Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

29. Cô đơn

Cô đơn nào giữa cuộc đời
Cô đơn lòng thấy chơi vơi đêm về
Cô đơn chìm giữa cơn mê
Cô đơn than khóc cũng về hư không
Cô đơn nơi chốn biệt phòng
Cô đơn tin nhắn nào mong đến mình
Cô đơn dòng chữ vô tình
Cô đơn thượng đế lặng thinh chẳng nhìn
...
Ai nói nghe có lý ghê: "Nơi lạnh nhất không phải ở Nam cực mà ngay trong trái tim của chính mình".
Cuối mỗi buổi chiều làm việc, hắn hầu như hết năng lượng, đi như lết về khách sạn, vội vã cởi tất và áo quần, bật máy điều hoà, lập tức nằm vật xuống giường. Có nơi, phòng ngủ của hắn gần một cái cửa sổ nhìn về hướng ruộng đồng. Gần 2 tiếng đồng hồ, hắn ngắm nhìn ánh chiều tà tắt dần, nhìn làn khói lay lắt bốc lên từ bếp của những người nông dân, thỉnh thoảng nghe tiếng chó sủa hay tiếng gà gáy bậy đâu đó... Nỗi cô đơn như làn khói chiều lén lén vào hồn hắn, từ chỗ mỏng manh đến dầy đặc. Cái đầu hắn thì nặng chình chịch với đầy rác rưởi sau một ngày làm việc mà tâm hồn ban đầu thì rỗng tuếch, rồi dần dần giá lạnh như tảng băng nhưng trong đầu lại tích tụ đầy tâm ma đủ loại… Đến đó thì hắn bế tắc, lúc đó hắn cũng rất dễ bị ma cái hút lắm.
Lúc đó hắn chả biết hắn muốn cái gì nữa, nói chung là không muốn bất kỳ cái gì cả, làm cái gì cũng chán.
Cô đơn, có thể, là một nỗi buồn bất tận, buồn không biết tại sao buồn. Nếu ta đã từng có lần bị thất bại thảm hại, ta sẽ hiểu nỗi “cô đơn” của người bị thất bại ra sao! Nếu có Thượng đế bên mình, ta vẫn cô đơn.
Hắn kêu “mẹ ơi!, mẹ” nhưng nào có đâu, hắn gọi “ba ơi!”..., hắn gọi “em ơi!” nhưng không có tiếng trả lời, hắn mong có một giọng nữ gọi thiết tha từ đâu đó, nhưng có lẽ hắn không thiết…
Uống cà phê ư!, hắn đã uống cà phê và nói những điều chán chường cả ngày rồi.
Đi nhậu ư!, nhậu cũng hay lắm, đôi khi có tình có nghĩa lắm, nhưng nhiều khi hắn nhậu để nói những điều mình không thật sự muốn nói, để nghe những điều mình không thực sự muốn nghe, hoặc đôi khi phải giả say để chứng tỏ là mình nhập bọn, hoặc để có khi say ngủ li bì, hoặc để nói phét - quy cho cùng là nói những điều vô nghĩa với không ít người đa phần là rỗng tuếch, hám danh và sĩ diện.
Nói phét ư!, để giết thì giờ thì đây không phải là một cách hay. Khi nào bạn thử tiếp xúc với một vài “kẻ” nói chuyên không suy nghĩ sâu, nói cái gì cũng tin là mình đúng, nói cái gì cũng cho là người khác sai, nói “hiếp dâm” người khác..., bạn sẽ thấy nói phét làm hao tổn nguyên khí như thế nào!
Chơi games ư!, một thời gian rồi cũng chán.
Xem phim (chưởng, sex, hình sự, …), tình hình cũng như vậy.
Online ư!, chat hoài rồi cũng chán.
Đọc truyện (chưởng…), xem các bản tin thời sự, xem ca nhạc, xem bóng đá, bóng chuyền…, rồi tình hình cũng như vậy.
Hút thuốc ư!, hút hoài rồi điều thuốc cũng cảm thầy nhạt thếch.
Mát-xa nữ ư!, cuối cùng cũng là một trò nghịch ngợm và vô bổ.
Nói chuyện với Phật hay Chúa ư!, rồi nghe những điều các ông ấy nói cũng quá xa hiện thực, chán rồi.
Cứ như vậy, hắn chờ từng 5 phút, rồi từng một phút, không có cái gì thay đổi cả. Rồi hắn thử hình dung ra bên ngoài xã hội, hắn bỗng thèm chảy nước miếng được như thiên hạ. Giờ này thiên hạ đang tham gia hội chợ phù hoa một cách say sưa. Các con thiêu thân đang lao mình vào bóng đèn ảo ảnh một cách cuồng nhiệt. Các cô gái “ấy ấy” đang hau háu mắt trong các cửa hàng shopping hay lao mình vào những điệu “nhảy” điên cuồng. Các bà thì có thể mắt xem ti vi còn miệng đang nói chuyện “ba con vịt” một cách đam mê. Các ông thì đang “vểnh dái” ra nằm xem ti vi hay nói phét văng cả nước miếng ra ngoài. Các đôi tình nhân đang quay cuồng rên rỉ trong các vũ điệu đực cái. Các triết gia, nhà khoa học đang cho ra đời những luận cứ, có thể, vu vơ. Các nhà văn nhà thơ đang tích cực sản xuất ra, có thể, hàng giả. Các tay làm ăn kinh tế đang mai phục để ngay tối nay hay ngày mai, có thể, để “đớp” tiền của người khác...
Còn hắn!, hắn im lặng và bất lực trước các ánh đèn điện gọi mời trước mắt mà chìm vào bóng tối của sự cô đơn. Cứ như thế, trong 4 tiếng đồng hồ, hắn cam chịu cái cực hình này, rồi hắn úp mặt lên bàn khóc ướt đẫm cả bàn, hay khóc “rung giường” đến nỗi ướt đẫm cả gối.
Có lúc hắn nhớ lại một chuyện phim, có một người đàn ông cô đơn tuyệt đối đang lang thang trên bãi biển, bỗng nhiên gặp một người đàn bà cũng cô đơn tuyệt đối đang lang thang trên bãi biển, hai người gặp nhau, hai cái cô đơn gặp nhau nên cảm thông với nhau… rồi hai người yêu nhau. Chuyện chỉ có trong phim, làm gì có mà mong!
Rồi 6 tiếng đồng hồ trôi qua. Hắn là ma đực dĩ nhiên hắn thích ma cái, nhưng rồi tình hình cũng tương tự, không lẽ con ma cái là thơm tho vĩnh viễn! Cô đơn cộng hết năng lượng suy ra lười biếng đến nỗi lết ra khỏi giường lấy cái gì hắn cũng bực mình, nếu mà có con ma cái nào gọi điện thoại đến, hắn cũng không thèm tiếp. Hắn chỉ có một giải pháp, hãy chết đi, nếu lỡ sáng mai còn sống thì lại tiếp tục hiện tượng cô đơn này đêm này qua đêm khác, cho đến khi một cái chết thật sự diễn ra.
Nhưng dù sao, như thế là hắn đã chết rồi đó!
(Ngày 19/3/2011)
Hết.
*Bài đọc thêm: ‘Nữ tình báo vn’ (tôi đã viết cách đây 12 năm và đóng đi đóng lại nhiều lần)

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

28. Tâm bệnh và tâm ma


Trong người bạn có con ma. Trong người tôi có con ma. Làm sao mà nghỉ chơi với ma được. Tuy nhiên, hắn cười ngạo với con ma, ta ăn thịt nó hay nó ăn thịt ta? Vì con ma sản sinh ra trong đầu óc ta (hắn nghĩ vậy), nên ta có thể cười ngạo nó, có người thấy “con ma” thì sợ chết, sao mà phải đề cao con ma đến thế, chết là ghê gớm lắm à? Con người sợ chết, dĩ nhiên. Nhưng con người cũng sợ sống, có người tìm đến cái chết vì sợ sống - cuộc sống là một con ma ám! Nhưng ai bảo chết là khổ, ai bảo sống là sướng. Chết là giải thoát, sống mới khổ, hì..hì..
Không phải hắn yêu triết học, hắn chỉ muốn phá cái “lồng chim” thôi, hắn muốn thoát khỏi sự “bị không hiểu”. Đôi khi, con người tìm đến triết học/thần thánh để hy vọng kiếm ra một lối thoát, nhưng điên vẫn hoàn điên. Triết học hay tâm lý học có thể là một món thuốc chữa bệnh tinh thần nào đó, có thể thôi, đừng có lệ thuộc vào nó. Người ta “điên” vì quá thiên về một cái gì đấy, vì thế mỗi người có một loại tâm bệnh, có khi tâm bệnh của ta đang tồn tại và oằn oại chưa dứt, thì đã bị truyền nhiễm tâm bệnh của người khác!
Người ta hay bảo người khác là làm thế này thì hay hơn, coi chừng bị stress hay phí thì giờ vô ích, vì đôi người nghe đâu có thèm nghe mà còn nói rằng họ biết cách làm hay rồi! “Tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa”, tính toán quá chi cho mệt óc, nhiều khi một phương án tưởng là tốt hơn thì lại đem lại kết quả phức tạp hơn.
Trung dung thì hay lắm, nhưng nói cho cùng, nó không chữa được tâm bệnh, không làm ta thoát ra khỏi tâm ma. Ta sẽ làm gì, liệu rằng đây là một trong những cách thoát: Quan điểm triết lý của người Tây Tạng “ngày mai, bất lúc nào bạn cũng có thể ra đi”, hay quan điểm của một số người hiện đại “làm ra tiền để làm gì? để hưởng thụ chứ? họ để dành tiền để hưởng già? chắc gì đã được hưởng? vậy thì hãy tận hưởng đi”, hay “hãy tận hưởng chùm nho ngon ngọt trước mắt bạn”, hay “người ta có thể biến ly cà phê đắng thành rất ngon vì biết cách bỏ thêm đường vào nó”, hay “trái ớt rất cay, nhưng nếu biết cách pha chế thì sẽ làm cho đồ chấm có vị rất ngon”, hay “hãy đi thì sẽ đến, hãy tới thì sẽ gặp, hãy gõ thì cửa sẽ mở”, và … Có phải tất cả đều vô dụng! (xin lỗi ạ).
Tâm bệnh thì còn có thể chữa được (hay rất rất khó chữa), chứ tâm ma thì hết thuốc chữa. Với tâm ma, ngay cả “vô chiêu” của Triết học cũng không có khả năng chữa được, nó là một căn bệnh nằm trong gốc rễ, thành xương thành máu và (hình như) có tính truyền kiếp.
Hãy lắng nghe đoạn đối thoại sau đây: 
B: anh này…a có phải là bác sĩ thật ko?
A: bác sĩ triết học
B: uh! vậy có chữa được tâm bệnh ko…bệnh dành cho những người không biết mình là gì trong vũ trụ ấy
A: có khả năng chữa bệnh cao hơn các thứ khác
B: e có rất nhiều bạn, nhưng khi e trôi trên mây như thế này và khóc một mình như thế này thì chẳng biết tâm sự với đứa nào cả? tại sao nhỉ…lại đi tâm sự với một người bạn quen qua mạng, buồn cười thật
A: cái thế giới này vốn vậy, bản chất con người vốn là là ích kỷ, nên phải cô đơn
B: có lẽ anh điên vì a quá yêu triết học còn e điên vì không có cái gì để yêu cả
A: chưa chắc…anh chỉ muốn phá cái lồng chim thôi
B: sao cũng được, cái gì cũng được, hãy dùng thuyết trung dung của a để trung dung tâm trạng của e bây giờ đi…nó đang thật sự mất cân bằng rồi, có nước mắt, có nụ cười, có sự hả hê, có mỗi buồn chán, có chỗ trống....có một thế giới không trọng lực đang tồn tại
A: trời, anh kg nghĩ vậy
B: a không nghĩ cái gì
A: thường người nào không có tinh cảm của cha mẹ thấy mình là 1 thực thể cô đơn
B: ngồi một mình, hát một mình và khóc một mình, bóng ma đã trở về ...vâng mẹ rất yêu e... nhưng trước giờ e chưa bao giờ can đảm tâm sự bất kỳ điều gì với mẹ cả…trong mắt mẹ e là niềm tự hảo... buồn cười thật…đó là điều khiến e không thể chia sẻ với mẹ... e sợ gì ư? sợ mất tình yêu của mẹ
A: em chưa hiểu được hạnh phúc của mình
B: e chưa bao giờ có hạnh phúc…có chăng chỉ là những khoảnh khắc ngắn ngủi trôi qua thôi
A: “trong mắt mẹ e là niềm tự hào”... đó là điều rất thiêng liêng của con người
…người ta có thể biến ly cà phê đắng thành rất ngon, em chưa biết cách bỏ thêm đường vào cuộc sống cá nhân…trái ớt rất cay, nhưng nếu biết cách pha chế thì sẽ làm cho đồ chấm có vị rất ngon, hì..
B: em bất tài là ở chỗ đó, vô dụng là ở chỗ đó, thất bại là ở chỗ đó…trước mắt là một đám mây đen, một cơn mưa, và bóng tối phủ kín… e sợ, e rất sợ bóng tối, e lần mò trong bóng tối không nhìn thấy gì cả
A: trời, không nên cái tâm bệnh của em sang anh, anh đã bị bệnh rất nặng, anh sẽ bị bệnh nặng hơn, hì…anh thấy em có cái gì đó bí mật, chưa hiểu nổi…anh viết triết học để làm điều ngược lại…anh muốn thoát khỏi bí mật và sự bị không hiểu
B: e xin lỗi a… hay đi thì sẽ đến, hãy tới thì sẽ gặp, hãy gõ thì cửa sẽ mở - kinh thánh à…tất cả đều vô dụng…
A: cái gì đúng thì áp dụng, mặc kệ nó đến từ đâu
B: chúc những điều tốt đẹp luôn đến với bạn của tôi…bb…thôi a về đi
(tiếp)
A: chào con ma, hi..hi..
B. a mới là con ma
A: anh thích ăn thịt con ma, nghỉ chơi với ma thì lấy thịt đâu mà ăn, bị đói nên bị gọi là kẻ xóa đói giảm nghèo
B: hi…biết nói đùa… chết sẽ đi về cõi ko cần ăn uống vẫn tồn tại
A: uh, ai bảo chết là khổ, ai bảo sống là sướng???
B: có ai bảo gì đâu ạ…toàn là a nói…nhiều khi chẳng biết điều mình nói người ta có hiểu kịp không đã nói tiếp rồi
A: chết là sướng, người sống mới khổ
B: thế thì chết đi cho sướng, sống làm gì nhỉ a
A: nhưng anh chưa được đi ăn thịt chó với em, nên em chưa được cấp Chứng chỉ hành nghề con ma
B: cái đó có gì ghê gớm đâu…sẽ có người khác đi thay e…chết rồi còn thèm thịt chó gì nữa ạ
A. Diêm vương cũng thèm thịt chó
B: thì xuống dưới, e sẽ mời ổng đi ăn thịt chó để ổng xoá tên a ra khỏi sổ sinh tử, a sẽ trở thành Tôn Ngộ Không thứ 2
A: chu choa, anh mời ông ấy ăn thịt chó mấy lần, mà ổng hứa tuần sau…anh chửi Diêm vương quá trời ạ
B: sao lại chửi
A: ông ấy đòi chết
B: Diêm vương mà đòi chết!
A: uh, hắn bi khùng, anh giáng cho hắn 1 Giáng long thập bát chưởng…hắn sợ quá, van xin rối rít, hắn hứa sẽ đi hát caraoke với anh…Diêm vương này nội công chưa thâm hậu lắm, anh đá đít hắn môt cái, nghe cái “bịch”
B: e dang nghe nhạc Uyên Linh (Việt Nam Idol – 2010)…anh cứ mãi múa may quay cuồng với mấy chiêu chưởng của a trong khi e ung dung ngồi chờ Diêm vương đến đưa đi…rất nhẹ nhàng
A: ma mà biết nghe nhạc a…"ngạc nhiên chưa"
B: vâng chừng nào kết thúc bài hát, e sẽ ngủ mãi mãi…e đã chọn cách ra đi nhẹ nhàng nhất
A: ah, anh bận, bb nhe, nói Diêm vương chờ anh một tí, nếu không anh cho 1 Nhất dương chỉ bây giờ
B: nghe nhạc rồi từ từ chìm vào giấc ngủ... nhưng giờ tự dưng ở đâu lại có một người bạn hắn bảo phải dẫn hắn đi ăn thịt chó…hi hi…buồn cười quá nhỉ
(tiếp)
A: anh đố em 1 câu nè…đố em con ma ở chỗ nào?
B: chỗ của e ạ?
A: sai hoàn toàn
B: hay chỗ của a…thế thì a nói đi
A: con ma nằm ở bên trong con người nên gọi là tâm ma, con ma đó đáng sợ nhất…chứ con ma lang thang trong phòng em, anh đếch sợ
B: vậy a sợ con ma trong người e ạ…vậy trong người e tồn tại con ma a cũng thấy được ạ
A: sợ con ma trong người…anh sẽ đạp cho nó 1 đạp, nó thấy anh là bỏ chạy trối chết… con ma trong người anh rất thích ma cái… nên anh chửi "tiên sư bố" con ma, anh đuổi việc nó
B: đúng là gặp phải sư phụ rồi…thế mà e tử tưởng…e nhầm…hi hi..vậy ra a là sếp con ma…thế mà sao lại sợ nó…mâu thuẫn nhỉ
A: mẹ kiếp, con ma nào cũng bị anh đánh tơi bời, it nhất là 1 lần, có con bị anh đánh suốt ngày ạ
B: thế nó chạy chưa ạ…sao a không đuổi nó đi
A: trời, ai mà nỡ đuổi con ma cái…ma cái hấp dẫn lắm, kg đuổi đi được, chỉ đá đít nó thôi…thấy vui lắm, hành hạ con ma cho bỏ ghét
B: sao lại bắt nạt nó thế…nó làm gì cho a ghét vậy…nhưng nó có làm gì đâu mà a ghét nó thế
A: tại vì con ma chả là cái gì cả, thế mà có người đề cao nó, tức quá đi
B: có lẽ a cảm nhận sai về nó rồi, nó chẳng là cái gì thì đúng…và cũng chẳng có ai đề cao nó đâu ạ…trời a thù ghét nó đến dường đó ư…vậy mà nó nghĩ chỉ còn a là hiểu được nó…nó thật đáng thương
A: em có sợ ma không?
B: sợ, rất sợ…nó hay đến bất ngờ…rất đáng sợ
A: như vậy là em đề cao nó rồi, hu..hu..em yêu con ma, tức quá đi….mà sao em đòi đi gặp ma???
B: hj hj a ko hiểu rồi…chết đối với e là có nghĩa là khi mình ko còn điều khiển được chính bản thân mình nữa…không còn có thể tự kiểm soát được suy nghĩ và hành động của mình nữa
A: anh sẽ thuê giang hồ xơi tái nó, anh sẽ kêu CA bắt nó
B: uh! khi rãnh có thể mời 1 tách caphe ko ạ?
A: ủa, con ma mà cũng biết ucf à?
B: thế thì con ma biết gì ạ
A: trời ơi trời, bố ai mà biết
B: anh ơi, e cười chết mất
A: “e cười chết mất”: đó là điều anh muốn đạt được, ... 
Anh đi hút thuốc tí nhé…

(Ngày 16/3/2011)

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

27. Tí triết lý


Có người nói là mình bị ma ám. Người ta nói rằng con người có 2 phần là “con” và “người”. Nhưng hắn nói là, ngoài phần “người”, con người có tới 2 con lận, đó là “con thú” và “con ma”. Con ma này là một phần nhỏ của tâm ma – đáng sợ vô cùng. Khi “x” bị điên, mất trí, bị xỉn mất lý trí, …, khó có thể nói kẻ ấy là con thú hay con người được.
Có nhiều người tự xưng mình là con người, là thánh, là vĩ nhân, …, nhưng trong bụng dạ đầy tâm ma. Đạp lên trên sự giả dối đó, nhiều lúc hắn thích là "con" hơn là “người” đó, hắn thú vị với điều đó lắm, hắn hay biện hộ rằng “cuộc đời đó, có bao lâu, mà hững hờ”. Vì cuộc đời đó có bao lâu, nên hắn thường âm thầm ôm ấp hình bóng của Lưu Diệc Phi, Triệu Minh, Hoàng Dung, Nhậm Doanh Doanh, bình thường thôi.
Hắn nói hắn cũng mê phụ nữ, nhưng không quá chìm đắm vì hắn cũng mê triết học. Hắn tự biết lý trí mình cực mạnh, nhưng thỉnh thoảng hắn vẫn bi mê muội vì phụ nữ đấy. Hắn rất thích triết học chứ không phải là yêu, hắn chỉ nói ra cái mà hắn suy nghĩ thôi và chỉ có một điều là hắn muốn những suy nghĩ đó tồn tại sau khi hắn ra đi.
Hắn nghĩ là có thể, người ta sẽ cười khi đọc bài viết của hắn, đối với hắn, đó là một sự thành công. Nhưng hắn nghĩ khi nào người ta đọc những dòng chữ của hắn, mà người ta khóc, thì mới là điều hắn thực sự mong muốn, hắn sẽ cố gắng. Nếu người ta khóc khi đọc về số phận con người, thì người ta sẽ hiểu tốt hơn về chính mình và người khác.
Người nào đó bảo hắn thật ra cũng có một chút chiêm nghiệm, thâm thúy đằng sau những dòng chữ mộc mạc kia. Hắn cố gắng viết một cách “thật” nhất, vì đối với hắn, cái mộc mạc/giản đơn nhiều khi là chân lý, hắn anh không thích cái bị gọi là phi thường hay vĩ đại. Vì hắn đang đi vào cái mộc mạc (hắn rất cảm thông với nông dân) là một việc rất khó khăn, nếu hắn không làm được thì đối với hắn là chưa thành công lắm (được người ta cười và được người ta khóc). Hắn đang đi về cái nguyên thủy và "trần truồng", đúng là bản chất của con người, 10.000 năm sau đó vẫn là vậy. Có thể người ta tưởng mộc mạc là cái tầm thường, nhưng có lúc cái mộc mạc cũng rất khó hiểu, hãy dùng cái mộc mạc để hiểu cái mộc mạc, như vậy mới hiểu được. Cái gì của thượng đế đều mộc mạc và giản dị, tại con người phức tạp hoá nó đi thôi. Người ta thích nói về cái tốt quá nhiều rồi, nên hắn không thích nói nhiều về cái tốt đâu ạ.
Triết học, khác với triết lý, vì nó là một khoa học nên là một tập hợp “chữ”. Hắn nghĩ là cố tình nhắc đến từ triết học là sai lầm vì nó chỉ là ngôn từ thôi. Đơn giản, là hắn tự nghĩ ra một cái gì đó, và hắn biết là những suy nghĩ đó có khả năng có giá trị. Làm điều đó, hắn không muốn phụ thuộc vào bất cứ một cái gì hết. Hắn không chuộng hình thức hay cầu kỳ, hắn mình biết cân đối mà là tính cách của hắn: không nặng không nhẹ, không thừa không thiếu, ... Hắn cũng không cố ý đưa ra một đinh nghĩa nào đó, định nghĩa nguy hiểm lắm, hãy nói cảm nhận của bạn như thế nào thôi, cảm nhận là thật, định nghĩa có thể là "giả".
Con người nên nhận biết cái mà mình không biết, cái biết chỉ là cái hữu hạn và tầm thường thôi, hắn nghĩ vậy.
Hãy lắng nghe đoạn đối thoại sau đây:
A: …em bị ma ám cái gì?
B: thì tối qua con ma đó ko biết làm sao mà say rượu đt nói lăng nhăng
A: con ma nào?
B:  "cái gì mà a đã suy nghĩ rất kỹ rồi, a ko thể thiếu e, a có thể đánh đổi tất cả gia đình, bạn bè (vì em)....tin nhắn thế đấy…"làm lại từ đầu nhé"…"e ngủ chưa, a say quá nói năng linh tinh e đừng giận nhé, khà khà"
A: ah, hắn bị điên rồi, anh kg tin mấy người đàn ông đó đâu
B: e  cũng chẳng muốn nghe những lời của kẻ say rượu…nhưng phiền lắm, e tắt nguồn dt, sáng mở ra thì nhắn tin nhắn như thế…chứ qua gọi dt riết e nhức đầu luôn…tắt nguồn ngủ luôn
A: người ta mượn rượu để có can đảm tỏ tình, nhưng lợi dụng rượu để nói quá đáng là kg đáng tin cậy
B: ah, e kể a chuyện mới chưa nhỉ…cái chuyện e đi đổ xăng bị bắt nạt ấy…hi hi
A: ?...ah, chưa
B: e kể nha…
trước tết e đi công tác nhưng ghé đỗ xăng bằng phiếu…
mọi lần ko có vấn đề gì…
tự dưng hôm đó bị cái a trạm trưởng yêu cầu để số đt lại…
e nghĩ có vấn đề gì cần đối chất..nên cho số mà ko suy nghĩ gì cả…
thế rồi sau này mới biết mình bị lừa mà ko hay…pó tay…
thế là anh ấy đt rủ đi uống nước, ăn tối…ôi trời mệt chết…
e rủ nhỏ Liên bên truyền thanh đi uống nước 1 lần để pát-xê sang cho nhỏ…
mà ai ngờ anh ấy nhắm vào e…
chết luôn…tức quá e không biết làm sao…
e bảo là e có chồng 2 con rồi…hì hì…
(anh đã nói em rất thu hút đàn ông mà, em chưa bít giá trị của em)
thế là cái mặt của anh ấy lúc đó…hì hì…
(trời, ma mảnh)
e nghĩ lại mà không nhịn được cười ạ…cứ mỗi lần nghĩ cái mặt thộn ra ấy e lại buồn cười chết đi được…
A: uh, nếu là anh thì ai có 2 con, nếu anh thương thì vẫn thương, kg thộn mặt ra đâu
B: tự tin vậy sao…
A: trời, 2 đứa mình là "con", đúng đấy
B: hj hj…anhhh, sao tự dưng giờ e làmmm biếnggg quáaaa hà…sáng nay họp Đoàn xong về phòng luôn chẳng làm việc tiếp…, hi..hi..chiều nay có thể sẽ họp Chi bộ…nhưng e thích a là 100% "con người" với e hơn là chỉ 50/50…hiểu ko
A; nhiều lúc anh "con " hơn “người” đó, anh thú vị với điều đó lắm, cuộc đời đó, có bao lâu, mà hững hờ
B: hônggg…e nói rồiiii…e ko thích 50/50…có nghĩa là ko thích cái gì cũng 1/2=1…hiểu nổi ko…bác sĩ (là hắn) làm tui bệnh rồi biết làm sao…tui bệnh ghiền nc với bác sĩ mất rồi...mai mốt bị gọi là bà “tám” là tại anh đấy
A: hiểu chứ, anh cũng thế
B: a nói cho e biết xem khi rãnh rỗi a thường suy nghĩ về điều gì nè
A: anh mãi suy nghĩ về triết học em ạ, kg bao giờ dứt
B: vậy à, trong triết của a có hình bóng của Chu Chỉ Nhược, Lưu Dược Phi, của Triệu Minh, Hoàng Dung, Nhậm Doanh Doanh ....nữa ạ
A: uh, nó cũng nằm trong triết học
B: sao?
A: anh cũng mê phu nữ, nhưng anh kg quá chìm đắm, vì anh mê cả triết học
B: nói chung, muốn nói a thuộc típ người phong lưu đa tình… nhưng vẫn có lý trí ạ…vì a có tình yêu triết học…đúng không ạ
A: lý trí anh cực mạnh, nhưng thỉnh thoảng anh vẫn bi mê muội vì phụ nữ đấy
B: hi hi… nói chuyện nghe hay nhỉ… nhưng e vẫn chưa hiểu
A: kg phải anh yêu triết học, cái anh viết chỉ là cái mà anh suy nghĩ thôi và chỉ có một điều là anh muốn nó tồn tại…
B: e và a ở cách xa nè…lại ít có dịp gần gũi trò chuyện để hiểu nhau…sao a lại có ấn tượng về e ạ…có thể cho e biết ko ạ?
A: anh nói nè…em nói em đã cười khi đọc bài viết của của anh, đó là một sự thành công…nhưng anh nghĩ khi nào em đọc những dòng chữ của nó, mà em khóc rưng rức, thi mới là điều anh mong muốn
B: a chưa biết e cười vì lí do gì mà…e chưa cho a biết tại sao e cười mà
A: nếu em khóc khi đọc bài của anh, thế là em sẽ hiểu
B. e nghĩ a khó mà lấy được nước mắt của e ạ
A: khi nào em chưa khóc, em sẽ chưa hiểu nó…anh sẽ làm được như vậy, sau này em sẽ thấy khác hẳn
B:  thật ra cũng có 1 chút chiêm nghiệm, thâm thúy đằng sau những dòng chữ mộc mạc kia nhưng
A: cái mộc mạc nhiều khi là chân lý… anh kg thích cái phi thường hay vĩ đại
B: nó vẫn đem lại cho e cảm nhận ở một mức độ cảm nhận được tâm trạng của người khi viết nó ntn thôi
A: vì mộc mạc, nên có lúc cũng rất khó hiểu, hãy dùng cái mộc mạc để hiểu cái mộc mạc, như vậy mới hiểu được
B: vâng những đường cong đều bắt đầu từ những đoạn thẳng ghép lại với nhau…rất căn bản để có những cái chi tiết…e hiểu điều a muốn nói
A: anh đang đi vào cái mộc mạc, vô cùng khó khăn em ạ, nếu anh không mộc mạc thì 1 sự thất bại to lớn xảy ra
B: e hiểu…muốn bình luận về cây lúa cần nói về hạt giống trước tiên ạ
A: nói chung khi em đọc nó, em “hơi” có cảm giác là nó tầm thường, là đã đạt được một phần anh mong muốn
B:  nhưng mộc mạc quá thì ko nên…e có nói là e cảm nhận nó tầm thường đâu
A: cái gì của thượng đế đều mộc mạc và giản dị, tại con người phức tạp hoá nó đi thôi…nhưng em có tìm thấy em trong đó kg?
B: hi hi…a ko cho e nói à…(trong đó) a dành nói hết phần e rồi…hi hi như vậy là xấu nha…
A: anh có thích cái tốt đâu ạ
B: e không thích tung hứng, hay vuốt ve một ai đó để họ vui lòng mà phải nói khác đi cảm nghĩ cảm giác của mình về một vấn đề mà người ta muốn mình quan tâm thực sự, cảm nhận thực sự
A: ah, anh mừng qúa
B: khi a đã gởi gắm rằng e hãy đọc kỹ, thật sự e hiểu rằng với những hiểu biết của e còn ở thế kỷ thứ 20 thì a đã ở thế kỷ 25 rồi…
nhưng a vẫn gởi gắm e đọc và cảm nhận…nên e xem đó là một việc làm nghiêm túc…ko phải là một đoạn văn giải trí, giết time
A: trời, anh đang đi về thời nguyên thủy và "trần truồng", đúng là bản chất của con người
B: hi hi, ko, cuộc sống là 1 vòng tròn, xuất phát điểm cũng là đích đến a ạ, người ta cứ nghĩ rằng đi đến đích ở đâu đâu
A: nhưng 10.000 năm sau đó vẫn là vậy
B: Nhưng thật sự họ đang trở về điểm phát mà thôi…đó là thứ triết học a đang theo đuổi
ồi … e cảm nhận được qua a thôi
A: giỏi quá, anh đã gặp phải 1 triết gia "cai"  rồi
B: "cái" gì chứ, không có dấu khó hiểu quá hi hi
A: mình nhắc đến triết học là sai lầm em ạ, nó chỉ là ngôn từ thôi
B: a đã nghe nhiều về câu triết học là khoa học của những môn khoa học đúng ko…khoa học, triết học…xã hội học, ...., đều là ngôn từ cả, nhưng ko có những ngôn từ đó thì
A: trùi, anh chả bít nữa, anh tự nghĩ ra 1 cái gì đó, và anh biết nó có khả năng có giá trị
B: không thể khoanh vùng được phạm trù để nghiên cứu a ạ
A: anh kg muốn phụ thuộc vào bất cứ 1 cái gì hết
B: a thích 1 bông hoa, nhưng a ko cho nó một cái tên thì a phải phân biệt nó như thế nào? mỗi lần nhắc đến nó a lại lôi một lố định nghĩa ra ạ…hj hj không cầu kỳ ko có nghĩa là bỏ sót tất cả, mà là mình biết cân đối…e thích tính cách này của a - không nặng không nhẹ, không thừa không thiếu, ....
A: định nghĩa nguy hiểm lắm, hãy nói cảm nhận của bạn như thế nào thôi…cảm nhận là thật, định nghĩa có thể là "giả"
B: nếu không quy ra định nghĩa mà chỉ nói về cảm nhân thì sẽ rối tung đấy, ví dụ nhé, a thích hoa hồng ko, ko ạ, e thích, điểm chung ở đâu để nhận biết ạ
A: con người nên nhận biết cái mà mình kg biết, cái biết là tầm thường lắm
B: thôi ko bình nữa…e làm gì có khả năng nc tay đôi với a chứ…e hy vọng mình hiểu được những gì a nói và nói đúng những gì a nghĩ là mừng rồi
A: trùi, chiều gặp nhé, ý tưởng tràn ngập đầu óc anh rồi, ...
Anh phải đi vào "trầm lặng" em ạ, sorry.

(Ngày 14/3/2011)

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

25. Cách nghe chuyện


Có 4 tư thế nghe chuyện:
Tư thế 1: Lắng nghe người ta nói, xem có điều gì hay không, thỉnh thoảng mỉm cười.
Tư thế 2: Nghe người ta nói, suy nghĩ kỹ, rồi xin có ý kiến khách quan.
Tư thế 3: Nghe người ta nói, có suy nghĩ, rồi nói rằng ý kiến của tôi như thế này thế nọ, nhằm khoe khoang cá nhân mình.
Tư thế 4: Chưa nghe người ta nói xong, không cần suy nghĩ, đã nhảy xổm vào miệng người ta, giống như một người nhậu mà nhảy vào giữa bàn tiệc mà ngồi.

Chắc bạn thừa biết ai nghe chuyện ở tư thế 4 rồi, đó là chuyện thường ngày như cơm bữa. Chắc bạn cũng có thể biết ai nghe chuyện ở tư thế 2,3 rồi. Nhưng hãy chỉ giùm một người nghe chuyện ở tư thế 1 nhé?
À, hắn tiếp tục câu chuyện bằng cách nói những ông/bà X, Y, P, A, B dưới đây trong bài này hay trong blog này chỉ có tính chất minh họa. Có thể thay bằng R, S, T, U, V nào đó.
Khoảng 1999, có một hôm nói chuyện về một cuốn sách với một ông P. nọ. Hắn mới vừa nói đến trang đầu, ông P. bỗng nói sai rồi, sai dấu “phẩy” gì đó. Rồi y nói lung tung hết thời giờ, rồi bận đi làm; sau đó, hơn 10 năm trôi qua, y không có dịp được bàn về cuốn sách này nữa. Ôi, y mới nghe đoạn đầu của trang 1 thì đã nhảy xổm vào chỉ trích một từ hay một dấu phẩy nào đó (chưa chắc đã đúng), trong khi cuốn sách dày hơn 100 trang, buồn thay.
Tại sao ta không lắng nghe về/xem một cuốn sách từ đầu đến cuối, đọc vài lần, 10 lần hay 100 lần, suy nghĩ kỹ và thấu đáo, rồi hãy bình luận cũng đâu có muộn. Hay là người ta muốn cướp lời nói của người khác hay là sợ mất phần hay là muốn lập tức chứng tỏ mình là quan trọng (một cách ảo tưởng).
Tương tự như vậy, trước đây hắn có làm việc với một ông xếp, một ông tài vụ và một ông tổ chức. Ông tài vụ, hắn chưa dứt lời, ông ta lập tức băng ngang qua có ý kiến, ý kiến dài và không ngừng. Hắn thầm nghĩ, may là ông ấy chỉ có chức vụ bình thường, chứ nếu ông ấy làm lớn thì cấp dưới sẽ được phát biểu ý kiến ra sao?
Có một hôm, có một ông A đang nhắc đến ông V. nào đó. Ông B đang nghe bỗng nhảy qua ông V2 rồi nhảy vọt qua ông V3. Ông A nói 'thôi, hãy tập trung vào ông V. thứ nhất đi'. 
Hắn ngồi mỉn cười, ông B nghe nói về một người duy nhất mà nhảy ra 3 người, có thể nhảy thêm nữa. Nôm na, nó tương đương với việc một người làm việc gì đó trong 10 năm mà phải tốn hết hơn 30 năm vì không tập trung vào mục tiêu chính. Phép so sánh này hàm chứa một ý khác, nhưng không xa lắm với câu chuyện này.
Rồi ở một Trung tâm công nghệ thông tin, có một ông X nọ hướng dẫn bổ sung cho ông Y vài đường cơ bản về IT. Chỉ cho người ta biết, thực hành vài ba lần rồi là xong. Ông X lại chồm tới sát ông Y, hắn cảm nhận là ông này thiếu điều muốn cầm tay ông Y ấn vào bàn phím. Ông X sau đó lại yêu cầu ông Y làm một việc gì đó cho mình. Trời! chuyện gì đến thì sẽ đến, có gì phải vội.
Chỉ cho người ta biết thêm một kỹ năng gì đó được gọi là đào tạo tại chỗ (OJT trong tiếng Anh), nếu lồng ghép mục tiêu cá nhân vào đào tạo thì sẽ gây hiểu lầm nghiêm trọng. Không loại trừ ai. Chắc là vì ông X không bao giờ quan sát người khác với tư cách là một “đệ tam nhân” nên không khách quan nhìn thấy sự kiện này.
Nghe một đường, vô tình hay cố ý làm một nẻo, nó thuộc vào một trong 4 cách nghe nói trên, các bạn hãy ngẩm nghĩ thử xem.
(Ngày 11/3/2011)

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

24. Viết cái gì? Nói cái gì?


Hắn chịu thua. Quả thật là khó nói.
Đơn giản là hắn bị một cây kim chích. Hắn bị đau.
Mà “kim” đây không phải là kim thường, “đau” đây không phải là đau thường, mà là “đau khổ”.
Nhưng hắn là một “con”, một con người. Cây kim là một vật “ngoại thân”, hắn lại cảm thấy đau ở “nội thân”. Thế là hắn sinh ra “ý niệm” là hắn bị đau. Chuyện phức tạp bắt đầu từ 2 chữ ý niệm.
Thế mối liên quan giữa con người và mối đau ở nội thân là cái gì? Ai bị đau? Họ phản ứng như thế nào? Có cái gì chung hay đặc trưng của những “cái đau của con người”?

Thế là hắn nghĩ đến mấy “người” như Aristotle, Lão Tử, Trang Tử, tí nữa lại tòi ra cái ông Phật, rồi ông Chúa…
Rồi đến chuyện mấy “người” ở thế giới Hồi giáo, rồi Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, rồi Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông….
Rồi đến Shakepeare, Tagore, rồi Napoleon, Nguyễn Huệ, Khang Hi, Càn Long, rồi đến Newton, Lepnit, Galilei, Copernic, rồi Karl Marx, Lenin, rồi Einstein, Cauchy, Hinbert, …
Lang thang một hồi, hắn thấy, ngay bây giờ đây, nhiều người đang quằn quại trong nỗi đau nội thân, thế là hắn ghé thăm Kim Dung, Trịnh Công Sơn, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, …

Bạn đừng để ý mấy con người “nổi tiếng” nói trên nhé (hì..hì..). Hắn đã học được từ đời thường gấp ngàn, gấp vạn lần từ trong sách. Mỗi lần trích dẫn cái gì từ sách vở (hắn đã từ bỏ chuyện đọc sách 15 năm nay rồi) , hắn thấy khổ tâm lắm, nhưng hắn nghĩ trích dẫn một cái gì đó từ đời thường hay từ trên mạng, bản chất vấn đề cò gì khác nhau đâu, chuyện trên mạng cũng là chuyện đời thường mà! Một anh chàng hay cô nàng “hai lúa” nào đó mà bạn nhặt được trên đường nhiều khi có thể tâm sự với bạn những ý niệm “thực và có giá trị” không thể nào ngờ được. Vì sao, vì họ là tác phẩm “thực” nhất của tự nhiên.

Tiếp, rồi hắn mới phát hiện ra “con người” vẽ vời nỗi đau của họ bằng nhiều cách. Tùm lum hết. Hắn không những va chạm các con người mà còn tiếp cận cái gắn kết với con người gồm thị dục huyễn ngã, tình dục, tình yêu, cái tự nhiên nhiên nhiên, cái vô chiêu, …Rồi họ tìm mọi cách để vượt tấm lưới thiên la địa võng “đau khổ” đời đời kiếp kiếp trùm lên số phận họ. Rồi đến các tôn giáo hay các các triết gia đã cho họ những bài thuốc huyển hoặc và vô phương chữa trị, kể cả cái thiên đường (mà không bao giờ có thực!).

Hắn cũng thừa cẩn thận. Hắn nói thật, biết thế nào cũng có người chửi, có người thôi, ai cũng lo cho số phận của mình, có thì giờ đâu mà chửi hắn. Hắn không ngại mấy cái ông không tin vào thần thánh (nhưng không hẳn là duy vật). Mấy cái ông duy vật cãi nhau kịch liệt với mấy cái ông duy tâm, có một nghịch lý là nhiều khi mấy cái ông duy vật lại là người duy tâm cực kỳ, tương ứng, mấy cái ông duy tâm, ví dụ đứng trước tiền bạc và danh lợi lại càng khôn đáo để và duy vật gấp rất rất nhiều lần mấy cái ông duy vật, sự giả dối là như vậy, đời là trò hề...

Hắn chỉ hơi bị ngại mấy người tự xưng là mình có khả năng “cảm nhận” được thần thánh. Đó là những đối tượng đặc biệt …, hì hì, là người chả ra người, ma chả ra ma, ma đực không ra ma đực mà ma cái không ra ma cái. Con người tạo ra thần thánh và đã lợi dụng thần thánh quá nhiều, trong khi đó thần thánh chưa bao giờ lợi dụng con người cả.

Ủa, nói một hồi rồi hắm đâm ra phê bình ai đó à? Phê bình làm cái gì, có lợi lộc gì? Đó là hắn nghĩ thế nào nói thế đó.
Nói chuyện ngoài lề một tí, có một hôm hắn gặp một người bình thường theo đạo Thiên chúa. Ông ta nói chuyện rất khách quan và không thiên vị tôn giáo nào. Mọi người rất thán phục. Nhưng có một câu ông ấy nói “gọi “thánh Ala” bên đạo Hồi cũng như là gọi “chúa” bên đạo Thiên chúa vậy”, ai cũng tin là đúng. Sau đó, hắn có suy nghĩ, và xin trích ra đây một đoạn cho rộng đường dư luận:

“Thánh Ala ? !
Khoảng thời gian sau ngày đất nước Việt Nam độc lập hoàn toàn vài năm, mọi người bắt đầu thấy cụm từ “thánh Ala” được dùng, đầu tiên là trong những phim ảnh, tiểu thuyết dịch từ nước Nga (lúc đó còn gọi là Cộng hòa Liên bang Xô Viết), sau đó được sử dụng qua các phương tiện thông tin khác, đến nay đa số mọi người tại Việt Nam đã quen dùng cụm từ này, nhưng riêng những tín đồ Islam dùng ngôn ngữ Việt trong cũng như ngoài nước Việt Nam đều xa lạ, dị ứng và không hề có bất kỳ một tín đồ có ý thức nào đồng ý dùng cụm từ này.
Theo đức tin của tất cả mọi người Muslim: Đấng Thượng Đế ALLAH (SWT) vô cùng vĩ đại, không có bất kỳ một nhân vật nào được so sánh ngang hàng với Ngài, Ngài là Đấng Duy Nhất Sáng Tạo muôn loài vạn vật từ vô hình đến hữu hình, từ siêu vi vật thể đến vũ trụ bao la, từ mầm sống đầu tiên đến sự hủy diệt cuối cùng v.v…tất cả đều tùy thuộc vào Sáng Tạo và quyền Quyết Định của Ngài.
…Trong tôn giáo Islam không hề có ngôi vị nào gọi là thánh cả !
Nhà tiên tri Môhamet ?
Cùng một cách như trên, nhiều người Muslim cứ thắc mắc mãi không biết vì sao mà Rosul Muhammad (SAW) lại được gọi là : Nhà tiên tri ?
…nếu Việt hóa cách gọi Đấng Tạo Hóa chỉ có từ tạm dùng là Thượng Đế ALLAH ; Rosul hoặc Nabi Muhammad tạm thời dùng từ Thiên Sứ Muhammad mà thôi.” (http://www.haidang....thanh-ala...tien-tri-mohamet)

Tiếp, hắn lại nghĩ đến chuyện “mèo lại hoàn mèo”. Thượng đế, nếu có, đã bày đặt ra một cuộc chơi mà không bao giờ có lời giải đáp, mặc cho chúng bây luận lộn tùng phèo. Hình như Thượng đế đang ngồi rung đùi cười khì hay đang nghễnh bụng vỗ bành bạch, hết sức lý thú vì cái lũ người này cho mấy ngàn năm mà cũng chỉ là người mù sờ voi, và không nghĩ ra một cái giải pháp nào cả… Ông Phật đi đường ông Phật, ông Chúa đi đường ông Chúa, ông Muhammad đi đường ông Muhammad, …, chẳng ông nào giống ông nào, đến nỗi cái ông Neitzche gì đó đã phải tuyên bố là “Thượng đế đã chết” (thật là sáng suốt), cái ông Bùi Giáng phải điên lên để hi vọng “phá” được cái bí của mình, cái ông Karl Marx nói “Cái vũ trụ này tự nhiên mà có”!!! (đại loại là như vậy), ông Trang Tử chơi ngay một chiêu “vô vi” luôn, ông Phạm Công Thiện thì nói nặng nói nhẹ, …

Như vậy thì hỡi Thượng đế:

Ta trả lại cho ngài câu hỏi đó,
Không có hạnh phúc,
Không có giải thoát,
Không có Thượng đế,
Ta chuyển về cho ngài một tờ giấy trắng
Ngài ôm nó lấy đi,
Làm gì thì làm,
Tuỳ ngài,
Ta không có bà con gì với ngài hết. 

(Ngày 10/3/2011)

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

23. Vợ chồng


Sao mà em nỡ quên anh
Bỏ anh cả tháng chòng chành cô đơn
Bỏ anh những lúc giận hờn
Bỏ anh sầu nhớ, bỏ đờn không dây
Lúc còn trẻ, khi đi ngang qua những căn nhà (thường) có một cặp vợ chồng, hắn lấy làm ngạc nhiên: hầu như cứ mỗi căn nhà được dựng lên là để làm tổ ấm cho một cặp “động vật” nào đó!
Khác với cái được gọi là “tảo hôn” ở một số nước châu Á, thường khi người ta đồng ý làm vợ chồng thì cái cơ sở bản năng tình dục đã phát khởi rồi. Người ta không sai khi nói tình dục là sơ sở của tình yêu, mà tình yêu là cơ sở của hôn nhân. Mà cũng vì vậy, đa phần sự kết hợp này là không quá phân biệt đẳng cấp, tuổi tác, giàu nghèo, học vấn cao thấp, .. , trừ trường hợp ngoại lệ (người ta lấy nhau vì mục đích kinh tế, chính trị, …; bên phương Tây, chuyện kết hợp “vợ chồng” có vẻ là một hợp đồng hơn là hôn nhân).
Và cũng tất nhiên, chức năng của vợ chồng là cùng chung tay góp sức làm nên sự nghiệp gia đình, sinh con đẻ cái và chăm sóc bảo vệ chúng. Cũng không ít những cặp vợ chồng như vậy, nhẫn nại vuợt qua thác ghềnh đầy rẫy những mâu thuẫn vợ chồng và gia đình/xã hội, sống chung với nhau trọn đời, người ta thường gọi là sống cho đến khi “răng long đầu bạc”.
Vợ chồng vốn là chuyện xuất phát từ bèo giạt mây trôi. Một người ở đẩu ở đâu gặp một người khác phái bất kỳ trong chuyến du hành trên cuộc đời này, ngày nay thậm chí người bên Tây, kẻ bên Tàu, không bà con họ hàng thân thiết gì cả, không cùng phong tục tập quán gì cả, thế mà vì cái động lực của vũ trụ mà cả hai bị hút dính vào nhau. Khi người đàn ông kết hợp với một người đàn bà (hay ngược lại) là đã bị “tha hoá”, khi đó cái tôi không tồn tại như cũ mà phải dung hợp với một cái tôi khác. Làm sao mà 2 cái thực thể xa lạ và “bèo giạt mây trôi” này hợp với nhau mọi chuyện được. Mà đã hợp thì có thể hợp lâu dài mà cũng có thể ngắn hạn, có hợp thì có tan, mọi chuyện đều có thể xảy ra.  
Người ta nói ‘không có tình yêu vĩnh cửu, mà chỉ có giây phút vĩnh cửu của tình yêu’. Ban đầu, nếu chưa phải là “vợ chồng” trước đó, giữa 2 vợ chồng có những mối quan hệ xxx rất là nhiệt tình và sôi sục. Thời gian qua đi, cái mối “quan hệ” đó dần dần trở thành quá quen thuộc và vì thế nhạt phai (cũng có vài cặp là có “quan hệ” chung thuỷ với nhau suốt đời, đặc biệt là ở các nước phương Đông).
Khi có mâu thuẫn nghiêm trọng giữa 2 vợ chồng, thì sự nghiệp gia đình và chăm sóc con cái là không thể hay rất khó bỏ đi được. Mâu thuẫn nghiêm trọng hơn nữa, thì cuối cùng chăm sóc con cái là nhiệm vụ thiêng liêng, mà hầu như là một nhiệm vụ bất khả khước từ, lúc đó chuyện vợ chồng được xem là một “nghĩa vụ”. Nghiêm trọng hơn nữa nữa, việc li dị là một giải pháp tối hậu, tuy nhiên đó là giải pháp “cực chẳng đã” vì đó không phải là mục tiêu của hôn nhân và càng không phải là bản chất của hôn nhân.  
Cũng cần nhắc lại là có một loại tình yêu đặc biệt, khó có thể xếp vào loại tình dục, đó là tình yêu con cái. Người ta cũng có thể gác tình dục sang một bên nếu đó là việc động chạm đến tình yêu con cái. Còn đối với một số người, đặc biệt là đối với phụ nữ, với chức năng sinh sản và nuôi dưỡng con cái, vì tình dục mà bỏ con bỏ cái, có thể nói là họ hơi bị thiếu tính người (chúng ta có thể dàng tìm thấy những ví dụ về chuyện này trong cuộc sống).
Có một từ rất quen thuộc là “đi ăn phở” để chỉ sự ngoại tình hoặc quan hệ ngoài hôn nhân. Khi quan hệ nhạt phai, thậm chí không vậy, đàn ông vẫn đi tìm phở, thích của “lạ” là bản chất của đàn ông, vì như thế họ thấy cảm hứng hơn (hoàng đế còn thích của ngon vật lạ, huống hồ gì là kẻ phàm phu). Đàn ông có năm bảy vợ, thậm chí hàng chục hàng trăm vợ, thoạt tiên cũng là một nghịch lý, nhưng đàn bà cũng có thể có nhiều đàn ông bằng nhiều cách khác (ý không nói là gái làm tiền đâu), các bạn hãy tự nghiên cứu nhé.
Không ít phụ nữ ngày nay, cũng không kém trong việc tìm ăn món phở này. Người ta nói (quan niệm Á Đông), khi đàn ông ngoại tình thì vẫn còn nhân tính, có thể nói hắn cần tìm của lạ và giải quyết sinh lý có giai đoạn, và nói chung, hắn vẫn về nhà và chăm sóc nhà cửa vợ con bình thường; còn phụ nữ thì khó thực hiện hành động ngoại tình hơn, nhưng khi phụ nữ đã ngoại tình thì có thể dẫn đến tình trạng đặc biệt nguy hiểm, thậm chí mất nhân tính, có thể bỏ con, giết chồng. Mới đây, có người đã thốt lên rằng 'Phụ nữ thật đáng sợ, hãy xem chừng!'. Ngược lại, trong trường hợp này, phụ nữ có thể đánh giá đàn ông tồi tệ hơn.
Một bức tranh hoàn chỉnh thường có biểu hiện nhiều sắc thái đặc trưng khác nhau. Không có bức tranh tuyệt đối nào về một mô hình vợ chồng chuẩn cả. Vợ chồng cũng là một bộ phận của bức tranh chung của cuộc đời, mà bức tranh cuộc đời là như vậy. 
(Ngày 9/3/2011)

22. Vũ trụ


Vũ trụ trước mắt hắn, hắn phản ánh vũ trụ. Con người nhìn thấy vũ trụ, rồi, vũ trụ ở trong lòng mình. Có người tự phụ thuộc vào vũ trụ riêng của mình và thậm chí chết cho cái vũ trụ đó.
“Em” hãy ngồi uống cà phê trong một phòng lạnh và yên tĩnh, hãy nhìn lên vũ trụ bao la với vô số các vì sao. Em đã quy nạp cái vũ trụ đó cho riêng mình mà gọi là “vũ-trụ-bị-quy-nạp”. Có lúc em đã tự làm hại mình. Có một diễn viên tên “A.” nào đó đã yêu một người con gái (có lẽ là diễn viên, ca sĩ hay người mẫu gì đó), vì một vấn đề nào đó quá nghiêm trọng đối với hắn, hắn đã tự chết, vũ trụ của hắn là một người đàn bà? Có một cô gái nào đó đã quy nạp vũ trụ vào một người đàn ông cụ thể, và cô ta chỉ thiên duy nhất về người đàn ông đó thôi! Vì nó mà có cô Juliet và anh chàng Romeo đã chết. Ôi! sống gởi, thác về, con người là đứa con của vũ trụ thì cuối cùng phải về với vũ trụ chứ!
Bạn có thể nói rằng nó vô hạn hay có giới hạn. Nếu giới hạn thì bên kia vũ trụ là cái gi? Sao bạn biết không có cái gì? Ngược lại, nếu có cái gì thì nói đến giới hạn để làm gi?  
Ông Newton, có một lần không hiểu vũ trụ là cái gì, bèn hỏi Thượng đế. Ông Thượng đế mới trả lời là chả biết nữa, ông ấy đang ngủ choàng tỉnh dậy, thấy rất ngạc nhiên vì cái vũ trụ mà mình đã tạo ra!, bèn lên “dây cót”, thế là cái vũ trụ ấy vận động. Chu choa, đến cái ông Thượng đế cũng không trả lời được vũ trụ là cái gì, thế thì ai mà biết được.
Hắn có mơ thấy một ông tưởng mình và tự xưng mình là bá chủ thế giới với vũ khí hiện đại nhất trong tay. Ông ta bắt hắn, hắn không sợ. Ông ta hỏi hắn:
- Thế nào là trung dung? Thế nào là nhân? trí? dũng?
Hắn “đạp” ông ấy:
- Ông không hiểu gì về trung dung cả, trong trung dung không chuyện có bá chủ thế giới! Ông không hiểu gì về đại nhân, đại trí, đại dũng cả, người làm bá chủ thế giới bằng cách lấy đức phục người, chứ lấy sức mạnh ép người ta phải khuất phục như là động vật thì có gì là đại nhân, đại trí, đại dũng! Vì thế cái mà ông goi là bá chủ chỉ là “tưởng” mà thôi”.
Rồi hắn mới chỉ lên vũ trụ và nói: 
- Ông với cái vũ trụ, ai to hơn? Ông có chết không? Tại sao ông sẽ phải chết?
Cái ông bá chủ vũ trụ kia, tất nhiên là nghẹn họng.
Hắn nhớ mang máng về khái niệm “entropi” và “thăng giáng”, ..., vũ trụ, một ngày nào đó sẽ đồng nhất, chẳng hạn, về nhiệt độ; một ngày nào đó, vô cùng xa xôi, người ta quá lo xa! Hắn lại nhớ khái niệm về “vacuum”, vũ trụ chứa đầy chân không. Rồi khái niệm về “hạt cơ bản”, bạn hãy nhìn lên cái bàn, bạn sẽ nghĩ là nó đầy đặc vật chất, nhưng thực ra nó là trống rỗng được gắn bó bởi những lực kỳ bí. Hắn lại nhớ thêm khái niệm về “lỗ đen”, nó đang minh chứng cái có sẽ biến thành cái không, cái không sẽ sản sinh ra cái có, nhưng đó là do con người luận ra vậy, chắc gì đã vậy!
…Người ta tưởng Chúa Jesus thường suy gẫm về các đạo lý (liên quan đến Kinh thánh sau này), nhưng đêm đêm Chúa nhìn lên vũ trụ, ngắm các vì sao và trầm đắm trong các ý niệm.
Bạn có thể nhìn thấy vũ trụ và suy gẫm về nó, nhưng nó không bao giờ quan tâm đến bạn đâu, vậy thì bạn quan tâm đến nó làm gì vô ích.

(Ngày 9/3/2011)

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

21. Tự khổ và tự sướng


Kiếp người vốn thế ai ơi
Sao
ta cứ giữ trong lòng mà chi
Sao bằng thỏa cánh chim phi
Sao bằng mây gió, sao bì trăng khuya
Tự khổ là người ta tự làm khổ mình. Hình như rất rất rất nhiều người nghĩ thế giới này sẽ vận hành theo cái mà mình muốn, rồi ảo tuởng là đúng như vậy, rồi suốt đời chạy theo cái ý muốn đó, cho đến khi vũ trụ này nói “không” bằng một cú “giáng” kinh hồn, hoặc chí ít cũng cho người ấy thấy thế nào là nỗi thất vọng đắng cay, hoặc kẻ ấy không đủ nhận thức hay không tồn tại đủ thời gian để biết sự khước từ của vũ trụ. Vũ trụ này vận động theo kiểu của nó, và ác thay, nó chẳng cần bạn nghĩ hay muốn cái gì.
Có một người hỏi rất có lý rằng “khi bạn lên mặt trăng, thì mặt trăng cung cấp ôxy cho bạn hay là bạn phải mang ôxy lên mặt trăng?”, ý nói là bạn theo vũ trụ thì bạn sẽ tồn tại, tiếc thay là con người hầu như nghiện cãi lại nó. Người yêu của bạn có chắc là niềm hạnh phúc thật sự của bạn? Tình mẫu tử có chắc là niềm hạnh phúc thật sự của bạn? Con của bạn có chắc là “tình yêu” của bạn? …
Nếu bạn muốn hiểu như thế nào là “thuận theo tự nhiên mà sống” thì hãy suy nghĩ câu nói tiếp sau đây. Nói tổng quát, con người thường áp đặt cái ý muốn của mình lên vũ trụ, lúc vũ trụ chuẩn bị mọi cái cho mình thì mình không nhận, lúc vũ trụ đóng cửa thì mình đòi hỏi vũ trụ phải phục vụ cho mình! Có người, đa phần, bằng nhiều cách làm cho mình tự khổ, nhưng suốt đời hắn không biết, cứ đỗ cho là tại ông trời làm cho hắn khổ thế này khổ thế kia - không phải, chính hắn làm hắn khổ!
Có một hôm hắn đi mua một món quà lưu niệm, hắn đã găp một ông bán sách. Đây là hiệu sách của một tín đồ Thiên chúa giáo. Hình như ông chủ hiệu sách làm một thành viên của một tổ chức liên lạc Giáo hội quốc tế gì đó. Qua một thời gian lựa chọn món quà lưu niệm với vài lời đùa “thiền” qua lại, có lẻ ông chủ tưởng rằng hắn là một người giàu (mà cũng có thể không phải là như vậy), ông ấy nói:
- Làm ra tiền để làm gì, làm ra tiền là để hưởng thụ đúng không, có nhiều người có tiền, để dành tiền để khi đến già để hưởng, nhưng chắc gì đã được sống đến già, mà sống đến già chắc gì đã được hưởng thụ.
Hắn hỏi lại:
- Ý rất hay. Ý này có trong Kinh Thánh không? (Trả lời “không”).
Nhưng đây hắn cũng ngầm tự khen ông già, có thể ông ấy đã theo Kinh thánh suốt đời, nhưng những luận cứ trên là do ông ấy nghĩ ra. Vấn đề ở đây là: tại sao con người không tự sướng mà phải tự khổ làm gì?
Có người tuyên bố rằng “Thượng đế đã chết”. Đúng, bản chất con người là cô đơn, dù cho bạn có vùng vẫy như thế nào, cái mạng lướì vô hình của cô đơn cứ siết chặt lấy bạn không buông tha, cho dù bạn không tìm, không đến và không gõ thì cánh cửa dẫn vào sự cô đơn (và đau khổ) cũng cứ mở và hút bạn vào đó. Bạn phải tự giải quyết mối trăn trở quằn quại, trầy trụa và đau khổ của chính mình, không ai giúp bạn đâu, cầu cứu thần thánh làm gì vô ích, các bạn nghĩ xem có đúng không, dường như thiên đường là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người!
Triết học hay triết lý dài dòng làm cái quái gì, cơ bản là bạn có tìm được con đường tự sướng hay không thôi, vì có rất nhiều lúc chính bạn tìm đường lao đầu vào cái khổ đấy bạn ạ. Bạn có thể từ bỏ mọi cái gì là phong tục tập quán lễ hội và dám không áy náy để đi theo con dường mà bạn đã lựa chọn phù hợp với cách tồn tại của bạn không!
 À, bạn có thể thay đổi tư duy để tăng thêm “một thành công lực” được không? Tại sao bạn phải tự khổ? Bạn có cách nào để tự sướng không? Có vợ cũng có thể là một nỗi khổ: “vợ là món nợ, tình là dây oan!”. Bạn có nghe nói về hay áp dụng tốt vận trù học không? Bạn hãy nghiên cứu thay đổi một số cách hành động quen thụộc, lệ thuộc và không chủ động, một số lộ trình mà bạn đã mạch định, không ép buộc người khác phải theo ý bạn, không áp đặt lên cái vũ trụ này bằng cái ham muốn cá nhân của bạn để:
- uống một ly cà phê thật sự thoải mái,
- nói chuyện thật sự tự do,
- thả hồn bất tận trong chuyến du ngắm vũ trụ,
- suy nghĩ độc lập,
- làm một việc do mình yêu thích,
- không phải song song lo lắng các việc khác, hay
- “thiền” với một người khác phái…
Bạn làm như thế nào? 
(Ngày 8/3/2011)

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

20. Ý thức duy lý và duy ngã

Có ý kiến nói rằng người phương Tây có ý thức duy lý, còn người phương Đông, đặc biệt là người VN hay Trung Quốc, lại nặng về ý thức duy ngã!
Không phải “người phương Tây” cái gì cũng là tốt, không ai bảo như vậy, ở đâu cũng có kẻ tốt người xấu. Nhưng bạn có để ý không, thường người phương Tây ít khi thể hiện cái tôi như tự tôn hay sĩ diện, vì họ có ý thức duy lý. Họ đã có một nền giáo dục từ bé - một nền giáo dục nhiều đời rồi - là họ không có thì giờ nói xấu người này người khác, nói xấu lãnh tụ hay các chính trị gia, không có thời gian để sáng tác ra các chuyện tiếu lâm chính trị, để ngồi nói phét hay moi móc chuyện người khác, không có thời gian để so sánh bình luận phê phán tôn giáo này với tôn giáo khác, ... Và nói chung, họ chỉ biết là làm thể nào để công việc được tốt hơn và “enjoy the life” (hưởng thụ cuộc sống).
Khi còn trẻ, hắn được nghe giảng là ý thức duy lý này có nguồn gốc từ Aristotle và 'Luận lý học' mà là nền móng để dẫn đến một nền khoa học văn minh hiện đại ngày nay! Ví dụ, bạn hãy cầm cái điện thoại di động hay ngắm cái ti vi trước mặt bạn, bạn sẽ thấy hệ quả sản sinh từ tinh thần duy lý (người Nhật Bản, sau đó mới đây là Trung Quốc, đã dần dần có ý thức duy lý tốt (bạn hãy thử kiểm tra qua phim “Lý Tiểu Long truyền kỳ”). Không có tinh thần duy lý này, chắc cái “việc con trâu đi trước cái cày đi sau” vẫn không ngừng tiếp diễn.
Trước đây, có một nhà báo nói dân tộc Việt Nam là “thái âm”, hình như ở báo Tuổi trẻ (hắn đã đọc, nhưng không nhớ rõ thời gian của tờ báo). Trong bài này hắn không bàn về 'thái âm' mà bàn về ý thức duy ngã và duy lý. 
Xưa kia, thường, nếu có cuộc chiến tranh lâu dài, thảm khốc và đến bước đường cùng, vì hết đường để thể hiện ý thức “duy ngã” của mình, khi đó thì người VN lại xuất hiện một ý thức hết sức duy lý: đó là cùng đoàn kết lại chống kẻ thù chung là giặc ngoại xâm. Nhưng khi hết chiến tranh, cái cố tật duy ngã lại sống dậy, không ít người, vô tình hay cố ý, tìm cách để thể hiện cái tôi là số một dưới nhiều hình thức như tham gia nói sâu vào chuyện riêng của người khác, nói xấu lẫn nhau, chia bè chia phái, tự hại lẫn nhau, thậm chí là nội chiến… Từ đó, người Trung Quốc hay người Pháp mới có câu “dĩ Việt chế Việt".
Trong phần comment cho bài này, có một người nông dân bình thường, đã chỉ ra duy lý hay duy ngã gì đó là khó hiểu lắm, tốt hơn là “vị lý duy lý, vị ngã duy ngã, chẳng nhiều thì ít, cần phải duy tu" (đùa vui lắm, nhưng không phải là không thú vị).
Thường, người có học vấn cao, chức vụ lớn, thành công và nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn/trường đời, vì bị bao phủ bởi cái hào quang “tự tôn” hay “ảo tuệ” từ sách vở, nên không phải lúc nào người ấy cũng đưa ra nhận định chính xác, mà đã không có nhận định chính xác thì quyết định cà hành động cũng sẽ không chính xác.
Theo hắn, biết thêm về duy lý hay duy ngã thì cũng giúp cho ta hiểu tốt hơn về các hiện tượng trong xã hội, đặc biệt là có dịp cảnh tỉnh bản thân mình và học hỏi những điều hay lẽ phải từ người khác, và cuối cùng, nếu vì thế mà được “duy vui” thì may mắn lắn rồi.
(Ngày 7/3/2011)

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

19. Luận ai? Ai luận?


Cái mà ta nói là ta biết, thật ra ta đang tự thú là ta không biết, vì cái không biết luôn luôn là vô hạn.
Có một lần, hắn khuyên bạn hắn là đừng dại gì mà dựng nên một ý niệm.
Nói đến “kiếm hiệp” thì có Kim Dung hay Cổ Long ra chặn đường xuất chiêu rồi; nói đến thuyết tương đối thì có Einstein ra chào hỏi rồi; nói đến Vũ trụ vạn vật hấp dẫn thì có Newton đứng nhìn mình rồi; nói đến triết lý thì có Aristotle, Democrit, Socrate, Hegel, Kant, Sartre, Krishnamurti, Heidegger, Neitzche (nhức đầu vì mấy cái ông này quá đi)…, rồi; nói đến thơ thì có Shakespeare, Homer hay Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm… rồi, nói đến văn thì có Dostoevsky, Lev Tolstoi, Maugham…rồi, nói đến võ thuật thì có Lý Tiểu Long, Trương Tam Phong hay Hạ Đình Quốc Huy … rồi, nói đến hội hoạ thì có Michael Langan, Picasso…rồi; nói đến âm nhạc thì có Beethoven, Mozart, Chopin hay Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Văn Cao, …, rồi; 
Thế giới có quá nhiều đại cao thủ, có quá nhiều người rất sâu sắc, có quá nhiều người hiểu một bức tranh nào đó hơn ta nhiều, ta có cần phải lấy một bức tranh nào đó để đào sâu nó không, trả lời: không!
Đúng vậy, có điên mới đưa ra ý niệm gì đó. Nếu ta nói cái gì mà có người khác nói rồi, nói làm gì vô ích, Nhưng cũng có một tí xíu chỗ để ta tồn tại, cái mà ta tưởng ta nói ra ai cũng biết hết, sư thật thì ngược lại! Ta chỉ nói ta nhìn “nó” thế nào thôi, nhìn sâu quá đâm ra thành ý niệm, nhưng không phải là chân lý, vì sự vật tự thân vận động, không cần biết đến ý niệm của ta.
Ta nói là người ta không có ý niệm, vậy vô hình chung ta nói là ta có ý niệm, ta mà xưng là ta có ý niệm à: ta đang đưa ra một nghịch lý! Ta có thể dung nhãn quan của ta để rọi vào cái thế giới này, tự ta, quyền của ta. Nhưng ta rọi để làm gì? Thật khó trả lời? Để giải thoát, vô lý, vì giải thoát là thế bế tắc của triết học. Nói cho người ta biết về ta, phản cảm, người ta biết để làm gi? Nói để cho vui, có thể tạm chấp nhận được.
Có sự khác biệt giữa vô niệm và không ý niệm. Vô niệm là không có cái gì cả (trẻ con/động vật thì vô niệm, người chết thì vô niệm, có một số người có thể thiền đến vô niệm trong một khoảng thời gian hữu hạn). Còn ta có thể ý niệm, hơn nữa, có thể ý niệm về cái không ý niệm. Bạn suy nghĩ kỹ sẽ thấy, số không, nói nôm na trong thực tế, là không có (nhưng có số, đó là số không), nên ta có thể ý niệm về số không. Quan trọng hơn, đó là có thể đứng lên trên triết học, không còn triết học và không cần quan tâm đến cái gì là ý niệm nữa, mọi thứ là tự nhiên nhiên nhiên thôi.
Làm sao kết hợp tất cả mọi bức tranh trong cuộc sống thành một bức tranh duy nhất, đó là điều vô cùng khó và thậm chí là không tưởng. Có người xuất ra một chiêu kiếm không có chiêu thức nào cả (xem bài 'vô chiêu') mà bao hàm tinh tuý của tất cả mọi chiêu thức. Có một cách, kết hợp tất cả mọi bức tranh trên thế giới thành không bức tranh nào cả. Đó lại chính là một bức tranh khác - bức tranh vô niệm.
(Ngày 6/3/2011)

18. Khoa học về tổ chức


Một buổi sáng thứ Bảy, hắn uống cà phê đến 8g30. Sau đó, hắn phải đi ngân hàng làm một giao dịch, vì chỉ có duy nhất ngân hàng này là làm việc sáng thứ bảy, nếu không thì tuần sau hắn mới có thể làm giao dịch này được (hắn bận làm việc từ thư hai đến thứ sáu). Như vậy, về phong cách làm việc, hắn đã sắp xếp công việc trước một tuần. 
Hắn có một người bạn, lúc bắt đầu ăn cơm, mọi thứ đã sẵn sàng, người bạn hắn cứ nhấp nhổm nói là bận tí việc không ăn cơm. Nhưng khi mọi người ăn cơm và dọn dẹp xong rồi, thì bạn hắn gọi điện về hỏi “ông ăn cơm chưa? tí tôi về ăn cơm nhé”, lúc đó cơm còn đâu nữa mà ăn!
Rất rất rẩt nhiều người nói là "bận" hay "không có thì giờ". Hắn thử hỏi khác đi là:
- "có khi nào bạn có tiền trước khi bạn cần tiền không?" 
- "có chứ"
- "vì sao?"
- "vì tôi đã chuẩn bị tiền trước khi cần tiền"
- "vậy bạn có chuẩn bị thời gian trước khi cần thời gian không?"
- "....." (im lặng hình như không hiểu lắm, bạn thử nghĩ xem nhé)
Từ trẻ, hắn có thói quen là tập có một dáng đi rất ngay thẳng (nhưng chưa chắc đã thẳng). Dần dần, hắn tập được là một người, không phải có dáng đi thẳng, mà là có một phương pháp tổ chức công việc “thẳng”.
Có lúc, đi xe đạp, hắn chở một người bạn bị tàn tật 2 chân (vì bị sốt bại liệt) từ một quận cách nhà ăn 28km, chắc chắn là thời điểm đó, hắn (cả xã hội) chưa có điện thoại di động (1983 gì đó) và hắn thậm chí không có tiền. Nhà ăn ngừng cung cấp cơm lúc 12g trưa, thế mà hắn về đến nơi lúc 11g55 để kịp lãnh 2 suất ăn trưa của sinh viên.
Có một lần khác, cũng cùng đi với người bạn này (cầm trên tay 2 cái vé xe đò; lúc đó người ta còn bán vé xe theo giấy thiệu là cán bộ của cơ quan nhà nước, hiếm khi ninh viên mới mua được vé; mỗi ngày có một chuyến và chỉ bán cho sinh viên có 2 vé!, mà có đến hàng vài chục sinh viên có nhu cầu đi trong ngày), xuất phát từ một huyện miền quê ở cách bến xe 50km, trên tuyến đường huyện thỉnh thoảng mới có một chuyến xe “Lam” chạy qua. Vì ngày Tết có rất đông hành khách, nên chiếc xe nào chạy qua mặt hắn cũng không dừng lại. Thế là hắn cơ động chạy xuống bờ ao, lấy một gánh rau muống của một người nông dân nào đó còn để đấy để ăn cơn trưa, hắn để gánh rau muống chặn giữa đường đi, thế là một chiếc xe Lam buộc phải dừng lại. Hắn đưa người bạn tàn tật vào trong xe trước, còn hắn đứng bám lên đàng sau chiếc xe lam mà vào thị xã. Cũng vậy, hắn đến bến xe 5 phút trước giờ xe chạy.
Hắn nói là đến trước 5 phút, nhưng thực ra mức độ chính xác đến mức 1 phút, với một phương tiện hết sức nghèo nàn như vậy, tiền thì rất ít, không có ĐTDĐ gì hết ráo.
Một lần khác, hắn có một cuộc hẹn vào lúc 8g sáng ngày 9 tháng 3 (năm 1984 thì phải) với thầy của hắn để thi mộn Vật lý. Trước đó vài ngày, hắn ở cách trường Đại học đến 1000km, Vào thời điểm đó, cũng giống như trên, sinh viên rất khó mua được vé tàu lửa, hắn cũng mua không được. Sau đó lang thang trên phố, hắn gặp một nhóm sinh viên có là con cán bộ, hắn đã nhập bọn với nhóm này và cuối cùng hắn cũng hưởng “xái” được một tấm vé.
Thêm nữa, thời ấy và nhiều rất nhiều năm sau đó, tàu thì gọi là tàu chợ, xe thì gọi là xe dù. Xe dù tạm hiểu là xe (cả nhà nước lẫn tư nhân) chạy xuất phát không đúng giờ, mà đến nơi lại càng không đúng giờ; nhà xe bằng mọi thủ đoạn để thu được càng nhiều tiền càng tốt; trên đường đi, xe dù bất cứ lúc nào thích chạy thì chạy, thích dừng thì dừng, hành khách không được tôn trọng; hành khách thì chính thức cũng có, phi chính thức cũng có, ngồi trên ghế xe cũng có, ngồi ghế “xúp” cũng có, nằm trên sàn xe cũng có, thậm chí nằm trên mui xe hay nằm dưới xe nơi có thùng để hành lý cũng có (người ta nói là nằm như “cá nục”); trên xe chất càng nhiều hành khách càng tốt, vượt quá số lượng hành khách cho phép/xe, có những thời điểm đặc biệt, thậm chí số lượng khách trên có thể vượt rất xa số lượng cho phép (bằng cách đút lót cho người “làm luật”, đồng thời hình thành những “đường tránh công an", ...). Hiện tượng này đến nay, phần nào, vẫn còn xảy ra.
Tiếp, hắn không nhớ rõ là hắn đi hết 3 hay 4 ngày nữa, đại khái là hắn phải tính nên khởi hành vào lúc nào để trừ hao những yếu tố rủi ro. Cuối cùng, vào lúc 7g59 phút ngày 9/3, khi hắn thò đầu lên từ cầu thang bên phải thì và thầy hắn đi lên từ cầu thang bên trái. Vào 8g không phút không giây, hai người đã gặp nhau trong phòng thi!!! Thầy hắn, vì nhà ở gần cầu thang, nên đến đúng giờ là chuyện dĩ nhiên, còn hắn đi lại trong một điều kiện mà xã hội còn khó khăn rối rắm như thế, với khoảng cách như thế, với hiện tượng tàu xe “dù” và khả năng kinh tế vô cùng hạn hẹp như thế, mà hắn đến đúng giờ thì đó quả là một sự nỗ lực về tổ chức hết hết sức là chặt chẽ. Hắn đã thi đậu xuất sắc, không phải vì hắn nhớ và hiểu bài, nhưng vì hắn trình bày bài có kèm theo những phân tích triết học tốt và một phần là vì hắn đã tổ chức công việc tốt!
…Và như thế, hắn có thành công cơ bản trên đường đời và có được một số bạn thân, vì cách thức tổ chức công việc của hắn.
Nhưng khổ thay…. hắn có năng khiếu tổ chức khi 18-19t và có khả năng huy động một nguồn nhân lực cở vài ngàn người như vậy, thế mà khi 24-25t, hắn đã bị những cơn chấn động tâm lý (xem bài “giấc mơ kỳ lạ, …) tích tụ lại làm hắn không có khả năng điểu khiển một nhóm người, thậm chí 2 người.
Nhưng số phận luôn theo đuổỉ hắn, hắn không làm tổ chức, nhưng nghệ thuật tổ chức lại càng ngày càng sâu đậm, càng có chất và càng tinh vi tế nhị hơn trong đầu hắn. Hắn còn nhớ hắn có đọc một câu chuyện kiếm hiệp nói về “Lục tàn” nào đó (6 người bị tàn tật”, ví dụ có người bị tàn tật về chân tay thì cái đầu hắn sáng tạo hơn người thường rất nhiều (và phát minh ra các công cụ cơ học rất tốt). Hắn bị rơi vào một căn bệnh như vậy, càng không làm tổ chức, thì cách suy nghĩ về khoa học tổ chức của hắn càng ngày càng hoàn hảo.
Hắn đã cười thầm khi nghe đài BBC nói một đội quân viễn chinh khổng lồ của Mỹ (đi đánh Irắc) phải dừng lại trong sa mạc mấy ngày vì bị trở ngại trong việc tiếp nhận lương thực. Hắn không nghĩ vị tuớng nào đó của Mỹ tổ chức sự kiện này là người có tài về tổ chức.
Hắn lại hơi ngạc nhiên, khi người Nhật lại bị một tai nạn dữ dội như cơn sóng thần, động đất và vụ nổ nhà máy điện hạt nhân vào giữa tháng 3/2011 (ở đây, chưa bàn về số phận con người liên quan đến thiên tai hay chiến tranh). Nên nhớ nuớc Nhật là nước đứng đầu thế giới về cảnh báo động đất hay sóng thần. Từ sự kiện này, người Nhật cảnh báo về việc mặt trái có hại của việc sử dụng nhà máy điện hạt nhân! Và “Đàng sau sự đau thương, mất mát đó, là cả một hậu quả mà do chính con người chúng ta tạo ra, thiên nhiên đang dóng những hồi chuông cảnh tỉnh lên trái đất ...” (http://vn.news.yahoo.com/nỗi-đau-của-người-sống-sau-sóng-thần).
Theo hắn, người Nhật và Người Mỹ, v..v…, rất rất coi trong khoa học về Quản lý (kinh tế), và hầu như cái gì người ta cũng quy về Quản lý, ngay cả về tổ chức.
Khoảng 2004, hắn có hỏi một chuyên gia về đào tạo lãnh đạo (học bên Mỹ về) là:
- Nguyễn Huệ là nhà quản lý? Yes hay No?
Ông ta không thể trả lời. Vì nếu trả lời là “đúng” thì ông ta sai, vì Nguyễn Huệ không phải là nhà quản lý; mà bảo là “sai” thì ông ta không đúng, vì không có tài quản lý sao mà có thành công vĩ đại được???
Thậm chí khi hắn hỏi ông ta “quản lý là gì?” thì có thể hình dung ông ta sẽ trả lời thao thao bất tuyệt như thế nào, còn nếu hỏi “tổ chức là gì?” thì có thể mường tượng là ông ta nói 'lạc đề' như thế nào.
Vì Nguyễn Huệ là người từ xa ngàn dặm, đã vận động quân lính đi bộ ra Hà Nội mà đánh tan 20 vạn quân Thanh trong vòng mấy ngày, người ta rất dễ dàng kết luận là Nguyễn Huệ chắc chắn có tài về quản lý! Cho rằng NH là thiên tài về quân sự thì cũng không thể từ chối đó là tài năng tổ chức (quân sự) của ông ta.
Tình hình tương tự đối với Khổng Minh/Napoléon. Không thể cho rằng - chuyện Khổng Minh tổ chức trận đồ bát quái vây khổn Lục Tốn sau khi ông ta chết - là nghệ thuật quản lý được. Không thể cho rằng - “điều Napoleon lo sợ nhất đã đến, đó chính là đội quân Phổ do Bá tước Von Blücher chỉ huy đến hội quân với Wellington” (trận chiến Waterloo, 23-24/6/1815) và chuyện ông ta đã bố trí một đội quân dự phòng, nhưng khi Napoleon bị tan rã hết quân đội thì đội quân của vị tướng kia không xuất hiện vì lạc đường! - là không có sơ hở về phương diện tổ chức được.
Và hắn có hỏi một người khá có kinh nghiệm và nghệ thuật tổ chức công việc thuộc về khoa học nào? Người bạn này ngần ngừ rồi trả lời là nó thuộc về khoa học quản lý! Mặc dù hắn không tranh luận, nhưng hắn không nghĩ vậy.
Trước đây, McNamara nghĩ rằng có thể ổn định tình hình VN trong vòng vài năm (1967-1970) gì đó). Nghe đồn rằng Mac là một người rất rành về công nghệ thông tin (“Theo nhận định của BBC, McNamara là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thâm niên lâu nhất từ trước tới nay và được coi là "kiến trúc sư trưởng" của chiến tranh Việt Nam, ông đã thực hiện một cuộc "cách mạng trong quản lý" (dùng máy tính điện tử và đưa vào toàn bộ kiến thức về công nghệ, thống kê, vũ khí và tổ chức vào cuộc chiến), tuy nhiên "cách tiếp cận kỹ thuật của McNamara đối với các vấn đề quân sự có thể phù hợp trong cuộc đối đầu với Liên Xô, nhưng lại dẫn đến các sai lầm khủng khiếp tại Việt Nam" (http://vi.wikipedia.org/wiki/Robert_McNamara)). Nhưng những người “chống Mỹ” lại có một sự tổ chức chuẩn bị từ khoảng năm 1954 và trong 20 năm, họ đã chuẩn bị một nên móng tổ chức hết sức có bài bản để tổng hợp các yếu tố sức mạnh nội lực trong nước và ngoại lực “quốc tế” để chống Mỹ. Vì thế cái gọi là khoa học quản lý thời McNamara, thậm chí qua 5 đời Tổng thống Mỹ cũng không thắng nổi cái khoa học tổ chức nói trên. Nói như vậy là một bằng chứng rất cụ thể là, khoa học về tổ chức quyết không phải là một bộ phận của khoa học về quản lý. 
Theo kinh nghiệm của hắn, khoa học về tổ chức là một khoa học là độc lập (dưới giác độ phân loại khoa học) như là toán học vậy. Không thể đồng nhất khoa học tổ chức với khoa học quản lý (kinh tế). Mà nghệ thuật tổ chức quân sự cũng thuộc khoa học về tổ chức. Nguyễn Huệ là một ví dụ điển hình, và trên thế gian này có vô số thí dụ như vậy (nhiều người không có học vấn cao, thậm chí không biết đọc biết viết, mà làm việc (kinh tế, mafia, chiến tranh du kích, khủng bố,…) đôi khi lại tổ chức công việc có hiệu quả và thành công hơn một nhóm các tiến sĩ hay các nhà khoa học, ...
…Nhưng cuối cùng, khoa học tổ chức để làm gì, có liên quan đến triết học không. Xin thưa, vì không có liên quan đến triết học nên mới được triết học đề cập đến. Triết học không phải chỉ tìm cái gì sâu xa bí ẩn và có liên quan tới nó! Hạnh phúc, giải thoát không phụ thuộc vào cách bạn quản lý công việc như thế nào và cũng không phụ thuộc vào việc bạn tổ chức sự kiện tốt ra làm sao? 
Một người nông dân có thể hạnh phúc hơn rất nhiều so với một hoàng đế. 
(Ngày 6/3/2011)