Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

819. Thời đại… khủng long (Bút ký)

Chu Xuân Phàm, Formosa

Loài chim én biển xa khơi đó
Vũng Áng mù sa, tối tỏ mờ
Ai đêm chất thải, pha vào biển!
Cá chết triền miên, cá dại khờ

Bút ký này này gồm có:
1. Ối giời ơi, đúng y sì phoóc!
2. ‘Mấy chục năm nay, cá có chết đâu!’
3. ‘Đang nhập thịt heo TQ vào VN’
4. ‘Lỗi hệ thống’
5. Không lẽ các tín đồ của Hải Sa Phái lại tái xuất giang hồ!, và
6. Thời đại khủng long và Chủ nghĩa cá chết

Ôi, mấy ngày lễ mà tôi (vì một lý do tế nhị nào đó) quyết định không đi chơi đâu hết, tắt điện thoại, ở nhà… ‘tu’. Và tắt điện thoại cũng không dễ dầu gì, vì nếu có anh nào đó đến sửa cái ti-vi thì phải nàm thao!
Sáng nay thức dậy, chợt nghĩ ra một đề tài là ‘Thời đại khủng long’, tôi vội bung mền ra, đánh răng rửa mặt lẹ, rồi phóng ra quán cà phê để về nhà viết sớm, tu mà! Và dưới đây là những sự kiện rất là ‘hữu duyên’ mà chủ yếu tôi nhặt được ngay tại quán cà phê từ 8g30 đến 9g30 sáng nay, mà có thể gọi là rất phù hợp với chủ đề này, xin cám ơn… ông trời.
Lưu ý rằng dưới đây tôi chỉ ghi nhận lại một số thực tế dưới góc nhìn của một blogger bình thường.

1. Ối giời ơi, đúng y sì phoóc!
(Chuyện ở quán cà phê, 8g30 sáng)

Trên bàn tôi ngồi uống cà phê, có 2 con khủng long, một con lớn và một con bé, trông rất dễ sương, con lớn thì có màu gạch pha vàng, còn con bé thì có màu xanh mực pha vàng. Lúc đầu, tôi cầm thấy nó nặng và cứng, nên tưởng là làm bằng đất sét, nhưng bóp vào con bé thì thấy cái bụng nó mềm mềm, nên mới biết là làm bằng cao su.
Do nghe trên ti-vi nói trước đây Mỹ cấm một số mặt hàng TQ vì là hàng độc hại, rồi đến Ấn Độ, rồi Liên minh Châu Âu (EU)... lên danh sách cấm nhiều mặt hàng TQ như đồ chơi trẻ em, sữa, rồi đến thực phẩm (heo gà, bánh kẹo…), quần áo, mỹ phẩm, hương liệu/chất pha màu thực phẩm, dược liệu/vắc-xin, điện thoại, vi tính, xe cộ, máy móc, nhất là đồ bằng cao su… mà làm tôi có cảm giác là ‘hầu như’ hàng nào của TQ cũng đều có chứa chất độc hại, thiệt! Vì thế, lỡ sờ vào, tôi chợt có cảm giác không an toàn và lật nó lên để kiểm tra, ối giời ơi, đúng y sì phoóc: Nó có dòng chữ... mật ở dưới bụng là MADE IN CHINA!
Tại sao TQ lại chuyên sản xuất hàng độc hại, nếu là hàng xuất khẩu thì cũng dễ đưa ra… tòa án quốc tế, nhưng chính hàng nội địa cho dân Tàu xài cũng bị nhiễm độc!, bản chất của vấn đề là gì? Tôi tuyệt nhiên không có đủ trình độ để phân tích, xin dành cho các các cao thủ hay nhà nghiên cứu, nhưng có lúc tôi nghĩ là, về mặt khoa học: TQ là một nước bắt chước, cái này không tạo ra được cái được gọi là ‘chất xám’ thực, mà nếu có thì ‘xám xịt’, nếu không muốn nói nôm na là ‘chất mốc meo’, híc.. híc… Xin nhấn mạnh là tôi chỉ nói ‘về mặt khoa học’, các bạn cứ dỡ sách toán, lý, hóa… lớp 12 ra xem thử con khủng long lớn này có tiếng nói nào trong đó không!, cụ thể là ‘Mỹ vừa mới tố cáo Trung Quốc xuất khẩu thép với mác giả mạo’* (Bản tin 12g41 trưa)… Thật vậy, tôi có nghe dân ta có câu nói vè là:
-Vỏ thì quốc tế, ruột thì Chi-na.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

818. Chùm thơ ‘Nàng tiên cá chết’

LTS: Dưới đây là một số chùm thơ 4 câu mà tôi đã ngẫu hứng bình cho các blogger trong tháng 4. Thân mến.


Nàng tiên cá chết

Loài chim én biển xa khơi đó
Vũng Áng mù sa, tối tỏ mờ
Ai đêm chất thải*, pha vào biển!
Cá chết triền miên, cá dại khờ
*
Nàng tiên cá nhỏ: anh còn nhớ!
Sóng động chiều mơ, nóng Quảng Bình
Em xinh, em đến, rồi theo gió
Anh đớn đau trời, đi kiếm em
*
Tại sao em chết, không lời đáp
Ai giết em rồi, em của tôi
Anh, đau nhân thế, mù đôi mắt
Ai khiến anh mù, em biết sao!
---------
Các bài thơ khác:

1. Chơi vơi

Em ngồi nơi đó… lung lay
Lá vàng ái mộ cũng bay xuống đời
Anh về phố núi chơi vơi
Em ơi, sao nỡ để giờ anh… rung!
Vẫn em chút chút giận hờn
Vẫn em lắm lúc, anh... xanh mặt rồi
Vẫn em nói nói cười cười
Thoạt đi, thoạt đến, anh khờ dại anh

2. Cõi trắng

Lạc vào cõi trắng là... hư ảo
Ta cũng con người, ôi!, thế thôi
Sống trong trần thế ta cứ thế
Đâu chốn thiên đường, ta biết sao!
*
Thôi đừng bán trăng ngon, nhé em!
Anh nghe thoáng thế, gợi cơn... thèm
Đêm về mơ thấy trăng... thơm phức
Anh ghét… trần gian, sao cứ ghen!

3. Đường cong

‘Số không’ mà... trắng thế này
Nếu là số một, anh say mấy mùa
Trời ơi, em hại tôi rầu!
Đường cong như thế, nỡ nào em phơi
Chim mai kêu tiếng rã rời
Thần tiên rụng xuống, làm người trần gian!
Bụi lầm rớt phải vai em
Dẫu là cụ thép, cũng mềm mại ra
Ước gì hạt bụi là... ta
Bám luôn chỗ ấy, thơm tà tà hương!
Hạ về lãng đãng tím buông
Yêu em trong ảo, mắt buồn xa xa
Người đâu cõi thế xinh là
Ta mơ, ta mộng, ta nhòa nhạt đêm

4. Nguyên sơ

Cảnh nguyên sơ, bao giờ cũng đẹp
Ngàn năm sau, thành quách mấy tầng
Tưởng rằng rộn bút thi nhân
Ngờ đâu cảnh cổ, muôn phần hay... hơn!

5. Thánh nhân!

Ngoan Đồng* đã mất còn đâu
Năm hai ngàn lẻ, gọi là... thánh nhân
Nhưng, ôi!, cục thế xa gần
Thánh đâu chả thấy, thấy đen thui... người

6. Xuân tàn

Xuân tàn, hoa trắng nở
Ôi, bóng người còn đâu
Núi ngàn, say tiếng gió
Đau, nhớ thủa ban đầu
*
Anh gieo mơ vào hạ
Nắng chiều ló tới sân
Nhắn hoài em không nói
Nắng quần, lá ngắm anh!

7. Lá buồn

Chiều mơ bóng đỏ sau hè
Phố loanh quanh, khát, tách chè nguội tanh!
Quốc xưa làm nhớ quê nàng
Quán cà phê vắng, miên man cuộc tình
Lá buồn trông giống bóng em
Áo thun xanh đó, ai thèm… dáng ai

8. Ở đời

Tưởng nàng đã... vĩnh biệt rồi
Ngờ đâu mưa đến, lại môi em cười
Ở đời lúc xỉn lúc tươi
Lúc đau đớn mắt, lúc cười cợt môi

9. Tháng Tư

Buồn buồn dạo bước Kiên Giang
Ngờ đâu đã thấy giàu sang mấy lần!
Ngắm đời qua đỉnh phù vân
Thế nhân, nhân thế, luần quần tử sinh!
Tháng Tư, lá rụng bên thềm
Ngắm nàng bên biển, mến em thế nào!
Sáng trời, lòng đã lao xao
Lo toan chuyện thế, khi nào hết lo!
--------- 

Chú dẫn:
1-Ngoan Đồng: tức Lão ngoan đồng Chu Bá Thông - một trong ‘Võ lâm ngũ bá’ trong Luận kiếm Hoa Sơn lần thứ ba - là một kỳ nhân vô tư, đặc biệt là tính con nít và rất thích chơi với con nít (trong truyện ‘Anh hùng xạ điêu’ và ‘Thần điêu đại hiệp’ của Kim Dung).
2-Vụ cá chết hàng loạt: …Những nguy cơ lâu dài đối với sức khỏe người dân dọc bờ biển miền Trung và thậm chí là cả miền Bắc. Vì vào mùa đông, hải lưu sẽ đưa nước thải từ Vũng Áng vào Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng và vào mãi phía nam, còn mùa hè thì hải lưu sẽ đưa nước Vũng Áng ngược về Nghệ An, Thanh Hoá rồi ra mãi tận Hải Phòng hay Quảng Ninh. Khi chưa hoạt động, Formosa thải 12 nghìn m3 nước thải mỗi ngày. Vậy khi đã hoạt động rồi cái khu liên hợp khổng lồ ấy sẽ thải ra bao nhiêu m3 nước thải??? 50 nghìn, 100 nghìn hay 200 nghìn mỗi ngày??? và cái thứ nước thải theo khẳng định của giám đốc đối ngoại Formosa thì dù được xử lý cũng chắc chắn làm chết tôm cá… Xem thêm:
http://bongbvt.blogspot.com/2016/04/formosa-thach-thuc-muon-co-thep-phai.html

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

817. Suy nghĩ tích cực là cái… quái gì?

Kim Tuyến, vai Mai, phim 'Tuổi thanh xuân', Cánh diều vàng 2016

Thôi đừng bán trăng ngon, nhé em!
Anh nghe thoáng thế, gợi cơn... thèm
Đêm về mơ thấy trăng... thơm phức
Anh ghét… trần gian, sao cứ ghen!


Bài viết này gồm có:
1. Thiết nghĩ là vui rồi!
2. Phải có tình yêu đối với chúng…
3. ‘Cánh diều vàng 2016’ và hạnh phúc…
4. ‘Thuận thủy thôi chu’ và… thượng đế!

Sở dĩ tôi viết tiêu đề như vậy vì người ta đã nói quá nhiều rồi, trong sách báo/trên mạng có đầy rồi, mà tôi có bỏ thêm vào đó một hạt… bụi nữa thì cũng chả có nghĩa lý gì; hơn nữa, những điều xảy ra trong thực tế nhiều khi lại rất khác, thậm chí rất khủng khiếp, so với những gì chúng ta nghĩ, nên tôi không khẳng định những điều mà tôi viết - bằng cách có cảm nhận kèm theo, như dấu …, !, ‘xxx’, hihi..., ha..ha…, hay chữ ‘cười’…, ví dụ:
-Tôi ngắm nhìn vị… ‘anh hùng vô danh’! này một cách xót xa.
...
Người ta thường nói về ‘suy nghĩ tích cực’ trong các tài liệu, hoặc tại các Trung tâm Thiền, Yoga, Pháp luân công... Mấy năm gần đây, tôi có ghé thăm một số lớp Thiền (Trung tâm Inner Space, bà Trish; Trung tâm Trà đạo Việt, bà Ngọc Mỹ), và mới đây, nghe tin một người… bạn là Nguyễn Đình Phư đã trở thành thầy, nghe nói là về ‘nhân điện’ gì đó, hihi…

1. Thiết nghĩ là vui rồi!

Những bài tôi viết dường như có một màu đen tang tóc: ‘Bài viết nào của bạn cũng thấy nụ cười, nhưng sau đó là những giọt nước mắt của sự thật trần trụi như đá vậy' (Doan Huyen), bởi vì màu trắng sẽ nổi lên nền màu đen, như cái trang Word mà bạn đang đánh máy vậy, đó chính là sự… tích cực, vì thiết nghĩ rằng cái tích cực nằm trong cái tiêu cực! Hơn nữa, đời thì có mặn, lạt, đắng, cay, ngọt, bùi…, cá thì có vàng, đỏ, trắng, hồng, xám…, đã làm con người thì phải có đúng, có sai, ‘ai nên khôn mà chả dại đôi lần’!
Ví dụ như trong phim ‘Thiên thần và Ác quỷ’, sau khi đưa một tài liệu mật cho một nhà sử học - với điều kiện là sau này phải trả lại, Giáo hoàng nói: ‘Anh viết ‘mềm’ thôi nhé, vì đã làm con người thì phải có sai, chính tôi cũng có sai’.
Vâng, người… giác ngộ là kẻ biết mình sai, vì dám can đảm đối diện với cái ‘tiểu ngã' của mình…, nên nếu ai đó mà cứ viết kiểu ‘cuộc đời vẫn đẹp sao’ hay kiểu ‘nam mô a di đà… Tàu’ hoài thì nhàm chán quá!, hay viết ‘hồng’ hết thì hóa ra là nuôi cá cảnh mà chỉ nuôi… cá diêu hồng!

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

816. Ta ca ngợi địa ngục! (Thư giãn)

Buồn buồn dạo bước Kiên Giang
Ngờ đâu đã thấy giàu sang mấy lần!
Ngắm đời qua đỉnh phù vân
Thế nhân, nhân thế, luần quần tử sinh!


Bài viết này gồm có:
1. Tôi đi thăm nhà anh... Ba Dzũng
2. Câu chuyện tiếu lâm của ông Chủ tịch tỉnh, và
3. Ta ca ngợi địa ngục!


Vốn thích nhất… Trang Tử, và nhất là cụm từ ‘Thuận theo tự nhiên mà sống’, mà tôi sống như là một người vô hình trong cõi đời này, tất nhiên là đôi khi cũng có ‘xía vô’ chuyện người ta một tí, nhưng thực ra thì tôi không quan tâm lắm. Bởi vậy, bài viết dưới đây không có mục tiêu ‘nhớ’ các nhà chính trị hay nhà giàu, mà trọng tâm là tôi rất chú ý đến khát vọng của người dân.
Nhiều người miền Nam, đặc biệt là nữ, gọi tôi là ‘anh Hai’ (ngoài Bắc gọi là 'anh Hải'), với ý nói rằng nếu tôi đã gặp ai một lần thì hiếm khi có duyên gặp lại lần hai, vì thế, mặc dù có đọc bài này thì các ‘thiên thần bé nhỏ’ cũng không thể biết tôi là ai, tuy nhiên, tôi vẫn thương, vẫn nhớ các nàng… Ngoài ra, từ ‘anh Hai’ còn có nghĩa là nếu tôi đã đến thăm nơi nào ai một lần thì không có dịp ghé lại lần hai, thế mà tôi lại có dịp quay lại Kiên Giang!
Cơ duyên như sau… Số là trước Tết, tôi đang ngồi ‘đánh phỏm’ với thương gia X, ảnh nói là ảnh sống cùng đường với nhà anh Ba Dzũng, hồi trước thường nhậu với nhau…, bỗng có được tin báo là có bán một tấm ván gỗ pơ-mu với giá vài tỉ, anh X liền lên taxi đi xem liền, không rõ là cuối cùng có mua không!... Lúc đó, tôi nghĩ là anh ta nói phét: Thủ tướng dễ gì gặp!, vài tỉ dễ gì có! Vào khoảng năm 2010, tôi có đi ngang qua nhà anh Ba Dzũng, nhưng về kể ít ai tin!, nên cũng nghĩ là nếu một ngày nào đó có dịp thì ghé lại để nhìn kỹ hơn, hay xem lại thử có gì mới không, để… chém gió! Và duyên đã đến: tuần trước, có người hỏi:
-Có đi Rạch Giá chơi không?
-Đi thì đi.
Thế là từ 4g sáng ngày 15/4, tôi đã có mặt ở Sân bay Tân Sân Nhất để lên đường đi Rạch Giá.
Và tôi bắt đầu kể.

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

815. Triết học ‘Kỳ Văn Quặc’… (Thư giãn cuối tuần)


Lạc vào cõi trắng là... hư ảo
Ta cũng con người, ôi!, thế thôi
Sống trong trần thế, ta cứ thế
Đâu chốn thiên đường, ta biết sao!

Câu chuyện gồm có:
1. Ngôi sao Sói
2. Vài câu chuyện ở xứ Rùa
3. Lão Rùa đi thăm xứ sở ‘so với thế giới cái gì cũng hơn’
4. Có giỏi thì sáng tạo ra con kiến thử xem!
5. Triết học ‘Kỳ Văn Quặc’…


1. Ngôi sao Sói

Tôi nhớ… đã lâu rồi… có một giấc mơ mà nay chỉ còn lưu lại trong ký ức tôi vài hình ảnh mơ hồ, nhớ nhất cái ngôi sao mà vào những đêm trăng tròn hoang lạnh có tiếng của tên thủ lĩnh sói mồm đầy máu me đang tru hoang dại trên đỉnh núi.
Ngôi sao đó ở trong một hệ hành tinh khác, hay trong một chiều không gian khác, rất xa với Trái Đất, nó có màu xám xịt, lạnh lùng và đầy vẻ ma quái… nên được gọi là ‘Sao Sói’.
Cụ thể, nó còn được gọi là ‘Thiên Lang Tinh’ (Sirius*), còn kẻ đứng đầu quần ma sói, và được Sao Sói truyền năng lượng vào những đêm trăng tròn (Đêm Huyết Nguyệt), được gọi là ‘Vua Sói’ (Thiên Lang Vương). Vị vua này còn được nhà văn Hoàng Ly, chuyên viết tiểu thuyết kiếm hiệp trước 1975, hư cấu vào truyện ‘Lửa hận rừng xanh’* với địa danh Hồ Ba Bể và vua sói Hồng Cẩu Quẩy - kẻ chuyên hút máu người để luyện tà công vô địch, quyết đấu một mất một còn với Võ Minh Thần (và Giao Long Nữ) mà xem y là kẻ thù bất cộng đái thiên, và cuối cùng y mới biết chúng là hai đứa con thất lạc của mình.
Trên Sao Sói, có một xứ mà những người trên đó 'thường' sống bằng cách lấy việc khoe khoang, nói xấu hay hạ thấp danh dự của người khác xuống làm hạnh phúc của đời mình, lấy việc bắt chước tư tưởng của dân tộc khác làm lẽ sống của mình, lấy việc mạnh ai nấy thúc cùi chỏ vào người khác để dành lấy cái lợi riêng cho mình, còn thủ lĩnh của họ thì sẵn sàng hút máu người dân để tu luyện âm công - nói cách khác là để giữ lấy cái ghế của mình, nhất là tên Vua Sói nói trên là kẻ ‘tru’ to nhất trong bầy đàn…, vì thế, xứ này được gọi là Xứ Rùa.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

814. Stay hungry, stay foolish! (Tôi vẫn dại khờ)


Tháng Tư, hoa rụng bên đường
Ngắm nàng thiếu nữ, dễ thương thế nào!
Sáng trời, lòng đã lao xao
Lo toan chuyện thế, khi nào hết lo!

‘Stay hungry, stay foolish’ có nghĩa là ‘Hãy luôn khao khát, hãy luôn dại khờ’ - một câu nói nổi tiếng của Steve Jobs. Bởi vì ta luôn khao khát cái mới, nên ta thấy ta luôn dại khờ… Còn tại sao tôi lại viết tiêu đề bằng tiếng Anh, bởi vì nếu viết bằng tiếng Việt thì ắt sẽ có bạn nói là ‘xưa rồi’: xin lỗi, chưa chắc!
Ngoài ra, cụ Phạm Thiên Thư có nói rằng: ‘Hãy thấy cái dốt, hãy đốt cái kiêu, hãy yêu cái mới…’, mà thực ra, nó có đến 4 câu và 16 chữ, nhưng tôi chỉ nhớ được có 3 câu và 12 chữ thôi, còn nếu blogger nào muốn biết đầy đủ ‘4 câu tốt và 16 chữ vàng’ của cụ thì hãy ghé quán Cà phê Động Hoa Vàng ở đường Hồng Lĩnh, Cư xá Bắc Hải, SG, mà hỏi nhé.
Thiết nghĩ rằng, tôi nên biết cỡ 3-4 thành của môn ‘Càn khôn đại na di tâm pháp’ thôi - đủ xài rồi, chứ nếu biết đủ 7 ‘thành’ thì sẽ… trở thành Giáo chủ ma giáo Trương Vô Kỵ à, rồi 4 thiên thần bé nhỏ là Tiểu Siêu, Chu Chỉ Nhược, Hân Ly và Triệu Minh xông vô ôm lấy ôm để, thì làm sao mà quản lý nỗi!
Ngoài ra, lưu ý rằng, tôi hay lang thang trên đường đời, thấy gì thì lấy giấy bút ghi tốc ký lại, về nhà nếu rảnh thì viết và đăng tải, chứ không có tôn giáo, chính trị gì hết. Và ‘viết cho ai?’, ‘để làm gì?’, không cho ai và cũng không để làm gì cả, mà có lẽ vì đơn giản như ông Trương Công Dũng nói: ‘Như Lai có nghĩa là nói lại sự thật’*, có lẽ vậy!

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

813. Những quyền lực mềm vô hình… (Thư giãn)




Ngoan Đồng đã mất còn đâu
Năm hai ngàn lẻ, gọi là... thánh nhân
Nhưng, ôi!, cục thế xa gần
Thánh đâu chả thấy, thấy đen thui... người


'Dưới một góc độ nào đó, kẻ khoe khoang kiến thức của mình, chả khác gì kẻ đưa cái cục cực của mình ra trước mặt người khác, và bảo nó là thơm. Nhưng, không có cục cực của kẻ nào là thơm cả!
Và, kẻ đáng ngưỡng mộ nhất là người hiểu biết mà như không hiểu biết, vì hiểu biết đã là khó, nhưng rồi thành không hiểu biết thì càng khó hơn. Vì thế, kẻ không hiểu biết mới là thánh nhân, nhưng lưu ý rằng, cục cực của thánh nhân cũng không thơm!' (facebook.com)

Tiêu đề này là do khuya nay tôi nằm mơ mà có… Lưu ý rằng ‘quyền lực’ là một danh từ không đếm được, thế thì còn ‘những’ gì nữa, nhưng ở đây, nên hiểu là ‘những loại’; và ‘quyền lực mềm’ thì có thể biết được, còn ‘quyền lực vô hình’ là không thể biết được, mà nếu dùng cụm từ ‘quyền lực vô hình’ không thôi thì có thể bị hiểu theo nghĩa thần thánh, nên kết hợp các yếu tố này mà tôi dùng cụm từ như trên.
Thiết nghĩ
 là phải làm rõ ‘văn hóa Việt Nam’ (đậm đà bản sắc dân tộc!), làm rõ từ đầu, từ mọi khía cạnh, mọi chi tiết…, chứ không thể để nó nhập nhoạng, ta không rõ ta, Tây không rõ Tây, Tàu không rõ Tàu, phật không rõ phật, thánh không rõ thánh, ma không rõ ma…, vì rõ ràng ngày nay ta nghe có quá nhiều từ, như: ‘giao thông con kiến’, ‘giờ tan sở, người ào ra đường đông như kiến’, ‘tan trường, học sinh ùa ra như đàn ong vỡ tổ’, ‘Tàu khựa’, ‘bầy đàn’, ‘chủ nghĩa duy tiền’, ‘dân ta tự đầu độc dân ta’, ‘lễ hội xấu xí’, rồi bỗng xuất hiện vô số... ‘Chí Phèo’ trong đủ mọi mặt của đời sống xã hội…, (và) thiết nghĩ rằng dân ta không thể nào là những ‘Chí Phèo’ (trừ khía cạnh nhân bản), không thể nào là những con kiến, con ong, mặt dù nó có nhiều cái ‘thông minh’ hơn ta, vì ta là con người!
Chẳng hạn như thành ngữ ‘học sinh ùa ra như đàn ong vỡ tổ’, ta học thuộc lòng và xài từ đời nọ sang đời kia, mà không có ai đặt câu hỏi ‘tại sao?’, tại sao lại như ‘đàn ong vỡ tổ’?, như ‘con kiến’?, ta là con người cơ mà!; bản chất của vấn đề là gì?, vậy thì ‘triết lý giáo dục’ là gì, phải giáo dục cái gì?, lỗi gì, ai lỗi?, lịch sử nên viết ra làm sao?..., để cải thiện cái vụ vô cùng trọng đại và nguy hiểm này?

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

812. Những người bạn tiến sĩ… (Thư giãn)




Xuân tàn, hoa trắng nở
Ôi, bóng người còn đâu
Núi ngàn, say tiếng gió
Đau, nhớ thủa ban đầu

Tối hôm kia (3/4/2016), xem tin thời sự VTV1, thấy Bộ trưởng Cao Đức Phát ‘xin lỗi dân’ gì đó, đến khuya tôi mới vào Google để kiểm tra, và sáng nay đi uống cà phê, ngẫm nghĩ gì đó, tôi mới viết bài này.
Và ‘vụ’ này chỉ nói một tí vào cuối bài…
1
Quả thật là rất khó nói…
Tôi đã bao nhiêu lần, sáng chiều đi qua và họp ở ‘Dốc Ngọc Hà, Hà Nội’ (Trụ sở của Bộ Nông nghiệp), đi dạo ở trường ĐH NN1 hay 4, ĐH LN Xuân Mai, đánh bóng bàn ở Viện Thủy lợi/Lâm nghiệp/Thủy sản, lang thang trước Ủy ban sông Mê Công…, vì tôi thường ngủ ở Nhà khách Bộ NN ở đường Thụy Khuê, HN.
Cách đây khoảng 15 năm, do có làm việc chung với các chuyên gia của Bộ NN, được đi nhiều tỉnh (Hà Nội, Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Bình Định, Gia Lai, Đồng Nai, Sài Gòn, Cần Thơ…), nên có nhiều lần họ rủ tôi đi nhậu, rồi hát karaoke… Vâng, tôi chuyên đi hát karaoke - mà các bạn rất hay rủ, vì khi hát tôi… trẻ lại và rất bốc, thỉnh thoảng làm vài ván bài (phỏm) và hiếm khi có bạn gái (cười)…
Vì thế, trong quá khứ, tôi có gặp… Bộ trưởng ở đâu đó!, hình như vậy, nói như thế có thể gây hiểu nhầm là ‘thấy sang bắt quàng làm họ’, nhưng phình phường thôi, vì Bộ trưởng NN cũ và một số Vụ trưởng (Quan hệ quốc tế, Tổ chức/Đào tạo, IT…) thì tôi có gặp rồi... Nói chung là, mặc dù tôi chỉ là một Nguyễn Văn Tầm Thường thôi, nhưng xem trên ti-vi, thấy ông CĐP hiền từ, chất phác…, vì thế mà tôi có cảm tình và xem ông như là… bạn (cười), nên quả thật là rất khó nói!