Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

980. Nữ hiệp Háng rộng (Truyện… võ hiệp kỳ tình Việt Nam 2)

Kết quả hình ảnh cho dâm dật quá độ

Ngựa phi, ngựa phi đường xa/Tiến trên đường cát trắng trắng xóa/Tiến trên đường nắng chói chói lóa/Trên đồng lúa theo cánh chim trời bay trên cao/Cánh đồng lúa in sắc chân trời mây lan xa… Ngựa phi ngoài xa thật mau/Lúc nguy nàn ta yêu thương nhau/Lúc bên đời quyết sức phấn đấu/Giống Tiên Rồng hết sức phấn đấu...
(‘Ngựa phi đường xa’, Phạm Đình Chương)

https://www.youtube.com/watch?v=KYG3O0YcpgA

Vừa chạy ào ào, Đại hiệp Văn Dê, còn gọi là... Bàng đại hiệp, vừa hát đi hát lại ‘Ngựa phi, ngựa phi đường xa’, nhưng không!, đó là chuyến xe đêm… Đi trên xe giường nằm, đến bến thấy cả bãi anh xe ôm chỉ thẳng vào mặt, tranh nhau chọn: ‘cậu áo khoác xám kìa’, ‘ông đeo mắt kính kìa’, ‘bà cầm 2 túi xách kìa’, ‘cô cầm điện thoại đang lai-chim kìa’…, rồi cả chục anh lái xe ngồi ghé sát ‘nam nữ cọ cọ rất thân’ vào người để dụ khị đi xe taxi ‘Tiên sư cha’, à quên, Tiên Sa, híc..híc... Trước đó, vừa lên xe, chàng đã gõ password vào cái smartphone - cũng là số của chiếc xe Kumho - thì thấy nick của mình được ‘tag’ trên phây, bèn mở ra thì thấy Nữ hiệp Meo Meo, cháu chắt của Vi Tiểu Bảo!)… kích cho hai đại cao thủ quyết đấu nhau! Chàng bèn nhẹ nhàng xuất ra một chiêu trong ‘Thái cực quyền’:
- Mấy đại ma đầu có biệt hiệu như ‘Đại địa chủ’, ‘Ngụy quân Ngụy quyền’, ‘Cục Đại’, ‘Hảo Lý Tứ’, ‘Hoàng thập lục Huyền cầm’… nghe nặng nề lắm Lương đại hiệp (Luong Le-Huy) à!, choán!
- ‘Tự bản thân nó chẳng có gì, nhưng họ cố tình cho nó nội dung quá độc địa...’, họ Lương trả lời.
- ‘Lạm dụng từ Hán Việt quá đáng làm cho câu văn trở nên khó hiểu thì nên xem xét lại thôi, chứ còn nặng nề hay nhẹ nhõm là văn phong của từng người, không nên lên án. Tôi thấy bác Bàng một mặt rất nhiệt tình cổ súy cho từ thuần Việt, mặt khác lại không chịu bỏ lối xưng hô ‘huynh-muội’ sặc mùi kiếm hiệp Tàu đi’, Nữ hiệp Meo Meo liền dùng ngay món ruột là ‘Cửu âm bạch cốt trảo’ tiếp chiêu. Lương đại hiệp cũng không vừa, dùng ‘Nhất dương chỉ’ chống lại:
- Tôi nghĩ bạn Bàng nói về một số từ mang ý nghĩa ‘nặng nề’ (về mặt chính trị) chứ không muốn nói về những từ Hán Việt. Còn dùng nhiều từ Hán Việt quá làm câu văn khó hiểu thì tôi hoàn toàn đồng ý, nhưn cũng xin lưu ý là Hán-Việt và Hán-Việt cũng không luôn luôn là một thứ, có những từ Hán Việt đã thông dụng thì đó chính là tiếng Việt rồi! Đàng khác, biết bao từ thuần Việt, nhưng đã cũ kỹ chản mấy ai hiểu nữa. (Còn chuyện huynh-muội tôi không có ý kiến, tuy tôi cũng không chủ động dùng bao giờ).
- ‘Bác Bàng thấy bác Lương... điểm trúng… huyệt bác chưa?’, Meo nữ dùng món ‘Thất bộ đoạn hồn tán’… kích thêm vào... (fb LLH)

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

979. Rộng đường võ ‘Việt’ (Truyện… võ hiệp kỳ tình Việt Nam)

Kết quả hình ảnh cho Miêu Nữ

Ở ngoài thì mặc đồ Tây
Bên trong tim ruột cả bầy A Cu
Chí Phèo bật khóc hu hu
Tiếng ta hết sẩy, sao chơi tiếng Tàu!

‘Két’…, con chiến mã ‘20 Năm Vẫn Chạy Tốt’ lập tức dựng đứng bánh trước rồi dừng hẳn lại, Nữ hiệp Thị Miêu (phim Batman gọi là ‘Miêu Nữ’) ngã hẳn người vào lòng Đại hiệp Văn Dê*: té ra là Thị Nở ngồi trước, chở Chí Phèo ngồi sau… đít, đi măm măm cà phê Bình Quới!, ha..ha..ha…
Qua những đám cỏ chỉ*, trên những tấm đanh hình vuông nhỏ - mặt được trang trí khá nghệ thuật, Đại hiệp Văn Dê vừa bước vào quán, vừa lầm bầm - tiếng vọng lan dội trên cả mặt sông Sài Gòn:
- Mịa nó, cái gì là Romeo và Juliet, cái gì là Kennedy và Marilyn Monroe*, cái gì là Jack và Rose*, cái gì là Dương Quá và Tiểu Long Nữ, cái gì là ‘Tư Mã Như Tương và Chát Văng Quần’…, cứ làm như môn phái Vịt Trời* của ta không có ai biết yêu!
Môn công phu ‘Mịa Nó’ với phong cách rất ‘bolero’ này, chàng đã học được từ một nữ văn sĩ không chuyên và mới luyện được 5 năm nay, thế mà giới võ lâm Tàu khiếp sợ và gọi nó là môn ‘Thần công Sư tử hống’!, ha..ha..ha…
Và câu chuyện như sau…

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

978. Tản mạn vụ Sea Games, Hoàng Tuấn Công và Háng-Vịt... (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho củ khoai mài

Sáng dần lên mặt trời còn lấp ló
Hoa lá buồn than thở điệu rung rung
Cà phê sáng, mấy nàng đều nói 'bận'
Một mình ta an phận chốn… vô cùng
1
Tôi có đọc một số lời bình/nhận xét trên mạng hay trên ti-vi về 'SEA GAMES 29', đề nghị là nên 'hủy bỏ Hội thi thể thao Đông Nam Á'! Suy nghĩ vài ngày, tôi thấy... đúng! Thật vậy!, xin kể ra 3-4 ví dụ thôi.
Trong một cuộc thi 'nhảy cao', vì chung kết có 2 VĐV đạt bằng điểm là Singapore và VN, nên tổ trọng tài phải cho đấu 'hiệp phụ', bên VN nhảy cao hơn lần trước, còn bên Indo nhảy chạm sào; thua!, bên Indo kiện..., kết quả là môn này có đến 2 HCV, mà VĐV Dương Thị Việt Anh vừa nhận HCV, vừa ức, vừa khóc!
Trong một cuộc thi 'đi bộ 10km', khi gần đến đích thì bên VN ở phía trước, thấy thua, bên Malay bèn dùng phép 'Cân đẩu vân' bay phăng phăng tới đích như Tôn Ngộ Không*, tổ trọng tài phán bên Malaysia vô địch!, ha..ha..ha...
Trong trận Việt Nam gặp Indonesia, trọng tài đã bỏ qua 2 quả penalty cho VN, mà 'đúng ra' thì đội tuyển nam VN đã vào thẳng tứ kết... (nên không nên quá trách HLV Hữu Thắng!); trong trận gặp Thái Lan, thủ môn VN bị phạt - vì chụp bóng do đội nhà chuyền về - bởi trọng tài Trung Quốc, chắc từ đó mà ta 'SỢ' nên thua cháy túi luôn!... (Ngoài ra, nếu thủ môn Phí Minh Long không phạm 2 lỗi 'sơ đẳng' và Công Phượng không đá hỏng trái penalty thì kết quả có thể sẽ khác hẳn!, nhưng nói gì thì nói, sự thật là ta đã 'TỰ THUA'!).
Sau đó, trong trận bán kết (7h45 tối 26/8) giữa Malaysia và Indonesia (Malay đang thắng 1-0), trọng tài đã bỏ qua lỗi penalty của Malay, kết quả là Malay vào thẳng cuộc tranh chấp ngôi vương với Thái Lan, còn Indonesia thì ngậm ngùi xách balô về nước!... 

Tóm lại, trong Sea Games 29, rộng hơn là trong tất cả các kỳ Sea Games, có vô số bất công. Dễ thấy là nếu Philippines là nước chủ nhà thì họ sẽ 'nhất toàn đoàn' (về số huy chương), tương tự sẽ là 'nhất' nếu Indonesia, Singapore, Thái Lan, Myanmar, VN... lần lượt là 'nước chủ nhà'!, và lần này thì Malaysia 'vô địch toàn đoàn', dĩ nhiên!, ha..ha..ha... 
Quốc tế nói 'Đông Nam Á là vũng trũng của bóng đá thế giới', không những thế, còn là 'vùng trũng của 'cư xử văn hóa' thế giới'!, thiệt!, bởi có người gọi đa số các nước này, kể cả VN, là 'nouveau riche' = kẻ mới giàu, hay ở ta thường gọi là 'bọn trưởng giả học làm sang' hay 'bọn hãnh tiến', ha..ha..ha...
Dưới một góc nhìn khác thì VN đã thất bại trong các kỳ Sea Games, vì nói đến Sea Games hầu như là nói đến môn 'Bóng đá nam', sau đó là bóng chuyền nam-nữ, rồi mới tính đến các giải thứ yếu khác!...; thật vậy, trong trận bóng đá nam VN-Indonesia thì có trên 3000 cổ động viên VN đến cổ vũ, trong khi cùng giờ thì môn bóng đá nữ chỉ có 2!... Và thấy rõ ràng rằng 'đội' Việt Nam 'thường' rất... 'e sợ' Thái Lan! (cá nhân thì không nói), càng rõ ràng hơn khi cả 'đội' tuyển bóng chuyền nam và nữ đều 'khớp cơ' trước Thái Lan (và một số đội 'ngang cơ'), và thường bị 'thua' một cách đau đớn - nhất là vào những thời khắc có tính chất quyết định'!

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

977. Bóng đá và ngộ nhận Việt Nam (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho dan hauer wiki

Tôi dạo bờ sông ươm ước mơ
Cục đại, đã tan…: ‘chém gió nào!’
Không nghe, sông lạnh lùng chảy mãi
Trôi nổi dòng sông, bao ảo hư
 
Dưới đây, sau khi kể chuyện về: 1) ‘ngộ nhận’ trong lối tư duy Việt đối với người nước ngoài, tôi sẽ kể tiếp về 2) ‘ngộ nhận Việt Nam’, cho đến 3) cái… sai trong câu ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’ của Trịnh Công Sơn…

*
Một thầy giáo Tây (Dan Hauer) đã chỉ ra ‘Tiếng Anh ngố’* (VINGLISH) trong ‘lối tư duy của người Việt’ mà dễ gây ngộ nhận, như sau…

Được hỏi ‘What did you have for lunch today?’ (Trưa nay bạn ăn gì?), thì thường người Việt lập tức trả lời là:
- ‘I have rice’. (Tôi ăn cơm, hay phở, bún, bánh mì…)
Tuy nhiên, người Tây lại ngớ người không hiểu: anh chỉ ăn cơm ‘không’ thôi ư!, chứ không ăn với cái gì nữa ư!. Vì vậy, từ ‘ăn cơm’ hầu như là vô nghĩa!, vì câu trả lời THIẾU THÔNG TIN!

Được hỏi ‘You have 2 children!’ (Bạn có 2 con phải không?), nếu đúng vậy thì thường người Việt lập tức trả lời là:
- ‘Yes, of course’. (Ừ, dĩ nhiên)
Tuy nhiên, câu trả như vậy lại hàm nghĩa là ‘Dĩ nhiên là tau có 2 con!, thế mà mầy không biết à!, hay... sao mầy hỏi ngu thế!' - một kiểu trả lời ‘thừa ý’ gây nên ngộ nhận, bởi vì nó QUÁ KHẲNG ĐỊNH!

Tương tự, được hỏi ‘What does your uncle do?’ (Chú bạn làm nghề gì?), nếu làm công nhân, thì thường người Việt lập tức trả lời là:
- ‘He is a worker’. (Ổng là công nhân)
Nhưng, như vậy thì người Tây sẽ không hiểu, vì từ cán bộ, công nhân cấp cơ sở đến các lãnh đạo địa phương/công ty, bộ trưởng, thủ tướng, chủ tịch nước, bà Merkel, ông Bill Gates, ông Putin, ‘boy’ Ủn*, hay ông Trump…, ai cũng là ‘người làm công’ cả ( = company worker, hay government worker), thậm chí ca-ve cũng được gọi là người làm công ( = sex worker); tức là một câu trả lời THIẾU THÔNG TIN!...

…Chắc chúng ta cũng thừa biết những cuộc nhậu cả buổi hay cả ngày ở ta đã ‘khật’ mịa nó hết 4 tỉ lít bia-rượu/năm, tức là ‘cho chó ăn chè’ mất mịa nó 4 tỉ usd/năm!; thoạt nghe thì các tay chém gió này có vẻ hiểu biết, trí tuệ ghê lắm!, nhưng quan sát kỹ hay về nhà suy ngẫm lại thì thấy họ lộ ra hai vấn đề: 1) quá khẳng định trên cái nền tảng 2) rất thiếu thông tin/cơ sở khoa học!...

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

976. Việt Nam nên thua... vài lần! (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho Phung phí cơ hội, VN bị Indonesia cầm chân

Tôi viết bài theo lối kể chuyện với một người tại bàn trà hay quán cà... Bài này sẽ kể một phát biểu rất... hay về 'Việt Nam nên thua vài lần!', nhưng trước tiên tôi xin lưu lại vài cảm nhận về 'vụ Ariana Grande' và 'cuốn sách của ông Howard Gardner', các bạn có thể bỏ qua đoạn này để đọc phần dưới.
*
Sự kiện ca sĩ 'Nấm Lùn' Ariana Grande, cũng như Nick Vujicic hay Alan Walker... đến Việt Nam, đã gây 'bão mạng'! Cũng giống như ở Seoul vào đêm 15/8..., tối hôm qua, 23/8, trên Instagram - một loại giống như Twister, Ariana đã bất ngờ thông báo hoãn ra mắt khán giả tại Sân vận động Quân khu 7, lý do: vì bị 'bệnh nhọc'!... Tự hỏi rằng cùng đi với nàng có 70 chuyên gia lớn nhỏ, hỏi thử họ bất tài đến nỗi mà không lên nổi một kế hoạch dự bị!, người ta bỏ tiền ra mua 800.000 - 5 triệu đồng/vé (ở Hàn Quốc là 13 triệu/vé), không hẳn là đến để nghe Ariana hát (thiếu gì người hát!), mà chính ra là một cơ hội để khán giả Việt được giao lưu với một... thiên tài trẻ! Tôi phê bình nàng là:
- 'Không tôn trọng tình yêu của khán giả Việt'!
...Nhân tiện, có một bạn hỏi tôi về cuốn sách 'Cơ cấu trí khôn'  (Frames of Mind) của Haward Gardner, mà để tiết kiệm thì giờ, tôi đưa vào phần chú dẫn bên dưới*. Sỡ dĩ tôi nhắc lại vụ này vì 'nó' có cảm nhận tí tí về 'vụ cuốn Lịch sử Việt Nam' của GS Phan Huy Lê...
*
Hôm qua, tôi cũng như hàng triệu trái tim hâm mộ bóng đá VN đã lấy làm 'buồn' khi mà rõ ràng ta đã đá trên cơ Indonesia và có cơ hội rõ ràng để đương nhiên vào 'tứ kết', thế mà!, híc..híc... Như đã nói ở bài trước, đội tuyển Việt, hay nói chung là người Việt, rất rất rất thường đánh mất cơ hội hơn cả vàng để... sánh vai với châu lục và thế giới, các bạn ngẫm lại xem!
Cũng nhân tiện, trước đây tôi có xem/nghe bài phát biểu của Thượng tướng Lưu Á Châu (TQ), sau đó là của Thiếu tướng Long, rồi Trung tướng Tuấn (VN) gì gì đó. Trong đó, tôi có khen Lưu Á Châu là phát biểu rất sâu sắc và đại chúng* (ngoại trừ việc không 'xin lỗi' VN về 'cuộc chiến tranh xâm lược biên giới 1979-89'); bài phát biểu của tướng Long tuy có 'hay' nhưng vẫn còn rất nặng nề tư duy 'lề phải', còn bài phát biểu của tướng Tuấn thì quả là một 'lối mòn'... vĩ đại!, nếu không muốn nói là 'xưa rồi, Lượm ơi!'...
...Anh cán bộ công ty nói là:
Việt Nam nên thua... một vài lần, có như thế bóng đá mới hấp dẫn!

Tôi liền chộp lấy cơ hội này và thấy ngay là anh ta nói rất lạc quan và rất... đúng!
Quả thật là 'triết' không sai khi nói xét cái gì thì xét ở 'the present' (hiện tại), bởi nôm na là không hề thuyết phục nếu nghe 'một ông ăn xin bảo là ngày xưa tôi giàu lắm'! Ngoài ra, hình như ông Marx có nói là 'Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, và là tiêu chuẩn của chân lý', vậy nói cái gì mà ở hiện thực 'tùm lum, không ra gì' là không có 'cơ sở', và nói không rõ ràng là không có 'chân lý'! 
Điều rất quan trọng là, nếu không nhầm, dân ta thuộc loại 'nổ' nhất thế giới!, vì cứ hễ thắng là nổ quá đà, bởi vậy mà ở ta mới ra đời vụ 'Bên thắng cuộc' cùng với vô số các từ/cụm từ như 'thần thánh', 'vĩ đại', 'đỉnh cao trí tệ', 'xxx đến thế là cùng'..., đặc biệt là xứ nào đó đã 'đánh thắng ba đế quốc đầu sỏ'! Thật vậy, cụ thể là nay đang có một tên đầu sỏ là 'đế quốc Bỗng Điên' đó:
- Ai đó giỏi mà đánh thắng được đế quốc 'lạ' này thì Bao Thanh Thiên ta xin rất lấy làm 'tâm phục khẩu phục'!

Vâng, quả thật là anh ta đã nói đúng, không quan trọng lắm là 'VN là ứng cử viên vô địch, mà đá không thắng, thậm chí không hòa nổi anh Thái Lan thì nói đến hai chữ 'vô địch' làm gì! 
Mà, nếu anh thắng, thắng liên tục, vì với tính cách của người... Việt - như đã nói ở trên, thì cũng có ngày anh sẽ thua chắc!
Anh cần phải bại, bại đôi ba lần, bại nhiều lần, thậm chí bại ngóc đầu không lên, thì anh mới không còn nằm mơ ngủ-lảm nhảm và biết rằng mình đang ở đâu trong thế giới này, trong cái cõi ta bà này! Cùng với khát vọng 'vươn lên tầm khu vực, châu lục, thế giới', thiết nghĩ rằng trong chính trị/quân sự... cũng vậy!
***
Tóm lại, trong bóng đá cũng như trong mọi thứ, cần phải tìm ra cái 'trí khôn VN' - và do đó biết cái tính 'gàn dở' chết người của ta!, cần phải có 'tự hào Việt', có 'lòng tự trọng VN'..., cụ thể, nói thư giãn là không bao giờ và không bao giờ có tiếng 'Háng-Vịt', bởi khi người Hán sang xâm chiếm VN, để hiểu ta, họ đã dịch 'rau muống' là 'địa sâm', 'bồ hóng' là 'ô long vĩ', 'lá tre (xanh)' là 'trúc diệp thanh', 'lông vua' là 'long mao', 'anh yêu em' là 'ngộ ái nị'..., hay gần đây ta có 'Paris có gì lạ không em?', 'sống trong lòng người đẹp Tô Châu, hay là chết bên bờ sông Danube', 'bà xa tui, năm bờ oanh', 'ai lớp du chụt chụt', hay 'tin vịt' (fake news)..., là tiếng Việt rõ rành rành, đừng định nói là tiếng Pháp-Việt, Anh-Việt, Mỹ-Việt, Nga-Việt, Cho Lon-Việt, hay Tê Cu-Việt:
- 'Mịa nó, Háng-Vịt cái chóa gì', Chéo Phì nói vậy!, ha..ha..ha...

...Và cũng tiếc thay cho U22 VN, một thế hệ được đào tạo công phu, bài bản, có thể nói là tài năng nhất từ Sea Games 1959 đến nay!, mà phải xách túi về nước tối nay vì thua Thái Lan!..., sau trận 3g chiều nay, tôi sẽ bổ sung phần này!
Trong hình ảnh có thể có: giày và văn bảnP/s: Tôi còn chừa một chỗ để viết - cho trận Indonesia-Việt Nam, Thái Lan-Việt Nam:
SAU 20 NĂM QUAN SÁT, TÔI THẤY... CẦU THỦ VỊT, TỨC NGƯỜI VỊT!, RẤT GIỎI ĐẤU ĐÁ NỘI BỘ MỘT MẤT MỘT CÒN, CHUYÊN KÊU ‘CẶP CẶP CẶP’ = ‘XXX ĐẾN THẾ LÀ CÙNG’ = ĂN HIẾP KẺ YẾU (HAY LÀO, CAMPUCHIA, ĐÔNG TIMOR…), THƯỜNG DÁO DÁC, HÓNG HỚT, NHƯNG KHI GẶP KẺ MẠNH VÀO 'GIỜ G' THÌ HỤT HẪNG VỀ TÂM LÝ, DẪN ĐẾN TỰ THUA, RỒI CHẠY TỚI CHẠY LUI LE TE GIỐNG NHƯ CON LE LE..., TÍNH 'NHƯỢC TIÊU' NÀY SẼ CÒN MÃI… NGÀN NĂM!
TẠI SAO?

Rất hy vọng không phải vậy!, tôi luôn luôn ủng hộ đội tuyển trẻ VN! 

--------- 
Chú dẫn:
1.       Cuốn ‘Cơ cấu trí khôn’ của Haward Gardner: Huynh mới đọc lướt lần... 2, thấy tác giả phản đối chuyện 'con người ai cũng đều có các loại trí khôn, kg ít thì nhiều', mà nếu kg nhầm thì TG cho rằng mỗi người đều sở hữu một loại trí khôn riêng/khác nhau!...Tuy nhiên, đối với huynh thì điều đó kg quan trọng lắm, mà quan trọng là TG có đề cập đến 3 lọai trí khôn hơi bị hiếm, đó là: 1) trí khôn ẩn dụ, 2) trí khôn khái quát, và 3) trí khôn logic-toán học, là cả 3 thứ mà huynh nghĩ là người mình đều... yếu!, nhất là trí khôn logic-toán học; cái này hoàn toàn khác với 'tính bầy đàn'..., mà phần nào là tính ù lì kg chịu công nhận sự thật lịch sử, vd như vụ... ném đá 'ông Phan Huy Lê' trên phây mới đây, v..v... Tạm vậy! (Trả lời còm của Xinh Tonnuut, fb)
2.       Tôi khen Lưu Á Châu, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/08/848-toi-khen-luu-chau-thu-gian.html
3.       VN rất thường đánh mất cơ hội hơn cả vàng: Phung phí cơ hội, VN bị Indonesia cầm chân: Tạo ra cả ‘tá’ tình huống có thể ăn bàn và được chơi hơn người suốt 30 phút cuối, nhưng các học trò của HLV Hữu Thắng chỉ có được trận hòa 0-0 ở lượt đấu thứ tư bảng B SEA Games 2017… Vấn đề dứt điểm không phải câu chuyện mới với VN. Nó đã tồn tại từ những trận trước dù thắng đậm Timor Leste, Campuchia hay Philippines. Trước một đối thủ lì lợm như Indonesia, điểm yếu đó lại bộc lộ và khiến họ phải trả giá. Nếu không cải thiện vấn đề này, những pha đi bóng nỗ lực của Văn Toàn hay các đường chuyền dài chuẩn xác của Xuân Trường đều trở nên vô nghĩa... (thethao.vnexpress.net)

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

975. Xem bóng đá gặp chuyện... trí và tuệ (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho Ariana Grande

Chờ xem trận Việt Nam - Indonesia, ngoài việc biết tin tối 23/8, nữ ca sĩ Ariana Grande* - mới 24 tuổi, có khuôn mặt trái soan, phoọc đẹp, duyên dáng, dễ sương, người đã từng 2 lần đoạt giải Grammy của Mỹ, và đã từng được mời đến Nhà Trắng để hát cho ông Obama nghe - sẽ đến VN để biểu diễn tại Sân vận động Quân khu 7 (Sài Gòn)..., và đang theo dõi là nàng có 'trí khôn âm nhạc' như thế nào!; 
tôi còn tranh thủ với tay đọc cuốn 'Cơ cấu trí khôn', tranh thủ thiệt!, bởi tôi không có thì giờ, có nghĩa là dù sách của ông... trời đi chăng nữa thì tôi phải nắm bắt thật nhanh, vì cuộc đời ngắn ngủi quá! Cuốn sách dày 588 trang, của tác giả Haward Gardner* (NXB Trí thức, 2/2017). Tựu chung là nó nhắc rất nhiều đến 'trí khôn' - mà chỉ ở con người mới có (động vật trong nhiều trường hợp có thể 'khôn/thông minh' hơn người, nhưng không có 'trí'), có nhiều loại trí khôn như 'logic', 'khoa học', 'nghệ thuật', 'tự nhiên', và 'khôn lỏi' (vd: văn hóa 'nâng cần' kẻ mạnh, ăn hiếp kẻ yếu)... Trí và khôn không luôn đi đôi với nhau, có thể một số ít người mình có trí nhưng không khôn, khôn nhưng không có trí, nếu như không muốn nói đa số là 'khôn lỏi' - là có khôn, nhưng 'nhỏ', trí và khôn (và ranh giới giữa chúng) chỉ ở mức độ lờ mờ, nửa vời!... Nói vậy hơi khó hiểu, nên tôi thích dùng từ 'trí tuệ' hơn, để nói người mình có thể có 'trí', nhưng 'tuệ' thì tôi... nghi ngờ!, may mà... đồng minh của tôi là Haward Gardner trong sách có đề cập đến 'khôn triết', tức 'minh triết' - cái mà con người không dễ gì đạt!, nhất là người mình, nhưng tôi không thể nói nhiều ở đây! 
Nhan đề của cuốn sách làm tôi liền nhớ lại bà Anné Linden* - nhà triết-tâm lý - với 'Thuyết lập trình ngôn ngữ tư duy', chắc nội dung nghiên cứu của họ cũng không xa nhau lắm!... Ở VN, cũng không quá... lạc hậu, đã có GS Hồ Ngọc Đại có thể là người đi tiên phong đưa phương pháp này vào VN vào những năm 1980, và ứng dụng cho trẻ cấp 1 vào khoảng 1997-98, nhưng tôi không theo dõi nên không rõ đến nay đã thành bại như thế nào!; tôi ngại rằng những 'thầy' như Hồ Ngọc Đại, Nguyễn Quốc Hùng (Đại học ngoại ngữ HN)... rất dễ bị cái 'quán tính truyền thống' lấn lướt mà đâm ra quay lại bảo vệ cái 'thoái hóa', nhất là như con chim én Việt không thể vượt qua áp lực cực mạnh của 'dòng tư tưởng có thể nói là đi ngược với thời đại' đang ngự trị!
*
Mười năm đổ lại đây, ở VN đang thịnh hành 'Phương pháp sư phạm Montessori'* (cho trẻ) mà không ít bậc phụ huynh giới trung lưu (trở lên) từ Bắc chí Nam đã từ bỏ 'trường nhà nước' để cho con đi học 'trường tư nhân lọai này' mặc dù rất đắt tiền (bên TQ cũng vậy!)... Hiện nay, bên Mỹ có khoảng 30.000 sinh viên Việt đang du học (nếu kể cả thế giới và hệ công nhân thì cũng có đến vài trăm ngàn!)... Tôi nhắc lại điều này để làm gì? Để thấy rằng VN vẫn có xu thế hướng tới cái 'hợp tiến hóa' từ khá lâu, nhưng rất... hẹp, cũng tại vì cái 'dòng tư tưởng đang ngự trị' nói trên, tiếc thay!
Hỏi không 'tiếc thay' sao! Thử hỏi các ông 'đỉnh cao trí tệ' ngày ngày cứ phán oang oang là 'tắm nước biển Formosa hay ăn cá Formosa hổng có sao đâu'!, rồi 'vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm là do dân... ngu'!, rồi 'dân cả nước phải học tiếng Háng để làm trong sáng tiếng Vịt'!, rồi 'mần dự án giá rẻ lỗ vài triệu tỉ thì thấy mặt trời chứ chả thấy sao'!, rồi 'buôn chổi đót/chạy xe ôm xây được biệt phủ 30 tỉ và tích lũy được nhiều cái tỉ tỉ', rồi 'lịch sử VN có nên viết về lịch sử 1979-1989 không'!, rồi 'uống thuốc ung thư giả thì thấy trăng chứ đâu có thấy sao'!, chưa kể vụ tiến sĩ giấy lại phong hàm cho... giáo sư âm nhạc* mới đây!..., thì làm sao mà những kẻ 'hậu học' như chúng tôi có lòng tự tin cho được!
*
Từ 1997 (Sea Games 19), sau khi đội VN bị 2 thẻ đỏ, nhưng Văn Sĩ Hùng đột nhiên xuất thần đã đá vào lưới Indonesia liền 2 trái..., đưa VN lần đầu tiên có huy chương (HCĐ): rất kịch tính!, làm tôi bắt đầu luôn theo chân đội tuyển bóng đá VN cho đến nay (hay đội tuyển bóng chuyền nữ VN, vì mấy nàng thi đấu rất hấp dẫn!)... Tức là trong 20 năm nay, tôi luôn luôn nghe BLV bình luận là:
- Các cầu thủ Việt, nói chung là người Việt, thường 'bối rối' vào những giờ phút có tính chất quyết định!, biểu hiện là thường 'thực hiện' không hiệu quả, để thua, nhất là 'tự thua'!
Còn nhiều câu nữa như 'Nếu người Việt gặp đối thủ ngang cơ hay trên cơ thì thường bị mất lòng tự tin'!, hay mới đây trên phây có câu: 'Thường người Việt chỉ chiến đấu hết mình, đoàn kết, dũng cảm... khi bị dồn đến bước đường cùng'!...
Nhưng tiếc thay là cho đến nay chưa có nhà tâm lý học VN nào làm cho rõ tại sao?, có lẽ mấy ông/bà chủ quan cho rằng mình nghiên cứu đã ngang tầm... thế giới rồi!, hay cho là mình đã là vĩ đại, vĩ nhân rồi!, thậm chí còn có không ít ngài tự cho mình là 'đỉnh cao trí tệ' rồi!... Phải chăng không thiếu gì các bậc tiền bối cho rằng Khổng, Lão, Trang, Phật, Thánh... là chân lý rồi!, chỉ cần nhai lại, giải thích, rồi dạy cho các cháu nhai lại là ghê gớm lắm rồi!... Phải chăng trẻ Việt từ khi mới đến trường mẫu giáo cho đến già!, chúng chỉ có một việc học tập theo gương một cái tượng đài vĩ đại nào đó đã sẵn có, cố định và duy nhất, thì nước ta sẽ 'xxx đến thế là cùng'! Và quan trọng hơn, phải chăng 'trển', do tự cho mình là đấng cai trị, nên luôn cho rằng mọi người dân từ khi biết nói cho đến khi chết thì phải chấp hành mọi thứ theo 'chỉ đạo'?...
*
...Kết quả 'bóng đá nam Sea Games 29' cho đến giờ này là Việt Nam 10 điểm, Thái Lan 10 điểm, Indonesia 8 điểm. Trong đó, 2 ngày tới: 
- Indonesia gần như chắc chắn sẽ có 11 điểm (vì đá với Campuchia!), với hiệu số bàn thắng-thua > 4; 
- Thái Lan sẽ có 3 khả năng là bị loại (10 điểm, nếu thua VN), cạnh tranh với Indonesia (11 điểm, nếu hòa VN, với hiệu số bàn thắng-thua vẫn là 6), và đầu bảng (13 điểm, nếu thắng VN);  
Như vậy, VN có xác suất cao để vào vòng trong (tứ kết), và do đó... rất có khả năng để trở thành nhà vô địch Sea Games lần đầu tiên kể từ năm 1959 (VNCH), bởi cũng có 3 khả năng như Thái Lan, nhưng sẽ chắc chắn đầu bảng nếu hòa (11 điểm, với hiệu số bàn thắng-thua là 11), hoặc thắng TL (13 điểm), còn thua thì khỏi nói - một đội bóng vô địch mà không thể thắng, thậm chí hòa!

Lần này, đội tuyển bóng đá nam VN (cũng như bóng chuyền nữ) là thế hệ trẻ mới được đào tạo lên, ít bị 'dớp' bởi các cái bóng đè vĩ đại trong một cái quá khứ luôn được tung hô là 'thần thánh', nên tôi rất hy vọng các cháu - những người sẽ kế tục sự nghiệp của những 'lão già và biển cả' như chúng tôi sẽ làm được chuyện 'thần thánh' mà... DELL cần phải tung hê thần thánh!
Nhưng rất tiếc!, trong 20 năm nay', lần nào đội tuyển VN cũng làm tôi thất vọng! (trừ AFF Cup 2008, thời HLV Calisto)... Hy vọng rằng tôi sẽ không thất vọng một lần nữa!

--------- 
Chú dẫn:
1.       ‘Ai phong Giáo sư âm nhạc cho Ngọc Sơn cần dập đầu xin lỗi cuộc đời này’: …Chỉ vì anh có hầu bao rất rộng, anh đẻ ra một tổ chức không đâu vào đâu cả, cứ kêu gọi người nào muốn có danh hiệu vào đâynộp vào… thì nó sẽ biến xã hội này trở thành bộ tộc mông muội. Và chúng ta sẽ trở về thời nguyên thuỷ, sơ khai, không còn gì là con người nữa cả (nhà văn Chu Lai)…, xem thêm: http://dantri.com.vn/van-hoa/ai-phong-giao-su-am-nhac-cho-ngoc-son-can-dap-dau-xin-loi-cuoc-doi-nay-20170822112848261.htm
2.       Anné Linden và thuyết ‘lập trình ngôn ngữ tư duy’ (Neuro Linguistic Programming): Tư duy con người phức tạp hơn bất cứ thứ gì chúng ta đã tìm thấy trong vũ trụ này. Nhưng quan trọng hơn hết là chúng ta có thể tinh chỉnh, thay đổi và chuyển hóa tư duy bằng những công cụ khoa học nhưng đơn giản đến không ngờ... John Grinder và Richard Bandler - hai giáo sư tại đại học Santa Cruz (Mỹ) - được xem là những người sáng lập ra bộ môn khoa học của sự thay đổi - NLP (Lập trình ngôn ngữ tư duy) - để cải thiện kỹ năng con người… (bizspace.vn)
3.       Ariana Grande sinh năm 1993, là ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên người Mỹ. Ariana lớn lên ở Boca Raton, Florida. Cô xuất hiện lần đầu tiên trên sân khấu Broadway vào năm 2008… Năm 2013, cô nhanh chóng gây được tiếng vang, giành hạng nhất bảng xếp hạng âm nhạc Itunes, 2 lần giành được vị trí No.1 Bảng xếp hạng Billboard 200, được đề cử tại giải thưởng Grammy… Vào cuối năm 2014, cô lọt vào BXH Hot 100 Top 10. Năm 2016, cô giành ngay vị trí đầu bảng xếp hạng iTunes Overall Top Songs và Top Pop Songs…, tham gia vào hội tỷ view của Youtube. (ngoisao.net)
4.       Howard Gardner sinh năm 1943 ở Pennylvania, Mỹ… Do ảnh hưởng của nhà phân tâm học nổi tiếng Erik Erikson, ông đã bắt đầu chuyển sang nghiên cứu về trí thông minh của con người… Năm 1983, ông nêu ra lý thuyết về ‘Trí Thông minh Đa dạng’… Không giống như cách truyền thống, Gardner tin rằng mọi người có nhiều cách khác nhau để suy nghĩ và học tập. Ông đã xác định và mô tả được tám loại khác nhau của trí thông minh: ngôn ngữ, logic - toán học, thể chất, không gian, giao tiếp xã hội, nội tâm, âm nhạc, tự nhiên… (bethongminh.vn)
5.       Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870-1952). Phương pháp này chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình… Phương pháp chủ yếu được áp dụng cho trẻ do các bản năng và sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ đối với các điều kiện trong môi trường. (wikipedia) 


Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

973. Chéo Phì nói chuyện phong thủy và kinh Vịt (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho đàn vịt
Thấy ai yêu lòng cũng rung động nhiều
Vì ta sống tơ tưởng, sáng chiều yêu
Lá hoa rung - ta tưởng vẫy tay kiều
Bóng chiều về - ta tưởng dáng nàng qua


‘Oh oh oh, yea yea... yea yea yea. I love you more than I can say… Ôi, anh yêu em nhiều hơn những gì anh muốn nói'… Đúng là Chéo Phì thời @ có khác!, không những biết mần thơ chìn như ở trên, mà còn biết chơi internet - nên nay yêu Thị Nở thì cũng ơi ới nhạc Tây như ai!, hehe...
Mịa!, ‘phong thủy’* là cái gì nhỉ!, là ở có khoa học, rộng hơn là ăn, ở, làm việc phải có khoa học, mà nếu không thì nhiều việc làm sẽ có hiệu quả thấp, hay không có hiệu quả, thậm chí là hiệu quả âm (ốm đau, tai họa...), đó là mần điều phản khoa học, tức phản phong thủy, có gì đâu!... Hắn lại Đan Mạch tiếp: ‘Đửng có nói phong là gió, thủy là nước* nhen!, làm ông tưởng Thúy Kiều mần ‘xè xè ngọn cỏ bên đường’ ra nước, hay ai làm cú ‘phá trung tiện’ ra gió'!...
Mịa, ‘Kinh Vịt’ hay ‘Kinh Dịch’* (Book of Changes), trong đó, ‘dịch’ là biến đổi, hay ‘change’ trong tiếng Anh, tức là làm cái gì cũng phải thay đổi tùy theo thời, thế… Người Tàu nói ‘Kẻ thức thời mới là người tuấn kiệt’, không phải là phải tranh thủ ‘buôn lá chít để xây biệt phủ’, mà là phải hiểu thời thế, tức là người thì phải thay đổi nhân cách, là dân nói chung thì phải thay đổi dân ý, dân trí và dân khí… cho phù hợp với thời đại mới!...
Nếu làm việc có khoa học, thích nghi với thời đại, như ông Ô-bá-mà đấy, thì cần chóa gì mấy cái thứ ‘kim, mộc, thủy, hỏa, thổ’ hay ‘càn, khảm, chấn, cấn, tốn, ly, khôn, đoài’, rồi ‘tam hạp’ và ‘tứ hành xung’* gì gì đó!, rất khó hiểu!, làm trước khi mần Thị Nở dưới bụi chuối, ông phải đi coi... bói thấy mịa!, hehe...

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

972. Chéo Phì kể chuyện tình (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho My Heart Will Go On

Nốc xong một xị rượu, Chéo Phì vừa đi vừa lầm bầm…
Cái gì là ‘Phụng cầu kỳ hoàng’*, hổng thấy Trịnh Công Sơn tán… gái thì hết ‘Diễm xưa’ đến ‘Bống ơi’* đó sao!, Phạm Thiên Thư tán gái thì ‘Ngọ ơi, Ngọ hỡi’ lia lịa đó sao!, Phú Quang tán gái thì cảm thấy ‘bị nhuộm tím rịm’* đó sao!... Mịa nó, cứ làm như ở cái xứ Vịt này không có phượng hoàng, hay cái dân Vịt này tán gái thiếu ‘nhạc tính’!!!
Cái gì là Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân*, Tương Như (tk 2 TCN) là cái thèn DELL nào mà lải nhải hoài!, Trác Văn Quân đã chít thúi từ thời tám hoánh nào mà đòi ngửi mồm hoài! Tây nó có Romeo và Juliet, Jack và Rose*, ta có Trần Khắc Chung và Huyền Trân, Phạm Thái và Trương Quỳnh Như, Nguyễn Huệ và Ngọc Hân…, có thua mịa gì mấy chiện chìn của dân cá Tràu đâu!!!
Cái gì là Bá Nha và Tử Kỳ*, chúng chít thúi cách đây trên 2000 năm rồi, là mấy cái thèn nào ông DELL biết! Mịa nó, ra quán karaoke thì hát lóng ngóng trật 'tông' tòe loe toét loét, tại đám cưới hát tự sướng thì sai nhạc lý tùm lum tà la, gần như chả biết ‘đồ rê mi fa sol la si đô’ là cái đồ gì!, thế mà mà lại hay tả miềng như Bá Nha-Tử Kỳ! Thiệt, nghe nói có lần Đặng Thái Sơn biểu diễn nhạc Chopin đến chỗ có ‘dấu lặng… dài’ (trường độ ngắt) thì khán giả tưởng là hết bài, ngồi dưới khán đài vỗ tay rần rần!, làm cho dân gian có thêm một câu chuyện cười!
Cái gì là Thúy Kiều và Thúy Vân!, ‘một tòa thiên nhiên’!, rồi ‘tài sắc vẹn toàn’!, làm như dân Vịt này chả có cái tòa thiên nhiên nào!, chỉ có sắc mà DELL có tài!, hay chỉ có tài mà DELL có sắc!, hay chả có cái ‘thân phận nàng Kiều’ nào!... Cái gì là 'Từ Hải chết đứng', làm như Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ... không phải là tướng!
Cái gì là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bị Cu Dạch…!, đem từ tuốt bên Tàu về mà ca tụng, viết lách suốt đời, làm cho mấy tài nhân Vịt như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan, Hàn Mặc Tử, Bùi Giáng, hay Tây như Goethe, Tagore hay Khalil Gibran... phải tủi thân khóc ròng!
Cái gì là ‘Tứ đại mỹ nhân’ hay ‘Sữa tắm Tây Thi’ gì gì đó, làm như nước gội đầu bồ kết của Hải Thượng Lãn Ông hết chất rồi!... Đúng là mấy thèn choa Vịt nghiện ‘hoa’ Tàu quá thể!, chả bít cái lá mít của Tây Thi hay Dương Quý Phi sơm như thế nào mà tả lia tả lịa!, làm như ở xứ Vịt ta chả có mấy cái ‘tòa thiên nhiên’ đó hay ‘người đẹp’ nào?

Cái gì là Thanh Tâm Tài Nhân, là như dân Vịt không có người có tâm sáng hay không có người tài, mà phải qua tuốt bên Tàu vác cái quách của tay Thanh Tâm Tài Nhân về đây cho mấy ông hủ nho suốt đời ‘nam mô’!, cho mấy bà nhai trầu lải nhải ru con suốt đời sái cả cổ!... Cái ‘tài mệnh tương đố’ hay ‘chữ tài liền với chữ tai một vần’ là chiện phình phường, chiện hiển nhiên, người như Phùng Khắc Khoan* đã lấy gì làm vui!, như Cao Bá Quát đã lấy gì làm sung!, như Bùi Giáng đã lấy gì làm sướng!; còn bây giờ thì ‘thông minh nó tìm cách tiêu diệt’,  trí tuệ phải ‘nâng bi’ hay đội đít mấy cái hậu duệ, đồ đệ, quan hệ, tiền tệ, tùm lum tệ!, rồi xếp cuối cùng mới đến ‘đại tệ’ (đại học xịn)!...
Cái gì là ‘hồng nhan đa truân, má hồng ghen ghét’, cái này là chuyện thường ngày ở huyện, mấy đứa choai choai ở ‘lối về xóm nhỏ’ chỗ ông mới vừa ‘chụt chụt chụt’ mấy cái hôn đầu hay mới vừa ‘nam nữ cọ cọ rất thân’ sớm muộn gì cũng thừa biết hậu quả của cái 'đau khổ tuyệt vời' này là như thế nào!
Cái gì là ‘ở hiền gặp lành, ác giả ác báo’ nửa Háng nửa Vịt!, nhiều khi thấy ở hiền toàn gặp xui xẻo không à!, ngược lại, ở ác nhiều khi lại gặp hên, có lá chít đi buôn để xây biệt phủ!; khiến cho Bill Gates bên Mỹ phải lập tức đổi ‘giáo trình tư bản giãy chết’ bằng ‘giáo trình làm giàu thần tốc’!...

Mịa nó, mấy cái thứ đó có gì lạ mà cả ngàn năm ‘cặp cặp cặp’ nâng lên thành triết thuyết!, dốt quá nên mới mời tay Quan Công đến ngự Sóc Trăng rồi ngồi ‘chiếu trên' xơi mịa nó hết Hủ tiếu Nam Vang của ông!..., hay đòi xây hết 'Văn Miếu 1' đến 'Văn Miếu 2' để mời cái lão Khử Tổng về bên An Nam nói chiết ní!

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

971. Những bản nhạc ‘sinh viên’ thích sau 1975 (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho Faded


Dáng em trắng nắng chiều tháng tám
'Nụ hôn ly biệt'* nức nở hồn
Phải có Thần Đèn ta ra lệnh
'Mang tím đến đây!': bớt lạnh... lòng

Nếu bạn nào thích đọc bài ngắn thì chỉ đọc 10 dòng dưới đây thôi nhen (bình cho Kim Chi):
- Sau 75, thậm chí thời đoạn 80-85, 'trong Nam' hơi khác!, Tây hầu như chả có, kể cả Nga (lai rai); sau 80, có rất nhiều sách Tây (tiếng Anh, chủ yếu là khoa học-kỹ thuật) vào tràn ngập thư viện các trường đại hoc (kh-kt), đồng thời phong trào học tiếng Anh và vượt-biên-1981 cũng lên đến đỉnh điểm, giáo trình 'English 900' rồi 'Streamlines English' thống trị...; cũng vào 80-85 có một số bài hát thịnh hành trong giới s/v như 'Đôi bờ', 'Tình ca du mục', 'Tình ca Kachiusa', 'Triệu đoá hoa hồng đỏ thắm', 'Chiều Mátxcơva', kèm với 'How can I tell her', 'Woman in love', 'Rhythm of Rain', 'Serenata', 'Serenade'... Mãi đến 1995 mới có Tây vào, hình như đầu tiên là UNDP, rồi UNESCO, FAO, Médecins du Monde, Volcafe, Castern! (tập đoàn bàn ghế ngoài trời Châu Âu - Đức), Voctech, GTZ, WB, DFID, SIDA..., và nếu không nhầm, kể từ đó tiếng Anh - bao gồm nhạc Tây - ngự trị! cho đến nay...
P/s: À quên, tặng nàng bài ‘NÀNG STONEY’: 
https://www.youtube.com/watch?v=ZeDRhBVBXzw 
Lời: Tôi đã từng biết cô ấy từ khi chúng tôi chỉ là những đứa trẻ/Tôi hồi tưởng lại những điều khờ dại mà chúng tôi đã làm/Cô ấy vẫn luôn muốn được đi chơi trên lưng tôi/Để được đi hết trên khe hở thảo nguyên…/Tôi đã không nghĩ đến chuyện điều đó sẽ quay lại/Nhưng ngay cả khi cô ấy đã không chiến thắng/Cô ấy đã hạnh phúc như vừa được đùa giỡn/Stoney đã muốn được sống bên ngoài mọi ngày

...Tôi không thể viết ngắn, cũng không thể viết dài, bởi đây là loại ‘hồi tưởng’, nên nếu viết ngắn quá thì không đủ tính ‘học thuật’!, còn viết dài thì không có thì giờ!; nói chung là đến nay tôi viết được khoảng 3000 trang, 1000 bài, tức mỗi bài trung bình khoảng 3 trang…

*
Người Tàu có câu: ‘Ở đời có mấy cái mười năm?’, từ 1975 đến nay là 42 năm, tức là được ‘4 cái mười năm’, bao nhiêu người đã ra đi và ta vĩnh viễn không bao giờ gặp lại!… Vì viết ngắn nên tôi chỉ chọn và ‘bình’ 4 bài hát tiêu biểu trong giới ‘sinh viên’ - mà tôi ghi nhận - theo thời gian; và chắc là sẽ có bạn không đồng ý: ’42 năm, sao anh chỉ nói có chừng đó thôi?’, nên tôi sẽ mở rộng ra một số nhạc Việt và ‘vùng lân cận’, và chỉ có thể ‘trong giới hạn cho phép’ của bài viết thôi!

1. ĐÔI BỜ: https://www.youtube.com/watch?v=s3WrJXquads
Khoảng 1976, tôi sửng sốt khi nghe một sinh viên hát: ‘Ta với em âm thầm sống đọa dày, nơi lãnh cung xạc xào gió heo may…’. Sao sửng sốt? Vì thời đó, đang ‘hội nhập’ với những kẻ ‘đuổi Mỹ quá đà’ về mặt tư tưởng, và cũng đồng thời là những kẻ ‘phá rừng’ (nhân tiện cũng xin nhắc lại là tay ‘Osin Quất Đi’ gì đó đối với tôi chỉ là chuyện nhỏ, vì ‘chúng tôi’ không những thuộc… ‘bên thắng cuộc’, mà còn hơn thế, là những ‘người trong cuộc’!). Thiệt!, chúng tôi có thể là cán bộ, bộ đội hay TNXP, tiếp thu cái ‘Chủ nghĩa lạc quan’ của Nga: quên đi nỗi đau cá nhân và các thánh thần, cùng với Paven Coócsagin tham gia giải phóng nhân loại! (cười)... Từ đó, tôi cứ mãi tưởng bài hát ‘đọa đày’ đó là nhạc Nga, mà mãi mấy chục năm sau nhờ chơi blog (nên tìm hiểu kỹ), tôi mới biết nó là bài ‘Trong ngục tù bao la’ của nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm…
Đến 1980, lạc vào Sài Gòn, tôi lại được ‘hội nhập’ với một trào lưu khác!, đó là trực tiếp hay gián tiếp gặp ban nhạc ‘Lướt sóng’, ‘Sheiko’*…, Quang Dũng (nghệ nhân ‘Guitar điện’ kiểu như ‘Vô Thường’), Bảo Yến, Nhã Phương, rồi Cẩm Ly, Xuân Tiến (tên… nô tài đáng ghét!), rồi Cẩm Vân, Trần Tiến, Thế Hiển, Đoan Trang (em Thế Hiển, người được tôi… yêu!), Ngọc Sơn, Mạnh Trí, Y Moan… Tại Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh hay Ngô Gia Tự (KTX Minh Mạng trước 75), ngoài những những lời bài hát ‘đầy đau khổ’ (đối với tôi) như:
- ‘Em đứng trên tầng cao/ngỡ trời mây xanh ngát/ôi quãng trời màu tím/đôi mắt em màu mây…/Cơn gió nào qua đây…’ (không nhớ lời lắm, quên tên bài hát),
- ‘Thành phố nào nhớ không em?/Nơi chúng mình tìm phút êm đềm…/Một sáng nào nhớ không em?/Ngày chủ nhật ngày của riêng mình…’ (Thành phố buồn, Lam Phương), hay
- ‘Người yêu ơi tìm đâu cho thấy được nàng! Trái tim anh rối bời/Sống thiếu em suốt đời, lẻ loi trong đất trời/Về cùng anh, nàng ơi!, đi suốt cuộc đời...’ (Tình yêu đôi thiên nga, Ca sĩ Sophia Rotaru)…;
…Nằm đói meo trong ký túc, gần như suốt ngày chúng tôi còn ca đi ca lại lời:
- Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới/Cây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời/Lòng em riêng biết có yêu anh, giữa tình đôi lứa ta/Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa…/Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng/Bên bờ sông vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng/Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với tình yêu thiết tha/Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa… 

Sao tôi lại ‘đau khổ’? Nhiều lý do lắm, mà một là do vào năm 1980-1981, ngoài việc nhập vào lớp học ‘English 900’ - hầu như là những người chuẩn bị đi vượt biên!, thì ‘tôi đứng trên tầng cao, ngỡ trời mây xanh ngát’ và thấy từng đoàn, từng đoàn người lũ lượt bỏ đi nước ngoài (có đến trên 2 triệu người, cao điểm là vào năm 1981)…, người yêu của tôi cũng ra đi sau khi nghe tôi huýt sáo (hay… nhất An Nam, nghề của chàng, nay hết rồi!) bài ‘Hạ trắng’ - mà nay tôi vẫn còn yêu!... Lúc đó, người đã ra đi ‘vượt biên’ thì coi như là ‘một đi không trở lại’, có thể suốt đời không gặp lại nhau nữa, và đó là một loại ‘đôi bờ’ chính hiệu:

Có một đêm tôi lại về với biển
Sóng rì rào lại nhớ chuyện khi xưa
Thon thon dáng, nàng đưa tay vĩnh biệt
Biển chúng mình, em miết biển Cali…
Chiều lang thang thấy thân hình tuyệt mỹ
Thấm cuộc đời, biết chỉ ảo mà thôi
Sống với tôi, mây, gió, nắng, hoa, trời
Chừng đó nhé, em ơi em đừng gọi!...
Mấy cái mười năm, ơi em gái nhỏ
Sóng vô tình, mãi vỗ bến bên kia
Bến bên này, trăm năm đà sắp đến
Gọi vô thường, nhưng chẳng thấy em đâu… (Nhớ em gái trời Cali)