Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

468. Những điều Trang Tử dạy và câu chuyện ‘Vắng em’

Hồi nhỏ, LB có đọc một số câu chuyện ‘có liên quan’ đến Trang Tử (365-290, TCN), được tóm tắt và dẫn đến câu chuyện ‘Vắng em’ như sau (lưu ý là LB chỉ lấy ‘ý’ chứ không nhất thiết phải chép lại 100% câu chuyện y như trong sách).
*
‘Ngày xưa, ta (Tề Tuyên Vương) rất thích chơi đá gà, bèn mua về 1 con gà đá tốt nhất nước, và thuê 1 huấn luyện viên đào tạo gà đá giỏi nhất nước, không ngờ 4 tháng sau, thầy chả cho gà ra đá, ta mới hỏi:
-Sao tới bây giờ mà ngươi vẫn chưa cho gà của ta ra đá?
Huấn luyện viên nói:
-Tâu bệ hạ, con gà này còn hăng máu lắm, hễ thấy mấy con gà khác đá là nó gáy, khi nào nó hết gáy thì mới thắng được.
Hai tháng sau, con gà này thấy mấy con khác tranh nhau ‘gáy’ mà nó vẫn ‘điềm tĩnh’ như không có chuyện gì xảy ra, tay huấn luyện viên mới nói:
-Con gà này cho ra đá được rồi.
Quả nhiên nó thắng và đạt chức vô địch’. (chuyện ‘Kỷ Sảnh luyện gà’)
*
Trang Tử và Huệ Tử đi chơi với nhau. Huệ Tử thấy đàn cá bơi, bèn nói:
-Cá bơi vui quá.
Trang Tử hỏi xoáy:
-Ông không phải là cá, sao ông biết là cá vui?
Huệ Tử đáp xoay:
-Ông không phải là tôi, sao ông biết là tôi không biết cá vui.
*
Như vậy:
-Trang Tử nói cái gì cũng đưa ra ví dụ thực tế, trực quan hay có thật, có nghĩa là ông không có nói điều gì quá mơ hồ, quá xa xôi (ngày nay ta có câu ‘thực tiễn là cơ sở của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý’).
-Trang Tử nói kẻ gáy thì không phải là kẻ có thực tài, mà kẻ có thực tài thì không gáy (Lão Tử có câu ‘danh khả danh phi thường danh’: danh mà xưng được thì không phải là danh).
-Trang Tử nói ta phải đứng vào hoàn cảnh của người khác thì mới hiểu người đó được (tương tự như phát biểu ‘có yêu, mới hiểu’ của Victor Hugo sau này).
*
Trong blogspot, có các bài viết của Võ Đan Thùy, Violet, Châu Thanh Thủy, Lộc Vừng, Mùa Thu Buồn… là những bài viết có thực, cảm giác thực, tất nhiên là viết thì phải có hư cấu ít nhiều. Vậy muốn hiểu những bài viết của bạn Violet chẳng hạn, ta phải đứng vào hoàn cảnh của bạn ấy, hay đã từng bị đau khổ như bạn ấy, thì mới hiểu được.
*
Xin nói chuyện riêng, về thơ, tí cho vui. LB có làm mấy bài thơ theo thực tế, được ‘ông tiến sĩ kỳ lạ’ khen mấy câu sau đây:
‘Vắng em thu tàn lối bơ vơ
Rừng thu xao xác bóng ai chờ
Cây thu hoang lạnh dài vươn cổ
Lá thu hờ hững rơi trong mơ’
LB nói là:
-Để viết được như vậy thì rất khó.
Nhưng một bạn khác của LB, lại bỉu môi và nói rằng:
-Có gì đâu mà khó, tôi ngồi viết một tí là báo chí đăng tùm lum à (!).
Thực ra, để viết được 4 câu đó, LB phải trải qua rất nhiều năm... đau khổ, híc.. híc…, các bạn hãy theo dõi câu chuyện dưới đây thì sẽ hiểu:
(Câu đầu hình như là LB ‘chọc’ bạn Bạch Mai):
*
Số là khoảng năm 1990-1995, có một Tập đoàn gỗ của Đức đến Tây Nguyên, họ đi khảo sát rừng cao su và cây gỗ Tech (= teak, hay cây giá ty, cây gỗ báng súng, để làm bàn ghế ngoài trời (open-air furniture) dùng vào mùa hè ở các bãi biển ở châu Âu), nếu không nhầm, các cây gỗ Tech được trồng từ thời bà Ngô Đình Nhu, vào thời điểm LB đi khảo sát, chúng có đường kính lớn nhất là 40cm (trong lúc ở Myanmar, Lào hay Campuchia, nó có thể có đường kính lớn hơn 100cm).
Trước đó, vào dịp nghỉ hè và đầu mùa thu - khi sắp nhập trường (đại học, thường là ngày 3/9 hàng năm) - LB hay vào rừng Tech, rừng cao su hay rừng thông…, lúc đó lá vàng hay lá khô rụng đầy trên mặt đất, cây khô khốc, một mình LB đứng trong rừng, cô đơn, buồn bã, nghĩ về số phận và khao khát tình yêu, nên LB mới viết là ‘Rừng thu xao xác bóng ai chờ’.
*
LB cũng đã từng rất nhiều lần vác ba-lô (có lúc cùng các chú bộ đội) đi bộ trong những khu rừng ‘tắc kè’, nơi mà Tố Hữu nói ‘rừng khọt xơ xác, rừng le điêu tàn’ (và mỗi buổi sáng, trong suốt 3 năm, LB thường ngồi ngắm những cây bàng với những chiếc lá bàng khô rơi rụng đầy đường), vâng, vào mùa hè hay đầu mùa thu, lá rừng ‘tắc kè’ rụng đầy trên mặt đất, có chỗ dày đến 10-15cm, ta thường bước đi trên những đống lá mà chân không hề chạm trực tiếp vào mặt đất, còn cành cây thì khẳng khiu, sống trong một thế giới hoang tàn, lạnh lùng, chỉ có tiếng ‘kèn kẹt’ thưa thớt vọng lại từ mấy cây lồ-ô, hay vài cơn gió nhẹ mà làm cho lá càng buồn rụng thêm, thân-cành cây thiếu sinh lực, vươn dài ra trông như cổ cò, đang có một khát vọng vô cùng được đón một nguồn tinh lực của trời đất khi mùa mưa tới, nên LB mới viết là ‘Cây thu hoang lạnh dài vươn cổ’.
*
Lúc đó, LB nghĩ về Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Lam Phương, Đoàn Chuẩn - Từ Linh, rồi truyện ‘tình phiêu diêu’ trong các tác phẩm võ hiệp của Kim Dung, thuyết vô vi của Trang Tử, thuyết vô thường của nhà Phật, đời là cát bụi của Chúa, rồi bùi ngùi nghĩ đến Thiền…, LB thấy rằng ta vô cùng có khát vọng yêu đương, nhưng dường như thượng đế ban cho ta chỉ là một sự ‘hờ hững’ đến lạ lùng, có lẽ thân phận của con người quy cho cùng vẫn là sự cô đơn/đau khổ, cuộc đời của ta như một chiếc lá nhỏ nhoi và quá đổi vô thường, không có chỗ bám víu, như là một giấc mộng, trong đó, từ đêm tới sáng là giấc mộng bé, 100 năm là giấc mộng lớn, dù bé hay lớn cũng đều là giấc mộng, ôi, tình yêu của ta đâu, hay nó chỉ là một giấc mơ, nên LB mới viết là ‘Lá thu hờ hững rơi trong mơ’…
*
LB mới trả lời bạn Bằng Lăng Tím như sau: ‘Khi viết bài này, LB rất nhớ Đoàn Huyên, Tài nữ vn, Cherry Trần, Phan Thị Ngọc Lan, Mùa Thu Vàng, Vĩ Cầm Trắng, Flying Dance, Lão cóc ghẻ..., các bạn ấy viết rất thực, nhưng LB ít thấy (hoặc không thấy) xuất hiện trên blog, tiếc quá’.
LB biết kết luận sao bây giờ, chắc có bạn đọc entry của LB thì không đồng ý hay đồng ý, chắc có bạn cho là ‘triết lý... được’ hay ‘nói tào lao’, nhưng, ‘lý thuyết thì màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi’ (Goethe), và có thể, giống như Trang Tử, trên hết, đó là các câu chuyện có thực, nói thực, cảm giác thực, cảm nhận thực và tình yêu thực.
HẾT.

16 nhận xét:

  1. Số là khoảng năm 1990-1995, có một Tập đoàn gỗ của Đức đến Tây Nguyên, họ đi khảo sát cây gỗ Tech (hay gỗ báng súng, làm bàn ghế ngoài trời (open-air furniture) dùng vào mùa hè ở các bãi biển ở châu Âu), nếu không nhầm, được trồng từ thời bà Ngô Đình Nhu, có đường kính lớn nhất là 40cm (trong lúc ở Myanmar, Lào hay Campuchia, nó có thể có đường kính lớn hơn 100cm).
    Trước đó, vào mùa thu, khi sắp nhập trường (đại học), thường là ngày 3/9 hàng năm, LB hay vào rừng Tech, rừng cao su hay rừng thông…, lúc đó lá vàng hay lá khô rụng đầy trên mặt đất, cây khô khốc, một mình LB đứng trong rừng, cô đơn, buồn bã, nghĩ về số phận và khao khát tình yêu, nên LB mới viết là ‘Rừng thu xao xác bóng ai chờ’.

    Trả lờiXóa
  2. Thế nên: Nhân gian vẫn nợ nhau một chữ tình mà huynh nhỉ?
    Câu này của muội xuất ngôn trong lúc tuyệt vọng nhất đó ... :)
    Cuối tuần an lạc nhé LB huynh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, hay quá, khi viết bài này, LB rất nhớ Đoàn Huyên, Tài nữ vn, Bạch Mai, Phan Thị Ngọc Lan, Mùa Thu Vàng, Vĩ Cầm Trắng, Flying Dance, Lão cóc ghẻ..., các bạn ấy viết rất thực, nhưng LB ít thấy (hoặc không thấy) xuất hiện trên blog, tiếc quá.
      Cám ơn Bằng Lăng Tím nghen, ngày mới ngọt ngào..

      Xóa
  3. Nhà triết lý phi lý ơi, hôm nay phải đọc bài anh đến 2 lần đó, đọc vội không hiểu gì cả đành phải đọc lại, đọc kỹ hihi...
    Tóm lại là câu chuyện có thực, nói thực, cảm giác thực, cảm nhận thực và tình yêu thực.
    Cuối tuần vui anh nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, 'chiết gia' Trần Huyền là LB nhớ lại câu chuyện 'làm bể cái trứng' rất triết lý của TH,
      rồi cô giáo dạy Anh văn ở Vĩnh Phúc, nick 'xxx 146' hay 147 gì đó; để LB từ từ nhớ lại nghen,
      chúc ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  4. Trời âm u muôn ngàn tâm sự
    Phút mong chờ tư lự hồn trai
    Ai trong giấc ngủ chưa phai
    Ai ngồi đợi mãi, mong hoài nắng lên
    Cà phê si dại cò vươn cổ
    Cây bàng cương vỏ hứng tinh mai
    Ai đây thở vắn than dài
    Ai kia vẫn cứ hài tâm ngắm trời
    Rượu đâu ngoắc ngoải chờ chưa thấy
    Bia đâu nước miếng chảy thành dòng
    Hát hò thoả kiếp long đong
    Liếc nàng quên hết thịnh vong đời người.

    Trả lờiXóa
  5. Hì hì... anh LB nói đúng như để. Nguyễn Thu thấy thỉnh thoảng hội nhà văn, nhà thơ tổ chức đi thực tế để có thực kiến mà viết bài. Bài viết đi ra từ cái nhìn thực, nghe thực, sờ thực, cảm nhận thực thì nó mới sinh động và sinh tình.
    Nhưng cứ đâu phải chịu nhiều đau khổ mới viết được một bài khổ đau, phải đi dưới rừng thu mới viết được "lá thu rơi xào xạc... "
    Hi, phải tập ngồi quán cà phê mà viết bằng những cảm nhận chắc lọc.
    Có một em gái với 700USD đi du khảo 25 nước, về ngồi viết sánh, để rồi phải có những giải trình đầy khó khăn. Thực tế cần phải cọng thêm lòng trung thực nữa mới là hảo hảo.


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LB thường... ngưỡng mộ những người đã từng trải qua nhiều đau khổ,
      hình như đau khổ ví như hạt cát nằm trong lòng của con trai, nó đau đớn quá nên tiết ra một chất bảo vệ mà hình thành nên hạt ngọc trai rất là qúy giá...
      Còn cái vụ chỉ có 700usd mà đi du khảo được 25 nước!, nghe hơi bị... vô lý, vì với 700usd mà đi SG ra HN chơi vài ngày lớ quớ là không... đủ, vì tiền vé máy bay, ăn uống và khách sạn đã xơi gần hết rồi... Để LB kiểm tra vụ này xem, hihi...
      Cám ơn bạn NT, chúc tối vui nhé.

      Xóa
    2. Anh gõ vào Google Huyền Chip thì mọi thứ đều có và anh ngâm cứu.

      Xóa
  6. Chủ nhật vui vẻ như ý nha anh LB ui!

    Trả lờiXóa
  7. vắng em thì thời nào cũng nhớ, cũng quay quắt hết bác Bàng ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, không có người để... nhớ, hihi...
      Cám ơn Mộc nhé, đi nhậu về xỉn quá, chúc tối vui.

      Xóa
  8. Mình thấy rất thú vị vì bài viết này của LB có nhắc đến tên mình đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LB bị đau khổ nhiều nên đặc biệt quan tâm tới những người đau khổ, hihi...
      Tối ngọt ngào nghen.

      Xóa