Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

255. Hạnh phúc có cần triết lý không?


Dạ khúc chiều buông, liễu thoáng gầy
Hoàng lan tỏa nhẹ, thoảng hương bay
Mùa thu nơi ấy ôi xa quá
Lụy dáng hình ai, sao muốn say
Ai ơi, anh có khóc nhiều rồi
Mùa đông chưa đến, sầu lên ngôi
Nước nghe róc rách, lòng tê tái
Mơ tưởng về ai, rung đôi môi
(Sầu lên ngôi - NGLB)
Năm 25 tuổi, LB bị chấn thương ‘não bộ’ mà đáng lẽ từ thời điểm đó, LB không xuất hiện ngoài xã hội nữa, nhưng nếu LB không đi làm thì ai nuôi mình! Nhưng LB vẫn không… chết (xin đọc entry ‘Có lúc mình mơ ước’ và 'Khi nhà gom lá bàng chết', đường dẫn cho ở dưới), LB đã cố gắng vượt qua số phận và vẫn làm việc được tí tí cho đến nay!!!
Có nhiều người hỏi tại sao mình lại là ‘nhà gom lá bàng’?, xin trả lời, thứ nhất: lá bàng rơi rụng đầy đường nên không mang tính ‘cá  nhân’, thứ hai: lá bàng có thể là bất cứ ai nên nói chung là LB chấp nhận quan điểm của mỗi người mà mình tiếp xúc như nhìn một chiếc 'lá bàng', dĩ nhiên là trừ những trường hợp quá cực đoan...
Gần đây, LB có viết 255 entry với mục đích… ‘trăn trối’, hì..hì…, thiết nghĩ LB quan niệm mình là một người đã chết thì việc làm mất lòng vài người trong số 11.299 ‘blogger’ có quan hệ với mình qua blog này - chỉ là vô tình. Vì LB cũng là con người nên có đầy đủ thất tình lục dục, nhưng LB không bao giờ đồng ý việc lấy suy nghĩ cá nhân của mình để áp đặt lên hạnh phúc của người khác, vì thế LB thấy ai vui thì LB vui, và LB luôn đề cao chân lý và khát vọng sống, đặc biệt là tình yêu.
Lâu ngày không thấy dáng duyên duyên
Mưa buồn, mây xám, trời nghiêng nghiêng
Lạc vào đôi mắt mơ màng ấy
Chả chốn đào nguyên cũng cõi thiền
Hoa cúc ngày xưa dáng lạ thường
Năm qua tháng lại có người thương
Người xa xưa ấy giờ không thấy
Dính nợ tình ai, ai tơ vương
(Nợ tình - NGLB)
(Hạnh phúc có gắn liền với triết lý không?)

1. Mình mới gặp một sự kiện hơi kỳ lạ. Đó là mình có gặp và quan sát một người (gọi là X). Nhà X ở Bình Dương, gần khu bệnh viện 512 giường (hay 412 gì đó). X rất ham vui và thích tụ tập bạn bè, như sau:

Có lần X mời mấy người bạn đến nhà ăn tối, có tất cả 4 người ăn. Ông 1 nói thích ăn thịt chó, X bèn mua 4 suất thịt chó; ông 2 nói thích ăn bò kho, X bèn làm 4 suất bò kho; ông 3 nói thích ăn gà hấp chanh, X bèn đặt 1,5kg thịt gà (hơn 4 người ăn); còn ‘ông’ 4 (tức là X) nói thích ăn cá, X bèn làm 2kg cá to (hơn 4 người ăn). Như vậy là 4 người phải ăn hơn 16 suất!, nên khi mọi người ăn xong thì thức ăn còn thừa là 75%, nói chung cuối cùng là phải đi đỗ thùng… rác, hay chờ đến ngày mai để cho ai đó! Mình mới nhận định là X không biết tính toán ‘kết hợp’ các nguồn lực khác nhau cho có hiệu quả.

Có lần X dẫn một nhóm người đi ăn, X nói nhà hàng đó mình đã đi ăn nhiều lần rồi, ngon lắm. Khu trung tâm nhỏ xíu, có mấy con đường chính, thế mà X đi nhầm đến 2-3 lần mới tìm được nhà hàng mà X hay ăn. Mình mới nhận định là X không biết ‘định hướng’ và không tập trung vào mục tiêu chính.

Mỗi lần nghe đâu có cuộc vui là X hớn hở đến tham gia ngay, X nói chuyện huyên thuyên, có lúc quên cả giờ về, mặc kệ, cứ vui là được, dĩ nhiên là những người mà X đến chơi là phải cùng đẳng cấp, ví dụ mấy người nhà giàu, làm lớn…, chứ X ít khi chơi với người nghèo hay người có tài mà … nghèo, mà cái này chỉ là quán tính thôi, chứ X cũng không kỵ người nghèo. Mình mới nhận định là X không hiểu thế nào là nhân tài hay giá trị thực của xã hội!

Tuy nhiên, X cũng có 2 ưu điểm, đó là: Hễ ai mà nghĩ là X sẽ nhờ cậy thì X sẽ đầu tư (qua lại, quà cáp), thậm chí 5 hay 10 năm sau chưa nhờ vả cái gì X cũng đầu tư. X nghiện tham gia hoạt động xã hội, vì thế X hay giúp đỡ người ta mà khi cần thì người ta cũng sẵn lòng giúp X.

('chợ đời' đầy các loại ảo)

2. Với ba nhận định trước mắt ở trên, mình tạm kết luận là X chả làm nên việc lớn, nếu có làm được thì của cải hay sự nghiệp cũng ra đi sớm. Nhưng ai có ngờ đâu:

Thu nhập của X là 50 triệu đến 100 triệu/tháng, thậm chí có lúc hơn nhiều, X như một đại gia!

Dường như X rất hạnh phúc, vì X quan hệ thoải mái với ‘chợ đời’, vui thì X tham gia ngay, X không hề đố kỵ bất cứ hạng người nào (tất nhiên là trừ người mà X cho là... bất tài hay người nghèo, nhưng không luôn là vậy).

Dường như X rất hạnh phúc, mặc dù đã quanh quanh cái tuổi ‘tri thiên mệnh’, nhưng khuôn mặt X thường trông trẻ măng, tươi rói, X chả cần biết thế nào là ‘triết lý’, chả cần biết thế nào là văn, thơ, nhạc, họa…, nói chung là X chả cần quan tâm đến cái gì là ‘tâm hồn’. 

(mặt mày hớn hở)
Mình sống trong đời chủ yếu là làm công tác ‘xóa đói giảm nghèo’, trong đó có phòng chống HIV, hỗ trợ người khuyết tật, hỗ trợ tìm công ăn việc làm cho những người thiếu cơ hội… mà mình không nhắc trực tiếp nhưng luôn bao hàm trong blog này. Nay mình sắp 'rửa tay gác kiếm' (đã đóng hai mươi mấy năm BHXH) nên mình sẽ có thời gian nhiều hơn để suy tư/chơi blog, đó cũng tạm gọi là 'hạnh phúc' rồi.

Mình quan sát kỹ thì thấy X hạnh phúc thật, giàu có, chắc là sống lâu nữa. Vậy thì đó là hạnh phúc à, hạnh phúc có thể loại bỏ hai chữ ‘triết lý’ hay ‘tâm hồn’ được không? Mình đặt giả thiết:

Nếu X là đàn ông, thường thì trên 50% phụ nữ thích cuộc sống yên tĩnh, nhẹ nhàng, liệu rằng một phụ nữ lấy X mà suốt ngày phải tham gia chốn ‘hội chợ phù hoa’ ồn ào - ổng đã vui ngoài xã hội (kể cả sinh hoạt tình dục) thì về nhà thường ‘không vui’ với vợ con, và ổng không cần đến 2 chữ sâu sắc, liệu rằng vợ của ổng có hạnh phúc không?

Nếu X là đàn bà mà chồng của cổ phải thường xuyên đến chỗ đông người - cổ đã vui với xã hội (thậm chí có khả năng ngoại tình, tư tưởng ‘cơi nới’, đi với ai có 15m thì làm bà ‘tám’ hết trên 15 phút…, mình nói có khả năng thôi) thì về nhà thường ‘cằn nhằn’, không hiểu chồng, hay ‘hối’ chồng làm cái này cái nọ, nếu lỡ ổng có chơi blog (hay thơ/văn/nhạc/họa…) thì mấy khi được tĩnh tâm mà chơi, và cổ cần phải sống cho có ‘đẳng cấp’ mà không có nhiều thời gian suy tư, liệu rằng chồng của cổ có hạnh phúc không?

Nếu X làm lớn, tương đương bộ trưởng chẳng hạn, liệu rằng X có đủ tầm nhìn và đủ hiểu nỗi khổ của dân và đem lại hạnh phúc cho dân không?

(có phải X đang hạnh phúc?)

3. Như đã kể ở trên, dù sao X vẫn đã, đang và sẽ hạnh phúc, vấn đề quả là quá nan giải, nó có vẻ nghịch lý với khái niệm ‘triết lý’ và ‘tâm hồn’. Và nghịch lý hơn khi những người có ‘đầu óc’ thường phải ‘khổ’, Hemingway, Jack London hay Mai-a-cốp-xki… phải tự tử vì suy nghĩ quá nhiều về ‘cuộc đời vô nghĩa’ này…, bố ai mà hiểu được!

(một số triết gia tự tử)
Cô bé ơi, hết hờn chưa?
Sáng nay nhớ bé, mưa vừa phủ qua

Vu vơ con gái ấy mà
Tơ lơ mơ vậy thì ra tuyệt vời

Tháng này mưa lắm bé ơi
Ngồi nơi phòng vắng, rụng rời nhớ ai

Ngồi cả ngày, nhớ không phai
Nhớ sao là nhớ, nhớ hai mắt buồn

(Cô bé ơi - NGLB)
Cuối cùng, hình như mỗi người chọn một cách sống phù hợp với mình mà do đó, người đó có ít nhiều hạnh phúc, nói có 'màu sắc hơi hư vô' là cuối cùng ta chết đi cũng không có gì, cuộc đời là vậy, không có gì là không có gì, còn nói theo kiểu hơi tích cực là suy nghĩ chi cho nhiều, hãy thuận theo tự nhiên mà sống và... hãy yêu khi còn có thể!
----------------------
-Entry 153: ‘Có lúc mình mơ ước’: http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/161771/index
-Entry 249: ‘Khi ‘nhà gon lá bàng chết’: http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/1040566

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

254. Hiện tượng nghiện tình dục ở một số nước phương Tây


Tím rịm chiều nay sắc ti-gôn
Tri kỷ hồng nhan đợi mỏi mòn
Trời mưa to quá, mưa to quá
Mộng dáng hình thơm, say... mênh mông
Nỗi đau ngọt ngào cõi mù sương
Nhưng anh vẫn ước dáng thiên đường
Gần anh thêm nhé, gần thêm nhé
Chỉ thoáng nhìn em, mê... yêu đương
(Ngọt ngào - NGLB)


Trong một số entry, mình có kể sơ qua một số nhân vật có tính ‘phong lưu’ nổi tiếng trong lịch sử , hay nói chính xác hơn là có ‘nghiện tình dục’ không nhiều thì ít, đặc biệt nhất là Hạ Cơ, Cô Ba Trà, Juan Carlos, sau đó phải kể đến Đường Minh Hoàng, Võ Tắc Thiên, Đoàn Chính Thuần, Bảo Đại, Napoleon I, Công tử Bạc Liêu, Tây Môn Khánh/Phan Kim Liên, Marilyn Monroe, Victoria, chưa kể đến Lê Long Đỉnh! hay Trịnh Giang...

Có  những thông tin mình đọc báo rồi bỏ qua thì đôi khi cũng tiếc lắm, rồi sau này tờ báo đã đọc bị bỏ giỏ rác hay lấy gói đồ biết đâu mà tìm lại, vả lại mình đâu phải là nhà sưu tầm báo chí.
Hơn nữa, nói chuyện Tàu nhiều quá có thể cho ta có mặc cảm là ta biết quá ít về thế giới phương Tây. Ngoài chuyện tình dục (và sự nghiệp) về Marilyn Monroe, Napoleon, sau đây mình xin giới thiệu sơ bộ 3 câu chuyện ngẫu nhiên về việc nghiện tình dục của người mẫu Carla Bruni, vua Juan Carlos và nữ hoàng Victoria, và xin lưu ý rằng tất cả những gì trên blog này là để thư giãn và chỉ có giá trị tham khảo.

1. Người mẫu Carla Bruni của Pháp (Nguồn 1)
Vu vơ mơ, bài thơ dang dở
Sáng mưa buồn, nhớ nợ tình ai
Nhớ em nho nhỏ ngày nao
Nhớ hương, nhớ vị, nhờ hao, nhớ mòn
Anh sang thăm thiên thần nhỏ bé
Vị ngọt ngào dáng trẻ dễ thương
Ôm nàng, anh lắm vấn vương
Em hờn, em dỗi, anh ‘sương’, anh chìu
(Hờn dỗi - NGLB)

'Tình yêu thì lâu dài, nhưng dục vọng cháy bỏng chỉ kéo dài hai hay 3 tuần lễ’ (Carla Bruni)

Carla Bruni sinh ngày 23/12/1967, nay là vợ của cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Năm 2008, chuyên gia viết tiểu sử về các chính trị gia đã cho ra đời cuốn sách ‘Carla và Nicolas: những câu chuyện thực’, trong đó, Nicolas là Tổng thống Pháp mới bàn giao quyền lực vào tháng 5/2012.
Nàng sinh ở Turin, nước Ý, chuyển đến Pháp năm mới có 5 tuổi, đến năm 19 tuổi thì trở thành một người mẫu chuyên nghiệp, có khi nàng được lọt vào danh sách 20 siêu mẫu thời trang đắt giá nhất thế giới (có lúc lên đến 7,5 triệu USD/năm).
Là một người rất có duyên, nàng có một cá tính về tình dục rất kỳ lạ, đó là ‘rất dễ dàng nhàm với cuộc sống một vợ một chồng’. Khi còn sống chung với Jean Paul Enthoven, nàng vẫn yêu và có quan hệ với con trai của ông ta là giáo sư triết học Raphael Enthoven, sinh được 1 con trai rồi chia tay vào năm 2001. Ngoài ra, Carla Bruni có ‘quan hệ’ với các ngôi sao người Anh như Mick Jagger, Donald Trump, Eric Clapton..., và nàng còn có ‘quan hệ’ với ít nhất là 11 người nữa. Khi chia tay với Luc Ferry (cựu Bộ trưởng giáo dục), Carla Bruni bắt đầu ngưỡng mộ các chính trị gia, rồi sau lần chia tay với Laurent Fabius (mà sau này được bổ nhiệm làm Ngọai trưởng Pháp năm 2012), nàng quen Tổng thống Pháp là Sarkozy vào cuối năm 2007, hẹn hò với ông được 9 tuần rồi lấy nhau ngày 2/2/2008.

Ngày 16/5/2012, có cuộc chuyển giao quyền lực giữa cựu Tổng thống Pháp là Nicolas Sarkozy cho Tổng thống mới là Francois Hollande. Một ngày sau đó, bên Pháp đã bùng nổ scandal về cuộc tình bí mật giữa Carla Bruni và Laurent Fabius trước đây. Giữa năm nay, Carla Bruni và Nicolas Sarkozy cùng đứa con gái 7 tháng tuổi đi nghỉ mát ở thành phố Moroccan, tuy nhiên cả hai đều không có bình luận gì.


Với tuyên bố: ‘rất dễ dàng nhàm với cuộc sống một vợ một chồng’, ‘tình yêu thì lâu dài, nhưng dục vọng cháy bỏng chỉ kéo dài hai hay 3 tuần lễ’, hay ‘thỉnh thoảng tôi chung thủy với một người, nhưng lại thích cuộc sống đa thê hoặc đa phu hơn’, không biết rồi đây ‘tình yêu’ giữa nàng và cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy có lâu dài hay không!

2. Vua Juan Carlos của Tây Ban Nha (Nguồn 1)
Biển hát chiều nay, sóng vỗ bờ
Nhung nhớ vòng tay, trong giấc mơ
Hồn ai ngơ ngẩn, lòng giông bão
Rung động, buồn đau, miên man thơ
Hoài niệm bóng ai dưới biển trời
Dáng mềm thơm lựng, hồn chơi vơi
Em về nơi ấy còn đâu nữa
Để luyến đời anh, tiếc rụng rời
(Hoài niệm - NGLB)
'Là một người có ‘quan  hệ’ với khoảng 1500 phụ nữ, vua Juan Carlos của Tây Ban Nha có rất nhiều tin đồn về quan hệ tình dục lăng nhăng'
Vua Juan Carlos của Tây Ban Nha, năm nay 74 tuổi, sinh ngày 5/1/1938, tại Ý, đang trị vì Tây Ban Nha. Các tin báo chí khá chính thức về cuộc sống tình dục của vua tóm tắt như sau:
- Cách đây không lâu, Công nương Corinna Wittgenstein thừa nhận cô là người tình không chính thức của vua Juan Carlos. Nàng gốc Đức, sau khi lấy chồng thứ hai thì chuyển sang Tây Ban Nha và có tước hiệu là ‘công nương’ vì chồng nàng thuộc dòng dõi hoàng gia. Nàng năm nay 46 tuổi, có mái tóc vàng và khuôn mặt dễ thương, bắt đầu gặp nhà vua từ năm 2004 khi đi thăm Mozambique, và kể từ ngày quen nhà vua, cuộc sống của nàng đã thay đổi, nàng thường hay khoe với chồng trước (là Philip J.Adkin) rằng ‘đức vua là một người tuyệt vời’, rồi sau đó nàng thường xuyên… theo ông đi du lịch nước ngoài và đi săn voi với nhau (nay vua đã bị ‘Quỹ động vật hoang dã thế giới WWF’ cách chức Chủ tịch danh dự vì hoạt động này). Mối quan hệ này dấy lên sự hoài nghi của các thành viên trong hoàng gia Tây Ban Nha, nhưng bạn bè của hai người chống chế rằng nàng chỉ là cố vấn tin cậy của nhà vua mà thôi! Để công khai mối ‘quan hệ’ giữa mình với nhà vua (!), nàng dã có ‘bật mí’ một số thông tin về 2 người trên trang bìa tháng 6 của tạp chí Vanity Fair (Tây Ban Nha).

(Vua Juan Carlos luôn bên cạnh 'trợ lý đặc biệt' Corrina)

- Ngoài ra, có một tin khá động trời là nhà vua có tán tỉnh Công nương Diana của Anh (nàng đã có chồng là Thái Tử Charles). Cuốn 'The Solitude of the Queen (Nữ hoàng cô đơn)' đã chỉ ra vua đã bắt đầu tán tỉnh nàng vào cuối những năm 1980, nàng có hẹn đi chơi dài ngày 2 lần với nhà vua: một lần trên một chuyến tàu bí mật vào tháng 8/1986 và một lần khác tháng 4 /1987, 'năm 2004 xuất hiện những tin đồn về việc chính Công nương đã ‘bật đèn xanh’ trong mối quan hệ với Carlos… Chẳng thế mà Juan Carlos được mệnh danh là ‘hoàng tử đào hoa xứ bò tót’ khi bắt đầu chinh phục trái tim ‘Bông hồng xứ Wales’ đã có chồng’! Điều này đã góp phần đưa Hoàng hậu Tây Ban Nha vào nỗi cô đơn dài hạn!...

(Công nương Diana - Juan Carlos, cái hôn tay quá ư là nồng nàn)

Vua thích nữ sắc, thường hay tán gái và theo thống kê chưa đầy đủ, vua đã từng quan hệ với ít nhất 1500 phụ nữ, một con số kỷ lục (theo Pilar Eyre, người viết tiểu sử cho Hoàng gia TBN) mà theo nhà viết sử này, việc chăn gối giữa vua và hoàng hậu đã nguội lạnh cách đây 35 năm rồi…

3. Alexandrina Victoria (1819-1901) - Nữ hoàng nghiện tình dục
Anh đi trong chiều nghiêng
Nhớ về đôi mắt huyền
Lá vàng thu rơi rụng
Em dáng người ôi duyên
Giờ này anh một nơi
Còn em tít chân trời
Mây buồn đau cuốn quyện
Trời điên, mưa tuôn rơi
(Buồn đau - NGLB)
'Người ta đồn rằng Victoria nghiện tình dục đến nỗi được mệnh danh là ‘cọc tìm trâu’
Cách đây vài tháng, mình có đọc một bài báo nói có một nữ hoàng Anh bị nghiện tình dục, mình chỉ nhớ mang máng, nhưng không nhớ là bà nào. Khi viết bài này, mình lục lọi trên mạng gần cả tiếng đồng hồ, may quá, có một số bài báo có liên quan đã được đăng tải trên mạng.
- Tình dục mãnh liệt với hoàng tử Albert (xứ Consort):
‘Gần đây hoàng gia Anh công bố những lá thư cho thấy Victoria rất yêu ông chồng Albert, đến độ chính bà ngỏ lời cầu hôn với ông vì thấy hoàng tử 18 tuổi này đẹp trai (và bà còn biết chàng vẫn còn là trai tân) (Nguồn 2). 

(Cảnh trong phim: Victoria và Albert)

Đây là câu bà viết trong nhật ký ngay trong đêm ‘khai môn nhập phòng’ (với chồng là Albert, tối ngày 10/2/1840):
‘Ta chưa bao giờ, chưa bao giờ có một buổi tối như thế nào!!! Albert yêu dấu yêu dấu nhất nhất của ta... tình yêu và tình cảm quá mức anh trao cho ta nặng trĩu tình yêu và hạnh phúc mà ta không bao giờ có thể hi vọng được cảm nhận như thế trước đây! Anh siết chặt ta trong cánh tay của anh ấy, và chúng ta đã hôn nhau lần nữa và lần nữa! Vẻ đẹp của anh, sự ngọt ngào và lịch lãm của anh - thật sự ta không bao giờ có thể cảm ơn đủ khi có một Người chồng! ... để có thể được gọi bằng những cái tên âu yếm, ta chưa bao nghe ai gọi ta như thế bao giờ - là niềm hạnh phúc và xa hơn là niềm tin! Ôi! Đây là ngày hạnh phúc nhất trong đời ta’ (Nguồn 2).
- Có con rơi với hạ nghị sĩ John Brown

(John Brown và nữ hoàng Victoria)

‘Tờ Dailymail (Anh) tiết lộ một bài báo đăng tải trên tạp chí Oldie đã cho biết ngay sau cái chết bất ngờ của người chồng, Hoàng tử Albert xứ Consort, Nữ hoàng Victoria không ngần ngại đi tìm niềm ham thú khoái lạc cho bản thân bằng mối quan hệ với người đàn ông dẫn đường người Scotland trong các buổi đi săn của hoàng gia, John Brown.
…Mối quan hệ giữa Victoria và Brown ‘thăng hoa’ khi Nữ hoàng bắt đầu gọi ông ta bằng những tên thân mật trong các bức thư tình. Trong suốt chuyến dã ngoại tại Loch Ordie (Thụy Sĩ), dư luận đồn rằng hai người đã qua đêm với nhau và 9 tháng sau bí mật hạ sinh một đứa con tại đây.
…Tuy nhiên, có một khía cạnh ẩn trong những đồn thổi về Nữ hoàng Victoria hoàn toàn là sự thật. Do sự mất cân bằng hoocmon, Victoria rất thèm khát chuyện chăn gối và mắc chứng cuồng dâm. Hoàng tử Albert vốn không chịu đựng nổi Victoria vì tính cách nhạy cảm và có phần thiếu nam tính của ông. Albert bị Nữ hoàng chê bai vì sở hữu đôi chân thon gọn và tính cách của phụ nữ.
…Từ sau đó, Victoria dần bộc lộ bản chất cuồng dâm và theo đuổi những trò chơi kỳ quái trong cuộc sống vợ chồng. Sự thật kinh hoàng và bất ngờ khi Albert ngày ngày trở thành công cụ tiêu khiển của vợ đến mức ông phải thu mình lại trốn sau cánh cửa phòng ngủ, không để Victoria động vào người. Nữ hoàng trong cơn hoảng loạn không ngừng gào thét bằng tiếng Đức và cào lên phía ngoài cánh cửa để tìm kiếm khoái lạc: ‘Mở cửa ra! Em là Nữ hoàng của anh đây!’.
…Bốn năm sau, cái chết đột ngột của Albert ở tuổi 42 vì bệnh thương hàn khiến người ta càng ghê sợ Victoria. Chính chứng cuồng dâm và bạo hành đã biến Hoàng tử Albert thành một xác chết không hồn gầy gò, không còn một sợi tóc dù chỉ mới ở độ tuổi trung niên.
…Sau khi qua đời năm 1901, Nữ hoàng được chôn cùng với y phục và khuôn đúc bàn tay của Hoàng tử Albert, một lọn tóc của John Brown, những bức thư tình và chiếc nhẫn làm của hồi môn của mẹ. Người ta còn nhìn thấy trong tay bà nắm chặt di ảnh của Brown' (tóm lượt, Nguồn 3).
- Si mê người hầu Abdul Karim (Nguồn 3):
'Nếu phải xa ngươi thì quả thực ta sẽ rất buồn' (Victoria)

(Người hầu Karim và nữ hoàng Victoria)

‘Câu chuyện bắt đầu vào tháng 6/1887, khi Karim 24 tuổi (kém bà 44 tuổi) cao ráo đẹp trai vừa được đưa đến triều đình làm khitmagar (một trong hai người hầu Ấn chuyên hầu bàn của Nữ hoàng). Lúc đó Victoria đã 68 tuổi, không nguôi ngoai được chuyện người chồng là hoàng thân Albert chết hồi 26 năm trước, lại càng thêm buồn khi người đàn ông thân cận nhất của bà là Brown chết năm 1883. Bà hoàng cô đơn rất cần có một chỗ dựa….
Nhà biên khảo hoàng gia, giáo sư Jane Ridley giải thích: ngay lần đầu ra mắt triều đình, trông Karim rất đẹp và Victoria luôn thích vẻ đẹp đàn ông nên 'khi bà trông thấy anh ta hôn chân mình… làm sao bà có thể kháng cự sức quyến rũ toát ra từ anh ta?'.
…Tình cảm của Nữ hoàng được bà thể hiện công khai, khiến hoàng gia cáu bực, nhất là thư ký riêng Henry Ponsonby của Victoria và bác sĩ James Reid… Nữ hoàng “bó tay” đầu hàng, kết thúc mối quan hệ với Karim, nhưng bà đã cho Karim 3 tòa nhà…’ (tóm lượt, Nguồn 3).
Nói thêm, về mối quan hệ giữa Victoria và Karim thì có nhiều người biện hộ là ‘tình như mẹ con’, tuy nhiên, nữ hoàng Victoria lại một lần nữa làm cho cả hoàng tộc choáng váng khi nhiều lần qua đêm với Abdul Karim tại lâu đài Balmoral ở Scotland - nơi mà bà đã từng ngủ lại nhiều lần với John Brown (theo 2sao.vn).


4. Thực ra, ‘tình dục’ chỉ là một nhu cầu tự nhiên và rất đổi bình thường của con người như nhu cầu uống cà phê/rượu/bia, ăn uống, học hành/nghiên cứu, đi ‘shopping’, tham gia ‘showbiz’, ăn mặc hở hàng/lộ ảnh nóng, chưng diện, đánh bài, làm giàu, làm lớn… Ngoài tình dục, mỗi thứ đam mê khác nói trên cũng là một loại dục, có lúc người ta đam mê quá mà đâm ra nghiện.

Khi người ta nghiện một thứ gì thì rất khó cai nghiện chỉ trừ khi có một thú chơi khác kích thích hơn để bù trừ vào việc hệ thần kinh vì bị tập trung vào một nhu cầu nào đó thái quá.

Đối với những người nghiện ma túy, mặc dù đa phần là họ không cố ý, nhưng rõ ràng là cực kỳ khó cai nghiện, thậm chí là ‘bo.tay.com’, vì đối với những người này, tìm một thú vui khác để trấn áp cơn nghiện nhiều khi quả là khó hơn lên trời.

Đối với những người đạt được quyền lực 'tối thượng' thường lâm vào sự cô đơn mà có thể là tuyệt đối (như Đường Minh Hoàng, Đoàn Chính Thuần, Juan Carlos, Lê Ngọa Triều!, Trịnh Sâm, Võ Tắc Thiên hay Nữ hoàng Victoria…) thì họ có thể tìm được sự cân bằng tâm lý qua sinh hoạt tình dục và sống trong cực đỉnh xa hoa, trong lịch sử, dường như điều này là hiển nhiên.

Đối với những nhà nghiên cứu, nếu quá say mê theo đuổi tham vọng, họ sẽ bị lâm vào tình trạng mất cân bằng ‘sinh lý’ mà sinh hoạt tình dục là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất, nếu không thế thì họ cũng phải lâm vào bài bạc, trà dư tửu lậu, mê bóng đá, xem phim (sex), mê bói toán (truyện Ana Karenia)…

Đối với các người giàu/đại gia (như Tây Môn Khánh, Công tử Bạc Liêu…), mặc dù hiện tượng ‘hoạt động’ là khác nhau so với loại hình khác, nhưng dường như việc thỏa mãn tình dục và ăn chơi 'ngông' của đa số người là phổ biến hơn.

Đối với những kẻ không có tình cảm cha mẹ, anh chị em, họ rất cần tình yêu và do đó cũng rất dễ sa vào nghiện tình dục mà như một cứu cánh để xóa đi nỗi cô đơn, trống vắng, bị hất hủi…, đặc biệt là đối với phụ nữ, người ta thường gọi họ là ‘đóa phù dung khát gió’ (hiện tượng Cô Ba Trà, Hạ Cơ, Marilyn Monroe)...

Ngoài ra, có những người do ảnh hưởng của môi trường trong nhiều năm (xem phim sex, đọc sách sex, bị cuốn hút theo phong trào sex...) mà chuyển hóa thành 'cơ địa' về nghiện tình dục cũng là một trường hợp nan giải...

Tóm lại, mỗi sự vật đều vận động theo cách của nó, những sự việc như người mẫu Carla Bruni, vua Juan Carlos hay nữ hoàng Victoria đã nói ở trên, nếu ở VN ta, hiện tượng 'nghiện tình dục', mặc dù xác suất rất thấp trong số những người có quan hệ tình dục, vẫn còn là một cái gì đó hơi lạ lẫm, thì ở phương Tây chỉ là chuyện bình thường, nên cách nhìn nhận hay đánh giá sự việc không hề đơn giản chút nào, và dường như không sai khi nói rằng một hành vi nào đó được gọi là hợp lý nếu không vi phạm luật pháp và không làm ảnh hưởng đến quyền tự do hay hạnh phúc của người khác…

----------------------------------
-Entry 247: Hạ Cơ: http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/1040297/index
-Entry 221`: 'Napoleon': http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/881106/index
-Entry 229: 'Marilyn Monroe": http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/1014629/index (Và các tài liệu khác có liên quan).

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

253. Yêu là khổ hay sướng?

Mùa thu vọng tiếng vĩ cầm
Khi không lòng lại âm thầm nhớ ai
Đêm về có tiếng thở dài
Trà khuya lạnh ngắt, thấy lai láng sầu
Nhớ gì mắt ngắm trăng sao
Nhớ ai nhớ quá, nhớ hoài đau tim
Nhớ bãi cỏ, nhớ đồi sim
Cỏ may dính áo, sao đêm dính trời
Xin đừng xa cách ai ơi
Tiếc ngơ tiếc ngẩn, tiếc đời, tiếc em
(Nhớ em - NGLB)




(chết thì thôi, cứ đùa!)


1. Mình đã viết bài ‘Có lúc mình mơ ước’ (entry 153), trong đó mình mơ ước được chết!, hay bài ‘Khi Nhà gom lá bàng chết’ (entry 249), trong đó mình nói ‘chết thì thôi’!... Dù mình có chết thì thế giới vẫn cứ... sống, dù mình có bi quan thì thế giới vẫn cứ... tự nhiên như không!, vậy thì dại gì mà ta đòi chết, dại gì mà bi quan, nói như vậy không phải là ta coi thường cái chết hay coi thường cái bi quan, nhưng mà muốn sống hay muốn không bi quan phải có cách chọn lựa tốt nhất của nó... Ngoài ra, mình viết bài này là chìu theo sở thích của blogger Chiều Tím, hì.. hì...
Mình cũng nghĩ rằng những người hay nói về cái chết thì chính họ đang yêu sự sống, những người vợ hay 'cằn nhằn' chồng nhiều khi là có ý tốt, những người hay ‘kêu ca’ về đất nước thế này thế nọ thì họ cũng có phần nào yêu nước, mỗi sự việc đều có khía cạnh tích cực của nó...
Sau đây là một lời bình của mình cho một blogger:
'Nói thật, mình hiểu những gì bạn nói (về cái ‘không hay’ của con người’), có nhiều lúc mình không muốn sống nữa, rồi mình ngắm... con cá, con rùa, con mèo, rồi hoa lan, cây cà phê, cây chôm chôm..., rồi trẻ con vui đùa, rồi thanh niên vô tư hoạt động, rồi nghe nhạc Trịnh, Phạm, Lam, Trần, Ngô..., mình bỗng nhiên phát hiện ra tự nhiên có một cái gì đó 'sinh động' mà tiềm ẩn vô cùng lớn, khác xa với những cái gì mà con người tưởng...'

(thiên nhiên luôn luôn dang tay chào đón bạn)


2. Khi viết bài này, mình đang nhìn ra giàn lan, có nhiều lúc vài cây lan đã héo, đã khô và đã chết, nhưng những cây lan còn lại vẫn ngạo nghễ mọc thẳng xinh tươi, thậm chí chúng còn trổ ra những đóa hoa đẹp tuyệt vời.

('Không có em lan gãy cánh nghiêng sầu')

Khi viết bài này, mình đang nghe tiếng nước chảy rổn rảng, có lúc vài con cá bị chết vì không phù hợp với nước máy mới thay, ăn nhiều quá, bị rùa cắn hay bị thương…, nhưng nhiều hơn những con cá khác đang tồn tại và sinh động không thể tưởng tượng được: chúng ve vẩy, chúng lượn ào ào, chúng nhảy nghe cái ‘roạt’, chúng giương những con mắt tò hỏ lên nhìn mình, có khi chả thấy thân đâu hết, chỉ thấy toàn đầu không là đầu à…, chắc chắn là có những cô/chú cá đang chờ mình cho ăn, mình hay bảo chúng: 'mấy em bé ngoan nhé, vui lên nghen!'.

(mấy 'thiên thần bé nhỏ' của NGLB!)

Khi viết bài này, mình vẫn nghe đâu đây mùi nước đái mèo khai thoang thoảng, mệt thật, mình muốn vứt nó đi đâu cho khuất hay cho người ta làm món ‘tiểu hổ’ cho rồi, lúc mới đem về thì nó bé téo tèo tẹo, nay nó lớn to đùng, nó hay đến gần mình cạ cạ đòi ăn, nó hay giương mắt lên nhìn mình, có lúc mình thức dậy thì thấy nó đang nằm ngủ ngon lành bên cái gối của mình!, nó lại thích nằm nệm mút Kim Đan và có máy điều hòa nữa mới chết chứ, đúng là đồ mèo 'Bảo Đại' (chúng mình vẫn thường đùa như vậy!), nó đi lại có lúc mềm mại như một thí sinh đi dự thi hoa hậu năm 2012, có lúc mình tưởng là có một con cọp đang đi lại trong nhà, mình hay nói với nó: 'đói hả, con ở đó chơi nhé',

(đúng là đồ mèo 'Bảo Đại'!)

Khi mình viết bài này, 2 chú rùa đang trốn đâu đó gần cửa buồng tắm, chắc chúng đang chờ những con muỗi hay con ruồi, mình không biết chúng có vui hay buồn không, chúng có thân với mình không, nhưng khi mình đến gần, chúng vẫn giương mắt nhìn mình mà không rụt đầu hay thân vào trong cái mu, còn chú mèo thì vẫn đùa giỡn với chúng!, và mình hay ghé lại bảo chúng: 'có đói không con? ở nhà chơi vui nhé!'...

(hai con rùa này dạn lắm!)

Khi viết bài này, mình vẫn tưởng tượng về những cây chôm chôm ngoài rẫy, lúc mới trồng, cây thì chết, cây thì sống, lâu lâu phải thay vài cây mới, thế mà mình đi công tác Hà Nội có 5-6 năm, một năm về nhà 2 lần, rồi đột nhiên một hôm trở về, mình thấy chúng lớn nhanh như phỗng, trái trĩu nặng đầy cành, cả nhà ăn không hết, cả mấy nhà ăn cũng không hết, thậm chí mình phải mang lên Sài Gòn, cho hàng xóm và các cháu sinh viên ăn cũng không hết!, và… chôm chôm chín rụng đầy gốc cây đến nỗi không ai thèm nhặt, híc…

(chôm chôm Thái chín rụng đầy gốc cây)

Khi viết bài này, mình nhớ chú chó ngày ấy lắm lắm, nhớ mỗi mình đi làm ở Hà Nội về, nhất là những đêm hôm khuya khoắc, chú vẫn nhảy ra cào cào vào cánh cửa sắt và kêu ‘au áu’ vô cùng mừng rỡ, cứ mỗi lần bước chân về nhà là mình đùa giỡn với chú, tập chú đi 2 chân như con người, trông buồn cười lắm, hì…, bây giờ chú không còn nữa, nhưng mình vẫn thương nhớ và nhắc lại kỷ niệm về chú.

(chú chó đang ngóng chủ nhà)

Khi viết bài này, mình nhớ lại những dòng suối nhỏ (entry 119), khi mình vác cái ba lô ngang quá nó, mình buồn, mình bực, mình chán, hay mình đùa, mình nghịch, nó vẫn mặc kệ!, nó lúc thì trong vắt, lúc thì đục ngầu, lúc thì đứng yên lừ lừ, lúc thì chảy ào ào như thác lũ, năm này qua năm nọ, nó vẫn điềm nhiên chảy róc rách hay rào rào mà tạo nên những bản nhạc ‘thiên thần’ đồng điệu với vũ trụ!

(dòng suối nhỏ vẫn điềm nhiên trước cuộc đời)


3. Khi viết bài này, mình nhớ có một anh bạn đùa về tình yêu hay tình dục rằng: ‘khi nó sướng thì chả thấy nó nói gì hết, khi nó khổ thì nó kêu ầm lên!’, rất tiếc là ổng nói đúng, trong tình yêu có lúc ta rất hạnh phúc, có lúc cực sướng, nhưng hình như ta hầu như vô tình quên đi, ta quên nói ‘cám ơn tình yêu’ hay ‘xin lỗi tình yêu’, mà khi vấp váp, ta dần biến cái hạnh phúc đó còn nhỏ lại như ‘hạt tiêu’, rồi ta kêu trời kêu đất lên, ta đỗ hết tội lỗi cho nó, rồi ta phình đại hóa nó to lên bằng cái vũ trụ này! Có thể nói, bất cứ ai đã lâm vào đường tình thì đa số là khổ, nhưng cái khổ đau trong tình yêu là đau khổ tuyệt vời, vì thế mọi người mới lao vào tình yêu, nếu yêu mà chỉ có khổ thôi thì người ta điên gì mà yêu?
(khi sướng vì yêu thì chả thấy nói gì hết!)
'Nếu mỗi người biết giảm cái tôi của mình đi một chút, biết lắng nghe nhau, biết đặt ra mệnh đề NẾU thế này, NẾU thế kia, thì sẽ cho ra kết quả...' (theo blogger Linh Châu). Đối với phương Tây (hay ở nước ta), đây là cách sắp xếp vấn đề và lựa chọn 'phương án ưu tiên' mà mình đã đề cập trong entry 160, dĩ nhiên là dành cho các bạn không ghét chữ 'nếu'.
(còn khi khổ vì yêu là kêu trời kêu đất!)
Hãy nhìn kỹ, nhìn vô cùng kỹ vào thế giới tự nhiên và hỏi nó rằng: sao ngươi không buồn, sao ngươi không đau khổ, sao ngươi không bi quan, sao ngươi không muốn chết… mà ngươi vẫn tự nhiên sống, vẫn sống mãi, cái chết này gục xuống thì lập tức có cái sống khác đâm chồi nẩy lộc, mãnh liệt hơn, sinh động hơn và kỳ diệu hơn…

(đứng trước biển, ta cảm thấy biển là bà mẹ vĩ đại)


Thiên thần bé nhỏ, em ở đâu?
Sáng nay chỉ có bóng anh sầu
Nắng vàng vừa tắt sau mây xám
Giọt buồn lảng vãng muốn rơi mau

Gõ cửa nhà ai một chút tình
Ngoài kia đang dậy nắng bình minh
Hờ hững chi em, sao đành nỡ
Trả lại cho anh một dáng hình
(Em ở đâu? - NGLB)


Nói như blogger Trần Huyền (Hà Nội): 'có gì mà không tìm được giải pháp, cái trứng vỡ vẫn có chỗ xài mà!'. Có một câu chuyện nôm na như thế này, có một chàng trai làm đổ gần hết một chai rượu. Cô gái ngồi bên cạnh nói: 'Ôi, xui quá, đổ hết chai rượu rồi!'. Chàng trai nói vớt vát: 'May quá, vẫn còn gần nửa chai rượu'. Lúc đó, có một ông già bước vào, mắt sáng rỡ, nói: 'Cậu còn cái chai thì cho tôi xin để đựng rượu mới nhé!'. Bạn chọn phương án nào?
Cuối cùng, cuộc đời hay thay đổi, hết khổ rồi lại sướng, hết sướng rồi lại khổ, đúng là người ta có lúc buồn, nhưng nếu tìm hết sức thì cuối cùng vẫn nghĩ ra cách làm cho hết buồn, tương tự, có lúc người ta bi quan, có lúc người ta đau khổ, có lúc người ta tuyệt vọng, có lúc người ta không muốn sống, nhưng không phải là hết cách để ‘thoát’ ngoài cái chết, thế giới tự nhiên hay hiểu nôm na là 'thời gian hay những điều kỳ diệu tiềm ẩn vĩ đại' trong nó vẫn luôn có những tia sáng cuối đường hầm dành cho những người không nản lòng mà sẽ giúp bạn xóa lành các vết thương...
---------------------
Entry đọc thêm:
-Entry 249: ‘Khi Nhà gom lá bàng chết’: http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/1040566/index
-Entry 160: 'Tổ chức học': http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/252253/index 
--Entry 153: ‘Có lúc mình mơ ước’: http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/161771/index
-Entry 119: ‘Những dòng suối nhỏ: http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/161793/index 

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

252. Tại sao 'còn hai con mắt khóc người một con'?

(Còn hai con mắt khóc người một con)


Em đừng khép cửa trái tim
Khi anh sầu nhớ, biết tìm em đâu
nào dẫn đến thu sầu
Hoa
nào dẫn đến một màu tái tê
Mưa chiều mấy đợt lê thê
Hoài mà chẳng thấy đi về dáng em
Thu vào lấp ló bên thềm
Mưa vào
ướt áo, dáng mềm ai trao!
(Ai trao dáng mềm - NGLB)

1. Chắc các bạn đọc hẳn nghe câu ‘Còn hai con mắt khóc người một con’ trong một bản nhạc Trịnh, có phải đó là câu của Trịnh? từ đâu mà có? câu này có nghĩa gì?
Trước tiên, mình xin đăng bài thơ ‘Mắt buồn’ của Bùi Giáng (sáng tác năm 1963, trong tập thơ ‘Mưa nguồn’) và lời bài hát ‘Còn một con mắt’ của Trịnh Công Sơn (sáng tác năm 1993):

(Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn là bạn tri kỷ)

Mắt buồn (thơ Bùi Giáng)
‘Bóng mây trời cũ hao mòn
Chiêm bao náo động riêng còn hai tay
Tấm thân với mảnh hình hài
Tấm thân thể với canh dài bão giông
Cá khe nước cõng lên đồng
Ruộng hoang mang khóc đêm mồng một giêng
Tạ từ tháng chạp quay nghiêng
Ầm trang sử lịch thu triền miên trôi
Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng với lời hẹn hoa
Bỏ người yêu bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con’

Con mắt còn lại (Lời nhạc Trịnh Công Sơn)
‘Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người
Con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi
Nhìn tôi lên cao nhìn tôi xuống thấp
Con mắt còn lại nhìn cuộc tình phai
Tình trong hai tay một hôm biến mất
Con mắt còn lại là con mắt ai
Con mắt còn lại nhìn tôi thở dài

Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người
Con mắt còn lại nhìn một thành hai
Nhìn em yêu thương nhìn em thú dữ
Con mắt còn lại ngờ vực tình tôi
Cuồng điên yêu thương cuồng điên nỗi nhớ
Con mắt còn lại nhìn mây trắng bay
Con mắt còn lại nhìn tôi bùi ngùi

Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người
Con mắt còn lại nhìn đời là không
Nhìn em hư vô nhìn em bóng nắng
Con mắt còn lại nhẹ nhàng từ tâm
Nhìn em ra đi lòng em xa vắng
Con mắt còn lại là đêm tối tăm
Con mắt còn lại là đêm nồng nàn’

Trước khi dẫn vào vấn đề, mình xin nhắc đến một số cuộc thi hoa hậu mà được đăng tải nhiều trên mạng. Theo Wikipedia thì cuộc thi hoa hậu đầu tiên của Việt Nam ('Miss Vietnam', sau giải phóng) được tổ chức vào năm 1988 với hoa hậu là Bùi Bích Phương (Á hậu: Nguyễn Thu Mai).
Khi sưu tầm tư liệu để viết entry, mình thấy có xuất hiện nhiều thông tin rất thú vị, nếu bỏ qua thì tiếc lắm, đặc biệt là những ‘thông tin đó’ có liên quan đến Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn hay Vương Hồng Sển chẳng hạn. Mình chỉ tóm tắt các cuộc thi hoa hậu (các bạn vui lòng xem phần ‘Bổ sung chi tiết’ ở cuối entry 251) vào các năm 1864, 1865, 1955, 1957 và từ 1988 đến nay, trong đó cuộc thi hoa hậu năm 1955 có gắn liền với chủ đề này.

Biển xinh nhớ có em xinh
Biển xinh nhờ có dáng hình của ai
Lén nhìn áo tím xa xa
Bóng kia đi khuất, hồn ta chồng chềnh
Lỡ tim bị vỡ ai đền
Bệnh tương tư đến… ai bên chữa lành!
Lâu ngày không thấy bóng nàng
Hèn chi mưa cứ rộn ràng chiều nay
(Biển xinh - NGLB)



2. Cuộc thi hoa hậu 1955 (nhân dịp Lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng) được tổ chức ngày 20/2/1955, tại rạp Lido Chợ Lớn, người tham dự là các thí sinh đến từ Sài Gòn và các tỉnh ở miền Nam. Dĩ nhiên là cuộc thi này không có phần thi 'trang phục áo tắm’ vì việc phơi bày ‘đường cong’ là không phù hợp với văn hóa của người VN thời đó, hơn nữa, nhiều thí sinh cũng không dám dự thi…
Người đạt chiếc Vương miện Hoa hậu tại cuộc thi đó là cô Công Thị Nghĩa, sinh năm 1932, người miền Bắc di cư vào Nam trước năm 1945. Cô cao 1,61m, nặng 53kg và có các số đo là 86-62-88.

(Hoa hậu 1955 - Công Thị Nghĩa)
Cô thường được giới trí thức/văn nghệ sĩ thời đó biết đến với nick là Thu Trang khi cô viết báo, viết văn và viết sách nghiên cứu, ngoài ra cô có bị bỏ tù do tham gia Việt Minh. Sau khi ra tù, cô học nghề báo chí và làm ký giả ở Sài Gòn. Trong lúc đi lấy tin để viết bài, cô tình cờ bị Ban tổ chức xúi đi dự thi Hoa hậu, không ngờ cô trở thành Hoa hậu thật! Trong các phần thưởng cho cuộc thi đó, có chiếc xe Vespa hiệu Lambretta, vì thế cô còn được gọi là ‘Hoa hậu Lambretta’.

(Cô còn có nick là 'Thu Trang')

Sau khi đạt danh hiệu Hoa hậu, cô được mời đóng một số phim, trong đó có phim ‘Chúng tôi muốn sống’ (đạo diễn: Vĩnh Noãn) và phim ‘Lục Vân Tiên’ (đạo diễn: Tống Ngọc Hạp). Chính vì tham gia đóng phim cho đạo diễn Tống Ngọc Hạp mà xảy ra vụ ‘năm 1957, một năm vinh quang và đau đớn’ mà sẽ được kể chi tiết ở dưới.
Năm 1961, nhân cơ hội được mời sang Pháp tham gia ngành điện ảnh, cô qua định cư tại Pháp, tiếp tục học và trở thành Tiến sĩ sử học. Cô có về VN giảng về lĩnh vực du lịch cho một số trường đại học, và chắc có lý do tế nhị mà nhiều sinh viên không biết cô là Hoa hậu năm 1955.

(Giảng viên Công Thị Nghĩa)
Hôm nay nắng sáng trời trong
Nhưng sao lại có bão lòng diết da
Tiếc gì tình quá tầm tay
Tiếc gì tình ở trời mây vô thường
Bên em có lắm người thương
Một ngày nào đó, sẽ tư tương nhiều
Hạ về ta cứ thầm thi
Thu về ta cứ lâm li chuyện tình
(Em ơi! - NGLB)


3. Về sau, một số nhà nghiên cứu biết được chuyện này là từ cuốn hồi ký ‘Một thời để nhớ’ của Thu Trang, do Nhà xuất bản Văn học in năm 2010 (chỉ có 500 bản nên không được phổ biến rộng rãi).
Trong cuốn hồi ký, cô tự hỏi ‘việc trở thành Hoa hậu của mình là phúc hay là họa’. Năm 1957, trong khi đi với đạo diễn Tống Ngọc Hạp sang Nhật để lồng tiếng cho phim ‘Lục Vân Tiên’ và tham dự Đại hội điện ảnh châu Á, ‘lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy’, cô có quan hệ luyến ái với chàng và có bầu, điều này đã tạo nên scandal lớn vào thời đó (hơn nữa chàng đã có vợ con), nhưng cô vẫn quyết định giữ lại đứa con, được đặt tên là Tống Ngọc Vân Tiên (chắc là ảnh hưởng của việc cô đóng vai là Kiều Nguyệt Nga trong phim ‘Lục Vân Tiên’!). Cô viết:
‘Tới tuổi 25 tôi mới thành đàn bà trong hoàn cảnh bi thảm. Bị du vào những tình huống mà tôi cảm nhận là mình đã không thể tránh. Khi người đàn ông đam mê, nên dễ bị say trong nỗi cuồng điên man dại? Hay chính tôi là một đối tượng có những nét gì khó gần, quá giữ gìn càng gây kích thích trong sự phải chiếm đoạt? Phải chinh phục do tự ái của đàn ông tính, pha lẫn với ít nhiều tưởng tượng là tình yêu?... Ngang trái thay, tôi đã không biết abc gì trên phương diện tình dục. Tôi có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo… Chúng tôi đã sống trong thảm cảnh kế tiếp khi về tới Sài Gòn cuối năm 1957. Thật là cả một cơn giông bão phũ phàng đổ ập xuống tôi khi vừa bắt đầu làm mẹ. Xã hội Việt Nam thời ấy chưa có chút vị tha nào cho những sự kiện như vậy’.

(Còn hai con mắt khóc người một con)


4. Nếu không nhầm, vẻ đẹp của Hoa hậu ‘Thu Trang’ đã làm cho Bùi Giáng say mê và là nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ ‘Mắt buồn’. Dưới đây chắc là một bài thơ nữa của Bùi Giáng nói về Thu Trang:
‘Không biết nữa trời tròn hay méo
Chỉ hôm nay là nhan sắc hôm nay
Anh ngó lên trời mây gió gửi nhau bay
Trời bên kia - nhan sắc ở bên này’  (Bùi Giáng)
Ngoài ra, Bùi Giáng còn có một bài thơ mang tên hẳn là ‘Thu Trang’ mà bí mật này chỉ có bạn thân của ông là họa sĩ Bửu Ý mới biết được:

(Em 'Trang' của Bùi Giáng)
‘Trang của tờ giấy cũ
Của vầng tóc ban đầu
Trang của hồi vàng tụ
Về mệt mỏi mai sau
Anh nhớ em vô cùng
Đất sầu không xiết kể
Anh kêu gọi mông lung
Trang ồ, Trang rất tệ’ (Bùi Giáng!)
Năm 1961, khi Thu Trang bỏ VN sang Pháp, Bùi Giáng có đến nhà cô tiễn đưa và ‘chôm’ đôi dép của cô về nhà làm kỷ niệm. Cô kể: ‘Tôi hơi ngạc nhiên để ý anh nhìn xuống nền nhà đá hoa. Cả hai im lặng, tôi muốn nói một câu gì đó để cho có chuyện. Chưa kịp thì anh cúi xuống nhặt đôi dép màu xanh lá mạ của tôi đi trong nhà cạnh đó, anh nhặt lên và lẳng lặng mở tờ báo gói đôi dép. Rồi anh đứng lên: Tôi về!’.

(Bùi-Trịnh, đôi bạn vong niên)

5. Cuối cùng, không quan trọng câu ‘còn hai con mắt khóc người một con’ là của ai, 99% bài viết trên mạng khẳng định nó là của Bùi Giáng, hơn nữa Trịnh và Bùi vốn là bạn tri kỷ nên chuyện đó càng không thành vấn đề: ‘Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn là tri kỷ của nhau cả trong đời và trong nghệ thuật. Hai người khi sống đã xem mọi việc thật nhẹ nhàng thì chúng ta cũng không nên đặt nặng làm gì’ (theo nhà thơ Lê Minh Quốc - Nguồn 2). Ví dụ mình có làm nhiều bài thơ ngẫu hứng, trong đó đôi khi mình xuất phát từ một câu văn hay một câu thơ của một blogger nào đó rồi cảm hứng mà làm ra… thơ. Hơn nữa, có nhiều câu/từ đã trở thành thành ngữ, ví dụ ‘một tòa thiên nhiên’, người ta có thể viết một entry với chủ đề trên mà không cần mở ngoặc đơn ghi là ‘Nguyễn Du’!

(Còn hai con mắt khóc người một con)

Có nhiều cách để giải thích câu ‘còn hai con mắt khóc người một con: ‘Nhiều người vẫn hiểu câu thơ này với ý là ‘còn hai con mắt’ nhưng chỉ có một mắt khóc còn một mắt thì không. Tất nhiên, trong văn chương hiểu như thế cũng không có gì sai’ (theo Trần Hoàng Nhân - Nguồn 1). ‘Theo mình nhớ, Bùi Giáng làm câu thơ này những năm cuối đời. Còn hai con mắt khóc người một con là cách Bùi Giáng chơi chữ đầy tinh nghịch. Bùi Giáng từng giải thích đại ý người còn hai con mắt khóc người đẹp có một đứa con, vì gái một con trông mòn con mắt’ (theo nhà thơ Trần Từ Duy - Nguồn 2).

Còn theo NGLB:

Có ba dấu chấm đặt vào đâu
Đặt người trong mộng cho đỡ sầu
Cuộc đời chao đảo, ôi nghiêng ngã
Một chiếc thuyền trôi, chọn hướng nào!,

hai con mắt’ là của Bùi Giáng nhìn, còn ‘khóc người một con’ là khóc, yêu và thương cảm cho nàng vì lỡ có một con mà phải chịu khổ sầu! 
----------------------------------------------------
Các nguồn tham khảo chính:
-Entry 251: Ngũ đại mỹ nhân: http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/1040759/index
-Entry 242: Trịnh Công Sơn: http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/1039728/index
-Entry 232: Bùi Giáng: http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/1015996/index (và các tài liệu khác có liên quan).

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

251. 'Ngũ đại mỹ nhân' của Việt Nam!



(Người đẹp Việt Nam)

Các bạn thân mến, tránh sự vụ về dấu chấm, dấu phẩy, hạt bụi… khi viết entry, mình dùng phương pháp tiếp cận là ‘cảm tính’ để chọn lọc một số kết quả ‘tối ưu’ từ nhiều trong vô số các tư liệu trên mạng và trong đời sống. Dưới và chỉ dưới giác độ của một blogger, mình sẽ coi trọng ý kiến của các blogger có tham gia ý kiến vào bài viết này và xem đó là một yếu tố cấu-thành-tự-nhiên về kết quả được giới thiệu dưới đây.
Cũng cần nhắc lại, sở dĩ thế giới nói Nữ hoàng Cleopatra là đẹp vì căn cứ vào tính ‘duy lý’ trong một số truyền thuyết và một số tư liệu khảo cổ…, hay Marilyn Monroe/Cũng Lợi là đẹp vì nàng được thế giới thừa nhận do có ‘đẳng cấp’ (tạm gọi là international criteria)…, chính vì thế, ví dụ, khó có thể khẳng định là Hai Bà Trưng hay Bà Triệu là đẹp…
Khái niệm hoa hậu và hoa khôi không hoàn toàn giống nhau: hoa hậu là 'người con gái chiếm giải nhất trong một cuộc thi người đẹp quy mô lớn', còn hoa khôi là 'hoa đẹp nhất trong các thứ hoa; dùng ví người con gái chiếm giải nhất trong một cuộc thi người đẹp hoặc người phụ nữ được coi là đẹp nhất trong một vùng, một lĩnh vực'… Nhà văn Sơn Nam nói 'Hoa hậu hoặc hoa khôi, hoa nào cũng là... hoa của đất. Dĩ nhiên loài hoa đặc biệt này có tâm hồn và biết nói tiếng... Việt' (Nguồn 1). Về một số cuộc thi ‘hoa hậu’ ở Việt Nam trước đây, xin vui lòng xem phần ‘Bổ sung tư liệu' ở dưới.
Bài viết về các ‘đại mỹ nhân’ dưới đây đã được nhắc ít nhiều trong blog này, lưu ý là mật độ người đẹp càng về sau càng nhiều, vì có những người đẹp cách đây cả ngàn năm, ta làm sao mà biết được. Dựa vào kinh nghiệm và có chọn lọc, không phân biệt đẳng cấp, thành phần hay vai trò trong lịch sử, trước mắt ta có các người đẹp 'có thật' chẳng hạn như: Dương Vân Nga, Ỷ Lan phu nhân, Nguyễn Thị Lộ, Huyền Trân công chúa, Ngọc Hân công chúa. Nam Phương hoàng hậu, Lý Lệ Hà, Trần Ngọc Trà (Cô Ba Trà), Trà Giang, Diễm Hương/Khánh Huyền… (các người đẹp gần đây cần phải có thời gian kiểm nghiệm).

Mình chọn ‘Ngũ đại mỹ nhân’ của Việt Nam như sau: 1. Dương Vân Nga, 2. Ỷ Lan phu nhân, 3. Huyền Trân công chúa, 4. Nam Phương hoàng hậu và 5. Trần Ngọc Trà. Sau đây là các giới thiệu ban đầu, các bạn đọc có thể đọc thêm chi tiết trong các entry theo các đường dẫn cho ở dưới.

1- Dương Vân Nga (952-1000) là một trong 5 hoàng hậu của Đinh Bộ Lĩnh, thời đó người ta thường gọi bà là ‘Dương thị’, còn Dương Vân Nga là tên gọi của thời nay, tên ‘Vân Nga’ là từ ghép của hai từ ‘Vân Lung’ và ‘Nga My’ là tên hai thôn của cha mẹ bà, thuộc huyện Gia Viễn và Nho Quan, tỉnh Ninh Bình ngày nay.
(Dương Vân Nga - Hình minh họa)
'Theo các truyền thuyết dân gian, sinh thời Dương Vân Nga rất xinh đẹp. Bà có khuôn mặt bầu bĩnh rất phúc hậu song vẫn có nét thanh tú, cao sang. Nước da của bà hoàng hậu họ Dương trắng hồng và cặp mắt phượng, mày ngài lúc nào cũng long lanh đầy tình tứ. Nhan sắc bà được mô tả trong cuốn ‘Hoàn Vương ca tích’ (tìm thấy ở Hà Nam). Bà không chỉ đẹp mà còn tràn đầy sinh lực:
'Môi son rừng rực, mặt hoa rờn rờn
Mắt kia sao mọc cờn cờn
Cổ kia đã trắng lại tròn hân hân’
Vẻ đẹp của bà quyến rũ đến nỗi mỗi nước đi cũng làm cả vùng thiên nhiên, cây cỏ xao động, bừng sáng:
Ðồi đông điểm ngọc, đồi tây mây vàng
Suối trong tựa ánh nguyệt tràn
Mây ngồi xổm, cá lượn đàn lên mây
Chim kề mỏ, bướm xỏ mày
Bao nhiêu suối chảy thành cây đàn cầm...’
Chắc hẳn chính vẻ đẹp thanh tú, mỹ miều và uyển chuyển của bà đã khiến cho cả vị chúa động Hoa Lư Đinh Bộ Lĩnh và sau này Thập đạo tướng quân Lê Hoàn mê đắm. Đó là lý do bà được làm chính cung ở cả hai triều đại nhà Đinh và nhà Tiền Lê’ (trích Entry 246).
Dáng tiên ngồi ở suối tiên
Nghê thường là đấy, đào nguyên tuyệt vời
Lâu ngày không thấy nét thơ
Thu buồn, thu héo, thu mơ, thu màng
Em ơi nỡ giận sao đành
Anh ‘sương’ em lắm, dỗ dành em cưng
Cưng em, cưng đóa phù dung
Anh say, anh cảm, anh rung, anh sầu.
(Dáng tiên - NGLB)

2- Ỷ Lan (1044!-1117) có tên thật là Lê Thị Yến hay Lê Thị Khiết, thường được dân gian gọi là ‘Yến cô nương’, cha làm quan nhỏ trong kinh thành (Thăng Long), mẹ mất sớm khi nàng mới 12 tuổi, cha lấy vợ kế rồi ít lâu sau qua đời, nàng sống chung với mẹ kế. Nàng là một thôn nữ nghèo, làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm ở làng Sùi (hay làng Thổ Lỗi, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội ngày nay).
(Ỷ Lan phu nhân - Hình minh họa)

Mùa xuân năm 1063, Vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà vẫn chưa có con nối dõi nên đi cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Đó là một ngày hội lớn, xa giá vua đi đến đâu thì các quan trên dưới và trăm họ ra nghênh đón đến đấy, chiên trống ầm ỉ, các thanh nam thanh nữ, nhất là trẻ con đều ùa ra xem. 
Đi ngang qua hương Thổ Lỗi, vén rèm ra xem quang cảnh thơ mộng của đồng quê, vua bỗng thấy thấp thoáng trong ngàn dâu xanh mướt có bóng một cô thôn nữ mặc áo trắng trắng, dáng cong cong, nàng không quan tâm đến đoàn người 'hoàng gia' ồn ào này, mà cặp mắt lơ đãng đang nhìn lên trời mây non nước xa xôi. Vua lấy làm lạ, bèn cho lính hầu ngừng kiệu, vời người con gái ‘kiêu căng’ đó đến hỏi chuyện.
Tiếp chuyện với vua, nàng đối đáp thông minh, ăn nói dịu dàng, lễ phép: ‘Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm việc đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng mẹ cha, không dám mong đi xem rước và nhìn mặt rồng…’. Càng nhìn kỹ, vua càng thấy rõ là nàng vô cùng xinh đẹp, dáng ngọc thướt tha, cuốn hút làm mê mẫn lòng người, có phong cách ung dung, thần thái, khác hẳn những cô gái mà vua đã từng gặp - ‘một con phụng hoàng trong loài người’ mà chỉ có vua Lý Thánh Tôn có cặp mặt vô cùng tinh ý mới phát hiện ra được. Từ những giây phút đó, nàng đã chinh phục được trái tim nhà vua…  Rồi vua ‘đưa nàng về dinh’ tức là về kinh thành Thăng Long, sau đó vua càng ngày càng yêu quý nàng và phong làm Ỷ Lan cung phi. Ngoài ra, vua còn cử thầy ‘đào tạo’ và xây riêng cho nàng một cung gọi là cung Ỷ Lan để kỷ niệm ngày gặp nàng đang ‘đứng tựa gốc lan’. Từ đó nhân gian quen gọi nàng là ‘Ỷ Lan phu nhân’.
Phù dung tím rịm ở vườn dâu
Cỏ mướt, hoa bung đủ sắc màu
Mặt ai tươi thế sao tươi thế
Lụy dáng hình ai thích quá mà
Tình bên núi rừng sao vương vướng
Lãng mạn lòng ai cõi yêu đương
Lời yêu hay quá sao hay quá
Nắng rụng hồn ai, nắng lạ thường
(Phù dung tím - NGLB)

3- Huyền Trân công chúa (1287-1340) là con gái của Trần Nhân Tông, năm 1306, nàng được gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu là châu Ô và châu Rí (từ đèo Hải Vân tới phía Bắc Quảng Trị ngày nay):
'Huyền Trân ứa lệ tuôn sầu hận,
Xóm bến mưa đêm lả chả rào' (Ngô Thì  Nhậm), hay:


'Xuân thì, xanh mộng chốn lầu son
Một vóc ngà thơm, thân Quế non
Một hồn trong trắng vô tư lự
Đã biết đâu mà nợ nước non
…Non nước ngàn thu có nhớ không
Vì ai thân Quế phải long đong
Vì ai ngọc trắng vùi đất lạ
Son phấn lạt phai mảnh má hồng' (Thanh Nguyên - xunau.org)
Rất ít tư liệu mô tả về vẻ đẹp của Huyền Trân công chúa, sau đây là vài dòng mà mình tìm được:

- ‘Công chúa ngước lên nhìn nhũ mẫu, hai bàn tay ngọc với những ngón thon dài vẫn giữ khư khư trên mặt cuốn sách để ngỏ. Đôi mắt tròn với hàng mi xanh đậm nhướng lên nhìn nhũ mẫu với vẻ nài nỉ - 'Xin nhũ mẫu thư cho một chút, tôi đang đọc đến chỗ hay'.
…Đôi má ửng hồng lên như một trái đào khoe mã, khẽ nhếch cặp môi đỏ mọng như tô son, để lộ ra hai hàm răng nhỏ, trắng muốt như những hạt ngô nếp. Công chúa nói giọng dịu ngọt tựa lời hát ru - 'Lẽ nào nhũ mẫu chẳng thương tôi. Tôi đâu dám sao nhãng đạo nhà để sa vào đám yêu thư. Chẳng qua tôi mê say là mê say với đạo lý của thánh hiền. Bữa trước tôi thức trắng đêm là để nghiền ngẫm cho thấu đáo cuốn 'Vạn Kiếp tông bí truyền thư' của đức Quốc công tiết chế, là bậc thượng phụ của tôi. Còn bữa nay, tôi đang đọc khúc Ly tao của Khuất Nguyên, một áng thơ trác việt, xin nhũ mẫu hiểu giùm cho. Tôi đâu có phải là một đứa trẻ không biết vâng lời người trên' (theo maxreading.com).
- ‘Sau một lần tình cờ đến yết kiến Vua Nhân Tông tại cung điện riêng, Trần Khắc Chung vô tình giáp mặt Huyền Trân công chúa. Sắc đẹp thầm kín, nhu mì, đoan trang của người đẹp cùng diện mạo tuấn tú, khí phách oai dũng của vị võ tướng đã khiến cả hai lập tức xao xuyến, rung động’ (theo khoahoc. baodatviet.vn).
Chuyện tình Trần Khắc Chung - Huyền Trân đã được in thành truyện bằng tranh trước giải phóng và gây ấn tượng với mình cho đến giờ, mình ấn tượng về đoạn Trần Khắc Chung lao vào hỏa trường để cứu Huyền Trân công chúa (!), ấn tượng nhất là đọan nói sau khi cứu công chúa, Trần Khắc Chung đã đi về bằng đường biển (tại Quảng Bình) chứ không về đường bộ... (trích Entry 177). 
Tím yêu anh ở nơi nào
Tím thương anh lắm, biết sao bây giờ
Tím buồn tím viết bài thơ
Tím buồn tím khóc, thẫn thờ nhớ ai
Thề xưa nay đã còn đâu
Để ai ngồi đó, lâu lâu nhớ người
Lấy gì mà nhắn anh ơi
Anh nơi xa đó, gọi trời chả nghe
(Tím buồn - NGLB)

4- Nam Phương hoàng hậu (1914-1963) là hoàng hậu duy nhất được phong khi còn sống dưới triều Nguyễn (1802-1945), là ‘viên kim cương cuối cùng của triều Nguyễn’ và cũng là hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam. 
Bà có tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 4/12/1914 tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang, xuất thân trong một gia đình Công giáo giàu có nhất nhì ở miền Nam thời bấy giờ.
Nam Phương là tên do Bảo Đại đặt: ‘Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là ‘Hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud)’ và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng - màu dành riêng cho Hoàng Đế’ (Bảo Đại - Hồi ký ‘Con rồng An Nam’).
Lúc nhỏ nàng học ở Sài Gòn, năm 12 tuổi đi học ở Pháp (mang quốc tịch Pháp, tên là Marie Thérèse Lan, nhũ danh Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào) và tốt nghiệp ‘tú tài toàn phần’ tại đấy.
Nàng còn là người rất xinh đẹp, nghe đồn rằng nàng đã từng 3 năm liền đạt giải hoa hậu Đông Dương (wikipedia), cho đến nay ở Việt Nam chưa có ai đạt kỷ lục này (!). Năm bà 'vợ' của Bảo Đại có nhan sắc hoàn mỹ mà đã được báo Tân Hoa Xã, Trung Quốc vừa đăng tải hình ảnh và dành lời ngợi khen, đó là: Nam Phương, Lê Thị Phi Ánh, Bùi Mộng Điệp, Hoàng Tiểu Lan và Monique Baudot.
Các bức hình chụp lúc 18-19 tuổi cho thấy nàng có dáng người thanh lịch, miệng chúm chím như san hô, môi duyên, mũi dọc dừa, cặp mắt thường nhìn về xa xôi và ẩn chứa trong đó một khát vọng nào đó, khuôn mặt hiền, thanh tú và đủ tươi...
(Nam Phương)
Đám cưới của đôi ‘trai tài gái sắc’ này (Bảo Đại và Nam Phương) diễn ra ngày 20/3/1934, khi đó chàng mới 21 tuổi, còn nàng mới 19 tuổi. Với một vẻ đẹp lộng lẫy, nàng là người đàn bà đầu tiên trong lịch sử triều Nguyễn xuất hiện giữa cung Càn Chánh (trích Entry 273).
Vườn xưa vắng lặng bóng ai qua
Chiều thu trở gió, dáng ai ngà
Tà dương dần khuất sau ngàn núi
Qua đỉnh phù vân, ta thấy ai!
Sương khói lững lờ một giấc mơ
Bóng ai đứng đó mãi đợi chờ
Tháng năm mây gió bay mòn mỏi
Một chữ yêu thôi, hết cả đời
(Vườn xưa - NGLB)

5- Trần Ngọc Trà (Cô Ba Trà) sinh năm 1906, quê Cần Giuộc (tỉnh Long An).
Nàng là đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn thời ấy - một tuyệt thế giai nhân khuynh quốc khuynh thành và vô cùng thu hút mà 'cánh báo chí, nhà văn tốn biết bao nhiêu giấy mực để miêu tả vẻ đẹp của cô Ba Trà, nào là cô ấy đẹp lắm, đẹp đổ quán xiêu đình, đài các như một bà hoàng, quần áo lụa cùng màu, có quàng khăn voan mỏng, ngồi trên xe mui trần lượn trên đường phố Sài Gòn. Vẻ đẹp đó làm mê hoặc bất cứ người đàn ông nào, bao gồm các tay chơi hào hoa khắp cả Nam Vang, Băng Cốc' (theo nguoiduatin).
Sức thu hút đó mạnh đến nỗi mà đàn ông phải ‘xếp hàng’ để được gặp 'nữ hoàng', thậm chí phải ‘xếp gạch’ (theo cách nói miền Bắc thời bao cấp, là 'đặt cục gạch để chiếm chỗ' để mua gạo ở các cửa hàng lương thực, nói nôm na là chưa đủ tư cách để xếp hàng): ‘Những ai được quen biết hay cô hạ cố giao thiệp đều xem đó là một niềm vinh dự để chứng minh đẳng cấp, đủ để hiểu ngoài việc xinh đẹp cô còn là một thương hiệu hiếm có, có lẽ do thông minh và hiểu tâm lý đàn ông…’ (Vương Hồng Sển - ‘Sài Gòn tả pí lù’).
Nàng được mệnh danh là ‘bà hoàng’ của vũ trường và sòng bài Sài Gòn vào đầu tk20, mà nick của nàng được ghép với tên của một diễn viên điện ảnh Pháp (!) nổi tiếng, đó là ‘Yvette-Trà’, ngoài ra nàng còn được mệnh danh là ‘Étoile de Saigon’ (Ngôi sao Sài Gòn)...
Nàng có quá nhiều người tình đến nỗi không nhớ xuể, cô chỉ chia cho mỗi người một mảnh tình rách để vắt vai cho đỡ buồn, chứ không dành trọn quả tim cho ai, ví dụ sau đây là các tay có ‘số má’: Công tử Toàn, con trai tỷ phú đất Phan Rang, bác sĩ Trần Ngọc Án, Hắc công tử, Bạch công tử, thương gia trẻ Lâm Kỳ Xuyên, con trai của đại điền chủ Trần Trinh Bạch ở Bạc Liêu, công tử Bích, chủ nhà băng Đông Pháp (chi nhánh Cần Thơ), quan tòa Trần Văn Tỷ, trạng sư Dương Văn Giáo, bác sĩ Lê Quang Trinh, Nguyễn Văn Áng, chủ sòng bạc Paul Ngọ tức Sáu Ngọ… Trong danh sách đó, công tử Toàn là mối tình đầu của cô. Sau này cô nói: ‘Tôi gặp không biết bao nhiêu (người đàn ông) mà đếm, nhưng anh Toàn, tôi còn nhớ mãi không quên’.
Ngoài ra, nghe đồn học giả Vương Hồng Sển (1902-1996) cũng yêu thầm nhớ trộm nàng:
'Khen cha chả! Khuôn trăng đầy đặn,
Càng nhìn lâu càng mặn nét hồng
Còn trời, còn biển, còn sông,
Còn câu tình ái, còn lòng tương tư.
Nghĩ cũng tệ sao đi không nói?
Để lại chi mấy đọi sầu phiền.
Vật đi còn chút tình riêng,
Nàng đi nàng để cho nghiêng ngửa lòng.
Lửa đã nhúm khó trông dụt tắt
Kể từ đây bặt bặt giấc tiên
Ngày sầu mấy khắc nào yên
Đêm trông canh lụn càng điên đảo lòng!' (trích Entry 250)

Trong 5 'nàng', trừ Huyền Trân thuộc dòng dõi hoàng tộc, Nam Phương là con 'đại gia', còn Dương Vân Nga, Ỷ Lan và Trần Ngọc Trà đều xuất thân là 'thôn nữ' chính hiệu con nai vàng. Để cho vui, mình tạm sắp mối tương quan giữa các ‘đại mỹ nhân Việt Nam’ và thế giới như sau:
-Dương Vân Nga ngang với Clepatra của Hy Lạp hay Võ Tắc Thiên/Từ Hi thái hậu của Tàu,
-Huyền Trần công chúa ngang với Vương Chiêu Quân, Tây Thi hay Điêu Thuyền của Tàu,
-Trần Ngọc Trà ngang với Hạ Cơ/Trần Viên Viên của Tàu hay Monroe của Mỹ, 
-Ỷ Lan phu nhân ngang với Dương Quý Phi hay Từ Hi thái hậu của Tàu (xét về mặt ‘tiến thân’),
-Nam Phương ngang với Marie Waleska của Pháp (nữ bá tước Ba Lan, ‘vợ’ của Napoleon) hay Công nương Diana của Anh.
Đại khái Newton có nói là sỡ dĩ ông làm được một ‘cái gì đó’ là nhờ ổng đứng trên vai những người khổng lồ, NGLB xin trân trọng cám ơn những ‘người khổng lồ về tư liệu trên mạng’ mà mình có dịp sử dụng trong blog này, tuy nhiên theo quan điểm của mình, việc sử dụng tư liệu chỉ dừng lại ở mức độ cần thiết thôi, vì nếu đi quá sâu vào rừng tư liệu thì ta chỉ lầm lạc hơn là sáng suốt!
Cuối cùng, sau khi có sự tham gia của các blogger, mình sẽ chỉnh sửa bổ sung một cách hợp lý và tạm xem như đây là một cuộc 'bình chọn hẹp’ trong thế giới yahoo.blog nhằm mục đích thư giãn, trân trọng.
----------------------------------
1. Bố sung tư liệu:
-Thi hoa hậu 1864: Theo một số thông tin rãi rác mà mình đọc được trong mạng thì cuộc thi hoa hậu VN do người Pháp tổ chức lần đầu tiên vào năm 1864 (đây là một thông tin khá đáng tin cậy): ‘…cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Sài Gòn và cũng là ở Việt Nam được tổ chức vào tháng chạp năm 1864. Một số sĩ quan hải quân Pháp nảy ra ý định mở cuộc thi ấy với sự tham gia của những người đẹp nước ngoài đang sinh sống tại Sài Gòn, với điều lệ là các người đẹp phải ở độ tuổi từ 18 đến 20, chưa lấy chồng và là con cái của những gia đình công chức... Lúc đầu ban tổ chức quy định ngoài áo dài quen thuộc với người Việt, các thí sinh còn phải mặc váy đầm và áo tắm để thể hiện vẻ đẹp của mình qua các trang phục khác nhau. Nhưng về sau do phản ứng bất lợi của công luận nên khoản mặc váy đầm và áo tắm theo kiểu Tây bị hủy bỏ. Bấy giờ: "một thương nhân người Hoa đã chớp lấy cơ hội này để đưa 20 cô gái Trung Quốc đang sống ở Singapore giả làm Hoa kiều để tham gia cuộc thi. Kết quả là trong số đó có một cô đoạt vương miện Hoa hậu. Danh hiệu Á hậu thì thuộc về cô gái con của một phú thương người Hoa sống ở Chợ Lớn. Tên tuổi của các người đẹp lên ngôi không thấy nêu" (Trần Nam Tiến - Nguồn 1).
-Thi hoa hậu 1865: ‘...cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam do người Việt Nam tổ chức vào năm 1865 và mang tên cuộc thi Miss Sài Gòn dành riêng cho các người đẹp Việt Nam. Lần này điều lệ được phổ biến không chỉ ở phạm vi Sài Gòn mà còn lan ra nhiều vùng phụ cận nên sau đó đã có gần 100 cô gái đăng ký dự thi với kết quả người đoạt vương miện Hoa hậu "là cô Ba, con gái của ông Chánh, làm nghề thư ký. Trước vẻ đẹp rực rỡ của cô Ba, nhiều người Pháp đã đề nghị cô chụp ảnh để đăng báo ở chính quốc. Họ rất muốn chụp cô trong trang phục áo tắm nhưng cô không đồng ý. Chân dung cô sau đó được vẽ rồi in thành tem với số lượng phát hành lớn chưa từng có. Một thời gian sau đó, cô Ba lấy chồng Việt Nam bình thường và sống giản dị, bỏ lại đằng sau ánh hào quang phù phiếm và không bị
ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai. Đây là người đẹp Việt Nam đăng quang vương miện hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam" (Trần Nam Tiến - Nguồn 1).
-Thi ‘hoa khôi áo lụa Hà Đông’ 1934 (có tư liệu nói là 1938 hay 1939):  Lý Lệ Hà là hoa khôi (xem Entry 224)
-
Thi hoa hậu 1937: ‘…cuộc thi đầu tiên để chọn người đẹp nhất đăng quang đã diễn ra tại vườn Ông Thượng tức vườn Tao Đàn hiện thuộc địa bàn quận 1, TP.HCM vào năm nói trên. Đứng ra tổ chức cuộc thi (gọi theo tiếng Pháp là Concours élégant Saigon) là một nhóm công chức với sự kết hợp và hỗ trợ của một số nhà kinh doanh lúc bấy giờ đang hoạt động ở Sài Gòn... Tuy mở trên đất "Bến Nghé xưa" song phạm vi "tuyển sinh" lan đến tận những vùng xa hơn, đến các thành phố và nông thôn ngoại vi Sài Gòn, nên đã có 19 cô gái vừa là "dân Bến Nghé" vừa là hoa khôi ở lục tỉnh được chọn để bước vào tầm ngắm của làng đẹp xứ ta. Nói "xứ ta" vì có người bảo rằng đây không những là cuộc thi hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn, của Nam Bộ, mà của cả Việt Nam nữa. Một trong những đặc điểm cuộc thi là thí sinh mặc toàn áo dài Việt Nam do nhà may Phúc Thịnh thiết kế có lẽ theo mẫu mã thời thượng lúc ấy. Vải may áo thì do ông Lê Trương Biểu sản xuất và cung cấp. Có nghĩa là cuộc thi hoa hậu này từ người đẹp đến trang phục đều là nội hóa "rất Việt Nam". Kết quả, người đẹp được nhận danh hiệu hoa hậu đầu tiên vào năm 1937 là cô gái 25 tuổi tên là Nguyễn Thị Liễu, sinh tại Hóc Môn năm 1912. Tiếc rằng đến nay chúng tôi vẫn chưa tìm ra tấm ảnh chân dung của hoa hậu Nguyễn Thị Liễu, tuy vậy cũng có một số ảnh tư liệu liên quan đến cách ăn mặc của những người đẹp Nam Bộ ngày xưa để tạm tham khảo’ (Lê Trung Hoa - Nguồn 1)
-Thi hoa hậu 1955 (nhân dịp Lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng) được tổ chức ngày 20/2/1955, tại rạp Lido Chợ Lớn, người tham dự là các thí sinh đến từ Sài Gòn và các tỉnh ở miền Nam. Dĩ nhiên là cuộc thi này không có phần thi 'trang phục áo tắm’ vì việc phơi bày ‘đường cong’ là không phù hợp với văn hóa của người VN thời đó, hơn nữa, nhiều thí sinh cũng không dám dự thi…Người đạt chiếc Vương miện Hoa hậu tại cuộc thi đó là cô Công Thị Nghĩa, sinh năm 1932, người miền Bắc di cư vào Nam trước năm 1945. Cô cao 1,61m, nặng 53kg và có các số đo là 86-62-88.
-Thi hoa hậu 1957: ‘...cuộc thi hoa hậu khác mang tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam đã diễn ra vào năm 1957 tại Sài Gòn với sự tham gia của các thí sinh đến từ nhiều nước: Ấn Độ, Hồng Kông, Campuchia, Lào và 48 người đẹp Việt Nam khác. Áo dài truyền thống được chọn làm trang phục để dự thi, không dùng áo tắm và "kết quả chung cuộc: danh hiệu Hoa hậu Việt Nam thuộc về cô Vũ Thị Thu Minh, danh hiệu Hoa hậu quốc tế thuộc về cô Nari - người Campuchia" (Trần Nam Tiến - Nguồn 1).
2. Các nguồn tham khảo chính:
-Entry 250 ‘Công tử Bạc Liêu-Trần Ngọc Trà’  http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/1040672/index
-Entry 223: ‘Nam Phương hoàng hậu’ http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/1009198/index
-Entry 221: ‘Napoleon và Marie Waleska: http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/881106/index
-Entry 177: ‘Những thiên tình sử VN-Huyền Trân công chúa ’http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/161714/category/B%C3%ACnh+lu%E1%BA%ADn+x%C3%A3+h%E1%BB%99i (và các tài liệu có liên quan).