Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

30. Vì không biết lùi nên không đi tiếp được nữa


L. à, chắc L. không có thì giờ đọc một số tài liệu mà “hắn” gởi cho L. nên L có thể đọc tài liệu này là tạm đủ rồi. Có một hôm L. hỏi “you có giảng bài à?”. Giảng cái gì, thật là khó mà nói trong một thời gian ngắn vì hắn giảng bài với luồng tư duy chảy cuồn cuộn, bất cứ lúc nào cũng có thể vừa giảng bài, vừa cho ra tài liệu đào tạo luôn tại lớp học. Dĩ nhiên các bài giảng có thể trình bày dưới dạng Power Point, bảng trắng hay giấy Ao, …, tuỳ theo mỗi tình huống cụ thể tại lớp học. Mặc dù nói ngắn thôi, “chủ đề dưới đây + thực hành tối ưu hoá hoạt động của một công ty” làm hắn giảng ít nhất một tuần mới xong ạ. Còn nữa, chỉ khi viết triết học thì hắn thấy “tập trung” và được nạp năng lượng!.
………………………………………………………………………………………….
Người ta nói “kẻ có đẳng cấp là người biết đi lùi”.
Rất rất nhiều người cứ lao về phía trước,
đến một ngày,
 vì không biết lùi nên không đi tiếp được nữa,
kết quả là đứng yên tại chỗ,
thậm chí là tụt dốc.
Chu choa, nếu ai hỏi hắn đã từng “giảng” cái gì thì quả thật khó trả lời. Thường hắn nói cái gì cũng có mở đề, diễn giải và kết luận, nhưng cách mở đề của hắn hơi đặc dị, hắn lại có rất nhiều ví dụ cụ thể nữa.
Hắn thường dựa vào một “khung logic” để diễn đạt một ý nghĩa nào đó mà người nghe, nếu không soi kỹ,  hiếm khi nhận biết được.
Hắn sẽ chỉ ra những giải pháp mà có thể có hiệu quả hơn những giải pháp mà các tư vấn khác đề ra vì hắn tốn rất nhiều mồ hôi nước mắt để rút kinh nghiệm từ những khó khăn, thất bại và đau khổ trong suốt cuộc đời hoạt động của hắn.
Hơn nữa, hắn làm nghề “tăng cường năng lực” tức là tư vấn v/v phát triển công ty hay phát triển năng lực cá nhân, và từ đó hắn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các giám đốc của các công ty khác nhau.
Hắn lại không tin vào những điều Phật hay Chúa nói vì đó là những điều do người khác nói lại (chứ không phải là lời của Phật hay Chúa), vả lại Thượng đế đã cho con người sống 100 năm và cái thế giới vận hành chung quanh con người đã cho phép người đó suy nghiệm ra chân lý cần thiết để tồn tại, phát triển và, do đó, có thể tìm ra “ánh sáng cuối đường hầm”.
Cái khung logic (logical framework hay log-frame) này gồm có mục tiêu tổng thể/mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, hoạt động và hoạt động chi tiết (hoạt động con) kể cả các tiền đề, kiểm tra/chỉ báo và rủi ro. Có người tưởng “tinh thần” của khung logic là một điều dễ hiểu nhưng rất tiếc là, từ kinh nghiệm thực tế của hắn, có không ít thầy, kỹ sư hay chuyên gia vẫn chưa hiểu thấu được triết lý và vận dụng khung logic này! Thậm chí có một ông thạc sĩ, tiến sĩ hay một chuyên gia quốc tế nào đó , …, vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hoạt động và mục tiêu cụ thể!
Ví dụ ông thạc sĩ nói trên nói là “mục tiêu của tôi là xây một căn nhà 3 tầng”. Ông ấy nói đúng hay nói sai ạ? Nói thật nhé, rất tiếc là ông ấy đã nói sai! Xây một căn nhà 3 tầng là một hoạt động cụ thể chứ không phải là mục tiêu, vì mục tiêu xây căn nhà đó là để ăn ở sinh hoạt? để làm văn phòng? để buôn bán? để cho thuê (mà cho người Việt Nam hay người nuớc ngoài thuê, cái đó cũng rất khác nhau)? để cho con cái ăn học?… Đấy chính là các mục tiêu cụ thể (chưa nói đến mục tiêu tổng thể). Chính vì các mục tiêu cụ thể này mà hoạt động cụ thể sẽ khác nhau, vì xây nhà để cho người nước ngoài thuê sẽ có thiết kế rất khác với xây nhà để cho con cái ăn học, … Ta sẽ nói tiếp điều này qua vài ví dụ cụ thể dưới đây.
Ví dụ như việc “hắn” muốn “giúp ông T. được giảm án” (ông T. đã lạm dụng một số tiền lớn không phải của mình, thất bại và bị ở tù lâu năm). Trước hết, xét khung logic khi hắn tham gia vào vụ việc này.
Thứ nhất, chắc hắn có các các mục tiêu tổng thể như sau: để phát triển công ty? để ổn định cuộc sống gia đình? để con cái ăn học thành tài? để cuộc sống của mình thêm có ý nghĩa? …
Thứ hai, từ đó mục tiêu cụ thể của hắn là để tăng thu nhập của công ty hay gia đình? để vợ chồng con cái sống đoàn kết, quan tâm lẫn nhau và thương yêu hơn? để hỗ trợ việc giáo dục con cái về nhiều mặt như chuyên môn tốt hơn, bảo vệ môi trường, quan hệ xã hội , quan tâm giúp đỡ người khác? để bản thân hắn hay gia đình được tôn trọng hơn? …
Thứ ba, cũng cần nhắc đến yếu tố rủi ro nếu hắn tham gia vào quá trình trên. Có thể các ông anh bà chị của ông T. nói “cái ông này, tự nhiên lại can thiệp vào chuyện nội bộ của người ta” hay “chú ấy nói tôi làm chứ tôi đâu có biết đâu” hay “tôi thấy không yên tâm” hay “tôi không rõ chú ấy là người như thế nào” hay “thôi, chưa làm, đừng nên khuấy động chuyện này lên “, và chưa kể các lời ra tiếng vào khác có tính chất tích cực hay tiêu cực.Vậy thì liệu rằng hoạt động “giúp anh Th. được giảm án” có giúp hắn đạt được các mục tiêu nói trên không, chí ít là “làm cho cuộc sống của mình thêm có ý nghĩa”?
Với những rủi ro nêu ra ở trên, nghi ngờ rằng hoạt động “giúp” này không phản ánh được mục tiêu tổng thể ở trên. Vậy, cuối cùng hắn có nên làm không, làm để làm gì, khi nào làm, và tối hậu, nếu làm thì nên làm ở mức độ nào?
Một ví dụ nhỏ nữa, là hắn đã có một lần uống cà phê với bà T. (vợ ông T.). Mục tiêu tổng thể của hắn là “được gần gũi với thằng Cu” (vì từ năm 1998 đến nay, do đi làm xa, hắn không có điều kiện gần gũi con của mình; vì thể hắn đã có một lần gặp L.). Còn bà T. thì có mục tiêu là “an phận thủ thường” theo triết lý đạo Phật. Vì mục tiêu này là khác với mục tiêu của hắn, nên sau khi vụ “ông T.” có kết luận, hắn không đề cập đến bà ấy nữa.
Hãy xem tóm tắt ở sơ đồ dưới đây:
Ví dụ 1: Mục tiêu của tôi là xây một căn nhà 3 tầng
kiểm tra/chỉ báo
<= kiểm tra/chỉ báo
<= kiểm tra/chỉ báo
<= kiểm tra/chỉ báo
mục tiêu tổng thể
mục tiêu cụ thể
hoạt động
hoạt động chi tiết
xây một căn nhà 3 tầng?
SAI!
xây một căn nhà 3 tầng?
SAI!
-ăn ở sinh hoạt?
-làm văn phòng?
-buôn bán?
-cho thuê?
-cho con cái ăn học?…
-xây một căn nhà 3 tầng
-làm garage
-khu vực để chơi cây cảnh/hồ cá
-phòng làm việc/nhà kho
-giấy phép xây dựng
-chọn một KTS có tài
-đường điện âm tường
-hệ thống thoát nước
-truyền hình cáp, ĐT cố định, internet
-làm sân trước …
các tiền đề (nguồn lực: nhân lực, tài lực và vật lực)


rủi ro
Ví dụ 2: Giúp ông T. được giảm án
kiểm tra/chỉ báo
<= kiểm tra/chỉ báo
<= kiểm tra/chỉ báo
<= kiểm tra/chỉ báo
mục tiêu tổng thể
mục tiêu cụ thể
hoạt động
hoạt động chi tiết
-phát triển công ty?
-ổn định cuộc sống gia đình?
-con cái ăn học thành tài?
-cuộc sống của mình thêm có ý nghĩa?
-tăng thu nhập của công ty hay gia đình?
-vợ chồng con cái sống tốt hơn?
-hỗ trợ việc giáo dục con cái?
-gia đình được tôn trọng hơn …
-tăng/giảm  nhân sự
-tăng cường năng lực cho đội ngũ CB
-cân đối lại KH hoạt động của công ty
-cân đối lại tài chính
-đầu tư theo chiều sâu…
-lọc lựa nhân sự có chất lượng
-giảm các hoạt động xa mục tiêu
-nghiên cứu việc tối ưu hoá các hoạt động
-“giúp ông T. được giảm án”?
các tiền đề


rủi ro
-“cái ông này, tự nhiên lại can thiệp vào chuyện nôi bộ của người ta” hay
-“chú ấy nói tôi làm chứ tôi đâu có biết đâu” hay
-“tôi thấy không yên tâm” hay
-“tôi không rõ chú ấy là người như thế nào” hay
-“thôi, chưa làm, đừng nên khuấy động chuyện này lên”,…
Qua một số thí dụ cụ thể nói trên, cần nói thêm rằng, có quá nhiều người vì không hiểu một khung logic đơn giản như thế, đã làm ăn trong 30-40 năm mà vẫn đã thất bại/giẫm chân tại chỗ. Ông T., ông L., ..., là những ví dụ điển hình vì các người ấy không biết cách hành động theo một mục tiêu dài hạn nào đó đã được xác định (thực ra là họ không xác định được).
Tóm lại, nếu một công ty/một người đã xác lập mục tiêu tổng thể thì mọi hoạt đông phải xoáy quanh (các) mục tiêu đó. Khung logic, hay nói cho cùng là mục tiêu tổng thể là cái “kính lúp” để ta căn cứ vào đó mà soi xem thử ta đang tiến hành (các) hoạt động có đúng mục tiêu hay không. Hoạt động đúng mục tiêu sẽ mang đến hiệu quả nhiều hơn hay rõ ràng hơn cho một hoạt động của một cá nhân hay một công ty. Các hoạt động mà xa mục tiêu sẽ dẫn đến hệ quả không được như ý hay “hậu quả” khó lường được.

(Ngày 7/6/2011)