Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

165. ‘Phi dã, phi dã’

Có người mới nhìn vào việc của người khác là lập tức phát hiện ra cái chưa được!!!, giống như Bao Bất Đồng luôn miệng nói ‘phi dã, phi dã’ (tức là 'sai bét, sai bét'; trong truyện ‘Thiên Long bát bộ’ của Kim Dung). Ví dụ anh ta có thể bắt bẻ một cách nghiêm trọng chữ ‘mình’ và ‘chúng mình’ trong bài viết này, hì..hì..

Cách đây hơn 2 năm, mình có làm một căn nhà nho nhỏ.
Vì lúc đó mình không rành nơi này lắm, không quen chính quyền địa phương, không biết điều kiện địa chất, mình lại ít khi về nhà và là một người xa lạ đối với khu vực đó, nên mình phải nhờ nhiều kiến trúc sư thiết kế căn nhà, mục đích là tìm ra một nhà thầu phù hợp để có thể giải quyết được các ‘khó khăn’ trên. Nhờ quá trình thiết kế này mà bản thiết kế cuối cùng có phương án xây dựng khả thi nhất và đẹp nhất, vì dù sao nó cũng được tham khảo ý kiến (nhiệt tình) của nhiều KTS và những người bạn/bà con khác.
Qua một quá trình nhức đầu nhức óc, tạ ơn trời đất, căn nhà cũng đã hoàn thành và đối với các thành viên trong dòng họ mình, có thể nói là thực sự thỏa mãn.
Có nhiều người đã đến tham quan căn nhà đó.
Người đầu tiên đến thăm là một anh chàng Tổng giám đốc (cũng nói thêm là nhờ anh ta mà mình biết thêm về triết gia Hồ Thích, nhà thơ Khalil Gibran, Steve Jobs, Khổng tử/Huệ tử, Nguyễn Duy Cần/Nguyễn Hiến Lê, hay biết thêm về ý nghĩa của nhạc Trịnh Công Sơn...). Hôm đó, anh ta đến cùng với vợ con. Ảnh và vợ ảnh đi xem hết mọi ngóc ngách của căn nhà, trầm trồ khen ngợi, ảnh hỏi ‘sao chỗ này hay vậy?’, vợ ảnh nói ‘sao chỗ kia đẹp vậy’, hai vợ chồng lắng nghe chúng mình giải thích một cách rất chăm chú và chi tiết, rồi ảnh lấy sổ tay ghi chép để học hỏi rút kinh nghiệm để sau này xây nhà mới, ngoài ra, ảnh còn tặng cho thằng cu nhà mình một suất học bổng và khuyến khích cho nó học thật giỏi.
…Một hôm, có một anh chàng, là một nhân viên cấp thấp, cả đời người chưa có dịp xây nhà, anh ta thuộc diện khá ‘hoàn cảnh’ nên phải đi làm ăn rất xa. Anh ta có đặc tính là cái gì cũng tham gia và cái gì cũng cho là mình rất hiểu biết, mình còn nhớ anh ta phán ‘sao mấy nhạc sĩ tiền chiến có tài và sáng tác nhạc hay thế, còn mấy nhạc sĩ bây giờ chả biết cái đếch gì’!!! Mới bước vào nhà mình, anh ta lập tức đi xem xét khắp mọi nơi, rồi… anh ta chỉ có một kết luận là ‘cái ti vi treo chỗ này là không đúng, ai lại treo vậy, phải treo chỗ kia mới là đúng’. Anh ta ngồi ở nhà mình tất cả có 30 phút mà cứ lập đi lập lại để ‘chỉ giáo’ cho chúng mình biết là treo cái ti vi theo ý anh ta mới là đúng! Mình chỉ mỉm cười tiếp khách, nhưng sau này, anh ta bị các thành viên khác trong gia đình mình nhận xét không tốt về anh ta, mà mình không tiện nói ra ở đây.
…Sau này mới kinh khủng hơn, có một anh chàng cũng thuộc diện ‘hoàn cảnh’, suốt đời chưa bao giờ xây được nhà cho mình, chỉ toàn là đi ‘chỉ giáo’ người ta xây nhà thôi à! Anh ta có một cái đặc tính là cái gì cũng tham gia, cái gì cũng biết, cái gì cũng nhất! Tương tự như anh chàng đã kể ở trên, mình còn nhớ câu anh ta phán ‘mấy cha tiến sĩ chả biết gì’!!! Mới vừa bước vào nhà mình, anh ta liền nói ‘thằng KTS nào mà thiết kế ngu vậy?’, nói chung là đi chỗ nào anh ta cũng chê hết, chê liên tục, chê tùm lum tà la, mình quíu luôn, cao huyết áp luôn, không kịp giải thích được bất cứ câu hỏi nào, thực ra anh ta cũng có tạm khen duy nhất một chỗ (mà khi khen người ta, anh ta có vẻ đau lòng lắm!). Hì..hì.., mình cũng đang cố gắng rèn luyện ‘luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu’ đây, nhưng thực ra sau này mình ngán gặp anh ta lắm.

…Dĩ nhiên, trong đời này không có cái gì là hoàn chỉnh tuyệt đối, bất cứ cái gì, nếu cố tình, ta cũng có thể phát hiện ra chỗ khuyết của nó, theo mình, sự vật luôn có hai mặt là ‘được’ và ‘chưa được’, nếu mặt được là nhiều hơn và nếu mặt chưa được là không nghiêm trọng, thì thế là được, hay nếu một vấn đề mà đạt mức cơ bản hay trên cơ bản là được, nếu đạt mức ‘tốt’ thì càng tốt, nhưng không thể đạt mức ‘tuyệt đối tốt’.
Thực ra, mình tâm sự trong bài này không có ý đả kích ai, thỉnh thoảng mình uống cà phê, nghĩ chuyện này chuyện kia (ngày mai mình lại nghĩ chuyện khác!), nếu 2 sự kiện (sau) nói trên có xảy ra thì nói là buồn thì chưa chắc đã buồn, nhưng quả thực là không vui tí nào.
Thường thì những người hay soi mói chê khen kẻ khác, mình thấy rất khó mà thành đạt, vì bao nhiêu ‘chất xám’ y đã dùng để chê người khác rồi, còn đâu mà làm việc lớn, trong bài ‘những câu chuyện ngăn ngắn ngày Tết’, mình có nói cái vụ ‘binh nhì vẫn hoàn binh nhì’ rồi, hì..hì..
Dĩ nhiên là trong số những người hay chê khen người khác thì cũng có những người hiểu biết, nhưng chưa hẳn là họ đã hiểu biết đến nơi đến chốn.
Có người lấy việc ‘hạ’ người khác để ‘tôn’ mình lên, nhưng mình thiết nghĩ rằng kết quả sẽ ngược lại.
Có người lấy việc phê phán hay chê bai người khác làm niềm hạnh phúc ‘ảo’ cho mình, chả biết người đó có vì thế mà được hạnh phúc hay không, theo mình, chăc là y không thể nào có hạnh phúc, một trong những lý do đơn giản là, y hiểu nhiều nhưng không có ‘chất’ hay chưa hiểu tận nguồn gốc ‘triết lý’ của vấn đề.
Tại sao ta không thể nhìn thấy cái hay của người khác?
Tại sao ta không thể phát hiện rất nhiều bài thơ hay trong các blog?
Tại sao ta không thể phát hiện ra rất nhiều áng văn hay trong các blog?
Tại sao ta không thể phát hiện rất nhiều ‘tâm hồn’ đẹp trong số các blogger?
Tại sao ta không thể phát hiện ra nhiều ‘màu tím’ hay ‘màu hồng thắm’ trong tim của các blogger?
Tại sao ta không thể phát hiện ra nhiều tài năng trong số các blogger?
Tại sao ta không thể phát hiện ra nhiều ý tưởng/tư tưởng mới trong số các blogger?
Tại sao ta không thể ‘yêu’ các ‘thiên thần nhỏ bé’ hay 'thiên thần lớn lớn' trong số blogger? …

Và, cuối cùng, tại sao ta phải luôn mồm nói ‘phi dã, phi dã’!!!
Có một blogger đã comt như sau: ‘Nếu ai đó có thể giải thích được 2 chữ tại sao thì cuộc sống này có thể sẽ giúp được nhiều người lắm đấy’, hì..hì... Mình đi 'làm' đã nhé, hẹn cuối buổi chiều gặp, thân.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

164. Tình yêu từ nghĩa địa

Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Ta được thêm ngày nữa để yêu thương.

Wake at dawn with a winged heart
and give thanks for another day of loving 

(Thơ Khalil Gibran, LV Nguyễn Nhật Ánh)

Mỗi năm, mình có vài lần đi thắp hương nơi nghĩa địa, nơi đó, mình ngắm bầu trời bao la và suy tư về thân phận con người. Mình đã suy nghĩ rất nhiều về tình yêu và kiếp người, từ đó mình có suy nghiệm về ‘tình yêu từ nghĩa địa’ (chứ không phải tình yêu nơi nghĩa địa), sự thật là vậy.

Gần đây, mình có đi dạo qua vài thế giới tư tưởng trong các blog, mình có (hoặc không) để lại lời comt, chắc không ít bạn rất thích hay rất vui vì những lời comt của mình, nhưng cũng có một số bạn ‘hơi’ thất vọng, dĩ nhiên, thực ra ‘tui’ chỉ là ‘tui’, ‘tui’ có là cái gì đâu ạ, hì..hì…

Mình có nghe nói thượng đế và sa tăng là một, không phản đối, nói thiệt, chuyện đó mình có suy nghĩ lâu rồi, nếu sự tồn tại của sa-tăng là vô ích thì Thượng đế (hay Phật) đã diệt sa-tăng từ lâu rồi (nói nôm na là ổng bảo Tôn Ngộ Không giáng cho một 'thiết bảng' là sa-tăng đi đời!), nhưng từ khi khởi sinh vũ trụ đến giờ, thượng đế và 'sa-tăng vẫn đi 'cặp' với nhau, sa-tăng đã, đang và sẽ bất tử cùng với thượng đế, chắc phải có một logic nào đó không thuộc về thế giới tư duy của con người!

...Cũng xin nói thật, mình chỉ dừng lại và comt bằng cảm nhận thực khi thấy nơi đó có ‘mùi vị’ của tình yêu hay mình chỉ dừng lại nơi có những bức tranh khỏa thân, vì sao, vì đó là một trong những vẻ đẹp uyên nguyên của vũ trụ, nó là nơi mà ta sinh ra, …, đó là khát vọng vươn tới cái ‘chân’, cái ‘thiện’ và cái ‘mỹ’ của con người, nó tuyệt nhiên không phải nhằm mục đích khơi dậy tình dục… Vả lại, đó chỉ là chuyện thường tình, ‘anh hùng nan quá mỹ nhân quan’ mà, Tào Tháo không phải vì nàng Trâu Thị mà suýt chết đó ư, người ta không phải trân trọng ‘Nhị kiều’ (trong truyện ‘Tam quốc chí’, đó là Đại kiều và Tiểu Kiều, sinh năm 168 và 170 sau CN, đã lấy Tôn Sách và Chu Du) đó ư, người ta không phải luôn miệng nhắc đến ‘tứ đại mỹ nhân’ (Tây Thi, Điêu Thuyền, Vương Chiêu Quân và Dương Quý Phi) đó ư, vua Lý Thánh Tông, 40 tuổi rồi mà phải 'lảo đảo' về Ỷ Lan phu nhân đó ư, người ta không phải hầu như có tranh/hình vẽ hay tượng nữ thần Venus trong nhà (ngay trên cái gạt tàn thuốc của mình!) đó ư, cả hai anh em nhà Kenedy (Robert và John) đều yêu người đẹp Marilyn Monroe đó ư, …, sao người ta chỉ nhắc đến mà không tôn thờ ‘Chung Vô Diệm’!...

Ngồi quán cà phê, mình đang nghe:
Màu nắng hay là màu mắt em.
Mùa thu mưa bay cho tay mềm.
Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm.
Rồi có hôm nào mây bay lên (Nắng thủy tinh - Trịnh Công Sơn)

Mình không nghĩ mình là kẻ sinh ra đời để làm hài lòng ai đó, mà chỉ là kẻ vô cùng khát vọng về tình yêu, một phần nhỏ là từ dục tính của đàn ông, nhưng phần lớn là đứng trước nghĩa địa và vũ trụ đại ngàn, mình thấy có tiếng gọi tình yêu thiết tha hơn, mãnh liệt hơn, hình như có ai đó nói ‘ngươi hãy làm sao để kết nối giữa sự chết và vũ trụ đại ngàn’.

Thưa ngài, chỉ có một thứ có thể kết nối giữa cái chết của chúng tôi và vũ trụ đại ngàn của ngài, đó là tình yêu.
Thưa ngài, chỉ có một thứ mà chúng tôi không cảm thấy bị ngài uy hiếp (chả phải ngài đã lấy cái chết để đe dọa chúng tôi đó ư!), đó là, khi chúng tôi có tình yêu, chúng tôi không quan tâm đến cái chết (quyền lực của ngài) và chúng tôi cũng không quan tâm đến Sa-tăng (tội ác), do đó quyền lực của ngài ngự trị trong/trên tâm linh của chúng tôi sẽ trở thành vô nghĩa.

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

163. Người mà chúng mình ‘tôn trọng’ nhất!


1. Trước tiên, mình xin kể vài ba câu chuyện nho nhỏ. Đó là một buổi trưa trời ấm, có một cô bé khoảng 19 tuổi, mặc áo ấm và nói ‘con thấy lạnh quá’, mấy người chung quanh mới cười và nói đùa rằng ‘mấy ông già ở đây mặc áo sơ-mi mà chưa thấy lạnh, thế mà thanh niên thấy lạnh à’… Có người thích uống cà phê đen nóng, có người thích uống cà phê sữa, đặc biệt là ở miền Tây, người ta hầu như lúc nào cũng uống cà phê đá. Có người thích ‘14 bản tình ca bất tử’, có người thích nhạc tiền chiến, có người thích nhạc Trịnh, có người thích nhạc Ngô Thụy Miên, có người thích nhạc Vũ Thành An, có người thích nhạc thời trang hay nhạc ‘bài hát Việt’… Đó là quan điểm hay cảm nhận riêng của từng người, trong cuốn ‘Đắc nhân tâm’, ông Dale Carnegie có khuyên ‘đừng cãi nhau vì mấy chuyện ấy, không có lợi (mà chỉ có hại)’, nói chung là cãi nhau về chính kiến thì, theo mình, mất thời giờ vô ích. Việc có người thường nói ‘tôi thế này’, ‘tôi thế kia’, ‘tôi thì khác’, theo mình, thì dường như hơi thể hiện tính ích kỷ, tốt hơn là hãy ‘luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu’.
2. Nói về con người, nói nôm na, đó là một thứ ‘ngữ pháp’ phức tạp nhất, không bao giờ loài người có thể sáng tạo ra một con robot, dù có hiện đại đến cỡ nào, mà phức tạp bằng con người… Hôm qua, mình vừa ra khỏi nhà mới có 3km thì đã gặp 2 ông say đang đi bộ, một ông thì lúc thì đảo qua bên phải, lúc thì đảo qua bên trái, một ông thì ‘hiên ngang’ đứng giữa ngã tư đường, mặt tái nhợt, không biết cái gì hết, nếu đó không phải là người say thì cũng là người điên… Mình lại thấy có mấy ông/cậu choai choai, mặc dù tốc độ giới hạn tối đa trong thành phố là 40km/g, thế mà các ‘ngài’ chạy 80-90km/g, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, vượt đèn đỏ! Mình thường thấy có mấy người, đang chạy xe máy ở những đoạn đường rất nguy hiểm, mà trên tay vẫn cần cái điện thoại kê vào lỗ tai, vừa lái xe một tay, vừa tâm sự/trao đổi đủ kiểu, mình sực nhớ câu ai nói là ‘nhanh một phút, chậm cả đời’… Sao con người lại phức tạp đến thế không biết.
Quan sát tí xíu cho vui, qua nhiều năm tiếp xúc và làm việc, chúng mình thấy người Hà Lan có vẻ rất hợp với văn hóa VN, họ khiêm tốn, tiết kiệm và giản dị (thường đi xe đạp), nói chung rất hiếm người Hà Lan bị cộng đồng người Việt ‘tẩy chay’. Đặc biệt là người Hồi giáo, họ có vẻ rất hòa nhập với tập quán của ta, ta làm cái gì, họ làm cái đó (trừ việc ăn thịt heo), họ có vẻ rất tự hào về nền văn hóa của họ và nói đó là ‘cái nôi của nền văn minh nhân loại’ (đúng thôi, đa số họ thuộc nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại mà). Còn người Mỹ, Anh, Úc hay người Đức, họ cũng dần dần hòa nhập với văn hóa VN, có điều họ rất ít quan tâm đến chi tiết, có lần mình hỏi về một nhân vật lớn của VN có phải là vĩ nhân không, họ trả lời ‘đó là tùy thuộc vào tiêu chí’, nhưng họ chỉ biết tên thôi mà lại không biết tí gì về nhân vật lớn đó. Còn người Nhật, Hàn Quốc, Tàu, Thái Lan, Nê-pan, Ma-Lai, In-đô, Sin, Philippine, …, thì chuyện họ sống ‘được’ ở VN hầu như là dĩ nhiên, vì họ là người châu Á mà nền văn hóa của họ và ta có rất nhiều nét tương đồng…
Quan sát tí xíu nữa cho vui, à, mình không thể con cà con kê kể hết các tỉnh, chỉ ghi ra một số ‘hồi tưởng’ thôi. Người đồng bằng sông Hồng (và quanh khu vực) rất hiếu khách, rất ‘cộng đồng’ và rất ‘sĩ diện’, ví dụ họ quý khách đến nỗi ‘con gà đang đẻ, họ cũng làm thịt để chiêu đãi khách’. Người Thanh Hóa cũng rất nhiệt thành và tốt bụng, có món đặc sản 'canh đắng' (đắng ơi là đắng), nơi này có rất nhiều danh nhân lịch sử (Lê Hoàn, Bà Triệu, Lê Lợi), mình có cảm giác họ giống như người miền Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, …). Nghệ An, Hà Tĩnh (Quảng Trị, Huế) có phong cảnh rất đẹp, người ta nói đúng khi dành cho các xứ này câu ‘đường vô xứ Nghệ (Huế) quanh quanh, non xanh nước biếc như tranh họa đồ’, con người ở đây thường ‘xuất khẩu thành thơ’, rất hiếu khách (cũng  như người đồng bằng sông Hồng, người Quảng, người miền Tây, …), nhưng cũng rất ‘cạnh tranh’ và ‘cãi cho đến nơi đến chốn’, chính họ kể với mình câu ‘thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li’, rồi họ chứng minh cho mình thấy người ta thi nhau làm ‘nhà chóp’ hay ‘đô thị hóa’ mấy khu nghĩa địa như thế nào! Người Nam-Ngãi (Bình-Phú) cũng rất hiếu khách, họ có câu ‘đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm, rượu hồng đào chưa nhấm đã say’, họ rất siêng học (cũng như người Thanh, Nghệ, Tĩnh, …), có nhiều nhân tài như ‘Ngũ Phụng Tề Phi’,…, nhưng hơi cố chấp và thẳng tính, truyền khẩu có câu ‘Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay la…’. Mình đã gặp người Tây Nguyên phóng khoáng với ‘tôi như con thú hoang lang thang trong rừng sâu’ hay ‘có cái nắng, có cái gió, có nỗi nhớ không mang tên, người ơi’. Rồi mình đi tà tà từ Khánh Hòa tới Đồng Nai, nhiều người ở đây rất ‘thoáng’, chân chất và tốt bụng, có nhiều lần chúng mình hỏi đường đi, họ dừng công việc làm ăn lại, chỉ rất cụ thể, rồi sợ chúng mình tìm không ra, họ dẫn mình đến nơi luôn, trông vẻ mặt họ rất là hạnh phúc! Đi dần vào Sài Gòn rồi đến miền Tây, dĩ nhiên là người miền Tây rất thoáng, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng thừa nhận như vậy, miễn bình luận, họ uống rượu rất ‘trùm’, hầu như mới bước vào nhà là họ đã lập tức rút chai rượu ra, ‘không say không về’ hay ‘sáng vác cuốc đi làm, hai ngày sau mới đến ruộng!’, nói nhỏ nhé, một số đàn ông có tập quán hơi vui tí, đó là cởi trần, mặc quần đùi giơ lỗ rún ra, đi lòng vòng từ nhà này sang nhà nọ, ngay kế bên nhà mình cũng có mấy người như vậy, thiệt, sorry nghen, hì..hì... 
3. Nói về người mà chúng mình ‘tôn trọng’ nhất, ý nói là một hình tượng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn mà gây cho chúng mình ấn tượng suốt đời (tôn trọng khác với kính trọng hay ngưỡng mộ, vì trong số các blogger, có nhiều người được mình tôn trọng, kính trọng hay ngưỡng mộ). Đã tôn trọng ‘nhất’ thì phải có đàn ông, đàn bà chứ. Về đàn ông, xin các bạn vui lòng xem bài ‘hắn gặp đức Phật Thích Ca Mâu Ni’ trong cùng thư mục.
Còn về đàn bà, không phải mình nói về một người đàn bà cụ thể, mà là có một nàng ‘hương thầm’ đã gây nên sự ngưỡng mộ và quý mến của chúng mình liên tục 3 năm, có thể là suốt đời.
Có một lần trên chuyến xe Phương Trang, chúng mình gồm có: mình, một tiến sĩ, một Cục trưởng (!), một nữ và vài cán bộ từ các dự án khác. Các ông thì ngồi tuốt trên đầu xe, còn mình thì lặng lẽ chọn ghế cuối xe (vì đông khách quá), thế mà mình may mắn được ngồi bên cạnh ‘nàng’. Nàng tên Nữ (!), khoảng 22 tuổi, đủ đẹp, hơi mình dây, mặc bộ đồ hơi xì-tin, quần tíc-kê màu trắng, áo cánh dơi, có thắt nơ, nàng ít nói, khuôn mặt ‘thoát trần’, tính điềm đạm, nhỏ nhẹ, cặp mắt sáng và ánh lên nét dịu dàng và khiêm tốn, mặt như cười mà không cười, đôi môi như cười mà không cười. Mình đã từ tốn nói chuyện với nàng, từ đó mình cũng biết nghề nghiệp, hoàn cảnh, sở thích và nơi ở của nàng (nhưng không cụ thể địa chỉ), rồi mình cũng đưa cho nàng số điện thoại của mình, trong thời gian nói chuyện với nàng, được ngắm đôi mắt 'thu hút hồn người' của nàng một cách si mê, mình cảm thấy như có một tiên nữ ở đâu đi lạc xuống cõi trần, ngồi bên cạnh mình:
Kìa một nàng Trung Hoa
Răng trắng tinh như là ngà
Nụ cười tươi như hoa thắm
Cô em tha thướt mượt mà.
Lòng tôi thêm vấn vương
Những khi chiều tà nhìn cánh chim qua
Mộng được như đôi chim bay tới chân trời xa
… Kìa nàng Trung Hoa xinh
Đôi mắt em như hạt huyền
Nàng nhìn tôi sao không nói
Khiến tôi lo lắng ưu phiền
Lòng tôi như bóng trăng
Sẽ soi bên nàng trong giấc mơ tiên
Để lòng cô say mê mãi khúc ca triền miên
(Cánh hồng Trung Quốc - LV Phạm Duy) 
Cơn mơ chưa dứt thì đến trạm dừng, mình mới vừa bước ra khỏi xe thì Xếp (lớn hơn mình 10 tuổi) bảo: 
- Anh nè, tôi nhờ anh cái này tí nhé, anh làm sao mà mời cái ‘cô đó’ ăn cơm nhé. 
Trời, một cô ‘hương thầm’ ngồi cuối xe mà làm cho hầu hết những đàn ông trên xe đều rung động và tò mò. Nhiệm vụ Xếp giao khó quá, mình đâu có phải là chuyên gia tán gái, đâu có dễ gì mà mời một người con gái lạ ăn cơm với chúng mình. Nhưng đã là tiên nữ thì dĩ nhiên phải có ‘phép lạ’, sau khi mọi người đi vệ sinh xong, nàng lại chọn đúng ngay cái bàn mà mọi người đã ‘đăng ký’ (trước đây, chúng tôi thường xuyên đi xe này), thế là chúng tôi bước đến chào hỏi và làm quen với nàng. Xếp nói nhỏ vào tai mình: 
- Lần này để tôi bao nhé. 
Nàng ít nói, nhưng nói chuyện rất nhỏ nhẹ và tự nhiên, thỉnh thoảng nàng có cái cười nhẹ ‘chết người’, thiệt, nàng mà hơi hé môi cười là tim chúng tôi phải rung nhè nhẹ theo. Bữa ăn đó, được ngồi gần nàng, ai cũng thấy rất thư giãn, thoải mái và hạnh phúc. Khi Xếp trả tiền, nàng nhất quyết đòi trả tiền cho phần ăn của mình, nàng nói: 
- Em không muốn mắc nợ ai. 
Mình phải đỡ lời: 
- Hôm nay các anh mời em, hôm sau em mời lại, mình còn gặp nhau nhiều lần mà (được nàng im lặng đồng ý). 
Xe về đến bến xe miền Tây, bạn nàng ra đón (anh/em hay bạn trai gì đó), có một điều lạ là xe máy của nàng chạy theo chiếc xe trung chuyển của mình, nàng tí tí lại ngước mắt nhìn mình, tí tí lại đưa tay vẫy chào tạm biệt, cuộc chia tay ‘lưu luyến’ kéo dài đến… 3 cây số, rồi xe nàng rẽ trái và … biến mất.   
Sau đó, mình không được gặp được nàng nữa (mình thường tổ chức hội nghị, không bắt máy số lạ, nếu nàng nhắn tin thì may ra), nghĩ lại, ôi, lúc đó mình ngu quá, tại sao mình chỉ cho nàng số đt của mình mà không xin luôn số đt của nàng! Cứ mỗi lần đi miền Tây, đến trăm lần, nơi các bến xe, mình dõi mắt tìm nàng trong vô vọng, không lẽ ‘anh không được gặp em lại lần nữa hay sao, hỡi ‘thiên thần bé nhỏ’’. 
Năm sau, rồi năm sau nữa, nhiều lần Xếp nhớ, Xếp hỏi: 
- Anh có gặp lại cô ấy không?
... Ai cũng có cảm tình, cũng nhớ, cũng thương cô ‘hương thầm’ đó, đọc câu chuyện này, em ‘hương thầm’ ơi, các anh nhớ ‘thiên thần bé nhỏ’ lắm, không biết có lúc nào em nhớ đến các anh không...

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

162. Hoa đồng cỏ nội (Tâm sự của rồng cái)



Sáng nay đột xuất vui tí thôi
Sáng mai lại có chuyện mới rồi
Ta, kẻ 'bé nhỏ', rồng khộng luận
'Ô kìa', ngẩng lên, mây trắng trôi


Lâu lâu mình thay đổi khộng khí một tí, hãy xa rời nơi quá ‘văn minh’, nơi phồn hoa đô hội, nơi phố phường chật chội và ồn ào, mình sẽ mời các bạn đi uống cà phê ở vùng ngoại ô Tây Nguyên và lắng nghe tâm sự của ‘hoa đồng cỏ nội’ nhé

Mình có đi nước ngoài chút chút, nhưng khi về lại VN, đứng trên cửa máy bay nhìn xuống vẫn ‘ứa nước mắt’, mình thấy ở VN sướng lắm các bạn ạ. Mình xin giới thiệu sơ về quán cà phê, sáng nay có nắng tươi, có gió lộng, đúng là ‘có cái nắng, có cái gió, có nỗi nhớ không mang tên, người ơi’, có nhạc xuân (mình không thích mở nhạc to, nhưng quán nào cũng vậy), có tiếng nước chảy róc rách, có mấy con cá cảnh ẩn hiện dười mặt nước hồ lung linh, có mấy cây chôm chôm lâu năm, tán rất rộng, phủ bóng mát cả khu vực uống cà phê…

Hôm qua, mình ngẫu hứng nói chuyện ‘rồng cái’ và nhận được nhiều phản hồi rất là mộc mạc, rất cảm động và rất dễ ‘sương’, các bạn đọc tham khảo nhé (có một số ‘thiên thần bé nhỏ’ không muốn lộ diện).


- Lời bình (Gb):

Hiiiiiiiiii, nếu là em thì em hok chọn làm Rồng đâu vì thấy mọi người nói thấy sợ quá, em thích đơn giản là một nữ tên Nhi...

... mà em nói cũng chưa rõ nữa, nghe chữ "rồng cái" sợ quá đi thôi, thôi em là nữ tên Nhi - vậy cứ là "Nữ...nhi"  được không Lá Bàng?

Trả lời
Uh, nhất trí với em, chẳng thà là 'hoa đồng cỏ nội', sống cuộc đời vô tư vô lự, tự nhiên hơn và nhiều cái hay hơn, và... có Quá nhi hỗ trợ nữa, làm Rồng cái mà làm gì, bị người ta sợ, em nhỉ? 
Em làm Nữ nhi, hay là Tiểu... Nữ, lâu lâu làm Tiểu Long Nữ một bữa, có Quá nhi dẫn đi ăn cà-rem, uống trà Cung đình, đi dạo sông CrNo vui hơn, em ạ!


- Lời bình (Mtb):

Chào Lá Bàng! Chỉ thấy cái tựa bài thôi là em đã hoảng hồn rồi, nghe nó làm sao, không hay chút nào, vào đọc mà không biết bình gì đây? Vì tui chỉ là dân bình thường thôi, còn bài này anh nói toàn mấy người "cao cấp" không hà, cho nên chỉ có xin lỗi là không bình gì cả, xin nhường lại cho những người cấp bậc cao hơn tui nghen. Hy vọng thiên thần bé nhỏ của anh sẽ có lời bình... 

Trả lời: 
Em bình đúng quá chứ lị, ai lại muốn làm Rồng cái (cực chẳng đã phải không em), làm 'thiên thần bé nhỏ' sướng hơn, được anh trai 'sương' nhìu nhìu, hì...


- Lời bình (mattroi):

Ngày tết vào thăm nhà Lá Bàng, nghe bàn chuyện rồng chuyện phụng, mattroi cũng xin nói như bạn Mtb xin nhường lại cho những người cấp bậc cao hơn tui nghen. Hy vọng thiên thần bé nhỏ của anh sẽ có lời bình...

Trả lời:   
Trùi, vui quá ha, nữ thần là nhất rồi, làm gì có ai đẳng cấp thấp hơn mà nhường, đùa thui, anh có 3 cái comt, chả ai muốn làm 'rồng cái' cả, cũng hay chứ nữ thần nhỉ…


- Lời bình (ẩn danh):
Lá Bàng ơi, em hỏi cái này một chút, với tư cách một người bạn, vì em biết anh hiểu nhiều hơn em (!). 
Em nghe người ta nói trong thế giới ảo, họ tưởng tượng ra những điều mơ hồ và thỏa trí tưởng tượng của mình, kể cả việc "cưới nhau", cả việc lo cho gia đình "ảo" như đi chợ cơm nước, cãi nhau, cả việc có con cái, bởi vì với linh cảm của mình, em thấy vậy (lần này không biết linh cảm em có đúng không)... nếu đúng vậy… anh có thích như vậy không... 
Hì… còn em thì thấy như vậy đáng sợ hơn một người phụ nữ cô đơn… vì như vậy họ sẽ thực sự giết chết tâm hồn họ… và như vậy họ sẽ khônng bao giờ cảm thấy sự ngọt ngào của tình yêu dù rằng tình yêu kia chỉ được một phút sống ngoài đời dù là muộn màng, dù là có thể đến cuối cuộc đời mới có cơ hội gặp… nếu cho em chọn - em sẽ yêu người trong thế giới ảo = tình yêu thật (vì chắc chắn người nói chuyện với minh trong thế giới ảo là một con người  = xương = thịt) 
Còn sống ảo… họ đã biến họ thành trò chơi của máy tính mà thôi... (!)
Trả lời: 
Anh đã nói, xác định yêu là phải gặp ngoài đời, 1. tình yêu phát sinh, 2. tình anh em/tình bạn, 3. không có tình yêu, nên nếu gặp ngoài đời thì cơ hội cao hơn, nếu không gặp thì có nói hoài 10 năm cũng chỉ là con số không to tướng thôi, em gái thân mến ạ…

- Lời bình (Vb):
Hì… nhưng dù thế nào đi chăng nữa, e biết là a trai vẫn 'sương'…, phải hok ạk. Còn về bài viết, thời buổi bây giờ mà tìm được một ''rồng cái'' vừa đẹp vừa tài thì khó lắm a àk? Chỉ cần biết yêu thương và như ''thiên thần bé nhỏ'' là được rùi anh ha.

Trả lời:  
Anh trai chỉ ‘sương’ thiên thần bé nhỏ thôi, anh không thèm ‘sương’ rồng cái, đừng 'hóc' nghen, hì...


- Lời bình (KP):

Nếu em là rồng cái, em cũng chả thích người phu quân cứ dạ dạ vâng vâng theo mình, ôi chao! cứ nói với họ mệt lắm, anh ạ! Rồng cái thì cũng mong có rồng đực hợp với mình, cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng hưởng trọn hạnh phúc mà Thượng đế đã trao ban, và sống cuộc sống tôn trọng lẫn nhau...
Em cũng chẳng thích người phu quân cứ một một hai hai bắt mình nghe lời, độc quyền độc đoán, làm theo ý anh ta, chẳng coi mình ra gì, rồi lại làm hai hàng lệ cứ thi nhau chảy xuống má…
Trả lời:  
Uh, con rồng xưa của mình là tính hiền, âm tính, âm trong âm, nên trông hiền như vậy chứ rất dễ chuyển hóa thành tính 'gia trưởng', nên trước khi lấy chồng, em nên nghiên cứu thật kỹ nghen, hì..hì..

- Lời bình (Ntb):

Bài viết rất hay và ý nghĩa. HAPPY NEW YEAR, may mắn, an lành, hạnh phúc.

Trả lời:  
Cám ơn bạn nghen, vì mình là 'thiên thu buồn' nên viết lách để giải sầu thôi, bạn thấy có vui kg? Hì..hì..


- Lời bình (ngadep):
Bài viết của anh hay lắm. Nhưng em là một cô bé từ nhỏ đã muốn làm rồng cái. Vì phu nữ và đàn ông trên thế giới này và nhất là Việt Nam vẫn còn mất bình đẳng. Anh có biết những người phụ nữ Muslim, họ phải đeo mạng che mặt khi ra ngoài đường, mặc dù trong kinh Qu'ran nói rằng phụ nữ che kín cơ thể là thể hiện đẳng cấp của cô ta với người đàn ông của mình, nhưng xã hội đã thay đổi, trách nhiệm với cuộc sống phải đặt ngang bằng trên vai của phụ nữ và đàn ông. Nếu ngày nào vẫn còn những người phụ nữ mong rằng mình sẽ là một thiên thần bé nhỏ của chồng mình, cả đời được anh ta yêu thương, che chở, yên bình và ngày nào vẫn còn những người đàn ông chỉ mong vợ tôi là những cô nàng đơn giản thì thế giới vẫn còn mất bình đẳng.
Mức hiểu biết của em rất hạn hẹp nên suy nghĩ chỉ đơn giản bấy nhiêu thôi, anh đọc cho vui.
Trả lời:  
Hoan hô bạn 'ngadep', anh nói anh thích người hiền hiền thế thôi, ví dụ anh thích uống cà phê là 'hiền hiền', nhưng khi anh hát Caraoke là 'dữ dữ'. Người phụ nữ có tài (và đẹp) đáng trân trọng lắm chứ em, trong bài anh đã nhắc đến 'Ỷ Lan phu nhân' rồi đó, sở dĩ anh không viết nhiều về bà ấy vì bài này anh viết giải sầu hàng ngày thôi, không đi sâu vào các bậc 'anh thư', anh hẹn em vào một ngày khác khi anh có cảm hứng nhé. Thân.

… Còn nhiều ‘hoa đồng cỏ nội’ nữa nữa, vì cà phê khi ‘em ơi’ là có các bạn ạ, mời các bạn có dịp về thăm Tây Nguyên nhé, hẹn gặp.


Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

161. Rồng cái (lady dragon)


1. Sáng nay mình đi uống cà phê một mình, một vườn, một khách, đã quá, tình cờ đọc được chuyện ‘năm rồng nói chuyện rồng cái’ trong blog của ‘đại hiệp’ dung tran, rồi mình xuất kỳ bất ý viết vài dòng cho vui đầu năm thôi, các bạn đừng bắt bẻ mình nhé, mai mốt mình lại viết chuyện khác, hì... Đọc xong, mình mới comt như sau: 
“Đọc bài này, mình thấy Rồng cái thú vị lắm, có nhiều điểm 'tích cực' lắm chứ.

Một số phụ nữ được gọi là Rồng cái (cứ tạm cho là như vậy đi) như: Thái hậu Dương Văn Nga, Ỷ Lan phu nhân, Tống Mỹ Linh, Võ Tắc Thiên/Thái Bình công chúa, Từ Hi thái hậu, Margaret Thatcher, Hillary Clinton, Yingluck Shinwatra (Thủ tướng Thái), Triệu Minh/Chu Chỉ Nhược... Riêng mình, mình sẽ không dám yêu Rồng cái, trong truyện 'Hội chợ phù hoa' của William Thackeray có dựng 2 nhân vật nữ là Becky Sharp (có thể xem là rồng cái) và Amelia Sedley, thì vị anh hùng hảo hán William Dobbin chỉ chọn, yêu lâu dài và chung thủy với nàng 'phi - rồng cái' là Amelia. Mình 'sương' người hiền hiền, tĩnh lặng và... ít nói, hì..hì… Anh chàng dung tran (quá khôn đi...) mới bình lại như sau: 
“Hihi! Mình không tham gia ‘tranh luận’ vụ Rồng cái nghe! Chỉ ‘tọa sơn quan hổ (tiger) đấu’ mà thôi. Ở đây là Tiger và Dragon đang ... verbal fighting (đấu võ mồm). Chắc phần thắng nghiêng về Rồng wá! Năm con Rồng mà! Chuyến này thì Tiger ... ‘chết chắc!”

2. Từ ‘rồng’ xuất hiện đầu tiên ở nước ta chứ không phải ở bên Tàu!, người Tàu đã kết hợp con rồng của ta (hiền lành - âm tính) với con giao long của họ (dữ dằn - dương tính)..., tham khảo tí thôi, mình không phải là nhà nghiên cứu văn hóa (xem 'Cơ sở văn hóa Việt Nam' - Trần Ngọc Thêm).

Thực ra truyền thuyết về rồng thì không có rồng đực và rồng cái, các bạn hãy quan sát kỹ tất cả các hình rồng đều không có biểu hiện giới tính!, bởi vậy Kim Dung rất khôn khi gọi Dương Quá và Tiểu Long Nữ là cặp ‘rồng - phụng’ của nhân gian, trong đó Dương Quá là ‘rồng’, còn Tiểu Long Nữ là ‘phụng’…

Theo mình nghĩ, Rồng cái là những người đàn bà quyền biến, cơ mưu, thâm độc, có thể chiếm lĩnh cái mà mình muốn, đặc biệt là trong chuyện quốc gia đại sự. Thường, những con Rồng cái này phải đẹp và có kiến thức (khác với học thức)…, ví dụ như Võ Tắc Thiên, Từ Hi thái hậu là những người vừa đẹp vừa có tài, Võ Tắc Thiên có tài nội trị, đảo chính và, theo truyền thuyết, rất… khỏe trong chuyện ấy, Từ Hi thái hậu đẹp mê hồn và có thể ngồi vẽ ra bản thiết kế của cái Di Hòa Viên (= vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa). Còn trong phạm vi bài viết này, rồng cái (viết chữ thường) là kẻ mà hay được mình gọi là 'lệnh bã xã' đó, hì..

3. Thực ra, trong thời buổi này, người ta chỉ cần có bằng đại học là có thể làm lớn rồi, mấy ông Clinton, Bush hay Putin mới có đại học thôi (!), Steve Jobs mới học đại học năm thứ nhất rồi nửa chừng bỏ học, mà hiện nay có thể xem ông ấy là ‘vĩ nhân’ rồi… Có một hôm mình ngồi uống cà phê với một anh chàng Iraq, anh ta mới có trung cấp, còn 7 người VN bao quanh anh ta toàn là đại học, nào là đại học bách khoa, nào là đại học y dược, nào là đại học nông nghiệp, nào là đại học ngoại ngữ, …, anh chàng Iraq đó xanh mặt luôn, nói ‘các anh sao giỏi vậy, ai cũng đại học hết!’ ...

Ngày nay, nếu chồng làm Tổng thống, thì vợ được gọi là ‘first lady’ (= đệ nhất phu nhân), khi đó không nhất thiết bà này phải có quyền cao tước trọng hay học vấn uyên bác. Các bạn hãy quan sát những ông lớn, vợ mấy ông có thể là đại học (hay trên đại học), qua trung/sơ cấp, lớp 12 hay lớp 9 (thậm chí thấp hơn), chúng ta cũng thừa nhận có nhiều phụ nữ mới học lớp 9 (hay chưa tới) nhưng làm kinh tế giỏi kinh người, nếu chúng ta tạm chấp nhận từ ‘đại gia’ có trong từ điển (!) và tạm chấp nhận đó là người có cỡ vài chục tỉ, thì ta sẽ có rất rất nhiều nữ đại gia. 

Thời nay, chả mấy ai phản đối chuyện đàn bà có thể lên làm Tổng thống, Thái Lan, Philippine, Đức, Anh, Ấn Độ, …, đã và đang có nữ lãnh tụ. Mình muốn nói ngược lại là, nếu vợ làm Tổng thống, thế thì đức lang quân gọi là gì, hình như chưa có, làm gì có chuyện gọi là 'first gentleman' (= đệ nhất phu quân). Có ‘vấn đề’ là, nhỡ nếu đức lang quân là thứ dân thì sao, mình thấy ‘sao sao’ ấy, chả lẽ vợ là Tổng thống, có bằng tiến sĩ này tiến sĩ nọ (hay cử nhân/thạc sĩ), còn chồng thì mới học lớp 9, sáng xỉn chiều say, …, sự kiện nếu xảy ra thì nghe có vẻ nghịch cái lỗ nhĩ. Chả cần nói ‘Không-Mạnh’ hay không ‘Khổng-Mạnh’ gì cả, nếu chồng mà vợ nói cái gì cũng phải ‘vâng vâng dạ dạ’ thì thà chết quách cho xong, thiệt, hì..hì...

4. Mình có nói nếu mình gặp một con Rồng cái, mặc dù thích thì có thích, rất thích là khác, vì Rồng cái cũng là đàn bà, cũng thơm phức phừng phực như ai, nhưng chắc chắn là mình sẽ hổng dám đâu (mà còn lâu Rồng cái mới yêu mình, hì..), ai mà dám yêu mấy cái bà mà đàn ông vừa mới mở miệng đã nhảy ngay vào họng rồi (như bà Thatcher đó, mấy ông người Anh nói với mình như vậy), đứng ‘sau rèm’ nói vọng ra ngoài 'nội các đại thần' chỉ đạo hết cái này đến cái nọ, tỏ ra mình đây là có kiến thức/giỏi hơn đàn ông (như bà Từ Hi đó), hì..hì.., có thể mấy ông ‘siêu’ quá thì chấp nhận, còn mình thì xin kiếu.

Thú thật, hồi xưa mình có đọc tác phẩm ‘người vợ câm’ (của Quỳnh Giao!), mình mơ ước có một ‘thiên thần bé nhỏ’, ‘miệng nói ít’ nhưng ‘tim nói nhiều’ là tuyệt vời hơn cả. Cuối cùng trong những câu cuối cùng, mình chỉ tâm sự cho vui buổi sáng, mấy con rồng cái chớ có nổi sùng thì ‘lá bàng’ ngày mai sẽ bị tâm lý khó ‘gom’ lắm, hì..hì…

Để thêm phần hấp dẫn, các bạn hãy tham khảo thông tin sau: "...thời buổi bây giờ mà tìm được một ''rồng cái'' vừa đẹp vừa tài thì khó lắm anh àk? Chỉ cần biết yêu thương và như ''thiên thần bé nhỏ'' là được rùi anh ha (ẩn danh). ‘Chúng mình’ chỉ đơn giản là ‘lá bàng’ và ‘thiên thần bé nhỏ’ thôi, chứ không phải phức tạp là ‘Cọp’ và ‘Rồng cái’, thiên thần bé nhỏ ‘sương’ trong thế giới ảo của mình nghĩ sao ạ?

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

160. Khai bút đầu xuân - 'Tổ chức học'


Mình đã suy nghĩ từ giao thừa tới giờ, mình phân vân: không lẽ viết entry hoài à, lấy cảm hứng đâu mà viết và dựa vào hiện thực nào. Sáng nay cơ may đã đến, có ‘triết gia’ Miêu nữ và một bạn 'ẩn danh' hỏi mình vài câu đùa trong dịp Tết, mình cũng trả lời tuy đùa mà thực dưới đây.

Câu hỏi 1 (Miêu nữ):

Đọc bài của NGLB gom được cái lá rất đẹp "chọn việc tối cần thiết hay có tính lâu dài mà làm, chạy theo thiên hạ mà làm gì". 
Ấy nhưng rùi lại ngẩn người vì lẽ: Chiều 30 tết nồi bánh tét là chuyện tối cần thiết, Thượng đế (!) của NGLB lại cho chạy đi gặp nhỏ bạn là tối quan trọng, còn NGLB lại cho viết bài tổng kết năm hay chạy lòng vòng với vài người bạn là chuyện cần làm ngay... 
Hix! vậy xác định đâu là việc tối cần thiết! 

Trả lời:

Các hoạt động/hành động (action) trên được xếp thứ tự ưu tiên (prioritizing) như sau:
1. Trả lời comt của Miêu nữ
2. Gặp 'thiên thần nhỏ bé' 
3. Viết entry
4. Đi lấy bánh Tét (vì nhờ người nấu rồi, giả sử nấu bánh tét trước 29 Tết, 30 Tết là quá muộn!) 
5. Gặp bạn bè. 

Mình xếp 'trả lời Miêu nữ' và 'gặp thiên thần nhỏ bé' là loại ưu tiên hàng đầu vì sống một đời người mới quen được Miêu nữ hay 'thiên thân nhỏ bé', viết entry là việc có thể làm ngay (nếu có cảm hứng). 
Tuy nhiên, hoạt động 2 sẽ không thực hiện vì ‘thiên thần nhỏ bé’ đang ở trong thế giới ảo. 
Vậy thì mình sẽ: 
1. Trả lời Miêu nữ (xong rồi)  
2. Viết entry (45 phút nữa là xong) 
3. Đi lấy bánh Tét: không vội, trong ngày 
4. Gặp bạn bè: trong dịp Tết, đã gặp một số bạn rồi, còn nhiều thời gian, từ từ, tùy cơ ứng biến.  
Vậy mình giải quyết xong chuyện tối cần thiết (lấy bánh Tét) và chuyện có tính lâu dài (gặp bạn bè).
Kết luận: Hoàn toàn không có gì phải vội.  


Câu hỏi 2 (ẩn danh):
Không ngờ anh viết bài cũng quá hay và có phần cũng tiếu lâm lắm, em thấy cách viết của anh khác với mọi người, có lẽ anh là "nhà văn", "nhà báo" hay là nhà gì đây....?? Thật tình mà nói em thấy anh viết hay quá à, nhưng tại sao bài nào cũng dài quá vậy?? Nếu vậy sao anh không cho thêm một ít hình ảnh và nhạc phụ họa hoặc viết chữ lớn chút xíu, như thế chắc sẽ hay và hấp dẫn hơn với mọi người đấy anh à, em chỉ nói một chút ý kiến vậy thôi, …
Trả lời:

Thực ra, không phải lúc nào anh cũng thấy là mình viết bài hay, tùy bài à, nhưng anh tự thấy thích những ý trong từng đoạn của bài viết, vì anh lấy những việc có thật trong đời và kinh nghiệm hóa chúng bằng chiêm nghiệm của mình, của các blogger, của bạn bè và của các ‘cao thủ’ trong sách vở.
Anh không phải là nhà văn hay nhà báo, trước đây anh có nhiều năm trong đời làm nhà giáo chút chút. Nhưng 15 năm trở lại đây, anh làm đào tạo viên ( = trainer) truyền đạt chủ yếu về lập kế hoạch/khung logic và về cách làm giảng viên (cho các dự án nước ngoài).
Trong một bài viết, anh cũng cố gắng hết sức để ‘ngắn hóa’ nó, vì viết dài hình như là một điều tối kỵ trong văn học. Tuy nhiên, 
1. Lối viết của anh là lối tự sự nội tâm, nghĩ sao viết vậy, nên không quan tâm là ngắn hay dài, 
2. Trong một bài có tính triết lý, ví dụ bài ‘phi Kim - Dung và tình yêu’, anh đã 'gom lá bàng' ngàn năm của người ta (sorry, hì..hì..), chỉ giữ lại những ý niệm cơ bản, anh đã viết rút lại còn có 10 trang, nhưng trước đó, anh có đọc một bài tương tự đến 20 trang mà Font chữ chỉ cỡ 10 mà thôi!, 
3. Đa số bài viết của anh đều có tính ‘phi ngạo’, nghĩa là bất cứ cái gì trên đời thì mình cũng có thể ‘triệt tiêu’ nó về một cái cười ‘đau đớn và đầy nước mắt’, và trước sau gì mình cũng chết, nên cười rồi sẽ hết cười (= ‘phi ngạo’).
Về đăng tải hình ảnh, anh chưa biết kỹ năng này (chưa có ‘thiên thần bé nhỏ’ nào xuất hiện chỉ cho anh, vả lại anh cũng hơi lười, hì..hì..). Về tải nhạc phụ họa, anh hơi ngại, vì đôi khi anh mở blog vào ban đêm, có những bản nhạc trong entry của các blogger tuy rất hay, nhưng không đúng thời điểm, vả lại có thể làm cho một số người không thích blog cảm thấy khó chịu.
Anh cũng chỉ nói một chút ý kiến vậy thôi, hì..hì… Cám ơn comt của em nhìu nhìu nghen.


(Sau khi có comt của các bạn, bài viết sẽ có tính triết lý và ‘tổ chức học’ hơn, chúc các bạn đi chơi mùng Hai Tết vui vẻ nghen).

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

159. Những câu chuyện ngăn ngắn ngày Tết


CHÚC CÁC BLOGGER NĂM MỚI SỨC KHỎE VÀ AN BÌNH!

1. Sáng 30 Tết, mình mới vừa bảnh mắt ra là có chuyện: ‘trồng 2 chậu bông’, ‘ghé nhà ông anh’, ‘đi lấy áo quần’, ‘chở bà tướng/ông thượng đế đi đây tí’, ‘đi mua áo mới/giày mới’, ‘đi ăn bún riêu’, ‘đi ăn Tất niên (!)’, ‘chuẩn bị mâm ngũ quả’, ‘làm thịt gà’, 'đi phân phối bánh tét', … , ôi, đau tim quá ạ, Tôn Ngộ Không cũng phải dông tuốt về Hoa Quả Sơn, Thủy Liêm Động để tránh cái 'niền Kim Cô', huống gì là mình.
Mình chuồn ra quán cà phê, hì..hì.., mới vừa chạy xe ra khỏi nhà có 1 km, ối giời ơi, cái chợ phường hôm nay bỗng nhiên người đông nghịt như kiến, hình như người ta không mua bán ở trong chợ (!), mà cả chủ lẫn khách đều 'ùa' ra buôn bán trên lề đường, lấn gần hết nửa con đường đi của ‘thiên hạ’. Ủa, có nhiều người, đặc biệt là sinh viên, được nghỉ từ thứ Bảy tuần trước đến hôm nay (30 Tết, cứ gọi là vậy, vì năm nay chỉ có 29 Tết thôi), các bạn thử đếm trên đầu ngón tay xem, vừa rồi có đến 8 ngày lận, mà đa số họ không đi chợ trong mấy ngày đó, đến hôm nay cả nước mới đổ xô ra đi chợ, mình kêu ‘ối giời ơi’ là đúng rồi chứ còn gì nữa.
Mình lại liên tưởng đến chữ ‘bận’ (I am busy). Hoàn toàn đồng ý, cán bộ nhà nước bận, người làm doanh nghiệp tư nhân bận hơn nữa, phụ nữ rất rất rất bận, còn viết blog là bận nhất (cuối năm không lẽ 'lá bàng' im hơi lặng tiếng, còn cái vụ ‘khai bút đầu Xuân’ nữa, hì..hì..). Mình đã nói là mình hoàn toàn đồng ý, phụ nữ rất rất rất bận mà, mình có dám nói khác đâu, mấy em đừng có ‘hóc’ thút thít nữa mà, khổ lắm. Nhưng… theo ý mình, lâu lâu mới bận một lần, chả lẽ bận hoài, bận hay không là do mình thôi.

2. Trinh Công Sơn rất đúng khi nói ‘đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt’.
Mình có 2 người ‘bạn già’ rất thân, đều ở Sơn La, tốt nghiệp đại học Triết, ổng bắt đầu sự nghiệp từ năm 1975, có một căn nhà ọp ẹp và hai bàn tay trắng, lúc nào mình gọi điện ổng cũng ‘bận’, lúc nào ghé nhà thăm ổng cũng đang… ‘bận’, lúc nào uống cà phê ổng cũng ‘bận’, các bạn thử tính từ năm 1975 đến nay là bao nhiêu năm, 37 năm rồi đó, kết quả của ổng sau 37 năm làm việc vô cùng bận rộn là vẫn... có một căn nhà ọp ẹp, hai bàn tay trắng và đang… bắt đầu sự nghiệp! Người bạn già thứ hai là một họa sĩ, tình hình cũng tương tựổng có một thành ngữ rất quen thuộc mà ai cũng biết, đó là ‘bận, bận, bận’, ‘không được, không được, không được’, ‘hồi nào nói chuyện, hồi nào nói chuyện, hồi nào nói chuyện’, ổng nói ‘hồi nào nói chuyện’ là may lắm rồi, sợ ổng bận không có thì giờ nói chuyện!
Mình có làm chung với một ông tên là Chris, cứ mỗi 30 phút là ổng sản xuất ra một trang giấy, mà 100 trang ổng sản xuất ra thì may ra mới có một trang là có thực tế, thế là trong mấy năm nay, số trang ổng sản xuất ra cộng với số trang của mình, và cộng với vố số trang tài liệu tham khảo mà ổng cóp được từ những người khác, là không đếm xuể, cứ tí tí lại nghe cái ‘rụp’, đó là ổng lấy cái bấm đục lỗ ra, đóng thành tập hồ sơ, lưu (record) trong tủ, chả bao lâu đầy cái tủ, … than ơi, suốt đời ông ấy bận!
Mình có một anh bạn thân nữa, anh ấy đọc vô số sách, sách gì anh ấy cũng đọc, chuyện gì anh ấy cũng tham gia, cái gì anh ấy cũng biết, theo mình, sách nào cũng đọc thì chẳng thà đọc một số ít sách cần thiết còn hơn, chuyện gì cũng thò ‘mõm’ vào thì chẳng thà tham gia một số ít chuyện cần thiết còn hơn, cái gì cũng biết thì chẳng thà biết một số ít chuyện cần thiết còn hơn, cuối cùng anh ấy chẳng hiểu rõ một cuốn sách nào cả, chẳng bình luận được chuyện nào tới nơi tới chốn cả, chẳng ‘ngộ’ được ý tưởng nào cả, than ơi, suốt đời anh ấy bận, bận, bận!


3. Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp có câu:
Em không dám đi mau
Ngại chàng chê hấp tấp
Số gian nan không giàu, (đi chơi chùa Hương)
Nguyễn Nhược Pháp tuy còn rất trẻ (mất lúc mới 24 tuổi) mà đã thấy điều đó rồi, có ‘linh’ không! Bạn hãy quan sát xem, bất cứ ai làm việc mà không có tầm nhìn, không có quy hoạch/kế hoạch, chạy theo đuôi thiên hạ, không tính trước tính sau, lúc nào cũng ‘hấp ta hấp tấp’ hay ‘líu quíu’, ..., thì cho dù người đó có làm ăn bận rộn cả cuộc đời, rốt cuộc là từ chỗ bắt đầu sự nghiệp là một ông ‘bình nhì’ rồi kết thúc sự nghiệp cũng sẽ chỉ là một ông ‘binh nhì’ mà thôi, người ta nói nôm na là ‘làm ăn không tính, ở lính suốt đời’ đó. 

Ông Hàn Tín thuộc loại đại tướng đánh trăm trận trăm thắng, mà đâu có phải lúc nào ổng cũng dùng nhiều quân đâu, càng dùng nhiều quân càng thất bại, cái quan trọng của tướng là ‘ngồi trong trướng, quyết định chuyện xa ngàn dặm’, người ta dùng mưu chứ không dùng sức, càng dùng sức càng thất bại (Trương Phi một thời gian dài lúc đầu, đánh đâu bại dó, vì cái ‘tội’ dùng sức, sau này may mắn thay anh chàng biết dùng mưu chút chút). Hàn Tín thuộc loại 'không dùng sức' nên lúc nào y cũng ngồi chơi xơi nước và nói phét với Khoái Kiệt!
... Mình muốn làm việc gì là mình đã có sự chuẩn bị từ trước, chọn việc ‘tối cần thiết’ hay có tính lâu dài mà làm, chạy theo thiên hạ mà làm gì, ai mà không biết chuyện ‘ngồi ở ngã ba đường, đẽo hoài vẫn không xong được cái cày’, chả lẽ khi người ta đến nhà kêu ‘anh ơi’ thì mình mới bắt đầu thực hiện các hoạt động của mình à, ai cũng làm như thế thì bận đúng rồi chứ còn gì nữa, biết nói sao bây giờ...

4. Lại quay vế chuyện Tết.

Ở VN người ta thường tặng hoa/cây cảnh (đặc biệt là hoa Mimosa, thơm thoảng thoảng và lâu tàn), nếu ai đến nhà tặng hoa mà bạn cũng mua chậu về mà trồng, tại sao bạn không đem các chậu hoa đó tặng cho bà con hay những người khó khăn hơn!, cứ sau mỗi ngày thì số chậu hoa sẽ tăng lên, các bạn thử hình dung xem, sau 10 ngày nhà của bạn sẽ biến thành một cái… rừng, trong trường hợp khó xử này, mình tư vấn bạn là hãy gửi mail qua ông Obama hỏi mượn cái tòa Bạch Ốc, may ra đựng được hết các chậu hoa của bạn!... Vì thế mà bạn bận!!! 
Ở VN người ta hay tặng gà, nếu ai đến nhà tặng gà bạn cũng nhận và đem nhốt trong nhà, tại sao bạn đem các con gà đó tặng cho bà con hay những người khó khăn hơn!, các bạn thử tính xem, sau 10 ngày nhà của bạn sẽ biến thành một cái… trại chăn nuôi gà nho nhỏ, hì..hì..! Vì thế mà bạn bận!!!
Ở VN người ta hay nấu bánh chưng hay bánh tét, mà nấu bánh thì mất trung bình khoảng 16-18 tiếng đồng hồ (ví dụ từ 12g trưa hôm nay đến 4 hay 6g sáng hôm sau), giả sử gia đình bạn có bên nội hay bên ngoại, mỗi bên có trung bình là 5 gia đình, hai bên có: 10 gia đình x 18 tiếng = 180 tiếng đồng hồ nấu bánh, thế thì tại sao bạn không nấu chung để tất cả mọi gia đình chỉ mất có 18 giờ thay vì mất 180 giờ (đại khái là như vậy), vì thế mà bạn bận!!!
Ở VN người ta hay tặng cá (trám, rô phi, diêu hồng, …), nếu mỗi lần người ta tặng cá thì mình bỏ vào bể hay hồ cá, tại sao mình không cho bớt những người khác, chẳng bao lâu sau, mình mượn luôn cái… Hồ Lắc (ở Đaklak) về nuôi cá cho rồi, vì thế mà bạn bận!!!
Ở VN người ta thường có nhà với mặt tiền trung bình cỡ 4-5m. Mình có thấy ở ngoại ô, các miếng đất này thường có phía sau (hay hai bên) vẫn còn nhiều đất (đất rẫy/ruộng mà), cứ mỗi lần làm ra tiền là họ ‘cơi nới’ thêm một phòng, rồi lại làm ra tiền họ lại ‘cơi nới’ thêm một phòng nữa, rồi lại tiếp tục… ‘Ta’ thường không có tư tưởng ‘kiến trúc tổng thể’ mà rất rành về tư tưởng ‘cơi nới’… Mấy năm sau, căn nhà của họ sẽ giống như một … chiếc tàu hỏa hay một chiếc hàng không mẫu hạm nho nhỏ! Vì thế mà họ bận!!!
À, mình sực nhớ có một chuyện tức cười lắm, sau Tết năm nọ, có một bà vợ của một 'ông tướng' ở HP, bả hiếu khách nên đã tặng cho mình 3 con cua to ơi là to, mình bèn mang về bỏ ở phòng khách sạn ở HN, chả biết làm sao mà ban đêm có một 'nàng' sổng chuồng, chui vào nằm trong cái lỗ toilet, khi mình mới vừa ngồi xuống là nó đưa cái càng ra kẹp..., mình sợ chết khiếp lên được, vì thế mình cũng bận!

5. Chờ đón giao thừa từ chiều tới giờ, mình nhớ 'thiên thần nhỏ bé' quá à, chúc em năm mới đẹp hơn nữa nữa và tình yêu tăng thêm nữa nữa nghen, 'a n e':

Gió chiều thầm vương bao nhớ nhung. 
Người yêu thoáng qua trong giấc mộng. 
Vui nguồn sống mơ. 
Những ngày mong chờ. 
Trách ai đành tâm hững hờ... (Mộng chiều xuân - TG Ngọc Bích)


Chắc có bạn đọc xong bài này thì nói 'anh chỉ viết về chữ 'bận' thôi, sao dài vậy', nhưng có bạn nói 'bài viết của anh thật sắc sảo vừa châm biếm mạnh mẽ... làm người đọc không biết nên buồn hay nên vui (GB)', dường như bạn sau nói đúng hơn, và chắc có một số bạn (kể cả mình) đang bận xử lý 'chiếc hàng không mẫu hạm', 'cái tòa Bạch Ốc', 'cái hồ Lắc', 'cái trại chăn nuôi', và đặc biệt là đang bận xử lý 'chuyện thiên thần bé nhỏ', đời là thế, hì..hì..

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

158. Lệnh bà xã



Hôm kia mây màu xám, hôm qua mây màu trắng, hôm nay trời trong vắt hầu như không có mây, đời là thiên biến vạn hóa mà. Hắn tâm sự tí buổi sáng cho vui, đọc các dòng chữ dưới đây, theo ý các bạn, ‘LỆNH’ nào là quan trọng nhất ạ, hay còn có lệnh nào quan trọng hơn nữa ạ?
Hắn có một đặc điểm, là người vô hình trong cuộc đời này, hắn nhập ‘tiệc đời’ với lời chào ‘đủ xài’, vào cuộc vừa lạnh lùng vừa hòa đồng ‘đủ xài’, khi nào cần đến thì hắn đến, khi nào cần đi thì hắn đi, không phụ thuộc bất kỳ ai, hắn không có nhiệm vụ phải đến chỗ đông người để ‘vâng vâng dạ dạ’ với mấy ông lớn và vênh mặt lên với mấy ông nhỏ, hắn không có nhiệm vụ phải tôn trọng người giàu và coi thường người nghèo, hắn không có nhiệm vụ phải nói phét sùi bọt mép với mấy ông tiến sĩ và nói không thật lòng với mấy ông nông dân, hắn có lập trường của hắn, có con đường đi riêng của hắn.
Có một ông trồng cà phê nói rằng: ‘tui không cần biết mấy ông có làm bộ trưởng/thứ trưởng gì gì đó hay không, nếu khi đương chức mà cái mặt mấy ông ‘nhìn lên’ thì đối với chúng tôi là ‘miễn bàn’, các ông làm ra tiền thì cho vợ cho con của các ông, chứ có cho chúng tôi cái gì đâu, rồi một ngày nào đó, mấy ông cũng phải về ‘xóm’, nếu có tình có nghĩa thì chúng tôi còn chào hỏi, nếu các ông không tôn trọng chuyện ‘bán anh em xa, mua láng giềng gần’ thì chúng tôi xin kiếu’.
Nói thật, đường ta ta cứ đi, ai nói gì cũng mặc, hắn chỉ dừng lại khi gặp mỹ nhân vì hắn có bị hồn xiu phách tán ‘tí tí’, thuốc lá phải có cà phê, làm trai phải có máu dê trong người, hắn cũng là con người mà, có phải là tiên là phật gì đâu.
Đàn ông dù có là anh hùng thiên hạ vô địch, cuối cùng cũng phải bị lảo đảo trước một mỹ nhân nào đó chứ (trừ Tiêu Phong hay Tam Tạng/Tôn Ngộ Không…), ông Nguyễn Công Trứ đã 73 tuổi mà còn yêu một ‘thiên thần bé nhỏ’ mới có 18 tuổi à, ông Clinton cũng bị ‘thiên thần bé nhỏ’ là nữ thư ký Lewinsky hút hồn đó, ông Napoleon cũng bị lệnh của ‘thiên thần bé nhỏ’ (không chỉ một mà tới… nhiều ‘em’ lận!) và còn để lại cho thế giới cả trăm ‘bức thư tình bất tử’ nữa đó, ông viết ‘Chẳng có ngày nào anh không yêu em. Chẳng có đêm nào anh không ôm em vào lòng. Chẳng có khi nào anh uống trà mà không nguyền rủa cái chiến công và tham vọng đã nắm giữ anh, khác hẳn với tâm hồn anh’, …, chả lẽ mấy ông ấy không phải là con người ư!
Thiên thần bé nhỏ đối với hắn là ‘nhất’, chỉ trừ phi nàng làm cho hắn bị mất tự do hay bị ràng buộc/hạn chế bởi điều kiện này, điều kiện nọ, thì hắn sẽ ra đi, không lẽ đàn ông mà phải chạy theo đàn bà, nói vậy nghe sao lọt lỗ nhĩ được, hì..hì..
Chả biết nữa, đối với hắn, trên đời này có 3 thứ ‘LỆNH’, đó là ‘lệnh bà xã’, ‘lệnh thượng đế’ và ‘lệnh thiên thần bé nhỏ’.
* Ai cũng biết câu ‘ở nhà nhất vợ, nhì trời’, khỏi phải bàn nữa. Có vị tướng xuất chinh trăm trận trăm thắng, thế mà về nhà phải thua dưới ‘lệnh bà xã’. Ừ, nếu ông không chấp hành lệnh bà xã thì đi kiếm bà xã khác đi, mà nếu ông có kiếm bà xã khác thì cuối cùng ông vẫn phải chấp hành lệnh bà xã à, chạy trời không khỏi nắng!
Vả lại, các bà xã có một môn võ công tối hậu và vô cùng âm độc mà không được ghi trong ‘Cửu âm chân kinh’ của Kim Dung, đó là môn võ công ‘nước mắt - thút thít - quay lưng chưởng’, mấy ông đấu không lại đâu, một là dỗ dành, hai là im lặng đi uống cà phê hay đi nhậu chờ cho tan cơn ‘hu.. hu..’ của 'bả'. Các bà xã còn có một môn võ công nữa cũng không kém phần lợi hại, đó là ‘con cái’ chưởng, chưa kể môn ‘triệt tiêu kinh tế’ chưởng khủng khiếp nữa đó. Đàn ông chớ có dại mà đấu ‘nội lực’ tay đôi với các loại chưởng này, có ngày ‘nước mất nhà tan’ đấy!
À, còn quên cái vụ ông duyệt chi cái gì đó, ví dụ thôi, 1000 đô chẳng hạn, ông mới đi uống cà phê vòng vòng đâu đó khoảng 2 tiếng đồng hồ, về nhà thấy ‘bả’ đã mua ‘cái đó’ đến 2000 hay 3000 đô rồi, mấy ‘bả’ không chơi đẹp không ăn tiền (tất nhiên là phải có ‘money’ mới chơi đẹp được). Cách đây mấy tháng, có một tạp chí xã hội bên Mỹ đã điều tra thống kê và kết luận rằng kẻ ‘vung tay quá trán’ là phụ nữ đó, đừng nên quá nặng chữ ‘phóng khoáng’ cho đàn ông. Nói đến đây, chắc có nàng giẩy nẩy lên ‘làm gì có vậy, anh cường điệu đó’, đâu có, mấy bà phụ nữ Mỹ thừa nhận vậy chứ có phải anh đâu, đừng giận anh tội nghiệp.
** Thực ra, đàn ông có lẽ sợ ‘lệnh thượng đế’ hơn ‘lệnh bà xã’, cái thằng cu hay ‘con vịt giời’ mà hồi xưa nó kêu ‘oe oe oe’ và ngọ ngoạy mấy cái ngón tay đỏ hỏn nhỏ như cộng hành đó, nó nhỏ vậy chứ có quyền lực vô biên đó, nó là sự tái tạo và bất tử của ta đó. Nó nói ‘ba ơi ba, cho con tiền mua cái Air Blade đi, cho con tiền đi học đánh cầu lông đi, cho con tiền đi học Vịnh Xuân quyền đi, cho con tiền đi học TOEFL đi, cho con tiền tổ chức sinh nhật đi, cho con tiền mua máy laptop đi…' , nó nhiều khi làm cho mấy ông (mấy bà) rủn chí mà duyệt chi đó. Cũng nói nhỏ tí, có câu ‘con hư tại mẹ, cháu hư tại bà’, không biết có đúng không nữa, mà đã là thành ngữ thì chắc là đúng chứ, vì đàn ông thường kiên quyết hơn, còn đàn bà thì chìu chuộng con hơn.
Nó còn có khả năng làm cho bao nhiêu cuộc li dị không thành công, nó chỉ buồn buồn im lặng chả nói gì, thế mà bố ai mà dám li dị! Li dị chỉ là chuyện cực chẳng đã thôi, chẳng mấy ai muốn, vì nếu li dị thì phải vô cùng đau lòng với mấy ‘thượng đế’ này.
Có một lần hắn làm việc ở Kuala Lumpur một thời gian lâu, có người hỏi ‘các anh nhớ gì ở VN nhất’, mọi người đều trả lời ‘nhớ con’ (chứ không nhớ vợ!). Như vậy chắc uy quyền của (các) ‘thượng đế’ này lớn hơn ‘bà xã’, chắc rồi, còn nghi ngờ gì nữa!
Còn cái vụ mấy blogger chắt chiu kinh tế nữa, cuối cùng, nếu không có gì thay đổi, tài sản đó cũng thuộc mấy ‘thượng đế’ đó à.
*** Còn ‘lệnh thiên thần bé nhỏ’ nữa, cái này mới thật sự lợi hại đây. Đang ngồi đánh máy vi tính, tim hắn cứ hơi rung lên vì một thiên thần bé nhỏ ‘ảo’ nào đó.
Hắn nhớ có thiên thần bé nhỏ tặng hắn 2 cái bánh chưng (trong thế giới ảo), hắn thấy vô cùng hạnh phúc, thật đó, nàng ăn cái gì cũng nghĩ tới 2 người, đó là hắn và nàng, ai mà không ‘sương’ cho được!
Hắn nhớ có thiên thần bé nhỏ tặng hắn một chai rượu, 2 cái ly và một đóa hoa hồng, vâng, thiên thần bé nhỏ sẵn sàng đi với hắn đến cùng trời cuối đất (nếu có thể), cụng ly tay ‘đôi’ một cách ngọt ngào với hắn, và quả tim của nàng trùm lên quả tim hắn với một đóa hồng thơm ngát, ai mà không ‘sương’ cho được!
Hắn nhớ có thiên thần nhỏ bé thường gửi tặng hắn những bản nhạc violon do chính tay nàng đánh như ‘Tristesse’, ‘Dạ khúc’, ‘Love Story’, …, ai mà không ‘sương’ cho được!
Hắn nhớ có thiên thần bé nhỏ làm thơ tặng hắn mấy dòng như 
nếu đã yêu dù nửa vòng trái đất...
hai con tim vẫn đến được gần nhau...
để xóa đi bao cay đắng âu sầu...

"cá" lại được giữa đại dương vùng vẫy..., ai mà không ‘sương’ cho được!
Hắn nhớ có thiên thần bé nhỏ tặng hắn 3 tấm hình, một tấm hình nàng đang buồn đứng ở ga xe lửa, một tấm hình hắn ra tặng hoa cho nàng, và một tấm hình hắn và nàng ôm hôn thắm thiết, ai mà không ‘sương’ cho được!
Hắn nhớ có thiên thần bé nhỏ bị hắn ‘bắn trúng tim’, ôm ngực lảo đảo ngã, miệng còn mơ màng kêu ‘tén tèn ten’ nữa, ai mà không ‘sương’ cho được!
Thiên thần bé nhỏ ới ời ơi, hắn nhớ nàng lắm… 

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

157. Chỉ là trò đùa của nhân gian


Sáng hôm qua uống cà phê, mình nhìn thấy rất nhiều đám mây bàng bạc màu xam xám, lừ đừ trôi về hướng Tây, mình đâu có phải là nhà quy hoạch đô thị hay nhà địa chất, hễ cứ cái nào quay về phía Campuchia thì bảo đó là hướng Tây, tương đối thôi. Sáng hôm nay uống cà phê, mình cũng thấy rất nhiều đám mây bàng bạc, nhưng lại màu trắng và hình như đứng yên tại chỗ! Cuộc đời là biến động, mỗi ngày mỗi khác, biết thế nào mà lần.

Ngồi nghĩ lan man, mình chợt nghĩ đến ông Phạm Duy. Lúc còn học cấp ba, mình ngưỡng mộ ông ấy lắm, đối với bọn mình, ông ấy là ‘nhất’, sau 1975, ông ấy hầu như ‘mất tích’. Hôm trước mình có lang thang trên mạng, đây chỉ là cái bất chợt mình bắt gặp, mình không có khả năng bình về các bậc tiền bối đâu các bạn ạ. Có ai đó nói rằng ông ấy kiêu lắm (!), rồi có ai đó bình rằng ông ấy sánh ngang với Beethoven (!), mình ngạc nhiên lắm, gọi thằng cu nói cho nó biết… Rồi mình nhớ lại cái vụ ông ‘Nguyên Vũ’ nữa chứ... Sáng nay, mình chợt nghĩ, vĩ đại là cái gì nhỉ? Nếu mình vĩ đại thì được cái quái gì nhỉ? Vì vĩ đại chỉ là trò đùa của nhân gian. Lại nghe vụ ông Pythagore nói rằng ‘có người nhìn thấy cái bóng ‘to’ của mình trên tường mà tưởng mình là vĩ đại’.

Mình lại nghĩ lan man tới mấy ngày Tết. Mới về đến nhà, mình đã nghe loáng thoáng chuẩn bị làm thịt một con heo mọi, thế là hôm đó mình trở thành một ‘trợ lý làm thịt heo’ bất đắc dĩ, sau đó mình phải tiếp cỡ 30 người, hôm sau lại tới cái vụ thịt heo rừng, phải tiếp khoảng 10 người, hôm sau nữa lại tới cái vụ rửa xe máy, phải tiếp khoảng 10 người, hôm sau nữa nữa lại có cái vụ rước cây mai về nhà, phải tiếp khoảng 10 người, hôm sau nữa nữa nữa lại tới cái vụ Tất niên, phải tiếp khoảng 10 người, hôm sau nữa nữa nữa nữa lại tới cái vụ nấu bánh tét, bánh chưng, phải tiếp khoảng 10 người, chưa biết còn cái vụ gì 'nữa' sẽ xảy ra, híc..híc…

Rồi cái vụ sơn lại cổng tường rào, cái vụ lau màng nhện, cái vụ thay mấy bóng đèn mới, cái vụ thêm cá vào bể cá, cái vụ may áo quần mới, mua giày mới, cái vụ cô ‘ô-xin’ đến dọn nhà từ A tới Z, …,  mình ‘phải’ chấp hành hết mệnh lệnh này đến mệnh lệnh khác, hì..hì.., cứ hết bị kêu réo ‘anh ơi’, rồi ‘anh hỡi’, rồi ‘anh à’…, cứ trung bình 10 phút là mình ‘giật mình cái đụi’, mà mỗi ngày có bao nhiêu cái 10 phút, các bạn hãy hình dung thử xem, dĩ nhiên sống là ở đời thì phải tham gia chuyện đời, nếu không thì chơi với ai, nhưng, ôi! đi đâu lang thang cho đời mỏi mệt, nhiều khi mình nhìn các con cá bơi lội tung tăng trong bể cá, mình thấy chúng hạnh phúc hơn mình nhiều, làm gì trên đời này có blogger nữ nào ‘thương’ mình đến nỗi mà cho mình được tự do ngồi viết blog cơ chứ, có mà mơ (hì..hì..), và nhiều khi mình phân vân không hiểu mình làm cái gì nữa. 

Mình lại nghĩ lan man tới cái vụ ‘off’, quả thật mình rất thích gặp mặt các blogger, nhưng mình thường gặp riêng (thường là chỉ có 2 người) trong một quán cà phê tĩnh lặng, ‘động’ hơn tí là mời cả nhóm đi hát Karaoke, ‘động’ hơn tí nữa là mời cả nhóm đi ăn cái gì đó, chấm hết. Mình rất ngại bị chụp hình hay quay phim, xin lỗi, có mấy lần bị đài truyền hình địa phương quay phim, mình phải lấy tay che và bảo phóng viên không được đưa mình lên TV, thế mà cũng có một lần nghe nói mình bị lên đài truyền hình Bà Rịa - Vũng Tàu và VTV1 nữa chứ, chán thật! (Thôi, để mình suy nghĩ làm sao mà kết hợp được cả hai, được gặp các blogger mà cũng không bị ‘nổi tiếng’, hì..hì..).


Cũng nhờ cái vụ ‘thịt heo rừng’ mà mình được nghe ôn lại câu chuyện về ông nông dân và nhà bác học. Ông bác học thì hầu như cái gì cũng biết, biết nhiều, biết rộng, đã gọi là ‘bác’ mà, vì thế ông ta mới ‘cá độ’ với một người nông dân: 
- Tôi hỏi anh một câu, nếu anh trả lời không được thì anh chỉ trả tôi một hào thôi, còn nếu anh hỏi tôi một câu mà tôi trả lời không được thì tôi phải trả anh một đồng (một đồng = 10 hào), ok?  
Anh nông dân vì nể ông bác học nên phải o.k. Rồi ông bác học hỏi anh nông dân một câu, dĩ nhên là anh ta trả lời không được, bèn móc túi trả ông bác học một hào. 
Rồi đến lượt anh nông dân hỏi:  
- Đố ông biết có con gì mà có 9 cái lỗ mũi, có 9 con mắt, có 9 cái lỗ tai và có 9 cái mồm? 
Ông bác học trả lời không được, bèn móc túi trả cho anh nông dân một đồng. Rồi ông bác học hỏi tiếp: 
- Thế đó là con gì? 
Anh nông dân im lặng móc túi ra trả ông bác học một hào… Các bạn đoán ra chuyện gì chưa? Bác học chỉ là nhất thời, nông dân mới là vạn đại, đừng có ở đó mà… coi thường nông dân, hì..hì.. 


Cũng trong bữa nhậu đó, có ông tên ‘C’ hỏi:  
- Đố anh Th.S. là gì?  
Một người trả lời: 
- Th.S. là thạc sĩ, ai mà không biết.  
Ông C nói: 
- Sai rồi, Th.S. là thợ sơn. 
Rồi ông C hỏi câu khác: 
- Đố anh KTS VTV là gì? 
Một người trả lời: 
- KTS… là kiến trúc sư chứ gì, ai mà không biết. 
Ông C nói:  
- Sai rồi, KTS VTV là kỹ thuật số đài truyền hình VN. 
À, té ra thạc sĩ hay thợ sơn, kiến trúc sư hay kỹ thuật số VTV, đuôi to (vĩ đại) hay đuôi không to, …,  cũng vậy thôi, chắc gì cái nào đã hay hơn cái nào!!!


…Có lúc mình tự phân thân ra làm 2 người, ‘một người’ nói sống là phải rộn rịp, lăng xăng, chạy theo thiên hạ, nếu không làm vậy thì anh sống với ai, anh sẽ không có hạnh phúc, còn ‘người kia’ thì bảo nếu không có làm thịt heo, không đi dự Tất niên, không mua xe ‘xịn’, ..., thì không có hạnh phúc à! Đa số thiên hạ thì thích ‘động’, còn mình thì thích ‘tĩnh’, thôi, mình cố gắng tham gia vào cái ‘động’ của thiên hạ một tí vậy, thời gian còn lại thì tranh thủ giữ cái ‘tĩnh’ của mình, nói vậy chứ không dễ chút nào, vô cùng mệt óc các bạn ạ, phải uống paracetamol thôi...

Bổ sung, mình mới nghe một triết gia nữ kể một câu chuyện như sau: Có 2 con ốc sên cô đơn, chúng sống trong thế giới ảo, cả 2 con đều nghĩ 'không suy nghĩ lôi thôi' gì cả mất thời giờ, chúng đến với nhau, yêu nhau không cần biết vũ trụ này có tồn tại hay không nữa. Nghe chuyện, đức Phật ngưỡng mộ, bèn cho cả 2 thành Phật.
Khi nào vui mình sẽ tâm sự tiếp các bạn nhé, vì ngoài cổng có mấy tiếng goi ‘anh ơi’ rồi, chưa biết ai đến, xin tạm biệt.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

156. Giáo chủ ma giáo

(LTS: Các bạn ạ, đây là chuyện có thật 100% và không ‘tục’ tí nào, các bạn chớ có hiểu lầm nhé)

* Nói chuyện xưa, có 2 cô nàng ‘vang bóng một thời’ tên là Bảo Yến và Nhã Phương. Có một tấm hình Nhã Phương mặc bộ bà ba (!) màu đỏ, ngồi trên một tảng đá, nàng có thân hình mi-nhon, mình dây và mượt mà như ‘người cá’ đang ngồi nghiêng nghiêng dưới nắng chiều soi bóng xuống mặt hồ (tại hồ Bửu Long, Sài Gòn!). Chắc chắn là y không yêu nàng rồi, mà nếu nàng có yêu y, y cũng không dám yêu lại vì y không có đủ… tư cách. Nhã Phương đã hại y, tại sao nàng lại hại y, vì sau này hễ thấy ai có dáng dấp giống như Nhã Phương, y lại thấy… rung động, trời đất! 

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

155. 'Sầu' chopin - kẻ bị chối từ

Sầu, một mối tình đang sống, bỗng nhiên chàng vĩnh viễn không bao giờ gặp được nàng nữa, nàng đã chết hay một mối tình đã chết, có phải đó là điều duy nhất để ta tấu lên khúc nhạc ‘sầu’!, đối với hắn, một khát vọng tình yêu trên thiên đàng, bỗng rơi xuống địa ngục một cách thảm thiết, nó lại gây cho hắn ‘sầu’ đau hơn nhiều.
Hồi nhỏ, hắn hay đến nhà bạn chơi bằng cách đạp xe đi vòng quanh một con đường vành đai của thành phố Đà Nẵng. Tại đấy, hắn và bạn hắn đã lấy vợt để vớt những con cá ‘Hà Lan’ và rong rêu về bỏ trong những cái bể cá nhỏ tự tạo bằng xi măng. Loại cá này có một đặc điểm kỳ lạ, đó là con mái thì có màu hơi xam xám và xấu ẹt, đẻ ra con nào là tà tà đớp con nấy, còn con trống thì có màu sắc sặc sỡ và lộng lẫy, có vây mềm mại và rất dài, có eo, có phoọc đàng hoàng, lượn qua lượn lại với những nét yểu điệu thục nữ trông thấy! Hắn thường nuôi mấy con cá Hà Lan với các nàng ‘hắc ma lũy’, đó là các nàng ‘ma nữ’ đen huyền nhưng dường như có ái lực thu hút ‘những kẻ đàn ông đa tình’ vào chốn địa ngục thiên thu!
Một buổi chiều nọ, đang đứng trầm ngâm ở trước hiên của một dãy phòng của ký túc xá, nhìn ra con đường đi nối liền từ nhà ăn đến dãy phòng tắm nữ, hắn bỗng thấy một con ‘tử ma lũy’, nàng mặc một bộ đồ ‘hoa’ màu tím pha tí nét xanh, giống như màu hoa cà, dáng người nho nhỏ xinh xinh, bưng thức ăn trong tay, lúc đó nàng thấp thoáng như Dương Quý Phi trong những bài thơ của Lý Bạch, xinh đẹp như cô thiếu nữ trong các bức họa của Leonardo Da Vinci, mỗi bước đi của nàng như bước trên những đóa sen và tỏa ra một mùi hương thơm kỳ lạ bay đến mũi hắn và vào tận lồng ngực của hắn, quả tim hắn chợt thấy khoan khoái như bay ra khỏi chỗ... đó, hoàn toàn trao tặng và mê muội theo bóng nàng, từ đó mỗi đêm, hắn mơ thấy nàng và hắn ôm nhau bơi trong đại dương như trong phim ‘người cá’… 
Thế rồi mỗi chiều, mỗi tối là tiếng nhạc ‘chiều tà’, ‘dạ khúc’, ‘sầu’, ‘dòng sông xanh’, ‘cánh hồng Trung quốc’, …, lần lượt tuôn ra từ cây đàn của một chàng trai nghèo đến từ một xứ cà phê đất đỏ xa xôi. Những bữa ăn của hắn bỗng biến thành hoạt động phụ, chủ yếu là hắn cầm tô cơm ngồi cạnh song cửa sổ hay đứng lẩn thẩn sau cây cột bằng xi măng trước cửa phòng, với đôi mắt thả hồn ra một khung trời đầy mơ mộng, hắn chờ bóng hình con ‘tử ma lũy’ đi qua. Với những cuộc điều tra của anh chàng thám tử ‘Tin Tin’, hắn đã biết được tên nàng là Lan, biết được lịch sinh hoạt của nàng và khu vực mà nàng đang ở, và thông qua một người bạn gái của nàng, những bức thư tình sau đó của hai bên đã dần dần qua lại.
Một tối thứ bảy nọ, hắn đã can đảm tìm đến nhà nàng. Từ trong một cái building cao ngất với hai cánh cửa sắt đen sì như một ông khổng lồ, giống như cánh cửa mà vua Đường Thái Tôn bước qua địa ngục để gặp ‘Thôi Giác phán quan’, nàng mở cửa ra, cặp mắt nhìn hắn có vẻ ngạc nhiên là tại sao hắn biết nhà nàng, nhưng cặp mắt đó cũng biểu lộ sự hân hoan tiếp đón, phụ nữ mà, người ta thường biết ai có cảm tình với mình và ai yêu mình!
Tối đó, nàng lấy cây đàn Mandoline, cây đàn Guitar và cái kèn Harmonica ra (nàng là con gái của một gia đình quý phái vẫn ở lại SG sau 1975!), những bản nhạc tình của con ‘tử ma lũy’ và hắn lần lượt được tuôn ra, chàng đánh đàn cho nàng nghe và nàng đánh đàn cho chàng nghe… Thế giới bên ngoài đã vô cùng tế nhị, tĩnh lặng và hoàn toàn không can thiệp vào chuyện tâm tình của hai người, lúc đó, hắn đã rạo rực cảm nhận từng giây phút của yêu đương, đối với hắn, không có một thế giới nào đẹp hơn, con ‘tử ma lũy’ và hắn đã tâm sự ăn ý liên tục mấy tiếng đồng hồ, hai người có thể nghe tiếng tích tắc gõ nhịp ‘đôi’ của chiếc đồng hồ treo tường, có thể nghe được nhịp đập khe khẽ của mỗi con tim cho đến lúc mà ‘khuya quá rồi, anh phải về thôi’. Theo hắn, nàng quả thật là một người hiểu biết sâu rộng, đa tài và tốt bụng, cho đến nay hắn vẫn có niềm tin như vậy. Trên đường về, những nhạc khúc tình yêu đã theo chân hắn và theo mãi đến nhiều tuần sau, hắn cảm thấy mình hát hay hơn, đánh đàn hay hơn, sôi nổi và yêu đời hơn, vì động lực của tình yêu, hắn sẽ tiếp tục học nhạc để trở thành một Chopin nào đó mà cùng với nàng hòa lên tình khúc ‘Tiếu ngạo giang hồ’ suốt đời! Cứ thế, mỗi tối thứ bảy hắn lại đến và hắn như sống trong một thế giới đầy ảo mộng của tình yêu:
Vương sầu nơi nao
Ý thắm tàn mau
Chưa nguôi yêu dấu
Mắt đã hoen mầu thương đau,
Khóc lúc đêm thâu
Ôi tiếng lòng lơ láo đón làn nước mắt ngày nào.
Khúc tình đầu, hẹn về sau.
Lắng về môi xưa, bỗng thấy buồn đưa
Xa xôi là nhớ, lúc duyên ra đời trong mơ
Tiếng hát đương tơ
Ta muốn níu em về với dòng châu
Ta hướng hết u sầu đến đời sau
Ta muốn tìm mau tới cõi nào nương náu.
Cho ta vừng sao, giá băng như niềm đau
Xót xa như tình mới
(Khóc cười cho)
Tâm hồn lên khơi,
Sẽ thấy sầu nguôi
Cho ta tìm tới kiếp vô biên chẳng tàn phai
Cất tiếng qua đời.
Ta sẽ thoát linh hồn giữa nẻo xa
Ta hoá kiếp nên lời hát bài thơ
Ta biến thành tâm tư mối tình tan vỡ
Cho ta thành mơ
Sống yên trong nghìn thu
Vắng tanh như đời gió
Ðắm trong tình cũ
Bóng ta còn nhớ
Thiên thu sầu u… (
Nhạc: Frédéric Chopin, LV Phạm Duy)
…Có một tối thứ bảy nọ, khuya rồi, khi hắn đang tình tự với con ‘tử ma lũy’ thì có bóng một người phụ nữ từ trên cầu thang bước xuống, đó là mẹ nàng, bà hỏi mấy câu về bản thân và gia đình của ‘chàng rể tương lai!’, trong lúc cặp mắt của bà dò xét hắn từ trên xuống dưới, hắn có cảm giác như bà muốn tìm hiểu cặn kẽ về… kiếp ‘nghèo’ của hắn.
Rồi tối thứ bảy kế tiếp, hắn ở một nơi rất xa, trời sắp mưa, mặc dù có hai người đẹp muốn giữ lại nhà, nhưng hắn vẫn cương quyết đứng dậy, ra đi, đêm thứ bảy hẹn hò đã đến, bằng bất cứ mọi giá hắn sẽ đến với nàng, có chết hắn cũng phải đến. Lúc hắn đạp xe đi được một đoạn thì trời đổ mưa, mưa từ nhỏ đến to, thành phố Sài Gòn lúc đó hầu như không có ánh sáng, chỉ lâu lâu mới xuất hiện một ánh đèn le lói, hắn hoàn toàn đi trong đơn độc, hoàn toàn không có bất cứ một sự động viên nào của loài người, hắn mò mẩm đi trong bóng đêm như một người đi tìm sự sống trong một cái nghĩa địa tối om vậy.

Cuối cùng hắn cũng mò đến được cái building nọ, trời lúc đó mưa càng to kêu ầm ầm, người ướt sủng từ trên xuống dưới, hắn kêu cửa khá lâu và vô cùng hồi hộp chờ người ‘yêu’ ra đón, hắn nhìn không rõ, có một bóng đen bước đến gần cánh cửa, bóng đen này không mở cửa mà chỉ đứng đàng sau cánh cửa ‘địa ngục’ đó và nói vọng ra: 

- Em là em của chị Lan đây, chị Lan đi chơi rồi.
Nói xong, bóng đen lập tức biến mất.
Tiếng nhạc lòng của hắn lập tức tắt ngấm một cách vô cùng thảm thương, ông Chopin bỗng kinh hoàng ôm bản ‘Tristesse’ rơi từ thiên đàng xuống địa ngục, một tia chớp khủng khiếp xẹt xuống với tiếng sét kinh hồn đánh cái rầm vào đầu hắn. Với linh cảm của hắn, bản án tử hình tình yêu đã lên tiếng và Thượng đế đã phán ‘Khúc tình đầu, hẹn về sau’, vâng, khúc tình đầu thì có, nhưng hẹn về sau thì không có:
Tiếng hát đương tơ
Ta muốn níu em về với dòng châu
Ta hướng hết u sầu đến đời sau
Ta muốn tìm mau tới cõi nào nương náu.
Hắn chết lặng, thẫn thờ, vô hồn dắt chiếc xe đạp lủi thủi đi dưới bầu trời đêm đầy ‘mưa gió và giông bão’ kinh hoàng. Cơn mưa vẫn rơi nặng hạt, rượt theo hắn, đè nặng lên đầu hắn, lên tim hắn, đưa hắn vào bóng đêm hun hút bất tận, vào vực thẳm ngàn trùng… Sau đó, bao nhiêu lá thư tình của hắn gửi đến nàng đều biệt vô âm tín, không có một lời hồi âm nào, hắn chỉ biết u buồn, rất u buồn và đau khổ, hắn không hiểu vì lý do gì (do hắn ngộ nhận về tình yêu! do hắn yêu đơn phương! do hắn nghèo!…):
Cho ta tìm tới kiếp vô biên chẳng tàn phai
Cất tiếng qua đời.
Ta sẽ thoát linh hồn giữa nẻo xa
Ta hoá kiếp nên lời hát bài thơ
Ta biến thành tâm tư mối tình tan vỡ
Cho ta thành mơ
Sống yên trong nghìn thu
Vắng tanh như đời gió
Nhiều năm trôi qua.
Có một đêm hắn nằm mơ thấy một giấc mơ tuyệt đẹp, hắn mơ thấy nàng nằm bên kia cánh cửa sắt khổng lồ đó, còn hắn nằm bên này của cánh cửa sắt, nàng đưa tay sờ vào cánh cửa thì nó bỗng nhiên biến mất, với một thân hình mềm mại và vô cùng ấm áp, nàng quờ tay ôm hắn thật chặt vào trong lòng và hỏi:
- Anh có biết em là ai không?
Đúng rồi, chính là nàng, con cá ‘tử ma lũy’ mà tối nào hắn cũng mong, nàng lại nói tiếp:
- Em là vợ của anh đây nè.
Và mẹ của nàng cũng nói:
- Con là con rể của mẹ đó, con ạ.
Trong giấc mơ, hắn vô cùng hạnh phúc, hắn và nàng đã được hưởng những điệp khúc ân ái vợ chồng tuyệt vời nhất trên cõi nhân gian này:
Xa xôi là nhớ, lúc duyên ra đời trong mơ
Tiếng hát đương tơ
Trời dần sáng, âm phủ phải biến mất để nhường chỗ cho dương gian, trong lúc tình khúc ái ân lên đến cao điểm, hắn quàng tay ôm ‘vợ’ hắn thêm một lần nữa, bỗng hắn ôm vào một khoảng không, ‘không! không có thật! đây chỉ là giấc mơ’, nàng đã đem đến cho hắn một giấc mơ hạnh phúc tuyệt vời, và khi hạnh phúc đang nóng bỏng, nàng đã biến mất, bỏ lại hắn chết lặng trong giá băng:
Cho ta vừng sao, giá băng như niềm đau
…Hắn đã chết lặng trong nhiều năm. Mười hai năm sau, trong một dịp ghé lại cái ‘thành phố buồn’ đó, động tác đầu tiên của hắn là ghé thăm nàng, vào một đêm tối não nùng, có tiếng chuông nhà thờ kính coong và ru hồn đung đưa như trêu ghẹo con người trong cõi sống - chết, một kẻ si tình đã đi bộ và lần mò đến cái building nọ, hắn gõ cửa nhiều lần mà chả có ai lên tiếng, tòa nhà vắng tanh, sau đó hắn hỏi thăm một bà già đang bán hàng ở trước nhà nàng, bà ấy trả lời là cô Lan không còn ở đây nữa, hình như đã đi nước ngoài rồi, một lần nữa, bước chân hắn lại thẫn thờ đi xuống lòng mộ địa…