quá iu ng ta nên mất tự chủ và rồi...
B. em có cảm xúc rất là tuyệt vời, khó tìm cô gái nào như em ạ…em rất thu hút anh
A. e nghĩ a nên tìm 1ng để gởi gắm tình cảm và tâm sự đó…e cũng chỉ là 1cô gái bình thường thôi… với điều kiện của a thi a tìm 1 ng bạn gái là wá dễ mà
B. thì anh tin em nè, có lúc anh nhớ em, nhưng anh kg thể đến với em được…em rất đáng yêu, em nên hiểu bản thân mình
A. e thì rất tự tin về dáng của mình, nhưng k fải ai e cũng tâm sự...e nghĩ chắc tối hôm qua a cũng tâm sự với nhiều ng
B. tối qua, trong anh xuất hiện một tình cảm dịu dàng với em…anh nghĩ đến hình bóng em, cám ơn em
A. e k cần a cám ơn…vì e tự nguyện
B. anh mến em, vì em có thể biểu hiện td một cách tự nhiên...tình dục còn là món ăn tinh thần, anh kg thích những người cứ che che dấu dấu đâu, ở phương Tây thì không vậy
A. bộ nc như zi là tự nhiên hả
B. uh, tự nhiên như uống cà phê hàng ngày…mình thích làm sao thì nói làm vậy, anh kg thích đạo đức giả
A. đây là lần đầu tiên em nc td như zi…k bít những lần sau như thế nào nữa trời
B. uh, như vậy em mới trở thành một "con người" thật sự, không giả dối, vì thế anh càng tôn trọng em… lịch sự đàng hoàng có khi là sự giả dối, dùng để lừa đàn bà, anh rất ghét giả dối, thích thì cứ nói là thích
A. a làm e ngạc nhiên...nếu hồi tối mà a dt cho e nghe jọg nói, hơi thở cua e thì…
B. nếu anh kg nói là anh thích chuyện ấy thì mới là lạ, em có thể nói là anh nói dối…em có biết vì sao trái tim đàn ông rung lên kg? (không)…đối với anh, khi thấy thân hình em, là anh thấy rung lên rồi
A. thân hình e ha? lúc trước, bạn trai em khen thân hình em rất….nhưng đó là do a suy nghĩ zi thôi  chứ e thấy bình thường thôi
B. là giống đực. anh thấy rất khác em ạ
A. trong suy nghĩ của a, e hoàn hảo qua…coi chừng thất vọng đó nghen
B. anh thấy em hoàn hảo, anh mong giữ mãi tình cảm đó…
A. a nói câu này với mấy ng rồi
B. lẽ nào anh kg mơ ước được như vậy?
A. được chứ, đó là quyền của anh mà
B. đó là hạnh phúc của anh mà…thôi cám ơn em nhé, tạm biệt một tí, anh ra ngoài hút thuốc ạ…
Là đàn ông, khi ngồi gần người ấy sao bạn phải nhìn vào mắt 'em', bạn cảm thấy thế nào nếu người ấy mới ngồi gần bạn rồi ra đi và sao bạn phải nhìn theo lưu luyến...? Còn người ấy nghĩ gì về bạn mà nhắn tin cho bạn khi trời mưa hay vào những đêm hôm khuya khoắc...? Bạn tìm đến người ấy là vì sao, còn người ấy đến thăm bạn có phải chỉ là vì công việc hay rãnh ghé chơi? Bí mật ấy, chỉ có bạn và người ấy biết, và bạn biết đó là do động lực gì rồi chứ!
Ngày 28/2/2011

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

13. Tình yêu

(LTS: Bấy lâu nay, mình có ý định xem lại bài ‘tình yêu’, sau bài ‘bến Thượng Hải - khúc bi tráng của tình yêu', mình chợt có cảm hứng bổ sung bài này mà một số ý đã được viết trong bài ‘phi Kim Dung và tình yêu’)
Tất cả là giấc mơ
Là chốn không bến bờ
Tình yêu là hư ảo
Sao ta vẫn tôn thờ!

Là động lực của giới tính, nền tảng của đau khổ và là cơ sở của những hạnh phúc ngắn ngủi theo thời gian, tình yêu nam nữ và sự biệt ly thường là bạn đồng hành trong cõi đời này, thậm chí giữa tình yêu và sự sinh tử đôi khi cách nhau chỉ có một sát na, tuy nhiên...
Có phải ánh trăng lửng lờ, mặt hồ man mác, lá rụng mùa thu, mái chèo nhặt khoan, tiếng đàn êm dịu, tiếng sóng vỗ đại ngàn, rừng hoang gió thổi xạc xào lá, những ngọn núi khói sương bàng bạc, những khoảnh khắc tỉnh mộng trong đêm, dõi nhìn những hàng cây trùng trùng điệp điệp, lắng hồn trong khúc ‘phụng cầu kỳ hoàng’, ngồi bên thềm lặng nghe giọt nắng, thản thốt dưới ánh chiều tà, hay ngồi ở quán bên sông và chìm vào đáy mắt hồ thu của mỹ nhân…, mới đưa tâm hồn ta trở lại sự tĩnh lặng và do đó ta đạt được ngộ tính của tình yêu?
Ta sống ở đời này làm gì nếu không có tình yêu. Không đúng hẳn khi Pasteur đã nói con người khác động vật là ở chỗ biết tư duy. Theo nhà gom lá bàng, con người khác động vật là ở chỗ có tình yêu mà chính thượng đế phải nể phục và nghiêng mình trước sự kỳ diệu của tình yêu mà con người đã thể hiện (bởi lẽ ngài không thể hiểu được tình yêu đó). Con người chứ không ai khác đã tự sản sinh ra tình yêu sau khi ăn trái cấm, mà thượng đế chỉ ban tặng cho họ không khác gì là hai xác thịt với nội tại chứa đầy rẫy những tình dục, cô đơn và đau khổ. 
Chính tình yêu làm cho con người vượt qua giới hạn của chính - tà, vượt qua nỗi cô đơn, nhẹ đi đau khổ và đặc biệt tình yêu là liều thuốc thần diệu giúp con người vượt qua nỗi ám ảnh về hai chữ hư vô. 
Tình yêu được nhìn rộng hơn bao gồm tình phụ tử, tình mẫu tử, tình yêu nam nữ, tình bạn, tình người, khát vọng sống và khát vọng tự do..., về chiều sâu, không thể nói tình yêu nào là bao la hơn hay cao cả hơn.
Trong cuộc chiến tranh Iraq, một người cha đã ôm con và gánh chịu làn đạn vào người để cho đứa con được sống.
Một người mẹ đã ôm con, cầu Chúa chuyển hết cơn sốt từ con vào người mình, để mình chết và đứa con được sống.
Một thứ tình yêu như của Tạ Tốn, khi con mình đã chết, vợ mình đã chết, cha mẹ và người thân đã chết, thượng đế đã… chết, ông đã hoá thân tất cả vào đứa con nuôi là Vô Kỵ, tình yêu đó quả thật làm cảm động lòng người. Đứa con là sự hoá thân của người cha và người mẹ, nhưng sự hoá thân của Tạ Tốn quả là đặc biệt và có một không hai (Ỷ thiên đồ long ký). 
Một gã đàn ông vì động lực bắt buộc phải tồn tại, đã tranh đấu với con chó sói cũng ở tuyệt cùng của sự sống còn, đến từng cm, một bức tranh ấn tượng làm sao! (‘Tình yêu cuộc sống’).
Lão ngư ông, cô đơn, một mình đứng giữa vũ trụ chống chọi với thượng đế, kiên quyết không buông ‘cái tôi’ của mình, ‘người’ lắm thay! (Ngư ông và biển cả)
Tình yêu như Dương Quá - Tiểu Long Nữ đã trở thành bản trường ca bất tử cho các thế hệ sau này (Thần điêu đại hiệp). Mình có một lần đọc trên mạng, có một người phụ nữ khoảng 40t, có người hỏi tại sao cô ấy vẫn chưa có chồng/chưa có người yêu, cô ấy trả lời là vì chờ đợi mãi một người đàn ông có tính cách như Dương Quá, nhưng chưa tìm thấy được trên cõi đời này!
Hình như mình không thích lắm cái tình yêu của Romeo và Juliet, cái tình yêu đã đưa hai con người vào ‘ngõ cụt’ mà  lại được gọi là bất tử!
Có một lần, khoảng nửa đêm, tình cờ mình đã xem được môt đoạn phim có vẻ kỳ lạ. Có một nam vũ sư nhìn cái thế giới này chỉ có hai màu thôi, đó là màu đen và màu trắng. Một hôm nọ, có một cô gái, bị một bọn đàn ông rượt đuổi, đã chạy vào phòng dạy múa của anh ấy, chàng bỗng thấy thế giới này có màu hồng và quả nhiên sau đó… tình yêu giữa 2 người đã sản sinh. Tình yêu quả là quá kỳ diệu, làm cho hiện-chất của con người đã chuyển biến và nhảy vọt lên một chất mới không thể nào tưởng tượng được.

Có thể nói rằng tình dục (đực cái) là một trong những sáng tạo vĩ đại nhất của thượng đế, là quy luật của tự nhiên và là quy luật của muôn đời, đại đa số con người đều ‘lâm’ vào hoàn cảnh này, lẽ nào đàn ông thấy một cô gái đẹp mà không liếc, hay ngược lại lẽ nào một phụ nữ thấy một người đàn ông ‘lịch lãm’ hay ‘tử tế’ nào đó mà lại không ấn tượng.
Rất nhiều người biết 2 câu này ‘Hỡi thế gian tình là gì, mà đôi lứa thề nguyền sống chết’, nhất là nó lại được đọc ra từ miệng của Trư Bát Giới. Tình yêu hàm chứa tình dục, hay có thể nói nó xuất phát từ tình dục, tự nhiên thôi, có gì lạ đâu. 
Rất nhiều người trẻ tuổi xem tình yêu như là cái gì thiêng liêng nhất, là tất cả, nhưng trên thực tế, điều này không phải là chân lý. Còn người lớn tuổi thì có thể vẫn còn yêu, thậm chí yêu mãnh liệt hơn thế hệ trẻ!, nhưng cái chất men say ấy hình như không còn ‘nóng chảy’ như khi còn trẻ, vì người lớn chững chạc hơn và cân nhắc hơn!
Khi mình còn là sinh viên, nhiều bạn trẻ đã không đồng ý như vâỵ, các bạn ấy nói tình yêu chỉ đơn thuần là… tình yêu thôi!, hì..hì.. Xa hơn, các bạn thử nghĩ xem là 2 người đồng tính yêu nhau vì cái gì? Xa hơn nữa, liệu rằng một đồng tính nam và một đồng tính nữ có thể yêu nhau được không, vấn đề là ở đâu? 
Mình, sau nhiều năm cãi nhau với mình, đã nghĩ rằng tình dục là cơ sở của tình yêu, mình không cần phải chứng minh điều đấy. Một ví dụ, 'khi một người đàn ông thấy người đẹp thì rung động liếc một cái, rồi liếc nhiều cái, rồi sau này quen dài dài mới yêu nhau' (hay ngược lại), nên tình dục là cơ sở của tình yêu, lại có người hỏi mình tình yêu và tình dục, cái nào có trước, ví dụ trên đã là câu trả lời rồi.
Có một hôm chatting, mình vô tình đọc được một đoạn văn sau đây từ một người đẹp gởi tặng, mình thấy có chất lắm bạn ạ: ‘Chúng mình (tình yêu và tình dục) là tương sinh tương hỗ. Tình yêu chết thì tình dục chết theo. Đôi khi tuần tự đảo lại: tình dục nghẻo trước, tình yêu nghẻo liền sau…tình dục hồi sinh thì tình yêu sẽ bò lóp ngóp trở lại’.
Cuối cùng, tình yêu nam nữ thường rất đẹp hay vô cùng đẹp khi được người ta ‘phim hoá’, ‘nhạc hoá’, hay ‘văn-thơ hoá’, còn tình yêu thật ở đời thì phức tạp hơn rất nhiều. Và, mặc dù biết yêu là đau khổ, 'nhưng thà khổ hơn là lỗ' nên 'thiên thu vạn tải khổ cũng yêu', con người dù chết vẫn cứ yêu, có phải con người giống như con cá hồi, cố gắng cực kỳ để lên ‘thượng nguồn’ để đẻ ra 'cái bất tử' rồi mãn nguyện mà chết - nó đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình! 
1g50, chiều ngày 22/2/2011

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

12. Những người nông dân và ba hắn

Hồi trẻ, hắn kể chuyện, nhiều nông dân đã lắng nghe và họ khóc. 

Hắn còn nhớ trên thềm của một nhà (có kiến trúc phong kiến ở nông thôn VN mà ngày xưa thuộc loại nhất nhì ở vùng ấy), dưới ánh chiều tà, hắn đang kể chuyện. Ban đầu những người bà con đã tụ tập chung quanh hắn, rồi những người hàng xóm cũng tham dự càng lúc càng đông - bà già có, đàn ông có, phụ nữ có, học sinh có. Hồi đầu hắn kể chuyện “Tam Tạng”, hắn định kể qua loa cho vui thôi, không ngờ người ta rất tập trung nghe hắn kể, nên hắn dần dần kể đến từng chi tiết. Khi kể, hắn đã tưởng tượng ra những nhân vật trong câu chuyện như đang diễn ra thật trước mắt hắn, rồi bỗng nhiên hắn nhận ra những dòng lệ nóng hổi đang lăn tròn trên má của những người phụ nữ. Sau này có một người nói là hắn có năng khiếu kể chuyện.

Rồi đến ở một nông trường, trong một căn phòng bằng gỗ lợp tôn, cùng với những người nông dân đủ loại, nam có, nữ có, thanh niên xung phong có, cán bộ có, lãnh đạo có. Hắn ban đầu chỉ nói chuyện tầm phào cho vui và cho qua đêm dài, đôi khi hắn dẫn chứng vài mẩu chuyện nhỏ trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, không ngờ dần dần họ rất thích, thế là hắn tiến tới kể chi tiết chuyện “Cô gái đồ long” kèm một ít diễn tả thêm của hắn. Họ đã lắng nghe câu chuyện rất tập trung và thú vị. Từ đó hắn có thêm một nghề mới - đêm đêm hắn kể chuyện.

…Sau 1975, ở miền Nam Việt Nam, hầu như ai cũng phải làm nông, bác sĩ có, kỹ sư có, giáo viên có, cha nhà thờ có, con chiên có, phật tử có, học sinh có, sinh viên có, người “mất” học có,  …. Trong một căn nhà mà hắn ở lại qua đêm để học luyện thi đại học, cũng tình cờ hắn lại đi đến câu chuyện “Cô gái đồ long”, những người “nông dân” ở đó rất thích nghe hắn kể câu chuyện đó đến mức mà trong đó có một cậu bé được đặt tên là “Trương Vô Kỵ”. 

Hắn viết, hắn thường nhớ đến thời thơ ấu, thời trẻ với những cánh đồng, những dãy núi xa, những ngọn đồi gần, những dòng sông, những rặng tre, khu nghĩa địa, những cái gai bòng, những cái lu nước, những con chó bị làm thịt, cơn lụt dữ dội, một căn nhà 8.000m2 bị tan tành với 7 hố bom có chỗ còn bốc khói và con chó yêu thương đã chết ngắt, trại tị nạn, …, và những những người nông dân, trong đó có có ba hắn. Mỗi một cái hắn nhớ là một câu chuyện bao hàm sự thực và triết lý.

Dòng ấn tượng đôi khi luân lưu trong đầu óc hắn, hắn nhớ và yêu những người nông dân mộc mạc đó. Có lúc hắn nhớ những người nông dân đó, hắn khóc, hắn thông cảm với số phận của họ, hắn dành nước mắt cho họ, và hắn sẽ cùng khóc với họ. Cái hắn viết có hàm chứa những người nông dân thực mà đã kết chặt vào tâm hồn hắn không thể nào quên.

Hắn nhớ ba hắn, tuy không phải là nông dân, nhưng gốc nông dân, hắn cũng vậy thôi. Cái ông thầy giáo nông dân đó, vào một buổi chiều, trên cánh đồng gồm những bắp, đậu phụng, đậu xanh, …, đã gây gỗ vời một “nữ nông dân” và bà ta đã dùng rựa rượt theo đòi giết ông ta – người thân hắn muốn giết nhau. Ông ta đã sợ bỏ chạy về nhà, xuồng bếp nấu một nồi bắp hầm (thời ấy, sau 1975, người dân không có đủ gạo để ăn, thậm chí bữa ăn chính cũng phải ăn bằng bắp già hầm). Về đến nhà, hắn nằm thừ ra đó trên một cái ghế bố, trên đầu hắn, có hàng ngàn, hàng vạn con chim két, có thể nói đến trăm ngàn, đã bay ngang qua và kêu vang động khắp bầu trời. Hắn lại nghe tiếng chim két kêu như là tiếng gào thét não nề, tiếng đe dọa dễ sợ, tiếng rên siết đau khổ tột cùng, …, hắn thầy bầu trời xanh đang ở trên cao bỗng nhiên sà thấp thảm thiết xuống tận mặt đất, …

Ba hắn sống như là một kẻ cô đơn, là một kẻ xa lạ trên cõi đời này, hầu như hoàn toàn không có ai giúp đỡ và thông cảm cho ông ấy, kể cả hắn. Hắn nhớ bà nội hắn chiều chiều tay cầm xâu chuổi hạt, lâm râm niệm Phật, có lúc bà lẩm bẩm “tội nghiệp cho thằng Năm”(thằng Năm là ba hắn, bà có 8 người con). Dù đứa con có lang thang đâu đó trên cuộc đời này và dù hắn không nhớ về mẹ hắn, nhưng bà ta lúc nào cũng nhớ hắn, lòng dạ quặn đau, chảy nước mắt và thông cảm cho đứa con “cô độc” của bà, cầu trời phật phù hộ cho hắn. Sau này, nhớ về ba hắn, hắn đã giật người lên khóc, đối với hắn, ba hắn là môt con người đơn độc tội nghiệp nhất thế gian! Đôi khi, hắn lo sợ cho số phận mình cũng kế thừa cái số phận của ba hắn. 

Điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó “không” có mẹ hay “bị” phải không thương mẹ, không hiểu mẹ! Không dựa vào “mẹ”, không được cảm nhận sự ấm áp của lòng “mẹ”, người ấy sẽ dễ dàng rơi vào tâm ma, vào thảm cảnh của một “con sói cô độc” lang thang vô định không lối thoát, ...

…Bỗng nhiên hắn nhớ tới câu mà hắn thường dùng trong khi chát là “đùa thôi, hì..hì..”, đâu có ai thông cảm với hắn, cuối cùng hắn phải cười và chỉ có thể cười trong nước mắt.
6g sáng, ngày 20/02/2011

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

11. Đàn bà

Có không ít phụ nữ rất thông minh, chưa nói đã hiểu, đó là “linh hầu” đấy bạn ạ (bạn đừng khinh thường Tề Thiên Đại Thánh nhé). Bạn hãy tâm sự với một số phụ nữ, họ biết rất nhiều đấy và đôi khi có nhiều chuyện họ còn cảm nhận sâu sắc hơn Kim Dung đấy, hì..hì… (xem phần Vô chiêu). Phụ nữ mà hiểu “vô chiêu” quả là lạ. Nôm na là qua đó mới thấy đàn ông biết cái này thì phụ nữ biết cái kia, thậm chí có nhiều cái còn biết hơn đàn ông, còn độ nhảy cảm thì có khi đàn ông còn thua xa, hì..hì… 

Hắn đam mê “bóng hồng”, là “tật” của hắn, hắn cực khó mới có thể đưa vào “triết” cho vui, vì chuyện đó là rất “người”. Tại sao đàn ông thấy đàn bà là đẹp nhỉ! cái miệng đẹp, cái mũi đẹp, đôi mắt đẹp, dáng đẹp, thơm ngon, tình tình hay, thông minh, khôn lanh, ma mảnh (hiểu theo nghĩa tích cực), … Có một gã Paris đã bình chọn giữa ba người là Thiên Hậu, nữ thần Athena và nữ thần Venus, cuối cùng nữ thần Venus là một người đẹp nhất vũ trụ, và vì thế ta có Venus. Paris tài lắm thay! Thân hình phụ nữ đẹp là biểu hiện của cái “mỹ”. Gôi-a là họa sĩ đầu tiên đã vẽ phụ nữ khỏa thân, ông ta có cảm nhận phụ nữ tốt làm sao và dũng cảm làm sao! 
Thế nào là một người đẹp nhỉ? Đẹp thì rất tốt rồi, dễ gì có người đẹp! Nhưng người đẹp thì phải có chất về tinh thần và tâm hồn. Bạn nghĩ thế nào nếu bạn phải ở hoài bên cạnh một phụ nữ mà chỉ đam mê tiền bạc hay sĩ diện? Hay nói đến âm nhạc, văn học hay nghệ thuật mà người đó không hiểu? Bạn có cảm giác gì nếu có người phụ nữ nào đó nghiêm trọng hoá chuyện tình dục thành chuyện gì đó rất linh thiêng? Còn nữa, khi phụ nữ đeo nhiều đồ trang sức (đắt tiền) thì thường là chỉ có phụ nữ nhìn thấy chứ đàn ông không nhìn thấy - phụ nữ đeo trang sức là vì đàn bà ư, để xem lại!… Khi rơi vào những tình huống trên, bạn sẽ tồn taị như thế nào!
Có một buổi sáng hắn thức dậy: có điện, hắn đến văn phòng: cúp điện, hắn ngủ trưa dậy: có điện, hắn đến tiệm hớt tóc: cúp điện; hắn chợt giác ngộ là phụ nữ giống như cái Sở Điện lực ở VN, bực mình làm cái gì. Có thể hắn nghĩ đúng, đúng rồi chứ còn gì nữa, phụ nữ sáng nắng chiều mưa, suy nghĩ và hành động thay đổi như “con thoi”, biết thế nào mà lần. 
Người ta nói rằng đàn ông cò thể trăm trận trăm thắng ở chiến trường, nhưng về nhà thua một người đàn bà; còn có người nói rằng “cuối cùng phụ nữ hơn chúng ta”; ngẫm lại cũng không sai lắm. Đối với đàn ông, đàn bà có một sức hút mãnh liệt và ký bí và 'bất khả kháng cự, sức mạnh đó dường như vô hình nhưng có tiềm lực 'nghiêng thành đỗ nước'. Còn phụ nữ nhìn đàn ông ở khía cạnh nào, hai chữ “an tâm” là rất đúng đấy, còn gì nữa…? Bạn hãy tham khảo với phụ nữ nhé.

Hãy lắng nghe: 
“Thoáng trầm tiếng chiều ngân, nhạc dặt dìu ái ân, người ơi, nhớ mãi cung đàn, năm tháng phai tàn, duyên kiếp sao đành lỡ làng; chiều êm êm, đưa duyên về người, đàn triền miên, lắng tiếng sầu đời, người hỡi đến bên tôi nghe lời xao xuyến như chuyện thần tiên, niềm mơ xưa là đó, cho ta nâng niu lời thơ, chiều mờ không gian, hờ hững khói thiên đàng, thuyền ôm bến sông xưa đừng chờ, xin hãy lắng nghe bao lời thơ chiều tà”
“Chiều buông dần xuống, người tình tìm đến người, thấy bâng khuâng trong chiều phai, nhẹ nhàng người đắm sầu, kể lại chyện kiếp nao, có ai chia lìa nhau“
“Kìa một nàng Trung Hoa, đôi mắt đen như hạt huyền, nàng nhìn tôi xong không nói, khiến tôi lo lắng ưu phiền, lòng tôi như bóng trăng, sẽ soi bên nàng trong giấc mơ tiên, để lòng cô say mê man, giấc mơ thần tiên”
“Nhìn con thuyền xa bến. Lòng ta còn lưu luyến… Tiếng đàn trầm trầm. Đau đớn biệt ly” (nhiều lần hắn đã hát đoạn này và khóc, vì hắn nhớ lại hình ảnh ba hắn thường đánh đàn và hát bài này khi hắn còn nhỏ)
“Cô hái hoa mơ, hãy dừng bước chân, bên đường thẳm xa, tôi nhắn cô em đôi lời, rừng xanh lưu luyến, sao đành xao lãng quên, quên người sầu nhớ, trong một chiều mơ”
“Anh khách lạ, đi lên đi xuống, may mà có em, đời còn dễ thương; em Pleiku, má đỏ môi hồng, ở đây buổi chiều, mây bay mùa đông, nên tóc em ướt, và mắt em ướt, nên em mềm như mây chiều trôi”
“Một mùa thu xa vắng, như mơ hồ về trong đêm tối, cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?”…              
Đàn ông đã cảm hoài về phụ nữ như vậy đó, bạn ạ. Là đàn ông, bạn có thể xem đàn bà là 'chuyện nhi nữ thường tình' hay ngược lại là 'cái gì  đó hấp dẫn ghê gớm' mà chiếm trọn khối óc, tâm hồn và thể xác của bạn, dù như thế nào đi nữa thì đàn bà đối với bạn cũng là vấn đề hữu hạn trong cuộc đời ngắn ngủi này. Nhưng 'đực-cái' là quyền sáng tạo của Thượng đế, khi nào bạn còn sống, khi nào bạn còn suy nghĩ, thì đàn bà vẫn tự nhiên xâm nhập vào hệ thần kinh vô cùng nhạy cảm của bạn, và vì thế bạn không thể cho khái niệm đàn bà là thường tình hay hữu hạn được ./. 
Ngày 17/2/2011

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

10. Tản mạn triết lý


Tản mạn không phải là dở, “mạch lạc” chưa hẳn là hay. Mạch lạc quá có thể giết chết sự thăng hoa. Mỗi bản nhạc có thể là môt nét “thiền”, người sáng tác nhạc đâu có nhất thiết phải nối giữa bản nhạc này và các bản nhạc khác đâu. Hắn chỉ quan tâm đến mạch ý chức không phải mạch văn, nhưng để làm được chuyện đó thì không phải là dễ. Thôi, có cái gì thì làm cái nấy vậy, cứ xem như mỗi ấn tượng lớn là một ý niệm đi, có gì đâu.
Có thể người ta hỏi hắn tiếp cận các loại triết học hay các “đạo” giáo bằng cách nào? Tại sao phải đọc Satre, Kant, Einstein, Newton, Kinh Phật, Kinh Thánh hay Kinh Kô-ran, …, trong khi nhiều sự thật hay chân lý nằm bàng bạc và đầy rẫy ở bất cứ chỗ nào trong cuộc sống mà đôi khi có giá trị và phong phú hơn trong sách vở rất rất nhiều lần, và có thể, nếu đầu tư suy nghĩ, dễ dàng nhặt nó, cảm nhận nó và nhóm nó lại. 
Có nhiều lúc hắn mặc cảm là hắn không biết làm chính trị, không có năng khiếu tán phụ nữ, và, để bù vào cái thiếu của hắn, hắn mơ ước kiếp sau nếu có, hắn sẽ học trường đại học “làm chính trị” hay đại học “phụ nữ” gì đó. Thật ra, có lạ gì với cái “mùi” của các chính trị gia. Và may là cuối đời hắn cũng được một số phụ nữ yêu thích (đôi khi hắn rất cộc tính nhưng cũng không ít khi hắn rất dịu dàng).
Hắn có một thói quen là thường về nhà trước khi mặt trời lặn (cũng dễ thương đấy chứ). Hắn thường rất đúng giờ, thậm chí có lúc chính xác đến mức một “giây”! Hắn có một cái bệnh kỳ lạ không thể nào chữa trị được, đó là hễ chung quanh không có trật tự, có hạt bụi nào hay chân hắn bị nhám, hay xử lý 2 việc hay 2 thông tin cùng lúc thì hắn bị rối trí, không làm việc được, không suy nghĩ cái cần nghĩ được. Hắn lại rất ngại mưa và ngại đi trong bóng đêm (vì hắn không nhìn rõ). Hắn đã hứa với người ta một cái gì đó, sớm muộn gì hắn cũng thực hiện. Hắn hơi bị ốm, có lúc hắn thấy một người phụ nữ lừ đừ và từ từ mà mập ra phết, hắn cũng thèm muốn được mập như vậy lắm.
Hồi trẻ, đôi khi hắn ngông lắm, hắn gào lên “xét soi trước mặt hai hòn ngọc, vùng vẫy trên chân một cán cờ”. Có một lần hắn đã ngồi trên vai đức Phật, nghĩ lại, hắn rất hối hận.
Hắn không thể để ý tưởng chạy mất, không kịp ghi chép thì biến mất thì làm sao. Hắn không coi trọng hình thức. Hắn không phải muốn đề cao cái tốt, nếu phần nào hắn nói quá tổt thì lược đi, tốt cái gì mà tốt. Người ta nói lý luận, lý sự, thậm chí lý sự chổi cùn - lý sự chổi cùn đôi khi làm ta bực mình, nổi giận, hay bật cười, nó cũng thi vị lắm đó, đừng coi thường.
Cái xấu và cái tốt, cái đúng và cái sai, cái “vũ-trụ-bị-quy-nạp”, cái mà mình cho là hay thì chắc gì đã hay mà có thể người khác không quan tâm hay thậm chí còn bị họ chửi thậm tệ, hi..hì…
Hắn thức dậy, hắn đã tỉnh, hắn thầy buồn, cái thế giới biển động và đầy dục vọng đã dần dần sản sinh, phát triển và trào ra trong hắn tối hôm qua mà hắn không tài nào cưỡng lại được, đôi khi vì quá cảm giác, hắn hối hận, nhưng cũng có người bảo là “thì cũng tự nhiên thôi!”.
Trong triết học, có hắn, có tôi, có ông có bà tên “A.., Tr.., L.., N.., K.., N.., Đ.., J.., Th, .., S..., A.., N.., K.., C.., ...”. Mấy người này có thật đấy nhé, bạn có muốn biết không, hì..hì… Nếu một người bất kỳ không tìm thấy mình “ở” một chỗ nào đó trong một “triết học” nào đó, thì triết học đó có chỗ “khuyết”. Dù là một người nào đó, với vũ-trụ-bị-quy-nạp của mình, thì vẫn “nằm” ở một chỗ nào của triết học chứ. Triết học nếu không bao gồm vũ trụ thì cũng bao gồm quả đất này, một người nào đó phải thấy mình “ở “ chỗ nào trên quả đất chứ bộ.
Triết học có khả năng mô tả cực đỉnh của hạnh phúc, tột cùng của đau khổ, có khóc và nước mắt, có xúc động và hối hận... Bạn nên cứ cười mạnh hơn, cứ khóc, khóc nữa và khóc mãi, bạn sẽ thấy chính mình thành người “thật tình” ạ. Hắn đã nói là triết học không phải xây dựng từ “cái tôi”.
Có biết tại sao sau mỗi câu nói, hắn thường có thói quen cười hì hì không? Dù nói trời nói đất gì chăng nữa, cuối cùng phải cười hì hì, cười trừ mà, đó là “triết” của hắn đó, tức là đừng chấp hay cố gắng để “vô chấp”. Vì sau khi nói trời nói đất, nói có “giá trị” hay là nói bậy bạ, nói vớ vẩn, hắn chỉ thấy còn đọng lại tiếng “cười khóc giữa đời”.
Ở các “bộ lạc”, người dân tộc thiểu số, không biết triết học (họ có thế giới quan của họ), nhưng họ vẫn sống, vẫn sinh hoạt bình thường, vẫn sinh tồn và sinh sôi nảy nở và hạnh phúc hơn chúng ta!… Người dân tộc thiểu số thường chân chất, trung thành, có nghĩa khí, …, vì họ chưa bị tha hoá, trong khi đó con người hiện đại hình như hơi bị quá “tinh vi”.
…Nghĩ đến đâu thì viết đến đấy, hắn không chuẩn bị cái gì cả. Hắn chỉ viết bằng ấn tượng, hắn chỉ muốn diễn đạt cái tổng thể nên không kịp hoàn chỉnh cái chi tiết, sau này có ai lỡ đọc thấy có vài điều không hoàn toàn chính xác, vui lòng chỉnh lý cho hắn nhé. Vào thời buổi này, người ta hay Việt hoá tiếng nước ngoài, ví dụ Gôi-a, nên hắn chẳng biết tên chính xác của ông này là gì.
Hắn chỉ gọi file “bút ký ý niệm” này là “món quà tạm”, sao không tặng người ta món quà chính thức.  Người ta thường tự coi mình là số một, nên món quà chính thức có thể sẽ được quý trọng hay bị phê phán này nọ, thậm chí có thể bị chà đạp hay bị đỗ vào thùng rác, hắn hãi rồi! Còn với món quà tạm, tạm mà thôi, thì họ có thể làm gì được!
Nếu hắn không có ai thông cảm và hỗ trợ, hắn cô độc, hắn tự đánh nhau với hắn, thì hắn hãy làm Độc cô cầu bại đi.
…Người ta nghĩ nhìn quả dưa hấu thì liền bảo nó màu xanh (hay màu vàng), sao lại khẳng định nó màu xanh? Người ta mới đọc trang đầu của một cuốn sách (hay đọc lướt qua) thì vội bảo nó là dở (hay) chỗ này hay chỗ kia, sao khẳng định hấp tấp vậy? Người ta nhìn thấy quả táo rơi thì bảo quả táo rơi, còn cái gì đàng sau nó? … Đừng vội khẳng định giá trị của sự vật qua hiện tượng, cái bề ngoài hay cái ban đầu, giá trị của một sự vật nằm đàng sau nó hay bên trong nó, bạn phải có thời gian suy nghiệm mới biết giá trị thật của nó ẩn tàng ở chỗ nào.
…Hình như hắn bị “rơi” vào một cái lẩu – cái lẩu đặc biệt. Hắn không theo bất kỳ ai, hắn thích chiêu nào thì phóng chiêu đó, do đó có thể người ta thấy hắn đánh loạn xà ngầu, nhưng hắn chỉ có một chiêu thôi! Hắn không quan tâm người ta nói cái gì về hắn - hắn biết hắn sẽ đi về đâu.
Tiếng chuông báo thức từ cái điện thoại di động đang giục giã hắn.
(Ngày 16/2/2011)

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

9. Dục vọng


Có nhiều buổi sáng thức dậy, hắn cảm thấy buồn rầu, rất buồn với một số dục vọng của hắn. Trước đây, có người con gái gọi hắn là “ka ka” là khúc khuỷu, khẳng khiu, khó khăn, khắc khe, khinh khỉnh, khệnh khạng, kỳ kỳ, ..
Hình như ai ít nhiều cũng có “bịnh tâm thần” mà không biết là mình bị tâm thần. Người ta thường khoe mình tài mình giỏi, tỏ ra mình là làm lớn, mình hiểu biết nhiều, có trình độ/học vị cao, khoe khoang về mình, đề cao về mình, quan trọng hoá chuyện của mình, …Ai cũng ham nếu không tiền bạc thì là danh vọng, sĩ diện, giàu có, ... Người nào cũng muốn thể hiện mình, là hay lắm, hay hơn cái của người khác, thậm chí thể hiện quá xa so với cái mà mình mà mình có! Có người gọi đó là “thị dục huyển ngã” đấy bạn ạ. Nói tóm lại, kẻ giàu người nghèo, kẻ khôn người ngu, kẻ sang người hèn, kẻ già người trẻ, kẻ học nhiều người học ít, kẻ tu người không tu, kẻ chính phái người tà ma ngoại đạo, …, tất cả đều chứa nhiều dục vọng (trừ ông Phật và ông Chúa và một số ít vị nữa!).
Nói là người ta ai cũng có ít nhiều bịnh tâm thần là nói nhẹ đó - không cần biết ai phản đối câu nói này vì đó là sự thật - mà phải nói là có không ít lúc con người bị điên, điên thật. Từ ông xếp, ông chuyên gia, kỹ sư/bác sĩ/thầy giáo, …, đến nhân viên, bảo vệ, lái xe, tạp vụ, …, lâu lâu đều điên tất, miệng lảm nhảm những điều mà hắn hay cô ấy tin là đúng với thái độ mê tín một cách điên cuồng.
Trong cơ thể con người, khi bị vi rút tấn công, sẽ hình thành một kháng thể. Trong tinh thần con người, khi cảm thấy hay tưởng là bị người khác “tấn công”, sẽ lập tức hình thành “kháng thể” bằng cách nói “không”, không phải vậy”, “đâu có đâu”, …. Rất khó phê bình hay góp ý mà được người ta chấp nhận, chỉ có những con người cầu tiến hay có ít nhiều tinh thần “minh triết” mới mong sự chỉ giáo của người khác. Tuy nhiên cái “kháng thể” đó chưa đủ để hình thành “tâm ma”. Tâm ma là sự biểu hiện thái quá, cực đoan, thậm chí cuồng điên của “cái tôi” (bạn hãy xem phần “tâm ma” nhé).
Ai cũng có dục vọng, vậy thì ai trách ai, ai phê phán ai, ai đúng ai sai, ai hơn ai? …Vậy thì phải làm sao nhỉ? Dục vọng là cái tự sinh (nhưng không tự diệt), nó xuất hiện khi con người bước vào vòng “sinh hoá”. Dục vọng có thể phát sinh vào bất cứ thời điểm nào. Liệu rằng ta phải sống như trong “con cọp, chùm nho và vực thẳm”, hay ta buộc phải sống như trong “tình yêu và cuộc sống” hay ta bị sống như “ngư ông và biển cả”, … Người Tây Tạng có nói là bạn hãy nghĩ rằng bạn có thể ra đi bất cứ lúc nào vào ngày mai (hắn có nhớ lại vậy), … Hãy sống như ngày hôm nay là ngày cuối cùng của bạn, được không nhỉ?
Ta là một thực thể của dục vọng, làm sao là một con người mà không có dục vọng được? Dục vọng là do ta có trong quá trình sinh ra và lớn lên, thậm chí là di truyền đời đời kiếp kiếp của loài người tiềm ẩn sẵn sàng trong máu trong thịt của ta, hể mở mắt ra thấy “đối tượng” là dục vọng phát sinh, tự nhiên đến nổi không kiềm chế được!
…Ôi, hắn đã thích cái thú tiêu dao từ lâu, làm sao thể hiện được, botay.com. Những dục vọng ngầm chảy cuộn trào trong lòng hắn. Ông Bác của hắn nói “diệt dục” là điều không thể (là ảo tưởng) vì đã là con người thì làm sao mà diệt dục được. Có không ít ông sư chùa Thiếu Lâm cũng giành giật chức Phương trượng hay vô địch thiên hạ , …, từ đời này sang đời khác (suốt mấy ngàn năm nay) rồi còn gì; mấy ông tự xưng mình là Phật (tưởng vậy) rồi cuối cùng thấy mình có dục vọng rất sâu và tự cảm thấy mình còn thua cả một kẻ phàm nhân là gì (hãy tham khảo Kim Dung hay Cổ Long hay trong Tây Du Ký nhé, hì..hì..)? Còn mấy ông Cha thì sao (hãy đọc Nhà thờ Đức Bà ở Paris nhé, …).
Hắn muốn bỏ thuốc lá ư (thuốc lá và ý niệm), vậy hắn lấy gì mà suy nghĩ! Hắn muốn bỏ đánh bài ư, vậy hắn lấy gì để hắn chơi! Hắn muốn bỏ ăn nhậu hát hò ư, vậy thì hắn chơi với ai! Hắn muốn không cãi nhau với ai ư, cái tôi của hắn đâu rồi! ...
Hắn muốn từ bỏ đàn bà ư, hắn muốn trở thành con mực khô ư, hoàn toàn không thể được. Cái bóng hồng kia thường xuyên ẩn hiện trong và ngoài đầu óc hắn. Thế thì phải làm sao? Lại cần phải nhắc là tình dục là vấn đề tự nhiên của loài người, người ta đam mê cà phê, rượu bia, thuốc lá, đánh bài, cờ tường, quần áo đẹp, xe hơi nhà lầu, …, thường xem là bình thường, nhưng khi cùng với ai lên giường lại có “tâm lý” là tội lỗi. Bạn thử nghĩ xem, ví dụ, bạn vô tình thấy con thằn lằn đực và con thằn lằn cái đang “ấy” với nhau, có phải là tự nhiên không? Tình dục không những là “món ăn” thể xác mà còn là món ăn tinh thần đó là bạn ạ, ở các nước phát triển người ta biết từ lâu rồi.
Hắn muốn từ bỏ dục vọng ư, như vậy sao hắn là “con người”. (À, nếu có ai đó quá thiên về chữ “người” thì nay tập làm quen với chữ “con” đi cho quân bình, bạn đúng là “con” đó).
Bạn có bao giờ mua vé số không? Mà đã mua vé số thì trúng có thích không? Trúng nhiều có thích không? Muốn trúng độc đắc không? Hay bạn đi đường, thấy tiền của ai đánh rơi trên đường, bạn có nhìn (hay có nhặt lên) không? Người ta muốn cái gì nhiều hơn của mình, không phải của mình và bên ngoài mình, đó cũng là một loại dục vọng phải không?
Con người càng già, dục vọng càng cô đặc lại, có quán tính mạnh hơn, bảo thủ hơn, và đeo bám dai dẳng hơn. Và dù có cảnh tỉnh họ bằng chuyện “cái thùng, con khỉ và nắm đậu phụng” – hãy bỏ nắm đậu phụng ra thì được giải thoát – nhưng họ nào có thức tỉnh đâu.
Hãy kể chuyện về “hợp đồng với ma quỷ” mà nó có thể thỏa mãn bất cứ cái gì mà người ta muốn, nó chỉ lấy lãi gấp nhiều lần thôi, thậm chí lấy luôn cả nhân cách, danh dự và tâm hồn của người ta, thế mà con người vẫn luôn luôn liên minh với ma quỷ đấy!
Ôi! ông Phật sau 49 năm giảng đạo mà còn nói là chưa nói cái gì cả (không lẽ những điều ông nói về trước có hàm chứa dục vọng sao!), thế thì ta biết nói cái gì đây?
(Ngày 15/2/2011)

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

8. Hạt thông rơi


Có một hôm, hắn gặp duyên được nói chuyện với một nhà thơ ở Sài Gòn, sau gần 40 năm mới gặp lại. Bạn hắn đã bắt đầu làm thơ từ trước hay sau 1975 gì đó. “Quen” một người làm thơ, sinh ra quen 4 người làm thơ. Bạn hắn đã ký tặng cho hắn một tuyển tập thơ của 4 người; lúc đầu, hắn nghĩ là nên giữ thái độ im lặng.

Sau rồi hắn cũng phải đọc qua tập thơ đó. Trong số mấy chục bài thơ, hắn bỗng thấy từ “gương vỡ”. Hắn hỏi nhà thơ:

- Ông có biết chuyện thiền về “gương có đâu mà vỡ” cách đây (trên) một ngàn năm không?
- Không
- Ông vô tình đã mô tả một hiện tượng thiền về “gương vỡ” hay “hạt thông rơi”, thực ra ở đâu đó người ta có nhắc đến rồi, …
Điều quan trọng, là cái “hạt thông rơi” tí xíu đó lại liên quan đến thân phận con người trước vũ trụ đại ngàn. Chuyện hạt thông rơi đã xuất phát từ đó.

Hạt thông đã rơi. Vô số người đã rơi. Hắn sắp rơi.

Hạt hay là hột. Quên mất tiêu rồi, để hôm nào rảnh hắn sẽ hỏi lại. Mà hạt cũng được, hột cũng được, sao phải thắc mắc nhiều thế?

…Ừ nhỉ, “ngoài kia, giọt mưa thu, tí tách rơi”. Cái hạt thông đã rơi, mọi cái rồi sẽ tan biến, bình thường như chúng mình đây mà. Sao u uất lắm thế, sao trằn trọc nhiều thế, sao yêu mãi không dừng thế?

“Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn múa may dưới làn gió thoảng như bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại, cả một thời quá khứ dài dằng dặc trên thân cây không bằng một giây phút bay lượn trên không trung”. Hắn còn nhớ mang máng. Thầy ơi, thầy đã ra đi rồi à!

Thiền nói có gương đâu mà vỡ, có thông đâu mà rơi, có đại tướng đâu mà mất lon, có tôi đâu mà ra đi? …

Tóm lại ta không biết mà tưởng là ta biết, có phải không? Hắn là ai, đang ở đâu, sinh ra đời này để làm gì, có ý nghĩa gì, hắn không thể hiểu được?

Ôi, tình yêu là cái gi? Hắn nói hắn có thể từ bỏ tất cả trừ tình yêu. Mà hắn có muốn từ bỏ tình yêu cũng không được, vì hắn rất thường dễ bị rung động.

…Ở rừng thông, hắn đã nghe về “tự nhiên nhiên nhiên”. Tự nhiên hạt thông rơi, tự nhiên có mặt trời, có quả đất, có sóng điện từ, có photon, có rừng, có cơm, có cà chua, có lũy tre xanh, có đàn bà có đàn ông, có kẻ giàu có người ăn mày, có hắn, có bạn, có hoàng đế có thường dân, có thú vật, có hoa có cỏ, có sinh có tàn, có cái tầm thường cái phi thường, có cái tôi, có thị có phi, có sắc có không, có trung dung, có dục vọng, có chiến tranh có hòa bình, có hạnh phúc có đau khổ, có ma đạo có chính đạo, …

Có người bảo rằng có rất nhiều “sản phẩm” do con người sáng tạo ra, nhưng ai sáng tạo ra con người? Nguyễn Huệ hay Napoléon “bị” làm hoàng đế vì từ nhỏ đâu có biết là mình sẽ làm hoàng đế, tự nhiên dẫn đến ông làm hoàng đế, không muốn làm hoàng đế cũng không được. Nếu không phải Nguyễn Huệ thì cũng là người khác, nên NH hay không NH có khác gì đâu. Mọi cái đâu phải do bạn sinh ra, tại trời sinh ra chứ, mà vì trời sinh ra nên tất cả đều là tự nhiên nhiên nhiên.

Dục vọng là tự nhiên nhiên nhiên, sao ta phải dằn vặt?
Hạnh phúc là tự nhiên nhiên nhiên, há sao phải tìm?
Đau khổ là tự nhiên nhiên nhiên, há sao phải tránh?

Ta không tự nhiên ư? Ôi, chu choa, mệt quá! Nhắm mắt lại định thần đi, vũ trụ không quan tâm đến bạn đâu!
5g sáng, ngày 6/2/2011

7. Vô chiêu


Mỗi con người sống và tham gia vào xã hội thì sẽ tiếp cận và, do đó, tiếp thu một số điều rất ấn tượng và có thể là sâu sắc. Người ta kể hay nghe chuyện Kim Dung và người ta dễ thấy những con người và sự kiện đang vận động trên quê hương mình.
Hắn thường trích những ví dụ từ các câu chuyện kiếm hiệp của Kim Dung (sau đó là từ “Tây Du Ký” và rất nhiều câu chuyện khác, trong sách cũng có, ngoài đời cũng có, chủ yếu là ngoài đời). Không phải ý hắn nói “Kim Dung” là một cái gì to lớn lắm. Nhưng phải thừa nhận tính phổ quát trong các câu chuyện của ông ta, vì hắn thấy dễ dàng tìm một ví dụ từ các câu chuyện của Kim Dung, hơn nữa, từ những ví dụ này, đa số người chung quanh hắn là có thể tiếp cận được vấn đề.
Hắn cũng đôi khi, ghen tị với Lệnh Hồ Xung, vì LHX chỉ bị các luồng nội lực khác nhau xung kích - hành hạ - đau đớn mà không hóa giải được (còn có Nhậm Doanh Doanh hỗ trợ nữa), còn hắn lại bị vô số luồng tư tưởng khủng khiếp khác nhau xung kích - hành hạ - đau khổ mà không hóa giải được (khó có em nào hỗ trợ được!).
Hắn có đọc nhiều chuyện của Cổ Long đấy. Hắn ngưỡng mộ Tiểu Lý Phi Đao, Sở Lưu Hương, Tây Môn Xuy Tuyết, Bạch Vân Thành Chúa, Tôn Mãnh, Lục Tiểu Phụng, Trung Nguyên Nhất Điểm Hồng, Tiểu Lý Phi đao…, lắm chứ (hình như không có bóng hồng nào của Cổ Long mà gây ấn tượng lâu dài đến hắn). Hầu như mỗi câu của Cổ Long đều có hàm chứa triết lý và có kình lực kinh người. Mỗi nhát kiếm của Cổ Long là một nhát kiếm triết lý (hay còn gọi là triết kiếm), chỉ cần một chiêu thôi là quyết định thắng bại. Để hạ được “người áo trắng”, Phương Bửu Nhi phải dùng một “vô chiêu” kết hợp từ 3 hữu chiêu mà thành.
Hắn không nhớ sâu hay nhớ về các câu chuyện của Cổ Long, vì “triết kiếm” của Cổ Long nếu tinh ý thì cuối cùng có thể phát hiện, còn “vô triết” của Kim Dung thì muốn hiểu như thế nào thì tùy.
…Chu choa, cái ông A. gì đấy đã bình về Kim Dung, trộm nghĩ, mới làm sao ấy. Theo hắn, ông ấy làm cho những người chưa hiểu Kim Dung thì càng mơ hồ về Kim Dung! Và theo hắn, ông ta chỉ tập hợp, phân tích và tổng hợp các sự kiện bằng một số triết lý xé lẻ. Ôi, thế giới này là một, nói cho cùng là con số không, hắn nghĩ vây.
Còn nữa, hắn còn nhớ là khoảng năm 1981, có nhà văn tên H. gì đó, đã nhận xét là Kim Dung viết tầm bậy!
Kim Dung không có ý gì về trà đạo, “hoa” đạo, “rượu” đạo, tiêu dao đạo, “trộm cướp” đạo, kiếm đạo, “bài bạc” đạo, “tình yêu” đạo, “anh hùng” đạo, “đàn bà đạo”, “đau khổ” đạo, “lịch sử” đạo, “anh hùng” đạo, “tiếu ngạo” đạo, …, gì cả. (Các bạn đừng chấp, hắn có biết một thứ “ý niệm” đạo, rồi bỗng nhiên ngơ ngác nhận ra rằng mình không biết một thứ đạo nào cả). Chuyện ông Kim Dung nói về nghệ thuật chơi hoa, .., là chuyện bình thường, người ta cũng có thể nói về một nghệ thuật khác. Cổ Long biết nhiều thứ đạo lắm đó.
Ai đã lưu lại trong lòng hắn “Ði như lưu thủy hề, thệ như phong bất chi hà xứ lai hề hà sở chung” hay “đốt tàn xác của ta, ngọn lửa thành bốc cháy hồng hồng, sống đã chi làm sướng,chết không lấy chi làm khổ. Vì thiện trừ ác, chỉ vì quang minh mà nên. Hí, lạc, bỉ, sầu đều trở về cát bụi. Tội nghiệp thay người đời hoạn nạn quá nhiều”? hay “Bậc đại ẩn lánh mình ở chốn triều trung, bậc trung ẩn náu mình ở giữa chợ, còn hạng tiểu mới ẩn lánh mình ở chốn thâm sơn" (chắc là ngạo thôi!).
Hình như Kim Dung có thấm nhuần Trang - Lão - Phật và chữ “vô” (Tạ Tốn cũng là cục phân, cục phân cũng là Tạ Tốn), nhưng điều đó không quan trọng. Chắc Kim Dung không thuộc về cái gì cả, như thế mới là Kim Dung. Nhiều người tự hỏi, làm sao mà ông ấy có thể tưởng tượng được nhiều chuyện đến như thế. Kim Dung có nhiều cái hay, trong đó có cái hay về ý niệm mà không phải ai cũng biết, chỉ lấy một vài ví dụ thôi.
Trong luận bàn “võ lâm ngũ bá” lần thứ hai, Hoàng Dược Sư đã biện luận rằng, vì ai cũng muốn mình là số một, trong khi đó, trong tâm hồn Chu Bá Thông không tồn tại khái niệm gì là anh hùng thiên hạ vô địch cả, nên luận về võ công thì mỗi người đều có một nét riêng và tột bực, nhưng luận về tâm hồn “vô tranh” thì CBT hơn hẳn các cao thủ khác, vì thế người ta đã chọn Chu Bá Thông kế thừa Trung Thần Thông. Người không màng đến vô địch là người vô địch, mà đã không màng đến vô địch thì vô địch có ý nghĩa gì với người ấy, bạn có tin là đúng không, nếu không, hãy hỏi Chu Bá Thông nhé.
Những chiêu thức của Lệnh Hồ Xung trông loạn xà ngầu và tầm thường như của một thằng say rượu (trong vai Ngô Thiên Đức), thế mà “cao thâm khôn lường”. Đừng vội hạ đẳng hóa cái tầm thường, nhiều khi cái tầm thường hàm chứa cái rất siêu việt mà chỉ có “thiên lý nhãn” mới thấy được.
Còn thế nào là tột đỉnh võ công nhỉ? Hoàng Dược Sư, Hồng Thất Công và Đoàn Nam Đế đều là nhất đẳng tông sư (hầu như) chưa biết bại là gì. Thế mà cả ba người xúm nhau đánh không lại cái thằng điên Âu Dương Phong. … Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn (kể cả Tiêu Phong, …) đều là anh hùng thiên hạ vô địch mà đánh không chạm nổi vạt áo của một nhà sư vô danh ở chùa Thiếu Lâm. Anh hùng thiên hạ vô địch không bằng cái thằng điên? Anh hùng thiên hạ vô địch không bằng một kẻ vô danh? Vậy thì anh hùng thiên hạ vô địch cuối cùng cũng chỉ là không mà thôi, nếu có gì không phục, bạn hãy hỏi ông Kim Dung nhé.
Trương Tam Phong truyền cho Vô Kỵ là truyền kiếm ý chứ không phải là kiếm thế; Phong thanh Dương truyền Độc cô cửu kiếm cho Lệnh Hồ Xung cũng vậy. Cổ Long cũng rất tuyệt khi có một Lý Tòng Hoan sử dụng phi đao bằng “tâm chiêu”.
Nói gì về Phật nhỉ? Đã nói đến Phật là nói đến tứ đại giai không, đến đại từ đại bi, đến vô chấp, … Mấy sư ở chùa Thiếu Lâm dễ gì có được. Mà Dương Quá-Tiểu Long Nữ hay Trương Vô Kỵ-Triệu Minh hình như đã vượt ngưỡng hay không phụ thuộc vào Phật tính trên!
Bạn hãy tâm sự với một số phụ nữ, họ biết rất nhiều đấy và đôi khi có nhiều chuyện họ còn cảm nhận sâu sắc hơn Kim Dung đấy. Dĩ nhiên, nhiều lần gặp phụ nữ, hắn cũng phục lăn ra đấy chứ! Nhưng cuối cùng chúng ta biết được bao nhiêu, biết để làm gì và giải quyết được cái gì?  
Có một người phụ nữ trẻ tuổi, mặc dù hắn chưa tận mắt thấy đọc sách, chủ yếu là biết “chat” thôi. Thế mà hắn mới nhắc đến Lão Ngoan Đồng, Hoàng Lão Tà, Đông Phương Bất Bại, Lệnh Hồ Xung, Dương Quá-Tiểu Long Nữ, Nhậm Ngã Hành, Tạ Tốn, ... là cô ấy cảm ứng ngay.
Nói vậy chứ am hiểu (võ học) nhiều như Vương Ngữ Yên, thông minh và ma mảnh như Triệu Minh, Hoàng Dung, Chu Chỉ Nhược, … thì mấy ai dám sánh. Còn có lúc hắn nhắc đến Phong Thanh Dương với “vô chiêu thắng hữu chiêu”, lúc đầu cô ta không biết. Phong tiên sinh ơi! không ngờ trên đời này lại có người biết rất nhiều, lại biết dùng cái không-biết để thắng cái có-biết, biết nhưng muốn người ta không biết là mình biết,…, tìm đâu cho ra. Vô chiêu thắng hữu chiêu là sáng tạo của ông nào đấy, mấy ai ngộ được điều này?
Có mấy ai hiểu được hình ảnh Tiểu Siêu, vĩnh biệt tình yêu, nước mắt ràn rụa, đau lòng khôn xiết, dần dần chỉ còn là một chấm nhỏ rồi biến mất vào đại dương cô liêu. “Người đã đến và đã về bên kia núi, từng lời nói là từng cánh buồm rong cuối trời, chỉ còn lại tiếng cười khóc giữa đời”, lời nhạc của ai mà hay thế vẫn còn ẩn hiện trong đầu óc hắn. 
Hắn yêu biểu tượng Tiêu Phong, Dương Quá, Hoàng Dược Sư, Trương Vô Kỵ, Lệnh Hồ Xung, Tạ Tốn, Nhậm Ngã Hành, Dương Thanh Phong,…, và hắn yêu Triệu Minh, Nhậm Doanh Doanh, … Làm sao hắn dám yêu Tiểu Siêu, cô ấy ở tuốt đàng xa kia kìa, xa lắm!, làm sao hắn yêu Tiểu Long Nữ được, có cho hắn cũng không dám yêu, hắn không có đủ khả năng để đúc một pho tượng ngọc cho cô ấy, mấy em thánh thiện quá!
Trời ơi! Lệnh Hồ Xung đã cười ngạo lên cả cuộc đời này.
Trương Vô Kỵ, ngươi kỵ cái gì?
Hoàng Dược Sư là một tay “liều mạng” với dư luận.
Tiêu Phong ơi, hoàng đế và lòng trung thành là cái quái gỉ?
Triệu Minh ơi, tình yêu của em sao ghê gớm thế?
Tiểu Siêu ơi, sao em nỡ là cánh buồm rong cuốí trời ?
Tiểu Long Nữ ơi, em thánh thiện thế, sao ta phải tôn thờ em mà không dám yêu em?
Tạ Tốn ơi, con của ngươi ở đâu? Ngươi và người ấy, ai đau khổ hơn?
Nhậm Ngã Hành ơi, sao ngươi “người” đến thế? Sao ngươi tàn ác mà có con gái ngoan đến thế?
Hoàng Dược Sư ơi, đến chơi với hắn nhé!
Dương Quá ơi, sao ngươi làm cho phụ nữ thổn thức nhiều thể?
Ta nên sống “ngoan đồng” như là Chu Bá Thông!
Được “tiếu ngạo” như Lệnh Hồ Xung!
Thèm sống “vô chiêu” như là Phong Thanh Dương!...
Có lẽ, thật chứ có lẽ gì nữa, hắn cũng muốn tham gia đấu chưởng nè. Dùng Giáng Long Thập Bát Chưởng đấu với Hàm Mô Công cũng thú vị đấy chứ. Hắn cũng có tí chưởng đấy chứ, không lẽ không có tí gì sao, nói ra sợ người ta cười, hì..hì… Lâu lâu dùng một tí Nhất Dương Chỉ hay Thất Thương Quyền, có sao đâu!
Cái đau đớn cùng cực của Lệnh Hồ Xung đã dẫn đến “Độc cô cửu kiếm”, cái đau khổ cùng tuyệt của Dương Quá đã đẫn đến “Ám nhiên tiêu hồn chưởng”, còn cái đau khổ dằn vặt liên miên bất tuyệt của hắn phải dẫn cái gì đó chứ! Con trai vì bị đau nhức bởi hạt cát, đã sản sinh ra hạt trai, nều nó chết đi mà hạt trai đó nằm dưới đáy biển vô hình, há chăng Thượng để quá vô tình!
(Ngày 6/2/2011)

Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2011

6. Giao giới


Ồ, trung dung là cái gì, mà hiện nay có một số người không hiểu nhỉ? Hắn dường như thiên về xu thế này và đã cố gắng áp dụng trong phần lớn cuộc đời của hắn. Trên thực tế, hắn đã không thành công vì hắn dở chứ không phải trung dung dở. Về tư tưởng, hắn rất dễ dàng, sớm hay muộn, cảm nhận được cái muôn màu muôn vẻ của cuộc sống và thậm chí đôi khi biết ngạc nhiên và thú vị với sự kỳ lạ của các chính kiến hay sự vật khác nhau. Thế mà sự vận dụng trung dung của hắn đã không đạt được nhiều kết quả vì tính cách của hắn không trung dung lắm: hắn đã giác nhưng chưa ngộ!
Có một lần hắn tỉm hiểu thử trung dung xuất phát từ đâu? Hắn thấy nằm đâu đó ở Lão – Trang,  Phật, lại thấy qua ở đạo Hồi, dòm qua thì thấy ẩn tàng trong Kinh thánh, dạo qua thì có trong “Góp nhặt cát đá”, …
Hắn có nhớ mang máng rằng có một ông thầy (cách đây 10 năm), để chỉ một người thầy nên đứng ở đâu, đã vẽ ra một cái vòng âm dương, rồi chỉ ở giao giới của âm dương (ông thầy này không biết tiếng Việt nên dùng tay để chỉ). Hình như chỉ có hắn là để ý và nhớ, còn mấy học viên khác thì không quan tâm.
Sau đó khá lâu, có một lần trong một lớp học có đến 18 học viên là thầy, hắn vô tình giảng từ “trung dung”, chỉ để minh hoạ cho một thuật ngữ trong tiếng Anh mà nghĩa Việt không diễn đạt được đầy đủ nội dung của từ đó. Không ngờ, (hình như) ai cũng không biết, chỉ có người thợ vi tính là biết! Sau đó về cơ quan, nhiều đồng nghiệp của hắn đã tranh luận gay gắt, họ chưa biết về từ trung dung! Người ta đã học cái gì ở trường đại học hay trường đời nhỉ, không lẽ triết học Đông Phương tồn tại mấy ngàn năm đã, trong một chừng mực nào đó, không được hấp thụ nhiêù lắm ở Việt Nam – thuộc cái thế giới châu Á này?
Lại có một thầy giáo già (rất khó tính) - ông ấy là “bôn-xê-vít” - lại cố gắng tìm hiểu từ này vì sợ ảnh hưởng đến quan điểm chính trị hiện nay (hắn mà nhắc đến Socrat thì chắc là tiêu luôn!) Thêm nữa, ông ấy nói là sợ cái gì là không đúng không sai, không âm không dương, không thị không phi, (ông ấy đòi hỏi cái gì cũng là “Mác-Lênin” nên ráng hiểu trung dung là khách quan, chưa chắc!), hì..hì… Hắn thầm nghĩ ông ấy học triết học Mác để làm cái gì mà hiểu biết hạn hẹp thế. Ông ấy không chịu sống ở Đông phương thì qua Mỹ hay lên sao Hoả mà ở. Sau đó hắn có nói một câu nhẹ nhàng là nếu các thầy không hiểu khái niệm cơ bản về trung dung thì dù có giảng dạy suốt đời, các thầy vẫn không tiếp cận được thực chất của phương pháp đào tạo cho người lớn.
Hắn hình dung đến một dòng ánh sáng đơn sắc khi qua lăng kính thì bị khúc xạ thành 7 màu, không màu hàm chứa nhiều màu, nhiều màu từ không màu mà ra. Trong toán học, có khái niệm về “tập hợp giao”, là bất kỳ một phần tử x nào đó, nếu thuộc về tập hợp này, thì cũng thuộc vể tập hợp kia, đơn giản thôi mà!
Hắn lại hình dung đến một cái cân có 2 đĩa ở 2 bên. Khi cần cân một vật, ví dụ, một ký gạo, thì người ta bỏ một quả cân vào cái đĩa bên này, rồi bỏ gạo vào cái đĩa bên kia. Người ta sẽ thêm vào hay bớt gạo ra cho đến khi cây kim chỉ chính giữa tức là số không. Khi đó, trọng lượng của vật muốn cân đã được xác định.
Ta cần sống và hành động bằng cách đứng chính giữa để cân bằng các sự kiện không nhỉ, nếu được như vậy thì tốt quá còn gì! Làm Bao Thanh Thiên thì là hay vừa hay là hay nhiều nhỉ? Có phải thực chất ta cần như thế không? Hì..hì.., điều này khó lý giải với người khác, coi chừng bị hiểu lầm!
Ta làm cái cân ư? Dựa vào cái gì để cân bằng? Dựa vào chủ nghĩa Mác ư, dựa vào Phật học, Kinh thánh, triết lý Hồi giáo, … để trung dung mấy cái vũ trụ bé xíu đầy dục vọng này ư? Làm sao mà dung hợp các thứ “đạo” để giải quyết cái thị phi trong thế giới này? Ta nói trung dung họ không chịu, mà ta nói không trung dung họ cũng không chịu, biết thế nào mà lần!
…Ai là quân tử, ai là tiểu nhân, hả?...
Hắn đang suy nghĩ đến đây, bỗng nhiên trời sáng, hắn phải dừng lại, ôi! hắn cần gì lý luận nhỉ?
Ngày 4/2/2011

Thứ Năm, 3 tháng 2, 2011

5. Không xin thì cũng cho, không tìm thì cũng gặp, không gõ thì cũng mở


Vì sao số phận long đong
Mà ta chẳng được lặng trong cuộc tình
Vì sao chẳng có bình minh
Hoàng hôn lặng lẽ một mình ngắm mây 
Có người nói “số phận luôn luôn theo đuổi con người, còn con người luôn luôn tìm kiếm số phận”. Bạn đang tìm kiếm cái gỉ? Tội nghiệp thay cho người đời, oan nghiệt thay cho người đời, số phận - không xin thì cũng cho, không tìm thì cũng gặp, không gõ thì cũng mở.
Một ngày nọ, hắn có nghe về "Đại tướng bị mất lon", đó là một nhân vật đáng thông cảm, muốn làm, muốn vinh danh, nhưng đến tuổi “tri thiên mệnh” cũng chưa làm được cái gì thật sự đáng kể cả. Nghe liên tưởng đến chuyện "Ngài đại tá chờ thư" của nhà văn Mác-kết (Marquez) ấy.
Ừ nhỉ, hình như để nói chuyện, hắn thường liên tưởng đến nhiều người, nhiều sự kiện mà hắn đã từng cảm nhận và ấn tượng được trong sách vở, trong giấc mơ, đa số là trong đời thường. Không có một thứ triết học nào mà lấy “tôi” làm cơ sở. Nhưng để diễn đạt các ý tưởng/ý niệm, nếu không có “hắn” thì lấy gì làm điểm xuất phát – hắn là một đệ tam nhân. Bản thân những điều hắn nói ra ở đây, có lẻ, là triết lý. Vì thế, “hắn” chỉ là phương tiện mà thôi, hì..hì..
Mà tại sao hắn lại sợ chuyện cá nhân. Cá nhân là một chuyện bình thường trong cuộc sống, là số không trong vũ trụ, có cái gì ghê gớm đâu. Người ta “sợ” vì người ta thường xem cá nhân mình là vũ trụ. Thì ông Newton nghĩ ra một số định luật cũng từ cá nhân ý niệm mà ra, Kim Dung viết truyện kiếm hiệp cũng từ cơ sở cá nhân của mình mà soi ra xã hội, Trang Tử cũng có gì khác đâu,
…Hắn không có quan niệm là phải hiểu tuyệt đối chính xác một ngôn từ nào đó. Hắn muốn biết cái gì nằm đàng sau những ngôn từ đó. Vả lại, nếu hắn phải suy nghĩ kỹ về một ngôn từ nào đó thì không phải để hiểu nghĩa đen của nó, mà để hiểu cách diễn đạt tốt nhất ý tưởng của mình. Viết sai vài lỗi chính tả, dùng sai vài ngôn từ thì có gì đâu, hắn đâu có phải là chuyên gia nghiên cứu về chính tả lại càng không phải là người viết từ điển.
Hắn cũng không xem trọng số liệu hay ngôn từ, vì hắn không có khả năng nhớ. Nhưng đàng sau một số liệu hay sự kiện nào đó mà có ấn tượng thì hắn nhớ suốt đời. (Và vì trí nhớ của hắn có vấn đề, nên hắn chỉ còn một cách là nhớ thông qua ấn tượng). Hắn chỉ nhớ một số liệu nào đó một cách cơ bản, gần đúng thôi, thậm chí không nhớ nổi số liệu nữa, miễn sao nó không làm sai lệch một ý tưởng muốn bày tỏ - hắn muốn diễn đạt ý niệm. Cái gì là 90 hay 110, thì nói là khoảng 100 là được rồi.
Hắn cũng không quan tâm đến hình thức các loại, miễn sao cơ bản là được. Đã đạt được phần chính, phần lớn rồi, sao lại đòi được luôn cả cái lặt vặt nữa! Muốn đạt được cái lặt vặt, thì coi chừng cái cơ bản sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí vì quá ham chi tiết mà làm mất đi cái cơ bản hay chất lượng!
Hắn lại không quan trọng về trình tự. Đã diễn đạt được ý của mình là đã đạt được cái cơ bản, thì cái nào trước cái nào sau, có gì là quan trọng. Người ta có thể bắt đầu từ một câu chuyện hay sự kiện tại một thời điểm nào đó rồi suy diễn ra (toàn) xã hội hay vũ trụ mà!
Tuy nhiên hiểu chính xác một khái niệm nào đó thì quan trọng lắm đấy. Nếu không hiểu (các) khái niệm cơ bản thì mọi suy diễn sau đó đều đi lòng vòng hoài hoài mà chẳng đạt được cái gì có ý nghĩa thật sự cả.
Có một ông già hỏi hắn thế nào là cơ bản và cơ sở. Hắn trả lời cho vui thôi, nói là “cơ bản” là đã (hoàn thành) phần chính của một công việc, một nhiệm vụ hay một công trình nào đó. Còn “cơ sở” là nền móng/là “bê tông cốt thép” để dựa vào đó mà một công trình dần dần được xây dựng. Người ta làm cơ bản một công trình là đã làm xong phần chính, chỉ còn làm thêm phần phụ hay các chi tiết nũa là xong (cửa ngỏ, sơn quét, vôi ve, …). Còn nếu không có cơ sở thì công trình sẽ sụp đỗ, còn nói gì đến làm xong. Vậy nói cơ bản là nói về định lượng, trong khi đó nói cơ sở là nói về định tính! Hắn cũng không quan tâm đến chuyện này lắm đâu.
Người “làm ăn” có cơ bản thì có thể thành công, có thể đạt được một mục tiêu nhất định nào đó, thậm chí có thể bị thất bại (do yếu tố rủi may nữa). Nhưng nếu làm ăn không có cơ sở thì sớm muộn sẽ bị sụp đỗ, mà đã bị sụp đỗ thì xong phim, còn luận thành công làm gì nữa! Mà đã làm ăn có cơ sở là làm ăn có “đẳng cấp”, lúc đó may rủi không còn là yếu tố quyết định (đội bóng đá Inter Milan là có đội bóng có đẳng cấp, dù trãi qua nhiều may rủi, cuối cùng họ cũng vô địch, phải không bạn!).  
Người ta thường xuyên cãi nhau là cái này đúng, cái kia sai, vì người ta căn cứ vào định kiến, ngôn từ, định tính, vào trình tự hay trật tự, … Đa phần, vì người ta suy nghĩ không có cơ bản, đặc biệt là không có cơ sở, nên người ta cãi nhau suốt đời! Cũng cần nói thêm là, người ta hầu như lấy phương tiện làm cơ sở mà tưởng đâu nó là mục đích hay mục tiêu! Phương tiện chỉ là công cụ để ta đạt được mục đích. Vì vậy, phương tiện thì linh động và dễ bị thay đổi, nhưng mục đích thì không thay đổi (hay rất khó bị thay đổi). Nói tóm lại, người ta có suy nghĩ, nhưng thực chất, có đạt được ý nghĩa hay ý niệm gì sâu sắc không nhỉ!
Lại quay về vấn đề ban đầu. Có một lời than thân trách phận của một người bạn khiến hắn tham gia vào vấn đề này. Đã là Đại tướng mà mất “lon” thì điều khiển được ai, thậm chí ai còn tin ông ấy là đại tướng nữa. Chắc ông ấy phải tự suy nghĩ về mình nhiều lắm - có lẽ mình có tài, nhưng lại lâm vào bế tắc vì không thể hiện được, và do đó, đánh mất tài năng của mình. Có khi nào vị đại tướng kia nghĩ về cơ bản hay cơ sở, phương tiện hay mục đích.? Ông ta đã đạt được cơ bản nào và dựa trên cơ sở nào để luận thành bại? Còn nếu ông ta đã có cơ sở, đã đạt được cái cơ bản, thì có là đại tướng hay không, giá trị của ông ta vẫn không thay đổi.
Ừ nhỉ, người ta giàu thì người ta đạt được cái gì nhỉ? Đạt được cái cơ bản hay cơ sở? Giàu có phải nói đến chất lượng không nhỉ? Nếu một ngày nào đó hết giàu thì người ta còn lại cái gì nhỉ? Ví dụ một người giàu tham gia cá độ bóng đá, rủi người ấy thua đậm và bị phá sản, vậy thì người ấy còn lại cái gì? 
Ngày 3/2/2011