Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

397. Chùm thơ ‘Sóng động dưới chiều rơi’

Chùm thơ ‘Sóng động dưới chiều rơi’ gồm có:
1. Bẫy phải tình anh
2. Cảm ai?
3. Lạc chốn tình yêu
4. Mắt buồn
5. Mấy cái mười năm
6. Ngập tím thơ đau
7. Nhớ em
8. Ru mãi cả đời
9. Sóng động dưới chiều rơi

1. Bẫy phải tình anh
Thu sắp về, hé trăng nhu nhú
Mây dài dài, phong phú bóng ai
Dáng cong cong, cõng trời màu tím
Nắng sau hè, ve lịm sầu ca
*
Chiều nay mưa nắng như hờn dỗi
Cánh phượng đôi đôi, đỏ đỏ trời
Áo em phất phới, mời vị đắng
Bẫy phải tình anh, tối bồi hồi.
2. Cảm ai?
Ngày ấy tôi qua đỉnh vu sơn
Chiều ngát tà dương, ngạt nắng vờn
Thấy em áo trắng tươi cười gió
Bỗng rộn hồn tôi, nắng giận hờn
*
Gửi lại cho anh một bóng hình
Anh chờ anh đợi lúc bình minh
Gửi lại cho anh một chút sầu
Anh bừng anh dậy dáng xinh xinh
*
Cảm ai, anh làm thơ ngát say
Cảm ai, anh thơ thẩn tháng ngày
Cảm ai, bóng tím mơ màng gió
Cảm nắng chiều rơi, lá rụng đầy.
3. Lạc chốn tình yêu
Sáng nay trời nắng, không mưa
Thế mà tôi tưởng có mưa ghé nhà
Nắng thì rực rỡ ngoài kia
Mưa thì không thấy, chắc chiều mới... mưa
Một vì sao lạc đã đau
Hai vì sao lạc, lại đau hơn nhiều
Lạc gì lạc chốn tình yêu
Lạc gì lạc chốn tình phiêu diêu tình.
4. Mắt buồn
Biển ơi, biển ở bên tây
Ta bên đông có biết ngày gặp nhau 
Yêu qua thế giới ảo sao
Yêu qua vi tính, kiểu gì kỳ ghê!
*
Em về bên biển đê mê  
Em say người ấy, em về với y
Còn anh ôm tấm hình si
Đường in một bóng, anh yêu cái gì?
*
Mắt buồn bỗng thấy ướt mi
Thiên thần mới đến thầm thì chia tay
Nói rồi tím lại đi mau
Nếu còn yêu nữa thì đâu mắt buồn.
 5. Mấy cái mười năm
Bão đến mà sao không ghé anh
Trà ngon hai cốc để trên bàn
Cà phê hai chén chờ em uống
Giường son hai gối, bão đang tan
*
Bão đến rồi đây ta cứ say
Mấy cái mười năm, sao phí hoài
Quanh đi quẩn lại, đời sắp hết
Bão đến cổng mời, ta chẳng ra!
 6. Ngập tím thơ đau
Sài Gòn trong mấy hôm nay
Mây mù mà chưa mưa
Chiều rơi, tôi tỉnh dậy
Mưa này, mưa đến chưa?
*
Sao mùa thu vàng lá
Chỉ có chút mặn mà
Cũng có giao thoa sóng
Gắn hai người xa lạ?
*
Em đứng trên đồi gió
Nhìn đôi thiên nga bay
Dáng em tim tím đó
Ai thương nhớ tháng ngày
*
Ngày ấy nghe tiếng cười
Sao nhớ hoài không quên
Nay không nghe tiếng người
Chiều tối, hồn chông chênh
*
Ta cám ơn tình nhân
Đã cho ta màu tím
Ta cám ơn trần gian
Đã cho ta... trốn tìm
*
Tình ta nay tan biến
Em biền biệt chốn nào
Mắt ai xa vời biển
Chiều ngập tím thơ đau.
7. Nhớ em
Ta buồn ta nhặt lá bàng
Cà phê ta uống, lang thang chốn này
Tháng ngày thì mặc tháng ngày
Ta mê ta mẫn, ta say với đời
Ông trời thì mặc ông trời
Ta điên ta đảo, ta mơ bóng kiều
Em tôi vóc dáng mỹ miều
Khi nào thấy bé, anh yêu, anh đùa
*
Nhớ em, anh nhớ trời mưa
Nhớ em, anh nhớ buổi trưa thì thào
Nhớ em, anh nhớ tóc dài
Nhớ em, anh nhớ đậm đà dáng cong.
 8. Ru mãi cả đời
Anh rơi xuống nàng, rơi xuống đây
Đường cong cong đó, anh ngất ngây
Thiên thần bé nhỏ, anh rung cảm
Chạm mắt phàm phu, ấm chiều này
*
Tháng sáu chiều mưa, mưa hay ‘hóc’
Đỏ trái cà phê, đỏ mắt buồn
Hóc ơi, đừng hóc, anh ru nhé
Ru mãi cả đời, anh hóc… luôn.
9. Sóng động dưới chiều rơi
Mưa ở nơi nào, mưa chưa đến đây
Mưa ở bên kia, chim lạc bên này
Mưa ở cuối chiều, chim lao xao tổ
Mưa ở mây mờ, chim mỏi cánh bay
*
Chiều xuống âm u, núi xa mờ ảo
Chiều xuống nhói đau, máu động rạt rào
Chiều xuống mơ hoa, đóa hồng ẩn hiện
Chiều xuống đơn côi, khói quyện mắt sầu
*
Nắng chiều vàng, tàn nửa tỉnh nửa mơ
Nắng chiều tơ, nhớ trời mây trăng trắng
Nắng chiều lắng, vẳng khúc nhạc chiều tà
Nắng chiều sa, thả tình nơi tĩnh lặng
*
Nếu em về, anh tặng bóng hoàng hôn
Nếu em về, bờ sông vắng sánh đôi
Nếu em về, bờ môi luôn ướt mọng
Nếu em về, sóng động dưới chiều rơi.

------------------------------
Thơ tặng của các blogger từ ngày 20-30/6/2013, tiêu đề do LB đặt:
Bạch Mai
Chiều mơ
Chiều nay mưa chợt gọi tên
Ta ngồi mơ nụ cười duyên em đền
Trả bao ngày nhớ miên man
trả bao giấc mộng êm đềm cùng em
Như từ cổ tích mơ tiên
Thoáng trong mưa ấy bước em lại gần
Vòng tay anh chợt ngại ngần
Bởi trong xa vắng, tay buồn quên em.
Chân Tình
Bến mơ
Ngày mai sắm chiếc thuyền nan
Anh tha hồ lội... nồng nàn mắt em
Trời Tây xa.. lại nhớ thêm
Dịu sàng màu tím thủy chung anh chờ
Thương em anh viết vần thơ
Bềnh bồng diệu ảo... bến mơ... em về.
Chu Ngọc
Nếu không…
Nếu không tình khúc âm dương
Thì ai nhớ nhớ thương thương sớm chiều
Thì ai giận, thì ai yêu
Ai làm thơ dệt rất nhiều ước mơ?
Lê Mai Thúy
Đợi thu
Đợi thu mà NHÀ tràn nắng hạ
GOM LÁ rơi đốt khói gọi đông
BÀNG lá đỏ se gió cõi lòng
Hạ vẫn đấy con ve vừa ngủ…
Phải anh không?
Theo mẹ lễ chùa ngày thu sang
Đường đi dầy gió cuốn lá vàng
Có chàng từ tâm đi vun quét
Phải anh không nhỉ Gom Lá Bàng
Mùa Thu Vàng
Một nét nhớ
Một nét nhớ lưu linh
Bay
là là theo gió
Cafe nhỏ giọt chờ
Thời gian cứ hững hờ
Gõ nhịp nhớ trong ta
Đi đâu hoài đi mãi
Có biết ai lắt lay
Nếu (em) không có anh
Ai chờ em phố vắng
Nếu (em) không có nắng
Trời đâu thể làm mưa…
Bão đến
Bão đến lòng em thêm nát tan
Còn đâu tâm trạng để mơ màng
Trà xanh đắng ngắt màu đen đặc
Chỉ có mình em khát chang chang
Xa cách
Lá vàng rụng khắp lối xưa
Mùa thu xa cách như vừa hôm qua
Gác khuya phòng vắng riêng ta
Là khi mình sẽ rời xa xa rời
Mưa_123
Mưa ghé...
Buổi sáng qua rùi - giờ giữa trưa
Thế nào chút nữa - chiều sẽ mưa
Mưa ghé sang chơi - trời mưa đến
Làm nắng phai chiều - có ghét mưa?
Nguyễn Thị Lý
Hồ tình yêu
Hồ tình yêu sâu rộng
Ai chờ trông gối mộng
Ôi sợ lắm anh ơi
Biết bơi vẫn phập phồng
*
Em như người trên không
Lơ lửng giữa biển đời
Không có phao cứu hộ
Rơi lúc nào không hay
*
Ai hiểu thấu lòng này
Chớ bão táp bủa vây
Tôi ơn cả đất trời
Ơn tình người nơi đây!

Ước gì
Ước gì sắc đẹp như xưa
Ước gì dãi nắng dầm mưa vẫn giòn
Ước gì ngày ngắn đêm dài
Ước gì thơ mãi miệt mài có anh
Ước gì tóc mãi còn xanh
Ước gì em mãi song hành cùng anh.
Thanhthuoc
Say…
Tưởng anh say ngoắc cần câu
Nên rơi xuống nước, đục ngầu dưới ao
Té ra yêu quá chiêng chao
Anh rơi xuống nước lúc nào chẳng hay.

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

396. Ký ức Sài Gòn

Hồi nhỏ, mình có nghe nói ‘Khổng Minh lục phá Kỳ Sơn (= 6 lần đánh Kỳ Sơn). Vì vậy, lớn lên, mình đã tấn công vào Sài Gòn 6 lần, các cuộc tấn công đó quả là kỳ công, đặc biệt là thời sinh viên, mình đã 'chiến đấu' vô cùng công phu, và mình đã không tồn tại nếu không có người Sài Gòn nuôi mình ăn học, trong đó các nàng tiên nữ Sài Gòn (và Hà Nội) đã chiếm lĩnh quả tim của mình rất rất nhiều.
Hôm nay mình bỗng nhớ lại những kỷ niệm Sài Gòn, tuy nhiên các bạn ở Hà Nội, ở các tỉnh khác và bên Cali có thể thấy đâu đó hình ảnh của bạn trong đó.

Đến Sài Gòn lần 1 
Thời thanh niên, mình có nghe nói ‘Sài Gòn là trung tâm văn hóa của miền Nam’, nên mình nuôi trong tâm trí là tìm mọi cách để được đi Sài Gòn.
Vào 1 buổi trưa nọ, mình bơi qua dòng suối EaSúp (tỉnh Đắklắk), chiếc quần đùi có dây thun ‘đểu’ được bán qua 'tem phiếu' từ Cửa hàng thương nghiệp, bị nước thấm ướt, dây thun dãn ra, chiếc quần đùi tụt khỏi… người. Trên bờ suối, có hơn 10 nữ TNXP tiễn đưa, toàn là từ 18-22 tuổi, thấy vậy, mấy nàng che mặt cười ồ lên, bị 'quê' quá nên mình vội 1 tay bơi, 1 tay níu cái quần đùi, còn cái kính cận thì bị cuốn theo dòng nước lũ, híc.. híc…
Cơ hội đã đến, mình vào báo cáo cơ quan để đi Sài Gòn mua kính (mặc dù lúc đó ở thị xã có đầy)… Thế là mình đến bến xe Lê Hồng Phong và đi bộ vào Ký túc xá Minh Mạng (tức là KTX Ngô Gia Tự). Trưa hay chiều, mình được thằng bạn phục vụ cho 1 suất cơm vinh viên, cơm lúc đó được nấu bằng gạo Cửa hàng (như bây giờ gọi là gạo ‘đểu’/rẻ tiền) có màu vàng vàng, vị lạt, ăn với ‘canh toàn quốc’ (toàn là nước, chỉ có vài cộng rau nổi lều phều trên mặt nước); còn buổi sáng thì được 1 cái ‘bánh xe lịch sử’ (tức là cục bột mì luộc, giống như lát bánh tét hay lát chả lụa) cũng có màu sâm sẩm.
Trong thời gian ở đấy, mình được đọc cuốn ‘Gandhi tự truyện’ dày khoảng 700 trang, ôi, ổng viết sao mà dài thế! Lúc đó, ở Sài Gòn có băng nhạc ‘Sheiko’, ‘Lướt Sóng’… và một số ca sĩ/diễn viên nổi tiếng như Bảo Yến, Nhã Phương, Cẩm Vân, Nguyễn Chánh Tín, Thương Tín…

Đến Sài Gòn lần 2
Mình đi SG lần 2 vì có tức một chuyện (trong nhiều chuyện). Số là mình có nghiên cứu và đọc… hơi bị thuộc lòng 2 cuốn Triết học cao cấp (bìa màu vàng) và cuốn Kinh tế-chính trị học của Trường chính trị trung ương, kể cả của Hàn lâm viện Liên-Xô (hì.. hì...). Thế mà thằng bạn mình lại vỗ ngực bảo:
- Tau có học đại học nêu tau mới biết triết học (ý nói ‘mầy biết cái gì’).
Thế là mình ôn lại Toán, Lý, Hóa và tấn công Sài Gòn lần 2… Rồi mình lọt vào Trường đại học dự bị và sống ở Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh:
‘Thời đó, sinh viên (từ tỉnh lên) rất nghèo, nhưng một số ít trong bọn họ đã tiếp cận với lá ‘cần sa’ (thật là nguy hiểm), cũng có một số không có tiền đi xe đò về quê ăn Tết mà phải ở lại nằm chèo queo ở ký túc xá, nếu ai mà có 1 cái bánh tét và thắp 3 cây hương thì đã là ‘đại gia’ của giới sinh viên rồi đó! Cũng không giấu gì, theo kể lại của một người bạn cùng phòng trong ký túc xá, có một vài cô giáo hay nữ sinh viên phải làm ‘nghề ấy’ để nuôi thân, thường tụ tập tại khu vực quanh chợ An Đông, cầu Thị Nghè…’. 
Cuối buổi chiều hôm nọ, khi mình đứng trên tầng 2 thì nhìn thấy 1 nàng đang đứng dưới gốc cây, ngước mặt nhìn lên chờ… bạn trai. Nàng đứng bên 1 chiếc xe đạp, đội cái mũ rộng vành, mặt trái soan rất thu hút, 2 mắt sáng long lanh, đặc biệt là thân hình tuyệt đẹp và cong cong như Vệ nữ thần, hình ảnh đó đã lọt vào quả tim mình mãi mãi. Sau này mình mới biết nàng tên là Xuân Quỳnh, đến từ Hà Nội, và mình có tìm đến nhà nàng tặng cà phê và tâm tình được... 2 tiếng đồng hồ.
...Đến năm thứ 2, mình vô tình gặp nàng ở đang ngồi uống nước với mấy người bạn ở con đường giữa Trường đại học sư phạm TP HCM và Trường đại học tổng hợp TP HCM, mình dừng lại hỏi:
-Em có phải là Xuân Quỳnh không?
-‘Dạ… phải’, nàng ngần ngừ trả lời.
Rồi mình gật đầu chào nhẹ và lạnh lùng bước đi, vì lúc đó mình đang khao khát trở thành… vĩ nhân.

Đến Sài Gòn lần 3 
…Thế là mình thi đỗ vào Trường đại học tổng hợp TP HCM, 2 năm đầu mình học ở Thủ Đức:
‘Hình như hồn nhạc của bản ‘dạ khúc’ đó đã gây bệnh ‘truyền nhiễm’, một cậu bé đã mang tiếng đàn đó đến tận ‘làng đại học’ Thủ Đức, nơi có một cái hồ mà mỗi khi chiều buông dần xuống, có nắng chiều tà nghiêng nghiêng hôn lướt nhẹ trên mặt nước gợn sóng lăn tăn, có mấy cây tràm hoa vàng lã lơi buông hoa xuống mặt hồ, có gió thổi rì rào thật mát, có đây đó vài cặp tình nhân ngồi tình tự hay đi dạo vòng vòng quanh hồ, và trên kia, có những đám mây trắng bàng bạc với những linh hồn hình như đang tâm sự nỗi oan khiên…
Cậu bé lúc đó cũng đang mơ ước có một tình yêu, hàng đêm, sau khi ăm cơm chiều cho đến tận khuya, cậu đã buồn bã đem đàn ra dạo lên bản ‘dạ khúc’, khi đó nhiều cánh cửa sổ ký túc xá tự nguyện hé mở, có lẽ trong đó có những quả tim đang thổn thức của các nàng tên Lan, Kiều, Quỳnh Mai, Kim Tiền… Cậu bé đã ôm đàn dõi mắt đến tận cuối con đường nhỏ dài chạy hun hút vào bóng đêm thăm thẳm mà khao khát rằng:
Chiều buồn nhẹ xuống đời  
Người tình tìm đến người
Vâng, người tình tìm đến người, nhưng không tìm đến cậu bé, chỉ có cây tràm đang nhỏ từng giọt lệ trên vai cậu, chỉ có ánh trăng vàng rót nhẹ trong tim cậu những lời ân ái đầy hoài vọng, chỉ có cơn bão lòng đã bay đến thổi bạt tâm hồn cậu vào cõi cô đơn vô cùng, cậu bé ơi, cậu chỉ yêu ‘dạ khúc’ mà cậu không yêu một bóng hình cụ thể nào à!’.
...Hai năm sau, sau 1 trận sốt rét nhiều tháng, thập tử nhất sinh, làm mình bị mất trí nhớ cho tới giờ, mình được chuyển lên Sài Gòn, ở Ký túc xá Ngô Gia Tự, hàng ngày đi học qua lại các đường Nguyễn Chí Thanh, Hùng Vương, rồi Nguyễn Văn Cừ...
Ở trên đường Hùng Vương có bán sách thượng vàng hạ cám, nhất là sách trước 1975 như Kinh Dịch, Nam hoa kinh, Nho giáo, Tự do đầu tiên và cuối cùng, Từ điển Hán Việt, Ba chàng ngự lâm pháo thủ, Chiến tranh và hòa bình…
Lúc đó, một lượng kiến thức khổng lồ từ Liên Xô và khoa học cơ bản/văn học từ phương Tây đã đổ bộ ồ ạt vào VN, mà nay, LB nghĩ rằng rất có lợi.
Và phong trào vượt biên ra nước ngoài cũng lên đến cao điểm, có thể 1 người bạn mà hôm nay ta còn nói chuyện, đến sáng hôm sau là biến mất, có thể biến mất suốt đời.
Rồi hình ảnh của Diễm Hương, Việt Trinh nổi đầy trên các lịch treo tường ở VN, rồi Cẩm Ly, Hồng Nhung, rồi ‘hiện tượng Nguyễn Hoàng Phương’, ‘hiện tượng Trần Tiến’, 'xì xầm Bùi Giáng'...

Đến Sài Gòn lần 4
Mười hai năm sau, trong 1 chuyến bay sang Kuala Lumpur để học về Quản lý dự án, vì ngày 1/5 là ngày Quốc tế lao động, nên máy bay không bay, mình lại tìm đến nhà nàng:
'...Trong giấc mơ, hắn vô cùng hạnh phúc, hắn và nàng đã được hưởng những điệp khúc ân ái vợ chồng tuyệt vời nhất trên cõi nhân gian này:
Xa xôi là nhớ, lúc duyên ra đời trong mơ
Tiếng hát đương tơ
Trời dần sáng, âm phủ phải biến mất để nhường chỗ cho dương gian, trong lúc tình khúc ái ân lên đến cao điểm, hắn quàng tay ôm ‘vợ’ hắn thêm một lần nữa, bỗng hắn ôm vào một khoảng không, ‘không! không có thật! đây chỉ là giấc mơ’, nàng đã đem đến cho hắn một giấc mơ hạnh phúc tuyệt vời, và khi hạnh phúc đang nóng bỏng, nàng đã biến mất, bỏ lại hắn chết lặng trong giá băng:
Cho ta vừng sao, giá băng như niềm đau
…Hắn đã chết lặng trong nhiều năm. Mười hai năm sau, trong một dịp ghé lại cái ‘thành phố buồn’ đó, động tác đầu tiên của hắn là ghé thăm nàng, vào một đêm tối não nùng, có tiếng chuông nhà thờ kính coong và ru hồn đung đưa như treo ghẹo con người trong cõi sống - chết, một kẻ si tình đã đi bộ và lần mò đến cái building nọ, hắn gõ cửa nhiều lần mà chả có ai lên tiếng, tòa nhà vắng tanh, sau đó hắn hỏi thăm một bà già đang bán hàng ở trước nhà nàng, bà ấy trả lời là cô Lan không còn ở đây nữa, hình như đã đi nước ngoài rồi, một lần nữa, bước chân hắn lại thẫn thờ đi xuống lòng mộ địa, ‘thiên thu sầu u’, ta vĩnh viễn không bao giờ còn gặp lại nhau nữa Lan ơi…'.

Đến Sài Gòn lần 5
Rồi mình ra trường, lang thang làm thầy giáo, lúc thì dạy Triết, lúc thì Toán-Lý-Hóa, lúc thì Anh văn, cho đến khi mình được điều ra Hà Nội làm cho một số Bộ và tổ chức quốc tế:
‘Năm 2001, mình có tham gia giảng bài tại đường Lý Thái Tổ, Hà Nội. Mấy ngày trước đó, mình có thấy xe máy qua lại trước cổng cơ quan, có một cô gái tóc dài với thân hình rất 'mẩy và cong' như tượng thần Vệ nữ, hỏi ra thì mới biết nàng tên Quỳnh. 8g sáng thứ Hai tuần sau, có một trợ lý nữ bước vào, đó là Quỳnh (mới tốt nghiệp Master ở Nhật về), ôi mừng quá, mình cùng cô ấy giảng bài trong 1 tuần, mình nói cái gì cô ấy cũng làm rất tốt, thậm chí mình chưa nói cô ấy đã hiểu ý mình!, và mình đã... yêu cô ấy vì tài sắc vẹn toàn. Sau đó nàng lấy chồng, tuy nhiên, đây là một trong những cô gái mà mình ái mộ nhất và lâu lâu mình cảm thấy... rất nhớ nàng’.
…Mình bay đi lại SG-HN như chóng chóng đến nỗi bị đồn là ‘có hộ khẩu trên máy bay’. Sài Gòn thời 2000-2005 có phát triển, người ta đang tập trung vào nghề sản xuất/làm ăn quy mô nhỏ, mánh mung, ‘cò’,  tư vấn, du lịch, xây dựng, hay kinh doanh bất động sản, đường rộng hơn (như xa lộ Hà Nội), nhà cao tầng nhiều hơn, nhưng khá hỗn độn (vô số đường/hẻm hóc mọc ra, ô nhiễm môi trường, kẹt xe…) mà giả sử có 1 Việt kiều nào về nước mà tìm lại nhà cũ của mình thì chết dở, sống dở, vì 1 nhà có thể có đến 2-3 số nhà...

Đến Sài Gòn lần 6
Sau chiến dịch Hà Nội, mình dồn hết ‘cốt’ để mua đất và xây nhà ở SG:
-‘Sáng nay mới vừa thức dậy, còn rất sớm, ngồi vào cái máy laptop, mình bỗng nghe tiếng ‘ò í e’, ‘sao trong tháng này, xóm mình có nhiều người chết thế không biết’, ‘một người đã ra đi’, rồi tiếng nhạc ồn ào đủ các loại. Ôi, cái chết là đi vào cõi vô cùng, cô đơn và tĩnh lặng, không biết sao mấy mươi năm nay người ta ‘sáng tạo’ ra cái loại nhạc ồn ào như vậy, không biết ‘người chết có thích như vậy không nữa!’.
-‘Ngày nay, từ những khu sầm uất đến tận hang cùng ngõ hẻm của Sài Gòn đều có những 'cộng đồng người miền Tây' giống như 'cộng đồng người Tàu', nhưng có sự khác biệt rất lớn là người miền Tây vẫn còn đặc tính của người 'làm dườn' (làm vườn), đó là làm ăn có lúc và chơi có lúc, ngày Chủ nhật họ thường nghỉ làm việc để chơi, khoảng sau 12g trưa đến gần 3g chiều họ thường 'ngáy', hay làm buổi sáng, chơi buổi chiều... Họ thích tụ họp và nói chuyện 'con cà con kê', có lẽ vì thế mà tiền làm ra trong ngày họ có thể dễ dàng cống hiến cho 'tửu thần' và quên mất ngày mai, và vì thế mới có câu chuyện là có một anh 'hai lúa' sáng sớm vác cuốc đi làm mà 2-3 ngày sau mới đến đồng! Họ có món truyền thống là kim chi và tai heo muối rất ngon, rồi món thịt heo nướng (than hồng) thơm phức, thường chơi 'đề' hay tụ tập tổ chức 'đá gà' cá độ, thỉnh thoảng họ căng lều chiếm hết nửa mặt đường hẻm để tổ chức đám cưới hay đám ma mà tiếng nhạc vàng xập xình đủ kiểu cũng là sản phẩm của họ...’.  

Và bây giờ
‘Có thể nói, mình đang có tình yêu, thật, mình rất yêu, vô cùng yêu các blogger..., mặc dù mình chưa gặp bao giờ, nhưng mình vẫn yêu tha thiết, vẫn đau khổ, vẫn rung động, vẫn vì các em mà làm thơ, vẫn nhớ nhung, vẫn nhắn tin, vẫn nhìn lên bầu trời mà thổn thức mỗi buổi chiều tà, vẫn rạo rực khi màn đêm buông xuống, vẫn trằn trọc thình lình giữa đêm thâu, vẫn chờ đợi từng giây từng phút...', hì.. hì…
 
Và mình nhớ lại, thời đại học dự bị, mình đã yêu khoảng… 2 nàng, và trong thời gian đại học là 8 nàng nữa, vị chi là 10 nàng. 
Nhưng các blogger ơi, ở đời người ta có dùng từ rất tốt là ‘vô thường’, tốt hơn là ‘thiên biến vạn hóa’, nhưng tốt hơn nữa là ‘biến hóa khôn lường’, các bạn biết hôn, trong số 10 nàng đó, mình đã yêu 1 nàng là Lan, còn 9 nàng còn lại thì ít ấn tượng hơn. 
Không ngờ mấy mươi năm sau, người lại được mình nhớ thương nhất là cái nàng Xuân Quỳnh đó, và nếu không nhầm, có thể nàng là 1 trong số blogger mà LB qua lại hàng ngày, có thể nàng đang ngồi đọc những dòng chữ này, nhưng LB thì mãi nhớ nàng, còn nàng thì quên mất và không biết Lá Bàng là ai…
-----------------
Các entry có liên quan:
-‘Trường đại học dự bị’:
-‘Sài Gòn ngày nay’

395. Tình yêu là nhạc tính của thế giới

Tối nay tự nhiên khó ngủ nên LB mở máy viết chuyện tản mạn chút chút cho đỡ trống trải vậy.
*
À, trước khi viết tiếp, LB có giải thích tí để biện minh cho hai trường hợp của ông A và ông B dưới đây. LB nói nhỏ tí xíu xìu xiu nghen. Trước đây LB có học nhạc lai rai được 7 năm, có đi biểu diễn văn nghệ và được sơ sơ vài cái giải nhất cấp… trường, bây giờ vẫn có 1-2 sinh viên đến nhà LB để hỏi về nhạc lý chút chút, hề.. hề… Và trước đây, LB có làm chủ nhiệm của 1 tờ báo nhỏ cấp tỉnh, còn sau này tất nhiên là LB phải soạn các bài giảng về ‘phương pháp luận/triết’ trong 15 năm hành nghề, chút chút thôi, hề.. hề…
*
Cách đây vài năm, trên 1 chuyến xe SG-CT, trên xe có LB, lái xe, và 1 anh A nữa (anh ta là người HN). Bỗng nhiên anh ta nói:
-Mấy nhạc sĩ bây giờ sáng tác nhạc dở ẹc à, chả biết cái đ… gì (!!!!!).
Mình thầm nghĩ, ủa, tự nhiên sao tên này lại nổi cơn… điên! Rồi anh ta cứ dẫn chứng nào là nhạc của Lam Phương, nào là nhạc sến kiểu ‘chách chách chách, chách chinh, chách chình, chách chinh’ (điệu bolero)... Mình chán quá, bèn nhắm mắt lại dưỡng thần, một tí mở mắt ra, không ngờ anh ta vẫn tiếp tục lảm nhảm, 2 cái môi của anh ta cứ dao động như là 2 đầu của 1 thanh giao thoa hình chữ U vậy. Thế là anh ta hành hạ mình liên tục đến… 4 tiếng đồng hồ.
*
Tối hôm đó, LB có nói là ‘viết entry khó quá’, có anh chàng B nghe được, liền nói:
-Có gì mà khó, tôi chỉ ngồi đây viết đến sáng mai là báo chí đăng rầm rầm (!!!!!).
Mình mới bảo rằng ‘nếu bạn nói vậy thì mình không biết nói cái gì nữa’, rồi mình đi ngủ. Không ngờ mình vẫn nghe anh ta tiếp tục cằm rằm chửi rủa với 1 cậu bé:
-Văn học sau 19… là nô dịch (và nhiều nữa nữa).
Rồi anh ta nổ liên tục đến nỗi mà mình phải rỉ tai với cậu bé là:
-Ông ấy đang lên cơn điên đó, chúng ta phải mau mau đi ngủ thôi.
*
Một thời gian sau, mình mới tâm sự với cậu bé này
-Cháu à, người ta không biết gì mà sao người ta nói tùm lum vậy?
-‘Biết đâu người ta biết’, cậu bé nói.
Mình giải thích:
-Ông A hoàn toàn không biết gì về nhạc lý, chỉ biết hát lỏm bỏm vài bài (karaoke), chưa bao giờ/hiếm khi nói chuyện với nhạc sĩ hay ca sĩ nào, thì làm sao mà biết được gì về nền âm nhạc sau 1975!  Còn ông B thì làm 4 câu thơ tứ vần tứ tuyệt! là ‘con cóc trong hang, con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi’ mà hết cả buổi sáng, chưa bao giờ viết 1 bài văn/bài báo nào, chưa bao giờ/hiếm khi tiếp xúc với 1 nhà văn hay nhà thơ nào, thì làm sao mà biết được gì về nền văn học sau 1975!
Rồi mình kết luận:
-Cháu ơi, nếu mình biết mà mình nói chuyện với người không biết, coi chừng mình bị xem là người… ngu đấy (hì.. hì…).
*
Quay về đề tài tình yêu.
Ví dụ mình có nghiên cứu 3 ông:
-ông Phạm Công Thiện thì hoàn toàn không nói gì về tình yêu,
-ông Đỗ Long Vân thì không nhắc đến khía cạnh tình yêu (trong khi tác phẩm nào của Kim Dung cũng đề cập mạnh đến tình yêu, chẳng hạn mối tình Dương Qúa-Tiểu Long Nữ),
-còn ông Bùi Giáng thì yêu mãnh liệt, yêu Kim Cương 40 năm, ngoài ra còn thầm yêu Hoa hậu miền Nam năm 1955 là Công Thị Nghĩa:

-Không biết nữa trời tròn hay méo
Chỉ hôm nay là nhan sắc hôm nay
Anh ngó lên trời mây gió gửi nhau bay
Trời bên kia - nhan sắc ở bên này.

-Trang của tờ giấy cũ
Của vầng tóc ban đầu
Trang của hồi vàng tụ
Về mệt mỏi mai sau
Anh nhớ em vô cùng
Đất sầu không xiết kể
Anh kêu gọi mông lung
Trang ồ, Trang rất tệ.
(Thơ Bùi Giáng tương tư Công Thị Nghĩa, nick là Thu Trang)
*
Còn trên mạng, cứ 10.000 người thì có 9.999 người là nói yêu, trong khi đó lại có 1 người nói không yêu mà là yêu cái không không! (hay là người đầu gối không còn... tí máu), híc.. híc…
*
Mình chả hiểu tại sao có một số triết gia lại đi đả phá tình yêu nam nữ (họ cho là tội lỗi!).
Các triết gia đó quên rằng, chưa nói đến tình yêu nam nữ là có tội hay không,
-trước tiên là, nếu không có tình yêu nam nữ thì triết gia đó làm gì có trên đời này mà triết cái này, triết cái nọ!,
-sau đó là, nếu y đang… lảm nhảm triết lý gì gì đó (= tồn tại), thì chính y đã được đẻ ra từ tội lỗi đó,
-sau đó nữa là, y được tình yêu nam nữ đẻ ra, đã không cám ơn ‘người ta’, thế mà còn quay lại… chê tình yêu nam nữ, quả là… vong ân bội nghĩa, hì.. hì…
Ngoài ra, việc cho tình yêu nam nữ là tội lỗi đã có cách đây mấy ngàn năm rồi, nhưng mấy ngàn năm trôi qua, người ta vẫn cứ yêu nhau, thậm chí 10.000 năm nữa, nếu loài người còn tồn tại, thì họ vẫn… yêu nhau.
*
Mình cứ giả sử thế giới này không có tình yêu nam nữ thì bỗng nhiên nghe ‘rầm’ một cái, tại sao lại nghe một cái ‘rầm’: VÌ THẾ GIỚI NÀY SỤP ĐỔ...
Nên kết luận: Các triết gia đó đã và đang nổi… cơn điên.
Nên kết luận: Tình yêu là nhạc tính của thế giới, thế giới mà không có tình yêu là thế giới không có âm nhạc, mà thế giới không có âm nhạc là thế giới vô hồn, mà thế giới vô hồn là thế giới… chết.
-------------------
Entry có liên quan:

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

394. Chùm thơ 'Sử Việt'

LTS: Bài thơ này để giúp một số sinh viên/blogger dễ nhớ sử Việt, trong đó LB chỉ lên các mốc sử chính.
Thời đại Hồng Bàng
Thế kỷ hai mươi chín, trước Công Nguyên
Có Kinh Dương Vương, dựng nước mình
Văn Lang thời cuối, Mỵ Nương đó (*)
Âu Lạc lao đao, chuyện 'nỏ thần' (*)

Triết lý Bách Việt
Đã tồn tại triết lý Âm Dương (*)
Sinh ra Tam Tài, vượng Ngũ Hành,
Biến hóa khôn lường sinh vạn vật
Biết là triết Việt, Khổng Tử nhường (*)

Hai Bà Trưng
Rồi vài mươi năm sau Công Nguyên
Tô Định làm Hai Bà nỗi ‘điên’ (*)
Đánh y chạy biến về Nam Hải
Còn dấu tích Cột đồng Mã Viện (*)

Bà Triệu
Thế kỷ thứ ba, thời Tôn Quyền (*)
Dáng huyền nổi giận tưng bừng biển
‘Bà’ cưỡi sóng chém Kình tan tác (*)
Tiết Kính Hàn xấc bấc xang bang (*)

Ngô Quyền
Thế kỷ thứ mười, có Ngô Quyền (*)
Ở sông Bạch Đằng, cắm chông nghiêng
Quân Nam Hán nhào vô hấp tấp
Bập phải chông ngầm, lính thăng thiên
Lê Hoàn
Năm mươi năm sau, có Lê Hoàn (*)
Nàng ‘Dương’, giận quân Tống bạo tàn (*)
Giết Hầu Nhân Bảo tơi bời máu (*)
Máu nửa quân Tàu, máu không tan

Trần Hưng Đạo
Rồi thế kỷ mười ba, nhà Nguyên
Đã từng làm Bát-đa, Mát-xcơ-va phải ngã nghiêng
Đến Bạch Đằng Giang mùi khổ ải (*)
Bao nhiêu lính Tàu phải lên tiên

Lê Lợi
Thế kỷ mười bốn, huyện Thọ Xuân (*)
Nguyễn Trãi, Lê Lợi, ẩn Lam Sơn
Mười năm tan tác quân Minh đó
Bình Ngô Đại Cáo, quỷ giận hờn
*Nguyễn Huệ
Thế kỷ mười chín, xuất Tây Sơn (*)
Càn Long tưởng giỏi, quá mặt lờn (*)
Nguyễn Huệ bảy ngày, xơi cả lũ
Sĩ Nghị hồn tan, chết cả đàn (*)

Chuyện ngày nay
Thế kỷ hai mốt, chuyện biển Đông
Ai đó lang thang đụng phải rồng (*)
Chớ nên láu táu - Càn Long đó
Một chốn hư vô, hứa hẹn lòng.
-------------------
A. Chú thích (*):
-Mỵ Nương: có 2 truyền thuyết về Mỵ Nương: 
1.chuyện Sơn Tinh-Thủy Tinh, đời Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ, khoảng đầu thế kỷ thứ 3 TCN), nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258TCN!
2.chuyện Trọng Thủy-Mỵ Nương (Mỵ Châu) hay chuyện 'nỏ thần', đời An Dương Vương,  nhà nước Âu Lạc tồn tại đến năm 208TCN (sử ta) hay 179TCN (sử Tàu)
-Âm-Dương: Triết lý của dân Bách Việt (Việt Nam) từ thời đại Hồng Bàng, xuất phát từ chữ Yang (= thần, hay dương) của người Mường ở Thanh Hóa, và chữ Yin (= mẹ, hay âm) của người Chàm ở miền Trung…
-Khổng Tử nhường: Kinh Thư - Bản dịch của Trần Lê Sáng và Phạm Kỳ Nam - tr. 228-229). Lời ghi chú của Khổng An Quốc chứng minh: Khổng Tử là thừa kế cái văn hóa của dân Bách Việt… (xem entry 305, đường dẫn bên dưới)
-Hai Bà: Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân Hán năm 41 SCN
-Cột đồng Mã Viện: năm 43 SCN, nhà Hán dựng Cột đồng Mã Viện để ‘hù’ dân ta
-Tôn Quyền (182-252): vua Đông Ngô, thời Tam Quốc
-'Bà': Bà Triệu (tức Triệu Thị Trinh) muốn chém cá Kình nơi biển Đông, khởi nghĩa chống quân Đông Ngô, năm 248
-Tiết Kính Hàn: tướng của nhà Đông Ngô
-Xấc bấc xang bang: thành ngữ miền Nam, ý nói ba chân bốn cẳng mà chạy hộc gạch (thở không ra hơi)
-Ngô Quyền: đánh tan quân Nam Hán năm 938 - chiến thắng Bạch Đằng Giang.
-Lê Hoàn: đánh tan quân Tống năm 981
-Nàng 'Dương': Thái hậu Dương Vân Nga, vợ của Lê Hoàn
-Hầu Nhân Bảo: tướng của nhà Tống
-Bạch Đằng Giang: chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 1287 (ba lần đánh tan quân Nguyên-Mông vào năm 1257, 1259 và 1287).
-(huyện) Thọ Xuân: Thanh Hóa, nơi xuất phát của Lê Lợi/Nguyễn Trãi, và khởi nghĩa Lam Sơn năm 1418-1427
-Tây Sơn: nơi sinh của Nguyễn Huệ - thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định.
-Càn Long: sinh 1711-1799, quân của y bị Nguyễn Huệ đánh tan ngay dịp Tết Kỷ Dậu năm 1789
-Tôn Sĩ Nghị: bị Nguyễn Huệ tấn công vào thành Thăng Long bất ngờ vào rạng sáng mồng 5 Tết, y phải vất cả ấn tín chạy trốn, quân Tàu chen nhau qua cầu phao (sông Hồng), cầu sập, chết vô số kể.
-rồng: con Rồng cháu Tiên