Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

489. Những câu chuyện về thiên đường, địa ngục và sinh tử

Bài viết này gồm có:
-Ngày 27/11: Có ngay sờ sờ bên cạnh ta
1.Có thể biết
2.Xem thường sinh mạng của lão bá tánh
3.Ác quỷ
-Ngày 28/11: Cái chết quan trọng hơn sự sống
4.Có đêm thì mới có ngày
5.Cái chết
-Ngày 1/12: Ngay trên trần thế này. HẾT

“Thiên đường nghe chả hiểu gì cả anh ah, chỉ thấy toàn ác quỷ trần gian mà thôi”
(Lời bình của blogger 'Gai gia')

LB sẽ tâm sự với các bạn về 'thiên đường, địa ngục và sinh tử'. Vì vấn đề quá rộng lớn và vì là kẻ rất ghét các lý thuyết viễn vông, nên LB hy vọng sẽ nêu lên được các vấn đề cơ bản thông qua các câu chuyện thực tế hàng ngày. Lưu ý rằng các từ 'thiên đường', 'địa ngục' và 'sinh tử' dưới đây là có trong từ điển, không thuộc đặc quyền của ai, và là ngôn ngữ được lưu truyền trong dân gian từ ngàn xưa.
*
Ngày 27/11: Có ngay sờ sờ bên cạnh ta
1. Có thể biết: Tháng trước, ở một quán phê, LB có nghe 2 người bạn nói rằng thiên đường và địa ngục là 'không thể biết'! 
Rồi họ dẫn đến nào là vũ trụ, nào là toán học với số 0 hay ∞, rồi nói rằng ta là hữu hạn nên ta 'không thể biết'. Xin lỗi, điều đó là dĩ nhiên rồi, vì cách đây trên 2000 năm, Lão Tử, Trang Tử, Phật, Chúa, Socrates, Pythagore hay lão bá tánh đã thừa biết ta là hữu hạn và vũ trụ là vô hạn rồi, và vì các blogger ai cũng được học toán: chưa biết 'mèo nào cắn mỉu nào', nên không cần bây giờ ai đó phải nhắc lại thì các blogger mới biết được như vậy. 
Không phải vì ta là hữu hạn mà người ta có thể dồn mọi thứ 'không thể biết' cho thiên đường và địa ngục được. Và cũng không phải vì ta vô cùng nhỏ bé và vô cùng dễ dàng bị xóa mất vết tích trên thế gian này trong vòng một sát-na mà ta phải theo một ai đó, nhưng ta biết theo ai: Phật?, Chúa?, Ala?, Đức Thánh Trần?, Quan Công?... Nếu ta theo đạo A thì đạo B lại nói hoàn toàn khác!, nếu ta theo đạo B thì đạo C lại nói hoàn toàn ngược lại!, nếu ta theo đạo C thì đạo D lại bảo ta là kẻ tà ma ngoại đạo!, nếu ta theo đạo D thì đạo E lại bảo rằng ta... hoàn toàn sai!, híc.. híc...
Với quan điểm cá nhân và suy nghĩ hết 40 năm, LB cho rằng thiên đường và địa ngục là có ngay sờ sờ bên cạnh ta, là có thể biết và có thể cảm nhận được.
2. Xem thường sinh mạng của lão bá tánh: Chắc các bạn đã từng bị xanh mặt trong bệnh viện, đã từng bị đứng tim khi nghe tin người yêu/cha mẹ/con cái bị tai nạn hay sắp... chết, đã từng bị tuyệt vọng khi bị người tình phản bội, đã từng bị quá đau khổ vì có những bậc cha/mẹ rất là... tham lam và độc ác, đã từng hết muốn sống khi bị vợ/chồng hoặc con cái khinh miệt, đã từng bị thất vọng đến căm thù khi bị cấp trên trù dập, đã từng bị vô số nỗi ám ảnh kinh hoàng do xung đột trong gia đình hay đấu tranh sinh tồn ngoài xã hội mang lại..., nhưng lại có một số người bị 'lủng' về trí tuệ (theo nhận xét của một KTS) mà đưa ra các quan điểm rất cá nhân, rất cực đoan, rất viễn vông, và rất 'xem thường sinh mạng của lão bá tánh' (ngôn ngữ của Bao Thanh Thiên) sau đây:
Có người cho rằng tôi có một tình yêu, đó là yêu cái hư không? Thế thì nếu người ấy đang bị rơi vào cơn siêu bão Haijan (ở Philippines) thì y có còn yêu cái 'hư không' không?
Có người bảo rằng phải từ trong sâu thẳm của tâm thức gì gì đó thì ta mới biết được 'ta là ai'? Vâng, nếu người ấy đang ngồi trên một chiếc máy bay ATR 72 mà nghe phi công báo có một bánh bị rơi đâu mất nên máy bay không hạ cánh được, thì y sẽ biết ngay 'ta là ai' liền!
Có người suốt ngày bảo rằng 'tôi sống tức là tôi bất tử'? Ừ, tí nữa người ấy bước ra cổng mà thấy chiếc xe máy không cánh mà bay, thì y sẽ ném mùi thế nào là bất tử liền!
Có người suốt ngày nói rằng 'tôi luôn luôn lạc quan và phơi phới yêu đời'? Dạ, tí nữa cơn đau tim của ngài bỗng nhiên bùng lên và ngài nghẹt thở không nỗi, thì ngài sẽ biết thế nào là lạc quan và phơi phới yêu đời liền!
3. Ác quỷ: Có nhiều người gọi ác quỷ là con 'atula' (như từ thường dùng trong các truyện bằng tranh của Nhật Bản) hay là con sa-tăng (như từ thường dùng trong truyện 'Tây du ký'), nhưng con ác quỷ này là không-thể-biết nên hoàn toàn và tuyệt đối không có thật, vì nếu có thật thì nó đừng nấp trong mấy cuốn sách để... 'hù' người ta nữa, mà hãy xuất hiện ở chợ Bến Thành (Sài Gòn) để bà con chiêm ngưỡng dung nhan tí coi, và nếu nó đẹp cở... Đặng Thu Thảo hay Marilyn Monroe thì các blogger không tiếc gì mà không mời con ác quỷ này đi Bình Quới uống cà phê và măm măm đủ thứ, thậm chí là mời đi hát Karaoke nữa, hihi...
Nhân vật Tiêu Phong trong truyện 'Thiên long bát bộ' vốn có tiền thân là một 'phi nhân' đứng đầu trong 8 loại quỷ-thần (Thiên, Long, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la và Ma hầu la gia), nhờ được phái Thiếu Lâm và Cái Bang giáo dục nghiêm khắc từ khi mới sinh ra, mà y trở thành một vị anh hùng quang minh chính đại, có cái tâm bồ tát và đầy tình nghĩa. Nhưng cái địa ngục đầy xấu xa của lòng dạ con người vốn không có chỗ để chứa đựng một vị anh hùng cái thế như vậy, nên anh ta đành phải tự tử để đạt được khát vọng của tự do.
Một hôm, LB nằm mơ, thấy có một bà cụ nói: 'con ơi, mẹ hiền lắm con ơi', rồi bà ta le ra một cái lưỡi dài hình chữ T (= tiền) mà rượt theo cả bầy con cháu làm cho tâm hồn chúng không được yên ổn để mà sống làm người, vâng, bà ta hiền lắm, hiền ghê lắm!
Mọi thời, ai mà hạch sách nhũng nhiễu tiền của dân, lợi dụng khe hở của luật pháp để bòn rút tiền từ công quỹ, bất tài mà dùng tiền bạc để chạy bằng cấp, chạy chức chạy quyền để rồi đưa ra những phán quyết hại dân hại nước... thì kẻ 'cướp ngày' đó mới đích thực là ác quỷ, ngoài ra, người Mỹ sợ nhất là cái mặt nạ đạo đức giả... Thế mà, khi LB viếng thăm những nơi 'thần thánh' thì chỉ thấy các vị trụ trì nhắc đến con ác quỷ không có thật là 'atula' hay 'sa-tăng', nhưng ít nhắc/không nhắc đến con ác quỷ có thật trong lòng người (= tâm ma) và trong loài người mà ta có-thể-biết hàng ngày!
*
Ngày 28/11: Cái chết quan trọng hơn sự sống
“Người ta nói ‘Chết là hết’, LB nghĩ sao ạ?”
(Lời bình của blogger 'Mùa thu vàng')
LB tạm nghĩ rằng chả mấy ai hiểu câu: 'Cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của tạo hóa' của Steve Jobs. Chúng ta hãy đi từng bước một vậy.
4. Có đêm thì mới có ngày: Nếu không có đêm thì nhân loại này có thể bị hủy diệt trong vòng... một tháng. Vì nếu không có đêm thì do người lái bị mất ngủ mà các máy bay sẽ rơi bất thần/đụng nhau trên bầu trời hay các xe ô-tô/xe máy sẽ đụng nhau tự do, các thầy cô giáo vì giảng bài liên tục nên sẽ bị... ho lao mà tử, các học sinh/sinh viên vì học liên tục nên sẽ vào bệnh viện tâm thần sớm, các ca sĩ vì hát liên tục nên không còn... nói những lời tình tự được nữa, các nàng 'mắt xanh mỏ đỏ' vì phải làm việc liên tục nên chỉ còn là... bộ xương khô, chị Hằng sẽ không còn xuất hiện nữa và đa số tác phẩm văn học sẽ bị chết theo...
Nhà thơ Phineas Fletcher có nói: 'ban đêm là lễ hội của tình yêu', vâng, ban đêm mới chính là lúc mà đất trời giao hợp, là lúc mà loài người sinh hoạt tình dục sôi nổi, là lúc mà đa số các cặp tình nhân rủ nhau hò hẹn, là lúc mà đa số động vật/côn trùng trỗi dậy khúc hoan ca đực-cái, là lúc mà chị Hằng ngã ngớn nằm 'sóng soải trên cành liễu' và đa số các văn/thi sĩ sáng tạo nên những áng văn/thơ tuyệt tác, là lúc mà bia tốn hàng thùng và các quán Karaoke tưng bừng dậy sóng, là lúc mà đa số các entry nóng hổi ra đời...
Vì thế, ban đêm quan trọng hơn ban ngày, nó tiềm ẩn 'nguồn sinh lực tất yếu của cuộc sống' và làm sản sinh ra sự sống mới.
Đêm nay phố vắng buồn tê tái
Đèn cũng cô đơn thả nhạt màu
Bóng ai một bóng sương mờ rọi
Đường vắng soi thân kẻ đắm sầu
(NGLB)
5. Cái chết
Những chiếc xe con cóc (Volkswagen) thời Bảo Đại đã chết đi để nhường chỗ cho những chiếc Toyota đời mới hay Rolls - Royce ra đời, những chiếc xe Honda dame hay Honda 67 đã chết đi để nhường chỗ cho những chiếc Air Blade, Exciter hay SH ra đời, những chiếc điện thoại Ericsson hay Nokia to như cục gạch vào năm 1997 đã chết đi để nhường chỗ cho những chiếc Nokia đời mới hay I-phone ra đời, những chiếc máy tính IBM to như cái... nhà vào đầu thế kỷ 20 đã chết đi để nhường chỗ cho những chiếc Apple hay I-pad hiện đại ra đời...
Rộng hơn, nếu 1 ông/bà già chết đi thì sẽ xuất hiện 1-2 tiếng khóc 'oa.. oa.. oa...' chào đời, và thật là buồn cười nếu các ông/bà già sống mãi thì ra đường ta sẽ thấy toàn là hoa dã quỳ (= quỷ già)!
Chết đi, con người sẽ không còn biết đến sinh-lão-bệnh-tử hay thất tình lục dục nữa, sẽ không còn quan tâm đến thiên đường hay địa ngục nữa, sẽ không còn 'anh yêu em' hay 'em yêu anh' một cách đau khổ tuyệt vời nữa, sẽ không còn chạy theo đồng tiền hay quyền lực/chức vụ 'ảo' nữa, sẽ không còn bị ám ảnh bởi các loại quỷ trần gian có lòng dạ đầy tham lam hay đầy phân biệt thị phi nữa...: con người tự nhiên được rơi vào một trạng thái hoàn toàn vô ưu, mà đứng dưới một giác độ nào đó, đó là... hạnh phúc. 
Cái chết và sự sống vốn là đôi bạn đồng hành trong suốt cuộc hành trình dài dằng dặc của nhân loại, nhưng tiếc thay, con người lại quá yêu sự sống và xem cái chết như kẻ thù. Mơ ước về niết bàn/thiên đường là có cái tích cực của nó, nhưng dưới giác độ 'đồng hành' nói trên thì dường như con người đã vô tình đối lập giữa cái chết và sự sống, và cũng chính vì lẽ này mà người ta sợ cái chết và không bao giờ thấy cái chết là có điều gì tốt đẹp cả! 
Nhưng nhà thơ Whitman quả là đã rất sáng suốt khi nói rằng: 
"Ai đấy nghĩ rằng sinh ra trên đời này là hạnh phúc? 
Tôi vội vàng nói với người ấy rằng chết cũng là hạnh phúc..." 
(Has any one supposed it lucky to be born? 
I hasten to inform him or her it is just as lucky to die...)
*
Ngày 1/12: Ngay trên trần thế này
6. À, LB bị ốm nặng, mới vừa xuất viện về, tay chân vẫn còn run rẩy, không đánh máy được, rồi LB thấy các blogger hiểu vấn đề rất tốt, nên để khách quan hơn, LB xin mượn các phát biểu của các blogger để thay lời kết luận vậy:
-Thiên đường nghe chả hiểu gì cả anh ah, chỉ thấy toàn ác quỷ trần gian mà thôi (Gai gia)
-Người ta nói ‘Chết là hết’ (Mùa thu vàng)
-Thiên đàng ở tại tâm mình (Violet)
-Theo em, hãy xây Thiên đàng ở trần thế này trước đã anh nhỉ? Đó là Thiên đàng của tình thương yêu, của cuộc sống vị tha, có nhân bản.... còn không, họa ngục ở ngay trước mắt ta (Trần Minh Châu)
-Chủ đề hơi hóc búa, khoanh vùng hơi rộng lớn, ý nghĩa hơi khó hiểu... Nhưng với cách viết đặc trưng của NGLB, người đọc sẽ... nạp một cách hào hứng, ko hề khô khan, khó đọc như mới đầu đã tưởng. Một văn phong ko lẫn vào đâu được, và đó là phong cách của một LB hóm hỉnh, sâu sắc, ngạo đời...  (Giáo làng)
-Cha mẹ sinh mình ra nên mình sống. Cuộc sống cứ tiếp diễn dẫu có hay ko có mình, ai cho đó là thiên đường thì nó là thiên đường, ai cho đó là địa ngục thì nó là địa ngục. Có sống thì sẽ có chết, đó là quy luật… (Cuộc sống)
-Thiên đường và địa ngục là có, và luôn ngay sờ sờ bên cạnh ta, là có thể biết và có thể cảm nhận được.
Ngọc cũng nghĩ như vậy Lá Bàng ui! (Chu Ngọc)

XIN CÁM ƠN CÁC BLOGGER NGHEN.
HẾT.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

488. Những câu chuyện nhân ngày sinh nhật NGLB

CHÚC CÁC THẦY CÔ GIÁO NGÀY 20/11 VUI VẺ VÀ AN BÌNH.
---------------
LB sẽ kể chuyện cho các bạn nghe trong entry này đến ngày 25/11 nghen.
Có khi tôi ngắm chiều tà
Tôi ôm gọn tím mượt mà dại hoang
Có khi tôi thoáng mơ màng
'Tôi ôm gọn tím mơn man cả đời'
Tím làm tôi - lúc chơi vơi
Tím làm tôi - lúc tuyệt vời trần gian
Tím làm tôi - lúc ngỡ ngàng
Tím làm tôi - lúc lang thang đợi chờ.
Bài viết này gồm có:
-Ngày 18/11: Những ấn tượng chính
-Ngày 19/11: Cuộc sống và sinh tử
-Ngày 20/11: Ý thức xã hội...
-Ngày 21/11: Sự phù phiếm của thế tục
-Ngày 22/11: Chuyện khó tin nhưng có thật
-Ngày 23/11: Thiên đường hư ảo...
-Ngày 24/11: Có tội và không có tội
-Ngày 25/11: Thông minh và văn minh! (HẾT).

Ngày 18/11: Những ấn tượng chính
1. Có lẽ ai cũng yêu sự sống, nhưng LB yêu cái chết, hihi..., vì LB quan niệm rằng yêu là sống, không yêu là chết, nơi nào có tình yêu là bất tử, nơi nào không có tình yêu là cái chết, nơi nào có tình yêu là thiên đường, nơi nào không có tình yêu là địa ngục, vì thế, LB chỉ xuất hiện ở nơi nào có tình yêu và chỉ sống lay lắt, vì tình yêu không phải lúc nào cũng có, và vì thế, khoảng thời gian rất lớn còn lại trong cuộc đời của LB là cái chết: 'dù muốn hay không, ta cũng phải yêu sự cô đơn hay cái chết, vì ngoài sự cô đơn hay cái chết ra, ta không có cái gì khác'...
2. Khoảng quý 4/2011, sau khi mở blog (yahoo.360), LB đã đón nhận được một... tình yêu, nhưng LB chưa bao giờ biết mặt mũi của nàng ra sao cả, trừ tiếng nói của nàng. Mặc dù mỗi năm LB hay nàng chỉ gọi đt với nhau có 1-2 lần, nhưng giọng nói ngọt ngào của nàng đã làm LB mãi rung động. Nàng ở nơi mà có 'con thú hoang lang thang trong rừng sâu' và 'có cái nắng, có cái gió, có nỗi nhớ không mang tên'... Một ngày nọ, nghe tin LB bị ốm, nàng đã khóc... Nàng đã đòi nghỉ chơi với LB rất nhiều lần vì ... với các blogger nữ khác, hihi... LB xin trân trọng cám ơn mối thịnh tình của nàng, xin chúc nàng được nhiều may mắn trong cuộc sống. 
3. Các bạn có biết tại sao các nội dung trong blog của LB chủ yếu là màu... tím không? Một phần vì tím đó. Vâng, từ lúc quen nàng, cái blog của LB đã chuyển sang một màu thuần tím, không có màu nào khác. Nàng đến từ một cái nơi được gọi là 'mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời' và 'con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ' (và làm LB nhớ về một Cherry Trần, một Diệu Thủy, một Cún Con HN, một Cá Heo Vui, hay một Violet baby nào đó, ôi!). Nàng sở hữu một khuôn mặt mủm mĩm, một làn da trắng, một thân hình khá... cong và một tính cách thu hút, thế thôi... Không biết nàng lấy được tình cảm của LB từ lúc nào không hay mà càng ngày LB càng... mến nàng. Và khi viết những dòng chữ này, LB đang nghĩ đến... nàng.
4. Ngày SN năm ngoái, LB đã giấu không cho ai biết, chỉ có vài dòng trên mạng, nhưng đến cuối chiều, không có ai hỏi thăm khiến LB rất tủi thân, đúng lúc đó, có tiếng người gọi từ xứ sở của 'lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai' với một giọng cười trong trẻo và đậm chất nhiệt tình, LB cũng đoán là nàng còn... trẻ, dễ thương và tính tình khá sôi động. Trong cả năm nay, LB thường nhớ về giọng cười trong trẻo đó, xin cám ơn 'người':
Nhớ một ngày ai đến thăm ai
Dậy dáng hình cong, dậy tiếng cười
Nhớ ai nhớ hoài em gái nhỏ
Một đóa cher-ry, chỉ thiếu người.
5. Sáng nay, có anh Hai Lúa đến thăm, thật là vui, và LB rất thích từ 'mơ hoang' của anh:
Và mùa thu biếc đã sang ngang
Ký ức lòng em bóng lá bàng
Chao nghiêng bay lượn trong chiều tím
Ôm dáng thiên đường... dậy mơ hoang... (HL)
Và anh ấy làm LB nhớ tới anh Mưa rừng chiều với các câu:
Cây bàng trút lá để vào đông
Đường xưa ta bỗng ngập lá vàng
Có phải thu đi em hờn giận
Để vàng một cõi bước mênh mang (MRC)
6. Và rồi cô pé mãi đến thăm tôi. Ôi, nếu được thì ngày nào cô pé cũng gọi để... tâm sự, có lúc đến 16 cuộc gọi nhỡ! (nhưng LB không thể bắt máy hoài được phải không cô pé). Cô pé thường hay giận hờn, đòi nghỉ chơi và hay hỏi 'anh có khỏe hôn?', LB thương nhất là từ 'phải hôn?' mà trôi ra từ cái miệng ngây thơ mềm mại mà LB không biết về lai lịch của cô pé, nàng còn nói: 'anh NGLB là nhà văn thích viết những câu chuyện tiểu thuyết tình cảm rất hay', hihi..., hình như nàng có một cái gì đó đầy bí ẩn mà LB hay một người bạn thân khác đoán không ra. LB rất thương cô pé, nhớ cô pé, nhưng cuộc đời là vậy, tình cảm chỉ đến thế thôi, phải hôn?
7. Ai đoán không ra lai lịch của cô pé? Đó là một cô giáo mà chơi với LB từ thuở khai thiên lập địa của cái blog này đến nay, hihi... Cô đã lặng lẽ đọc tất cả các entry của LB với những lời bình nóng hổi, ví dụ như: Quá hay!!! Blogger rất nhiều, nhưng có những bài viết hay thì thật là hiếm. Mà những thứ hiếm thường là quý’. Lời bình của cô làm LB nhớ đến cô giáo ‘tội nghiệp’ của LB ngày xưa: 'Bài viết nào của bạn cũng thấy nụ cười, nhưng sau đó là những giọt nước mắt của sự thật trần trụi như đá vậy' (Doan Huyen), và làm LB nhớ đến những ân tình của cô giáo Chiều Tím nữa... Cô đã tường tận chỉ cho LB từng 'chiêu' vi tính, cô có một cháu gái 'mini' cao ráo và rất là dễ thương, đặc biệt là cháu rất thích '2 con rùa núi' ở nhà LB, hihi...
8. Viết đến đây, LB nghĩ đến anh Lục Bình và Bình Địa Mộc, những người đầu tiên đưa LB vào thế giới OFF, ('anh viết như đang chơi một thứ chữ có màu đen của tang tóc để mặc niệm cho một mối tình đã chết, có màu xanh của một niềm hi vọng sau hành trình dằng dặc đi tìm bản ngã của con người, có màu vàng của li bôi, sầu ai oán...' (BĐM), mà ở đó LB có duyên được quen Trăng Quê, Nghị Lực, Trúc Minh, Melody Trần, Violet (mà cùng hát chung bài 'Biển tình' với LB), rồi anh Nguyễn Thu..., nhưng sau này LB ít xuất hiện vì lý do riêng:
Hai người đẹp đứng bên nhau
Trúc ngày xưa chắc cũng lau lách hờn
Đãi đằng trưa sợi nhã thơn
Nắng vun má thắm môi dờn dập tôi... (BĐM)

9. Ôi, em gái Lộc Vừng của ta đâu, cả tháng này không thấy bóng người, ta nhớ quá, không biết người có chuyện gì! Người đã giúp ta viết nhiều entry, người nói: 'Nhà gom lá bàng cũng phải gom hết lá rụng để chào đón mùa xuân. Có thế thì lá mới tiếp tục xanh tươi, chắt chiu nhựa sống cho đời' và 'Anh có duyên với chữ, có duyên với tất cả các lý thuyết nhân sinh về "thất tình lục dục" ở đời. Cái duyên ấy tự nhiên và thân thiết với anh đến nỗi, viết đến đâu là ý tứ trôi ra đến đó...' - rất cám ơn người. Nhớ người, ta nhớ những 'chiết gia' xuất sắc của ta như Đoàn Huyên, Miêu nữ,  Mùa Thu Vàng, TTM Gốc Mai, Giáo làng, Phi Thiên Vũ, Châu Thanh Thủy, Võ Đan Thùy..., ôi!, cuộc đời quá ngắn ngủi mà bóng dáng của các người đâu mất!
10. Hôm nay, bạn Trần Minh Châu đã ghé thăm. Trước đây, bạn ấy nói: 'em thích phong cách viết của anh và những thông tin bổ ích của anh đưa ra'. Nghĩ về bạn, mình còn nhớ đến bạn Trần Hồ Dũng, Cuồng Từ, Hồ Điệp, Nguyễn Thu, Hai Lúa, MRC, Phu Đoan, Tiến sĩ kỳ lạ - người mà cho là bạn TMC có quan điểm rất thoáng và LB hy vọng rằng bạn ấy luôn luôn như vậy... Và, chẳng hạn, LB đã tặng cho bạn TMC mấy câu thơ (mà bạn Phu Đoan rất thích):
Ngày ấy tôi qua đỉnh vu sơn
Chiều ngát tà dương, ngạt nắng vờn
Thấy em áo trắng tươi cười gió
Bỗng rộn hồn tôi, nắng giận hờn.
Và sau đó, để bảo vệ quan điểm bình đẳng về tôn giáo của mình, LB viết tiếp: 'Bước chân đi ngỡ ngàng/Thế gian sầu nặng gánh/Cuộc tình ai đợi mãi/Ngắm chiều, ta vô danh'.
11. Ôi, LB còn nhớ cô 'hóc' của LB nữa, nàng có nick là Mùa Thu Buồn (và sau này LB còn quen Bạch Mai và một Mùa Thu Vàng nữa mà LB cũng mến không kém, nay không thấy bóng MTV đâu!). Cùng lúc, LB quen Vĩ Cầm Trắng mà có nhiều kỷ niệm, rồi Chân Tình, Trần Huyền, Nữ thần mặt trời, Cuoocjsoongs, Minh Anh, Trúc Diễm, Phù thủy hạt mít, Tam Anh, Lê Mai Thúy, Phan Hạ Duyên, Yên Phạm, Nguyễn Thị Lý... MTB ở Cali, hồi trước, đọc entry, LB thấy nàng hay 'hóc' thút thít, nàng muốn gọi LB, muốn gặp LB, nhưng trở ngại về khoảng cách địa lý. Nàng cùng với Mực Tím (mà LB cũng rất thương) và Miên Thảo (mà LB gọi là 'mừ') lập thành một 'bộ ba', có lẽ LB không bao giờ quên 3 người bạn gái này. Và LB đã tặng 'hóc':
'Em rơi những sợi tơ chiều'/Tơ rơi mí mắt tình liêu xiêu tình/Anh rơi vực thẳm vô hình/Dáng rơi nháy động, phiêu linh tháng ngày/Mùa thu buồn đã ngang qua/Mùa đông buồn lại tà tà ghé thăm...
Ngày 19/11: Cuộc sống và sinh tử
Lá đâu rơi xuống bên thềm
Cô đơn rơi xuống chạm nền hư vô
Mắt nhòa tưởng bóng em vào
Tưởng trăng mềm mại, tưởng sao... rụng rời
12. Tối hôm qua, LB ở bệnh viện Gia Định (Sài Gòn) là một bệnh viện phục vụ bệnh nhân tốt, tuy nhiên, mỗi giường có 2 người nằm, có người nằm dưới đất, có người nằm ngoài hành lang, còn người chăm nom bệnh nhân thì nằm khá la liệt ở một số nơi trong và ngoài phòng điều trị. LB dự đoán là công suất của bệnh viện ở ta chỉ thỏa từ 50-60% nhu cầu của bệnh nhân!
Có một nam bệnh nhân nọ - họ đi 2 người, từ tỉnh lẻ đến, đều tốt nghiệp đại học, mới ra trường và mới đi làm - bị sốt xuất huyết (một loại sốt siêu vi không nghiêm trọng lắm, thường ở nhà dưỡng bệnh 7 ngày là hết)... Khi người điều dưỡng đưa tờ giấy thu viện phí nhỏ nhỏ ra, cô vợ tái mặt:
-Hai triệu...
Nói xong, cô không thốt nên lời nào nữa. Vâng, chưa tính các khoảng chi trước và trong khi nhập viện mà có thể lớn hơn nhiều, 'hai triệu'  (=100 usd/tháng, hay 1200 usd/năm) là thu nhập mà cô có được trong một tháng. Như vậy, cô chỉ tồn tại chứ không sống, vì để 'sống' được trên cuộc đời này, cô phải có thu nhập cở 10-20 triệu/tháng. 
(Và khoảng 4h30, rạng sáng ngày 21/11, kẻ trộm đã đột nhập vào phòng điều trị và lấy mất 2 cái điện thoại, trong đó có 1 cái rất đắt tiền).
Nghe nói người Hồng Kông có thu nhập bình quân đầu người là 45.301 usd/năm, người Mỹ là 45.551 usd/năm, còn người Singapore là 51.226 usd/năm. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người ở các nước đang phát triển chắc là trên dưới 10.000 usd/năm, và như vậy, nước ta còn... nghèo lắm (thu nhập bình quân đầu người của VN năm 2012 là 1596 usd/năm, theo slideshare.net).
LB nghe ông bà ta nói là 'đã nghèo lại đeo cái khổ', vâng, người nghèo thì luôn thiệt thòi trong mọi hoàn cảnh, còn người giàu thì sướng hơn, thuận lợi hơn (chứ không hạnh phúc hơn), ví dụ, đối với người giàu, họ chi '2 triệu' một cái rẹt như ta chi 20.000 đồng vậy. 
LB còn nghe nói: 'hỡi thế gian tình là gì, mà đôi lứa thề nguyền sống chết', câu này được đổi thành: 
-Hỡi thế gian tiền là gì
Mà đôi lứa thề nguyền cũng... chết!
13. Sau 12g đêm, SG vắng lặng như ở thiên đường, chỉ có vài chiếc xe máy hay ta-xi qua lại, nó giống như cảnh đường sá ở Kuala Lumpur hay Vân Nam (Trung Quốc) vào lúc 12g trưa vậy, vì ở các nước này vào ban ngày, người dân đang ở cơ quan hay nhà máy, và xe tải (ở Vân Nam) thì phải 'nằm ngủ' ở một không gian nằm giữa 2 con đường... 
...Mới 6.30 sáng, đường sá SG có dấu hiệu kẹt xe (bãi đậu xe của bệnh viện bị kẹt xe, xe máy dồn đống, không lọt vào được). Một người nào đó chạy xe máy ngoài đường sẽ bị rơi vào cảnh 'thập diện mai phục' vì 10 mặt đều bị các xe khác... tấn công (trung bình ở VN, có 3 xe máy/gia đình, đa số là xe Tàu). Xe buýt thì chạy lổm ngổm như những con cua khổng lồ che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên nạn kẹt xe. Tiếng động cơ thi nhau gầm rú như hàng ngàn chiếc xe tăng T34 của Nga tấn công vào Berlin năm 1945 vậy... Có người nói đó là 'tính năng động', không, theo lý thuyết về môi trường thì đó là ô nhiễm môi trường (ô nhiễm tiếng ồn) mà làm người dân bị tăng stress, bị nhiều bệnh tật liên quan đến hệ thần kinh, bị giảm tính sáng tạo, và bị tổn thọ.
...Trong cõi sống và cõi chết này, hễ mà nghe ai nói đến hai chữ 'bất tử' là ta muốn nổi điên lên. Trong cõi sống và cõi chết này, ta mong gì?... Bỗng LB thấy một PN, nhìn đàng sau thì thấy 'thắt đáy lưng ong', may mắn thay, bước qua thì thấy nàng đẹp tuyệt vời, vâng, thượng đế quá vô tình, nhưng dù sao người vẫn để cho nhân gian một chút ánh bình minh rạng rỡ: đó là nàng.
14. Ngày hôm nay thực sự là địa ngục của LB: phải đi lên đi xuống cái nhà lầu 4 tầng của bệnh viện trên dưới 20 lần, và LB biết cụ thể thế nào là chồn chân mỏi gối và nỗi thất vọng kinh hoàng. 
Nhớ lại một lời nào đó trong kinh Thánh: 
‘Đời sống con người giống như cây cỏ, như bông hoa nở trên cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc không còn mang vết tích’, 
và lời trong kinh Phật: 
'Ta thấy vô số thế giới của vũ trụ này nhỏ như những hạt trái cây, và chiếc hồ lớn nhất ở Ấn Ðộ như một giọt dầu trên chân ta… Ta xem những lời phán quyết về đúng và sai như là sự uốn mình nhảy múa của một con rồng, và sự lên xuống của đức tin là dấu vết của bốn mùa để lại', 
LB không có cảm hứng tí nào. 
Về nhà, ngồi trong căn phòng vắng lặng, ngay cả một bóng hồng cũng không có, LB biết rằng ta hãy tự cứu lấy ta, và dù muốn hay không, ta cũng phải yêu sự cô đơn hay cái chết, vì ngoài sự cô đơn hay cái chết ra, ta không có cái gì khác.
Ngày 20/11: Ý thức xã hội
15. Một kiến trúc sư nổi tiếng nào đó đã nói: 'muốn biết một dân tộc có văn minh hay không thì hãy nhìn vào cái lề đường', ta có câu: 'nhanh một phút, chậm cả đời'...: những phát biểu này là thước đo thực tế khi nói về ý thức xã hội.
Ta có quán tính 'con trâu đi trước, cái cày đi sau' của một nền sản xuất manh mún và đầy tính riêng lẻ, ví dụ như người ta thích phóng nhanh vượt ẩu, thích vượt đèn đỏ, đậu xe giữa đường/giữa lối ra vào, lấn chiếm lề đường; hơn nữa, ta lại thích sĩ diện, làm việc lung tung và ít hiệu quả nhưng thường nói 'bận'... Một trong những thuộc tính của nó là ta thường thích 'không gian một chiều', tức là làm cái gì cũng chỉ nghĩ đến một hướng (tiền, giành giật, sĩ diện...), không vạch ra được 2-3 phương án, mà chỉ xông lên phía trước quyết không nhường ai, nhưng ta đâu có ngờ rằng nhường một tí, chậm một tí, rẽ phải/trái một tí... là một trong các phương án mà sẽ đem lại lợi ích cho ta và những người chung quanh/xã hội (rất) nhiều...
Ngoài ra, khái niệm bận có hai nghĩa: 1.bận do phải xử lý quá nhiều việc, 2.bận do tổ chức/quy hoạch công việc kém. Nghe nói năng suất lao động của ta thấp hơn Singapore đến 17 lần (theo nguonlucquocte.com), nhưng dường như người Sin khá ung dung trong khi ta luôn luôn kêu 'busy', ha.. ha... Có thông tin như sau: 'thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore! (Nguồn: nld.com.vn).
Hôm nay, trên đường đi ở SG, đến những đoạn đông người và rất là nguy hiểm, thế mà LB vẫn thấy nhiều người vừa chạy xe một tay, vừa dí điện thoại vào lỗ tai, có lẽ họ bận lắm! Và hôm nay đi đường, LB thấy một chiếc mô-tô với giá 450-550 triệu, làm LB nhớ tới lời của một đứa con ông bộ trưởng nào đó: 'xe máy dưới 500 triệu thì con không đi'..., lúc đó, nhiều người thấy chiếc mô-tô to đùng và kêu 'rỉn.. rỉn... rỉn...' này và không ai cảm thấy có một chút ấn tượng nào hết, mà chỉ thấy toát lên cái sĩ diện - một thứ ý thức xã hội chậm hơn thế giới phát triển nhiều lắm...
Ngày 21/11: Sự phù phiếm của thế tục
‘Ông ta thấy người này vẫn lắng nghe ông ta với vẻ hết sức thấm thía, và xem ra không muốn bác bỏ gì hết. Ông già muốn Chúa nói với ông ta điều gì, dù là cay đắng, đáng sợ. Nhưng Chúa bỗng lẳng lặng đến gần ông già và dịu dàng hôn lên cặp môi tái nhợt của ông lão chín mươi. Đấy là tất cả câu trả lời’ 
(Anh em nhà Karamazov, Dostoievski)
16. Sáng nay, đi uống cà phê sớm, LB nhớ lại một chuyện.
Số là thời sinh viên, LB ở chung Ký túc xá với một bạn gái tên B (là em của một bạn thân của mình, tên A, học chung với mình năm lớp 12). Ở đó, trong gần 5 năm, chúng tôi thường gặp ngày 2 bữa tại căn-tin, tối nào cũng ngồi học chung ở hội trường từ 7g đến 11-12g khuya, khi cô ấy ốm, LB thường lên lầu thăm, khi nghỉ hè hay nghỉ Tết, LB thường đến nhà cô ấy chơi, khi đi xe đò từ SG về quê hay ngược lại, chúng tôi thường quan tâm nhau, và sau khi ra trường, gần chục năm, cô ấy đã thường khám và chữa răng cho LB... Sau này, LB đi làm ở HN, chúng tôi không gặp nhau nữa, nhưng LB không hề trách là tại sao cô ấy không đến thăm mình, và ngược lại. 
Đối với anh A, chúng tôi hiếm khi gặp nhau và cũng không có cái gì chung, chỉ lâu lâu thấy bạn ấy rủ đi họp lớp, họp trường hay họp nhóm (do tính biến động về chính trị và kinh tế trước và sau 1975, cộng với sự đa dạng hóa về đào tạo, ta có thể có đến hàng trăm nhóm bạn, hơn nữa, LB cũng hiếm khi ở quê). Họp bạn thì cũng có chút vui, nhưng không phải là một nghĩa vụ ở đời, điều quan trọng nhất là LB rất yêu sự 'tĩnh lặng', nhưng LB cảm thấy hình như 'họ' có lời trách móc ngầm là 'mầy quên bạn bè hả mầy?'...
...Giữa cô B và anh A, ai là bạn thân hỡi các bạn? LB đã rơi vào sự phù phiếm của thế tục: người mà thân với LB thì không trách, người mà không thân với LB thì trách... Nghĩ đi nghĩ lại nhiều lần, LB biết rằng mình vẫn còn lưu một mối tình cảm tốt đẹp với cô B trong lòng là được rồi, năng lực của ta là hữu hạn, sao mà thỏa mãn sự đòi hỏi vô hạn của người đời được, nên ta đành phải theo chủ nghĩa MAKENO vậy, híc.. híc...
Ngày 22/11: Chuyện khó tin nhưng có thật
17. Chắc các bạn không được thuyết phục lắm khi LB nói về sự phù phiếm của thế tục hay ý thức xã hội! Các bạn hãy theo dõi thêm nhé.
Ở VN, không cần nhắc đến khái niệm tỉ phú, có rất nhiều triệu phú mà có giá trị tài sản đến vài chục tỉ đồng (trên 1 triệu usd).
Năm ngoái, LB có gặp một người như thế, anh ta có tài sản giá trị khoảng 1 triệu usd nhưng không dám mua một cái ví 'đẻo' với giá 1 usd (= 20.000 vnd), đi xe buýt hay nhờ con cháu đến đón chứ không dám đi taxi. Hôm nay, LB có nghe tin một người chết dưới 60t, anh ta có một giá trị tài sản 'nổi' cở vài triệu usd (chưa kể tài sản 'chìm'), nhưng anh lại đem theo 1 con cá từ miền Tây về Tây Nguyên để thăm mẹ ốm (tiết kiệm được 5000đ = 0,4usd), chỉ nhắn tin chứ không dám gọi đt vì sẽ làm họ tốn trên dưới 1000 đồng, chỉ tắm bằng xà-bông thường chứ không dám tắm bằng xà-bông thơm để khỏi tốn thêm một đồng nào cả; và tại bệnh viện Gia Định, khi nghe nói cái áo mưa giá 5000đ, một lão nông dân đã mừng hết lớn... 
Tại sao vậy? Vì năng lực của họ chỉ làm ra được đến chừng đó, nên họ xài chừng đó (không tính chuyện tại sao miếng đất trồng rau muống/trồng chuối của họ, hay họ làm cái gì đó, mà bỗng dưng tòi ra mấy chục tỉ đồng thì chỉ có ông trời mới biết được!). Chính vì thế mà đa số lão bá tánh đến nay chỉ xài, tính toán, cãi nhau, thậm chí là... mâu thuẫn/hận thù nhau trên 'đơn vị chi' là 1-2000đ/lần (bằng giá một bó rau muống ở thôn quê), nhưng xã hội lại đột ngột xuất hiện những dạng nhà giàu với 'đơn vị chi' là 1-2 triệu đồng/lần, mà chỉ làm cho bàn dân thiên hạ bị ngộp thở tức thời, chứ không thể làm thay đổi quán tính xài tiền xưa nay của lão bá tánh được; và vì thế, rất nhiều người đã mang vài triệu usd xuống mồ làm quà tặng cho giun dế ở âm phủ chứ không dám uống cà phê với giá 10.000đ/ly nơi dương thế.
Phải chăng người ta chạy đua sống còn để có một lượng tài sản nổi (và dường như ảo) cho cái sĩ diện với thiên hạ, trừ một vài đại gia hay một số người 'hãnh tiến' ném tiền qua cửa sổ, người dân không dám chi 10-20.000đ cho các hưởng thụ cá nhân: bản chất của lão bá tánh vẫn là luỹ tre xanh và cái ao làng - một giá trị vĩnh hằng với tính tiết kiệm của ông bà để lại, và dường như đó cũng là một quy luật của muôn đời...
Ngày 23/11: Thiên đường hư ảo...
(Lưu ý rằng chữ 'thiên đường' dưới đây chỉ là ngôn ngữ dân gian).
18. Hôm qua LB có đi Long An để dự đám tang.
Vâng, theo thông tin từ các 'bà tám' thì anh ta đúng là loại người mà LB đã kể ở trên: có tài sản trị giá vài chục tỉ nhưng không dám xài 2000đ, hihi... Và với tính cách trên, dĩ nhiên là anh không quan tâm đến cha mẹ, anh em, bà con, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác, rộng hơn, khi nghe tin anh ta chết, không ai tỏ ra thương xót, mà họ chỉ nói anh là người keo kiệt nhất, ích kỷ nhất, và kết luận anh là người... xấu! 
Người ta thường nói:
-'nghĩa tử là nghĩa tận',
tức là đối với người đã chết thì ta hãy quên đi sự thù oán/căm ghét xưa, nhưng họ vẫn cứ ghét anh, không có ai cảm thông cho anh và không ai nhỏ cho anh một giọt nước mắt nào cả.
Nhưng, một cái 'nhưng' rất lớn, đó là có một đội kèn đến và thổi những bản nhạc gì gì đó mà LB chả có tí cảm xúc nào, rồi có một vị đại diện nào đó đọc lời tụng ê a để tiễn anh lên... thiên đường! Ôi, một người sống mà mọi người trên trần thế đều kết luận là 'người không tốt', thế mà anh ta được lên thiên đường vì một lý do vô cùng đơn giản: anh có đức tin mà chính anh cũng không hiểu!
...Ngay tại đám tang, LB chợt nhận ra rằng, hễ con người nghĩ đến cái gì, mơ ước đến cái gì, đặc biệt là có liên quan đến 'thần thánh' thì người ta sẽ lập tức cung cấp cho họ một đống lý luận thần thánh, một hệ thống dẫn họ đến thần thánh, và một không gian thần thánh mà mấy ngàn năm nay, loài người không thể biết: đó là cái thiên đường hư ảo...
Ngày 24/11: Có tội và không có tội
19. Hồi trẻ, học cuốn 'English 900', LB biết được từ 'guilty or not guilty' là 'có tội hay không có tội'. Gần đây, LB có xem phim 'Bao Thanh Thiên', nếu ổng mà bảo 'có tội' thì quả là big problem, hihi...
Sáng nay, đi uống cà phê ở một hẻm ở SG, LB thấy mấy trăm người dân chiếm đường để buôn bán/đậu xe: họ 'có tội', nhưng quan sát kỹ khuôn mặt và thái độ của họ, LB biết rằng họ nghĩ là bình thường - tức là hoàn toàn 'không có tội'!
Cách đây nhiều năm, LB nghe nói có một tác phẩm nào đó của một nữ văn sĩ VN, được dịch sang tiếng Anh một cách dễ dàng, nhưng có một chỗ không hề dễ tí nào, đó là nữ văn sĩ kể 'có một phụ nữ ở HN, gánh một gánh phở và bày ra bán ở ngay một cái hẻm gần ngã ba đường'. Vì hành vi này ở bên Mỹ là 'có tội', nên nhà xuất bản Mỹ rất lo ngại, bèn gọi điện thoại trực tiếp về VN kiểm tra, quả nhiên là có thật và... 'không có tội'!
Và cũng cách đây nhiều năm, LB có gặp một ông xếp mà luôn sử dụng 'thủ tục đầu tiên' là 'tiền đâu', đó là hễ mà bất cứ lúc nào có cấp dưới hay người dân đến xin chữ ký, thì ổng đóng cửa phòng làm việc lại và hỏi:
-Có mang theo tiền không?
Sau vài chục năm, ổng có một khoảng thu nhập 'ngầm' khổng lồ, còn đó là mấy chục tỉ hay mấy trăm tỉ thì chỉ có ông trời mới biết. Và ông mới chết cách đây không lâu, nhưng chính ổng, đồng nghiệp, bạn bè, cấp dưới và họ hàng của ổng đều nghĩ đó là hành vi bình thường như ăn cơm hàng ngày và 'không có tội', híc.. híc...
...Chắc các bạn có đọc nhiều tư liệu nói về thời bộ lạc (tiền phong kiến), thời phong kiến, và thời tư bản đến nay, ví dụ như thời đại 'Đông Chu Liệt Quốc' ở nước Trung Hoa cổ đại từ thế kỷ thứ 8 đến thứ 3 TCN, hay thời đại 'Hội chợ phù hoa' ở châu Âu từ thế kỷ 18 đến nay, các bạn thấy có thời đại nào mà: nhiều người xem hành vi tham nhũng là... 'không có tội'!
Ngày 25/11: Thông minh và văn minh!
20. LB bắt đầu kết bạn với những người nước ngoài từ 23 năm về trước, nhưng dù LB có moi hết ký ức thì cũng không thể ghi chép lại bất cứ một câu nói xấu nào về VN từ miệng của họ, mà chỉ thi thoảng có nghe họ phàn nàn về tệ nạn quan liêu, tham nhũng..., có lẽ vì họ đến VN để quan tâm nhiều hơn về quản lý kinh tế, du lịch, đặc biệt là về nền văn hóa.
Mấy ngày hôm nay, trên kênh VTV3, LB có xem bản tin thời sự về một nữ họa sĩ người Anh là Bridget. Bà ta đã bỏ nước Anh, sang làm ăn sinh sống tại Hội An với một người bạn gái nho nhỏ xinh xinh. Ở VN, bà nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của cộng đồng người Việt với một thái độ cởi mở, dễ tâm sự và dễ kết bạn mà bà chưa hề thấy ở một quốc gia nào khác. Dưới cặp mắt của một họa sĩ, bà phát hiện ra những nét văn hóa tâm linh tuyệt vời từ đời sống của những thường dân hay những hình ảnh 'thiền tính' hiếm có từ những cảnh vật tự nhiên hay kiến trúc dân gian ở VN...
Cách đây 15 năm, LB cũng làm việc chung với một chuyên gia Hà Lan. Khi nói đến từ 'thông minh' thì anh ta nói rằng:
-Cho một ông tiến sĩ và một người dân tộc thiểu số (mà không có mang theo bất cứ một thứ trang bị nào hết) vào trong một khu rừng hoang, khi đó ta sẽ biết ai là người 'thông minh'?
Một hôm, chính quyền địa phương đã hỗ trợ cho người đồng bào dân tộc thiểu số một số son chảo bằng nhôm để thay thế các cái nồi bằng đất sét mà họ đã dùng hàng ngàn năm nay, anh ta nói:
-Tại sao ta bắt người dân phải thay đổi một tập quán văn minh như vậy?
Tóm lại, việc có bằng đại học, thạc sĩ hay tiến sĩ không khẳng định ai đó là người thông minh hay không, và việc sử dụng công cụ hiện đại không khẳng định đó là tập quán văn minh hay không...
 nền văn hóa Đông Tây có sức thu hút lẫn nhau, nên người phương Tây rất thích người Việt và nền văn hóa Việt...
Chẳng hạn như nhạc sĩ Marc Lavoine đã sáng tác bài ‘Bonjour Vietnam’ (Xin chào Việt Nam) do Phạm Quỳnh Anh thể hiện mà chính cô cũng khóc khi hát lại bài hát này tại khách sạn Sofitel (SG) vào đêm 18/11/2008:
Bạn hãy nói cho tôi biết chăng, về họ tên mà tôi đã mang,
về miền quê mà tôi ngày đêm luôn nhớ mong.
Lòng tôi mong biết đất nước tôi, đất nước đã có bao đời,
Được nhìn bằng đôi mắt của mình được trở về cội nguồn của tôi...

(Tell me all about this name, that is difficult to say.
It was given me the day I was born.
Want to know about the stories of the empire of old.
My eyes say more of me than what you dare to say).

XIN CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ VIẾNG THĂM, CÓ LỜI CHÚC MỪNG SINH NHẬT NGLB VÀ ĐỌC NHỮNG DÒNG NHẬT KÝ NÀY.
HẾT.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

487. Chùm thơ ‘Tím sa cuối trời’

1. Chữ tình
Không có tím, rừng cây thinh lặng đứng
Không có tím, tia nắng nấp xa đường
Không có tím, thuốc còn chưa nửa điếu
Không có tím, cây đau rũ lá buồn
*
Nắng bên kia, bóng hồng nơi cuối núi
Vắng lặng phòng, tim nhú khúc rung rung
Thế gian ơi, chỉ bởi một chữ tình
Đừng gọi nhé, anh van em đừng gọi!
2. Cơn bão vô tình
Dáng tím đứng mơ, mùa thu vọng
Mắt ngóng xa xa, đông thấy buồn
Lâu rồi không gặp, xuân hờn dỗi
Hạ bỏ đi xa, chớm nỗi lòng
*
Cơn bão nỡ nào quên hoa mua
Bóng hồng lặng lẽ tóc bay đùa
Không gian xa thẳm mờ xanh núi
Mắt đọng mù sương, ai nhớ ai?
3. Dáng thiên đường
Lâu ngày không thấy bóng nàng
Chùm cher-ry đỏ mênh mang tháng ngày
Mùa đông đã gõ cửa - sầu
Sao em vẫn nhớ mùa thu hở trời
Chi bằng ghé chỗ anh chơi
Nắng trườn qua cổng, hoa bơi vô nhà
Cá say lội nước la đà
Lan say nghiêng tím mượt mà dại hoang
Khói say bay trắng ngỡ ngàng
Người say ôm dáng thiên đường dậy mơ.
4. Nhớ ai
Em có bao giờ nghĩ đến ta
Có biết anh trai thích uống cà
Có thích cùng ai ngồi hóng gió
Có tặng cho ai dáng mượt mà
*
Nhớ một ngày ai đến thăm ai 
Dậy dáng hình cong, dậy tiếng cười
Nhớ ai nhớ hoài em gái nhỏ
Một đóa cher-ry, chỉ thiếu người.
5. Tím sa cuối trời
Anh đi về phía dòng sông
Nước cong in dáng bồn chồn bước đi
Anh đi về phía mây bay
Nắng vàng cuối gió lung lay lá buồn
Anh đi về phía hoàng hôn
Chiều tà rụng tím ngập hồn núi xa
Anh đi về phía chiêm bao
Mắt anh mơ mộng, tím sa cuối trời.
6. Về đây
Về đây trong khúc nhạc tình
Biển xa gợn sóng dập dình dáng ai
Về đây mắt ngóng xa xa
Rưng rưng khóe mắt ngọt ngào nhớ em
Về đây chiều xuống êm đềm
Lá lung lay lá, hồn mông mênh hồn
Về đây nắng rụng đau buồn
Hoa rung rung khóc, tim rung rung sầu
Về đây khói thuốc bay mau
Bóng ai quyền quyện, dáng ai nhập nhòa
Về đây thương nhớ diết da
Bước đi dưới nắng chiều tà ngẩn ngơ
Về đây biết đến bao giờ
Đời nơi biển cả, tình nơi mây ngàn.
---------------
Thơ tặng của các blogger:
- Qua nhà thăm hỏi huynh ta
Độ rày đông đến bão la đà
Ân tình như nước chiều đông rũ 
An hạnh - mong ai mãi đậm trà (Bằng Lăng Tím)
-Tặng anh chùm đỏ Cher-ry
Tặng thêm một tiếng thầm thì... mùa sang (Chu Ngọc)
-Vua chúa cũng khổ
ví thân đây xẻ làm... trăm được
Dân thường càng khổ
tiền khô cháy túi,
mấy ai hiểu cho,
người ta bỏ đi như kẻ... xa lạ
Anh Lá Bàng đang khổ!
Em cũng bắt chước khổ! (Có khi nào)
-Cây bàng trút lá để vào đông
Đường xưa ta bỗng ngập lá vàng
Có phải thu đi em hờn giận
Để vàng một cõi bước mênh mang (Mưa rừng chiều)
-Chữ tình trong thế gian thật cũng lạ
và không ai giống ai...
Có người có trải qua
Trẻ em chưa trải qua
Có người trẻ chưa trải qua
Có người không trẻ nữa mà chưa trải qua
Có người trải qua rồi xem như là giấc mơ
Có mấy ai mộng uyên ương hồ điệp...
Có người tự dối mình
trong giấc mơ bao nhiêu ngày phiêu bạt
để về quê cũ tìm lại chính mình...
và bao nhiêu nữa...
...xin uống cà phê thơm ngạt ngào buổi sáng
...xin nhấm ly trà ấm áp buổi chiều
...và chút men say về đêm... (Nặc danh)
Rượu anh chưa uống đã say
Men tình men rượu anh say men nào
…Ân tình em gửi trao tay
Nào hay anh đã mới say bóng nàng
Rượu anh chưa nhấp đã màng
Tửu lượng anh kém đầu hàng đi anh (Nguyễn Thị Lý)
Một chút thơ tình thấy ngất ngây
Một chút nhớ thương thấy ngọt ngào
Một chút mộng yêu thấy tốn hao
Một chút liêu xiêu bởi rượu đào (Nguyễn Thị Lý)

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

486. Trước ngưỡng sinh tử

Nắng bên kia, bóng hồng nơi cuối núi
Vắng lặng phòng, tim nhú khúc rung rung
Thế gian ơi, chỉ bởi một chữ tình
Đừng gọi nhé, anh van em đừng gọi!
(NGLB)
1. Mở đầu
Có người nói rằng LB hâm nóng lại đề tài tình yêu xưa nay? Có người nói rằng LB ca tụng tình yêu của Dương Quá và Tiểu Long Nữ? Có người nói rằng LB đã ca tụng những hình tượng không có thật trên đời? Có người cho rằng LB ca tụng việc ‘về với Cổ Mộ’?
Không, LB đã trả lời với blogger Hai Lúa là LB không hoàn toàn nói về tình yêu, mà LB nói chuyện với tư cách là một người đứng trước ngưỡng sinh tử.
Không, LB không có thì giờ để ca tụng ‘tàu khựa’ (xin lỗi), nhưng Dương Quá và Tiểu Long Nữ có lẽ là mô hình lý tưởng của nhân loại chứ không phải của người Tàu!
Không, Dương Quá (tương tự cho Tiểu Long Nữ) khi được sinh ra đời, hoàn toàn là ‘lão bá tánh’, không phải là một ‘đại hiệp’ dễ dàng trong tương lai như các blogger tưởng, mà đó là một cậu bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải đi ăn xin, ăn mặc rách rưới, nằm bờ ngủ bụi, tuổi thiếu niên bị gần như cả phái Toàn Chân đuổi cùng giết tận, tuổi thanh niên bị những người thân nhất hoàn toàn không hiểu và hất hủi, rồi cả thiên hạ rủ nhau xa lánh, khinh bỉ và mạt sát.
Không, Cổ Mộ ở đây không phải là một ngôi mộ cổ theo nghĩa đen của nó, mà là sự xa lánh sự phù phiếm của thế tục, sự xa lánh hồng trần quá phức tạp…
2. Một nửa còn lại của ta?
“Con người có yêu mới là con người đích thực. Tình yêu là mãi mãi cho đến lúc lìa đời người ta vẫn nhớ. Bản tình khúc âm dương luôn réo rắc đâu đó, đâu đó, phó mặc cho cả sư hoang tàn trước mặt”
(Nguyễn Thu)
Kế bên nhà LB có một phụ nữ góa chồng, trông… cũng được. Vào một tối nọ, LB có dịp nói chuyện với nàng khoảng 1 tiếng đồng hồ, và LB có cảm tình với nàng. Sau đó, có ngày LB thấy nàng trước cửa, tươi cười, không từ chối đón tiếp LB vào nhà, nhưng trong 4 năm nay, LB chỉ chào hỏi mà không bao giờ vào nhà riêng thăm nàng và không bao giờ nói chuyện với nàng, mặc dù LB vẫn còn thích nàng. Tại sao?
Một hôm nọ, đi uống cà phê, LB gặp một phụ nữ có thân hình ‘cá trắm’, có nghĩa là nếu phụ nữ có thân hình đẹp nhất thế giới thì cũng kém hơn hay bằng nàng mà thôi. Không ngờ, mấy ngày sau, tình cờ gặp nàng trước cổng, nàng đã chào và gọi LB bằng tên thật làm LB rất ngạc nhiên! (vì LB hiếm khi cho phụ nữ biết tên thật). Rồi một hôm, khi LB đang đi bộ trên đường thì nàng dừng xe máy lại, khuôn mặt rạng rỡ, hai mắt sáng rực và nhìn thẳng vào mắt của LB. Nhưng LB đã… ra đi, mặc dù khi đánh máy đến đây, LB vẫn nhớ nàng. Tại sao?
Vì người phụ nữ nào mà được LB ‘chấm’ thì cũng được những hai lúa khác chấm, mà LB không hề có ý định đụng chạm đến các hai lúa - một thứ tình yêu lạ lùng nằm trong tim của LB. Quan trọng hơn: Tình yêu là gì? Có phải ta dễ dàng tìm được một nửa còn lại của mình không? Hình như không, vì thế mà có thể cho đến khi chết, ta cũng không thật sự có được một hồng nhan tri kỷ.
3. Người đời muốn ta phải thỏa mãn
Sự phù phiếm của thế tục với các điều mà người đời muốn ta phải thỏa mãn, ví dụ thực tế như sau:
  1. Tại sao trước đây mầy ăn ở nhà tau mà sau này mầy không đến dự đám giỗ của nhà tau?
  2. Tại sao mầy không đóng góp tiền xây nhà cho thằng bạn (mà quen cách đây 40 năm)?
  3. Tại sao mầy không đi họp trường (cũ)?
  4. Tại sao mầy không đi dự đám cưới con của thằng X, mầy bố láo?
  5. Mầy muốn gặp tau thì chạy đến chỗ tau đi!
  6. Tại sao mầy không khúm núm hay đem phong bì đến nộp mạng cho mấy ông lớn (nào đó)?
  7. Tại sao mầy không viết entry theo như ý đã được ‘chỉ đạo’ của ai đó?
  8. Anh đi OFF đi, các blogger sẽ chụp hình lia lịa rồi đưa hình của anh lên Facebook hay Google!
  9. Tại sao thằng A cho mẹ (cha) nó mấy chục triệu, thằng B cho mẹ nó đi nước ngoài…, ôi, mẹ khổ quá đi, hừ.. hừ.. hừ… (tiếng rên giả vờ như bị bệnh sắp chết đến nơi rồi)?
  10. Tôi đi qua Lãnh sự quán TQ, tôi cảm thấy buồn (!), anh không chảy nước mắt nên anh không phải là người yêu nước!
  11. Tôi sẽ chứng minh cho toàn nhân loại này thấy cái lý thuyết vĩ đại của tôi: ‘tôi sống tức là tôi bất tử’!!!
  12. Tôi sẽ chỉ cho toàn thể nhân loại này một cái ‘cứu cánh’!!!
4. Xin lỗi, rất tiếc, ta là con người
Tất nhiên, mới nghe, các bạn thấy… dễ giải quyết lắm! Nhưng nghĩ kỹ, các bạn sẽ thấy rằng:
-không lẽ tự nhiên ta vác mặt lù lù đến nhà người ta để dự đám giỗ!
-bạn đã xây nhà cho bạn hay cho cha/mẹ bạn được chưa mà đi xây nhà cho người khác!
-đi họp trường, họp lớp, họp hội đồng hương… có phải là điều bắt buộc, luôn vui, luôn có chất lượng, hay luôn đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội!
-cả đời, bạn có hơn 1000 người bạn, chả lẽ con cháu ai đó (mà bạn hoàn toàn không biết) có đám cưới là, dù ở bên Mỹ, bạn cũng phải… năn nỉ bạn của mình để được về quê dự đám cưới!
-bạn phải hạ mình để tìm gặp một người nào đó mà y không cần gặp bạn!
-bạn phải đánh mất danh dự để ‘nâng cần’ hay đưa phong bì cho mấy ông làm lớn (nào đó) mà óc nhỏ!
-bạn viết entry hay bạn làm bồi bút!
-bạn muốn ai cũng biết mặt của bạn trên Facebook hay trên Google, có gì hay ho lắm đâu! Hihi...
-bạn có cần phải cho mẹ (cha) của bạn mỗi lần vài chục triệu để hàng ngày qua… làm ‘bà tám’ với hàng xóm!
-mẹ (cha) của bạn có cần sang Mỹ chơi trong khi mỗi sáng bạn phải kiếm quán cà phê bình dân trong hẻm để có tiền mà đi chợ!
-ai bảo rằng nếu ai đi qua Lãnh sự quán TQ mà cảm thấy buồn (!) thì kẻ đó mới là người yêu nước! Híc.. híc...
-anh chàng nào đó vỗ ngực tự xưng là ‘bất tử’ thì có liên quan gì đến bạn hay đến hạnh phúc của nhân loại!
-anh chàng nào đó vỗ ngực tự xưng là sẽ đem lại ‘cứu cánh’ cho nhân loại thì bạn cần gì cái cứu cánh chém gió đó!
…Nếu ta không tuân theo, người đời sẽ trách ta là thế này thế nọ. Vâng, tất cả cái đó được gọi là một thứ phong tục tập quán vô hình, một thứ thế tục thường tình, một món nợ hồng trần…
Nhưng, xin lỗi, rất tiếc, ta là con người, ta có lập trường của ta, ta biết thế nào là đúng/sai, hơn nữa, ta sống chủ yếu là để cải thiện bản thân mình, và tối thượng là tìm ra cái bản thể đích thực của chính mình, chứ không phải là để ‘làm con rối cho cuộc đời giật dây’ hay để chạy theo đuôi thiên hạ.
5. Sự đau khổ ngọt ngào của nhân loại
Cơn bão nỡ nào quên hoa mua
Bóng hồng lặng lẽ tóc bay đùa
Không gian xa thẳm mờ xanh núi
Mắt đọng mù sương, ai nhớ ai?
(NGLB)

Bởi thế mới xuất hiện tình yêu kỳ vĩ của con người, theo mọi nghĩa.
Khi yêu, vì cha mẹ sinh ra thể xác tôi chứ không sinh ra tâm hồn tôi, nên tôi đã tìm được thế giới tâm linh huyền diệu của quả tim tôi.
Khi yêu, vì tôi là kẻ ngẫu nhiên bị sinh ra trong cõi đời này, trái tim tôi đầy vết sẹo đau đớn, nên nửa còn lại đó đã làm quả tim tôi được liền sẹo.
Khi yêu, vì tôi là kẻ ngẫu nhiên bị sinh ra trong cõi đời này, tôi bị cô đơn, nên ‘người’ đã sưởi ấm trái tim lạnh lẽo của tôi trong cuộc đời đầy đau khổ này.
Khi yêu, vì tôi là kẻ ngẫu nhiên bị sinh ra trong cõi đời này, là cánh chim bạt gió bị đời đánh tơi tả, nên nửa còn lại của tôi đã cùng tôi trú ngụ trong tổ ấm bình yên.
Khi yêu, vì không ai hiểu hay tâm sự với tôi, nên 'người' luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu.
Khi yêu, vì cuộc đời là luôn bất công, nên ‘người’ đã trả lại cho tôi sự bình đẳng, vô điều kiện.
Khi yêu, vì tôi có nhiều nhược điểm, tôi đâu có phải là thánh nhân!, nên người rất thông cảm cho tôi và hỗ trợ tôi mà không hạ nhục tôi.
Khi yêu, tôi không quan tâm đến việc ‘người’ là giàu hay nghèo, vì thế chúng tôi luôn luôn giàu.
Khi yêu, tôi không quan tâm đến việc 'người' là thảo dân hay kẻ làm lớn, vì thế chúng tôi luôn làm lớn.
Khi yêu, tôi sẵn sàng chết vì ‘người’, do đó, tôi và người không sợ cái chết, chúng tôi khinh thường sự sinh tử, nên chúng tôi bất tử.
Khi yêu, vì chúng tôi luôn là nô lệ của nhau, nên chúng tôi không có thì giờ để làm nô lệ cho kẻ khác.
Khi yêu, vì mọi thứ trên đời đều là hư ảo, nên chúng tôi muốn được sống thật từ cái hư ảo đó.
Khi yêu, vì trước kia mọi người mô tả hư ảo về cái mặt trăng, nhưng sự thật thì hoàn toàn và tuyệt đối khác, vì hiện nay người ta đang mô tả hư ảo về một cái thiên đường không thể biết nào đó, nhưng chúng tôi biết là có một cái thiên đường đau khổ tuyệt vời mà hoàn toàn có thể biết.
Lối nào dẫn đến men say
Lối nào dắt đến vòng tay ngại ngần
Lối nào động đến bâng khâng
Lối nào chạm đến hai tầng: sắc? không?
Lối nào thi sĩ ngóng trông
Sông xanh in dáng, mây hồng in tên
Chiều nghiêng qua ngắm dáng em
Bỗng nghe rực mũi, bỗng thèm có đôi
Thôi rồi, chết một bờ môi
Môi ai ngọt quá khiến tôi lụy nàng
Trời ơi, ai cháy thành than
Trời ơi, ai bỗng tan thành giọt yêu.
(NGLB)
Và cuối cùng, khi yêu, vì tôi chưa từng được là chính tôi, nên ‘người’ đã làm tôi trở thành một con người đích thực; vì tôi yêu những bản tình ca bất tử, yêu đại dương bao la, nên ‘người’ đã cho tôi sống trong những bản tình ca đó và cho tôi được ôm ấp trong đại dương của lòng mẹ ấm áp và tự do đó; vì vũ trụ là vô tình, nên chúng tôi muốn nhập thành một vũ trụ hữu tình; và vì nhân loại cuối cùng là đau khổ, nên chúng tôi muốn cảm thấy trong chính chúng tôi sự đau khổ ngọt ngào đó của nhân loại.

HẾT.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

485. Sự vận động của vũ trụ và chữ tình

Về đây trong khúc nhạc tình
Biển xa gợn sóng dập dình dáng ai
Về đây mắt ngóng xa xa
Rưng rưng khóe mắt ngọt ngào nhớ em
Về đây chiều xuống êm đềm
Lá lung lay lá, hồn mông mênh hồn
Về đây nắng rụng đau buồn
Hoa rung rung khóc, tim rung rung sầu
Về đây khói thuốc bay mau
Bóng ai quyền quyện, dáng ai nhập nhòa
Về đây thương nhớ diết da
Bước đi dưới nắng chiều tà ngẩn ngơ
Về đây biết đến bao giờ
Đời nơi biển cả, tình nơi mây ngàn
(NGLB)

1. Mở đầu
Vũ trụ vận động và tồn tại bởi ái lực âm dương, mà ta thường gọi là tương tác âm dương, gọi một cách người hóa là ‘tình khúc âm dương’, và ngắn gọn hơn là ‘chữ tình’. Và vì mỗi con người là một cá thể của vũ trụ nên 'nó' cũng phải tồn tại bởi ‘chữ tình’.
Ai nấy cũng đều sống trong một giấc mộng ảo: mộng giàu sang phú quý, mộng thăng quan tiến chức, mộng đại gia, mộng nổi tiếng, mộng làm lớn, mộng vĩ cuồng, mộng thiên tài, mộng tiến sĩ, mộng Nobel, mộng anh hùng, mộng yêu đương tình ái, mộng uyên ương, mộng mỹ nhân, mộng tiêu dao, mộng thần tiên, mộng bất tử… 
Tại sao? Ngoài ra, có một người bạn thách LB chứng minh được rằng vũ trụ cũng yêu nhau? Hihi... Và đây cũng là trọng tâm của bài viết. 
2. Một số câu chuyện có liên quan đến chữ tình
Trước tiên, LB xin kể ra 9 câu chuyện mà đa số các blogger đều biết và có phân tích tóm tắt nghen.
1. Ceasar và Antonius: Cleopatra được thụ hưởng một nền giáo dục toàn diện (biết 9 thứ tiếng, được nổi tiếng là là vị nữ hoàng đầu tiên của triều đại Ptoleny nói được tiếng Ai Cập trong 300 năm cai trị), biểu hiện thiên tư lãnh đạo từ rất sớm và rất có tài trí (thông minh, sắc sảo, quyền biến về chính trị…), có bí quyết làm đẹp (mà nay ta vẫn áp dụng ở các salon spa!), có giọng nói ngọt ngào mê hoặc làm chết lịm bao nhiêu người đàn ông, và đặc biệt là, nếu không nhầm, nàng có một ‘nghệ thuật yêu đương’ vô cùng tuyệt vời!
Sau năm 48 TCN, để duy trì ngôi vị của mình và không muốn cảnh nước mất, nhà tan, Cleopatra đã dùng sắc đẹp, sự thông minh và sức hấp dẫn của mình để ‘quyến rũ’ Ceasar. Được Ceasar yêu mãnh liệt, nàng đã được tái lập ngôi báu cùng với em trai của mình là Ptoleny XIV (sau này bị chết một cách bí ẩn), và kết quả là nàng cùng với Ceasar sinh ra người con là Ptolemy Caesar, tức là ‘Caesarion’ hay ‘Caesar nhỏ’… Năm 42 TCN, nàng phải tiếp tục quan hệ ‘liên minh’ bằng cuộc tình với danh tướng kiêm chính trị gia Marcus Antonius (hay Mark Antony) - một trong những thành viên cai trị Roma. Antonius mời nàng đến gặp mặt ở thành phố Tarsus, tại đây, nàng đã trổ tài ‘quyến rũ’ khiến Antonius ‘hồn xiu phách lạc’, hai người sống qua hai mùa đông và sinh đôi…
2. Dostoievski: Thượng đế đã không đứng ngoài cuộc khi muốn tạo ra những ‘thiên tài’, như đã nói, hay có lẽ đức Phật đã cảm thông cho số phận của chàng bằng cách tặng cho chàng hai chữ ‘nhân duyên’ để bù lại nỗi mất mát to lớn của chàng: ngài đã cử ‘thiên thần bé nhỏ’ Anna đến lấp khoảng trống khổ đau đó cho chàng.
Chàng thường nói mình là ‘người yêu em vô hạn và tin cậy em hết mực’, thật vậy, chàng đã viết cho nàng 164 bức thư tình và nàng cũng đã viết cho chàng 75 bức thư tình (mà hiện nay còn lưu giữ). Vâng, nàng quả xứng đáng với danh hiệu thiên thần bé nhỏ của chàng và của cả người đọc, nàng viết:
-Cảm ơn anh, kho báu của lòng em, cảm ơn những lá thư quý giá, mến thương, những lá thư đã khiến em hạnh phúc khôn tả. Anh dấu yêu, em yêu anh, yêu đến cuồng si, và em thật có lỗi vì rằng đã để cho giữa chúng ta đôi lúc còn những mối bất hòa. Mọi chuyện bực mình thật là đáng tiếc. Và em vẫn yêu anh đến mất trí…
Nếu không có nàng, chắc linh hồn của chàng đã vờ vật nơi xó xỉnh cát bụi nào đó chứ không đến được bên cạnh chúng ta ngày nay. Nếu không có nàng, chàng sẽ rất sớm rơi vào cái ‘hố thẳm của tư tưởng’ của Phạm Công Thiện/Nietzsche hay một vực thẳm không đáy với đầy đe dọa sinh tử. Nàng đã đem lại cho chàng một cái vũ trụ đực-cái thượng thừa trong 14 năm cuối đời chàng, mà hiếm người nào mơ nỗi. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, chàng đã viết:
-Thiên thần yêu dấu của ta, Anya: ta quỳ xuống, ta cầu nguyện cho em và ta xin hôn lên đôi chân em. Em là tất cả tương lai ta - cả hy vọng, cả đức tin, cả hạnh phúc và cả niềm khoái lạc... 
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/11/483-dostoievski-con-quy-am-hanh-phuc.html 
3. Đường Minh Hoàng: Là một trong ‘tứ đại mỹ nhân’ trong lịch sử Trung quốc, Dương Quý Phi (719-756) có tên thường gọi là Dương Ngọc Hoàn. Nàng vốn tính thông minh, từ nhỏ được học ca múa nhạc nên sau này có tài gẩy đàn tì bà, nàng lại giỏi âm nhạc và biết sáng tác một số khúc hát và điệu múa… Gặp nàng, Đường Thái Tôn liền mê mẫn thần hồn, nét mặt đang buồn vời vợi bỗng trở nên tươi rói và nở nụ cười rạng rỡ…
Vì có vẻ đẹp ‘thiên tiên thoát tục, siêu dật vô song’ nên Dương Quý Phi được ông vô cùng sủng ái, nàng còn có một thứ quyền lực vô hình khiến ông bị mê hoặc mà chìu chuộng nàng đủ mọi thứ trên đời! Ông phong nàng làm quý phi (hay hoàng hậu Đại Đường, vì lúc đó không có hoàng hậu)… Quá si mê nàng, ngày đêm ông bám lấy nàng, bày yến tiệc, đàn ca hát xướng… Có một lần nàng muốn đi tắm ở một cái suối có cảnh đẹp như nơi tiên giới, mà nghe đồn là ai tắm sẽ được trường thọ, suối này ở Quái Nham (Tây An), đường lên suối vô cùng khó khăn, vua chiều theo ý nàng mà bắt quan dân địa phương cực khổ làm cầu đường rất gấp trong vòng nửa tháng tốn đến hàng vạn lạng bạc và cả trăm người chết! Sau này có 10 bức họa tuyệt vời vẽ về nàng đang ‘tắm tiên’, gọi là ‘Quái Nham Quý phi toàn dục bích họa’ (Bức họa trên vách tả cảnh Dương Quý Phi tắm suối ở Quái Nham)
4. Khang Hi: Tát Dung Nhi là hậu duệ của dòng họ Tát (chuyên sản xuất trà) và là một nữ sát thủ. Nhân dịp triều đình tuyển người đẹp, nàng trà trộn vào đó, rồi ngay tại ‘Tử cấm thành’, nàng đã bỏ trốn, và nhờ một người vợ xinh đẹp (nhưng xấu nết) của Khang Hi che giấu, nàng đã đột nhập được vào Nam Thư Phòng của vua. Tại đấy, nàng không nỡ giết vua vì thấy ông tối nào cũng chăm chỉ ‘học’ đến 1-2 giờ sáng nên chắc không phải là hôn quân, và nhờ sự cư xử rất khoáng đạt, tình nghĩa và tế nhị của ông, tình cảm của 2 người đã nảy sinh. Trong những đêm tâm sự, Khang Hi tự thú mình là người cô đơn trong suốt 40 năm làm vua, hình như người ta nói toàn những lời không thật mà có muốn nói thật cũng không được vì chung quanh vua toàn là hào quang của sự nịnh bợ giả dối. Nàng là người duy nhất yêu cầu vua bỏ chữ ‘trẫm’ ra khỏi miệng, và đấu khẩu không khoan nhượng với chàng bằng tất cả những điều ‘trái tính trái nết’ của một sát thủ mà được sản sinh ra ngay trong cái nôi thực tế của cuộc sống…
Cuối cùng, cũng vì cái ‘hào quang’ của triều đình mà nàng phải chết, nàng bị một đại thần phụ trách nội vụ đầu độc (qua trái lê) vì nàng biết nhiều bí mật mà trong đó có nhiều quan chức cao cấp phạm tội tày trời. Phải chăng 'tình chỉ đẹp khi còn dang dở', nàng chết, vì cả đời chàng dễ gì tìm được một ‘hồng nhan tri kỷ’ như nàng, Khang Hi đã khóc thê thảm, chàng nói:
-Ta yêu nàng hơn cả sinh mạng của mình…
5. Lý Thánh Tông: Mùa xuân năm 1063, Vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà vẫn chưa có con nối dõi nên đi cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Đó là một ngày hội lớn, xa giá vua đi đến đâu thì các quan trên dưới và trăm họ ra nghênh đón đến đấy, chiên trống ầm ĩ, các thanh nam thanh nữ, nhất là trẻ con đều ùa ra xem. Đi ngang qua hương Thổ Lỗi, vén rèm ra xem quang cảnh thơ mộng của đồng quê, vua bỗng thấy thấp thoáng trong ngàn dâu xanh mướt có bóng một cô thôn nữ mặc áo trắng trắng, dáng cong cong, nàng không quan tâm đến đoàn người 'hoàng gia' ồn ào này, mà cặp mắt lơ đãng đang nhìn lên trời mây non nước xa xôi. Vua lấy làm lạ, bèn cho lính hầu ngừng kiệu, vời người con gái ‘kiêu căng’ đó đến hỏi chuyện. Tiếp chuyện với vua, nàng đối đáp thông minh, ăn nói dịu dàng, lễ phép: ‘Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm việc đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng mẹ cha, không dám mong đi xem rước và nhìn mặt rồng…’. Càng nhìn kỹ, vua càng thấy rõ là nàng vô cùng xinh đẹp, dáng ngọc thướt tha, cuốn hút làm mê mẫn lòng người, có phong cách ung dung, thần thái, khác hẳn những cô gái mà vua đã từng gặp - 'một con phụng hoàng trong loài người’ mà chỉ có vua Lý Thánh Tông có cặp mặt vô cùng tinh ý mới phát hiện ra được. Từ những giây phút đó, nàng đã chinh phục được trái tim nhà vua:
Hoa dại làm dại người dưng
Cỏ dại làm dại người thương dáng tròn (NGLB)
Rồi vua ‘đưa nàng về dinh’ tức là về kinh thành Thăng Long, sau đó vua càng ngày càng yêu quý nàng và phong làm Ỷ Lan cung phi. Ngoài ra, vua còn cử thầy ‘đào tạo’ và xây riêng cho nàng một cung gọi là cung Ỷ Lan để kỷ niệm ngày gặp nàng đang ‘đứng tựa gốc lan’. Từ đó nhân gian quen gọi nàng là ‘Ỷ Lan phu nhân’...
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/07/227-y-lan-phu-nhan-va-cap-mat-vo-cung.html
(Để làm ngắn bài viết, các bạn xem câu chuyện số 6 đến số 8 ở phần phụ lục nhé)
3. Chuyện 'Mộng uyên ương hồ điệp'
Trong tất cả các chuyện tình, có lẽ chuyện tình của Tang Phó được phổ nhạc cảm động nhất (phim 'Bao Thanh Thiên')
Tăng Phó là một đại tướng dưới thời Tống Nhân Tông, đã mấy mươi năm trên lưng ngựa nhưng không chết. Trên đường từ chiến trường về, chàng gặp Thẩm Nhu - người bị dòng họ Thạch nghi là thông dâm và đem thả sông - mà đem lòng yêu và lấy nàng.
Bảy năm sau, do con trai của nàng là Thạch Thanh bỏ nhà ra đi tìm mẹ, sự việc vô cùng phức tạp mới xảy ra: có 3 người đàn ông giành giật nàng, người đầu tiên là đại phu Thạch Vĩnh Tĩnh - chồng nàng và cũng là người vô sinh, người thứ hai là Liễu Thanh Bình - người đã ‘gieo giống’ vào người nàng do chồng nàng sắp đặt, người thứ ba là Tang Phó - đại tướng của nhà Tống.
Vì Liễu Thanh Bình có hành động sàm sỡ và sĩ nhục nàng, vì Thạch đại phu bắt cóc và đầu độc nàng, vì quá nóng giận, (và vì coi thường sinh mệnh của thảo dân), Tang Phó lần lượt giết cả hai người, mà sau này, một viên đại tướng lập nên bao chiến công hiển hách đã bị Bao Thanh Thiên xử tội chết. Nhưng, trước khi chết, chàng không ân hận vì đã yêu nàng, mà ước mơ được cùng với nàng biến thành một đôi bướm uyên ương bay dạo trong vườn hoa: 
Thời gian vẫn cứ trôi âm thầm
Như dòng sông nước trôi xa dần
Sao nỗi đau trong lòng ta vẫn đây
Làm sao giữ nước thôi xuôi dòng
U buồn nâng chén thêm u buồn
Ai biết mai đây đời mình về đâu

…Ai có thể thoát được nỗi sầu nhân thế 
Trong thế giới phù hoa đó 
Sống ở trên đời đã là chuyện điên rồ 
Sao còn muốn lên tận trời xanh? 
Chi bằng ngủ yên trong sự dịu êm...
4. Bao Thanh Thiên tự hỏi...
Khi xử các vụ án, Bao Thanh Thiên thấy hầu như chúng đều 'có liên quan đến chữ tình'. Ông nhận thấy rằng bản chất của tình yêu là có tính ích kỷ mà có thể gây nên tội ác. Với tư cách là người xử án, ông biết rằng tội ác là sai, nhưng ông không biết rằng tình yêu là đúng hay sai, và ông tự hỏi:
-Tình là gì?
Khi phân tích việc này với một cậu sinh viên, cậu nghĩ tình yêu cuối cùng cũng là vì cái tôi, đúng, nhưng vượt xa cái tôi, LB rất ngạc nhiên khi thấy rằng tình yêu mạnh hơn những tình cảm khác rất nhiều, mạnh vô cùng, mạnh hơn cái chết, vượt qua ngưỡng sinh tử, đến nỗi mà nhiều người thường sống trong một thế giới có thể là mộng ảo nhưng cũng rất là thực: đó là tình yêu.
LB còn hình dung thêm là khi Đường Minh Hoàng quỳ xuống ‘van xin’ tình yêu của Dương Quý Phi thì không có nghĩa là nàng có giá trị gì ghê gớm lắm, mà đó là tiếng kêu gọi của sự tự tồn tại đã trỗi dậy trong ông từ muôn kiếp: tình khúc âm dương. 
Tương tự, là một đại tướng với chỉ có toàn là tiếng vỗ tay của vinh hoa ảo, vì khát vọng được làm một con người thật và tự do, Tang Phó đã tình nguyện rời xa thế nhân để được làm một đôi hồ điệp uyên ương với nàng trong giấc mơ muôn đời của tình khúc âm dương...
-Tình là chi hỡi thế gian
Câu thề sinh tử đa mang một đời (Lý Mạc Sầu)
-Vung kiếm chém nước thêm chảy mạnh 
Rượu giải sầu canh cánh sầu thêm
Trần ai ước vọng … ngược duyên
Một mai xoã tóc theo thuyền ngao du (Lý Bạch)
(But since water still flows, though we cut it with our swords,
And sorrows return, though we drown them with wine,
Since the world can in no way answer our craving,
I will loosen my hair tomorrow and take to a fishingboat).

Ôi, dòng đời mãi chảy xuôi, ai mà ngăn chặn được dòng đời, sầu nhân thế là mãi mãi, ai mà ngăn được nỗi sầu!
5. Vũ trụ cũng... yêu
…Vào một ngày mùa xuân, con ong chúa bất thần bay ra, cả đàn ong đực bay theo, con nào bay nhanh nhất sẽ được giao hợp với con ong chúa, rồi nó rơi xuống và… chết, vâng, nó đã thỏa mãn mà về với cái vũ trụ đã sinh ra của nó: nó bất tử.
…Và các vật thể tương tác từ quy mô vũ trụ đến thế giới lượng tử: lỗ đen sẽ 'hút' vào nó cả một thiên hà rồi lại sản sinh ra một thiên hà mới, các thiên thể 'yêu' nhau qua lực vạn vật hấp dẫn, các điện tử 'yêu' nhau qua lực điện từ, các hạt cơ bản 'yêu' nhau qua lực tương tác mạnh hay tương tác yếu...
Vâng, vũ trụ cũng yêu nhau. Và con người cũng vậy, vì thế mà 29 vạn quân Thanh phải cúi rạp trước cành đào Nhật Tân mà Nguyễn Huệ dành tặng cho thiên thần bé nhỏ Ngọc Hân, cái châu Âu của Napoleon phải bị thuần phục trước thiên thần bé nhỏ Betsy, cái Thế chiến thứ hai của Hitler phải chịu quy phục và chết với người tình...: tình khúc âm dương là tiếng vọng lại từ muôn kiếp, là giấc mơ muôn đời, là sức mạnh vô hình và vô địch mà không ai có thể cưỡng lại được!, nên người ta đã không nhầm khi sẵn sàng ôm người yêu mà chết trong bản tình ca bất tử… 
Nắng bên kia, bóng hồng nơi cuối núi
Vắng lặng phòng, tim nhú khúc rung rung
Thế gian ơi, chỉ bởi một chữ tình
Đừng gọi nhé, anh van em đừng gọi… (NGLB)
Và trên thực tế, bạn Nguyễn Thu có bình cho bạn Võ Đan Thùy như sau: 'Trong tình yêu vương lắm điều đau khổ, nhưng thà rằng quên đi đau khổ để có được lần yêu… Một mụ Tám cơm, áo, gạo, tiền trần trụi. Một Gái non tơ chỉ biết yêu và muốn được yêu, đúng với bản chất của tuổi trăng tròn không vứt bỏ'.
Cuối cùng,
là một cá thể phiêu diêu và vô cùng hữu hạn trong vũ trụ, dù có được hay không, dù có hạnh phúc hay đau khổ tuyệt vời đi nữa, ta hãy sống tất cả vì tình khúc tuyệt luân của con người, ta không cần biết nó là thiên đàng hay địa ngục, ta quên đi vũ trụ đại ngàn, ta quên đi sinh tử, và bởi vì quên đi sinh tử, ta bất tử.
HẾT.
------
Phụ lục:
6. Napoleon: Năm 1815, sau khi bị đánh bại thảm hại trong trận chiến Waterloo, y bị lưu đày suốt đời trên đảo Saint Helena, tại đây, gia đình Balcome - một gia đình ngư dân đã ‘ngưỡng mộ và cảm thông’ với vị hoàng đế sa cơ mà cho y tạm trú trong một căn lều nhỏ bé của họ. Và cũng chính tại đây, ông đã gặp một ‘thiên thần bé nhỏ’ tên là Betsy, mà đã đem lại một tình yêu trong sáng và là mặt trời sưởi ấm trái tim y trong những ngày ở ngục tù đầy tủi nhục, đen tối và tuyệt vọng. Cô bé lúc đó mới có 14 tuổi, nhỏ hơn y 32 tuổi, còn hồn nhiên, hoang dại, thích nhỏng nhẻo, nũng nịu, trêu ghẹo, đùa giỡn, nghịch phá và trò chuyện với ‘bác’ Napoleon, thậm chí cô còn dạy ‘bác’ học tiếng Anh. Cô (và các anh em trai) đã nhanh chóng trở thành bạn của ‘bác’ Napoleon, cô đã đặt nickname của y là ‘Boney’, còn y đặt nickname của cô là ‘Nụ hồng của phố Helena’, ngày ngày hai người rất gắn bó với nhau, đặc biệt, khi chơi với y, cô mới là 'hoàng đế', còn y trở thành một tên lính quèn, hiền lành và ngoan như một... chú cừu non! Bắt đầu từ tình bạn vong niên, rồi những rung động ban đầu về giới tính, tình yêu của cô bé dần dần lớn lên với ‘bác’ Napoleon bằng một quả tim thánh thiện, ngược lại Napoleon cũng đã dành trọn vẹn tình yêu và niềm tin trong trái tim của y cho cô bé trong những ngày tháng tuyệt vọng và vô vị cuối đời.
Sau đó, năm 1818, sợ y lại vượt ngục, chính quyền Anh đã tiến hành cách ly giữa gia đình cô bé và y: hoàng hôn đã buông xuống cuối chân trời, rồi ánh nắng mặt trời tắt lịm sau chân núi, Napoleon vô cùng buồn bã và tinh thần nhanh chóng suy sụp, đó là một trong những nguyên nhân mà 3 năm sau y qua đời. Nhưng tình cảm của ‘thiên thần bé nhỏ’ đối với y thì vẫn còn in đậm và không bao giờ phai nhạt, 20 năm sau, cô đã viết một thiên hồi ký kể lại tình yêu của mình với ‘bác’ Napoleon, và đó là một trong những thiên tình sử cảm động nhất thế giới đến nỗi mà đọc qua, hiếm ai mà không cảm động rơi nước mắt…
7. Nguyễn Huệ: Ngọc Hân tên thật là Lê Ngọc Hân, sinh ngày 25/5/1770, là công chúa thứ 21 của vua Lê Hiển Tông, là một trong những 'viên ngọc quý' của nhà Hậu Lê, được nhân dân gọi là 'Bà Chúa Tiên' hay 'Hoàng Hậu Phú Xuân'. Lúc lấy Nguyễn Huệ, nàng mới có 16 tuổi, là người giỏi văn thơ, xinh đẹp, nết na, còn trong trắng và hoang dại - một sự hấp dẫn 'đến mùa' về giới tính đủ làm cho vị anh hùng Nguyễn Huệ ‘sa lưới tình’.
..Khi biết tin mình được gả cho Nguyễn Huệ, Ngọc Hân rất lấy làm lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Ngày mồng mười Tết, về đến nhà chồng, đêm động phòng hoa chúc, nàng mới thấy chàng hoàn toàn khác với một vị tướng đầy quyền bính trong tay:
-Công chúa còn nhỏ quá và đẹp quá. Như một cái bông búp. Đừng lo âu. Ta biết công chúa đang lo âu đủ điều. Ta sẽ không cho phép ai, dù là quỉ thần, được làm công chúa khổ. Công chúa hãy yên tâm. 
Chàng đối xử với nàng từ tốn, dịu dàng và nhỏ nhẹ như một người anh trai với một người em gái bé bỏng, thế là bản giao hưởng ‘Nam-Bắc’ đã bắt đầu dạo lên những âm điệu tuyệt kỹ… Vì Nguyễn Huệ là người sống đầy tình cảm, đầy nhân tính và rất thương ‘thiên thần bé nhỏ’, nên đã chinh phục được trái tim người đẹp. Trưa mồng bảy Tết Kỷ Dậu, khi cưỡi trên lưng voi tiến vào thành Thăng Long, chiến bào còn khét lẹt mùi thuốc súng, được nhân dân đón mừng, rồi các bô lão tiến đến tặng cho Nguyễn Huệ một ‘cành đào Nhật Tân’, vị hoàng đế áo vải đó đã không say men chiến thắng, mà lập tức phái người gửi trực chỉ về Nam cho ‘trái tim’ vô cùng yêu dấu của mình…
…Cái cành đào Nhật Tân này chỉ là một vật thể mỏng manh và vô cùng hữu hạn, nhưng khi được xuất hiện trong cảnh chiến trường vừa kết thúc với đầy khói lửa và được Ngọc Hân đón nhận, nó lại trở thành một vật chứng rất quan trọng của tình khúc âm dương mà đã góp phần làm cho mối tình Nguyễn Huệ - Ngọc Hân vượt không thời gian và trở thành một thiên tình sử sống mãi trong lòng người...
8. Trần Khắc Chung: Huyền Trân công chúa ngước lên nhìn nhũ mẫu, hai bàn tay ngọc với những ngón thon dài vẫn giữ khư khư trên mặt cuốn sách để ngỏ. Đôi mắt tròn với hàng mi xanh đậm nhướng lên nhìn nhũ mẫu với vẻ nài nỉ:
-Xin nhũ mẫu thư cho một chút, tôi đang đọc đến chỗ hay…
Đôi má ửng hồng lên như một trái đào khoe mã, khẽ nhếch cặp môi đỏ mọng như tô son, để lộ ra hai hàm răng nhỏ, trắng muốt như những hạt ngô nếp. Công chúa nói giọng dịu ngọt tựa lời hát ru:
-Lẽ nào nhũ mẫu chẳng thương tôi. Tôi đâu dám sao nhãng đạo nhà để sa vào đám yêu thư. Chẳng qua tôi mê say là mê say với đạo lý của thánh hiền. Bữa trước tôi thức trắng đêm là để nghiền ngẫm cho thấu đáo cuốn 'Vạn Kiếp tông bí truyền thư' của đức Quốc công tiết chế, là bậc thượng phụ của tôi. Còn bữa nay, tôi đang đọc khúc Ly tao của Khuất Nguyên, một áng thơ trác việt, xin nhũ mẫu hiểu giùm cho. Tôi đâu có phải là một đứa trẻ không biết vâng lời người trên...
Sau một lần tình cờ đến yết kiến Vua Nhân Tông tại cung điện riêng, Trần Khắc Chung vô tình giáp mặt Huyền Trân công chúa. Sắc đẹp thầm kín, nhu mì, đoan trang của người đẹp cùng diện mạo tuấn tú, khí phách oai dũng của vị võ tướng đã khiến cả hai lập tức xao xuyến, rung động’... Năm 1306, vì mối quan hệ ‘triều cống’ giữa hai nước, Huyền Trân công chúa được gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu là châu Ô và châu Rí:
'Huyền Trân ứa lệ tuôn sầu hận,
Xóm bến mưa đêm lả chả rào' (Ngô Thì Nhậm)
Năm 1307, Chế Mân mất, Trần Khắc Chung được vua cử sang Chiêm Thành để cứu nàng. Theo truyền thuyết, sau khi cứu công chúa, Trần Khắc Chung đã đi về bằng đường biển (tại Quảng Bình) chứ không về đường bộ, và hai người đã ‘yêu nhau’ trên đường đi...