Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

586. Vì sao lại ‘gom lá bàng’?

-Thuỵ đi qua đi lại rất nhiều lần và thắc mắc... nhân đọc cái ẻn dài tám thước này của anh (‘Tôi không bao giờ đọc sách nữa!’), cho Thuỵ hỏi luôn nha: vì sao lại ‘gom lá bàng’? và ‘gom lá bàng’ để làm gì ạ? hì… (Võ Mỹ Thụy, 00:14 Ngày 28 tháng 06 năm 2014, blogspot).
1
À, cuối tháng 8/2011, mình bị tai nạn giao thông sắp… chết, nên mới mở 1 cái blog và dán một số… bài giảng (tự do) của mình vào đó, nhưng không… chết, nên tiếp tục đi làm (ở ĐBSCL).
Sau đó, các entry của mình đều được xuất phát từ những suy nghĩ dưới gốc cây bàng. Cơ quan mình làm việc lúc 8g, nên từ 7-8g, mình ngồi uống cà phê, suy nghĩ, ghi tốc ký vào 1 tờ giấy, rồi tranh thủ lúc nào rảnh rỗi (ở cơ quan) hay buổi tối (ở khách sạn) thì mình đánh máy lại, chỉnh sửa, và thường đăng tải vào lúc đêm khuya…
Cũng vào một buổi sáng khác, có 1 ông thầy ở một trường đại học ở Sài Gòn đến thăm, hai người uống cà phê trước khách sạn, lại dưới một gốc cây bàng!, sau khi nghe mình tâm sự nhiều câu chuyện đời, trong đó có chuyện Tiêu Phong (một nhân vật trong truyện ‘Thiên Long Bát Bộ’) và chuyện Biển Đông…, ổng mới gọi mình là ‘nghệ sĩ triết học’ (cười)…
Sáng hôm đó, khi đi bộ đến cơ quan (cách đó 100m), chân mình giẫm phải nhiều chiếc lá bàng khô - nghe xào xạc - nằm rải rác trên đường đi, rồi ngồi vào quán cà phê trước cơ quan: lại dưới một gốc cây bàng!, ngắm nhìn nó và thấy cuộc nhân sinh đầy may rủi, còn số phận của mình thì lang thang vô định, giống như những chiếc lá bàng mà mình đã vô tình giẫm lên sáng ‘nay’…

Thế là, vì những suy nghĩ ban đầu của mình chủ yếu là ngồi dưới gốc cây bàng, nên mình mới đặt tên là Nhà gom lá bàng… Ngày 9/10/2011, vì mới chơi blog nên mình chưa biết… làm thơ, chỉ nhớ lại bản nhạc ‘Hòn vọng phu I’ mà làm ra… bài thơ đầu tiên, nhưng mình ngại lắm, vì sợ 'dở', may mà có vài bạn gái vào comment và nói là ‘em thích’ (cười), như sau:

Trời âm u muôn ngàn tâm sự
Phút mong chờ tư lự hồn trai
Ai trong giấc ngủ chưa phai
Ai ngồi đợi mãi mong hoài nắng lên
Cà phê si dại cò vươn cổ
Cây bàng cương vỏ hứng tinh mai
Ai đây thở vắn than dài
Ai kia vẫn cứ hài tâm ngắm trời
Rượu đâu ngoắc ngoải chờ chưa thấy
Bia đâu nước miếng chảy thành dòng
Hát hò thoả kiếp long đong
Liếc nàng quên hết thịnh vong đời người.

Tóm lại ‘gom lá bàng’ là gom cuộc nhân sinh, nhưng thực tế hơn, mỗi kiếp người, mỗi con người, mỗi bài viết của ai đó… đều được mình xem như một chiếc lá bàng, và mình cũng nhìn đời bằng cặp mắt ‘lá bàng’ tức là (khá) vô tư, khách quan, đa chiều…, và vì thế mà cái nhìn này thường không có dính líu đến vấn đề cá nhân, tôn giáo hay chính trị.
Còn ‘gom’ (cụ thể là đưa các ghi nhận vào blog) để làm gì?, câu hỏi thoạt nghe có vẻ dễ trả lời, nhưng lại khá phức tạp, mình chỉ có thể nói ngắn gọn là: để chơi cho vui, tức là mình có thể đóng cái blog này lại, nhưng hôm đó, khi phân vân là có nên đóng cái blog này hay không?, thì mình lại tiếc: vì mình có cảm tình với rất nhiều blogger, mình không muốn xa họ…
2
Trước khi viết tiếp phần 2, mình xin đăng ra đây một đoạn nói về cây bàng mà mình cho là 'có thể hơn các bài viết về cây bàng xưa nay' (cười):
Tan buổi tập sáng, nàng đi dưới bóng của những cây bàng cao to, cố tìm cho được một quả chín rụng để rồi nhận ra mình đang ngẩn ngơ... Dường như mùa này không còn một quả bàng nào nữa vì cây đã bắt đầu thay lá mới. 
D hỏi nàng có bao giờ ăn quả bàng chưa? - Rồi không để nàng kịp ngạc nhiên - D nhẩn nha kể khiến nàng thêm tò mò. Quả bàng chín có vị chua chua ngọt ngọt, còn cái nhân bé xíu bên trong thì bùi và ngon lạ lùng. D bảo hồi bé mình toàn phải đi theo xin của những anh lớn hơn, nếu không thì phải dùng đá ném vất vả lắm mới được một quả.
Nàng tròn mắt nhớ tới những quả bàng màu vàng ươm mũm mĩm mà sáng nào mình cũng đá lăn lông lốc trên hè phố cho đỡ buồn chân sau giờ tập thể dục về. Cũng không nhớ rõ trong gần mười năm qua nàng đã đá "tan tành" bao nhiêu cái thứ quả mà D tấm tắc khen ngon ấy. Cứ quả này dập nát nàng lại tiện chân sút tiếp một quả khác, bởi chúng cứ thi nhau rơi đầy trên những con phố tinh mơ thênh thang lộng gió.
Thế rồi nàng ốm. Và chỉ có mấy tuần thì mùa trái bàng đã qua, những cây bàng đã không còn một trái chín nào để rơi xuống nữa. Chúng đã không chờ nàng...
Một người đàn ông trông thấy nàng cứ quanh quẩn dưới hàng cây, thủng thẳng bảo như đã biết rõ nàng đang nghĩ gì. Em nhặt quả bàng à? Làm gì còn nữa... Cây thay lá rồi, thấy không? 
Cây đã thay lá rồi... 
Nàng ngẩng nhìn vòm lá và cười với ông, hơi thẹn vì sáng nay trong lúc cúi xuống cột lại dây của đôi giày, nàng vẫn cứ ngu ngơ nghĩ nếu nhặt được nhiều quả bàng, nàng sẽ mang theo một túm cùng ăn với D để xem thứ quả tuổi thơ của D ngon đến thế nào...
Tiếc là nàng đã ốm. 
Và khi ấy mùa thu đã len lén đi qua. (Võ Mỹ Thụy)
*
Khác với các entry khác, mình nói hơi xa xôi quá, còn entry này, mình sẽ kể cho các bạn nghe... trực diện về đàn ông và đàn bà.
Cách đây hơn 2 năm, mình có quen một blogger tên là Cao Tiến Sĩ, hôm đó trong quán cà phê vườn của anh ở Bình Dương, có đông blogger lắm, anh tuyên bố thẳng thừng 'tôi chỉ vào nhà của blogger nữ thôi, không bao giờ vào nhà của blogger nam', mà dưới một góc độ nào đó, mình thấy rằng anh ta tuyên bố cũng không... sai: nam thì thích nữ, chuyện hiển nhiên thôi. Mới đây, khi tâm sự với một bạn nữ, mình có nhắc đến một blogger là PĐ, cô ấy hỏi 'anh quen anh ấy à?', 'à, không, anh chỉ gặp anh ấy trên mạng thôi, nhưng anh ấy tốt với anh lắm... Như vậy, cũng có nhiều blogger nam rất tốt với mình, như bạn PĐ, TMC, THD, PH, AN, Tr.D... Nhưng mình sẽ không nói về đàn ông nữa, lâu lâu bắt chước bạn Cao Tiến Sĩ một tí coi (cười).
Mình có một số bạn gái ảo mà mình 'sương' họ vô cùng, thiệt, mình sắp... chết rồi, có tí sương sương mà không dám nói ra sao, để mà ôm xuống mồ à (cười). Họ cũng sương mình, còn nếu không phải thì mình sương... đơn phương vậy - mà mình đã đặt tên cho các nàng, đó là 'Thôi Thôi', 'Tím', 'Mưa', 'Mèo', 'TTT', hay sắp sắp... sương như 'cherry', 'thút thít', 'miss cười'..., hihi...
Nàng 'Thôi Thôi' của tôi thì vui lắm, đó là nói chuyện gì cũng được, nhất là 'chuyện mèo', nhưng mà tôi hơi tỏ tình ý với nàng một tí là nàng nói 'thôi thôi', nên tôi 'sương', nàng tốt với tôi lắm, vô cùng tốt... Nàng 'Tím' thì đối với tôi rất nhiệt tình, tôi có thể đọc được 'độ nóng' đến tan băng đó của nàng qua mỗi lời binh, con người hợp nhau mới sương nhau à?, chưa chắc, chắc là chúng tôi đều thấy ấm cúng mỗi lần đến thăm nhau... Nàng 'Mưa' đã thương tôi đã qua 4 cái mùa xuân, nàng gọi tôi là 'siêu nhiên' (!), mỗi khi nghe nói tôi bị ốm, nàng... khóc, và tôi chỉ nghe được giọng nói của nàng thôi, vì nàng một mất một còn không chịu xuất hiện để gặp tôi... Nàng 'Mèo' có thân hình mi nhon, gọn gàng như con mèo, nàng đã có chồng và rất yêu chồng, qua nói chuyện, nàng gửi hình cho tôi, tôi thương nàng lắm (dĩ nhiên là trên thế giới ảo), và nàng cũng không ngoại lệ... Nàng 'TTT', mà trong số những bóng hồng mà tôi thương, nàng này là ngoan nhất, hiền nhất, nàng không bao giờ cãi nhau hay trách tôi bất cứ điều gì...
Đến đây chắc có vài bạn không thích, nhưng chắc gì tôi còn viết được nhiều nữa, lỡ khi tôi chết, thì những chiếc lá bàng mà đã đem lại chút ngọt ngào hư ảo cho tôi trên trần thế ngắn ngủi đầy khổ đau nầy - bỏ đi đâu!

3
Thế còn chơi blog, được cái gì?
Tôi thấy được một cái mà những người không chơi blog/không viết thường xuyên không có được, đó là sự chắc chắn về tư liệu (dĩ nhiên là trong khả năng của tôi, và ta không phải là thánh); hơn nữa, nhiều kiến thức 'lạ' từ thế giới blog cũng được bổ sung vào 'thư viện' của tôi. Ngoài ra, tôi cũng có suy nghĩ là hiểu biết của tôi trước đây và với bây giờ cũng chả thua kém gì mấy, nhưng nếu trước đây, tôi có thể nói nhầm 1 câu của Trang Tử thành của Lão Tử, có thể nhớ nhầm chức danh của 1 vị thần trên đỉnh Olympus, có thể không cần thiết phải tìm hiểu vài chi tiết về Phật/Chúa, hay ông Obama/nước Mỹ..., thì bây giờ, vì viết entrry cho nhiều người đọc, nên tôi phải viết chắc hơn và sâu hơn.
Nhưng, ngoài cái thu hoạch tạm ổn nói trên, chơi blog thì tôi được cái gì?, suy cho cùng thì chả được cái gì cả, thậm chí còn bị người thân, không những không thông cảm mà còn đả kích nghiêm trọng... Vậy thì, ngoài việc 'giết thì giờ' tốt, cộng với cái cảm giác chờ đón cảm nhận của người đọc, tôi phải được cái gì chủ yếu chứ? Đó là tình yêu trên thế giới ảo (tại sao tôi lại phải lấp lửng khi nói điều này!) mà mặc dù nó mong manh, nhưng đôi lúc tôi thấy rất được ấm cúng trong cái cõi đời đa số là giá băng này. 
Và, tâm sự cuối cùng, tôi cũng biết rằng: thơ hay là quan trọng, nhưng thơ mà diễn tả được cái tâm trạng mà tôi đang viết ra ở đây là quan trọng hơn, vì thế, tôi đã từng bày tỏ cái cảm xúc về cái 'hạnh phúc' nói trên qua mấy dòng thơ sau:
Có nàng tốt bụng lạ thường
Khuyên ta nên tránh vấn vương cuộc đời
Có nàng lệ đổ mưa rơi
Ghen tuông hờn giận hết hơi dỗ dành
Có nàng rung động thật nhanh
Tình ai tĩnh lặng hết thành ý trao
Có nàng yêu đến hư hao
Lạnh tim, tình ảo, người vào muốn thương
Có nàng ý đẹp như sương
Tiếng vĩ cầm ấy ta thường lặng nghe
Có nàng hay nhắn khẽ khe
Thần tiên nhạc khúc gửi về phương nao
Có nàng tâm sự khổ đau
Lòng ta thông cảm đêm ngày sẻ chia
Có nàng Tết đến không ‘dìa’
Ở nơi xa ấy đầm đìa lệ tuôn
Có nàng như sóng trùng dương
Trẻ trung tích cực yêu thương cuộc đời
Có nàng xuất khẩu thành thơ
Chẳng quan thế sự, chằng chờ tình yêu
Có nàng dáng dấp phiêu diêu
Thơ thì sâu sắc lời yêu đậm nồng
Có nàng như cá biển đông
Giỡn đùa ghê gớm khiến rồng tơ vương
Có nàng nửa nhớ nửa thương
Đến như mây gió, vô thường là em…

HẾT

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

585. Tôi không bao giờ đọc sách nữa!

Mưa về nước ngập xóm tôi
Ai hay có kẻ đứng ngồi không yên
Về đêm thấp thoáng dáng huyền
Ai mơ, ai mộng, ai điên, ai cuồng...
Tiêu đề đầy đủ của bài viết là ‘Các thư viện sách và tôi không bao giờ đọc sách nữa’, nhưng tôi thấy nó… dài quá, nên làm ngắn lại. Bài này có hai nội dung, một là ‘các thư viện sách’, và, hai là ‘tôi không bao giờ đọc sách nữa’, nhưng chủ yếu là nội dung sau, vì nếu nói về các thư viện thì nói cả… đời. Và tôi dùng chữ thư viện 'sách’ ở đây theo nhiều nghĩa, vì còn có thư viện 'điện tử’, hay thư viện 'dân gian', mà các bạn hãy xem tiếp bên dưới nhé.
Lưu ý là các câu chuyện dưới đây đã xảy ra cách đây (rất) nhiều năm, nên tôi không thể nào nhớ hoàn toàn chính xác hay nhớ rõ từng chi tiết được; ngoài ra, vì là người yêu sách và là nhà ‘sưu tập’ sách, nên về ‘sách’ mà nói, tôi không có thành kiến với ‘chế độ’ nào hết, và vì thế, ngoài những sách ‘gối đầu giường’ như của Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Trang Tử, Dale Carnegie, những sách ‘tư tưởng khoa học’ của Einstein (‘Vật lý tiến hóa luận’), Engels (‘Biện chứng của tự nhiên’), Lê-nin (‘Bút ký triết học’), những sách ‘triết’ của Muju (‘Góp nhặt cát đá’), Kim Dung, Cổ Long, tôi còn có không ít sách của Mark, Nguyễn Hoàng Phương, Giu-cốp và các nguyên soái Liên Xô khác…
Dưới đây, tôi sẽ kể theo trình tự ký ức về các thư viện sách của ba tôi/của tôi, rồi ở Đà Nẵng, Đaklak, Sài Gòn, rồi về thư viện điện tử, và thư viện của… dân gian, trong đó tôi sẽ kể cho các bạn nghe rằng ‘thư viện sách ở ngoài đời thường’ mới là một cái thư viện đúng nghĩa, và như bạn sẽ thấy ở phần cuối của bài này: là con mọt sách, cuối cùng, tôi đã chấp nhận tự hủy hết tất cả trí tuệ của mình như thế nào...
1
Ôi, nói đến cái tủ sách của ba tôi, cộng với của chú và bác tôi nữa thì cũng bằng một cái… thư viện, mà trong đó, nó có gần đủ sách của Kim Dung và của các nhà văn phương Tây nổi tiếng, ví dụ như ‘Các mối tình của thần Du Bích Tiên’ (Jupiter), ‘Guy-li-vơ du ký’ (của Giô-na-than Xuýp),  ‘Ba chàng ngự lâm pháo thủ’…, ngoài ra, từ quê ra tỉnh, còn có rất nhiều cuốn tạp chí ‘Đứng đậy’ hay ‘Kiến thức ngày nay’ nằm rải rác đây đó… Nếu kể ra các chi tiết thì quả là một ‘long story’ (= câu chuyện dài), chỉ biết nói ngắn gọn là tôi đã bị tác động nhiều bởi các tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Trang Tử..., và nhất là của Kim Dung mà nói chung là ba-chú-bác tôi đã để lại cho tôi nhiều ‘vấn đề’ cần phải làm rõ, ví dụ như tôi đã viết:
-Trước đây, hắn mê sách còn hơn mê gái. Hắn đã được đọc một số truyện của Kim Dung khi còn năm tuổi, lý do là ba hắn mua sách bỏ ngay trong tủ trước mặt hắn. Đến nay, mỗi truyện này hắn đọc hàng chục đến hàng trăm lần, còn xem phim chưởng Kim Dung thì bao nhiêu lần không kể xiết. Nhưng khi viết bài này, hắn đã quên gần hết rồi, ông trời đã phạt hay thưởng hắn thì không rõ, đó là hắn bị mất trí nhớ, do đó hắn chỉ hiểu ý chứ không nhớ lời. Điều này có thể tạm ví như Vô Kỵ đã may mắn học được ‘Thái cực kiếm’ rồi quên hết toàn bộ kiếm chiêu mà chỉ nhớ kiếm ý, 'học mà còn nhớ dường như là chưa hiểu hết được tinh hoa của cái mà mình đã học (Einstein)… Hồi trẻ, hắn nghe chú hắn nói rằng, trong thời gian sáng tác, Kim Dung ở một khách sạn ở Hồng Kông, có các phóng viên đăng ký ở các khách sạn quanh đó, hễ mà ông sáng tác được bài nào, dù là nửa trang, bài viết đó lập tức được dịch và đăng tải trên đài BBC, đài VOA và nhiều tờ báo trên thế giới. Chú hắn còn khẳng định ‘Kim Dung là nhân vật có một không hai trong lịch sử văn học Trung Quốc và nhân loại, đó là người duy nhất viết tiểu thuyết mà từ trẻ con, anh xe ôm, kẻ trí thức đến nhà bác học đều có thể đọc được và hiểu hay cảm nhận theo cách của mình (entry 'Phi - Kim Dung và tình yêu', đường dẫn bên dưới), v..v… 
*
Thư viện Đà Nẵng được thành lập gần như ngay sau ngày 29/3/1975 (tôi cũng không biết là nó có ‘tiếp quản’ từ cái thư viện cũ hay không, vì vào giai đoạn ‘nóng’ đó, ai mà để tâm đến chuyện này), tức là vào khoảng cuối năm 1975!, khi tôi vào làm con… mọt sách ở đó, thì nó đã là một cái thư viện hoàn chỉnh rồi… Thời điểm đó, có rất nhiều sách được chuyển với số lượng lớn từ ‘tuyến miền Bắc’ vào, tất nhiên là cuốn sách nào cũng có dấu tay ‘hình sự’ của tôi, nhưng tôi chỉ kể ra một số cuốn sách mà tôi ‘quý’ thôi, vì dù sao tôi cũng đang ở trong giai đoạn luyện thi đại học, như: ‘Toán học cao cấp’ (3 cuốn, phương pháp giải), ‘Cuộc sống và sự nghiệp’ (Nhà xuất bản Kim Đồng), 'các mẫu chuyện về thời thanh niên của Mác, Lê-nin', 'các danh nhân thế giới và VN'…, chỉ biết là nó đã đóng góp không ít vào các ‘ấn tượng’ của tôi trong đời, mà nhờ đó, vào tháng 8/2011, tôi đã viết:
-T bắt đầu câu chuyện: ‘Anh à, sau khi tốt nghiệp, em được giữ lại dạy đại học ở Hà Nội. Em ở trong một căn nhà khá đơn sơ. Trong phòng em có rất rất nhiều sách, em đọc suốt ngày, suốt đêm, sách gì em cũng đọc’. Hắn liền liên tưởng đến hình ảnh chàng sinh viên Mác trong một căn phòng đầy sách đang làm luận văn Triết học về Ê-pi-quya… (entry ‘Ông tiến sĩ kỳ lạ’, đường dẫn bên dưới),
và mới đây (ngày 12/6/2014), tôi có bình cho bài ‘Yersin’ của GS Dũng như sau:
-Bài viết này làm tôi nhớ lại (hình như trong cuốn 'Cuộc sống và sự nghiệp'!), có kể là viên Toàn quyền Đông Dương là Doumer có đến thăm ông Yersin tại nhà riêng của ông (ở Nha Trang), khi ông đang nằm trên võng và đang đọc sách, ông thản nhiên đứng dậy bắt tay, nghe Doumer hỏi thăm vài câu xã giao, rồi ồng nói 'cám ơn' và nằm xuống võng, tiếp tục... đọc sách, tôi thấy rất ấn tượng về tác phong của nhà khoa học này, nên nhớ mãi mẩu chuyện này đến bây giờ, hihi..., v..v…
*
Thư viện Đaklak được thành lập muộn hơn, đại khái là vào cuối năm 1976, khi tôi đến và ‘ăn dầm ở dề’ ở đấy, lai rai khoảng vài tháng (vì nhà tôi khá xa, thường phải đi bộ đến thư viện, vả lại, tôi rất thân với cán bộ thư viện, nên tôi gói cơm theo, ăn chung với họ, và ở lại đó luôn).
Lúc tôi đến, thư viện này đang trong quá trình ‘nhập’ sách, chủ yếu là nguồn sách từ Hà Nội, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Tuyên Quang…, chỉ có 2 cán bộ và, nếu nhớ không nhầm, lúc đó gần như chỉ có 1 độc giả duy nhất, đó là… tôi.
Ở đó, tôi không phải tìm đọc ‘Triết học cao cấp’, ‘Kinh tế-chính trị học cao cấp’ (của Hàn lâm viện Liên-Xô), hay ‘Ruồi trâu’, ‘Thép đã tôi thế đấy’… nữa (vì ở nhà tôi đã có rồi, hihi…), nhưng vì thư viện này nhập các nguồn sách thập cẩm được chuyển giao từ các tỉnh khác, và cũng từ cái thư viện này và các cửa hàng sách ở Ban Mê hay Buôn Hồ, mà tôi được đọc rất nhiều tiểu thuyết như ‘Những đốm lửa’, ‘Con tàu trắng’, ‘Đoạn đầu đài’, ‘Xâu chuỗi hạt’ (‘Chuỗi hạt trân châu’, Maugham), 'Hội chợ phù hoa', 'Đê-vít Cô-pơ-phiêu' (David Copperfield), 'Truyện cổ tích An-đéc-xen'… Nhưng cũng không ngờ là chính những tác phẩm phê phán triết học hiện sinh ở đây đã giúp cho tôi biết 'nó', và được làm quen với Kapka, Camus, Nietzsche…
*
Sau đó, tôi thấy rằng mình không thích phiền toái trong việc đi lại để mượn sách ở thư viện nữa, nên tự nghĩ rằng ‘tại sao mình lại không thể tự lập cho mình một cái thư viện?’, và thế là tôi đã bắt đầu… sự nghiệp, nhưng cái thư viện của tôi lại nằm ở… Sài Gòn. Hễ cứ có tiền là tôi mua sách, thậm chí là tôi sẵn sàng đạp xe đạp từ Thủ Đức lên Sài Gòn (khu trung tâm) để mua sách, trong đó, số lượng sách mà tôi có nhiều hơn là do tôi xin hay mua lại/đổi sách với các bạn hay người thân, còn số sách có giá trị hơn thì lại được tôi thu nhặt từ dân gian. Cũng trong thời gian học đại học, tôi có đi thăm một số tủ sách ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Phan Thiết…, thấy người ta có nhiều sách trước 75, tôi thèm rỏ dãi nhưng chả dám xin… Có điều rất quái lạ là tiền hầu như không tìm đến tôi, còn sách thì tự nhiên đến tìm tôi chứ tôi không tìm sách, cái đó là số phận, nếu các bạn có thắc mắc thì hãy hỏi… thượng đế đấy! Cuối cùng thì tôi có khoảng 4-5.000 tên sách (tức là bằng 40-50.000 cuốn sách ở thư viện, vì ở đó, cùng 1 tên sách thì có thể có đến cả chục cuốn hay cả trăm cuốn - để cho các độc giả mượn)…
Nhưng, trong số sách mà tôi ‘gom’ được, có nhiều ‘hàng độc’ mà trong các thư viện không có. Nhớ lại, trưa hôm đó (khoảng 1984-1985), có một nghiên cứu sinh từ Đà Nẵng vào SG để làm luận văn tiến sĩ, anh ta thấy trước khi ngủ trưa mà tôi đã tranh thủ đọc qua… 7 cuốn sách, ngạc nhiên quá!, nên khi tôi đi học, anh ta mới tò mò giở ra xem và thấy trong đó có 1 cuốn sách (nói về các nhà bác học và các nghiên cứu của họ về hạt cơ bản...) mà anh ta và anh Huỳnh Tấn Mẫm tìm mãi không ra!...
*

Ôi, viết... mệt quá, còn cái vụ 'thư viện điện tử' (Electronic-library hay E-library) nữa. Số là từ năm 2005, tôi có làm việc sơ sơ cho... Đại sứ quán Hà Lan. Tôi phải giảng bài và quản lý nhiều tiểu dự án, trong đó có dự án thư viện điện tử cho một số trường đại học/cao đẳng như ở Đồng Nai, Lâm Đồng, Quy Nhơn, Gia Lai, Phú Thọ, Hà Nam, Lạng Sơn, Hà Nội...
Nói nôm na, đó là tất cả các sách/báo đều được vi tính hóa, có nghĩa là mọi thông tin trên thế giới, kể cả sách giáo khoa, nếu đã được đưa vào máy vi tính và công khai thì bạn có thể lập tức đọc được nó trên mạng (như các blogger đang xài hiện nay, dĩ nhiên là sinh viên phải đến thư viện loại này, vì chỉ ở đó mới có chứa một dung lượng thông tin khổng lồ và đa hệ như vậy!), còn nếu những thông tin là các văn bản cách đây hàng trăm/hàng ngàn năm, là bản đánh máy chữ (quay roneo như trước 1975 ấy), hay là bản viết tay chẳng hạn, thì nó sẽ được scan (quét) và đưa vào vi tính, ví dụ như cuốn 'Cô gái đồ long' (do Từ Khánh Phụng dịch) hay cuốn 'Thuyết xã hội bất hủ' (của Hồ Thích) thì các bạn có thể đọc ngay trên máy vi tính...
2
Xin chuyển sang nội dung tiếp theo. Số là sau khi đọc quá nhiều sách như vậy, tôi mới phát hiện ra là mình có vấn đề: tôi đã bị... điên, dưới một góc độ nào đó... Khoảng năm 1979, tôi bắt đầu biết rằng mình bị... điên khi cầm và vứt một cái hóa đơn đỏ do anh lái xe trình lên (và tôi phải uống nhiều B12), hay tôi thường nhìn các con kênh ở huyện và các cống rãnh lộ thiên ở thành phố, và muốn... nhào xuống đó để chết cho rồi!, rồi tôi phải từ giã chiến trường (tôi thuộc lực lượng TNXP hay là lực lượng bán vũ trang thời đó), về nhà và chuẩn bị đi thi đại học, vì tôi nghĩ rằng ở đại học sẽ nhẹ nhàng hơn và sẽ làm cho tôi hết... điên, sau này tôi mới biết là tôi... ngu quá, vì học đại học, nếu học đàng hoàng, thì khổ gấp... 10 lần đi lính, híc.. híc...
Trước khi thi đại học, để hóa giải cơn... điên, tôi đã đi Sài Gòn và ghé vào Ký túc xá Minh Mạng (nay là ký túc xá Ngô Gia Tự), ở đấy tôi đã đọc các cuốn 'Lão Tử đạo đức kinh', 'Trang Tử nam hoa kinh', rồi 'Tự truyện của Gandhi', rồi 'Kinh Thánh', 'Kinh Phật'..., không ngờ đọc càng nhiều sách về... đạo đức, tôi lại càng... điên! (Và điều này chứng tỏ rằng khát vọng của con người hay chân lý của thế giới tự nhiên vốn hoàn toàn không nằm trong sách).
Vào đại học, càng ngày tôi càng bị mất trí nhớ (về chuyện sách vở), chẳng hạn, tối hôm nay tôi 'giảng bài lại' (về Tâm lý học, hay Kinh tế - chính trị học) cho một số bạn cùng lớp, thì sáng mai, ngồi vào phòng thi, tôi quên hết 100% những gì mà mình đã 'giảng' vanh vách tối vừa qua, mà tôi phải tự nghĩ ra bài viết... Nhưng có một điều rất lạ lùng (và cái này lại phải hỏi thượng đế!), đó là tôi quên hết những cái gì về Mác-Lênin mà mình đã học, mà phải tự tưởng tượng ra và viết theo kinh nghiệm/hiểu biết vốn có của mình, thế mà cả 2 bài thi đều được 9 điểm (nên nhớ là 8 điểm triết đã là rất khó), từ đó tôi mới rút ra một kinh nghiệm là nếu ta không phụ thuộc vào sách vở hay vĩ nhân, ta có thể làm được tốt hơn nhiều, (và sau này tôi có đi giảng triết khoàng 2-3 năm, mà khi lên lớp, tôi không hề dùng sách), nói tóm lại là 'hãy xây dựng thế giới theo sự hiểu biết của chính mình', dĩ nhiên là tôi đã có một lượng kiến thức khá cơ bản như đã kể ở phần 1 (cười), các bạn thấy có đúng không?, tùy nghen.
*
Số phận càng theo đuổi tôi khốc liệt hơn, 'thượng đế' càng 'đì' tôi tận mạng, đó là tôi không thể có việc làm, không thể có vợ, không thể có con, không thể có nhà cửa, xe máy, và tôi có thể chết vào bất cứ lúc nào. Về việc làm, tôi đi xin việc thì không bao giờ được, đi lang thang đến cơ quan nào cũng đều bị từ chối, nhưng có một hôm, tôi cảm thấy buồn bã và ghé vào một trường học nọ để thăm bà con, bỗng nhiên ông Hiệu trưởng nhìn thấy, ổng mới bảo ông Trưởng phòng tổ chức đi ra và hỏi 'anh có muốn làm ở chỗ tôi không?', thế là chỉ trong vòng một buổi sáng, tôi đã có quyết định của tỉnh và trở thành thầy giáo!!! Về lấy vợ, tôi đi đến bất cứ nơi đâu để... tán gái thì kết quả là mấy nàng đều 'lơ' và chọn... người khác, hay mẹ tôi dẫn tôi đi đến bất cứ nhà nào để... thăm dò, thì về đến nhà, các nơi đó đều nhắn lại là 'chưa' (= từ chối), nhưng có một hôm, tôi đang buồn bã đi lang thang trên một con đường nọ, thì bỗng có một nàng bước ra hỏi đại khái là 'anh có chịu lấy em không?', và như thế là một tuần sau, tôi có vợ!!!, v..v...
Tôi không thể viết dài, vì vấn đề này không phải là trọng tâm của bài viết, tóm lại, tôi đã từng mơ ước được 'biết đàn bà', 'xe có khói' và 'nhà có mê', mà rất nhiều năm trôi qua, tôi đã có được nhiều hơn thế, và tôi vẫn không... chết, nhưng tôi nghĩ là thượng đế đã bắt tôi đi bộ 100km, để rồi cho tôi một thùng... mì tôm, và vì thế, khi có một bạn gái hỏi tôi là:
-Anh có cám ơn ngài không?',
tôi đã trả lời rằng:
-Anh sẽ vô cùng cám ơn ngài, nếu ngài cho anh được chết ngay lập tức. (cười)
Và về 'vụ' này, tôi có làm mấy câu... thơ sau:
Sáng nay tôi thấy kiến bầy
Kiến còn ham sống, sao tôi muốn... về
Nếu ai có hỏi: lạ kỳ?
Ngài sinh: không muốn!, ngài đì: không hay!

*
..Rồi tôi hết điên theo một hướng khác, tức là tôi đã hết điên theo nghĩa 'sách vở', nhưng cái 'căn' thì vẫn còn... nguyên xi. Tôi chỉ kể ra dưới đây 3 mẩu chuyện thôi nghen, còn các chuyện khác, tôi đã kể hầu như trong tất cả các entry của tôi.
Vâng, tôi càng mất trí nhớ nghiêm trọng đến nỗi, sau khi ra trường, thấy một người bạn thân chạy xe máy ngang qua trước mặt, tôi nhận ra nó ngay, nhưng không nhớ tên của nó là gì!, ngoài ra, tôi không nhớ lời bài hát, không nhớ ngày tháng, không nhớ số điện thoại, không nhớ số nhà...; rồi đến vụ cạn tiền, người nhà khinh khi đến nỗi có lần tôi đã tự tử, nhưng không thành... Rồi có một hôm, tôi vô tình đọc được một tờ báo 'Khoa học phổ thông'!, có bài viết là nếu học ngoại ngữ thì sẽ làm tăng trí nhớ, thế là tôi bắt đầu học tiếng Anh (cũng nói là học vất vả lắm, có lúc bỏ rồi lại học tiếp), không ngờ hơn 1 năm sau, trí nhớ của tôi được 50-60% so với người bình thường, như vậy là tôi được hồi phục một phần trí nhớ, mà có thể xem như là... bớt điên! 
Nhưng có một sự kiện lớn hơn, đó là nhờ cái vụ học tiếng Anh này mà số phận đưa đẩy đến việc tôi may mắn được làm cho một tổ chức quốc tế (về phát triển), trong đó tôi phải liên tục đi hiện trường và phải viết báo cáo hầu như hàng ngày. Tôi viết bằng cách nào?, đó là phải quan sát hầu hết các diễn biến xảy ra, phân tích, tổng hợp và đưa ra những giải pháp. Có điều rất rất ngạc nhiên là mỗi năm tôi viết khoảng 365 trang, nhưng hầu như không phải đọc bất cứ một cuốn sách nào cả! Cũng phù hợp là có 1 thằng bạn gọi điện lên (năm 1998), tôi nói là 'bận quá', nó mới nói là:
-Hãy bỏ nó xuống,
tôi liền... giác ngộ, và kể từ đó, tôi 'đọc' ở thực tế, chứ không bao giờ đọc sách nữa.
...Tôi đã bỏ đọc sách từ dạo đó, nhưng mới đây, khi tôi viết entry, có 3 người bạn (1 ở Hà Nội và 2 ở Sài Gòn) nói là 'anh có lượng kiến thức kinh khủng', 'anh có trí nhớ tuyệt vời', 'cái blog của anh là tiểu thư viện'...: tôi bị mất trí nhớ mà họ khen là tôi nhớ... tuyệt vời!, hu..hu..., và tôi không thể giải thích rõ ràng với họ, vì bạn biết rồi đấy, đôi khi càng giải thích thì càng rối rắm...

Vậy tôi nhớ từ đâu?, vâng, tôi nghe tiếng tắc-kè buồn bực xả hờn trong vách nhà, nghe tiếng ve sầu rả rích buồn thảm nơi vườn điều, nghe tiếng mưa rơi rào rào giận dỗi trên mái tôn, nghe tiếng vợ chồng sóc chíu chít tình tự ở góc nào đó của cây cổ thụ sau nhà, ngắm những cây điều im lặng trầm tư trong rẫy vắng, ngắm những vườn rau phơi phới an bình bên vườn chuối, ngắm chú mèo nằm hồn nhiên, im lặng và nghe ngóng như một triết gia dưới chân tôi, ngắm những vì sao nhấp nháy vô thường xa xa, đặc biệt là ngắm những bóng hồng qua lại tỏa mùi thơm rạo rực kỳ lạ vào... mũi tôi..., mà tôi hồi tưởng lại những điều đã đọc, đã nghe và đã thấy, và tôi thấy trong đó tiềm ẩn tất cả trí tuệ mà không có một cuốn sách nào có thể diễn tả hoàn chỉnh được... 
3
Tôi viết đến đây hẳn có bạn nói là 'anh Lá Bàng viết xa xôi quá', vậy tôi viết... gần nghen.
Chiều hôm qua (26/6/2014), tôi có kể cho một người bạn nghe về chuyện ông Lê Ân (tôi không biết ông ấy, cũng như không đề cao), ông ta mới ra tù có 7 năm (bị án tử hình, rồi được miễn, rồi ra sớm) mà từ con số 0, ông ấy đã làm ăn lên đến trên... 15.000 tỉ đồng, tôi có bảo một số bạn là 'bạn hãy lấy con số ấy chia cho 7 năm, rồi chia cho 365 ngày, thì tính ra mỗi ngày, ông ta làm ra được khoảng 6 tỉ đồng, tại sao?', không có ai trả lời được! Nhưng có điều thú vị là khi 74 tuổi, ông đã lấy một người vợ mới có... 20 tuổi và thú vị hơn nữa là ông đã tặng hết số tiền 15.000 tỉ này cho quỹ từ thiện (có lẽ một trong những nguyên nhân là ông chán những người vợ cũ ham tiền/phản bội!), và thú vị nhất là ông nói: 'đời là phù du hư ảo': tôi ghi nhận tâm sự này.
...Ngoài ra, cũng có 1-2 bạn bên blogspot, hỏi là:
-Tại sao anh lại có chế độ kiểm duyệt lời bình?
Tôi cũng xin thưa rằng, sách mà tôi còn kiểm duyệt mới đưa vào thư viện (hay bộ nhớ), huống gì là lời bình! Và trong số các lời bình ẩn, có vài blogger bảo rằng:
-Anh ơi, anh chỉ đọc thôi nhé, đừng có công khai nhé,  hay
-Em… thơm anh một cái nhé, (chuyện này có... thật đó, hi...)
những lời bình ngọt như mía lùi như vậy, điên gì mà tôi công khai, ha..ha..ha…
Và dường như trả lời... chưa xong, tôi xin kể tiếp một câu chuyện cuối: 'Chiều hôm qua, mình có ghé nhà một ẩn sĩ (tạm gọi là như vậy), anh ta có miếng đất rộng ơi là rộng và một cái nhà (cấp 4, khá hiện đại) to ơi là to, anh ta chấp nhận sống ở nơi vắng vẻ, thường không xuất hiện và không ganh đua với đời như vậy cho tới... chết, mà vì thế, anh ta hầu như không tiếp bất cứ ai, kể cả anh ruột của anh ấy, thế mà mình lọt qua được 'cái cổng' (= kiểm duyệt) của anh ta, anh ta lại nói chuyện với mình cả... 2 tiếng đồng hồ, và mời mình... đến chơi nữa, hihi...
Anh ta ít đọc sách, lại chọn cuộc sống tĩnh lặng, chắc là anh ta hạnh phúc, ít nhất là theo tôi, tôi có hỏi là 'tại sao anh làm được vậy?', anh ta trả lời:
-Vợ chồng tôi sống không cần cái được gọi là 'đẳng cấp' của xã hội, hơn nữa, 'sống bình thường' là quan điểm chung của tôi và Gấu Mẹ Vĩ Đại...
Trong toán học có nói là điều kiện cần và đủ, nhưng điều kiện cần nói trên mà tôi cũng không có, huống chi là điều kiện đủ, nên tôi lại... than thở tiếp:

Tiếng ve rơi rụng chiều chiều
Người tôi thương đó phiêu phiêu nơi nào
Khói bay san sát mắt sầu
Phòng không, nhạc Trịnh, tôi về với... tôi.


Hihi...
---------
Các entry có liên quan:
-http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/248-phi-kim-dung-va-tinh-yeu.html
-http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/08/45-ong-tien-si-ky-la.html 
-http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/06/209-khi-nguoi-gia-yeu.html

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

584. Ta đang mơ

Ta đang mơ
Rừng cây im lặng, một dáng huyền
Dáng tròn, ngực nở, khiến ai… điên
Sáng ra, xuống phố, lòng chưa ấm
Bỗng động động tim, mất tính… thiền
*
Em đứng vân vê… cành vú sữa
Anh về mộng mị suốt... đêm thâu
Hôm nay kiến bu đầy trước ngõ
Anh đoán chiều nay, mưa rất... to
*
Nàng như đứng giữa muôn trùng gió
Khéo nép đôi tay, lụy mắt trần
Thi nhân say đắm, im im thở
Một ánh chiều nghiêng, xuyên áo em
*
Lá rơi một chiếc vàng trong gió
Ta mỏi bước chân chốn chợ đời
Lá ơi hãy đến cùng ta nhé
Một tách cà phê, ta đang… mơ.

Các bài thơ khác

Cây biết đau
Ngày xưa, em đứng bên bờ giếng
Hoa cỏ bên anh bỗng thoáng hiền
Ngày nay môi em mời mọc đỏ
Nắng chiều xuyên lá ngủ ngoài sân...
*
Em là hư ảnh của lòng anh
Đôi mắt long lanh nhọc tháng ngày
Đôi môi lôi kéo vào hư ảo
Tà áo cong kia dụ mắt... buồn
*
Em làm cây thông chìm băng giá
Bỗng dậy trong lòng khát vọng yêu
Dòng sông chảy mãi rồi có lúc
Nắng rụng cuối chiều, cây biết... đau!

Đêm mê bóng hồng
Ôi trời ơi, tím quá đi
Khiến ai mộng tưởng, đêm ngày khát khao
Em ru mỗi sáng uống cà
Thấy em cong dáng, ngồi lâu chẳng về!
Trưa buồn mắt mỏi tái tê
Dáng em thấp thoáng, mắt mê mãi nhìn
Chiều tà nắng vẫn... chói chang
Lang thang bãi cỏ, ngựa hoang muốn về
Ai ngờ đời kéo lê thê
Ngày thì viết lách, đêm mê... bóng hồng.

Điên cuồng…
Đàn ông liếc, lại làm... thơ
Đàn bà mơ, lại vu vơ mới kỳ
Đàn ông liếc, muốn tức thì
Đàn bà mơ, lại muốn... từ từ em... 'sương'
Vu vơ tôi thấy cô nường
Chiều nay dạo phố, nắng trườn sau lưng
Về nhà, phòng vắng kín bưng
Nàng tươi cười ảo, tôi... rưng rưng sầu
Mưa về nước ngập xóm tôi
Ai hay có kẻ đứng ngồi không yên
Về đêm thấp thoáng dáng huyền
Ai mơ, ai mộng, ai điên, ai cuồng...

Nàng thơ
Nàng đi kiếm một chiếc thuyền
Rồi nàng mơ mộng ương uyên cuối... trời
Bỗng chàng mang 'nó' đi chơi
Nàng ngồi nàng ‘hóc’, hết hơi dỗ dành
Mong thơ, mắt mỏi mắt mòn
Tiếng ve réo rắt, vẫn còn... chiêm bao
Đêm mơ thấy dáng thơ vào
Say thơ ngất ngưỡng, ngọt ngào, quên... đêm.

Ôm bóng người xưa
Bến xưa tôi nhớ chùm cherry đỏ
Em đứng nghiêng nghiêng mái tóc dài
Tôi đi về phố núi, tìm duyên mới
Em ngóng nơi này, anh ở xa
*
Nay uống cà phê, ngắm lộc vừng
Nhớ về nơi ấy, mắt rưng rưng
Bao giờ lại trở về bến cũ
Ôm bóng người xưa, em biết không!

Sao tôi muốn… về
Tiếng ve rơi rụng chiều chiều
Người tôi thương đó phiêu phiêu nơi nào
Khói bay san sát mắt sầu
Phòng không, nhạc Trịnh, tôi về với... tôi
Sáng nay tôi thấy kiến bầy
Kiến còn ham sống, sao tôi muốn... về
Nếu ai có hỏi: lạ kỳ?
Ngài sinh: không muốn!, ngài đì: không hay!

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

583. Cây cà phê... nhìn cuộc đời

Chiều tà nắng vẫn... chói chang
Lang thang bãi cỏ, ngựa hoang muốn về
Ai ngờ đời kéo lê thê
Ngày thì viết lách, đêm mê... bóng hồng.


Cây cà phê vẫn… còn sống. Ở xứ sở của nó, có 3 ‘dân tộc’ là mít, vối và chè. Vì nó sống trong một cái rẫy bỏ hoang, và cà phê bây giờ đã hết thời rồi, hơn nữa, nó là loại cà phê mít, nên bị… thất nghiệp dài hạn, mà nhờ đó, nó được sống lâu, và chỉ đứng nhìn cuộc đời chung quanh nó từ ngày này qua tháng nọ.
*
À, nó nói về cà phê mít!, nói là cà phê hết thời!, để rộng đường dư luận (hihi...), xin bổ sung vài dòng ngoài lề câu chuyện, như sau:
-Có 3 loại cà phê ở Tây Nguyên, đó là cà phê chè (Arabica, gồm Moka và Catimor), cà phê vối (Robusta) và cà phê mít (Liberia/Cheri). Cà phê vối thì hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở đây nên được trồng đại trà. Cà phê chè thì nông dân không trồng hay chỉ trồng vài cây làm cảnh, vì cà phê Moka năng suất thấp và không tiêu thụ được, còn cà phê Catimor tuy giá cao, nhưng không phù hợp với thổ nhưỡng ở đây, như chín rải rác quanh năm, nên chi phí thu hoạch rất cao. Còn cà phê mít là loại không còn được trọng dụng ở Tây Nguyên lâu lắm rồi, nó không được thị trường ưa chuộng vì có vị chua, hơn nữa cây lại cao nên rất khó hái…
-'Tết năm 1994 rất huy hoàng khi người dân trúng mánh cà phê (giá một tạ cà phê bằng một cây vàng, và tình hình giá ‘tiêu’ cũng rất khả quan), một số người đây đã dần chuyển từ nhà ván sang nhà xi-măng, rồi nhà lầu hay ‘biệt thự cà phê’ mọc lên nhan nhản, từ xe đạp sang xe máy 100 phân khối, thậm chí sang xe con (chỉ thiếu máy bay!), lúc đó danh hiệu ‘Công tử Bạc Liêu’ đã vội vã chuyển nhượng cho ‘Công tử Ban Mê Thuột’ mà có một số chàng trai đã xuống Sài Gòn để ‘tắm bia’ và 'kết bạn' với một số nữ danh ca thời đó!… (entry 'Tết xưa và nay', đường dẫn bên dưới). Nay, giá cà phê bị tuột xuống nghiêm trọng, chỉ có khoảng 4000 đ/kg, tức là nay phải bỏ ra một lượng tiền gần 5-10 lần mới mua được một giá trị của năm 1994, ví dụ như mua gạo, đô-la hay vàng... Cũng hiện nay, hơn một nửa diện tích cá phê (ở chỗ của nó) đã bị chặt hạ, và thay thế bằng các loại cây khác như ớt, cà pháo, đậu bắp, mướp, hay cây ăn quả...
*
Xin được tiếp tục câu chuyện...
Trong một quần thể rẫy rộng đến cả chục héc-ta, nó sống trong một cái rẫy nhỏ nằm ẩn gần cuối một con đường phụ và nằm kế bên một cái đường mòn cho mấy hai lúa qua lại, con đường này dẫn xuống một cái vườn điều, rồi đến một cây vú sữa, rồi một hàng tre to ơi là to, rồi xuống một cái hồ nước ngầm rộng khoảng 200m2 - mà khi mưa to, nước tràn xuống một cái suối nhỏ mà dẫn đến những cánh đồng xa tít tận đẩu tận đâu, nó sao biết được!
Cái rẫy này được ông chủ (là cán bộ) mua lại từ một nông dân khác, rồi bỏ đó khoảng trên dưới 25 năm, nên tuổi của nó cũng cỡ đó. Vì cái rẫy không có ai đoái hoài, nên năm tháng dần qua, trên thân nó được bao phủ toàn là dây leo rừng, đặc biệt là cây mắc cở. Nó cũng có sinh con đẻ cái, mà cuối mỗi năm, nó cho ra rải rác vài chục đứa con đỏ chót, mà chả có ai thèm hái, may ra là có chú sóc nào đó đớp vài đứa lấy hên!
*
Dưới cái nhìn của nó, không phải nó có chỉ có duy nhất một ông chủ, mà nhiều ông chủ.
Ông chủ đầu tiên hầu như một đi không trở lại, có lẽ ổng giàu nên không cần bán miếng đất đó đi.
Hai 'ông chủ' khác là một cặp vợ chồng U50, sống gần nó, mà hàng ngày thường đi chăm sóc/tưới cà phê hay hái điều, mà qua lại trước mắt nó không dưới 4 lần.

Có nhiều cậu/cô chủ nhỏ thường chạy tung tăng qua lại trên con đường mòn đó, mà trong năm, cứ đến mùa vú sữa, nhiều lúc chúng chạy lên xuống dốc hái vú sữa và gọi nhau ‘ới ới ới’ làm náo loạn cả núi đồi. Ôi, lúc mới gặp, chúng chỉ có 5-6 tuổi, mà nay đã tốt nghiệp đại học, có người làm quản lý, thậm chí có người đang học thạc sĩ, nó cũng biết là một ngày không xa, nó sẽ được gặp những ông/bà tiến sĩ ở đây, chắc chắn là như vậy, vì tiến sĩ ngày nay nhiều như… các bạn cà phê của nó vậy, hihi...
Có một ông chủ tính tình hơi... lập dị mà nó nghĩ đó là ‘Độc cô quái khách’, vì ổng thường đi dạo một mình, mồm ngậm điếu thuốc, cứ vòng qua vòng lại trước mắt nó và suy nghĩ cái gì đó, không rõ. Có một hôm, mắt ổng chợt sáng lên khi nghe mùi mít chín thơm phức, ổng trông ‘bạch diện thư sinh’ thế mà leo cây giỏi thật!, ổng leo lên gần tuốt ngọn cây mít, hái xong, ổng vừa bê trái mít vừa trèo xuống, sau này nó mới biết ổng là ‘con sâu mít’… Nhớ buồn cười, hôm đó có anh bạn của ‘quái khách’ này ở Hà Nội vào thăm, ổng dẫn anh ta đi thăm rẫy, thế mà mấy phút sau, chả thấy anh ta đâu, té ra là bị lạc, anh này ‘hú hú hú’ báo hiệu ầm ĩ lên, ổng phải xuống tận cái hồ nước ngầm để dẫn anh ta… thoát ra khỏi cái ma trận cà phê này, ha..ha…
*
Ở rẫy cà phê, nó không chỉ nhìn, mà còn lắng nghe nữa, có vô số chuyện, mà nó chỉ kể lại vài mẩu chuyện nhỏ thôi nghen (chỉ có tính chất tham khảo).
+Đó là vợ chồng hai lúa nói trên, họ có một cái bàn bằng đá ở trước sân. Vào một năm nọ, lúc đó nó còn nhỏ rí à, có một ông ở miền Bắc vào, họ ngồi uống trà Bắc và chém gió đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, rồi đá sang chuyện Liên Xô sụp đổ (1991), ông ta bỗng nói với khuôn mặt có vẻ hả hê:
-Đồ Nga thối.
Nghe vậy, nó mới thầm nghĩ rằng:
-Ủa, lúc họ thành công thì tung hê họ, gửi con cái qua bên họ học, mua hết cái này tới cái nọ đem về nước, thế mà tới lúc họ hết giá trị lợi dụng thì chửi họ là ‘thối’, vậy cái được gọi là tình bạn ở đâu, chả lẽ khi bạn giàu thì ta tung hê, mà khi bạn hết giàu thì... sao ta lại nói vậy!
+Trong mấy năm gần đây, nó biết là nông dân vùng này nói chung là có 2 dạng (không tính dạng quá nghèo mà phải kiếm ăn từng ngày): dạng thu nhập khoảng 10 triệu/tháng và dạng thu nhập khoảng 5 triệu/tháng, với một gia đình có trung bình là 4 miệng ăn. Cụ thể là gia đình ông A, có 2 đứa con còn nhỏ (chỉ ở tỉnh), gửi nhà trẻ/mẫu giáo hết 6 triệu/tháng; còn gia đình ông B có 2 đứa con là sinh viên học ở Sài Gòn, phải gửi tiền cho chúng ít nhất là 8 triệu/tháng; như vậy là vợ chồng họ chắc chắn là phải thắt lưng buộc bụng mới sống nỗi, còn đa số gia đình có thu nhập 5 triệu/tháng, họ tồn tại bằng cách nào, nó sao biết được!
+Cách đây 1-2 năm gì đó, vợ chồng ông C có một đứa con trai, trước khi cậu ta tốt nghiệp cao đẳng hay trung cấp công nghệ thông tin gì đó, họ phải bán bớt một phần đất rẫy của họ, được 200 triệu để lo chạy việc làm cho đứa con. Rồi một đứa con của một người bà con khác của họ cũng chuẩn bị 300 - 400 triệu để lo đút lót để xin việc cho con. Nó còn nghe ông ‘quái khách’ kể rằng ở blog của cô LV, cô ấy viết là có nhiều người khuyên cổ nên ‘chạy’ cho chồng cổ được chuyển công tác về đất liền..., mà cổ tỏ vẻ rất đau lòng khi nói rằng cái gì ở ta cũng phải ‘chạy’, híc.. híc…
+Rồi cách đây 1-2 tháng, có một ông bác sĩ ra rẫy chơi và làm một bữa thịt cầy, ăn xong, ông ta mới kể chuyện:
Có một ông giám đốc người Nhật làm việc ở ta, khi về nước, ổng để lại 1 bức thư nói ý là: cần phải giáo dục lại ý thức dân tộc gì gì đó (!), vì ổng luôn thấy trong công ty của ổng, người ta kê khai tăng tiền trong hóa đơn từ 100 ngàn đồng lên 300 ngàn, lái xe đi 100km thì khai là 300km (hay chạy hết 100 lít xăng thì tìm cách kê khai lên 300 lít), đi công tác 3 ngày thì khai lên 10-15 ngày; ngoài ra, có người đập vỡ mấy viên gạch lót ở trên lề đường để làm chuyện riêng, có người cắt mấy đường dây điện của đèn cao áp ở ngoài đường vì nuôi ong, còn chả hiểu vì sao họ lại đập vỡ gần hết mấy cái gương cầu ở trên các đèo dốc, mà họ chả bao giờ nghĩ rằng, ví dụ, viên gạnh lót trên lề đường là tài sản của chính họ, là của dân tộc…
Nó cũng thấy ông ‘quái khách’ nhướng mày lên có vẻ không tin câu chuyện (vì ổng chưa được đọc bức thư đó!), nhưng nó sống ở vùng này trên 20 năm rồi, nên đối với nó, những ví dụ nêu lên trong bức thư đó là chuyện thường ngày ở huyện…
*
Kể đến đây, chắc có người nói là ‘chú nó hay nói chuyện quá khứ’, thế thì nó nói chuyện mới vừa xảy ra vậy.

Cách đây mấy hôm, ở khu vực nó, có một tên trộm chó bị đánh chết, nó cũng biết rằng, bây giờ, những tên trộm chó mà bị dân bắt được, coi chừng sẽ bị đánh chết, vì chúng không chỉ ăn cắp chó, mà có lúc còn giết người nữa!
Rồi nhờ cậu chủ có Internet mà nó có thấy một tấm hình của T.C. Bình chụp với một tên lãnh đạo cao cấp Tàu nào đó!, lão nói:
-Ủa, tau mới  cho cái giàn khoan HD 981 vào hải phận VN để chuẩn bị… ăn cắp một tí dầu khí thôi mà, sao dân VN làm dữ vậy?
-Dạ, ở VN, ăn cắp chó còn bị đánh chết, huống gì là ăn cắp dầu khí… Thôi, rút về đi anh à.
Nghe kể chuyện này, mấy nàng điều mơn mởn đào tơ kế bên nó cười ha hả...
*

Trước khi kết thúc câu chuyện, nó cũng không quên khi nhắc lại rằng, có mấy người ở Sài Gòn hay Hà Nội đến rẫy của nó, họ hái nào ổi, mận, chôm chôm, rồi nào bơ, mít, sầu riêng, vú sữa… ăn thoải mái; ngoài ra, ở đây, nông dân còn nuôi nào là gà/vịt xiêm, bồ câu Pháp, rồi nào là ong, chim chóc, nhất là nuôi nhiều chó và xích chung quanh nhà để bảo vệ tài sản ở ngoài vườn và trong nhà, và cũng chính từ cái rẫy của nó, mà ông ‘quái khách’ đã thu hoạch được một chú mèo con và đem ra phố để nuôi đó, nó rất tự hào...
Và, ngoài việc 'có cái nắng, có cái gió, có nỗi nhớ không mang tên người ơi', ngoài chuyện Biển Đông cũng tác động không ít đến những cây cà phê già và các 'nàng' điều ở đây, ngoài chuyện hư ảo và có thể - đổi trắng thay đen trong cuộc đời này, nó còn muốn nói rằng, riêng ở cái rẫy của nó thì các ‘hai lúa’ nhiều khi thông thái hơn các ‘trí thức’ nhiều, ha.. ha.. ha…
HẾT
---------
Chú thích:
-Bạch diện thư sinh: ám chỉ những người lao động trí óc, thường đọc sách, ngồi bên máy vi tính, hay chơi… blog, vì ít ra ngoài, ít lao động chân tay, nên da trắng, người hơi ốm/nhỏ con, có thể dong dõng cao, mà đôi khi ‘trói gà không chặt’...
-‘Con sâu mít’, ‘con sâu ổi’: là người rất thích ăn mít hay ăn ổi.
-Độc cô quái khách hay là Độc cô cầu bại (một nhân vật trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung), là một đệ nhất kiếm khách sống cô độc mà cầu mong được có người đánh bại mình. Sau này, người học được bí kiếp của ông là Dương Quá (do Thần điêu truyền thụ, truyện ‘Thần điêu đại hiệp’) và Lệnh Hồ Xung (do Phong Thanh Dương truyền thụ, truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ’).
-Y Moan, 1957-2010, quê M’Đrăk, chủ yếu sống ở Ban Mê Thuột, là một ca sĩ nổi tiếng. 'Giọng ca của anh đã được đông đảo công chúng đón nhận và đạt nhiều giải thưởng cao khu vực và toàn quốc' (wikipedia). Anh thể hiện rất thành công các bài hát như 'Ta yêu nhau về Ban Mê Thuột', 'Giấc mơ Chapi', 'Đi tìm lời ru mặt trời'...
Một số entry có liên quan:
-http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/02/311-chuc-mung-nam-moi-tet-thoi-xua-va.html 
-http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/01/509-tet-o-viet-nam.html

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

581. Nỗi buồn... văn học

 
Tối hôm đó, tôi nằm mơ,
thấy mình có một cái bài viết nào đó,
viết nửa chừng, mới có mấy dòng thôi.
Có một bóng hồng vào bình bên dưới,
mà nó làm tôi cứ mãi viết thêm.
*
Anh kể cho em nghe nghen, về... văn học.
Anh đọc, thấy 'hắn' thấy rất khoái chí trong lòng,
khi được nói xấu người khác, bằng những từ dung tục,
nhất là đối với những người nổi tiếng.
Anh lấy làm lạ, hắn luôn có tính soi mói, như thể là,
khi thấy ai đó mới vừa may một bộ quần áo mới,
hắn không thấy đẹp, mà cố đưa đôi ‘mắt cua’ ra,
soi xem thử nó có còn dính… sợi chỉ nhỏ nào không!
Anh vẫn còn nhớ một khuôn mặt nghệch như ngỗng ỉa,
với đôi mắt long lên sòng sọc, người rướn về phía trước,
khi hắn tự xưng ‘tôi là thánh’,
và vì có quá nhiều người tự xưng như vậy,
nên không có ai là thánh cả.
Còn khi hắn có chức có quyền,
thì hắn xoay chuyển mọi sự thật theo ý hắn,
và vì thế, chân lý là cái gì, thì... ngàn năm mãi cãi nhau.
*
Anh đã đọc đâu đó,
có một nhà hiền triết nói ví von về hai loại... nhà văn:
‘Loại động vật’ thì lăng xăng
viết thật 'nổ' để lòe nhân thế,
nhưng kiến thức thì bị ‘lủng’,
vì biết nhiều nhưng hiểu chẳng bao nhiêu.
‘Loại thực vật’ thì yên lặng và từ từ nghiền ngẫm,
nên hiểu biết của nó rất sâu sắc
như cái rễ cắm sâu vào lòng đất.
*
Em gái yêu, em có biết:
Vì sao anh thích con mèo,
vì nó rất gần gũi, vô tư lự, và rất ư là... mềm mại.
Vì sao anh hay ngắm những con bướm vàng lơi lã,
vì chúng làm cho anh có lúc bay bỗng, nhẹ nhàng.
Vì sao anh hay mê mãi ngắm đàn cá bơi lội tung tăng,
vì chúng hồn nhiên sống và tình tự, mà anh thấy trong đó,
cả một cái thế giới tự nhiên bí ẩn đang lượn qua trước mắt mình.
Vì sao anh thích những rừng cây,
dưới bầu trời xanh, có mây bay và gió lộng,
vì nơi đó, anh thấy sự hiện hữu của ‘ngài’.
Vì sao về đêm, anh hay ngắm những ngôi sao trên trời,
vì chúng nhấp nháy vô thường,
như ngầm bảo rằng ‘ngươi không là cái gì cả’.
*
Vì sao anh hay nghe nhạc tình, hay thích hát karaoke,
vì anh muốn hát câu:
‘Em không phải là chiều, mà nhuộm anh đến tím’.
Và vì sao anh yêu em,
mặc dù anh biết là khi còn khi mất,
nhưng nó lại là tình khúc âm-dương, rất tự nhiên,
vì nhờ có em sưởi ấm,
mà anh có những khoảnh khắc rung động ngập đầy,
và cảm thấy... mùa xuân.

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

580. Con cóc, con ếch và chuyện 'đúng-sai'

Chiều hôm qua (13/06), tôi tình cờ có ghé ‘nhà’ của bạn ‘Lời gió thầm thì’, thì đọc được bài dịch ‘Ếch bị luộc’ (của Paulo Coelho), xin đăng lại cho các bạn tham khảo (nguyên bản tiếng Anh ở cuối bài):
"Một số nghiên cứu sinh học đã cho thấy nếu bạn đặt một con ếch trong một cái bể cùng với nước từ ao của nó và lượng nước được đun nóng, nó sẽ sống sót. Con cóc (?) không phản ứng với việc tăng dần nhiệt độ (thay đổi môi trường) nhưng tất cả chúng đều chết khi nước sôi, phồng to và hạnh phúc.
Nếu như bạn cho một con cóc vào trong bể khi nước đã được đun sôi, nó sẽ nhảy ra ngay lập tức. Với lớp da bị thương tổn nhưng sống sót!
Đôi khi chúng ta giống như những con cóc (?) luộc. Chúng ta không thể nhận ra khi một cái gì đó đang thay đổi xung quanh chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng tất cả là tốt hay những gì làm tổn thương chúng ta sẽ qua đi, và tất cả chỉ là vấn đề thời gian. Chúng ta đang sắp chết, nhưng chúng ta đang chuyển đổi, cố định và thờ ơ, như một con ếch điều chỉnh nhiệt độ cơ thể nó khi nước được đun nóng hằng phút. Chúng ta chết béo tốt và "hạnh phúc", mà không hề nhận ra những thay đổi xung quanh chúng ta. Có con cóc (?) bị luộc nhưng chúng vẫn không ngừng tin rằng không phải sự am hiểu mà chính là sự vâng lời: có lẽ là đúng, và tuân thủ theo là hợp lý.
Nhưng trên tất cả, thì cuộc sống thật sự của ta ở đâu? Liệu có phải sẽ tốt hơn với cái đầu cúi gục, là những hành động sống động và sẵn sàng để thoát khỏi một tình huống theo thời gian với bộ da bị tổn thương, còn hơn không bao giờ thoát cả". (Vân Anh dịch).
Lưu ý rằng đây là bản dịch... ‘nóng’, nên bản tiếng Việt có thể khó hiểu (cười), ngoài ra, nguyên bản tiếng Anh cũng có vấn đề, mà sau đây là 1 câu hội thoại: ‘anh thấy bài viết này có vấn đề vể 'chủ thể', tác giả nói đến 1 con (cóc)?, hay 2 con (cóc và ếch)? (cười)...
Có thể ‘tạm’ tóm gọn bài viết như sau: Bỏ một con ếch vào một thùng nước từ ao của nó, rồi đun từ từ, nó sẽ không cảm thấy gì, và chết lúc nào không hay biết (=hạnh phúc!). Ngược lại, nếu bỏ con cóc (!) vào cũng thùng nước đó, mà đã đun sôi rồi, thì nó sẽ nhảy ra ngay, với lớp da bị bỏng. Mở rộng ra, con người cũng vậy, nếu ta sống trong một cuộc đời không biến động, thì ta sẽ bị ru ngủ, mà dường như ta không hề nghĩ đến cách ‘thoát’ ra khỏi cuộc đời đơn điệu của mình; ngược lại, nếu cuộc đời ta bị một cú xốc thật lớn, thì lúc đó, ta bị buộc phải điều chỉnh mạnh bản thân mình, và do đó, ta vượt qua khỏi cái tôi tầm thường. (đại khái là như vậy, cười)
*
Đọc bài này, tôi có bình như sau: ‘Liệu có phải sẽ tốt hơn là những hành động sống động và sẵn sàng để thoát khỏi một tình huống theo thời gian với bộ da bị tổn thương, còn hơn không bao giờ thoát cả - với cái đầu cúi gục’: hihi..., cái vụ này thì... ta bị tổn thương (nhiều) lắm rồi, rồi một ngày nào đó không xa, ta sẽ chấm dứt... tổn thương
Như vậy thì: một người suốt đời sống một cuộc đời bình thường (ở nông thôn chẳng hạn), và người đó ra đi cũng một cách bình thường, chả ‘khi ta sống thì nhiều người cười, khi ta chết thì nhiều người khóc’, chả nổi tiếng, cũng chả có tên tuổi gì trong lịch sử: đúng hay sai?; một người thì ngược lại, sống gây rất nhiều biến động trong xã hội, nổi tiếng, làm nên sự nghiệp lớn, thậm chí chết rồi, mà sau này con cháu đọc, thấy tên của y có ghi trong sách sử: đúng hay sai?
Viết đến đây, tôi bỗng nhớ đến chuyện có một vị hoàng đế đứng trên một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ, nhìn ra ngoài, ngài bỗng thấy một nông dân đang nằm ngủ, ngáy khò khò một cách an bình, ngài bỗng chép miệng: ‘ôi, ước gì ta được là anh nông dân đó’…
Vậy giữa hoàng đế và nông dân, ai hạnh phúc hơn? Rồi Nguyễn Huệ và Ngọc Hân có hạnh phúc không? Napoloen có hạnh phúc không? Hemingway, Jack London, Maiacovski/Yesenin… đã tự tử, còn nghe tin đồn thì Maxim Gorki cũng không ngoại lệ: trí tuệ có đem lại hạnh phúc không?...
Đứng trước một vấn đề tiến thoái lưỡng nan như vậy, người ta không thể kết luận là đúng hay sai: sống như có ếch là đúng, hay sống như con cóc là đúng?, con ếch bình thường chết trong hạnh phúc, còn con cóc ‘đấu tranh’, sống theo kiểu ‘thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm’, hay sống theo kiểu ‘cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương’… thì có hạnh phúc không?
Tôi thường lấy làm ngạc nhiên khi có ai đó khẳng định là ‘tôi đúng’ và nghĩ rằng người đó đã lấy cái ‘tôi’ để so sánh với những cái khác. Ví dụ có 1 người cao 1,6m, nên anh ấy bảo người 1,7m là cao, cao chừng ấy đã lấy gì làm cao? (người cao 1,8m sẽ nghĩ như thế nào?), hay có một người học hết đại học, nên bảo ông thạc sĩ là học cao, thạc sĩ có gì mà gọi là học cao?; có một lần, tôi đi trên xe với hai ông Tây, tôi nói về các vĩ nhân A, B (như Shakepeare, Hemingway), họ biết, nhưng khi tôi hỏi ‘các ông có biết vĩ nhân C của VN không?’, ‘không’, ‘ủa, chứ ở VN, người ta bảo ông/bà ấy là… vĩ nhân?’, ‘tôi e rằng không phải, một vĩ nhân phải thỏa các tiêu chí quốc tế nào đó’…, nên luận đúng-sai mà lấy cái ‘chuẩn tôi’ chủ quan ra để mà nói thì rất thiếu thuyết phục, mà người phương Tây dùng các ‘tiêu chí’ khách quan.
*
Đến đây, tôi tạm dùng khái niệm phật/thiền, vì tôi có biết chút chút, do ông bà tôi theo đạo Phật, và do tôi có đọc một số sách có liên quan (của Kim Dung hay thiền sư Muju chẳng hạn); còn nay tôi thường sinh hoạt với nhiều người theo đạo Chúa, nhưng tôi thường nghe họ đọc kinh nhiều hơn là nói về triết lý.
Tôi có nghe một anh bạn già nói rằng Phật pháp là ‘tứ đại giai không’ (hay đời là ‘sắc sắc không không’), lúc đầu, tôi tưởng là ai cũng hiểu ‘nghĩa đen’ của cụm từ này!, nhưng khi tôi hỏi một ông giảng viên đại học thì ông ta mới ngớ người ra, té ra là ông ta cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều này, hơn nữa, nó lại là từ Hán-Việt. Nhân tiện, tôi xin nói thêm, ví dụ ta đã dùng các từ như ‘Tây du ký’, ‘Kinh Dịch’, ‘Đắc nhân tâm’, không phản đối, nhưng người Tây không có từ Hán-Anh hay Hán-Mỹ, nên họ dịch một cách dễ hiểu là ‘The trip to the West’, ‘The book of changes’ hay ‘How to win friends and influence people’ (=Chuyến du hành về phía Tây, Cuốn sách nói về sự biến đổi, Làm thế nào để chinh phục lòng người), xin nhắc lại rằng dù có là chuyên gia dịch thuật (như kỷ lục gia dịch thuật Lê Khánh Trường chẳng hạn) thì mục đích cuối cùng của họ cũng là để cho người đọc ‘dễ hiểu’ mà thôi.
Quay lại chuyện ông giảng viên đại học. Sau đó, ổng mới tra Google, té ra ‘tứ đại giai không’ là một từ rất xưa, tạm hiểu, tứ đại là 4 chất cơ bản (đất, nước, lửa, gió), còn giai không là không thật, đại khái nói là ta sinh ra từ cát bụi thì sẽ trở về với cát bụi. Ngoài ra, ta có thể hiểu ‘sắc sắc không không’ là chợt có rồi chợt không, có đó rồi mất đó, hay dễ hiểu hơn là cái mà ‘ta tưởng vậy nhưng không phải vậy’, thậm chí là cái vô cùng bất ngờ, cái mà ta không thể tưởng tượng nỗi...
Ví dụ như xem truyền hình trực tiếp World Cup 2014, rạng sáng 13/6, trận đấu bóng đá giữa Tây Ban Nha và Hà Lan, hầu như ai cũng nghĩ là Tây Ban Nha sẽ thắng, nào ngờ sự việc xảy ra vô cùng bất thường, Tây Ban Nha bị thua nhục nhã (thua với tỉ số 1-5), đến nỗi bình luận viên phải dùng những cụm từ như ‘vật đổi sao dời’, ‘cơn địa chấn’, (tiền đạo Hà Lan cho hậu vệ Tây Ban Nha) ‘xem số áo’…
Ngoài ra, Kim Dung viết: ‘Tạ Tốn là cục phân, cục phân cũng là Tạ Tốn… ngã tướng với nhân tướng, nào có chi bất đồng’, ông tiến sĩ kỳ lạ nói: ‘chắc là em đã lầm, cuối cùng ta cũng sẽ tiến về con số không thôi’, ông Lê Ân nói ‘mọi sự trên đời này đều là phù du hư ảo… chỉ có một chữ tình, dẫu có phai nhạt thì vẫn là tình’..., và tôi thấy là nên nói như cách nói của ông bà ta là ‘đời là phù du’ hay 'đời là hư ảo' chẳng hạn...
*
Viết đến đây, chắc có người bảo là ‘anh Lá Bàng chỉ viết… lý thuyết’, thì tôi đã nói tới chuyện World Cup 2014 rồi còn gì nữa, thêm thực tế nữa nè, tối qua (13/6), tôi với một ‘con mèo’ có trao đổi như sau:
-Theo hắn thì con ếch sẽ... hạnh phúc, còn hắn là 1 con cóc đau khổ, vì có trí tuệ, hihi...
-Con người điên vì trí tuệ của mình
-Hạnh phúc? Đau khổ? Anh cũng... chịu, khi ngắm nhìn trời đất bao la, anh tuyệt nhiên không biết phải nói gì...  Con người vĩnh viễn không có lời giải đáp, vì họ có trí tuệ, mà rất nhiều khi, trí tuệ lại hại ta trong con đường tiếp cận chân lý, nhưng con mèo lại làm được, híc…, vì con mèo không cần biết chân lý là gì, nên mặc nhiên, nó đã và đang sống trong chân lý, trừ ta, híc...
-Con mèo không để ý gì đến trí tuệ của nó, nó chỉ đuổi theo... con bướm thôi, nhưng nếu như anh đòi người ta phải làm... mèo thì thành ra lộn đường tiến hóa… những con mèo cũng khác nhau lắm, nó thật mềm mại và uyển chuyển, trình độ thư giãn các bắp cơ của nó thật hoàn hảo, sức bật của nó thật đáng kinh ngạc…

-Anh nói con mèo theo 'nghĩa bóng'… Mỗi lần chơi với con mèo, anh mĩm cười, anh thấy sự hiện diện của… thượng đế, hihi… 
Quay lại chuyện con ếch, tôi thích 2 lời bình này (mà không bình luận thêm): 
-‘Giả sử, mỗi người trong chúng ta đại diện cho một con ếch và tất cả đang bị đun nóng từ từ trong cái bể kia. Thì chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? Vẫn có suy nghĩ cho rằng "càng biết nhiều thì càng khổ nhiều thà chịu ngu si để được thái bình"… Thật ra, nỗi khổ không hề thay đổi, như tất cả những con ếch kia đều bình đẳng chờ chết. Lũ ếch không biết mình đang bị giết rất từ từ nên vẫn hồn nhiên hoan ca và hồn nhiên giao phối. Nhưng giả sử (cũng trong bầy ếch đấy) lại có một vài con vì hiểu biết nên nhận ra cái chết đang đến rất gần. Số ít những ếch đấy sẽ cảm thấy khổ đau - bên cạnh số đông những con ếch đang được thái bình. Đối với những con ếch xuẩn ngu thì cái bể đấy chính là hạnh phúc. Với những con ếch biết đang chết mòn thì cái bể là nỗi niềm mang tên tuyệt vọng...' (tranquoctrung78, entry ‘Bạn tôi - Nhân vật’, phần lời bình, blog Ái Nữ). 
-'Nên sống thế này là hạnh phúc hay sống thế kia là cái chết mòn thì khó mà tranh luận cho ngã ngũ lắm. Ai nấy tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình nên không có cái lý nào tồn tại làm mẫu số chung cho tất cả. Triết lý cho người ta sự chọn lựa và thật không công bằng nếu có kẻ dám phán quyết đúng-sai. Đến Thượng Đế cũng không đủ sức làm trọng tài...' (Lời bình của Lung Linh).

Cuối cùng, có người hỏi tôi về ‘phật/thiền là gì?’, tôi mới nói ‘phật tính là tính thật’, còn blogger ‘Lời gió thầm thì’ viết:
‘Triết học là gì với em, đó là câu hỏi em đã đặt cho mình khi đọc xong bài viết của anh. Em có đọc 1 vài quyển sách… nhưng tất cả những điều ấy với em vẫn chưa thật sự là Triết học cho mình, bởi tất cả chúng được sinh ra từ người khác dù chúng gần gũi với em, chúng sẽ là của em khi triết tìm thấy trong cuộc sống… Đó là ví dụ như chú kiến nhỏ trong bài viết (Con kiến thoát ‘Tàu’) vừa rồi của anh. Chú ta chính là 1 trong những nhân vật mạnh mẽ nhất thế giới nếu so sánh về thể xác, và thật kiên cường... Khoảnh khắc triết trong chú chính là khoảnh khắc chú là mình, thư thái ngồi bên ly cà phê, nghe thế giới quanh mình chuyển động. Chú chính là mình trong khoảnh khắc ấy với mọi khát thèm và hiện hữu sống, có phải vậy không ạ’.

Rồi ‘nhóc’ có hỏi tôi:
-Anh quan tâm đến triết lắm à?, xin trả lời:
-Có, triết tức là không triết. 

HẾT.
---------
Chú thích + các enry có liên quan:
-Blog Ái Nữ, http://ainu.blogtiengviet.net/2014/06/05/b_n_toi_nhan_v_t
-Blog Lời gió thầm thì, http://vananh7.blogtiengviet.net/2014/06/12/ch_b_lu_c
-Đắc nhân tâm: một tác phẩm nổi tiếng của Dale Carnegie (1888-1955) - nhà văn và nhà diễn thuyết người Mỹ.  
-‘Ếch bị luộc’: Bản tiếng Anh: FROGS BEING BOILED
Several biological studies have shown that a frog placed in a container along with water from his pond, he will remain alive while you heat the water. The toad does not react to the gradual increase of temperature (change of environment) and only dies when the water boils, swollen and happy.
On the other hand, if a toad is thrown into that same container when the water is already boiling, he will immediately jump out. He will be a little singed, but alive!
ometimes we can be like the boiled toads. We do not notice changes.
We think everything is good, or that whatever is evil will pass, it’s just a matter of time.
We are about to die, but we are floating, stable and apathetic as the water warms up every minute.
We are dying, fat and happy, without having noticed the changes around us.
There are boiled toads who still believe that the key is obedience, not competence: might is right, and obey whoever is sensible. From all this, where is the real life? It is better to emerge from a situation, maybe a little singed from time to time, but alive and ready to act. (13.04.2012, Paulo Coelho).
-Hemingway, Jack London, Maiacovski, Yesenin: ‘Có nhiều người đã tự tử vì nhiều lý do, ví dụ như sử gia Khuất Nguyên (tự tử năm 278 TCN), đại thi hào Lý Bạch (tự tử năm 762), nhà văn Jack London (tự tử!, ‘ngày 22-11-1916, ông uống thuốc độc tự tử lúc mới 40 tuổi’, nguồn: e-thuvien.com), nhà thơ Yesenin (Ét-xê-nhin, tự tử năm 1925), nhà thơ Mayakovsky (Mai-a-cốp-xki, tự tử năm 1930), nhà văn Hemingway (tự tử năm 1961), nhà văn Yukio Mishima (tự tử năm 1970), nhà văn Yasunari Kawabata (tự tử năm 1972), diễn viên Tuấn Anh (tự tử năm 1996)... ‘I would rather that my spark should burn out in a brilliant blaze than it should be stifled by dry rot = Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm’, Xuân Diệu dịch, http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/tai-sao-hemingway-lai-tu-tu_5722.html 
-Lê Ân: sinh năm 1938 tại Quảng Nam, hiện ở tại quận Tân Bình! (TP HCM), làm việc tại ‘Làng du lịch Chí Linh (Vũng Tàu)’, năm 2012, ông có tài sản khoảng 15.000 tỉ và đưa hết vào ‘quỹ từ thiện Lê Ân’. Năm 74 tuổi, ông mới lấy người vợ thứ năm, là cô Mai Mai - 20 tuổi’, http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/06/209-khi-nguoi-gia-yeu.html
-Maxim Gorky, sinh 1868-1936, nhà văn Nga, chết một cách bí ẩn (tự tử!), có lẽ vì vụ ‘năm 1933 Gorky xuất bản một cuốn sách đáng hổ thẹn về Kênh Biển Trắng-Baltic, được trình bày như một ví dụ của "sự hồi sinh thành công của những kẻ thù của giai cấp vô sản"... (theo wikipedia)
-Ông tiến sĩ kỳ lạ: tên mà tôi đặt cho một người bạn + một ít hư cấu, http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/08/45-ong-tien-si-ky-la.html
-Tạ Tốn: một nhân vật có trí tuệ nhất và đau khổ nhất trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long lý’ của Kim Dung, http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/08/233-kim-mao-su-vuong-ta-ton-va-lao-tac.html 
-Thiền sư Muju (muju = vô trú), người Nhật, sinh 1227-1312, tác giả! của cuốn 'Góp nhặt cát đá' (=101 Zen Stories, hay còn gọi là 'Thạch sa tập'), xuất bản lần đầu tiên vào năm 1939 (Luân Đôn), rồi nhà xuất bản Lá Bối trước 1975 (Sài Gòn).