Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

1068. Trận tuyết chiến và 'Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc' (Thư giãn)

Trời mưa đến chốn Sa Huỳnh biển
Dừng bước Bồng Sơn ghé quán cà
Tuyết rơi trắng xóa Thường Châu trận
Phút cuối: vỡ òa, tim nhói đau!
---------
Bóng đá là một tôn giáo mà tín đồ theo ào ào không cần quảng cáo! Tôn giáo gì? Túc Cầu giáo*.

1
Trận đấu giữa Việt Nam và Uzbekistan là trận 'TUYẾT CHIẾN', và trận VN thua Uzbekistan trong những giây cuối cùng được giới hâm mộ gọi là 'trận thua trong vinh quang' hay là 'một sự thất bại... vĩ đại'! Thậy vậy, ta đã đá 6 trận: 1 thua Hàn Quốc, 1 thắng Úc, rồi liên tiếp hòa 4 trận với Syria, Iraq, Qatar, Uzbekistan, với 90' x 6 (trận) + 15' x 6 (hiệp phụ) + 10' x 2 (đá luân lưu) = 650 phút; đến phút thứ 649 thì chàng trẻ trâu VN mới bị 'sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn!, nên chàng Võ Đông Sơ VN đành chia tay hơi bị vĩnh viễn nàng Bạch Thu Hà - U23 châu Á… Bạn tình Cúp vô địch U23 châu Á ơi! Đừng hoài công mòn mỏi đợi chờ… Hãy gọi tên anh trong những chiều sương lạnh, khi cánh nhạn bay về cuối nẻo trời... nam', híc..híc... Vâng, chàng VN từ một đội bóng dược xem là ‘lót đường’ - chỉ mơ ước có ‘1 điểm’ là sướng quá rồi!, đã làm cú coup d'etat (đảo chính), à quên, lội ngược dòng mấy trận, rồi ôm mộng trở thành một Đông Phương Bất Bại đỉnh đỉnh đại danh của châu Á, nhưng không thành, nên đành ôm hận trở về mái nhà xưa mà làm chức... Phó giáo chủ, híc..híc..., Nhưng, những Tiến Dũng, Tiến Dụng, Quang Hải, Đức Chinh, Duy Mạnh, Văn Hậu, Văn Đức, Văn Thanh, Văn Toàn... đã làm cho biết bao nhiêu trái 'tim mái' thổn thức mà biến thành 'crush'* - là người tình đơn phương! 
Chưa kể stt 'xin lỗi thua trận' của thủ môn Bùi Tiến Dũng trên fb từ tối ngày 27/1 đến nay đã có trên 1,4 triệu lượt cảm xúc!, những cú đá vào lưới đội bạn của Quang Hải được gọi là 'siêu phẩm', là 'thần sầu quỷ khóc'...; đặc biệt là quả đá vào lưới Uzbekistan của 'Nam thần' này được người Việt mô tả là 'cầu vồng trong tuyết', thậm chí là 'đường cong... tuyệt mỹ', ha..ha..., nhất là mới đây được gọi là:
Kết quả hình ảnh cho cú đá của Quang Hải được gọi là 'siêu phẩm'- 'PHI TUYẾT LIÊN THIÊN XẠ BẠCH LỘC', có nghĩa tuyệt kỹ 'Bắn hươu trắng trong tuyết bay đầy trời'. (Hình 1)
Ai gọi vậy? Các bạn xem cuối bài sẽ rõ.
*
Phi, Tuyết là 2 chữ đầu của 2 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp 'Phi hồ ngoại truyện' và 'Tuyết Sơn phi hồ'* của Kim Dung, xem tại:
http://truyenkiemhiep.com.vn/Phi_hồ_ngoại_truyện
Liên từ 'Liên Thành Quyết' - còn có tên là 'Tố tâm kiếm', nhưng không phổ biến với các bạn đọc VN... Thiên từ 'Thiên long bát bộ', chắc các bạn đọc ai cũng biết các nhân vật Tiêu Phong, Đoàn Dự... cùng với mối tình 'Tiêu Phong-A Châu' và tình yêu đơn phương của A Tử*... Xạ từ 'Xạ điêu anh hùng truyện', chắc bạn đọc ai cũng biết mối tình giữa Quách Tĩnh và Hoàng Dung... Bạch từ 'Bạch mã khiếu tây phong' cũng không phổ biến với bạn đọc VN... Lộc từ 'Lộc đỉnh ký' với nhân vật Vi Tiểu Bảo, tác phẩm rất nổi tiếng với bạn đọc VN không chỉ trong thế giới chém gió mà còn trên màn ảnh nhỏ...
*
Bối cảnh của trận ‘tuyết chiến’ này xảy ra vào cuối thời nhà Minh kéo dài đến thời Càn Long: thời Sấm vương Lý Tự Thành đến thời vua Càn Long-Phúc Khang An*... 
Trong 'Tuyết Sơn phi hồ', trận chiến giữa 2 đại hiệp đồng thời là 2 đại cao thủ được mệnh danh là 'Đả biến thiên hạ vô địch thủ' (Đánh khắp thiên hạ không địch thủ) ở vùng Quan ngoại (Liêu Đông) - đó là Hồ Nhất Đao và Miêu Khả Phụng - xảy ra trên tuyết... Hồ Nhất Đao vốn võ công cao hơn tí, đáng lẽ đả bại được họ Miêu - đã từng bị thương và có tật ở một bên vai, nhưng ông không lợi dụng cơ hội này để hạ thủ. Ngược lại, ông còn bị thương nhẹ, và không ngờ trên đao lại có xức thuốc cực độc của Điền Quy Nông (một tên tay sai của Phúc Khang An), ông chết sau đó (cùng với vợ đang sắp sinh). Họ Miêu tuy đạt được... chiếc cúp vô địch, nhưng biết ẩn ý tế nhị bên trong của câu chuyện, nên rất tâm phục khẩu phục tính cách của Hồ Nhất Đao... Hai mươi năm sau, chàng thanh niên Hồ Phỉ xuất hiện cùng với tuyệt kỹ gia truyền 'Hồ gia đao pháp', tìm họ Miêu để trả thù... Chuyện rất phức tạp... Do tâm phục khẩu phục Hồ Nhất Đao nên họ Miêu không những tránh giao đấu mà còn bao lần hỗ trợ và cứu mạng chàng trẻ trâu Hồ Phỉ. Cuối cùng, do những kết cấu huyền vi của vị chúa tể vũ trụ, đặc biệt là do quả tim đặc dị của phụ nữ - những người tình của Hồ Phỉ (Miêu Nhược Lan, Viên Tử Y...), mối đại thù Hồ-Miêu đã được hóa giải. Không những thế, Miêu Khả Phụng còn gả con gái là Miêu Nhược Lan cho chàng, và truyền lại khẩu quyết 'Hồ gia đao pháp' của cha chàng (mà ông đã phải nghiên cứu suốt 20 năm) cộng với công phu bí truyền 'Miêu gia kiếm pháp' của ông cho Hồ Phỉ, và từ đó chàng thanh niên U23 này trở thành 'Đả biến thiên hạ vô địch thủ', tức là đạt... chiếc Cup vô địch... U23 Tê Cu, hehe...

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

1067. Thường Châu là nơi mà Tây Thi và Ngô Phù Sai 'ai lớp du bặt bặt' (Thư giãn)

Nguyên văn câu này là ‘Sân vận động Thường Châu ở Giang Tô là nơi mà Tây Thi và Ngô Phù Sai 'ai lớp du bặt bặt'
Bài trước tôi có trả lời lời bình là:
- Nói thoát Tàu, thoát Trung, thoát Hán... gì gì đó, không phản đối, nhưng trước tiên nên tìm hiểu Tàu/Trung/Hán là như thế nào cái đã!
...Nhân tiện... 2 ngày tới, tôi có việc đi... Thường Châu cổ động cho đội tuyển U23 VN và sẽ bay trở về HN cùng với đội tuyển, nên trả lời comment có chậm, ài em xo ri, ái em xò rì.
*
Mấy ngày này, các bạn thường nhắc đến 2 chữ ‘Thường Châu’ - nơi mà ngày mai Đội tuyển U23 VN cùng với các ‘nam thần’ Tiến Dũng, Quang Hải (Công Phượng, Văn Thanh, Văn Toàn...) sẽ giao đấu với Uzbekistan, chắc các bạn không ngờ rằng, ‘Thường Châu’ có gắn liền với:
1) Tây Thi, Ngô Phù Sai, Câu Tiễn và Phạm Lãi...
2) Là quê nội của nhà văn Kim Dung, gần ‘đảo Đào Hoa’ đi cùng với tên tuổi của Đông tà Hoàng Dược Sư và nữ hiệp Hoàng Dung...
3) Là quê hương của Trần Viên Viên, Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân Giang Nam, vợ của Ngô Tam Quế; đồng thời là một tuyệt đại mỹ nhân trong truyện ‘Bích huyết kiếm’ và ‘Lộc Đỉnh ký’...
*
Sân vận động Thường Châu thuộc thành phố Thường Châu, nằm về phía Tây Bắc và cách Thượng Hải khoảng 200km, có diện tích khoảng 4.400km2 (rộng gấp đôi Sài Gòn), dân số khoảng 3,5 triệu người... Nó thuộc tỉnh Giang Tô - quê hương của Ngô Phù Sai, bắc giáp tỉnh Sơn Đông của Khổng Tử, nam giáp tỉnh Chiết Giang của Tây Thi, Câu Tiễn, Phạm Lãi... và Kim Dung.
Thường Châu cách Hà Nội khoảng 1500km hay cách Sài Gòn 3500km đường chim bay. Từ Sài Gòn bay đến Sân bay Thường Châu mất 5-6 giờ, bay về mất 6-7 giờ (do bay xuôi chiều quay Tây -> Đông của trái đất, nên tốn thì giờ hơn), nói chung nếu bay từ Hà Nội thì chỉ tốn 3-4 tiếng là ta sẽ có mặt ở Thường Châu...

1
Kết quả hình ảnh cho tây thi ngô phù sai1. Nhà Ngô của NGÔ PHÙ SAI (tk 5TCN) đặt kinh đô ở GIANG TÔ... Giáp Giang Tô về phái Nam là nước Việt của CÂU TIỄN, đặt kinh đô ở Cối Kê, Chiết Giang. Năm 494TCN, Ngô Phù Sai đánh thắng quân Việt và bắt nhốt Câu Tiễn... Sau đó, hai quân sư của Câu Tiễn là Văn Chủng và PHẠM LÃI mới bày mưu đút lót ‘tiên huyền’ cho Thái tể Bá Hi của nước Ngô, trong đó có dùng mỹ nhân kế, dâng TÂY THI cho họ Ngô (Hình 1)...  Sau 20 năm ‘nằm gai nếm mật’, tức là vào năm 473TCN, quân Câu Tiễn đại thắng, Ngô Phù Sai phải rút đao tự tử...
Lưu ý rằng, về vụ chữ ‘Việt’ là cách phiên âm theo kiểu người Hán, cũng như ta phiên âm tiếng Mỹ/Anh ‘thank you’ là ‘thanh kiều’ (= xanh và đẹp) vậy!, nó vốn không có ý nghĩa. Hiện nay, người ta vẫn còn lưu giữ thanh kiếm của Câu Tiễn - một trong 2 thanh là Can Tương hay Mạc Tà gì đó!, trên nó có khắc chữ ‘Việt’ (của nước ‘Ư Việt’ cổ), không phải là âm ‘Việt’ trong chữ Việt Nam. Còn chữ ‘Bách Việt’ thì mãi 1200 năm sau (thủy tổ của nước Việt có từ tk 12TCN), tức là vào năm 239TCN, mới xuất hiện trong bộ ‘Lã Thị Xuân Thu’, dùng để chỉ các bộ tộc ‘man di mọi rợ’ không phải là người ‘Tần’ (Hán)... Hoàn toàn độc lập với tiếng Hán cổ, chữ ‘Việt’ của dân tộc Việt Nam xưa ở Lạng Sơn -> Quảng Bình có thể là phiên âm từ chữ ‘lạc’ (chim lạc), ‘nác’ (nước) hay vịt (con vịt (trời)... Vậy Tây Thi và Câu Tiễn hoàn toàn không phải là người Việt Nam, và suy rộng ra dân Việt ở nước Nam (Nam quốc, Lý Thường Kiệt) và cái dân được gọi là Bách Việt ở bên Tàu là hoàn toàn không có ‘bà con’ gì với nhau. Thật vậy, bởi do nghĩ Trung Hoa cổ đại là trung tâm của quả đất nên các sử gia Tàu luận mọi dân tộc, kể cả dân tộc Việt Nam, là đều bắt nguồn từ phương bắc; trong khi đó, hoàn toàn độc lập, các sử gia phương Tây lại nghiên cứu ngược lại, luận nguồn gốc dân tộc Việt Nam là dân tại chỗ cộng đến từ phương nam (Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Úc...)...
Kết quả hình ảnh cho Đào Hoa đảo2. Ông cố, ông nội và cha của Kim Dung đều làm quan ở GIANG TÔ, còn KIM DUNG sinh ra và lớn lên ở Chiết Giang. Tỉnh này nằm giáp biển Hoa Đông (Đông Hải), tại đây có ĐẢO ĐÀO HOA (Hình 2):
- Đào Hoa đảo diện tích 41 km2, là đảo lớn ở Phổ Đà, Chu San, Chiết Giang. Dưới ngòi bút của Kim Dung, đây là nơi trú ngụ của Đông tà HOÀNG DƯỢC SƯ - một nhân vật võ lâm uyên thâm và rất nổi tiếng trong 2 bộ truyện Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ. Ngay cổng vào Đào hoa trại có một tảng đá lớn trên bề mặt được bao phủ bởi những đường vân hình dạng trông rất giống cây hoa đào, nên được gọi là đá hoa đào. Thực chất, tên gọi Đào hoa đảo đã có từ mấy ngàn năm trước, không phải vì trên đảo có nhiều hoa đào mà vì khắp nơi đều có những hòn đá xinh đẹp này. Đá hoa đào thường có màu đen, nâu và xanh thẫm. Các chuyên gia đã cho rằng những hoa văn trên đá không phải là hóa thạch của thực vật, mà là kiệt tác của thiên nhiên... (news-zing-vn)...
Như đã nói ở trên, đảo Đào Hoa nổi tiếng với một trong ‘Võ lâm ngũ bá’ là Đông tà Hoàng Dược Sư, người sở hữu 2 môn tuyệt thế võ công là ‘Lạc anh thần kiếm chưởng’ và ‘Đàn chỉ thần công’. Nổi tiếng hơn với mối tình của Quách Tĩnh và HOÀNG DUNG... Sau này, nhờ các tác phẩm của Kim Dung, đảo này gây nên sự hiếu kỳ của du khách, và do đó trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở vùng Giang Tô-Chiết Giang...
3. Giang Tô là trung tâm của vùng Giang Nam, nơi sản sinh ra ‘thiên hạ đệ nhất mỹ nhân Giang Nam’ là TRẦN VIÊN VIÊN (Hình 3), có sắc đẹp làm cả vua lẫn quan quân đều điên đảo thần hồn:
Kết quả hình ảnh cho trần viên viên tân lộc đỉnh ký- ‘Trong điện Hoàng Cực nhất thời im lặng như tờ, bỗng ‘xoảng’ một tiếng, có chén rượu trong tay người rơi xuống đất, tiếp đó lại là ‘xoảng, xoảng’ hai tiếng vang lên, lại có người làm rơi ly rượu..., khoảng mười mấy quan quân cùng ào đến cửa, tranh nhau muốn liếc mắt nhìn thêm, mãi đến khi hình bóng của Trần Viên Viên biến mất hẳn, mới quyết luyến mà từ từ trở về chỗ ngồi...’ (Lộc Đỉnh ký, Kim Dung).
Theo phim ‘Lộc Đỉnh Ký’, bởi vì không đồng ý với tính đại gian đại ác của chồng là Ngô Tam Quế, Trần Viên Viên bỏ đi tu (tại gia)... Sau khi Ngô Tam Quế bị mất do bạo bệnh (1678), nàng tiếp tục đi tu (có tin đồn là đi ẩn dật cùng với Lý Tự Thành - không phải mất năm 1645 như trong sử đã viết!), sau khi gả con gái là A Kha cho Vi Tiểu Bảo...

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

1066. U23 VN và ‘tín đồ của Túc Cầu giáo’ (Thư giãn)

Ở Việt Nam hay Brazil*... thì bóng đá là một tôn giáo: Túc Cầu giáo. Những người theo tôn giáo này gọi là tín đồ của Túc Cầu giáo... Về vụ này, có lẽ tôi nên dành quyền cho một phụ nữ tâm sự nóng bỏng hơn, dưới đây.

Bạn thân mến!
Có lẽ bây giờ đối với bạn tình yêu bóng đá chưa được đánh thức. Với bạn bóng đá chả khác gì một thứ kỳ lạ mà hàng tỉ người trên thế giới này suốt ngày dõi theo. Bạn đã cố gắng yêu nhưng thực sự tình yêu đó bị gượng ép chứ chưa phải là 1 tình yêu tự nguyện và chân thành.
Bóng đá không đơn thuần chỉ là 1 trò chơi mặc dù "football is the game", bóng đá không đơn giản chỉ là 22 cầu thủ + 1 ông trọng tài + 1 quả bóng. Bóng đá là hơn thế, bóng đá vượt qua tất cả những quy luật thông thường của cuộc sống, vươn tới mọi khía cạnh kinh tế, chính trị, tôn giáo... Bóng đá thể hiện niềm tự hào dân tộc, bạn đã từng cổ vũ Việt Nam rất nhiệt tình trong Seagame 23, có thể đã khóc khi Việt Nam thất bại. Đến như tổng thống Brazil cũng rất tức giận khi 2 đội tuyển bóng đá trở về mà không mang theo chức vô địch Olympic.
Bóng đá trở thành thứ để các quốc gia so sánh với nhau bên cạnh kinh tế và cả chính trị. Ở các nước Nam Mỹ, một Đảng nào đó có được dân chúng ủng hộ hay không phải xem Đảng đó đối với bóng đá như thế nào. Đến độc tài phát xít Mutxolini hay Hittle cũng coi bóng đá như 1 thứ củng cố địa vị của chúng trong những lần World Cup được diễn ra tại Italia hay Đức. Bóng đá là đại sứ thiện chí, nối liền mọi tình cảm, cắt đứt mọi hận thù...

Kết quả hình ảnh cho Cổ động viên bóng đá việt nam...Bóng đá là 1 thứ tôn giáo lớn nhất, không có 1 đạo nào hiện này có sức lan toả và phát triển nhanh, mạnh như bóng đá (Hình 1). Mọi người đểu có thể là tín đồ trung thành của môn túc cầu, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề...

Khi ở trên sân thì không còn sự phân biệt về chức vụ, địa vị, mức thu nhập..., tất cả bình đẳng như nhau trong tình yêu bóng đá. Tớ đã vào sân Lạch Tray rất nhiều lần và từ những năm trước, ở đó những ông giám đốc hàng ngày uy nghiêm cũng reo hò thoải mái, ở đó những bác xe ôm hàng ngày vất vả kiếm đồng tiền mưu sinh cũng tạm thời bỏ sang 1 bên để hoà chung với bóng đá, ở đó là tất cả những tầng lớp trong xã hội nhưng họ không vào sân để phân biệt tôi là ai và anh là ai. Ở đó họ là những con chiên ngoan đạo... (Hide Nguyễn, butnghien-com)


1
Ở Trung Hoa cổ đại, bóng đá cổ điển (quả bóng nhỏ, chơi trong sân nhà như dạng futsal ngày nay!) có từ 2400 năm trước, manh nha từ thời nhà Tề (1000TCN), thịnh hành từ thời nhà Hán (gọi phổ biến là ‘túc cầu’*, tk 3TCN), nhất vào thời Tống, và tiếp diễn mãi đến thời cuối thời nhà Thanh... Các hoàng đế Trung Hoa như ‘Hạng Vũ’ (chú bác), Hán Cao Tổ (Lưu Bang), Hán Vũ Đế (Lưu Triệt), Tống Thái Tổ (Triệu Khuôn Dẫn), Tống Huy Tông (Triệu Cát), Khang Hi... đều là những ‘tín đồ của Túc Cầu giáo’, hay nói như nay là ‘cổ động viên bóng đá nhiệt tình nhất’, trong đó Tống Huy Tông được cho là... cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử Trung Hoa!
Vào thời Tống đã thành lập các ‘Hội quán túc cầu’ và ‘Giải vô địch túc cầu toàn quốc’ gọi là ‘Tề Vân Xã’...; nổi tiếng nhất là nhân vật Cao Cầu được hư cấu trong ‘Thủy Hử’, là một tay du thủ du thực, hi hữu đi ngang qua chỗ Đoan vương Triệu Cát (Tống Huy Tông sau này) đang đá cầu mà ngẫu nhiên trổ tài biểu diễn, được thái tử trọng dụng..., sau đó làm đến chức thái úy, tương đương tể tướng...; tuy nhiên, trong đời thực, 'dường như' Cao Cầu là một người văn võ toàn tài, trọng tình, trọng nghĩa, không quá xun xoe nịnh bợ, ton hót chạy theo sau đ...ít vua, nên khi Tống Huy Tông ‘chết trận’ ở Tứ Châu (1126) thì mấy tháng sau Cao Cầu mới bị nhà Kim xử và chết tại quê hương ở Khai Phong... 
*
Ở La Mã cổ đại, cũng đồng thời, vào khoảng tk 5TCN, có xuất một dạng bóng đá cổ điển tên là ‘Harpastum’ với trái bóng lớn, sân lớn cùng các thuật ngữ dùng trong sân đấu và luật chơi cũng gần như Luật bóng đá ngày nay, mà được cải tiến từ Luật Cambridge (Cambridge Rules) ở Anh từ năm 1850...
Nhân tiện nói tại sao ‘Túc Cầu giáo’ của Trung Hoa lại không trở thành phổ biến trên thế giới? Số là theo thống kê của học giả Jack Challoner thuộc Bảo tàng Khoa học Anh (báo cáo của GS Trương Duy Nghênh - nhà nghiên cứu kinh tế học TQ* cách đây vài tháng) thì trước thời Minh Vũ Tông (năm 1505), Trung Hoa đã đóng góp khoảng 3% trong số 1001 phát minh lớn của nhân loại, nhưng kể từ đó về sau thì không. Lý do là từ năm 1500, châu Ấu đã bước vào thời kỳ Phục Hưng cùng với các phát minh khoa học kỹ thuật tiến bộ với năng suất lao động vượt bực, đưa nhân loại tiến vào thời kỳ 1.0 là ‘cơ giới hóa’ (rồi 2.0, 3.0, đến 4.0 ngày nay) thì con voi Trung Hoa vẫn đắm chìm trong ‘Giấc mơ Trung Hoa vĩ đại’ mà trong tay vẫn khư khư cầm chặt chất thuốc ngủ ‘Tứ thư Ngũ kinh’ hay ‘Lão, Trang, Khổng, Mạnh, Phật, Thiền’ gì gì đó (chất thuốc ngủ này vẫn còn lây truyền cho VN cho đến tận ngày nay!). Nửa đầu thế kỷ 19 đến đầu tk 20, phương Tây - đã đặt nửa bàn chân vào thời 3.0 (‘sản xuất dây chuyền hóa’ với vũ khí thủy-bộ binh hiện đại gần như hiện nay) - như một con sư tử thịnh nộ nhảy vào cấu xé và chia xẻ thịt con cừu bạc nhược Trung Hoa... 
Kết quả hình ảnh cho Bóng đá BrazilVà ‘football’ cũng vì thế mà xâm nhập vào cái thế giới ‘tinh thần Á Đông’* (Hình 2)...

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

1065. U23 VN và 'Tuyệt đại song hùng châu Á' (Thư giãn)

HOAN HÔ ĐỘI TUYỂN U23 VN ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT TRONG ‘TUYỆT ĐẠI SONG HÙNG’ CỦA CHÂU Á!
---------
1
'Tuyệt đại song kiều' (hay 'Giang hồ thập ác') là một trong những tác phẩm kiếm hiệp nổi tiếng của Cổ Long, ngoài 'Lục Tiểu Phụng', 'Sở Lưu Hương', 'Tiểu Lý phi đao'... mà ta thường xem trên tivi... Sau khi được đưa vào điện ảnh, tác phẩm trên cũng được gọi dưới cái tên là 'Tuyệt đại song hùng':
http://phimbo.vn2.vn/xem/tap-1/17892/phim-Tuyet-Dai-Song-Kieu-phim-long-tieng-thuyet-minh-moi-hay-nhat.aspx
'Tuyệt đại song hùng' là gì? Là 2 cao thủ võ công đệ nhất thiên hạ ở Trung Hoa (Tiểu Ngươn Nhi và Hoa Vô Khuyết)... Tuy nhiên, trong ngôn ngữ bóng đá chỉ có thuật ngữ 'Tứ hùng', chẳng hạn như khi U23 Việt Nam thắng Iraq và lọt vào top 4 đội mạnh nhất Châu Á (vào bán kết) thì được gọi là 'Tứ hùng châu Á'; còn lọt vào 8 đội hay 2 đội thì gọi là vào 'tứ kết' hay 'chung kết', chứ không gọi là 'bát hùng' hay 'nhị hùng'... Vì thế:
- Khi U23 VN thắng Qatar và trở thành 2 đội mạnh nhất châu Á thì ta gọi Việt Nam là một trong 'Tuyệt đại song hùng của châu Á'.
Trước Giải vô địch U23 châu Á 2018’ thì 'Tứ hùng' gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Iraq và Qatar!... Để trở thành 'Tuyệt đại song hùng châu Á' thì phải có bản lĩnh. Thật vậy, U23 Uzbekistan rất mạnh, đã loại được đương kim vô địch và á quân châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc; Việt Nam cũng mạnh không kém, mà được mệnh danh là 'sát thủ của những ông lớn', đã liên tiếp loại được 4 'ứng cử viên vô địch', trong đó có Iraq và Qatar: U23 Việt Nam rất bãn lĩnh!... Vì thế, kết quả trận chung kết vào ngày 27/1/2018 rất là khó dự đoán.
*
Kết quả hình ảnh cho u23 việt nam thắng qatarTại sao các cổ động viên Việt Nam lại cuồng nhiệt đến như vậy (Hình 1)? Tất nhiên là cổ động viên VN thì bao giờ cũng cuồng nhiệt nhất... thế giới!; tuy nhiên cũng có vài yếu tố khá tế nhị, đó là do: 1) VN chưa bao giờ vô địch Sea Games (trừ năm 1959, miền Nam), do đó 2) VN không phải là 'Tứ hùng' của khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore, sau 1975 ), thế mà 3) VN bỗng nhiên không phải trải qua 'thời kỳ quá độ' này mà tiến thẳng lên nhất, nhì châu Á!, 4) trên khu vực, châu lục và ngay cả thế giới, không có tổ chức nào, nhà chuyên môn nào, nhà bình luận nào, cổ động viên nào, nhà tiên tri nào... có thể tưởng tượng được là VN lại vào được chung kết bằng một cách mà họ gọi là 'ma thuật' như vậy!, và quan trọng nhất là 5) tâm lý... tự ti* ngàn năm và cái khát vọng vượt qua nhược tiểu...

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

1064. Cổ động viên Việt Nam rất đáng yêu... (Thư giãn)

Khi các cổ động viên Việt Nam trong và ngoài nước thể hiện tình yêu cuồng nhiệt với bóng đá, bóng chuyền... thì vài tay bút vùi dập họ không thương tiếc!, tôi tự hỏi người Việt chúng ta phải làm cái gì mới làm cho ai đó vừa lòng, ví dụ như khi thấy Đội tuyển U23 VN thắng Iraq và lọt vào bán kết thì ta nên im lặng như... thiền sư, rồi vào phòng đắp mền nằm... ngủ chăng!, ha..ha..ha...

1
À, trước khi đi vào chủ đề, tôi xin 'bật mí' một bí quyết mà đến tay đại ma đầu Goebbels* cũng không... biết: Đó là khi ta nói xấu ai đó thì cũng có ít nhiều 'kích thích' đối với người khác, nhưng không lâu, bởi sự kích thích này không sớm thì muộn cũng sẽ phai mờ theo thời gian. Nhưng, nếu ta nói tốt ai đó, nói cho thật tốt vào, nói khác với sự thật, thì chuyện này sẽ gây tò mò và do đó tạo ấn tượng rất lâu trong bộ nhớ của người khác, thậm chí gây dị ứng hay ghê tởm suốt đời! Vì thế muốn hại ai thì tốt nhất là ta đừng có chê, mà nên 'khen cố' người đó, khen là đại vĩ nhân chẳng hạn, tâng bốc hắn lên tận mây xanh luôn!, cho chít cái cmn luôn!, hehe...
Tạm bỏ qua câu chuyện nói về 'chế độ thực dân Pháp chuyên tổ chức các lễ hội, phong trào văn-thể-mỹ... để lừa dân ta quên đi cái nhục mất nước/mất chủ quyền quốc gia' (cái 'kế Goebbels'* này xưa rồi!, bây giờ nếu làm như vậy thì chỉ tổ bị người ta cười vào mặt!, vì sao?, vì nay người dân không còn là cái 'đám quần chúng không biết gì' nữa, đang sống trong 'thế giới phẳng'); dưới đây, tôi xin kể lại vụ tôi đi nước ngoài... điều tra mấy tin đồn về vụ người Việt hay ăn cắp vặt, xả rác, ăn nói bỗ bã, nhậu nhẹt sau xỉn, hay cổ động bóng đá gì gì đó, có nghiêm trọng không?... Và lưu ý rằng, để khách quan, dưới đây chủ yếu tôi lấy tư liệu/hình ảnh từ nước ngoài, để tránh chuyện có bạn bảo 'mầy lề trái, lề phải' gì gì đó cho lôi thôi: tôi chỉ có một lề, đó là 'lề tôi, tôi cứ đi', hehe...
*
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và trong nhàNăm 2000, tôi có sang Tê Cu. Nghe nói 'nếu người Việt (kể cả người Hoa) bị Hải quan TQ phạt mà năn nỉ ỉ ôi thì sẽ bị phạt gấp đôi, tương tự cho các hành vi hối lộ khác', nhưng chả có ai trong đoàn chúng tôi bị làm sao, hehe... Năm 2017, tôi lại sang... TQ, nghe nói bên ấy cấm facebook!, ngờ đâu tôi lại dùng chức năng 'video call' trong facebook gọi đi khắp... thế giới, nhưng chả có bị làm sao, hehe...; bên TQ có cấm khách du lịch sờ vào đít con tì hưu nơi Tử Cấm Thành - thần vật của người Tàu, thế mà tôi cứ sờ... mông (Hình 1), cũng chả có sao, mà chỉ thấy trăng... tròn tròn, hehe...
Đầu năm 2016, có một bà hàng xóm đi Singapore về, kể chuyện đi qua Hải quan, PN bị người ta hỏi kỹ lắm, sợ họ qua bên đó làm... Thúy Kiều; các siêu thị đều có treo bảng 'không tuyển dụng người Việt'... May thay, vào tháng 5/2016, tôi có dịp làm một chuyến đi Sin-Malay-Indo... Qua Hải quan Singapore (tương tự như ở Kuala Lumpur, Seoul, Abu Dhabi...), tôi thấy người ta có để ý nữ giới hơn nam giới một tí, nhưng nữ nào mà có đi với chồng, con... thì họ cho qua một cái rẹt... Rồi tôi đi xuyên 3 nước, mà xuyên thật, từ đầu đến cuối nước, ghé rất nhiều siêu thị, nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch, kể cả nơi 'ấy ấy' (gọi là Health Center), chả thấy cái cmn gì là cái biển 'không tuyển dụng người Việt' hết trơn!, mà chỉ ghi nhận là người Việt mình qua đó có hơi bị ăn to nói lớn một tí, nhưng chả có sao, hehe...
Tóm lại, người Việt ở nước ngoài không bị mang tiếng 'lắm' như một số người từng cường điệu, ví dụ như trộm cắp vặt, say xỉn, gây gỗ, đánh nhau, làm Thúy Kiều gì gì đó - những chuyện không nghiêm trọng lắm, bởi người mình 'biết thân biết phận' mà ở nước ngoài không dám mần quá đáng đâu! (vả lại nếu vi phạm thì rất có khả năng bị trục xuất vĩnh viễn!). Vậy chuyện gì nghiêm trọng? Theo tôi, đó là nhập cư lậu và buôn lậu, trong đó, 'nhập cư lậu' là từ thiên đường qua xứ địa ngục giãy chết làm ăn rồi tìm cách... ở lại luôn (chuyện kỳ lạ thật!, ha..ha...), 'buôn lậu' là có khoảng 30% người Việt ra nước ngoài mua hàng cộng trốn thuế bằng nhiều cách, rồi mang về/gởi về Việt Nam kiếm tiền chêch lệch - từ khá lớn đến rất lớn, chuyện này đã xảy ra từ thời Liên-Xô... 
*
Kể chi cho dài mà làm cho mấy nàng trên fb kêu là... buồn ngủ, híc..., nên một chuyện nữa thôi... Đọc 'Lịch sử VN', tôi thấy có nói lính Pc Chung Hi trước 75 là rất ác, ác nhất!, mà đã được tả với cụm từ là 'đốt sạch, giết sạch, phá sạch'!... Nhưng, vào tháng 2/2017, tôi có dịp qua Hàn Quốc thăm nàng Bát Canh Hẹ (Tổng thống Park Geun-hye)..., rồi vô tình được gặp một người lính Pắc Chung Hi làm nghề lái xe ca... Khi tôi gặp thì ông ta đã 70 tuổi (bên Hàn Quốc đa số lái xe đều cỡ 70 tuổi, bởi đây là 'chính sách', quan trọng hơn, bởi họ sống thọ hơn ta từ 10-20 năm!)... Ông ta nhắc lại chuyện đi lính ở VN từ 1965-1975 mà đã từng tham gia các chiến trường trải dài từ Nha Trang đến Đà Nẵng.... Và khi thấy tôi chú ý lắng nghe câu chuyện (bởi tôi rất quan tâm đến 'lời đồn' nói trên) thì mắt ông sáng rỡ lên và tỏ ra rất hạnh phúc. Lý do? Ông ta nhớ... Việt Nam, và tất cả những gì còn lại trong ký ức ông đối với người Việt là sự... nhớ nhung và rung cảm mơ hồ!... Vậy ông là người rất có tình cảm!, nên tin đồn là lính Pắc Chung Hi rất tàn ác là có, nhưng không hẳn ai cũng vậy! (nhưng nay do 'giáo dục' mà tính của họ đã mềm đi nhiều). Quan trọng hơn là người Việt phải có gì đó rất 'hay' mới làm ông ta có cảm tình và nhớ lâu đến như vậy!...
...Tôi kể thêm chuyện này vậy với ý gì? Một trong những ý chủ đạo là:
Kết quả hình ảnh cho cổ động viên việt nam tại world U20- Không... có chuyện người nước ngoài chê các cổ động viên Việt Nam, hay nói xấu Việt Nam, mà ngược lại (Hình 2), 'theo tôi', như các ghi nhận dưới đây...