Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

708. Những người vẫn còn mơ ngủ!

 

Nhớ chuyện xưa, hồn loanh quanh lối
Người mơ người, trên dưới mười năm
Tình mới đêm ươm, thơm tình cũ
Đau, bỏ... bóng hồng, xa thế nhân


Những khi mất ngủ, tôi lại viết chút chút, và viết dưới dạng ‘sắc sắc không không', hihi…
*
Vâng, những người… Tàu vẫn còn mơ ngủ, chứ người Việt thì vẫn luôn tỉnh thức, nên ta sẽ đạt giải Nobel đều đều, sẽ có rất nhiều tên tuổi của người Việt trong các sách toán, lý, hóa, khoa học công nghệ, từ điển triết học, từ điển danh nhân thế giới..., sẽ có cả cả chục ngàn sinh viên từ các nước như Singapore, Thái Lan, Úc, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… đổ xô sang Việt Nam du học hàng năm, rồi các dân tộc còn lại trên thế giới sẽ đưa Triết học Việt Nam vào giảng ở các trường đại học của họ, 49% cư dân mạng trên thế giới sẽ vào truy cập những entry bằng tiếng Việt, cứ 4 năm thì ta sẽ dự World Cup một lần, mà đá cho tụi Đức, Argentina, Hà Lan, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Brazil… tơi tả, chứ việc đá thắng các đội bóng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út hay Thái Lan… chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam sẽ thường vào Chung kết World Cup với Anh, Nhật, Mỹ, Đức - vì nước ta phát triển nhất trên thế giới và có nền khoa học hiện đại nhất, nói chung là khi đó, GDP bình quân trên đầu người của người Việt sẽ cao nhất thế giới, mà Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh, Singapore, Tàu… phải gọi nước ta bằng ‘cụ’, cụ thể là đồng Việt Nam (VND) sẽ thay cho USD, và tiếng Việt sẽ trở thành ngôn ngữ quốc tế thay cho tiếng Anh…
Vâng, tôi đang nằm mơ, và dưới đây, tôi sẽ kể lại giấc mơ đó.

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

707. 'Minh triết’ không phải là đặc quyền của cái được gọi là vĩ nhân

 

Do số phận, tôi thường xuyên gặp nhiều chuyên gia, giảng viên, nhà bình luận chính trị…, và họ thường tỏ ra ngạc nhiên thú vị khi nghe tôi phát biểu một cách… kỳ lạ (cười), và giả sử có ai đó không thích tôi là do tính cách hơi khác người của tôi, chứ không phải do quan điểm của tôi, tại sao vậy? Đó là vì tôi bị ảnh hưởng bởi nhiều vị thầy kỳ lạ - có thể đã từng trải qua qua hai chế độ, trở về từ Nga, Ukraine, Đức hoặc Pháp…, hơn nữa, tôi còn được tham gia rất nhiều khóa đào tạo của tụi Tây - chủ yếu là đến từ Hà Lan, Anh hoặc Mỹ, trong đó, tôi không những được đào tạo, mà còn là người tổ chức các khóa đào tạo…
Tôi biết là ngoài đa số blogger, còn có một số học giả có đọc bài viết của tôi (cười, có gì đâu mà ‘học giả’ với ‘học thật’), nhưng xin các ‘tiền bối’ đừng bất mãn vì trọng tâm thổ lộ tự nhiên của tôi là ‘khi ai đó đã hiểu tận gốc rễ của (một) vấn đề ở hiện thực thì tự nhiên sẽ có tất tần tật Triết, Thiền, Phật, Chúa… ở trong đó’, và lưu ý rằng, nếu dưới đây, tôi có đề cập chút chút về Phật, Chúa, hay Marx, Engels, Lenin… thì chỉ nói đến những cái gì có liên quan đến hình ảnh ‘minh triết’ mà thôi.
Ngoài ra, tôi thường sống một mình, ngồi uống cà phê một mình, và viết… một mình, mà khi viết thì chỉ có mấy chú cá, chú rùa, chú mèo, chú chó, mấy cây hoa lan, bầu trời, dòng sông…, và đặc biệt là bóng đêm cô đơn luôn đồng hành với tôi, ôi, tôi chỉ là một ‘Độc Cô quái khách’, ai mà mất thì giờ để ghét tôi mà làm gì, phải hôn, hihi…

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

706. Xin mời Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử về nước…

 

Vui chơi cho hết tháng ngày
Hôm sau chả biết còn hay biến rồi
Đời là một cuộc ngược xuôi
Đến khi hết thở là thôi chạy vòng

Thời gian trôi qua quá nhanh, nên tôi không thể ngừng viết…
Không biết ngày mai, tôi có còn sống không, nên tôi phải viết vội…
Tôi không thể viết dài, vì viết dài là… vô ích.
Tôi chỉ viết ngắn thôi, mà rất may là đã có… tư liệu, nên thiết nghĩ rằng, nó khá đủ ý nghĩa.
*
Dũng cảm là gì?
Theo tôi:
Dũng cảm không hẳn có nghĩa là ai đó không sợ chết, vì chết là chuyện bình thường, và nếu không nhầm, chết là… hạnh phúc (vì được giải thoát!), nói chung là, vì sớm hay muộn gì, ta cũng phải chết.
Dũng cảm không có nghĩa là ‘ngu trung’, vì chắc chắn ngu trung không phải là dũng cảm.
Dũng cảm không phải là ‘nam mô’ các vĩ nhân, vì, nếu không nhầm, đó chỉ là sự nô lệ về tư tưởng (của người khác)…
Mà dũng cảm là, có thể, một phần căn cứ vào trải nghiệm của các ‘người khổng lồ’ đi trước, mà ta tự sáng tạo ra tư tưởng, cụ thể là không bao giờ nói là ‘Đấng X nói rằng’, rồi mới nói.
Nói tóm lại, kẻ dũng cảm là kẻ không phải vị nể tư tưởng của ai hết.

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

705. Xứ sở chuyên nghề ‘nam mô…’

 

Vận tốc ánh sáng là 299.792km/s. Con tàu vũ trụ đang phóng véo véo véo với vận tốc ánh sáng: Ngọc Đế đang cùng đoàn tùy tùng đang đi ‘phượt’ trong đa vũ trụ... Ngài bỗng ra lệnh cho lái tàu:
-Không được bay quá vận tốc ánh sáng.
-Dạ, muôn tâu, sao thế ạ?
-Nếu ngươi bay bằng vận tốc ánh sáng, thì khối lượng sẽ tăng đến vô tận, mà ta không muốn bị biến thành hạt quark. Còn thời gian sẽ chậm đến vô cùng, nói nôm na cho ngươi dễ hiểu, nếu trái đất trải qua 100 năm, thì có thể ta mới trải qua có 1 năm, nói dễ hiểu hơn, là khi ta trở về nhà thăm Thiên hậu, thì ta vẫn còn ở 20 tuổi thanh xuân, trong khi đó mụ vợ ta đã thành một bà cụ sống lâu nhất thế giới và được ghi vào sách kỷ lục Guinness rồi, híc.. híc…

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

704. Những tượng đài mà Việt Nam cần hướng tới…

 

Tôi chỉ viết vài dòng cho đỡ buồn thôi, ôi…
*
Tôi đã theo dõi các trận đấu của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam tại Vòng loại World Cup 2018 (tại Bangkok), đội tuyển bóng chuyền nữ VN tại Giải vô địch Châu Á (tại Thiên Tân, TQ), đặc biệt là hầu hết các trận bóng đá nam (U23) và bóng chuyền nữ tại Sea Games 28. 
Kết quả là, tại Vòng loại World Cup 2018, đội tuyển bóng đá nam VN bị thua Thái Lan (0-1).
Tại Sea Games 28, đội tuyển bóng đá nam U23 VN bị thua Thái Lan (VN thua Myanmar 1-2, Thái Lan thắng Myanmar 3-0 và vô địch), đội tuyển bóng chuyền nữ VN bị thua Thái Lan (kết quả tương tự cho bóng chuyền nam, đều thua 0-3)...
Trừ trường hợp đặc biệt là ‘kình ngư Ánh Viên’, nhưng cũng cần lưu ý rằng, mặc dù đã gây cơn sốt tại Sea Games 28 và trong cộng đồng mạng, nhưng cô bé 19 tuổi này vẫn chỉ được xếp gần tương đương nữ kình ngư thứ 25 thế giới (riêng về nội dung bơi tự do 400m), mà ‘còn kém cả thành tích của VĐV về đích thứ 8 ở phần bơi chung kết cự ly này tại Olympic 2012, và thua người đoạt HC đồng khi đó tới hơn 5 giây’ (nguyentandung.org)…

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

703. Ngàn năm bắt chước, ngàn năm mộng (Giấc mơ của Hoàng đế Tàu - Phần 2)

 

Hắn lại tiếp tục mơ…

Lúc đó, có Kỷ Hiểu Lam vào chầu, và tâu:
-Tâu bệ hạ, vừa rồi, Thủ tướng Abe, rồi Tổng thống Park Geun-hye (Hàn Quốc), Tổng thống Obama… đã bày tỏ mối quan ngại rằng thế hệ trẻ đang lơ là về chính trị!
-Ủa, bấy lâu nay ai mà không tung hô là ‘hoàng thượng vạn vạn tuế’, ví dụ như ta làm hoàng đế vào năm 2015, thì đến năm 12.015, ta vẫn còn là… hoàng đế! Vậy, mấy vị hoàng đế tiến bộ nghĩ ‘chính trị là cái gì’?
-Dạ, hoàng… đế Obama nói: Chính trị là cách để chúng ta tổ chức chính mình, một cách khoa học, về việc làm thế nào để đi đến những quyết định về cách chúng ta sẽ sống với nhau... Đơn giản là như vầy, bạn và một số các bạn khác quyết định đi cinema, rồi bằng cách nào đó các bạn phải quyết định sẽ đi xem phim gì vì không phải ai lúc nào cũng đồng ý với nhau cả, các bạn sẽ phải thảo luận, phải đưa ra lý do của mình, và rồi sẽ phải thỏa hiệp, nếu không thì các bạn sẽ không gặp mặt nhau thường xuyên nữa, đối với một quốc gia thì cũng tương tự như vậy… Bạn sẽ muốn nói lên tiếng nói của mình và thể hiện các giá trị của mình cùng những gì bạn quan tâm, và đó là những gì vây quanh chính trị... Người trẻ thường có những bản năng tốt nhưng đôi lúc họ chán nản vì những ồn ào và lời mắng nhiếc trên truyền hình, chính trị không nhất thiết phải là như vậy.
Tóm lại, họ cho rằng hoàng đế là người mà được dân thuê, và được dân trả lương để làm chính trị, trong đó có quy định là ‘làm tối đa 8 năm thì hết chất xám’, còn chất xám đâu nữa mà đòi muôn năm!, nhưng nếu nửa chừng mà làm không nên hồn thì dân ‘cắt hợp đồng’, tức là thôi trả lương, và lúc đó thì hoàng đế phải về quê mà làm… cà phê.
-Ôi, ngươi nói vậy làm ta sợ quá, thôi, hãy giữ vĩnh viễn cái chế độ phong kiến này lại nhé.
-Dạ… muôn… tâu... ạ...

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

702. Giấc mơ của hoàng đế Tàu (Phần 1)

 

Mắt lệ làm chi, ướt tuổi đời
Ngậm ngùi, mưa thấm, mọng đôi môi
Trong mơ, còn nhớ bao hình bóng
Lối về, xa cách, cố nhân đau!

Tối hôm qua, hắn nằm mơ…
1
Hắn mơ thấy mình chuẩn bị trình bày cái Luận văn Tiến sĩ của hắn. Trên bàn giám khảo, có mấy người thì hắn không nhớ rõ, chỉ nhớ là có hai ông - đều là bạn của hắn. Hai ông này đều là… học trò của hắn, mà bằng cách, một ông chỉ qua một đêm - nhảy một cái rẹt từ Phó tiến sĩ lên Tiến sĩ, mà không cần phải qua thời kỳ quá độ, còn một ông là bộ đội từ chiến trường Campuchia trở về - chả biết là mày mò viết cái gì đó, mà cũng trở thành tiến sĩ… Tóm lại, Phó tiến sĩ mà chấm thi tiến sĩ, tại sao vậy? Hắn chợt vỗ đùi đánh đét một cái:
-À, chuyện này chỉ có trong giấc mơ mà thôi.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

701. Vô danh tiểu tốt (‘Hệ ngàn năm Đông phương’ - Phần 2)

   
Mốt anh hùng thời hiện đại!

Gió qua tuổi đời, níu thi nhân
Thơm vương trên má - quyện chút hồng
Gió ơi đã đến, đừng quay gót
Ta cảm thương rồi, ai biết không!

Vâng, tôi chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt, bởi vì tôi chỉ là một ‘hạt bụi’ nhỏ hơn cả hạt bụi trong vũ trụ này, bởi vì tôi cũng có vô số những suy nghĩ và hành động tầm thường hơn cả người tầm thường, bởi vì kiến thức của tôi có nhiều lúc lại thua ngay cả con kiến, bởi vì tôi cũng bị sinh ra rồi chết đi theo quy luật ‘sinh lão bệnh tử’ như 7 tỉ người khác trên thế gian này, bởi vì có nhiều lúc tôi cũng ham làm ông lớn, làm đại gia hay đạt giải Nobel (nếu được) như vô số kẻ phù du khác, và bởi vì có một điều chắc chắn:
-Tôi chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt.
*
Tôi bắt đầu biết điều này, khi mà, cách đây 35 năm, tôi có làm… lớn chút chút (hihi..., so với các bạn cùng lứa), rồi đóng vai là một kẻ vô danh tiểu tốt, tôi đứng từ cuối sân khấu, nhìn một người làm lớn khác - đang đứng trên sân khấu, nói chuyện chính trị và múa may quay cuồng như con khỉ Tôn Ngộ Không, và tôi bỗng giật mình tự hỏi:
-Chả lẽ bấy lâu nay, ta cũng như con người đứng trên sân khấu kia sao!

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

700. Phim Interstellar và 'Hệ ngàn năm Đông phương' (Phần 1)

 

Trước khi viết, tôi xin kể lại một chuyện hài rằng người không sáng tạo đã hiểu thuyết tương đối giống như là…, hehe...
Một hôm, có một lão già mù, cũng đến gặp Einstein để tìm hiểu về… thuyết tương đối. Einstein bèn mời lão uống sữa. Lão hỏi:
-Sữa là gì?
-Đó là một chất lỏng lấy ra từ vú của một loài động vật, rất bổ dưỡng, có vị ngọt, thơm, và đặc biệt là nó có màu trắng.
Lão uống, quả nhiên thấy ngòn ngọt, thơm, ngon, bèn hỏi tiếp:
-Màu trắng là như thế nào?
-Như màu lông ngỗng.

-Ngỗng là như thế nào?
Vừa nói, Einstein vừa đưa cánh tay, bàn tay và các ngón tay ra biểu diễn:
-Nó có cổ dài, uốn cong, có cái đầu khum khum và có cái mỏ dài thẳng góc với đầu và cổ.
Lão mù bèn sờ vào cánh tay của Einstein, và gật gù có vẻ… ‘giác ngộ’:
-À, tôi biết sữa giống như cái gì rồi. Thuyết tương đối cũng vậy thôi, không-thời-gian cong cong như… cái cánh tay của ông chứ gì (!)

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

699. Tiểu Quy từ Thái Lan trở về (Nền văn hóa ‘bắt chước’ - Phần 3)

 


Một con én nhỏ, nghiêng chiều xuống
Sóng bỏ dòng sông, cuộn tới trời
Sóng theo bóng tím, tìm thương nhớ
Mắt tím tươi cười, tim sóng rung

PHẦN III

Ôi, tí xíu nữa là tôi không viết được bài này rồi.
Tôi suy nghĩ gần 2 ngày mà vẫn chưa tìm ra một nội dung thích hợp để viết, vì nếu tôi viết về văn hóa Pháp, Nga, Mỹ, Tàu… thì các bạn sẽ ‘ứ’ thèm đọc, huhu. Bỗng tôi nhớ lại chuyện Bùi Giáng và Phạm Duy, thế là tôi ngồi bật dậy, và bắt đầu viết…
À, tại sao tôi lại gọi là Lão Quy hay Tiểu Quy nhỉ! Không phải tôi cố ý nói ‘chiếng chàu’ đâu, mà ý nói là một cụ già và một cậu bé, nhưng tại sao lại có chữ ‘Quy’ trong đó nhỉ! Đó là vì tôi nhớ về làng tôi - mà tôi hay gọi là ‘xứ rùa X’, ý nói là ai đó bị ảnh hưởng bởi cái ‘hệ-Tàu-ngàn-năm’ mà tiến chậm như rùa.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

698. Ông cán bộ ngơ ngác (Nền văn hóa ‘bắt chước’ - Phần 2)

 
Anh ở Sài Gòn, mây trắng trôi
Cầu qua, sông trắng xóa, gợi sầu
Lục bình trôi nổi, dập dềnh, nhớ!
Một người, hôm ấy, nay ở đâu...

PHẦN II

Hôm qua, Tiểu Quy lại kể cho Lão Quy câu chuyện sau.
1
Nó bỗng nhớ về cái phản ở nhà ông ngoại của nó - nằm giữa nhà trên, với những tấm gỗ dày cả tấc, sáng bóng, chắc là làm từ loại gỗ tốt, ít nhất là gỗ mít.
Nó nhớ lại, ngày xửa ngày xưa, trước năm 1965, vào giữa đêm, khi nó và anh nó đang nằm ngủ trên tấm phản, thì bà ngoại nó gọi dậy, có lúc cho ăn thịt gà, xôi…, còn lúc này thì đưa cho hai chén chè đậu đen (nấu với nếp) - trông giống như… cứt trâu à, ông anh nói: ‘cứt trâu đó’, thế là nó gớm không ăn, còn ông anh của nó ‘tai’ luôn hai chén một lúc, híc..híc…
Mãi sau 1975, nó mới biết là sở dĩ nó được ‘hưởng xái’ cái gan gà hay mấy chén chè đó, đó là vì bà ngoại nó nấu cho mấy ông cán bộ nằm vùng ăn: dưới cái phản là một cái... hầm bí mật!

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

697. Văn hóa VNCH trước 75 (Nền văn hóa ‘bắt chước’ - Phần 1)

-Bài viết nào của bạn cũng thấy nụ cười, nhưng sau đó là những giọt nước mắt của sự thật trần trụi như đá vậy (Đoàn Huyên)

MỞ ĐẦU

Các độc giả trong và ngoài nước thân mến,

Trước tiên, từ ‘bắt chước’ nên được nhìn dưới một cặp mắt thư giãn hơn, nhưng tôi sẽ cố gắng dẫn các bạn đến gần bản chất của vấn đề: ‘bắt chước’ là bắt chước như thế nào, và ra làm sao? Các bạn cũng không nên đưa ra khái niệm ‘lề phải’ hay ‘lề trái’ ở đây, bởi vì, đơn giản, tôi là người thuộc về ‘lề thật’… Nói chung là mọi diễn biến ở VN từ 1955 đến 2015, hy vọng rằng tôi đã ghi chép khá…. đầy đủ trong blog này rồi  (cười), từ ‘chuyện đời thường’ cho đến ‘chuyện kiến trúc thượng tầng’, với 700 entry = gần 3000 trang!
Là một người được sinh ra, mà lọt thỏm vào thời kỳ VN-Mỹ 1955-1975, tôi đã bị… ‘tổng hòa’ bởi 6 loại văn hóa sau đây: 1) văn hóa VNCH trước 75, 2) văn hóa XHCN sau 75, 3) văn hóa Mỹ, 4) văn hóa Pháp, 5) văn hóa Nga, và 6) văn hóa Tàu, mà dưới đây, tôi sẽ kể hết, nhưng cô đọng, là các 'nền' văn hóa nói trên đã ảnh hưởng đến tôi/nhóm chúng tôi như thế nào, chủ yếu là văn hóa trước 75, văn hóa sau 75, văn hóa Mỹ, và văn hóa xô-viết, nhưng tôi sẽ dành chủ lực để phân tích về tác động của văn hóa Tàu ở phần cuối. Tôi không nghĩ rằng các bạn sẽ thỏa mãn khi đọc phần tôn giáo trong blog này, nếu có, vì Phật, Chúa và Thượng đế - mà tôi gọi là ‘các thứ có ánh hào quang’ - dường như không có ảnh hưởng lớn đối với tôi, mặc dù tôi có hiểu ‘Thượng đế’ theo một cách khác (= Đấng tạo hóa), và điều này cũng không có nghĩa tôi là người vô thần. Lưu ý rằng, các Phần dưới đây, mỗi minh họa, tôi chỉ nêu ra 3-10 chi tiết, như tên thầy, tên blogger, tên sách…, vì tôi không nhớ hết, và quan trọng hơn, tôi không thể liệt kê nhiều mà làm kéo dài bài viết.
Và theo tôi, nền giáo dục như thế nào thì sẽ tạo ra con người như thế đấy, nên dưới đây, bằng các minh họa từ ‘trường đại học bôn ba’, tôi cũng không ngần ngại chỉ ra điều này.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

696. Hãy để quá khứ thuộc về quá khứ

 
Khi quá khứ gọi, hãy đưa nó vào hộp thư thoại. Nó không có gì mới để nói. Kính thưa Quá khứ, cám ơn về tất cả các bài học. Kính thưa Tương lai, tôi đã sẵn sàng.

Sớm mai mở cửa đã thấy chùa
Rừng chiều lay động, nắng say sưa
Đường vô xóm nhỏ, nàng không đến
Hoa hờn, cỏ giận, lá không ưa
Tường xưa chim chóc nô đùa gió
Róc rách hồ reo, cá lượn lờ
Rùa mơ không động, ai ngờ động
Một tiếng chuông ngân, nắng đã mờ

Không nhớ là từ thời nào, thời nhỏ, thời trẻ, hay thời trung niên, tôi đã biết câu:
-Let the past be the past,
có nghĩa là ‘Hãy để quá khứ thuộc về quá khứ’.

Và tôi đã thường suy nghĩ về câu này.
*
Vào giữa một buổi chiều hôm nọ, ở nhà hàng xóm, trời sắp nổi mưa to, khi tôi đang ngồi uống trà Bắc, thì có một cụ già bước vào, và nói:
-Bác vừa làm vườn, vừa suy nghĩ, bỗng rất ngạc nhiên khi thấy Bà Huyện Thanh Quan nói là ‘Ngàn năm gương cũ soi kim cổ. Cảnh đấy người đây, luống đoạn trường’, tại sao người ta lại phải lấy cái ‘gương cũ’, và rồi soi được cả cái kim cổ ngàn năm chứ!

Tôi bỗng chợt lóe lên một tia sáng kỳ lạ, và lập tức chớp lấy cơ hội này:
-Vâng, tại sao bà ta không lấy cái ‘gương mới’ ra mà soi?, hay rộng hơn, tại sao người ta không lấy cái ‘kính thiên văn’ ra mà soi, mà lại dùng cái ‘gương cũ’, hèn chi mà bà ta phải đứt ruột, ha..ha..ha…
Tôi nghĩ là bà ta chỉ sống quanh mấy cái lũy tre làng, may ra nhờ có tài thơ văn kiệt xuất, mà được vua Minh Mạng triệu vào Nam để giảng dạy cho các công chúa/cung phi, mà nhà Lê đã mất đi tự thuở nào rồi, nhưng bà ta lại quay về quá khứ để mà thương tiếc, mà không nghĩ về cái mới, về tương lai cho thế hệ con cháu mai sau…

-Ấy chết, Bà Huyện Thanh Quan hay lắm đó, là một người phụ nữ Việt Nam mẫu mực…
-Không, nếu bà ta chỉ hoài cảm về quá khứ, rồi truyền cái cảm hoài đó cho con cháu, thế thì chẳng thà bà ta chết ngay trên Đèo Ngang còn hơn...