Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

725. Thiện tri thức và bất thiện tri thức

 
Quá khứ buồn lung linh ánh bạc
Tương lai đồng, cánh hạc trời xa
Hiện tại vàng, rực tim ta
Hãy yêu, hãy giữ, hãy đa hãy tình

LTS: Chắc các bạn đọc cũng biết những thiệt hại lớn do đợt mưa lũ lịch sử ở tỉnh Quảng Ninh: ‘Tính đến cuối ngày 29/7, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có 17 người thiệt mạng do mưa lũ, trong đó 14 người tại Hạ Long và 3 người tại Cẩm Phả. 6 ngư dân trên một tàu cá vẫn bị mất tích ở vùng biển Cô Tô. Trên 3.700 hộ dân, trường học, bệnh xá bị ngập lụt, có nơi ngập sâu trên 2,0m; chưa kể rất nhiều tài sản của hộ dân bị thiệt hại. Trên một số tuyến giao thông huyết mạch hiện vẫn ngập cục bộ, khiến tình hình giao thông vô cùng khó khăn. Hầu hết các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đều bị sạt taluy, với tổng khối đất đá trượt sạt khoảng 600.000 m3’ (laodong.com.vn)… Ngoài ra, theo bản tin trên VTV1 và VTV3 tối nay (30/7) thì đợt mưa lũ này sẽ còn kéo dài đến ngày 4/8/2015, không những sẽ có ảnh hưởng lớn đến các tỉnh miền Đông Bắc, mà còn lan rộng ra các tỉnh miền Tây Bắc và vùng Đồng bằng sông Hồng.
Xin thành thật chia buồn cùng với bà con ở các tỉnh phía Bắc.

---------
Tôi lại không ngủ được…
Tôi đã biết cụm từ ‘Thiện tri thức và bất thiện tri thức’ này cách đây đã 2-3 năm, nhưng tôi không để ý lắm, vì tôi ít thích dùng từ Hán-Việt, ít thích nghe ai nói triết lý hay giáo lý gì gì đó... Nhưng nay, do một thực tế xảy ra trong nửa tháng vừa qua (xem dưới), tôi lại thấy nó hay.
1
Số là mới đây, tôi có… tìm hiểu một ít về ông Nguyễn Tường Bách trên mạng, tóm tắt như sau: Ông sinh năm 1948, tại Huế... Sống ở CHLB Đức từ trẻ nhưng ông vẫn được trong nước biết đến như một trong những người viết văn, dịch thuật nổi tiếng. Là một nhà khoa học, rồi chuyển sang kinh doanh xuất nhập khẩu, 60 tuổi, nghỉ hưu ông trở về cố quốc sinh sống. Câu nổi tiếng:
-Cuộc sống là một dòng tâm thức bất tận, không đầu không đuôi... Hãy đơn giản hóa một đời thành một ngày. Đời này của chúng ta như là ngày hôm nay. (theo phattuvietnam.net)
Tôi chợt nhớ lại là người Tây Tạng có câu (mà tôi đã đọc được trên một tờ báo nào đó, lâu rồi): ‘Hãy sống như ngày hôm nay là ngày cuối cùng, vì không biết là bạn sẽ ra đi lúc nào vào ngày mai’.
Tôi cũng nhớ lại là ông Dale Carnegie (trong cuốn ‘Quẳng gánh lo đi và vui sống’) có viết đại ý như sau: ‘Ta may lắm thì chỉ có khả năng mang trên vai gánh nặng của ngày hôm nay, chứ khó có thể đồng thời mang luôn cả gánh nặng của ngày hôm qua và gánh nặng của ngày mai’.
Tôi cũng nhớ là có một câu chuyện về lời Phật kể, đại ý như sau: Có một người nọ bị một con cọp rượt đến đầu một vực thẳm. Cùng đường, anh ta buộc phải lao xuống vực, may mắn thay là anh ta lại vướng vào một cái cành cây, và trước mắt anh ta là một chùm nho thơm ngon. Còn dưới đáy vực là một đàn cá sấu đang há mồm chờ anh ta rơi xuống để ăn thịt. Trong lúc cùng khốn như vậy, anh ta bèn với tay hái lấy chùm nho mà ăn: ‘Ôi, chùm nho ngon ngọt làm sao’.
Tôi (cũng như nhiều bạn) tạm hiểu rằng:
-Việc quá ôm trong lòng những lo lắng về quá khứ và tương lai sẽ như là những con sâu đục thân mà làm cho cái cây bị tàn úa và có thể ngã gục vào bất kỳ lúc nào,
hay:
-Quá khứ đang rượt theo để ‘xé xác’ ta, còn tương lai đang chờ đợi để ‘rỉa thịt’ ta, nhưng ta hãy tận hưởng lấy những niềm vui có thể ở hiện tại.
Và do trải nghiệm, nếu không nhầm, ông Nguyễn Tường Bách đã nhắc lại cho chúng ta một tư tưởng rất là thiện tri thức:
-Hãy đơn giản hóa một đời thành một ngày. Đời này của chúng ta như là ngày hôm nay.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

724. Hoan hô đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam

 

Mấy hôm nay tôi… bí đề tài để viết… Tôi đã định viết một bài về ông Nguyễn Tường Bách (và có liên quan), hay về phim ‘The Hit List’ (Danh sách đen), 'A Good Man' (Tay súng hoàn lương), 'The Expendables' (Biệt đội đánh thuê), ‘Jack Reacher’ (Phát súng cuối cùng); hay không lẽ viết cái gì thật… dữ dội, hay thật có triết lý, hay làm như ai đó viết một entry 'siêu tưởng bở' (!)... mới gọi là một entry! Nhưng thôi, vì tôi đã tìm được cảm xúc, đó là việc:
-Tối nay, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thắng ‘nghẹt thở’ trước đội Liêu Ninh Trung Quốc với tỉ số là 3-2 (VTV Cup 2015, tổ chức tại nhà thi đấu tỉnh Bạc Liêu).

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

723. Chuyện nàng Đông Phương Bất Bại…

 
Nhà em đóng cửa, anh không nói
Chợt ghé nhà em, cửa mở rồi
Anh sang, vơ vẩn, lời chưa chuẩn
Nghe cảm hoài rung, sương ảo rơi!

Có vẻ như ‘thượng đế’ xuất hiện ở trần thế chỉ có một lần: sáng tạo ra con người và để lại tài sản quý báu nhất của ngài - đó là tình yêu, rồi ngài biến mất vĩnh viễn, không can thiệp vào bất cứ chuyện gì của con người nữa… Tuy nhiên, một ngày nào đó, ngài sẽ quay lại để hủy diệt loài người, vì họ đã làm phá sản đi cái tình yêu đó…

1. Đạo cao nhất thước, ma cao nhất trượng

Từ lâu lắm rồi, tôi đã nghe câu này. Trong các phim Tàu, nhất là phim ‘kiếm hiệp’, câu ‘đạo cao nhất thước, ma cao nhất trượng’ thường được nhắc đi nhắc lại thông qua miệng của các cao thủ chính phái.
*
Để dễ hiểu, tôi chỉ ví dụ về vai Lệnh Hồ Xung (trong truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ’, xem thêm bên dưới). Vài kẻ ‘chính’ như Phương Chứng đại sư, Xung Hư đạo trưởng… thực ra không có đóng góp gì lớn cho việc diệt ‘tà’, thậm chí khi mà các vị này muốn làm thì ‘huyền cơ’ đã thay đổi!, hay một số vị đã quá hiểu đời mà mai danh ẩn tích như Phong Thanh Dương, Mạc Đại tiên sinh... Nhưng cũng trong quá trình này, ‘đại ác ma’ mọc ra như nấm, như: Nhậm Ngã Hành, Đông Phương Bất Bại, Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần, Dư Thương Hải, Mộc Cao Phong, Lâm Bình Chi, Lao Đức Nặc…

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

722. Nước Say-Say hấp dẫn nhất hành tinh (Thư giãn cuối tuần)

 
Những chiếc lá mùa thu trong... mắt anh
Một khuôn mặt cười, tươi giữa… tuyệt trần
Mưa chiều Sài Gòn, sấm ì ầm vọng
Mưa!, hãy dừng chân, cho anh đến thăm…

Ngày xửa ngày xưa, có một xứ sở hình cong chữ S, mà Ngọc Hoàng Thượng Đế đã từng phong là ‘Người thiếu nữ hấp dẫn nhất hành tinh’ và Nam Tào đã rất trang trọng ghi chép vào một cuốn sổ ‘mật’ được lưu giữ ở Thiên Đình.
(Hình cong chữ S, tạm gọi là ‘S-shape’, dưới đây gọi là ‘Say-Say’)

1
Thật vậy, đất nước Say-Say này hấp dẫn bởi vì nàng rất cong, hấp dẫn hơn là vì phần ‘phòng thủ’ về phía Tây - như hai nửa quả bóng chuyền của nàng - lại có thể làm bàn đạp để tấn công lên tận phương Bắc, chưa kể đến việc có thể dễ dàng xuyên thủng cái vùng được gọi là ‘ASEAN’ này, hấp dẫn hơn nữa là bởi vì phần ‘tấn công’ về phía Đông - khi lên đến ‘tận đỉnh Vu Sơn’, khi xuống tận ‘hố thẳm tư tưởng’ của nàng - lại giáp biển đến 3444km, hấp dẫn trên cả tuyệt vời là có trên 50% lượng hàng hóa của thế giới, trong có có trên 75% là năng lượng, phải đi ngang qua đây để chiêm ngưỡng cái đường cong ơi là cong của nàng. Vì thế mà cả ngàn năm nay, hầu như trên khắp thế giới, có nhiều chàng trai ‘đế quốc’ to con hay sung sức liên tục đến tán tỉnh, quấy nhiễu, xâu xé, thậm chí là ức… hiếp nàng.
Nhưng các tế bào của nàng hình như bị cúm hay sao ấy, mà cứ thích có ‘một xị rượu + vài quả xoài’, rồi tụ tập ngồi nhậu lai rai dưới bóng râm và cãi nhau... cả đời, và chúng cứ chờ người ta sáng tạo ra tư tưởng thì mang về nhà xài để cho đỡ hao phí… năng lượng. Vì thế, tuy được mệnh danh là ‘hấp dẫn nhất hành tinh’, nhưng đầu óc và cơ thể của nàng rất là bạc nhược.
Ngược lại, nếu, vâng, nếu biết tận dụng lợi thế ‘Người thiếu nữ hấp dẫn nhất hành tinh’ này, bằng cách biết xây dựng ‘tư tưởng’ tự tin, tự lực và tự cường, cộng với việc biết ‘đứng trên vai những người khổng lồ tiến bộ’, thì bây giờ Nhật, Mỹ hay Hàn Quốc… cũng phải gọi nước nàng bằng ‘cụ’.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

721. Xin cám ơn thường nhân đã dìm ta đến tận… trời

 
Người yêu dấu ơi, em nhớ anh tha thiết
‘Nhặt xác lá vàng, em ướp vạn mùa đông'
Đôi mắt hồ thu, rơm rớm lệ đôi dòng
Đau khổ trong lòng, chết lặng khúc biệt ly

Chỉ liếc qua là ta hiểu ngay y là người như thế nào, nên ta không mất thì giờ để quan tâm đến những gì y nói. Y cố tình chứng minh là ta sai, bằng mọi giá, bằng cái tôi nho nhỏ và bằng… cái máy vi tính, vì thế, y càng chứng minh ta sai thì ta càng vui. Vì chung quanh ta đang có một người bạn vô cùng lớn: đó là ‘tạo hóa’, vì gần gũi ta là các bạn bè chính trực, và vì chung quanh ta là:
-Những ‘thiên thần bé nhỏ’ rất vô tư và rất dễ sương.

Vâng, xin cám ơn tình nhân, mà mai sau sẽ có lần...

1. Tôi nằm mơ...
Tôi mơ về một quá khứ khá xa xôi…
Tại Lều Tịnh Tâm… Có một cụ già và một anh chàng Tổng giám đốc.
Tôi ‘bay’ đến nhà để hỏi cụ là tôi có nên viết một bài về Karl Marx không? Rồi… tôi hơi sững người khi cụ chưa gì đã nhảy bổ vào mặt tôi:
-Mầy là đồ Obama dỏm, đồ Einstein dốt.
(ông Obama là tổng thống triết gia!, còn Einstein là giáo sư ở Viện nghiên cứu cao cấp Princeton!)
Đại khái là sau khi nghe anh chàng TGĐ giải thích rõ câu hỏi của tôi, cụ có trả lời là ‘viết thoải mái’ (sau đó tôi có viết, hình như là đóng lại rồi, tôi chưa kiểm tra).
*
Tôi mới lục lọi lại môn ngữ pháp (grammar) vẫn còn lưu trong trí óc tôi. Đại khái là danh từ thì có ‘danh từ kép’ (hay ghép), trong đó có một dạng là ‘danh từ + tính từ’. Trong tiếng Anh chẳng hạn, thì tính từ đứng trước, rồi mới tới danh từ, mà danh từ mới là chính, còn tính từ chỉ là bổ nghĩa, ví dụ: tổng thống dỏm, thì ‘tổng thống’ mới là chính, còn ‘dỏm’ là phụ (và có muôn ngàn cách mô tả tùy theo mỗi người), và từ ‘tổng thống dỏm’ không có trong từ điển…
*
Không nắm được đặc điểm này nên thay vì ‘dìm’ đối tác, cụ đã vô tình nâng đối tác lên.
Tương tự, khi hạ bệ người khác, ‘cụ’ đã vô tình hạ giá trị của chính mình (thậm chí là kỳ công nhiều năm của mình) hơn là làm nhòa đi hình ảnh của đối tác, thậm chí còn làm cho đối tác vui hơn.
Vì thế tôi mới viết là:
-Xin cám ơn thường nhân đã dìm ta đến tận… trời.

Nhưng hãy quên nó đi, chuyện này không quan trọng.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

720. Thằng ăn mày trước cổng chùa Bà Đanh

Sách 'Chiến lược... ném đá' của gã ăn mày, hihi...

Viết thì dựa ở chuyện gì
Hắn mang xác đến, làm tivi cho ta xài
Không xài thì bảo phí hoài
Xài thì lại bảo ta đì tiểu nhân
---------
Tọa lạc ở thôn Đanh (xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Bà Đanh nay không vắng như đã được mô tả trong thành ngữ ‘vắng như chùa Bà Đanh’ nữa. Khoảng 10 năm đổ laị đây, hầu như tuần nào cũng có ít nhất là một đến hai đoàn khách lớn nhỏ ghé thăm, và trong khuôn viên chùa (nghe nói rộng cả 10ha!) đã mọc lên nhiều căn nhà cấp 4…
…Theo chân một đoàn dự án nước ngoài, tôi đã ghé thăm chùa… Khi mọi người vào trong chùa thì tôi đi dạo vòng vòng và nói chuyện với người dân, vì theo tôi, chùa nào cũng là chùa (cười).
Trước cổng chùa có nhiều người dân, hoặc là tại sạp, hoặc là trong thúng, bày bán một số sách Kinh tụng (font chữ to, mỏng), một số vật lưu niệm của địa phương (đa số là vỏ sò/ốc biển), thuốc lá (chủ yếu là Vinataba/Gold), kẹo (kẹo lạc...), bánh trái - trong đó có ‘bánh cáy’ (đặc sản của Thái Bình!) và ‘bánh gai’ (hình vuông cỡ 10x10, gói bằng lá chuối khô/lá dong, buộc nơ đỏ hình chữ thập, bánh có màu đen, bên trong là nhân đậu xanh, đặc sản của Thanh Hóa!)…
Tôi đi dạo quanh làng, trước mắt là để hòng tìm một miếng mít hay một vài trái ổi (tôi là ‘con sâu ổi’, hihi…), nhưng vùng này (và hầu như ở khắp miền Bắc) có lẽ không phải là xứ sở của trái cây, mà tôi chỉ thấy rất nhiều cây bòng được trồng ở hầu hết trong các vườn ở đây, mà trái bòng hình như không dùng để ăn (dùng để làm mâm ngũ quả...), vì vị nó lạt, và vì nó hay bị sâu trong ruột...

1. Hoài Linh (và Nguyễn Ngọc Ngạn!) và gã ăn mày hư cấu
…Tôi nhớ lại một vở hài Hoài Linh - ‘Thà ăn mày hơn ăn cướp’, hư cấu về một gã ăn mày trước cổng chùa (trong đó có sử dụng thành ngữ 'vắng như chùa Bà Đanh'), mà có lẽ là tôi thích nhất trong số hài Hoài Linh. Tôi không viết dài, các bạn hãy xem tại:
https://www.youtube.com/watch?v=GUaOO3dDhuI

Tôi còn nhớ các câu:
-Nạy ông nạy bà đi qua đi nại, nàm ơn nàm phước bố thí cho con vất vả đoạn trường, kiếm thêm tiền chiều mua con heo sữa…
-Minimum Donation $ 10 (= bố thí ít nhất là 10 đôla)
-Chó nào chó sủa lỗ không
Chả thằng ăn trộm cũng ông ăn mày, v..v...

Ôi, thằng ăn mày mà được gọi là… ông!
Ôi, ông Charlie Chaplin (Sạc-lô) ơi, ông Aziz Nezin ơi, ông Milière ơi, ông Xuân Hinh ơi, ông Hoài Linh ơi, ông Nguyễn Ngọc Ngạn ơi, nàng Kiều Oanh ơi, Mr. Bean ơi, các ông/bà xem thử cái thằng ăn mày để tóc dài dưới đây nên được gọi là thằng hay ông nhé?
Ôi, ông Victor Hugo ơi, cái Thằng gù ‘Nhà thờ Đức Bà Paris’ (Notre-Dame de Paris) còn có tí nhân tính, còn các ông/bà xem cái thằng ăn mày để tóc dài dưới đây có còn tí nhân tính nào không nhé?
Thằng ăn mày để tóc dài là ai? Mời các bạn theo dõi tiếp câu chuyện.

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

719. Đừng buồn nghen Bạch Cốt Tinh! (Thiên hạ đệ nhất ném đá - Phần 2)

 
Đã sinh ra... cõi ta bà
Thần Tiên thì ít, quỷ ma thì nhiều

LTS: Lưu ý rằng cụm từ 'người bị hăm dọa' hay 'người bị hại' ở dưới đây... là chỉ có tính chất đại diện.
---------
PHẦN 2

‘Tam Tạng thời @’ vừa cưỡi con ‘Bạch Mã SH’, vừa chăm chú vào cái ‘Iphone 6’, vừa huýt gió, và hát:
Oh oh oh, yea yea... yea yea yea
I love you more than I can say
I'll love you twice as much tomorrow
Oh oh, love you more than I can say…
(Anh yêu em nhiều hơn những gì anh có thể nói. Ngày mai anh sẽ yêu em gấp hai lần hôm nay. Ôi, yêu em hơn rất nhiều những lời anh nói…)
https://www.youtube.com/watch?v=X6bruKpw9Pk

Bỗng đâu ‘Bạch Cốt Tinh thời @’ xuất hiện… Và dưới đây là câu chuyện.
---------

Trước tiên, các bạn đọc nghe… sơ sơ về khái niệm ‘chủng tử’ trong thế giới ‘trùng trùng duyên khởi’ nghen. 
1
Một cách phổ biến, các nhà nhân chủng học cho rằng ‘động vật linh trưởng’ đã tồn tại trên trái đất cách đây khoảng 7 - 8 triệu năm, rồi dạng tổ tiên nguyên thủy của loài người đã xuất hiện cách đây khoảng 3,5 - 3,8 triệu năm, và từ đó, ‘người thượng cổ’ (hay ‘người thông minh’, cùng với thế giới tâm linh) đã hiện diện cách đây khoảng 32 - 40.000 năm. (xem chú dẫn bên dưới)
‘Học thuyết Darwin’ tỏ ra có lý khi dựa trên nền tảng khoa học của ‘sự tiến hóa’, nhưng dường như có mâu thuẫn khi cho rằng thế giới động vật (sinh vật) 'phải' tiến hóa từ đơn bào (tiền tế bào), rồi tảo xanh, nấm, rồi động vật có chân đốt, cá/động vật có xương sống, động vật bốn chân/động vật lưỡng cư, động vật có vú, rồi động vật linh trưởng, rồi con người... (Phần này dừng lại ở đây vì không phải là nội dung của bài viết).
*
…Có một cụ già nêu ra một suy nghiệm là:
-Tại sao cây mít vẫn mãi mãi muôn đời là cây mít, mà không thể biến thành cây ổi? Các cây mít chỉ có thể khác dạng, trái có thể to hơn hay nhỏ hơn, ngọt hơn hay nhạt hơn… (có thể do ghép/lai giống), nhưng nó mãi mãi muôn đời vẫn sinh ra trái mít, chứ không bao giờ sinh ra trái ổi?
-Thế thì phải chăng, do ‘trùng trùng duyên khởi’ (là sự tương tác chằng chịt vô cùng trong vũ trụ), qua ‘vô lượng kiếp’ (hết đời này qua đời khác), mà ‘chủng tử bất biến’ của con người đã tồn tại cách đây hàng triệu năm, vì như nói ở trên, chỉ có thể sinh ra con người, chứ không thể sinh ra con khác được!
Và cụ… kết luận rằng:
-Con người, từ nguyên thủy, có những chủng tử thuộc loại ‘trí tuệ’, ‘lãnh đạo/bá đạo’, ‘làng nhàng’ hay loại ‘hạ đẳng’, mà nếu ai đó đã thuộc loại ‘chủng tử hạ đẳng’, thì cho dù có trải qua vô lượng kiếp thì vẫn là ‘chủng tử hạ đẳng’ (!)

718. Kim Dung và ‘Thiên hạ đệ nhất ném đá’ (Thư giãn cuối tuần)

 
Ném đá trên mạng thành ‘phong trào’: Đừng vội đổ thừa việc cư xử thiếu tử tế với nhau là do trình độ dân trí thấp, nhận thức còn hạn chế... khi nhiều người học thức đầy mình, nào là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ... nhưng cư xử không khác gì kẻ vô học. Thiếu ý thức đang là căn bệnh trầm kha... (lanthanhmt, tuoitre.vn) 

PHẦN 1
1
Kim Dung đã… sáng tạo ra 5 nhân vật tiếng tăm lừng lẫy, mà ông gọi là ‘Võ lâm ngũ bá’ (hay ‘Võ lâm ngũ tuyệt’), gồm có: 1) Vương Trùng Dương (Trung Thần Thông), 2) Đoàn Hoàng Gia (Nam Đế), 3) Hoàng Dược Sư (Đông Tà), 4) Hồng Thất Công (Bắc Cái), và 5) Âu Dương Phong (Tây Độc).
Vào tháng 10/1976, sau khi con trai trưởng của ông bất ngờ qua đời (ông có 4 người con, 3 vẫn còn sống), ông đi sâu vào Phật học, và hai năm sau đó, ông đi tu (cư sĩ).
*
Nói chung là sau này, ông có… hối hận hai điều (cười):
Một là con ‘hỏa hầu’ trong truyện ‘Cô gái đồ long’ (Từ Khánh Phụng dịch). Nó là một con vượn có lông màu đỏ và có thể chạy lại rất gần miệng núi lửa (tại Băng Hỏa Đảo) để lấy lửa mà lông vẫn không cháy! Sau này, các nhà khoa học mới thấy rằng xưa nay trên thế gian không hề có loài vượn nào mà có tính chất như vậy. Vì vậy, khoảng (trước) năm 1990, ông sửa lại bản thảo và xóa mất mấy chương hay mấy đoạn có liên quan đến con ‘hỏa hầu’.
Hai là vào thời @ này, nhiều người biết công nghệ thông tin (chơi blog), mà Lão độc vật Âu Dương Phong tuy sở hữu môn ‘Cáp mô công’ vô cùng độc hại và nổi tiếng là vô cùng gian xảo, nhưng cũng không độc hại hay gian xảo bằng vài tên ‘ném đá’ trên mạng, vài tên cá biệt thôi. Bởi thế, ông mới trầm ngâm suy nghĩ một hồi lâu, rồi quyết định sẽ đưa vào đó một tay ‘nhất đẳng tông sư’ thứ 6 nữa để hình thành ‘Võ lâm lục tuyệt thời @’, đó là gã:
-Thiên hạ đệ nhất ném đá.

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

717. Đức Phật nói về 'những kẻ chuyên đi nói xấu' (Những chuyện kể…, Phần 2)


PHẦN 2

Trong Phần 1, các nàng đã tâm sự với tôi về nỗi đau khổ của họ khi bị những tên hạ đẳng nói xấu hay ném đá (qua blog), và đã kể cho tôi nghe các câu chuyện về:
-Những kẻ chuyên đi nói xấu, bươi móc trên mạng.
Và dưới đây là giải pháp của Phật, Chúa đối với những kẻ xấu này. Giải pháp của Phật được bạn Vòm Trời Riêng gửi tặng cho tôi chiều nay, còn ‘giải pháp’ của Chúa được ghi lại từ bài giảng của một mục sư (tại Sài Gòn, vào năm 1981).
Trân trọng.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

715. Chùm thơ ‘Chiều tìm tứ tuyệt’

LTS: Đây là mấy bài… thơ ngắn mà LB tặng các blogger từ đầu tháng 7 đến nay, được sưu tầm lại. Thân mến.

Anh hoa mắt nhìn
Em ngồi... nhạt ánh trăng xưa
Cong cong dáng ấy anh vừa... xót xa
Sinh ra chi cõi ta bà
Quên đi sinh tử, anh hoa mắt nhìn!


Chiều tìm tứ tuyệt
Chiều, tìm tứ tuyệt, dáng em xinh
Thoang thoáng đường thơm, em thắm tình
Là mây, là gió, hay là tím
Anh mãi vòng quanh, hôn dáng em

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

714. Nhận định của tôi về bài diễn văn 'Tổ quốc tôi, ông là ai?' của Vương Khả Nhi

 
Vương Khả Nhi, 17t, học sinh lớp 10, TQ

Phố thị, nhớ hoàng hôn nơi cuối biển
Ta quên người!, không, ta chán chốn đảo điên
Em vẫn đẹp, muôn đời em vẫn đẹp
Ta ép lòng, tu dưới bóng vô miên

Tôi không có thì giờ.
Trên thực tế, chơi blog gần 4 năm nay, tôi chưa được… mời ly cà phê nào, nói dễ hiểu là: tôi không được... cái gì cả, hehe...
Không cho cuộc đời này là có ý nghĩa, nhất là về phương diện ‘cá thể’, nên tôi ‘không quan tâm’, ngoài ra còn có lý do khác là:
-Tôi chỉ là con kiến của con kiến, đừng nhắc đến tôi làm gì vô ích.
Vì thế, nếu ai đặt lên vai tôi sứ mệnh to tát như ông… Obama, dĩ nhiên là tôi chối từ, hơn nữa, ông Obama lại có lương, còn tôi thì không.
Sở dĩ tôi đăng lại bài này là vì tôi THÍCH, vì tôi buồn và muốn giải buồn trong khoảnh khắc nào đó, và các bạn có thể đọc nó với lời lưu ý là ‘CHỈ CÓ GIÁ TRỊ THAM KHẢO’.

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

713. Sương tan chỉ đến ngang đầu ngõ thôi (Thư giãn cuối tuần)

Khuya về nghĩ chuyện... hư vô
Gió đâu lành lạnh, ta ngồi với ta
Buồn thì viết chuyệt ta bà
Vui thì ra ngắm sông xa - cõi về!

Tôi gặp chiếc xe ô-tô của anh ta - khi tôi đi ngang qua cái hồ (hồ Bảo Lộc!) ở trung tâm thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng).
Anh ta có cái đầu… trọc lóc, nhưng nhanh nhẹn và lộ vẻ rất thông minh, thoáng trông giống thám tử Tin Tin, nhưng khá to con, lực lưỡng, và nghe nói anh là nhạc công (đánh đàn Guitar!), là võ sư, và đã từng là một tay giang hồ khét tiếng ở miền Viễn Tây (!)... Và tại khu du lịch Đam-Bri:
-Tôi nghe anh hát và… chém gió.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

712. Lịch sử Tàu đang bị tầm thường hóa…

 
Cái chết của Tiêu Thục Phi và Vương hoàng hậu khiến Võ Hậu luôn bị ám ảnh và sợ loài mèo

Tiếc chiều xa xa, chim sẻ đậu
Tiếc lỡ xa xôi, nói chuyện nhiều
Tiếc về nhà xa, mình một bóng
Tiếc, chả biết sao, sống để mà...?
1
Lão Quy là một nhân vật hư cấu trong một số truyện ngắn gần đây của tôi (trong blog này). Lão Quy khá chịu khó lắng nghe các ý kiến tiến bộ (từ các Tiểu Quy) và có nhiều ý tưởng mới (một số có thể là tư tưởng!). Tuy nhiên, có rất và rất nhiều điều (hơn là vài điều) mà lão tưởng là lão biết… rõ rồi, nhưng lại vô tình không biết, nên cuối cùng (tôi) vẫn thấy rõ trong lão - sự nặng chình chịch của một cái hệ ‘giả tướng’ do nhân loại, đặc biệt là Tàu, trói buộc.
…Sau này, Lão Quy có bảo với tôi rằng:
-Lịch sử Tàu… toàn là huyền thoại... không thể tin cái gì cả (!)
Một phần vì thế mà tôi viết bài ‘Lịch sử Tàu đã bị tầm thường hóa…’ này, nhưng tôi sẽ mở rộng sang tính ‘đại thể’.
Và dưới đây, tôi sẽ nhớ lại các câu chuyện, theo trình tự cảm xúc.

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

711. Vương đạo và bá đạo (Cách đánh giá lịch sử - Phần 2)

 

Hạ tới, nhớ về nơi cổ mộ
Thu đòi, ta lắng tiếng hư vô
Người ơi, sao nỡ sa trần thế!
Thượng đế mơ hồ, ta mãi đau

Mấy trăm năm nay, người ta cãi nhau hoài câu:
-Mục đích biện minh cho phương tiện, hay ngược lại???

Theo một tài liệu mà tôi đã đọc thời trẻ, và nếu không nhầm, thì Marx có nói rằng ‘Mục đích (cứu cánh) biện minh cho phương tiện, nhưng phương tiện xấu thì mục đích cũng xấu’.
Cũng phải thừa nhận một cách khách quan rằng, thường, ‘nền văn hóa Tàu’ đã xây dựng khái niệm nào thì ra khái niệm đó (chứ không phải ‘lừ đừ’ như ở ta!). Cụ thể, họ đã xây dựng các thuyết về ‘đạo’ rất là đa dạng, đó là ngoài đỉnh cao ‘đạo’ của Lão-Trang, còn có trà đạo, tửu đạo, kiếm đạo, kỳ đạo (đánh cờ), ‘thần bài’ đạo (đánh bài), ‘sát thủ’ đạo (thích khách)…, đặc biệt là ‘đạo ăn trộm’ (đạo chích) - qua các nhân vật nổi tiếng như Thời Thiên (truyện ‘Thủy Hử’), Tư Không Trích Tinh (truyện ‘Lục Tiểu Phụng’), và nổi tiếng nhất là Sở Lưu Hương với danh hiệu là ‘Đạo soái’ (vua trộm cắp)…
Quan trọng nhất là thuyết về ‘vương đạo’ và ‘bá đạo’ (xem thêm ở đường dẫn bên dưới). Thực tế xưa nay, nếu các nhà chính trị mà không dùng ‘bá đạo’ (= thủ đoạn, xảo quyệt, bạo lực, tàn ác, vô nhân…, ngược với 'vương đạo') thì không thể tồn tại rồi thành công (tột đỉnh) được. Tuy nhiên, Thánh Gandhi (1869-1948) có nói rằng:
-Nếu làm chính trị bằng cách bá đạo thì tất yếu sẽ sinh ra một nhà nước ‘bá đạo’, và tình trạng bá đạo này sẽ kéo dài, kéo dài, mà làm cho một dân tộc nào đó không thể tiến hóa được.
Và tuy nhiên, ngày nay, người ta đã ‘tiến hóa’ đến mức mà quan niệm được rằng:
-Một mục đích chân chính không thể được xây dựng trên nền tảng của những hành vi (phương tiện) xấu xa.
Ví dụ như ông Obama hay bà Hillary có ứng cử tổng thống Mỹ, thì cả đời tư (chứ không phải ‘lý lịch 3 đời ăn củ chuối’!) của họ sẽ được ‘nhân dân’ dùng kính hiển vi soi lại rất kỹ, mà nếu trong quá khứ họ có điều gì mờ ám hay khuất tất, thì người dân sẽ nói là:
-‘Chúng tôi xin kiếu’.
Và tôi quan niệm rằng, ngoài việc không chấp nhận bất cứ một cái ‘gien xâm lược’ nào:
-Ngày nay, làm chính trị tức là làm nghề ‘vương đạo’, mà tất cả các hành động/hành vi của một chính trị gia nào đó - phải là ‘vương đạo’ từ A tới Z.

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

710. Cách đánh giá lịch sử! (Phần 1)

  
LTS: Tôi đã nhập hai bài viết trước thành một bài ('Tính nguy hại của sự đồn đại'), vì tôi đã nhận được một góp ý cũng có lý. Trân trọng.


Chiều, tìm tứ tuyệt, dáng em xinh
Thoang thoáng đường thơm, em thắm tình
Là mây, là gió, hay là tím
Anh mãi vòng quanh, hôn dáng em

Chúng tôi đã thảo luận một cách trực tiếp hay gián tiếp trong 2-3 năm, không loại trừ với vài học giả 'top-ten' của VN (cười) về 'Cách đánh giá lịch sử'... Có 2 cách: 1) Đánh giá bằng 'những gì đã làm, có thể đúng hay sai' trong quá khứ, 2) Đánh giá bằng kết quả để lại cho hiện tại. Sau này, (chúng) tôi thấy rằng:
-Cách đánh giá bằng quá khứ dễ dẫn đến thông cảm/du di cái này cái nọ, rồi thỏa hiệp/ngụy biện/che lấp, 'theo thì kể công, chống thì kể tội', rồi 'lề phải', 'lề trái', rồi chín người mười ý, rồi cãi nhau cả trăm năm hay cả ngàn năm vẫn không đánh giá được 'công' hay 'tội' của ai đó.
-Kinh Phật có nói 'hãy buông dao đồ tể là sẽ về với cửa Phật', hay Kinh Chúa đánh giá cao nhất sự 'ăn năn', điều này còn có nghĩa là nếu ai đó muốn được bia miệng của hậu thế đánh giá như thế nào: khinh thường hay tôn trọng, thậm chí, tiếng xấu hay tiếng thơm trong lịch sử, thì hãy thay đổi cái 'hậu quả' vào thời hiện tại.

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

710. Tính nguy hại của sự đồn đại của nhân loại (Phần 2)

 

Chiều, tìm tứ tuyệt, dáng em xinh
Thoang thoáng đường thơm, em thắm tình
Là mây, là gió, hay là tím
Anh mãi vòng quanh, hôn dáng em

Chắc là tôi không có nhiều thì giờ để viết…
Nói chung, như đã ‘hứa’ ở Phần 1, tôi xuất phát từ vụ 'đồn đại' về phim Lý Tiểu Long -> vụ Tống Giang, Võ Tòng, Lý Quỳ… -> rồi Kinh Kha -> vụ ‘quân tử Tàu’/‘thằng Chệt’, ‘anh hùng Đại Hán’ -> vụ ‘bản sắc văn hóa’, ‘hố rác tư tưởng của thế giới’, ‘thời ôn dịch’, …, trong đó có bàn ít nhiều đến nhà văn Kim Dung, các đạo diễn Lý An, Trương Nghệ Mưu, rồi các học giả Khổng Tử, Trương Duy Vi, Fukuyama, Stephan R. Covey…
Và cũng là một cách viết entry, tôi xin trích ra đây lời bình và trả lời (theo thứ tự thời gian).

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

709. Phê bình Lý Tiểu Long. Tính nguy hại của sự đồn đại.

 
Bạo lực, chém giết và máu me!

Địa đàng sao lại cong cong quá
Khắc đã vô tâm một dáng huyền
Đường trần muôn dặm, khi quên, nhớ
Ta vẫn thờ em, em đã quên...

Tôi… tôi… xin lỗi các bạn đọc về nhiều điều mà tôi đã hiểu sai trong mấy chục năm nay, vì sự đồn đại quá đáng của các ‘nhà đạo diễn tư tưởng’ xưa nay của Tàu, kể cả trong nước và thế giới, và dưới đây là các câu chuyện.