Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

791. Cộng sinh và ký sinh (Chuyện Tết 2016 - Phần 5)


‘Chuyện Tết năm 2016’ gồm có: 1. Cà phê cứt… người, 2. Về nhà nhổ cỏ (Phần 1), 3. Tiệc khỏa thân, 4. Chết là cái gì?, 5. Chú cô ấy trở trành ông Tổng (Phần 2), 6. Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam, 7. Linh hồn tượng đá (Phần 3), 8. Lãnh đạo là chuyện… bình thường, 9. Thế sự mông lung… (Phần 4), 10. Con rệp và con kiến, 11. Xứ rùa X, 12. Một ngàn năm bị đô hộ... (Phần 5, còn nữa)

Nếu ngày mai tôi chết: tôi đã chết
Mở mắt bừng, tôi thầm hỏi: cớ sao?
Chết là chết, và mọi chuyện sẽ hết
Ta biết gì mà hỏi nếu với ai!

Tôi không có thì giờ để viết, chính xác là mất hứng viết - do tình hình chính sự mới đây và do ở nhà bề bộn vô số chuyện…
Câu chuyện 10. Con rệp và con kiến
Sáng này, trong rẫy cà phê, tôi nằm và… giám sát thi công trên một cái võng - bắt qua một cành vải và một cành chùm ruột… Trên một cành chôm chôm, có một chú chuồn chuồn ớt (!) đang đậu ở đấy - không hẳn, vì chú có kích thước trung bình, màu đỏ gạch, màu hơi bẩn, rồi có một cặp, chắc là đực-cái!, nhưng tôi yêu mến chúng, vì chúng tự nhiên và vô hại đối với tôi… Suy nghĩ ít nhiều gì đó về ‘cộng sinh’ và ‘ký sinh’, vì chúng là từ khoa học nên tôi vừa chắc, lại vừa không chắc - tôi bắt đầu sự nghiệp là một giáo viên nông-lâm, nhưng nông lâm không phải là ‘nghiệp’ của tôi, mà nghiệp của tôi là ‘triết’ tí tí, nhưng nếu nói vậy thì ắt sẽ có ai đó không hài lòng, vì vậy nói nghiệp của tôi là… chết, cho nó ‘phẻ’!
Xung quanh tôi có khoảng một chục thợ xây dựng, tôi có đặt vấn đề ‘cộng sinh’ và ‘ký sinh’ với họ, nhưng họ không biết, mặc dù đa số đều có rẫy cà phê và có vườn cây; tôi định hỏi mấy ông hàng xóm (cũng làm cà phê), nhưng suy đoán là chắc họ không rành về lý thuyết, nên thôi… Và phải chờ đến chiều, khi anh sĩ quan (phục viên) chuyên về cây cà phê trên 25 năm - ngủ dậy, tôi mới hỏi:
-Con rệp bám vào và hút chất bổ trên lá/trái cà phê (thường tạo thành những đốm trắng, mà người ta hay gọi là 'muội'), rồi thải ra một chất gì đó, rồi cả đàn kiến xúm lại kiếm… sống, phải không?
-Đúng vậy, nó thải ra một chất có mùi thơm thơm, và kiến thích ăn chất này.
-Như vậy thì con kiến cần con rệp, và mặc dù con rệp sống ký sinh, nhưng nó đâu có cần con kiến, phải không!
-Đúng rồi (!).
…Hồi trước, một số giáo viên nông-lâm có giải thích về hiện tượng này trong tự nhiên, đại để là nếu loài này phải dựa vào loài kia để tồn tại, hay nói chung là chúng dựa lẫn nhau để tồn tại, thì cái này gọi là hiện tượng ‘cộng sinh’... Trong trường hợp nói trên, con rệp phải ‘dựa’ vào cây cà phê mới tồn tại, tương tự như cây phong lan phải bám vào một cành gỗ (thường là khô) nào đó để tồn tại… thì tạm gọi là hiện tượng ký sinh (xem thêm chú dẫn bên dưới).

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

790. Lãnh đạo và lãnh tụ… (Chuyện Tết 2016 - Phần 4)


‘Chuyện Tết năm 2016’ gồm có: 1. Cà phê cứt… người, 2. Về nhà nhổ cỏ (Phần 1), 3. Tiệc khỏa thân, 4. Chết là cái gì?, 5. Chú cô ấy trở trành ông Tổng (Phần 2), 6. Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam, 7. Linh hồn tượng đá (Phần 3), 8. Lãnh đạo là chuyện… bình thường, 9. Thế sự mông lung… (còn nữa)

Quán cũ chiều nay: tôi với tôi
Trong cơn mơ ảo, ngỡ... qua rồi!
Một dáng tròn đi trong đôi mắt
Tôi rớt vòng say, in bóng... ai

Câu chuyện 8: Lãnh đạo là chuyện… bình thường
Lưu ý là tôi viết đầu đề thường có kèm theo dấu ‘…’, có nghĩa là một dòng suy nghĩ chợt tuôn ra ở quán cà phê, mà thực ra thì không có cái gì là bất chợt cả: tôi đã suy nghĩ lâu lắm rồi, nhưng không thường xuyên.
Hai hôm nay (24-25/1/2016), trời trở lạnh. Nghe nói miền Bắc rất lạnh, về đêm, có lúc Hà Nội xuống đến 60C, còn ở vùng Đông Bắc có nơi xuống đến dưới 20C… Tại sao đột nhiên tôi lại nói chuyện lạnh nhỉ? Tại vì lạnh, nên tôi mới nằm trong phòng viết bài này.
Nhớ lại, cách đây khoảng 5 năm, có một lãnh đạo cục (cục trưởng) ở HN, gọi điện vào nói là hai đứa con của ông đang học ở Sài Gòn, nên đàng nào thì về già, ông cũng chuyển vào sống ở SG (ở với con!, để tránh lạnh!...); cách đây khoảng 2 tháng, tôi có đến thăm nhà một lãnh đạo tỉnh (sau 3 năm không gặp), mẹ ông ta thì già và bị mù rồi, nên không nhận ra tôi, còn ông đi vắng, tôi biết gặp thì ông đối xử rất niềm nở, nhưng thôi, tôi đến thăm vậy là… đủ rồi; và cũng trong thời gian này, ngước nhìn lên cái ti-vi, thấy một người bạn cùng thông dịch với tôi (tiếng Anh, cho LHQ, năm 1995), nay đã lên làm bộ trưởng gì đó, thấy cũng… vui: đa số 'bạn' đã không quên tôi, cho nên nếu có một số người gọi tôi là ‘thầy’, còn tôi gọi họ là ‘lãnh đạo’, thì cũng là ‘chuyện thường ngày ở tỉnh lẻ’, có gì đâu!

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

789. Câu chuyện ‘phát triển’ (Chuyện Tết 2016 - Phần 3)

‘Chuyện Tết năm 2016’ gồm có:
Câu chuyện 1: Cà phê cứt… người
Câu chuyện 2: Về nhà nhổ cỏ (Phần 1)
Câu chuyện 3: Tiệc khỏa thân
Câu chuyện 4: Chết là cái gì?
Câu chuyện 5: Chú cô ấy trở trành ông Tổng (Phần 2)
Câu chuyện 6: Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam

Câu chuyện 7: Linh hồn tượng đá (còn nữa)

Câu chuyện 6: Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam
Nếu tôi nói ‘Việt Nam có phát triển’ thì sẽ có bạn bảo là tôi ‘nói theo’, ngược lại, nếu tôi nói là ‘Việt Nam không phát triển’ thì sẽ có bạn bảo là tôi nhìn cái gì cũng ‘bôi đen’: tôi có nói theo cũng chả được cái gì, mà có bôi đen cũng chả được cái chi, nên nhìn vấn đề này từ cái rẫy vậy, nó là sự thật, tôi không quan tâm là bạn đồng ý hay không đồng ý, vì đó là ‘cái rẫy’ của tôi, hay một ngày nào đó ghé rẫy tôi chơi, bạn sẽ có cái nhìn riêng của bạn, tôi không can thiệp!
*Như tôi đã kể ở một entry trước, hôm trước cả ‘xóm rẫy’ - đa số là dân lao động - tổ chức ăn Noel với nhiều… món ngon vật lạ, nhưng đa số người chỉ động đũa vào, có người chỉ ngồi ăn có 15’, rồi đứng dậy uống trà...; ra về, một phụ nữ phát biểu:
-Bây giờ sướng quá nên ăn cái gì cũng chả thấy ngon.
‘Ừ, đa số họ thích ăn món bình dân, như: canh rau đay, rau lang luộc, cà pháo mắm tôm, rau muống xào tỏi, chạo, cá suối kho tộ…’, tôi trả lời; và nói như vậy thì phát biểu ‘bây giờ (ăn) sướng quá’ - mặc dù chỉ có tính tương đối - cũng là một dấu hiệu của sự phát triển, thiệt… Còn vô số thứ sướng-khổ nữa...
NHƯNG… 
1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng, hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là ‘đầy tớ’ của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng… (Phan Chu Trinh)

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

788. Chú cô ấy trở trành ông Tổng (Chuyện Tết 2016 - Phần 2)


Hồi ký của ba, chim két buồn kêu vọng
Nắng soải xuống đồi, con nước đổ về xuôi
Mây trắng trôi trôi, thả hồn theo hư mộng
Ta đứng giữa trời, không biết sẽ về đâu!
‘Chuyện Tết năm 2016’ gồm có:
Câu chuyện 1: Cà phê cứt… người
Câu chuyện 2: Về nhà nhổ cỏ (Phần 1)
Câu chuyện 3: Tiệc khỏa thân
Câu chuyện 4: Chết là cái gì?
Câu chuyện 5: Chú cô ấy trở trành ông Tổng (Phần 2, còn nữa)

PHẦN II

Câu chuyện 3: Tiệc khỏa thân
Để làm ‘sống’ bài viết, và để tiết kiệm thời giờ, tôi xin trích ra dưới đây 2 lời bình:
-HRG có nghe bên Tàu có 2 loại trà rất độc đáo: Họ cho những con ngựa tơ ăn những lá trà non đến phểnh cả bụng xong giết con ngựa lôi cái bao tử ra rồi mỗ lấy những lá trà chưa kịp tiêu hóa đem phơi sai sấy thành những bánh trà và gọi đó là Trà Trảm Mã. Họ thuê các cô trinh nữ cỡi trần, truồng rồi khoác vào một cái áo choàng thật rộng dài xuốn tới chân ra hái những búp trà non bỏ vào trong áo, trong quá trình hái trà hơi nóng và mồ hôi trong người cô gái được các búp trà hút vào. Đến chiều về các cô xả những búp trà đã hái ra, những búp trà ấy dược sao xay thành Trà Trinh Nữ. Nghe nói cô nào có mùi thơm nách thì được trả công gấp đôi. Hên cái là HRG chưa được thưởng thức 2 loại trà này. Hehe…
-'Trà trảm mã', ‘Trà trinh nữ’, 'Tiệc khỏa thân', 'Nhất dạ đế vương'... thì thường dành cho tương đương vua chúa, 'nội các đại thần', đại gia thời phong kiến, đã có ở Tàu, Nhật, Anh, Mỹ, các nước Hồi giáo, đặc biệt là tại Nhật, lâu rồi; và ngay cả ở VN - nay thường dành cho các đại gia hay thiếu gia..., nhưng tôi (hay anh Hai) chưa từng được lọt dzô... đẳng cấp đại gia (toàn là da, chứ không có... óc!) đó, nên suy ra là ngộ hổng có piết, hihi...
Mặc dù có lúc ta tưởng là ‘tiệc khỏa thân’ (bên Tây gọi tiệc ‘nude’) có từ thời Trụ Vương!, hay thời các vua chúa trong ‘Đông Chu liệt quốc’, tuy nhiên nghĩ kỹ thì hình như không phải vậy, mà con người đã biết thưởng thức món ‘đại tiệc’ này từ thời… ăn lông ở lỗ, ví dụ: ‘đối với đàn ông, đàn bà là món ăn ngon nhất vũ trụ’ - họ chả đã nói thế là gì!, nay ở SG cũng có, có điều là bạn phải chi ra khoảng 10 triệu đồng/tiệc, hehe…

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

787. Kể chuyện Tết ở Việt Nam - 2016 (Phần 1)


LTS: Chỉ còn 20 ngày nữa là Tết, và tính cả 5 ngày sau Tết, nên tôi sẽ kể cỡ 25-30 câu chuyện ăn Tết ở Việt Nam, mà sẽ bao hàm trong khoảng 5-6 bài viết. Những thông tin ‘thực tế’ mà tôi có được dưới đây chủ yếu là từ người lao động ở nông thôn, ngoài ra, tôi còn có tham khảo một số tư liệu từ báo, đài và trên mạng. Thân mến.

‘Mùa xuân nắng rớt bên thềm cũ’
Vừa thoáng xanh mây, đã thấy buồn
Dáng xuân cong quá, làm đông… muốn
Xuân của anh à!, hay của ai!

Câu chuyện 1: Cà phê cứt… người
Đang dắt xe máy ra khỏi quán cà phê, tôi bỗng nghe bài hát ‘Gái xuân’ (nhạc: Từ Vũ, thơ: Nguyễn Bính, trình bày: Ý Lan):
Em như cô gái hãy còn Xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân 

https://www.youtube.com/watch?v=8ENQQQlY5y8 
Hôm qua (15/1/2016) đi uống cà phê, tôi đã ‘đụng’ phải cà phê giả…
Nói chung là muốn nhận biết được cà phê giả cũng phải có chút ít kinh nghiệm, nó rất thường có mùi của bột bắp rang, vị của hương liệu cà phê (của Tàu!), và dưới dạng đặc quánh - vì trong bột bắp rang có tinh bột (dạng glucid!) nên khi có nước sôi thì nó nở phình ra... Tạm cho tỉ lệ cà phê giả là 50% (tôi tin vậy), ở Ban Mê Thuột là ‘home to coffee’ (xứ sở của cà phê) mà còn vậy, huống gì là ở Sài Gòn hay các nơi khác, chắc ‘giả’ cũng phải từ 70-90%! Vì sao? Vì giá cà phê hiện nay khoảng 35.000đ/kg cà phê nhân, 130-150.000đ/kg cà phê bột, tuy nhiên, giá bột bắp rang chỉ khoảng 7.000đ/kg bắp hạt, 30.000đ/kg bột bắp rang, nên nếu bán loại này thì người bán sẽ có siêu lợi nhuận, điều ngày quả là không thể tránh được, híc…
Cũng cần nói thêm rằng, hiện nay, trên thế giới, người ta đang chuyển từ nền ‘kinh tế nâu’ - tức là việc sử dụng năng lượng và các nguồn tài nguyên không tái tạo/’bẩn’, sang ‘kinh tế xanh’, chữ ‘xanh’ ở đây còn có nghĩa là ‘sạch’… Ta đang hội nhập TPP, nên tình hình ‘nghiệp nông’ của người dân càng trở nên khó khăn hơn, vì sự cạnh tranh thời này đòi hỏi hàng không những phải có chất lượng cao hơn và rẻ hơn so với các nước khác, mà còn phải ‘sạch’, vì không được vậy mà nghe nói ta đang tồn kho khoảng 400-500.000 tấn cà phê nhân!, tương tự cho mật ong!
*Nhân tiện, tôi xin kể thêm một câu chuyện vui về ‘cà phê cứt người’.

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

786. Chùm thơ ‘Xuân của ai!’


LTS: Đây là một số chùm thơ 4 câu (có kết nối) mà mình đã tặng cho các blogger từ ngày 26/12/2015 đến 14/1/2016, thân mến.

Xuân của ai!
Én nhỏ!, anh nay đến chúc mừng
Xứ mình, trời gió, nắng linh lung
Mấy cô gái huyện lên mua sắm
Áo gió, quần Jean, ngắm rộn ràng

‘Mùa xuân nắng rớt bên thềm cũ’
Vừa thoáng xanh mây, đã thấy buồn
Dáng xuân cong quá, làm đông… muốn
Xuân của anh à!, hay của ai!

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

785. Lẫu tư tưởng thập cẩm (Thơ Tàu…, Phần 3)


Đời là một cuộc tang - thương
Biển trùng trùng động, dâu ngàn ngàn lay
Biển đau thao thức tháng ngày
Dâu đau héo úa, lá sầu rụng rơi

PHẦN 3: Lẫu tư tưởng thập cẩm...
Nghĩ đến từ ‘lẫu cá’ hay ‘lẫu mắm’ mà tôi chọn tiêu đề này…
Tôi thường ngắm những con cá, và thường mĩm cười và lẩm bẩm ‘các ngươi đã đến làm bạn với ta, cám ơn nghen, ở đây chơi với ta nghen, đừng đi nghen’, nói như vậy cũng phần nào có nghĩa tôi thần phục tự nhiên, và cũng dẫn đến nghĩa là tôi có đầu óc ‘phản kháng’ với những thứ tư tưởng mà bắt hay ép tôi phải ‘cửu ngưỡng’ hay phải tung hê ‘muôn năm’, vì nếu tôi muốn ngưỡng mộ chúng, thì tôi phải tự tìm ta một cách ‘tự nhiên’.

1. Những viên đạn đại bác của ‘thiên triều’
Chắc không phải nói đâu xa, mà nói gần gần, như tôi đã kể ở Phần 1 và 2 (xem đường dẫn bên dưới), sở dĩ tôi có biết một ít về Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ, Khuất Nguyên, Khưu Xứ Cơ, Lý Bạch, Nghiêm Hiếu Vấn, Thôi Hiệu, Văn Thiên Tường… cùng với những từ ngữ/thành ngữ như ‘Bích câu kỳ ngộ’, ‘bóng câu qua cửa sổ’, 'hồ tử thú khâu' (cáo chết quay đầu về gò), ‘khúc Phụng cầu kỳ hoàng’, ‘thương hải biến vi tang điền’ (biển xanh biến thành ruộng dâu), ‘Thúy Kiều’, ‘Tư Mã Tương Như’, ‘Tôn phu nhân quy Thục’, ‘Từ Hải chết đứng’, ‘Từ Thứ quy Tào’… gì gì đó, là từ chương trình dạy Văn (trước 1975), từ nhiều loại truyện hay sách ‘Phê bình văn học’, từ phim Hồng Kông, Đài Loan, TQ, Singapore, từ truyện kiếm hiệp của Kim Dung, hay từ ‘trường đại học bôn ba’… (ngoài ra, tôi được biết về Apollinaire, Esenin, Jack London, Khalil Gibran, Maiacovski, Tagore…, đa phần là sau 1975). Xin lưu lý rằng, dĩ nhiên mỗi người được ‘nhập khẩu’ thơ Tàu’ bằng (nhiều) cách không giống nhau, nhưng đó là… cách của tôi.
*Tôi tự hỏi là ai đã ‘nhập khẩu’ những thứ Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ, Lý Bạch, Nghiêm Hiếu Vấn, Thôi Hiệu, Văn Thiên Tường… vào Việt Nam?, không cần nhắc đến triều Lý với cái Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào năm 1070, chắc là không thiếu… ‘công’ của những Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường, Tự Đức…: điều này là có thể thông cảm, vì cho đến hết thế kỷ 18, do bị hạn chế về ‘tầm nhìn’ và, rồi, chính sách ‘bế quan tỏa cảng’ (của triều Nguyễn) mà họ chỉ thấy Tàu là nhất!
Nhớ lại, Trịnh Công Sơn có câu ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’ (và hơn nữa), vâng, đúng, không những ta bị đô hộ hữu hình về mặt chính trị/quân sự/kinh tế (quyền lực cứng), mà còn bị đô hộ vô hình về mặt tư tưởng/văn hóa (quyền lực mềm), mà các nhà ‘hủ nho’ sau khi đánh giặc Tàu (13 lần đại thắng giặc Tàu) nơi cửa trước, lại ‘vô tình’ mời chúng vào cửa sau. Vâng, ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’, tôi không tính thời ‘Bắc thuộc’ từ thời Triệu Đà như các sử gia (không phản đối), mà tính theo nghĩa rộng - nghĩa tư tưởng, đại để là từ năm 938 đến 1938. Đặc biệt là từ thời Nguyễn Ánh (cuối và đầu thế kỷ 18) đã có phần nhờ tay/vũ khí Pháp để đánh Tây Sơn, mà lúc đó, cánh cửa phương Tây đã hé mở cho họ nhìn thấy thế nào là nền văn minh (civilization), hay nói dễ hiểu hơn là nền khoa học kỹ thuật hiện đại (so với ‘con trâu đi trước, cái cày đi sau' của ta hay Tàu thời đó), thậm chí khi mà cuộc ‘Cách mạng khai sáng’/‘Thời kỳ khai sáng’ vào thế kỷ 18 (Age of Enlightenment, với những tên tuổi như Copernic, Descartes, Diderot, Galileo, Kant, Leibniz, Newton, Pascal, Rousseau, Spinoza, Voltaire…) đã thừa bùng nổ ở phương Tây, thậm thậm chí đến năm 1938 - khi mà thuyết lượng tử, vật lý nguyên tử, phép tích phân và vi phân, hình học phi-Euclide, thuyết tương đối (kể cả khái niệm ‘vụ nổ lớn’, ‘lỗ đen’, ‘cổng du hành’…) đã phổ biến khắp thế giới phương Tây, thì ở ta hay Tàu còn tung hê ‘muôn năm’, mà buồn cười nhất là cái vụ Vi Tiểu Bảo (cuối phim ‘Lộc đỉnh ký), trước mặt Khang Hi, khi bị phát hiện là Đường chủ của Thiên Địa Hội, đã vừa tự lấy hai tay tát vào mặt, vừa nói:
-Tiểu nhân có mắt không tròng.
*Vâng, kẻ hủ nho đã ‘có mắt không tròng’, mà trong đó có không thiếu gì vị hoàng đế ‘mù’ của ta đã nhập khẩu mấy khẩu ‘thần công Đại Hán’, đem về chưng đầy Tử Cấm Thành (Huế, cũng là một dạng bắt chước!), ‘rồi có một ngày, có một ngày, quân Pháp vào’, rạng sáng ngày 5/7/1885, quân của triều Nguyễn (chỉ huy bởi Trần Xuân Soạn và Tôn Thất Thuyết’) dùng súng thần công nã vào tòa Khâm Sứ Pháp, nào ngờ:
-Những viên đạn đại bác của ‘thiên triều’ đã rơi tỏm xuống dòng sông Hương cho… cá tra đớp, híc..híc…,
nhưng có thể ta - những kẻ ‘hủ-nho-thời-@’ - cũng không kém: ‘có mắt như mù’, mà đã vô tình ‘phát huy’ cái thứ quyền lực mềm ‘muôn năm’ đó mà hầu như không hay biết!, híc…

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

784. Thơ Tây và thơ ta (Thơ Tàu…, Phần 2)


PHẦN 2: Thơ Tây và thơ ta
Gom nắng sáng nay, trời không nắng!
Gió lành lạnh thổi, muốn đi đâu
Thôi để chiều nay trời ấm lại
Ta phố vòng quanh, em biết sao!
Tôi đếm tình em trong tiếng xưa
Còn thoáng trong tôi một bóng kiều
Đường cong, cầu dốc tôi còn nhớ
Bỗng thấy chiều nay trong cô liêu
Dáng cong ai đó thiên thần gợi
Màu tím thiên thai trộn ráng trời
Thi nhân ngơ ngẩn hồn chao đảo
Chim tuốt trời mây, ai ngẩn ngơ!
Ta phố vòng quanh, em biết sao!
Tháng tư chưa đến, mơ em đến
Em nói rằng 'anh, quả đất tròn'
Bờ Tây xa lắc anh còn ngóng
Bờ Đông gió lộng, tim bỗng đau.

Sáng nay, như mọi ngày, tôi lại đi uống cà phê, con chó nhỏ vẫn nằm ngủ vô tư trong cái thùng bia Sài Gòn, trong khi có gần cả chục người đã sẵn sàng ngồi nhậu vào… buổi sáng!, còn trên ti-vi đang phát ra những vở hài ‘cù-lét’ mà hình như là có giọng của ‘Minh nhí’…; họ nói đủ thứ chuyện từ hình sự đến làm ăn (nên nếu họ có chém gió về chính trị thì không có nghĩa là họ bàn về chuyện ấy): ôi, thế sự đang đảo điên, trong khi tuyệt đại đa số người, nếu không nhầm, là đang tìm cách hưởng thụ, hay đang moi móc nhau để có cái nô đùa một cách vô tư!
À, phần này tôi sẽ nhắc đến ‘thơ Tây’ và ‘thơ ta’ một cách tự nhiên, để khỏi phải tìm cách sắp xếp theo trình tự 1,2,3,4,5… gì gì đó, làm cho phức tạp và thêm phần khó viết, vả lại, nếu làm theo kiểu mà vô số sách/tài liệu xưa nay đã làm là… xưa rồi!
*Nhớ lại vụ Nguyễn Công Trứ ‘cãi nhau’ với Nguyễn Du, Phạm Công Thiện cãi nhau với Nguyễn Văn Trung (luận văn tiến sĩ triết học) hay với Nguyên Sa… À, nhắc đến cụm từ ‘Paris có gì lạ không em?’ là ta liền nhớ đến Ngô Thụy Miên và nhà thơ Nguyên Sa - với những vần thơ đầy nhạc tính và đậm nét phiêu diêu tính sau đây:
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?...
(Nguyên Sa)
Trong một số lần… nghiên cứu để viết bài, tôi có đọc nhiều tư liệu và khá khẳng định là hai bài thơ trên nói về vũ nữ Lý Lệ Hà - một trong 7 người tình chính thức của Bảo Đại, vui lòng xem thêm tình tiết tại entry ‘Bảo Đại đi về đâu?’ (đường dẫn bên dưới).
Thế mà, năm ngoái, tôi có gặp một người bạn vong niên, tên là Q, năm nay gần 70 tuổi, là Kiến trúc sư. Hai lần tại bàn nhậu, ông có nói một cách đầy tự tin và rất tự hào là bài thơ ‘Áo lụa Hà Đông’ và ‘Paris có gì lạ không em?’ là nói về vợ của ông ta!!!, nhưng mọi người ngồi chung quanh bàn nhậu - đa số là… ‘cao thủ’ - đều không phản đối, híc!; bà sống ở Sài Gòn, nghe nói là đã đi nước ngoài, cũng năm ngoái, vì một ‘vụ’ gì đó lớn lắm, không rõ!

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

783. Thơ Tàu… và chuyện bây giờ tôi mới biết (Phần 1)


Ở đời quanh quẩn, lao đao mãi
Con kiến vào ra, một kiếp... người
Nói mãi ngàn năm, đời vẫn thế
Ta mãi u sầu, mơ dáng ai

Tôi có hứa là sẽ viết một bài về thơ… Tàu, nhưng viết như vậy thì… lẻ loi quá, vì tôi không rành lắm về chuyện thơ văn. Sáng nay đi uống cà phê, thấy con chó (nằm trong cái thùng bia SG, mà tôi đã kể) mới đó mà đã lớn rồi, ôi, tre già thì măng mọc, đời cứ thế mà phát triển; rồi nghĩ lung tung về các cụm từ gần thuần Việt như ‘cái thùng quẹt’, ‘cây trứng cá’, ‘chiếc xe hơi/tàu lửa’, rồi ‘cà phê cứt chồn’, ‘cà phê cứt voi’ và ‘cà phê cứt người (sẽ kể sau), tôi mới nghĩ ra chuyện kết hợp bài ‘thơ Tàu’ và ‘chuyện bây giờ tôi mới biết’…
À quên, tôi không thể viết dài nên chỉ chọn khoảng 5 tác giả và chỉ trích mỗi tác giả vài câu. Và vì có quan niệm đã là ‘thơ thì phải có nhạc tính’ và ‘nhạc cũng là thơ’, nên tôi hay gọi là ‘thơ nhạc’. Ngoài ra, tôi sẽ không tham gia tranh cãi, vì đời tôi còn quá ngắn ngủi...
Bài viết này gồm có:
Phần 1) Chỗ nào có tình yêu nam-nữ là có thượng đế…,
Phần 2) Thơ Tây và thơ ta, và

Phần 3) Lẫu tư tưởng thập cẩm (Hết)

PHẦN 1: Chỗ nào có tình yêu nam-nữ là có thượng đế…
Nếu không nhầm là khoảng năm lớp 8 hay lớp 9 (trước 1975), các học sinh có học về thơ Nguyễn Công Trứ, tôi có thuộc khá nhiều câu, trong đó có 2 câu - mà tôi nhớ dai nhất:
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh
(Văn Thiên Tường)
'Xưa nay hỏi có ai không chết? Hãy để lòng son chiếu sử xanh': Ôi, thế nào là để lòng son hay cái danh lại trong lịch sử nhỉ?, sống có nhất thiết phải vậy không?, sống cái gì là nhất?, ngoài cái ‘danh’ này thì con người sống có lý tưởng gì khác hay cao hơn không?, ‘trung với vua’ (ngu trung) có luôn là tốt không?, chết vì nước có luôn được lịch sử ghi nhận không?..., tôi tự hỏi.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

782. Con vi-rút… vô thức


‘Mùa xuân nắng rớt bên thềm cũ’
Vừa thoáng xanh mây, đã thấy buồn
Dáng xuân cong quá, làm đông… muốn
Xuân của anh à!, hay của ai!

Sáng nay uống cà phê, ngắm tia nắng vàng chiếu qua mấy cây cà chua…
Nhớ lại, khi tôi bị sốt rét thì nghe người ta nói rằng: con ký sinh trùng sốt rét (và một số virus khác) vốn nằm sẵn trong gan con người, mà khi ta bị suy yếu sức đề kháng thì nó sẽ nổi dậy và… làm hại hay hủy diệt ta (*)… Mấy mươi năm nay, tôi vẫn tin vậy, ít nhất là về mặt ý nghĩa - như các bạn sẽ xem thêm dưới đây.

1. Các hành động ‘vô thức’
Nhà văn Anderson, qua chuyện ‘Con thiên nga màu đen’ (*) mà tôi đọc hồi nhỏ!, cũng có nói về ‘cái ác’ (the bad) vốn có sẵn trong mỗi con người, mà ai đó chỉ có thể làm cho nó hết đi ít hay nhiều, nhưng không thể hủy đi hoàn toàn ‘cái ác’ của mình được: ‘Đại khái câu chuyện là
-Có một người đàn bà (hoàng hậu) bị một nàng tiên biến thành một con thiên nga đen, vì trước kia bà ấy là một người xấu xa độc ác. Để rửa sạch lời nguyền rủa của nàng tiên hay để rửa sạch những tội lỗi của mình, người đàn bà này hàng ngày phải tắm nước tiên để xóa đi màu đen xấu xí của mình. Nói chung dần dần bà ta cũng chuyển thành một con thiên nga trắng, nhưng trắng không hoàn hảo, dù bà ta có tắm nhiều đến đâu đi chăng nữa, trên đầu bà ta cũng vẫn còn một đám lông màu đen. Bà ta không thể trở thành một con thiên nga hoàn toàn trắng!, và điều này có nghĩa là bà ta đã trở thành một người tốt, nhưng không hoàn toàn tốt, mà bất cứ lúc nào, nếu còn 'sắc máu', bà ta cũng có thể trở thành một kẻ xấu xa tàn ác như thường’.
Cách đây mấy hôm, có một phụ nữ bỗng nói là con virus ‘ác’ vốn sẵn có trong con người, vấn đề là khi nào?, tức là nó có nổi dậy hay không thôi, nên vấn đề giáo dục ‘làm người’ là quan trọng nhất dưới mọi thời đại/chế độ... Nhớ lại, ngày xưa Tuân Tử nói ‘nhân chi sơ, tính bổn ác’: quả là có… lý!
*Tôi chợt nghĩ là người ta hay dùng hai từ ‘vô’ và phi’, rồi liên tưởng đến hai cụm từ là ‘phi chính phủ’ và ‘vô chính phủ’: chúng khác nhau. ‘Phi chính phủ’ (non-government) thường dùng để nói đến các tổ chức mà chính phủ không can thiệp vào các hoạt động của họ, tuy nhiên, nó phải tuân theo ‘luật’ và mọi nhân viên của họ đều thuộc một chính phủ nào đó (đóng thuế/bảo hiểm, thi hành nghĩa vụ quân sự, có hộ chiếu/hộ khẩu…), như Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Giải Hoa Hậu thế giới (Miss Universe, Miss International, hay Miss World)… Còn ‘vô chính phủ’ (not, without government, thuật ngữ Hy Lạp cổ đại gọi là ‘anarchy’) dùng để chỉ những cá nhân hay tổ chức hoạt động một cách tự phát ngoài vòng pháp luật (thường là áp dụng ‘luật giang hồ’) và gần như hoàn toàn không nằm trong sự kiểm soát của chính phủ như các tổ chức ‘Lương Sơn Bạc’, ‘ma giáo’, mafia/xã hội đen/giang hồ, hay Hồi giáo IS (dưới giác độ khủng bố)… Nói chung là chữ ‘vô’ có nghĩa rộng hơn, bản chất hơn và… bất định hơn, trong khi chữ ‘phi’ lại có giới hạn, hiện tượng hơn và xác định hơn. Có thể hình dung qua cụm từ ‘phi Trung’ (non-Chinese) hay ‘phi Mỹ’ (non-American) trong thế giới chính trị - với ý nghĩa ‘thoát Trung’ hay ‘thoát Mỹ’ trong một giới hạn nào đó, hay cụm từ ‘vô nghiệm’ hay ‘vô định’ trong thế giới toán học - với ý nghĩa là không có nghiệm, hay không xác định được nghiệm/có vô số nghiệm…
*
Quay lại chuyện ‘vô thức’…
Khoảng năm 1985, khi về thăm lại nhà bà nội, leo lên chồ (cái gác), tôi bỗng thấy mấy cái thùng bám đầy bụi và mạng nhện, mở ra, té ra là có rất nhiều cuốn tạp chí ‘Đứng dậy’ - không biết là của ai để trên đó (chắc là trước năm 1975)… Tôi đọc ngấu đọc nghiến…, trong đó có một bài (in font chữ nhỏ, cỡ 10, mà tôi không biết tại sao tác giả lại trích dẫn được nhiều tư liệu của Đạt Ma đến thế!) chủ yếu là viết về khái niệm ‘vô minh’ của Bồ Đề Đạt Ma khi ‘diện bích’ chín tháng! Nhưng quan trọng là bài viết này đã nhập vào đầu óc của tôi trong mấy chục năm, và từ ‘vô minh’ được tôi hiểu theo bài viết nói trên (chứ không hiểu theo cách diễn giải theo Kinh Phật hiện nay rất khó hiểu, vì quá xa thực tế, dùng quá nhiều khái niệm và từ Hán-Việt)… Đại khái là nếu ‘động vật linh trưởng’ có cách đây 7-8 triệu năm, ‘người nguyên thủy’ có cách đây 3,5-3,8 triệu năm, rồi ‘người cổ đại’ hay ‘người thông minh’ có cách đây 32-40 ngàn năm, thì cái tính ‘con’ bên trong của ta đã vốn có từ thời xa xưa đó rồi, hoặc xa hơn nữa nữa…, cái ‘mật mã di truyền’ này vẫn tồn tại trong đầu óc của con người, rồi cộng với đủ thứ thiện ác - chủ yếu là cái ác - qua ‘trùng trùng duyên khởi’ mà truyền đến nay và truyền đi mãi mãi… Nói chung là khi hành động, ta thường nghĩ là ta làm một cách có ý thức (dĩ nhiên là có), nào ngờ nó lại bị điều khiển bởi một thứ vô thức truyền tính ngàn đời - như những đợt sóng ngầm cuồn cuộn nổi lên không ngớt trong đầu ta, mà ‘những đợt sóng ngầm không điều khiển được’ này được ông Đạt Ma gọi là ‘vô minh’. Và chắc chắn là tôi cũng không ngoại lệ…
Nhiều ví dụ: ‘trăng sáng vằng vặc, vác c… đi chơi’ (*), hay đàn ông thấy gái đẹp thì… say lảo đảo; làm như ‘Chí Phèo’ hay ‘A.Q’ thì mới thấy… le; uống bia/rượu ‘tới bến’, hay cho đến khi ‘cho chó ăn chè’ thì mới là… anh hùng; tự nhiên lẩm bẩm chửi thề ‘mịa mầy’, ‘đậu mợ’, ‘đậu má’ (*) người khác thì mới thấy… đã; không bao giờ thấy mình sai, nhưng bao giờ cũng dễ thấy người khác sai, thì mới thấy... phê; sống theo kiểu ‘đít mình lom nhom, lo dòm đít họ’ (*), hay nói xấu/ném đá ai đó thì mới thấy… sướng!, làm theo cái ‘cục đại’ của ai đó thì mới thấy… yên tâm, chiếm Biển Đông, làm lông thế giới thì mới thấy… sung, v..v...:
-Trừ trong thế gian có vài người tương đương với Bồ Đề Tổ Sư (bởi vậy ông ta mới là sư phụ của Tề Thiên Đại Thánh!), nó là quy luật, hay nói một cách khác thì dường như đó là các hành động ‘vô thức’, được điều khiển bởi con quỷ truyền kiếp là ‘vô minh’.

2. ‘Tư duy hai luống rau’
Tôi đang tìm cách ngắn nhất để viết tiếp, thôi, lấy từ thực tế vậy…
Có một ‘thiên thần bé nhỏ’ hỏi tôi rằng:
-Anh viết bài nói về gì vậy? Muội muốn hiểu bài nầy.
-Nói về thú tính của con người, ví dụ ném đá, ham làm bá chủ thế giới...
-Em đọc em hiểu. Nhưng còn bài thơ?
-‘Dáng xuân cong quá, làm đông… muốn’: có nghĩa là thấy em cong quá, nên..., tình dục là một loại vô thức không kiềm chế được…
*
Rồi liên tưởng đến chuyện khi tham gia giao thông, tôi thấy người ta chạy xe máy thường chạy vượt qua đầu xe ô-tô, hay luồn nách/chui nách (tức là chui qua giữa một chướng ngại vật và xe ô tô)…, mà hành vi rất… tự nhiên này được trên báo đài gọi là ‘cương quyết tiến lên, quyết không nhường bước’…
Qua cả chục năm quan sát, tôi thấy rằng, trừ 1% người tham gia giao thông là có ‘nhường’ (điều này hoặc là cẩn thận, hoặc là có ý thức cao, nói chung là đáng trọng), còn 99% đều ‘không nhường’ - mà trên báo đài hay trên mạng thường nói là ‘ý thức xã hội hay nhận thức xã hội còn thấp’, ‘hành vi bầy đàn’, ‘vị kỷ/thú tính còn cao’…, có người suy diễn xa hơn là ‘tư duy hai luống rau’ (tôi không hiểu là con người trở thành ích kỷ như vậy từ bao giờ!), hay xa hơn nữa là ‘tư duy phiên thuộc’ (*) gì đó…, tùy, nhưng tôi gọi đó là ‘thiếu tư duy toán học’ - không có ý nói họ phải là Ngô Bảo Châu hay phải học toán giỏi, mà là không có óc quan sát, không có đưa ra nhiều phương án, và lựa chọn phương án ưu tiên (mà chắc chắn không hẳn là ‘tiền’!), nói nôm na là thay vì chọn con đường rộng thênh thang để mà đi, ta thường chọn ngay ‘góc hẹp’ - về nhiều phương diện.
*
Đang viết đến đây (tối 7/1), tôi thấy trên ti-vi đang chiếu một phim Mỹ là ‘Điềm báo’ có ý nghĩa khám phá tâm lý bên trong của con ‘người thú’ rất hay!, phim nói về ‘Đứa con của Satan’, một cậu bé là ‘người sói’, vốn xuất thân từ ‘thần biển cả’ hay ‘thần chính trị’ - kẻ sẽ gieo rắc hỗn loạn, chiến tranh, chết chóc và rốt cuộc thì sẽ tiêu diệt loài người; sau khi trải qua bao nhiêu biến cố làm chết những người thân/có liên quan đến cậu, nhưng cha cậu không nỡ hủy diệt cậu, cuối cùng thì cậu ta trở thành một lãnh tự chính trị.
Xem xong, bật qua kênh khác, tôi nghe những cụm từ như ‘đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác’, ‘đỉnh cao của trí tuệ’: chán quá!; bật qua kênh khác nữa thì thấy đang diễn những trò hài rẻ tiền; rồi bật qua kênh khác nữa thì thấy đang chiếu phim Tàu ‘Thiếu niên tứ đại danh bổ’ (mà nghe nói là đang ‘phim Tàu hóa’ truyền hình!): càng chán!, trong khi đó thì tôi nghe tin:
-‘Giàn khoan 981’ đang lừ lừ tiến vào hải phận nước ta…
Tôi không biết là động thái này có xuất phát từ ‘vô thức’ hay không!

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1-‘Con thiên nga màu đen’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/02/169-con-thien-nga-en.html
2-Ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium) là một chi sinh vật đơn bào ký sinh bắt buộc trên cơ thể sinh vật để tồn tại và phát triển. Chi Plasmodium được Ettore Marchiafava và Angelo Celli miêu tả năm 1885… Khi vào cơ thể người, ký sinh trùng sốt rét ký sinh nội tế bào, cụ thể là ở tế bào gan hoặc hồng cầu, Plasmodium chính là nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét. Đời sống của ký sinh trùng sốt rét ngắn nhưng chúng sinh sản nhanh và nhiều do vậy tồn tại lâu dài trong cơ thể. Plasmodium có 2 phương thức sinh sản, sinh sản vô tính thực hiện ở vật chủ phụ (người hoặc những động vật khác) và sinh sản hữu tính ở vật chủ chính là muỗi Anopheles… (wikipedia)
3-‘mịa mầy’, ‘đậu mợ’, ‘đậu má’: là các từ dùng trong bài viết/lời bình của Như Thị, Vòm Trời Riêng và Ái Nữ.
4-‘non-American’, ‘non-Western’: ‘…Từ sau khủng hoảng kinh tế-tài chính thế giới năm 2008-2009 và một loạt các diễn biến dồn dập diễn ra sau đó thì trật tự đang định hình và chuyển tiếp ở trên cũng không còn nữa. Nước thì Mỹ đang vật lộn cả bên trong lẫn bên ngoài để níu kéo và duy trì vai trò trong một trật tự đang ngày càng trở nên ‘phi Mỹ’ (non-American)  và ‘phi Phương Tây’ (non-Western) hơn bao giờ hết.  Các cực khác như Nga, Brazil đang vật lộn để ‘trụ hạng’ và tồn tại, chứ chưa nói đến chuyện tập hợp lực lượng để ‘xưng hùng’. Trung Quốc được xem là nhiều bạn nhưng thiếu đồng minh, một mặt tìm cách để khẳng định vai trò cường quốc mới của mình, nhưng mặt khác đang nỗ lực cải cách tối đa để ‘xua’ các tin tức kinh tế xấu và tránh năm 2016 trở thành ‘năm Trung Quốc…’ (TS Hoàng Anh Tuấn), xem thêm: http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/281110/trat-tu-the-gioi-thay-doi-sau-mot-nam-bat-on.html
5-Phim ‘Điềm báo’ (Đứa con của Satan), xem: http://phim16.com/xem-phim/dua-con-cua-satan-16680/
6-‘Trăng sáng vằng vặc, vác c… đi chơi’: một câu trong cuốn ‘Thi nhân Việt Nam’ của Hoài Thanh-Hoài Chân.
7-Tư duy hai luống rau: trồng luống rau ‘sạch’ cho gia đình mình ăn, còn trồng luống rau ‘bẩn’ hay ‘độc hại’ cho… xã hội ăn.
8-Tư duy phiên thuộc: nô lệ/theo Tàu.