Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

368. Chùm thơ 'Nàng khát vọng'

LTS: Trước đó, bạn Mực Tím có yêu cầu LB làm thơ. Trong entry 367, bạn Uyển Di có hỏi một tí. Trước 2 cánh cửa: 1. đi vào thế giới dấu hỏi, và 2. đi vào thế giới lãng mạn, LB chọn cánh cửa thứ 2, và trân trọng mời các blogger, bạn Mực Tím và bạn Uyển Di cùng đi vào thế giới lãng mạn với LB nghen.
Và để cho các bài thơ chủ yếu được tập trung, LB đã chép hết entry 369 và tất cả các lời bình cúa các blogger sang entry này. Trân trọng.
Em nhớ anh
Ngược dòng tìm sắc ti-gôn tím
Bỗng rộn lòng em một dáng hình
Thời gian trôi mãi, ôi hờ hững
Vắng lặng không gian, chỉ bóng mình
*
Em mắt xa xôi, đứng tần ngần
Giông bão trườn qua đỉnh phù vân
Tim em xao xuyến về bên ấy
Trong chốn mờ sương, em... thấy anh.
Nàng khát vọng
Em hỏi anh: anh giờ ở nơi đâu?
Anh ở đây, đang ở chốn địa đàng
Quán cà phê, chuyện tầm phào buổi sáng
Nói chuyện gì cũng dẫn đến tình yêu
Nói về ta, bỗng nghĩ đến bóng kiều
Vẫn chiều chiều, rung hai chữ khát khao.
*
Một bóng hồng hiện đến, ôi! xinh sao?
Da trăng trắng và dáng hình nho nhỏ?
Miệng ly tròn, chứa rõ nét môi em
Giọt cong cong, ẩn hiện một dáng mềm
Đáy ly in bóng hình em trong đó
Vị đắng nào, đắng mãi suốt đời mơ.
*
Em biết không, nhiều lần anh tự hỏi
Có yêu em? Có, yêu biết dường nào
Vẫn ngọt ngào, trong đáy trái tim anh
Vẫn loanh quanh, trong chiều tím say mềm
Vẫn bỗng bềnh, trong mỗi tối cô liêu
Vẫn phiêu diêu, trong bến bờ thực? mộng?
*
Mặt trời lên, nắng thò qua cánh cổng
Hoa lá nằm ngã ngớn đón tinh mai
Gió thổi đưa ảo tình vào thực tại
Anh Trịnh sầu, gõ khúc hát hư vô
Nước động tình, con cá trống lao xao
Con cá mái ẩn vào nơi bể ái.
*
Anh biết rằng mình đã chết lâu nay
Nhưng trái tim - một tinh cầu rực lửa
Nó vẫn tìm, một nửa quá xa xôi
Nó vẫn rung, trong tình ái nhiệm mầu
Nó vẫn sầu, theo đuổi bóng lung linh
Nó vẫn sống, đắm mình trong khát vọng.
*
Có phải chăng anh đang tìm ảo tưởng
Tưởng tuyệt vời, anh mãi mãi không quên
Tưởng mông mênh, anh chìm trong khoái lạc
Tưởng mơ hồ, anh tạc dáng yêu đương
Không có em, anh vẫn khát dáng mềm
Em không có, nhưng tình anh luôn có.
Ngờ đâu
Em cứ đứng âu sầu nghe sóng biển 
Gió lạnh về gợi nhớ chuyện đôi ta
Chuyện mình sao lại xót xa
Chuyện mình sao lại chỉ là đớn đau
*
Em cứ tưởng gần anh thêm chút nữa
Để lòng được sưởi ấm lửa tình anh
Ngờ đâu tình lại mong manh
Ngờ đâu tình lại chòng chành trong em
Sao thế em?
Đã hết rồi mùa xuân
Hè đã vươn ngoài ngõ
Nắng đã vào trong sân
Sao em còn thấy lạnh?
*
Hãy để cho nuối tiếc 
Theo ngày tháng qua mau
Tình là khúc ly biệt
Sao em mãi âu sầu?
Ta hát cho chiều
Ta hát cho chiều - tiếng vĩ cầm xưa vọng lại
Ta gửi cho chiều - những khắc khoải chờ mong
Ta tặng cho chiều - mối tình còn lắng đọng
Ta viết cho chiều - nắng ấm rụng trong tim
*
Em có nghe nắng vàng rung trước cửa
Em có nghe lá động giữa trưa buồn
Em có nghe mưa nguồn con nước chảy
Em có nghe anh dậy tiếng tơ lòng

Giữ lại nhé em, miệng cười, răng rất đẹp
Giữ lại nhé em, mặt cười, chả muốn quên
Giữ lại nhé em, mắt nhìn, ai vướng đọng
Giữ lại nhé em, dáng mềm, tơ êm êm.
Vắng em
Anh gửi vào em chút lã lơi
Đôi mắt hồ thu đẹp tuyệt vời
Là người hay tiên trên trời vậy
Em xuống trần gian khuấy động đời!
*
'Vắng em thu tàn lối bơ vơ'
Rừng thu xao xác bóng ai chờ
Cây thu hoang lạnh dài vươn cổ
Lá thu hờ hững rơi trong mơ...
---------------------------------------------------------------
Nàng vô thường (mới đăng)
Trông thấy nàng,
tôi sững sờ.
Một đóa hoa xinh,
chốn bồng lai trắng muốt.
Khuôn mặt đầy nữ tính
đã hút tôi vào cõi địa đàng.
*
Tình khúc âm dương
đã ngự trị trong tôi,
không thể nào thoát nỗi.
Mạc Ngôn nói ‘phong nhũ phì đồn’ (*),
hai lỗ mũi tôi phập phồng,
người bung nở,
mùi thơm từ cõi kỳ lạ bay tới,
biển thiên thai sóng động.
*               
Ai đã từng nói:
‘vũ trụ nằm trong đáy mắt của người đàn bà’?
Mà đối với tôi
còn hơn thế.
Mà có lúc
tôi muốn từ bỏ tất cả
để được cái vũ trụ này.
*
Ai là Phật? Ai là Chúa?
Sao biết được,  
tôi chỉ là người trần tục!
Bỗng tôi muốn có nàng mãi mãi
suốt đời này,
chẳng bao giờ đổi thay.
*
Sao nàng đẹp mãi?
Vì nàng ở trong thế giới ảo.
Tôi đã từng nghe nói,
cái gì còn đẹp khi bạn còn mong muốn.
Và vì thế,
tình yêu mãi mãi đẹp trong tôi.
*
Tôi ngại,
vì tôi đã từng biết,
cái gì đã được chiếm hữu,
nó không còn mãi đẹp trong ta.
Không có thân hình nào là vĩnh viễn thơm ngon.
Nó cũng là thể xác,
nên bỗng chốc
hóa vô thường.
(*) nghĩa là 'vú to mông nở', từ dùng của nhà văn Mạc Ngôn, ý nói 'thân hình tuyệt mỹ'.
------------------------------------ 
Phụ lục: 
LTS: Entry này là các bài thơ mà trước đây LB đã tặng cho khoảng 40 blogger, có những từ quen thuộc với các bạn như 'bắt đền anh', ‘chiều tím’, ‘cỏ dại’, 'cỏ may', ‘cổ tích trong nhau’, ‘giọt buồn’, ‘hoa mua’, ‘hoàng hôn’, ‘lá vàng’, 'mắt lệ cho người', 'mây', 'miền ký ức xưa', 'miền nhớ', ‘miền tím’, ‘mùa thu’, ‘mưa’, ‘nghê thường’, ‘phù dung’, ‘thạch thảo, ‘thuyền viễn xứ’, 'tóc ngắn', ‘về tắm gối chăn’, ‘vầng trăng khuyết’, ‘vườn xưa’,...

Bóng tím  mơ hồ
Bóng tím hồ mơ đến diệu kỳ
Phù dung rộ nở khiến ai si
Cầm tay ai mãi không buông nỗi
Cảm cảm rung rung chả biết gì
*
Miền tím rạt rào theo gót em
Chiều buông mang mênh giấc mơ mềm
Hoa xinh quyến luyến bàn chân nhỏ
Lá vàng kín hở không nói tên
*
Tóc ngắn bay bay một khoảng trời
Ai mơ, ai mộng, hồn chơi vơi
Bóng ai thấp thoáng bờ biển vắng
Lay động lòng ai, dáng gọi mời
*
Mắt lệ cho người, ôi đẹp quá
Hồ thu ân ẩn, khiến ai sa
Môi duyên he hé, hồn ai lụy
Giọt buồn mằn mặn, tim ai say.

Cõi mù sương
Mắt ai, nhìn dễ ‘sương’ ghê
Mắt ai, nhìn bỗng đê mê lạ thường
Em tươi trong cõi mù sương
Em cười dậy khúc yêu đương chiều tà
Ai ngồi liếc liếc dáng ai
Hương vào động động, mùi vào rung rung
Lạc vào rừng tím mông lung
Lá ngơ, lá ngẩn, lá vương vấn mềm
Gần em lòng thấy êm đềm
Xa em lòng thấy mông mênh giọt sầu.

Đi tìm tình anh
Cuối mùa thu mưa rơi
Chùm thạch thảo ru đời
Mưa ơi rơi nhè nhẹ
Lòng ai đang chơi vơi
*
Chưa tàn một giấc mơ
Sao bỗng thấy bơ phờ
Cơn gió nào qua cửa
Dáng người thơm vương tơ
*
Anh đi trong chiều nghiêng
Nhớ về đôi mắt huyền
Lá vàng thu rơi rụng
Em dáng người ôi duyên
*
Giờ này anh một nơi
Còn em tít chân trời
Mây buồn đau cuốn quyện
Trời điên, mưa tuôn rơi
*
Người đã quên anh rồi
Ôi lạnh nhạt bờ môi
Lối xưa vẫn còn đó
Chỉ có mình anh thôi
*
Anh về tắm gối chăn
Trong bao nỗi muộn màng
Mắt ai ươn ướt lệ
Nhìn sương khói mênh mang
*
Anh đi tìm tình anh
Thuyền trôi nước chòng chành
Tìm đâu bờ bến đỗ
Tình ai ôi mong manh.

Đừng rời xa em
Em đang lặng lẽ bên đời anh
Tiếng dịu dàng, nỡ xa sao đành
Thuyền viễn xứ, đã trôi dần khuất
Giọt buồn nào, ôi! sao mỏng manh
*
Đừng nỡ rời xa em, anh yêu
Rừng xơ xác lạnh, lá tiêu điều
Hoàng hôn tím về bâng khuâng lối
Mây xám xa xôi, nuốt nắng chiều
*
Đêm trắng ngoài kia, trắng ngập trời
Lạc mất anh rồi, tim chơi vơi
Ôm em chút xíu thôi anh nhé
Nhiều chút xíu thôi, muốn... rụng rời.


Giận yêu
Cơn nào như thể cơn say
Gió nào như gió heo may rạt rào
Thoảng nào như thoảng chiêm bao
Ôm vào ngây ngất, ấp vào tương tư
Mắt ai nhay nháy hồ thu
Tóc ai xoa xỏa phiêu du mây trời
Môi ai he hé gọi mời
Tay ai trăng trắng sóng bơi cát mềm

Giận anh giận đến hai lần
Giận thêm lần nữa, yêu nhân gấp... mười
Giận thì cái mặt xìu xìu 
Yêu thì cái mặt mỹ miều ghét ghê!

Hương buông cuối chiều
Ta là cổ tích trong nhau
Biển này sóng gợn, mây kia gió đùa
Em như ngủ dưới trời mưa!
Dáng em sống động, nắng vừa lướt qua
Lá vàng rơi rụng điệu đà
Tình theo xao xuyến, tim này đang... run
Lâu ngày mới chạm nét xuân
Hèn chi nắng ấm, hương buông cuối chiều.


Hương thơm trinh nữ
Thoảng gì như thoảng mù sương
Thoảng gì như thoảng thiên đường có em
Thoảng gì thoảng tiếng đàn êm
Thoảng nghê thường đó, thoảng đêm mơ hồ
Em đang bứt lá mồng tơi
Em buông xác lá, nhìn trời lặng thinh
Em xinh khiến cả trời xinh
Mây kia cong vẽ dáng hình của em
Hoa kia hương tỏa êm đềm
Mùi thơm trinh nữ, ru mềm tình ai
Gió bay, bay suốt cả ngày
Thế mà cứ tưởng gió bay đến mình.
Một chữ yêu thôi
Vườn xưa vắng lặng bóng ai qua
Chiều thu trở gió, dáng em ngà
Tà dương dần khuất sau ngàn núi
Qua đỉnh phù vân, ta thấy ai!
*
Biển hát chiều nay, sóng vỗ bờ
Nhung nhớ vòng tay, trong giấc mơ
Hồn ai ngơ ngẩn, lòng giông bão
Rung động, buồn đau, miên man thơ
*
Hoài niệm bóng ai dưới biển trời
Dáng mềm thơm lựng, hồn chơi vơi
Em về nơi ấy còn đâu nữa
Để luyến đời anh, tiếc rụng rời.
*
Sương khói lững lờ một giấc mơ
Bóng ai đứng đó mãi đợi chờ
Tháng năm mây gió bay mòn mỏi
Một chữ yêu thôi, hết cả đời.
Mua hoa
Tặng em bờ vai nhé anh!
Tặng em một ánh mắt lành dễ thương
Tặng em chiều tím vương vương
Tặng em một tí thiên đường dịu êm
Lá nào dậy giấc mơ tiên 
Hoa nào dậy giấc giao duyên cuối chiều
Bán đi một bóng cô liêu
Mua về một dáng mỹ miều cong cong.

Nắng tan
Ôi, em nào có lỗi gì
Em chỉ có lỗi bởi vì em xinh
Thu còn đậu ở ngoài sân
Mưa rơi ướt tóc, mưa gần, mưa xa
Nhớ người vóc dáng mượt mà
Nhớ người ẩn hiện chiều tà mênh mang
Xa xa một chút nắng tàn
Chờ em lâu quá, nắng tan mất rồi.

Quán cà phê cũ
Có ba dấu chấm đặt vào đâu
Đặt người trong mộng cho đỡ sầu
Cuộc đời chao đảo, ôi nghiêng ngã
Một chiếc thuyền trôi, chọn hướng nào!
*
Thu trời một ghế, cô đơn quá
Cành lụy ngã nghiêng xuống mặt hồ
Rừng khọt xơ xác tiêu điều bóng
Một ánh trăng xa, tội dáng ngà
*
Em quên anh rồi có phải không?
Mùa hè rực lửa chuyển sang... đông!
Quán cà phê cũ không người đến
Tảng đá ngồi trơ bỗng hóa khùng
*
Trăng in ân ái, khuyết từ đây
Cỏ may rơi rụng tại chốn này
Tình kia đã mất, sao còn nhớ
Ôm khối sầu đau, lệ chảy dài.
Thiên đường tương tư
Bên kia mờ mịt khói sương
Bên kia lá rụng, thiên đường tương tư
Tặng anh miền ký ức xưa
Tặng anh dáng gọn mới vừa thoáng qua
Thu về mây trắng mượt mà
Thu về nắng rụng chiều tà mênh mang
Bâng khuâng một giấc mơ màng
Cà phê một ghế, bàng hoàng chiều nay.


Thương ai

Thương ai dáng đứng cong cong
Cành kia rơi lá, lượn vòng quanh em
Hoa kia bung nhụy thơm mềm
Tím kia ngây ngất, ai quên lối về
Bắt đền anh, nhạt nắng chiều
Bắt đền anh dạo phiêu diêu cuối trời
Bắt đền anh, giọt sương rơi
Bắt đền anh dẫn đến nơi địa đàng
Mùa thu hoa lá đượm vàng
Nước về cây cỏ dịu dàng bên sông
Nổi lên tình cảm mênh mông
Quê tôi thấp thoáng bóng hồng đợi ai.

Thương em

Mê nơi nào, bóng em còn đó
Say nơi nào, khi có dáng em
Mùa này nắng lượn qua thềm
Thu này mây cuộn vóc mềm thon thon
*
Cỏ nào nghiêng nghiêng theo gió lộng
Dại nào ai đó động lòng theo
Còn em, ai mãi miết leo
Còn em, dốc đứng vòng vèo cũng qua
*
Xóm vắng chiều mưa tuôn dữ dội
Nhớ ai nhiều đội nón đi thăm
Mưa vào tay áo ướt dầm
Thương người nên phải âm thầm dưới mưa…

Viết cho em
Vú sữa đêm khuya nhú dáng tròn
Từng giọt, từng giọt nhỏ rơi ngon
Lóng lánh trên cành hương là lạ
Mắt liếc xa xa, động cả hồn
*
Thu sang man mát trên triền lá
Thu đến nõn nà cõi khói sương
Thu về yêu đương nơi xứ lạ
Thu đi ẻo lả giấc nghê thường
*
Viết cho em, mắt đẹp tuyệt vời
Viết cho em, bài thơ bối rối
Viết cho em, tim đập dữ dội
Viết cho em, nóng hổi tơ tình.

Ước gì…
Em thổn thức nhớ ai
Mà có tiếng thở dài
Chiều mưa rơi nhè nhẹ
Bỗng cần một bờ vai
*
Một vẻ mặt lạnh lùng
Một trái tim ấm cúng
Một môi rung nhè nhẹ
Một tình yêu linh lung
*
Anh sang thăm mùa thu
Bóng đêm về man mác
Con tim bỗng dào dạt
Đòi anh viết bài thơ 
*
Đôi mắt em đẹp quá
Như trời xa mênh mang
Âm thầm cửa địa đàng
Gối chăn chờ ai tắm
*
Sài gòn trời mưa chiều
Ngồi lặng lẽ buồn thiu
Ước gì có ai đó
Êm êm dáng mỹ miều...

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

367. Thượng đế đã hại ta rồi!

Trước tiên, LB xin nói rằng chữ ‘thượng đế’ ở đây không viết hoa, có thể cho là đấng-không-biết. Bài viết này bàn một chút về 'lối thoát' (= way-out), có tính chất tản mạn, nên LB đã cố gắng sắp xếp/phân loại cho các blogger dễ đọc, gồm có: một ít tâm sự, thượng đế đã hại ta rồi!, sự phụ thuộc tư tưởng ‘ngoại’, không ai ‘thoát’ được, và làm sao ‘thoát’?
*
Bạn Mực Tím hay hỏi là ‘sao dạo này anh LB ít làm thơ?’, mình thiết nghĩ là không nhất thiết phải viết dưới dạng:
Ước gì em đến với anh
Ước gì hai đứa nhập thành một đôi
Ước gì môi dính với môi
Ước gì quên hết cuộc đời khổ đau,
mà 367 bài viết này đều là những bài thơ, vì mình viết với hạt nhân tình yêu bên trong, hề.. hề… (mình rất thích đùa). Bạn Dung Ho đồng ý với quan điểm này: ‘Bài viết rất thực, chân tình, và tuyệt vời! Nếu có ai đó ‘phổ nhạc’ bài này, thì chắc đó sẽ là ca khúc... immortel! Nếu ‘phổ thơ’, thì đó sẽ là bài thơ ‘bất tử’. Nếu để nguyên xi, thì bài văn này cũng đủ… bất tử rồi! Bởi những điều tâm tình rất thật, đẹp, giản dị, nó gần với chân lý. Chân lý thì không thể chết được. Consequently, nó bất tử!’.
*
Gần đây, mỗi buổi sáng khi LB thức dậy, mình ước mơ là được vĩnh viễn nằm trong giấc mơ, vì cứ mở mắt ra, thấy ánh sáng mặt trời, là đầu óc ta lập tức lao vào bể khổ.
Sao thượng đế nỡ nào để ta phải ‘vắng em’:
'Vắng em thu tàn lối bơ vơ'
Rừng thu xao xác bóng ai chờ
Cây thu hoang lạnh dài vươn cổ
Lá thu hờ hững rơi trong mơ.
Sao thượng đế nỡ nào để ta ‘không có em':
Không có em sông buồn không muốn chảy
Không có em lan gãy cánh nghiêng sầu
Không có em cây chợt buồn day dứt
Không có em khói thuốc bỗng bạc mầu.
‘Sao mà con người dám tham vọng vượt quyền tạo hóa, sao mà dám tham vọng làm ‘Tề thiên đại thánh’, sự trả giá cho tham vọng đó làm con người bị tẩu hỏa nhập ma, cô đơn, tự mình bỏ tù mình mà không có ngày mãn hạn hay tự lấy núi ‘Ngũ Hành’ mà đè lên xác thịt và tâm hồn của mình’.
*
Vừa rồi, LB có viết về ‘Đỗ Long Vân’, rồi mình chợt nghĩ rằng kể cả Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Phạm Công Thiện… (và các đại văn hào như Hemingway, Marquez hay Mạc Ngôn), dù có viết/sáng tác hay đến đâu cũng chỉ dẫn ta đến một ngõ cụt, tức là không có ‘lối thoát’.
Bùi Giáng, mặc dù được đánh giá là rất ‘siêu’, đặc biệt là đối với nhiều trí thức (ngoài luồng) ở miền Bắc, nhưng ông viết quá tản mạn, mà tựu trung, ta không rõ là ông đã chỉ cho ta ‘lối thoát’ gì.
Trịnh Công Sơn với những bài hát làm rung động hồn người, nhưng cũng chỉ dẫn ta vào một thế giới ‘cát bụi mệt nhoài’ hay ‘cuộc đời mỏi mệt’, rồi anh ‘xin úp mặt bùi ngùi’... 
Phạm Công Thiện (hay Nietzsche) cũng chỉ dẫn ta vào một cái ‘hố thẳm’ sâu hun hút và khuyên ta ‘đừng hy vọng, đừng chờ đợi’, mà nếu có chờ đợi là chờ đợi cái… chết cho hết kiếp người!
Ông lão của Hemingway đem hết tài năng cả đời của mình để câu được một con cá mập như ước mơ của mình, nhưng khi về đến bãi biển nhà, nó chỉ còn là một bộ xương: nỗ lực của con người trước tạo hóa là vô giá trị!, vì thế mà Hemingway đã tự tử!
Còn người đẹp ‘Vú to mông nở’ (Phong nhũ phì đồn) của Mạc Ngôn thì: ‘Thời đó (bên Tàu, nạn đói năm 1960), người dân rất nghèo đói, mẹ nàng đã từng ăn cắp mấy hạt bắp/đậu của nông trường, nuốt vào bụng, rồi về nhà mửa ra, rồi nấu cho con ăn, vì vậy mà bà bị hình phạt vô cùng sĩ nhục là ‘bịt rọ vào miệng’ khi vụ ăn cắp này bị nông trường phát hiện. Sau đó vì để mẹ và chính bản thân mình khỏi quá âu sầu lo lắng cho kiếp nhân sinh đầy tủi nhục, nàng đã nhảy xuống sông tự tử, xác của nàng trôi dập dềnh trên mặt nước... Thế là nàng ‘vú to mông nở’ - trôi vào vòng xoáy của cuộc đời này - đã được giải thoát khỏi cõi trần ai mù lòa để đến một thiên đường ‘vô ưu’ nào đó không biết'... 
*         
Mình nói tí chuyện ngoài 'chính sử' về ông Tuân Tử, để ta thấy rằng việc tìm ra 'lối thoát' dường như là một bài toán không có đáp án của nhân loại.
Tuân Tử (313-328TCN) nói là ‘nhân chi sơ tính bổn ác’. Thoạt nghe, ta có cảm giác là ông đã sai, vì ta lập tức nghĩ đến câu ‘nhân chi sơ, tính bổn thiện’ (Khổng Tử) và nghĩ đến đứa bé mới đẻ đang ngây ngô ngọ ngoạy với các ngón tay nhỏ như cộng hành!
Cho đến nay, ông cha ta đã biết bao lần đánh thắng Tàu (ít nhất là 17 lần), nhưng đánh thắng Tàu xong lại giở ‘Tứ thư - ngũ kinh’ ra mà học… thuộc lòng, tại sao lại như vậy?
Thực ra, Nguyễn Trãi, Bà Huyện Thanh Quan hay Nguyễn Khuyến thừa sức viết ra cuốn ‘Đạo đức kinh’, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Thị Lộ hay Đặng Trần Côn thừa sức viết ra cuốn ‘Kinh thi’, Lê Quý Đôn, Ngô Sĩ Liên, hay Ngô gia văn phái thừa sức viết ra cuốn ‘Sử Ký’ (không thua gì ‘Sử Ký’ của Tư Mã Thiên, hay ‘Đông chu liệt quốc’ của Phùng Mộng Long), Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Công Trứ thừa sức viết ra một cuốn triết học có giá trị, thế mà các cụ không chịu viết, ngược lại, khi đứa con mới vừa đẻ ra, các cụ liền dạy ‘thiên trời, địa đất, tử mất, tồn còn’, vô cùng tiếc, híc.. híc…
‘Nhân chi sơ, tính bổn ác’, mặt nào đó, lại rất đúng, tính ‘ác’ nằm ngay trong hạt nhân sơ sinh. Ví dụ ta có cây ớt con hay lõi gừng non nhỏ xíu, không cay, nhưng khi lớn lên, rồi càng già nó càng cay! Đứa bé đẻ ra, khi nhỏ nó rất ngoan, nhưng khi lớn lên, có thể nó khác ta (hoàn toàn) đến nỗi các bậc phụ huynh phải kêu trời lên ‘cha mẹ sinh con, trời sinh tính’, hay có một ông nông dân đau lòng vì con quá mà kêu trời rằng ‘ước gì con tôi nhỏ lại như thời nó mới học mẫu giáo’, cũng có cậu bé khi còn nhỏ mà người ta đoán biết là nó sẽ làm hoàng đế! (như Lưu Bị, Đinh Bộ Lĩnh hay Lý Công Uẩn)…, phải chăng cái ‘tính’ của đứa bé đã có mầm mống từ khi bắt đầu hình thành thai nhi!
*
Tuần trước, ở VN có xuất hiện nhân vật khuyết tật là Nick Vujicic (không có 2 tay và 2 chân, bẩm sinh). Có người nói là hợp đồng với anh ta rất tốn tiền, có người nói là ‘bụt chùa nhà không thiêng’... Nhưng tốn tiền là một chuyện khác, còn giá trị của những phát biểu của anh Nick là một chuyện hoàn toàn khác. Và chuyện ‘bụt chùa nhà không thiêng’ là một chuyện khác, còn giá trị của ‘lối thoát’ mà anh Nick mở ra cho lão bá tánh là một chuyện hoàn toàn khác. Nói nôm na, người có nghị lực học Toán là một chuyện khác, còn giá trị của bộ óc Toán học của Ngô Bảo Châu là một chuyện hoàn toàn khác.
Nếu loại trừ yếu tố tôn giáo trong phát biểu của anh (tùy mỗi khán giả) thì có thể, có thể thôi, xem những phát biểu của anh là phát kiến xuất sắc của thế kỷ, bởi không phải ngẫu nhiên mà người ta phong anh ta là ‘chàng trai kỳ diệu nhất hành tinh’ mà ông Obama có mơ cũng không được, hì...
Anh có hỏi ‘nếu ta có 1 tỉ đô thì ta có hạnh phúc không?’, khán giả trả lời: ‘có, một tỉ lần hạnh phúc!’ (hì.. hì…), rồi anh hỏi tiếp ‘nếu ta có tất cả tiền bạc trên thế giới này thì ta có hạnh phúc không?’, anh tự trả lời là ‘không’, vì nếu cha/mẹ của ta chết, con/cháu của ta chết, hay người yêu của ta chết, nếu ta không có tình yêu, nếu ta không được gọi lên tiếng ‘con ơi’, nếu ta bị ung thư… thì còn gì là hạnh phúc, nên hạnh phúc chủ yếu là ở con người chứ không phải ở tiền bạc.
Anh có hỏi ‘ta chỉ có thể đem lại hạnh phúc cho người khác bằng tiền bạc?’, anh tự trả lời là ‘không nhất thiết’, mà ta hãy đừng sĩ nhục làm mất lòng tin của người khác, hãy động viên người ‘yếu đuối’, hãy làm cho môi trường trong nhà trường trở nên xanh-sạch-đẹp hơn, hãy đem con sao biển trả về với biển, người Việt hãy yêu người Việt, hãy yêu 2 chữ ‘tự do’, hãy cố gắng yêu thương mọi người và hãy làm ngay ngày hôm nay!, và bằng cách đó, ta đang tạo nên ‘sự khác biệt’.
Anh có hỏi ‘người khuyết tật có hẳn là khuyết tật không?’, anh tự trả lời là ‘không hẳn vậy’, vì mỗi cá thể mà thượng đế sáng tạo ra, là không thừa, đều bình đẳng và có vẻ đẹp diệu kỳ riêng của nó, và hãy khám phá ra và phát triển sự diệu kỳ vốn có của mình. Theo anh, người khuyết tật là người đã đánh mất niềm tin hay đã từ bỏ khát vọng, mà khi ta đã từ bỏ khát vọng là ta còn sống mà coi như đã chết. Anh khuyên ta ‘đừng bao giờ từ bỏ khát vọng’, và tội nghiệp thay cho những ai đã từ bỏ khát vọng của mình…
*
Cuối cùng, LB xin quay trở lại về chuyện đấng-không-biết và ‘lối thoát’.
Đỗ Long Vân, Bùi Giáng, Phạn Công Thiện, Trịnh Công Sơn… không thể ‘thoát’. Các blogger đang thất tình không thể ‘thoát’.
Thành Cát Tư Hãn cũng không thể thoát: ‘Phải chăng số phận của con người đến từ sự ngẫu nhiên, con người được sinh ra và phát triển trong một thế giới xa lạ mà không phải do mình tự chọn, và do đó bản chất con người cũng là cô đơn. Chính những nhà chính trị khi thành công tột đỉnh thường bị sụp đổ về tâm lý và đi vào sự cô đơn gần như tuyệt đối, như Thành Cát Tư Hãn, Nhậm Ngã Hành, Nhạc Bất Quần hay Tào Tháo’.
Từ Hi thái hậu cũng không thể thoát: ‘Trời, thời ta, Trung Quốc bị bại trong 2 cuộc chiến tranh nha phiến (1840-1843 và 1856-1860), rồi lủng củng nội bộ 20 năm trong 'cuộc vận động tự cường', lại tiếp tục bị bại trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1894), sau đó Bát quốc liên quân gồm Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Nga và đế quốc Áo-Hung xúm nhau đánh Trung Quốc (1901), bọn Anh lại đốt phá Di Hòa Viên của ta, ta chạy đến Tây An còn chưa kịp, ở đó mà nói chuyện Hoàng Sa, Trường Sa!’
Đại gia cũng không thể ‘thoát’: ‘ĐM, tao đang nợ ngân hàng ngập đầu ngập cổ, bất động sản thì đang đóng băng, nghe đồn là vợ tao đang… ngoại tình, con tao thì đang nghiện ma túy, mấy con hồ ly tinh cẳng dài thì nhá máy cho tao liên tục, mấy thằng Gút/cao huyết áp/ung thư… đang tới nhà tao xin làm anh em kết nghĩa…, thế mà chúng mầy còn chạy theo tao đòi học hỏi kinh nghiệm hả..., chạy trời không khỏi nắng, than ôi!’.
*
Và dĩ nhiên, LB cũng không thể ‘thoát’. Nhưng mình biết rằng, một người đang ở trong tù vẫn có thể chỉ cách cho người khác ‘vượt ngục’, ví dụ như một ông linh mục ở trong tù đã chỉ đường cho chàng thanh niên Edmond Dantès đi tìm kho báu (truyện Bá tước Monte Cristo, của Alexandre Dumas 'cha'), kẻ khuyết tật Đoàn Diên Khánh khi thấy con mình (là Đoàn Dự) được làm hoàng đế nên cười ha hả rồi chịu… chết (truyện ‘Thiên long bát bộ’ của Kim Dung), Tạ Tốn bị tù về tư tưởng vẫn mở ra lối thoát ‘tình yêu xa rời sự phù phiếm của thế tục’ cho Trương Vô Kỵ… (truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’, của Kim Dung), lão họa sĩ già Behrman vẽ chiếc lá cuối cùng, rồi chết, để cho nàng Johnsy được sống (truyện ‘Chiếc lá cuối cùng’, của O. Henry)…, và không nói xa xôi, một người cha không được học hành đến nơi đến chốn đã 'nâng' đứa con mình lên đến tiến sĩ... Vâng, chết mà làm cho người khác sống cũng là thật sự một lối thoát.
*
Ngoài việc mình cùng quan điểm với Đỗ Long Vân hay Nick Vujicic…, ông ‘tiến sĩ kỳ lạ’ còn phong cho LB là ‘nghệ sĩ triết học’, bần tăng không dám!, mà nếu ông ta nói rằng ‘367 entry trong blog này là triết lý tình yêu’, thì cũng được, hề.. hề…, mà trong đó, với quan điểm: tình yêu có thể dẫn đến tuyệt vọng nhưng ta vẫn cứ yêu:
‘Tình đến, rồi tình phải ra đi’
Sao ta nghe mãi gió thầm thì
Mây bay, mây lượn, rồi mây biến
Ta chẳng hờn mây, ta vẫn say.
Và mình đã có viết rằng: ‘Chính tình yêu làm cho con người vượt qua giới hạn của chính - tà, vượt qua nỗi cô đơn, nhẹ đi đau khổ và đặc biệt tình yêu là liều thuốc thần diệu giúp con người vượt qua nỗi ám ảnh về hai chữ hư vô’. Phải chăng đó là một lối thoát, hơn nữa, là một khát vọng, và ta sẽ không bao giờ từ bỏ khát vọng đó!
------------------- 
Entry có liên quan:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/05/358-nhung-con-nguoi-tuyet-kho.html

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

366. Một trong những bộ óc xuất sắc nhất!

LTS: Mình ghi lại một cuộc trao đổi trong khi ngồi uống trà với bạn, chiều CN, ngày 26/5/2013... Lưu ý rằng bài viết này chỉ giới hạn cho một số bạn bè thân quen trong thế giới blogspot, và đang được chỉnh sửa.

Mình có hỏi một giảng viên đại học là ‘Ai là người có trí tuệ nhất VN từ xưa đến nay?’, suy nghĩ một hồi, ổng mới lừng khừng trả lời là ‘Lưỡng quốc trạng nguyên Phùng Khắc Khoan’. Mình mới giới thiệu sơ bộ và phân tích cho ổng về Lê Quý Đôn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Nguyễn Hoàng Phương, Ngô Bảo Châu…, cuối cùng ổng đồng ý là ổng rất ngưỡng mộ nhân vật dưới đây, các bạn hãy đoán thử xem là ai nhé? 
*
Mở đầu, mình nói với ổng là là mình không có tham vọng bao quát hết chuyện ‘những người có trí tuệ nhất thời nay', mà thiết nghĩ là các nhà nghiên cứu/thế hệ sau sẽ bổ sung.
Rồi mình nói tiếp rằng mình biết ai là người phụ nữ đẹp nhất từ xưa tới nay rồi, đó là ‘Ỷ Lan phu nhân’, hì.. hì..,, các bạn hãy xem các tư liệu sau đây:
Đồng thời, mình cũng giải thích là ‘trí tuệ’ ở đây được hiểu theo nghĩa nào? Có người nói trí tuệ là những gì còn lại sau khi đã tiếp nhận ở trường học/xã hội, mình còn nghĩ trí tuệ không những là lượng kiến thức mà ta có, mà còn là sự tổng hợp, xử lý và khái quát hóa chúng thành… triết lý/ý niệm riêng của ta trên cơ sở ‘lấy cái chung’ làm chính, và đặc biệt là sự sáng tạo.
*
Sau đây là một số ‘danh nhân’ mà đã được chúng tôi nhắc đến (theo thứ tự A, B, C, các blogger có thể xem một ít tư liệu bổ sung (A) bên dưới):
-Ngô Bảo Châu (1972-nay) là một bộ óc xuất sắc về Toán học trên thế giới, và là bộ óc Toán học ‘ngàn năm có một’ ở VN. Anh đã đạt giải Fields (tương đương với giải Nobel) vào ngày 19/8/2010, tại buổi lễ, anh đã phát biểu: ‘Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa, hay vì đam mê giàu có hoặc sự nổi tiếng'. Tuy nhiên, việc anh đánh giá ‘Mr. Vũ’ như Hector của thành Troya (!) dường như đã quá 'xa rời' giới hạn của thế giới Toán học.
-Nguyễn Du (1766-1820) là nhà thơ tài tử nhất Việt Nam! (được UNESCO công nhận) mà ông không hy vọng 300 năm sau sẽ có người ‘hiểu’ được số phận của ông: ‘Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?’ (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa. Thiên hạ ai người khóc Tố Như?), nhưng tài tử nhất không hẳn là trí tuệ nhất!
-Lê Quý Đôn (1726-1784) được xem là ‘bộ bách khoa toàn thư của VN’, nhưng thiết nghĩ, ngoài sự sưu tập tư liệu khổng lồ (và có rất nhiều tư liệu đã được sưu tập trong ‘túi thẻ’ của ông mà chưa được xử lý), ông không có ‘ý niệm’ rõ ràng, ít nhất là không mở ra được một ‘tầm nhìn’ cho hậu thế.
-Bùi Giáng (1926-1998) đã để lại cho hậu thế khoảng 25 tác phẩm thơ, 4 tác phẩm ‘nhận định’, 4 tác phẩm Triết học, 4 tác phẩm ‘tạp văn’ và khoảng 16 tác phẩm dịch thuật, nhưng: ‘tôi rất trân trọng tài năng của ông, nhưng phải nói thật là ông điên nặng, nhưng là cái điên trí tuệ, nói ra nhiều câu cực kỳ sâu sắc’ (đánh giá của nữ nghệ sĩ Kim Cương).
-Phùng Khắc Khoan (1528-1613) đúng là người có trí tuệ sâu rộng và cực kỳ thông minh đến nỗi mà vua nhà Minh (là Minh Thần Tông) phải phong làm Lưỡng quốc trạng nguyên vào năm 1595, nhưng dù sao đó cũng là một giai thoại, và ít nhất là ông không để lại triết lý nào cho hậu thế.
-Nguyễn Hoàng Phương (1927-2004) có thể nói là một trong những bộ óc xuất sắc không những ở miền Bắc mà còn ở cả VN. Ông đã viết các cuốn sách trứ danh như ‘Lý thuyết nhóm và ứng dụng vào cơ học lượng tử’, ‘Hiện tượng vô tuyến sinh học’, ‘Albert Einstein’, ‘Toán học trong kinh Dịch’, giảng bài về ‘Phương trình đạo hàm riêng’… mà được các sinh viên/thầy cô rất kính nể, nhưng NGLB chưa nhận định về ‘thầy’ ở đây.
-Cao Bá Quát (1809-1855) được xem là ‘chiếm nửa số bồ chữ trong thiên hạ’: ‘Văn như Siêu Quát vô tiền Hán. Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường’ (tạm hiểu: Văn của Siêu và Quát hơn cả văn thời Hán. Thơ của Tùng và Tuy hơn cả thơ thời Đường), nhưng hình như ông không có ảnh hưởng gì đến thế hệ 9x ngày nay.
-Phạm Công Thiện (1941-2011) được xem là ‘thần đồng’ khi còn nhỏ, là ‘thi sĩ triết gia’ khi thành danh, rất nổi tiếng với giới trí thức và sinh viên trong và ngoài nước trước năm 1975…, nhưng theo mình, anh đã ‘quên’ tính tương đối và tính biện chứng của thế giới tự nhiên (và quên... khái niệm tình yêu!), do đó bằng cái tôi cực đoan của mình, anh đã không mở cho thế hệ trẻ một cánh cửa ‘thoáng’…
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/10/257-pham-cong-thien-anh-la-ai.html
-Nguyễn Trãi (1380-1442) với tác phẩm ‘Bình Ngô đại cáo’, chiến lược quân sự/chiến tranh nhân dân (ở đẳng cấp cao!) và một số thơ ‘moral’ (= đạo đức), đã và đang được hậu thế ca tụng, kể cả UNICEF, nhưng khi mình hỏi các sinh viên ‘em biết gì về Nguyễn Trãi?’, đa số các em đều ấp úng không trả lời được!
Ngoài ra, chúng tôi còn đề cập đến Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Hiến Lê, Thích Nhất Hạnh..., nhưng mình không thể 'gom' hết mọi thứ được.
*
Sau một hồi lâu thảo luận, blogger nói trên thừa nhận người có trí tuệ nhất (đối với anh) là… Đỗ Long Vân.
(Đỗ Long Vân (?-1997): Hiện nay, trên mạng không có thông tin về tiểu sử của anh. Mình không biết nên không thể viết ẩu được. Nếu có blogger nào biết thì vui lòng cho mình thông tin hoặc đường dẫn, xin vô cùng cám ơn. Trước mắt, các bạn có thể tạm tham khảo tư liệu ở phần tham khảo (B) bên dưới).
Vâng, anh ‘xuất sắc’ đến nỗi mà: ‘mình có đọc 20 trang ‘Vô Kỵ giữa chúng ta’ của Đỗ Long Vân, sau đó mình hủy mấy trang đó đi, vì mình muốn suy nghĩ độc lập và không muốn bị ảnh hưởng tư tưởng của người khác’.
Vâng, anh ‘xuất sắc’ đến nỗi mà thông đông-tây-kim-cổ, tự vạch ra một hướng triết lý/ý niệm độc lập cho riêng mình, trong đó, bất chấp mọi thứ triết học trên đời, anh dùng Kim Dung như một chiếc ‘lá bàng’ để bày tỏ suy nghiệm của anh (mà mình thường gọi là ‘phi-triết’).
Vâng, anh ‘xuất sắc’ đến nỗi mà: ‘Đỗ Long Vân, có thể xem là ‘minh chủ’ của phê bình văn học cấu trúc luận ở miền Nam thời ấy. Chỉ có điều, vị minh chủ ấy, một mình một phái, song không vì thế mà phê bình cấu trúc ở miền Nam mất tiếng nói. Đỗ Long Vân tài hoa và uyên bác, với một văn thể uyển chuyển, mạnh, nhanh như đao Đồ Long vẫn khiến quần hùng văn bút phải kính nể’ (Nguyễn Mạnh Tiến).
Vâng, anh ‘xuất sắc’ đến nỗi mà: ‘Ngay từ trước 1975, ông đã sống một cuộc sống lặng lẽ, ‘từ chối’ mọi đặc quyền, nếu có thể gọi đây là một đặc quyền mà chế độ Miền Nam dành cho những người có bằng cấp: được đi học trường sĩ quan Thủ Đức. Khi bị gọi động viên, ông đã trình diện như là ‘lính trơn’, nghĩa là chẳng trưng ra những bằng cấp, chẳng nhớ gì (?) tới những năm tháng du học Paris… Khi cả bọn xúm nhau làm tờ báo, chỉ có Joseph Huỳnh Văn, ‘Tổng Thư Ký’ tòa soạn, mới đủ tư cách mang ‘cẩm nang võ công của Trương Tam Phong, tổ sư phái Võ Đang’… của anh’ (NQT).
*
Dưới đây là các minh họa, lưu ý rằng các từ ‘võ học’ dưới đây chỉ là chuyện phụ, mà cái gì đàng sau từ đó mới là chuyện chính (các bạn chịu khó đọc cách hành văn và từ ngữ được sử dụng trước 1975 nghen, hì...):
-Nguy hiểm ngoại tại người ta có thể lấy trí năng để giải hoá. Nhưng đấu nội lực thì ai cũng biết là chỉ có một mất và một còn… Và kẻ thắng trận trước hết là kẻ giữ được cái tĩnh của lòng mình trước những xôn xao của ngoại giới. Nhưng ý nghĩa của võ học cũng thay đổi hẳn. Võ học trở nên một kỷ luật của nội tâm và nội lực cũng giống cái mà, theo ngôn ngữ khác, người ta gọi là đức tin… Ở chỗ tối cao của nó thì người ta trở nên “tĩnh” như Thái Sơn. Ấy là cái tĩnh của người đã đạt tới cái chân nguyên của tự nhiên và của lòng mình. Người và tự nhiên khi ấy là một.
-Sức mạnh thực không cần phô trương.
-Một cơ cấu là một cá thể độc đáo. Nhưng nó cũng định một giới hạn. Cái độc đáo vốn là cái không phổ biến thì những gì, ở chỗ này, là những ưu điểm, ở chỗ khác, lại có thể xuất hiện như những khuyết điểm… Thượng đế của Pascal là một tinh cầu trung tâm ở khắp nơi, nhưng không biết đâu là giới hạn. Ngần ấy võ công là ngần ấy ngôn ngữ, và võ công nào, trong giới hạn của nó, cũng có thể gọi là vô địch.
-Nhưng con người của Kim Dung trong giấc mộng bách khoa, trong ý chỉ sáng tạo, trong tinh thần chinh phục của nó, ngay khi đã bị cái tham vọng của nó quật ngã, không phải đã không nói lên một cái gì vượt bực trong con người. Sự vượt bực ấy, tuy nhiên, mang sẵn trong nó cái ngòi của thất bại. Con người có một sức sáng tạo không cùng. Nhưng tất cả xảy ra như người ta càng sáng tạo càng xa chân lý, và càng thất lạc trong cảnh tạp loạn của cái kiến thức người ta đã tạo ra. Cho nên người anh hùng đích thực của Kim Dung như Vô Kỵ, thường không phải là người của sáng tạo mà của sự trở về và của sự tìm thấy lại. 
-Xã hội người đặt chúng (tà và chính - NGLB) vào cái thế tương nghịch. Ác của đứa này tuy nhiên cũng như thiện của đứa kia đều có gốc ở năng tính. Và năng tính giống như một mãnh lực của tự nhiên, trong Kim Dung, người ta biết là bao giờ cũng tốt. Khả nghi nhất là những con người của trí năng… Người đời thường hỏi họ thiện hay ác. Nhưng họ khinh dư luận, coi rẻ đạo lý của người đời và tự đặt những quy luật riêng để hành động. Tham vọng của họ là mang tài mình ra cướp quyền tạo hoá… Cái trí, cái xảo, cái tài hoa ấy tuy nhiên có một cái gì điêu bạc. Những con người ấy quá nhạy cảm và giàu tưởng tượng. Óc của họ không ngừng làm việc, bầy mưu và thiết kế. Làm sao trong sự dao động thường xuyên họ có thể có cái tĩnh cần thiết để tới cái chân nguyên của võ học mà chỉ thông đạt những tâm hồn chất phác và đơn thuần nghĩa là gần tự nhiên hơn?... Năng tính là giải thuyết của sự đối lập giữa Thiện và Ác. Nhưng giữa năng tính và trí năng thì sao?… Thì ra cái biết thực của võ học không ở những cách khoa chân và múa tay của những chiêu lẻ mà ở nguyên lý của chúng. Khi thấy cái nguyên lý ấy rối, nghĩa là đã thu những tạp chiêu ấy và một mối, thì người ta không cần nhớ đến chúng nữa. Một chiêu còn nhớ là một chiêu chưa thấu triệt, sự thống nhất chưa trọn vẹn, và cái biết còn dở dang. Cái biết thực của võ học cũng như trong đạo là một sự lãng quên những ảo ảnh của ngoại thể để tới cái chân nguyên của tất cả. Nhưng người và tự nhiên khi ấy mới thực tương đồng, trí năng và năng tính là một. Cá nhân thực hiện được sự thống nhất của mình. Những xôn xao của ngoại giới không thể làm hắn phân tâm nữa và cái tĩnh thuần nhất của lòng hắn không còn gì dao động nổi. Ngay võ công luyện được hắn cũng quên đi.
-Chính nghĩa không thể nào thua… Người ta theo người anh hùng từ chiến công này đến chiến công khác. Ấy là ngần ấy giai đoạn của một con đường chỉ có một chiều và chúng tiếp theo nhau thành tràng hạt, nghĩa là giữa chúng không có tương quan nào khác sự tiếp theo nhau. Từ chiến công này đến chiến công khác, ý nghĩa của truyện cũng như tâm lý nhân vật không hề thay đổi. Chiến công nào cũng chỉ ca tụng một lần nữa cái anh hùng của ngưới anh hùng và sự thắng trận muôn đời của chính nghĩa trên Tà đạo.
-Người anh hùng, tuy nhiên, được miễn cái nạn tả chân thô thiển ấy. Ấy là tại con người chàng (Vô Kỵ - NGLB) vốn là kết tinh của Chân, Thiện, Mỹ, trong sự tuyệt hảo của nó, chỉ có thể ở ngoài tầm những tĩnh từ. Uy vĩ, khôi ngô, tuấn tú v..v… chữ nào có thể xứng với cái bản chất siêu tục của người anh hùng? Cái mặt nạ người ta thấy chàng thường đeo khi hành hiệp lẽ dĩ nhiên không để làm tăng trưởng một bí mật vốn đã trong suốt như ban ngày, nhưng để xoá bỏ cái phần nhân loại cuối cùng trong con người chàng và đưa chàng tới cái vô danh của ý niệm. Con người sau cái mặt nạ ấy không còn là một cá nhân với những dị điểm và một đời sống riêng tư nữa. Hắn là thần công lý… Không có gì giống nhau giữa họ và anh và tôi.
-Lẽ dĩ nhiên vẫn có những nhân vật tự xưng là đại diện cho chính nghĩa và những kẻ mang tiếng là của Tà đạo. Nhưng truyện Kim Dung sẽ cho người ta thấy sự phân biệt ấy là vô thực. Những người của tà đạo, ông cho tất cả những cám dỗ của nhan sắc, của sự thông minh, của tính anh hùng. Ấy là không kể người nào võ công cũng cao cường, cuộc đời cũng sôi nổi, tâm hồn cũng khoáng đạt. Cái tội duy nhất của họ là không coi đạo lý của thiên hạ vào đâu. Nhưng so với họ thì những người có trách nhiệm duy trì truyền thống đạo lý của võ lâm mới ương ngạnh, mới ngoan cố, mới câu nệ làm sao!… Sự sa đoạ ấy bắt đầu khi người ta thấy những con người của Chính nghĩa không còn xứng đáng với vai trò của họ, và dưới tay họ, những giá trị thiêng liêng chỉ còn là những giáo điều nghiệt ngã nhưng trong thực tế thì lý do chính để không còn ai tin vào những giá trị ấy nữa là giữa Tà và Chính võ công bây giờ ai cũng như ai và chẳng còn mèo nào cắn được mỉu nào. Xưa người anh hùng là người bách thắng. Và cái vinh quang ấy cho những giá trị mà chàng đại diện cho cái đương nhiên rực rỡ của Chính nghĩa. Nhưng Chính nghĩa nào còn, khi từ trận này sang trận khác, người ta chỉ kéo dài những cuộc tương tàn không ai được và ai thua. Ngay những đối thủ cũng như đã quên mất những lý do đã làm họ xâu xé lẫn nhau. Xưa người ta giết một người để trừng phạt tội ác; giờ thì người ấy đã làm một tội ác nào chưa không ai cần biết… Nghi vấn đạo lý tuy nhiên chưa mất hẳn. Nó đổi chỗ. Sự phân biệt giữa Tà và Chính xưa ở cứu cánh. Nhưng khi trong một xung đột không thể nào chấm dứt, mọi cứu cánh đều sa đoạ và môn phái cũng chỉ biết một tham vọng duy nhất là thiết lập bá nghiệp của mình trên giang hồ thì người ta dựa vào cách đánh nhau của họ để phân biệt họ với nhau… Hơn thế nữa người ta thấy người của chính giáo, như tin tưởng tuyệt đối vào lẽ phải của họ, không ngần ngại trước một phương tiện nào để thắng kẻ thù. Họ cũng nghe trộm, cũng đánh lén, cũng lừa bịp. Thôi thì không có thủ đoạn nào họ từ. Nhưng tất cả xảy ra như thiện chất trong người họ đã truyền cho những thủ đoạn ấy một ý nghĩa chính đáng và không bao giờ ai tự hỏi trên sự có nên chăng của chúng… trong sự đối lập ấy, giữa Tà và Chính, người ta nhận ra sự đối lập giữa Âm và Dương nghĩa là giữa hai mặt của tự nhiên. Không có ai ngoài mấy kẻ ngây ngô, còn thì giờ nghĩ đến truyện nghĩa hiệp nữa. Và giờ nếu người ta có giết nhau thì chẳng qua là để… có thể giúp người ta thành bá chủ võ lâm.
-Sự tương đối hoá những võ công, người ta thấy đã xô những môn phái vào trong cảnh bất phân thắng phụ. Và tình trạng ấy cũng làm mờ dần ý nghĩa nguyên thuỷ của sự xung đột giữa họ. Còn lại một thế giới của bạo động thuần tuý. Truyện võ hiệp cổ điển không kể gì hơn những cuộc thắng trận kế tiếp nhau của Chính nghĩa trên Tà đạo. Nhưng khi giữa Tà và chính sự phân biệt đã trở nên mơ hồ thì diễn tiến của truyện cũng mất sự tất yếu ấy đi. Không có lý do tiên quyết nào để môn phái này thắng môn phái khác và, như một quả dĩ nhiên, cũng không thể có môn phái nào có một võ công vô địch. Sự tương đối hoá những võ công đã dẫn tới sự tương đối hoá những giá trị đạo lý…
-Tại cái đang xảy ra người ta cũng chưa biết là cái gì. Mọi vật trong một thế giới của vật lực đã mất đi ý nghĩa cố định của chúng. Và tất cả đều trở thành nghi vấn… Nhưng có gì trong lúc này không là một câu hỏi! Và chúng theo nhau đến dồn dập và nhức nhối. Người ta nóng ruột chờ đáp thuyết ở những sự đến sau… Nghi vấn này chưa được giải quyết thì nghi vấn khác đã được tung ra. Gay cấn hơn nữa là người anh hùng không biết mình phải làm gì và sẽ trở nên cái gì… tình cờ hết bị lôi vào chuyện lôi thôi này lại bị kéo sang chuyện rắc rối khác, để sau cùng sửng sốt thấy mình trở thành một cái gì mà mình cũng không bao giờ nghĩ tới. Người ta theo chàng vào một Bát Quái Trận Đồ và con đường bách thắng đã trở thành một cuộc thất lạc trong Mê Cung. Ở chỗ nào cũng xuất hiện những biến cố lạ và những sự kiện khả nghi. Xưa tất cả có một ý nghĩa cố định. Thế giới sáng sủa. Không phải không có nguy hiểm nào đe doạ người anh hùng. Nhưng những nguy hiểm nào cũng có thể bị gọi tên, nghĩa là giới định và chỉ có ở ngoài. Mỗi sự kiện giờ trái lại là một sự ngỏ dẫn người ta vào một bí mật không thể nào lường. Ấy là một thế giới đầy ban đêm, đầy bất trắc và những quanh co như mắc cửi. Sau cái mặt nạ hàm hồ của mọi vật tất cả đều có thể xảy ra. Không biết chỗ quẹo này sẽ dẫn người ta tới đâu và cái gì chờ người ta ở cuối con đường kia. Sự nguy hiểm, cảnh nhá nhem ấy, như rình rập khắp nơi. Cái nguy hiểm đích thực tuy nhiên vẫn không phải là cái nguy hiểm sờ thấy được mà chính là sự ngờ vực ấy, như một bóng tối, không những trùng điệp trước mặt, mà càng ngày càng lớn trong lòng người anh hùng… Nhưng tất cả họ cùng có một cảnh ngộ: là bị ném vào một thế giới mà họ không hiểu trong đó họ phải tự chọn. Mà chọn gì khi Tà không là Tà, Chính không ra Chính và cả thế giới, sa đoạ trong một tình trạng bạo động thường trực, không để lại gì hơn là những nghi vấn chập chùng. Đi tìm mình, người anh hùng cũng đi tìm một ý nghĩa cho thế giới… Người anh hùng Kim Dung là con của kinh nghiệm và của sự tình cờ, ấy là con người của những thuở giao thời khi truyền thống sụp đổ mà những giá trị mới vẫn chưa xuất hiện một cách rõ ràng. Con người ấy do cuộc đời làm ra, và có khi cuộc đời biến chàng ra một cái gì khác hẳn những tham vọng nguyên thuỷ của chàng… Con người bị thế giới thay đổi. Ấy là tại thế giới lớn hơn con người. Người anh hùng Kim Dung thường xuyên bị vây giữa cái chưa biết. Tương lai thì mịt mù, hiện tại lại khó hiểu mà sau lưng chàng còn cả một dĩ vãng mà chàng không hề tham dự, nhưng đôi khi một võ công thất truyền nhắc lại như tiếng vọng của một cái gì thần bí và hoang đường. Chàng phải khám phá ra thế giới từng bước một. Nhưng thế giới như không có giới hạn. Hết sự lạ này lại đến sự lạ khác, hết võ công này lại có võ công khác cao hơn và như người ta nói, ngoài trời lại có trời. Kinh nghiệm của người anh hùng là kinh nghiệm của cái vô cùng, cái bên kia, cái khác…  Ở khắp nơi xao xác tiếng gọi của Huyền bí và của Vô cùng.
-Xã hội lên án những người ấy (ví dụ: Tạ Tốn - NGLB) là tà đạo. Nhưng họ có làm gì hơn là muốn vượt khỏi giới hạn của cuộc sống tầm thường? Giới hạn của đạo lý lẽ dĩ nhiên, nhưng cả giiới hạn tự nhiên của con người, họ cũng muốn vượt qua, và không vượt qua được thì đến Trời họ cũng chửi. Nhưng trong sự nổi loạn ấy người ta đã nhận ra người anh hùng của văn học lãng mạn… Và như trong những truyện cổ Hy Lạp, thần linh đã trừng phạt sự kiêu ngạo của họ và làm họ hoá điên. Hơn là tham vọng của họ, hơn là cái tài của họ, sự thất bại của họ làm người ta sợ hãi, tại trong sự thất bại ấy người ta đã không gặp gì hơn là cái bất nhân… Người ta chạm trán trong họ với cái phi lý của định mệnh. 
-Định mệnh, thần linh, thiên nhiên, thế giới, tất cả đều lớn hơn con người như sa mạc lớn hơn ý chí của Thiết Mộc Chân. Và cái gì ông hoàng Mông Cổ, sau khi đã khuất phục cái mênh mông của sa mạc, sẽ gặp lại, trước giờ nhắm mắt là một cô độc không thể vãn hồi… Truyện ông như muốn quật ngã cái ý chí anh hùng và cái đạo lý của ông không giống cái đạo lý của người thống trị. Hay đúng hơn ấy chính là sự thống trị, khi uy quyền đã vững và tới bậc cuối cùng của tham vọng người ta có thể bước sang giai đoạn của ăn năn. Còn những kẻ muốn tiếp tục truyền thống nghĩa hiệp? Thì người ta sẵn sàng dành cho họ cái dễ thương của sự nhẹ dạ và ngu đần! Và có lẽ cũng như tác giả Don Quichott, ở cái thời mà vàng của Mỹ Châu tràn ngập những thị trường Địa Trung Hải, làm sống lại sự giao thương, tao loạn và những thuyết nhân bản, xoá nhoà trong trí nhớ của mọi người sự nghiệp oai hùng của những chàng nghĩa sĩ của Charlemagne, Kim Dung đã viết những truyện võ hiệp để vừa tiếc chúng vừa mua một cuộc tiếu ngạo giang hồ. Những anh hùng của ông sẽ biết sự thất bại. Nhưng còn đâu nữa những anh hùng? Chỉ có những cá nhân.
-Trong thế giới của họ chữ tình chỉ mang một tương quan tại ngoại, ước lệ và trừu tượng qui định bởi thứ bậc xã hội và những tiêu chuẩn đạo lý… Tham vọng có thể dẫn đến tuyệt vọng. Nhưng tình yêu là cái duy nhất trong Kim Dung không bao giờ biết đến sự ăn năn.
-Sự giá trị hoá cái tình trong Kim Dung, tuy nhiên chỉ là tỉ dụ điển hình nhất của sự giá trị hoá đời sống tâm hồn… Ấy không phải một tâm hồn mà một vai trò, một nhãn hiệu, nhiều lắm là một cá tính. Tất cả những cử chỉ của nhân vật đều mang sắc thái của cá tính ấy mà mục đích của chúng là trình diễn cho ai cũng có thể thấy rõ. Nhưng Kim Dung biết rằng sự thật cuối cùng của một người không bao giờ có thể đạt tới. Nhân vật của ông thường là những nhân vật đa diện, và trong họ lúc nào cũng có thể xuất hiện một con người khác hẳn con người vẫn thường biết. Hơn thế nữa, trong Kim Dung, người ta vào đời là để tự khám phá, tự đào luyện, tự xây dựng. Cho nên cái vô định tính thường là đặc tính đầu tiên của nhân vật - và nhân vật nào cũng chỉ dần dần người ta mới có thể nhận rõ. Thoạt tiên của họ người ta biết có những cử chỉ. Nhưng cử chỉ, diện mạo, ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết được sự thực của người ta? Cái vỏ ngoài ấy trái lại thường ẩn những nội dung khác hẳn. Sự chất phác ở sau cái cục mịch, sự tàn nhẫn ở sau cái dịu dàng, sự thuỷ chung ở sau cái ương ngạnh. Tác phong của nhân vật Kim Dung không diễn tả cái tâm hồn của họ. Nó dấu cái tâm hồn ấy đi và tâm hồn ấy lại xuất hiện như một cái gì rất sâu xa… Nhân vật võ hiệp cổ điển, ngược lại, cảm ra sao thì tình cảm ấy xuất hiện ra ngoài, nghĩa là diễn tả một cách trực tiếp và minh bạch qua những cử chỉ ước lệ và cố định. Không ai có thể hiểu lầm một tiếng cười, một điệu khóc, một cơn giận dữ của họ. Nhưng cũng vì thế mà càng cố làm ra như thực, những tình cảm của họ lại càng có vẻ ngoại tại và giả tạo. Chợt bùng lên, chúng lại chợt tắt đi và những nhân vật, sau một lúc ồn ào, lại tiếp tục như không có gì xảy ra… Nỗi buồn không được nói ra nhưng nó đè nặng trên mỗi cử chỉ. Ấy là một nỗi buồn đã ngấm vào thân thể, một nỗi buồn để người ta nghiền ngẫm, một nỗi buồn đã hoá ra chất liệu của cuộc đời. Sự kín đáo của nhân vật cho nó một sự sâu xa mà không ngôn ngữ nào đạt tới... Người ta bước vào từ chương của những yên lặng đầy ý nghĩa, và cái Kim Dung mang vào truyện võ hiệp là một ngôn ngữ cho tâm hồn, khi tâm hồn của mỗi người là một tâm sự không thể nào chia sẻ. Và có lẽ cũng tại thế mà trong Kim Dung, người ta thích trá hình - theo nghĩa bóng và theo cả nghĩa đen của chữ ấy - như người ta chỉ thấy trong cái hàm hồ của những cử chỉ một cơ hội cho sự lường đảo và cái nguồn của ngộ nhận. 
-Nhân vật được nhân loại hoá, và, như người ta đã thấy, người đọc có thể tham dự vào truyện một cách dễ dàng hơn. Xưa mục đích của truyện là trình diễn một ý nghĩa đạo lý. Người ta kể theo quan điểm của chính nghĩa. Hay đúng hơn thì trong những chuyện ấy chỉ có chính nghĩa là có thực, chứ tà đạo chỉ có như một đồ phụ thuộc, một thứ ký sinh, một bóng tối cốt làm nổi sự rực rỡ của chính nghĩa. Nhưng khi tà và chính không còn minh định thì lẽ dĩ nhiên không có quan điểm nào được coi là ưu tiên.
-Thời của sự đại ly khai, anh hùng xuất hiện ở khắp nơi, mỗi người xưng bá một phương, lập ra một môn phái riêng, theo đuổi một lý tưởng riêng và sâu xé lẫn nhau. Sự thống nhất không còn nữa mà cũng không ai có đủ sức khuất phục cả võ lâm dưới uy quyền của họ. Kết quả là một cảnh phân hoá cùng cực. Những tiêu chuẩn đạo lý đều bị thủ tiêu. Tà và Chính sau cùng đều như nhau và những xung đột của võ lâm chẳng có nghĩa gì hơn những cuộc tương tàn của thú dữ. Ấy là thế giới của tự nhiên mà vật lực làm chủ, và cũng là thế giới của ảo tưởng. Người ta giết nhau cho những danh từ. Không ai thắng được ai. Nhưng trong cuộc xung đột không thể kết thúc ấy mọi ý nghĩa đều sa đoạ. Lý tưởng cũng viễn vông như tham vọng.
-Trong sự xung đột giữa con người và thế giới, sự thắng trận sau cùng trong Kim Dung bao giờ cũng thuộc về thế giới. Thế giới sẽ thường xuyên vượt khỏi vòng tay ôm của con người. Con người Kim Dung đã biết tất cả những cám dỗ: của đạo lý nghiêm khắc, của ý chí thống trị, của tinh thần cứu rỗi. Tiếng gọi lớn nhất tuy nhiên sẽ là tiếng gọi của cuộc đời xuất thế nghĩa là của sự trở về. Khi xét đến võ học trong Kim Dung người ta thấy rằng ông rất ngờ vực trí năng và sức sáng tạo của con người. Ấy theo ông là mầm của mọi ly tán. Cho nên không có gì lạ nếu sau cùng, mặc dầu tính chất lãng mạn, một Vô Kỵ sẽ kết thúc những phiêu lưu của mình như Candide của Voltaire. Sự thất bại ấy của người anh hùng thật là quá êm đềm để không có vẻ khả nghi. Nhưng người ta hiểu rằng trong Kim Dung cái lãng mạn chỉ có một giá trị giai đoạn: ông đã lấy cái mênh mông của thế giới để thoái chí anh hùng, lấy một nhân loại đa sắc ra làm đảo lộn những ý nghĩa đạo lý, lấy cảm động làm ý thức suy vong, lấy ngây ngô chống lại tài mưu trí, nói tóm lại lấy tự nhiên chống lại cái nhân văn, và kết quả là sự thất bại của người anh hùng trước cuộc đời như thế.
-Tiếp theo sự phát triển của thương mại và của kỹ nghệ nghĩa là của văn minh thành phố, cuộc đời, hết bị quy định bởi những giáo điều và những nghi lễ truyền thống của xã hội nông nghiệp, xô cá nhân vào một thế giới của nghi vấn, của phiêu lưu và của sự tranh sống… Nhưng sự mở mang của những thành phố của chúng ta đã không phải là một sự kiện phát triển từ trong ra mà đã diễn tiến theo những kế hoạch và với tài nguyên của Tư bản quốc tế, để phụng sự cho quyền lợi của họ. Nhất là cái tư bản ấy lại là thứ tư bản độc quyền mà ưu tư tiên quyết là tập trung, tổ chức và kế hoạch… Một đằng thì xã hội ấy, mà những điều kiện lịch sử không cho phép sự trở thành của một giai cấp tư sản đủ sức tự lập, trong chừng nào nền kinh tế của họ còn thiết yếu dựa trên sự tự do doanh thương, thì dường như khó tránh được một sự phụ thuộc chặt chẽ vào cái tổ chức liên lục địa của tư bản chế, và một đằng khác cũng không thể để sự phụ thuộc ấy trở nên một sự lệ thuộc mới, người ta thấy họ thường xuyên phải duy trì áp lực của một ý thức hệ quốc gia cực đoan. Ấy là một điều dễ hiểu. Nhưng tai hoạ bắt đầu khi ý thức hệ ấy lại trở nên một dụng cụ để đàn áp những thành phần khác của xã hội và dưới những nhãn hiệu khác nhau người ta gọi là phi dân tộc và để biến những thành phần khác thành những dụng cụ để bảo vệ chính cái phi dân tộc của chế độ tư bản. Những mâu thuẫn cam go ấy mà sự can thiệp võ trang của người ngoại quốc lại gia tăng gấp bội, chúng ta thường tự hỏi là chúng sẽ dẫn chúng ta tới đâu. Nhưng có những xã hội sống bằng sự nhất trí thì cũng có những xã hội dựa trên sự mâu thuẫn của nó để trường tồn… Cũng không phải ngẫu nhiên mà những xu hướng tư tưởng như thế, từ Thái hoà luận của Leibnitz đến gần chúng ta hơn, Cơ cấu luận của Claude Lévi-Strauss, thường xuất hiện ở những thời mà sự bành trướng của Tây phương đã mang lại cho nhân loại không biết bao nhiêu là đau khổ...
*
Tình yêu của Nick Vujicic
Cảm xúc về Kim Dung, mình có viết một đoạn như sau (xem phần bổ sung C ở dưới):
‘Hỡi các bạn, hãy kiểm tra lại xem, có mấy ai viết mà không có tình yêu trong đó. Ai đã tuyên bố ‘hỡi thế gian tình là gì, mà đôi lứa thề nguyền sống chết’ hay ‘thiên thu vạn tải khổ cũng yêu’, 'yêu' và 'chết vì yêu' có thể đồng nhất hay không đồng nhất đối với từng cá thể, nhưng tình yêu không chỉ là tình yêu nam nữ mà còn là khát vọng sống và khát vọng tự do. Tình yêu là bản chất của cuộc sống, là cứu cánh và là mẫu số chung cho tất cả mọi người mà bất chấp sự vận hành vô tình của vũ trụ đại ngàn, con người chỉ có thể bất tử trong tình yêu và nếu không có tình yêu, loài người sẽ không có khái niệm hạnh phúc và sẽ không tồn tại’.
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/phi-kim-dung-va-tinh-yeu.html
Nhận định về Đỗ Long Vân, trong cuốn ‘Thi ca tư tưởng’, Bùi Giáng viết:
‘Cuốn sách của ông bàn về Kim Dung nằm trong vùng tư tưởng thâm viễn như cuốn Nho Giáo của Trần Trọng Kim. Chẳng những giúp người Việt Nam hiểu tư tưởng lớn của thiên tài Trung Hoa, mà còn khiến người Trung Hoa, người Đông Phương, Tây Phương nói chung ngày sau sực tỉnh. Tầm quan trọng của cuốn sách kia quả thật rộng rãi không cùng. Tôi có thể đưa ra vài nhận định khác của ông ở đôi chi tiết. Nhưng không cần. Điều cốt yếu, ông đã nói xong, và những dư vang vô số sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong những tác phẩm của những thiên tài xưa nay, bất luận là Đông Phương hay Tây Phương… Sách tôi bị cháy hết, nhưng tôi sẽ tìm riêng cuốn ‘Trương Vô Kỵ Giữa Chúng Ta’ để đọc lại nhiều lần'.
Lá Bàng ngẫu nhiên gom được một câu nói của nhạc sĩ Đỗ Bảo đại khái như sau: ‘Nếu tôi tự nhận tôi là người đánh đàn hay thứ 2, thì không có ai dám nhận mình là người thứ nhất’. Còn nếu Bùi Giáng ca tụng Đỗ Long Vân là người có bộ óc xuất sắc thứ 2, thì có ai dám nhận mình là người thứ nhất? Hì.. hì... 

----------------------- 
B. Đỗ Long Vân:
C. Lược trích  'Phi Kim -Dung và tình yêu' - NGLB:
-Một cách đơn giản, ông chỉ nhìn thế giới tự nhiên này vận động và đứng ở một góc nào đó mà mô tả bằng chính cảm nhận của trái tim mình. Sự phát triển của các nhân vật của Kim Dung cũng tự nhiên như là bàng rơi rụng, không ai có thể dự đoán trước số phận gì sẽ xảy ra cho các nhân vật. Sự sáng tạo các môn võ công cũng là kết quả học hỏi từ tự nhiên như các môn Hầu quyền, Hạc hình quyền hay Thái cực quyền. Điều này cũng cũng tự nhiên như khi Einstein sáng tạo ra ‘Thuyết tương đối’, như khi Newton khám phá ra ‘Định luật vạn vật hấp dẫn’ hay như anh chàng Sác-lô (Charlie Chaplin) nghĩ ra những chuyện hề vậy. 
-Có lẽ người đọc sẽ bị hạn chế bởi các loại ‘đạo’ trên (vd: trà đạo, kiếm đạo - NGLB) mà có khả năng bị rơi vào thế giới của phân tích, sa vào chi tiết ‘nhìn thấy cây mà không thấy rừng’, và do đó càng xa rời chân lý!
-Thế giới của Kim Dung là một thế giới đa cực và đầy mâu thuẫn, thiên hạ chia năm xẻ bảy, có vô số thế lực giành giật hay tranh chấp quyền lợi lẫn nhau mà mọi giá trị của con người có thể bị đảo lộn và thậm chí bị thủ tiêu. Chuyện đó thường xuyên xảy ra dưới thời chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tiền tư bản/thuộc địa nửa phong kiến, rồi tư bản ngày nay. Theo ông, qua mỗi thời kỳ đó, con người vô tình trở thành nạn nhân, bị lợi dụng và do đó bị dày xéo trong các cuộc tranh chấp tương tàn đó, và do đó chuyện ‘thân phận con người’ vẫn là quy luật của muôn đời. Có thể tạm hiểu rằng khi chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời cùng với cái được gọi là ‘thế giới tự do’ hay ‘nền kinh tế thị trường’ thì đã đi ngầm với ý đồ thống trị mà trong đó thế giới dường như vận hành theo ý đồ của các nước lớn. Chẳng hạn, một số nước giàu mạnh có thể dễ dàng nhúng tay vào chuyện của Liban, Israel, Afghanistan, Irac hay Iran, hay có những nước đang bành trướng thế lực ở biển Đông. Nhưng những vấn đề này là một thực tại mà còn dài, khó hiểu và rất phức tạp. 
-Tư tưởng hay chân lý của loài người như một cái hình xoắn ốc mãi tiến hóa và biến ảo khôn lường từ 'trên' quy mô vũ trụ đến mức 'dưới' hạt lượng tử mà ta không bao giờ tiếp cận được đến nơi đến chốn. Ta không thể sắp xếp tư tưởng con người như ta sắp nguyên tố vào bảng phân loại tuần hoàn của Mendeleev, như ta lấy nhiều mảnh nhỏ từ nhiều tờ báo khác nhau để ráp thành một bức tranh, hay những hạt cát gắn nhau để trở thành cái hòn non bộ, như sự phân rã hạt nhân, như những bức tranh hội họa lập thể của Picasso hay như việc thiết lập một bản đồ Gen.
-Thế giới này cuối cùng vốn là bất khả tư nghị, là nghi vấn, là bí mật vĩnh viễn và là cái mà làm cho con người đi từ sửng sốt này đến sửng sốt khác, dù cho đến mãi 10.000 năm sau hay mãi mãi nếu loài người còn tồn tại. Thế giới này sẽ mãi mãi đặt ra cho chúng ta câu hỏi ‘ta là ai’ mà không bao giờ có lời giải đáp hoàn hảo, bất chấp bạn có là thiên tài xuất chúng đến đâu chăng nữa.
-Thế giới con người - thuộc về thế giới tự nhiên - là vô bờ bến và trùng trùng duyên khởi và do đó nó là kết quả của sự tác động tương hỗ của rất nhiều yếu tố có liên quan từ quá khứ vô cùng đến hiện tại. Nó là một sự kết nối của các 'dấu chấm' như Steve Jobs đã nói. Cái thuận và cái nghịch đều có giá trị tương đương và có thể kết hợp thành một bức tranh hoàn chỉnh như 'Lưỡng nghi đao pháp' và 'Phản lưỡng nghi đao pháp' vậy. Cái gì trên đời này cũng có khắc tinh của nó, ví dụ như Hàm Mô Công thì có Nhất Dương Chỉ trị vậy. Người ta có thể lợi dụng cái của người để chống lại người như môn 'Càn khôn đại na di' hay 'Đẩu chuyển tinh dời' vậy. Sự phát triển nội tại mới là thuộc tính vốn có của con người, theo Kim Dung, một trong những yếu tố ngoại tại quan trọng tạo điều kiện cho sự phát triển nội tại là cơ duyên, ví dụ một Trương Vô Kỵ rớt xuống vực thẳm mà học được ‘Càn Khôn đại na di tâm pháp’ hay một Lệnh Hồ Xung hay Dương Quá lạc vô hang động mà học được ‘Độc cô cửu kiếm’ vậy.
-Con người sao mà dám tham vọng vượt quyền tạo hóa, sao mà dám tham vọng làm ‘Tề thiên đại thánh’, sự trả giá cho tham vọng đó làm con người bị tẩu hỏa nhập ma, cô đơn, tự mình bỏ tù mình mà không có ngày mãn hạn hay tự lấy núi ‘Ngũ Hành’ mà đè lên xác thịt và tâm hồn của mình. 
-…Con người đã lợi dụng chính nghĩa quá nhiều khi đả kích tà đạo. Có lẽ ông (Kim Dung – NGLB) chiêm nghiệm được là tà đạo nhiều khi tốt hơn chính đạo. Con người dù độc ác đến đâu vẫn tồn tại chút phật tính trong đó… Có tính chất tương đối trong sự khác biệt giữa chính và tà, phải chăng các giới hạn hay sự phân biệt trên là do con người đặt ra phụ thuộc vào nhận thức hay lợi ích của một người hay nhiều người, và trong một chừng mực nào đó, có thể bị lợi dụng làm một công cụ để dựng nên sự tranh giành quyền lực và tiêu diệt lẫn nhau… Không cần quan tâm đến cái mà người đời gọi một cách 'máy móc' là tà hay chính, y (Dương Quá - NGLB) còn là một đại diện xuất sắc của con người vượt lên những thành kiến, phong tục tập quán, những luật lệ hay quy định hạn chế và có tính cách truyền thống của con người, để đi đến bến bờ của tự do tư tưởng. 
-…Phải chăng số phận của con người đến từ sự ngẫu nhiên, con người được sinh ra và phát triển trong một thế giới xa lạ mà không phải do mình tự chọn, và do đó bản chất con người cũng là cô đơn. Chính những nhà chính trị khi thành công tột đỉnh thường bị sụp đổ về tâm lý và đi vào sự cô đơn gần như tuyệt đối, như Thành Cát Tư Hãn, Nhậm Ngã Hành, Nhạc Bất Quần hay Tào Tháo. Con người khi cô đơn nhiều khi buộc phải tìm mọi cách để phá cái hạn chế về tinh thần và cái thân phận nhân sinh tuyệt khổ mà thượng đế áp đặt cho họ. 
-Những triết lý của Kim Dung thường dẫn đến cái vô định tính, với câu hỏi cuối cùng con người là ai, sẽ giải quyết được gì và sẽ đi về đâu, Kim Dung đã và đang im lặng, một sự im lặng mang tính hư vô và đầy ý nghĩa vì bất cứ một sự trả lời nào cũng phá tan ý nghĩa của hai từ im lặng đó. Có phải cuộc đời này giống như một thế cờ 'Trân Lung' mà bất cứ một kỳ thủ tuyệt đỉnh nào cũng không giải được! 
-...Con người không loại trừ ai, đang tồn tại bằng tự nhiên tính mà là một thứ cứu cánh gần nhất và thực tế nhất để ngõ hầu đạt cái tự do tự tại trước mắt, mặc dù chân lý cuối cùng của con người là vô định tính mà đối với họ là quá xa xôi. 
-…Con người khác động vật là ở chỗ có tình yêu mà chính thượng đế phải nể phục và nghiêng mình trước sự kỳ diệu của tình yêu mà con người đã thể hiện (bởi lẽ ngài cũng không thể hiểu được tình yêu đó). Con người chứ không ai khác đã tự sản sinh ra tình yêu sau khi ăn trái cấm, mà thượng đế chỉ ban tặng cho họ không khác gì là hai xác thịt chứa đầy rẫy những tình dục, cô đơn và đau khổ. Chính tình yêu làm cho con người vượt qua giới hạn của chính - tà, vượt qua nỗi cô đơn, nhẹ đi đau khổ và đặc biệt tình yêu là liều thuốc thần diệu giúp con người vượt qua nỗi ám ảnh về hai chữ hư vô.
-Tà đạo vốn có sức mê hoặc hơn chính đạo, người ta nói sắc sắc không không, nhưng chính cái sắc mới có tính ‘người’ hơn bởi nếu ta bỏ cái sắc đi thì không còn khái niệm con người nữa. Nếu người đàn bà lúc nào cùng đoan trang, hiền thục hay quá mực thước mà không có chút ‘tà’ nào thì chắc không đáng yêu lắm, có mấy ai lại đi tìm một tình yêu nơi nữ tu! 
-Bằng cảm xúc của mình, Kim Dung đã thể hiện các triết lý của mình một cách tự nhiên không cố ý bằng cách thông qua các nhân vật đầy cá tính. Tâm lý nhân vật của Kim Dung rất đa dạng mà ta có thể tìm thấy ở đó một ví dụ cho một con người ở đời thường, trong đó những nhân vật được xây dựng phần nhiều đều có xu hướng tiến đến hư ảo hay hư vô tính, những kết cục của họ là vô định tính, và đặc biệt là những mối tình diễn ra đều là phiêu diêu tính.
-Chữ ‘chân, thiện, mỹ’ nên đặt vào một con người như Tiêu Phong, một kẻ thật sự xứng danh là anh hùng cái thế, một cái ngưỡng rất ‘người’ mà khó có ai có thể vượt qua ngưỡng ấy, một anh hùng mà khó có thể có ai anh hùng hơn, một tình yêu nhân loại cao cả mà khó có tình yêu nào cao cả hơn, và một con người nếu mà ta không yêu y thì có lẽ không còn ai để yêu nữa. Y đã yêu A Châu, không sở hữu cô ấy cho riêng mình và cũng không chiếm hữu cô ấy. Đặc biệt, tính cách cao cả và tình yêu con người của y hầu như bao gồm hết tinh túy của những cao cả và tình yêu mà nhân loại có thể có được. Không tồn tại sự phân biệt chủng tộc hay chúng sinh trong tâm hồn của y. Sự kết thúc của chàng để đạt được khát vọng của tự do đến nay vẫn chưa có bút mực nào có thể tả xiết.
-Y (Vô Kỵ - NGLB) là một con người không quan tâm đến không thời gian, không màng đến hay anh hùng thiên hạ vô địch, giáo chủ Ma giáo hay Minh chủ võ lâm hay không đòi hỏi một tình yêu màu hồng và bất tử. Thế mà do cơ duyên, chàng đã có danh vọng, địa vị, trí tuệ và tình yêu. Việc chàng được phái nữ yêu quý và cuối cùng có được người đẹp Triệu Minh, được các người Ma giáo nói rằng chàng đã khéo vận dụng bí quyết 'Càn khôn đại na di' vào tình yêu! Nhưng rồi những sản phẩm dường như là ảo ảnh của cuộc đời đó sẽ đi về đâu, ‘Lưu như thủy hề, thệ như phong, bất tri hà xứ lưu hề, hà sở chung’, đúng, tất cả sẽ là vô định xứ, không có gì là không có gì. 
-Tại sao con người sinh ra thường phải chịu số phận bị ruồng bỏ, sĩ nhục, chà đạp, chèn ép, hiểu lầm, buộc tội, oan sai, mồ côi, mặc cảm, tha hóa, cô đơn, tuyệt vọng, hãi hùng, đau khổ, bệnh tật nan y, tăm tối hay lưu vong, đâu là bến bờ tự do của con người, khi nào ta có được tâm hồn như trẻ thơ vui đùa bên những dòng suối nhỏ, phải chăng tất cả các khát vọng đều là ảo ảnh?
Tại sao khi ta sống với con người lại phải đeo một cái mặt nạ ‘bằng mặt không bằng lòng’, có phải con người phải sống nơi Đào Hoa đảo, Băng Hỏa đảo hay Linh Xà đảo, Cổ Mộ, Tuyệt Tình Cốc, trong phòng vắng hay chết đi mới đạt được sự tự do?
Tiếng khóc trẻ thơ đã thức tỉnh con người đại ma đầu như Tạ Tốn, Diệp Nhị Nương hay Lý Mạc Sầu có khả năng quay trở về với thiện tính của con người. Khi nào con người có thể từ bỏ lòng nung nấu căm thù như Tôn Tẫn, Câu Tiễn hay Tạ Tốn, khi nào ta có thể ‘buông dao đồ tể mà trở về với cửa Phật’?
-Có phải con người, khi chiêm nghiệm đủ ý nghĩa của cuộc đời, thường mơ một giấc mộng yên bình, mơ một cuộc sống bình thường không lo lắng như Trịnh Công Sơn muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà hay như Tiêu Phong và A Châu muốn trở về bộ lạc để nuôi dê và hưởng một cuộc sống êm ả thanh bình suốt đời?
Có phải ánh trăng lửng lờ, mặt hồ man mác, lá rụng mùa thu, mái chèo nhặt khoan, tiếng đàn êm dịu, tiếng sóng vỗ đại ngàn, rừng hoang gió thổi xạc xào lá, những ngọn núi khói sương bàng bạc, những khoảnh khắc tỉnh mộng trong đêm, dõi nhìn những hàng cây trùng trùng điệp điệp, lắng hồn trong khúc ‘phụng cầu kỳ hoàng’, ngồi bên thềm lặng nghe giọt nắng, thảng thốt dưới ánh chiều tà, hay ngồi ở quán bên sông và chìm vào đáy mắt hồ thu của mỹ nhân…, mới đưa tâm hồn ta trở lại sự tĩnh lặng và do đó ta đạt được ngộ tính của tình yêu?
Có phải thế giới này tự nhiên nhiên nhiên đến nỗi ta không muốn làm anh hùng cũng bị bắt phải làm anh hùng, ta không muốn nghèo vẫn bị bắt phải nghèo, ta không muốn làm vua cũng bị bắt phải làm vua, ta không muốn làm ăn mày cũng bị bắt phải làm ăn mày, ta không muốn có người đẹp thì bắt phải có người đẹp, hay khi mà ta muốn có người đẹp thì chờ đợi mãi chả có bóng hồng nào?
Không có cái tiền kiếp nọ sao có kiếp này. Không có Dư Đại Nham xuống núi thì sao có Trương Vô Kỵ, sao có anh hùng thiên hạ vô địch, sao có Giáo chủ Ma giáo, sao có Minh chủ võ lâm. Không có Dương Thiết Tâm, không có Hoàng Nhan Hồng Liệt thì sao có Dương Quá, sao có ‘Ám nhiên tiêu hồn chưởng’, sao có Thần điêu đại hiệp, sao có Tây Cuồng và sao có chuyện 'Song kiếm hợp bích'? Phải chăng mọi việc trên đời đều có tính trùng trùng duyên khởi? Và phải chăng những điều Hồ Thích nói về 'xã hội bất hủ' không nằm ngoài phạm trù này?
-Hỡi các bạn, hãy kiểm tra lại xem, có mấy ai viết mà không có tình yêu trong đó. Ai đã tuyên bố ‘hỡi thế gian tình là gì, mà đôi lứa thề nguyền sống chết’ hay ‘thiên thu vạn tải khổ cũng yêu’, 'yêu' và 'chết vì yêu' có thể đồng nhất hay không đồng nhất đối với từng cá thể, nhưng tình yêu không chỉ là tình yêu nam nữ mà còn là khát vọng sống và khát vọng tự do. Tình yêu là bản chất của cuộc sống, là cứu cánh và là mẫu số chung cho tất cả mọi người mà bất chấp sự vận hành vô tình của vũ trụ đại ngàn, con người chỉ có thể bất tử trong tình yêu và nếu không có tình yêu, loài người sẽ không có khái niệm hạnh phúc và sẽ không tồn tại.
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/phi-kim-dung-va-tinh-yeu.html