Tràng An nước biếc vào xa đáy
Nước chảy về đâu? đến chỗ nào?
Dáng nàng thơm phức phương trời: khát!
Ướp ngạt hồn ai, rát chiều tà!
Tôi hơi do dự giữa
vùng, miền, khu..., ví dụ như người ta hay nói ‘khu danh lam thắng cảnh’, ‘miền
đất hứa’*, ‘tiểu vùng khí hậu’, ‘quả cầu đóng, quả cầu mở’ (giới hạn về không
gian trong toán học)..., nên mới viết là ‘vùng...’ để tùy ý bạn đọc lựa chọn...
Có người nói ‘Cửu Trại Câu’*, ‘Hạ Long’ hay ‘Tràng An - Ninh Bình’ là thiên đường
hạ giới, có người nói là ‘Sa mạc Safari’, ‘Thiên đường Nami’*, có người nói là
‘vùng biển Maldives’*, sáng nay uống cà phê có người khen Đảo quốc Đài Loan,
Singapore và một số nơi ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, New Zealand gì gì đó... Tôi
mới ghé thăm được có Tràng An, Hạ Long, Safari, Nami, Singapore, trong đó, BÁI
ĐÍNH-TRÀNG AN là nơi mà tôi có ấn tượng sâu đậm nhất! (Hình 1). Vậy ‘Bái Đính-Tràng An’ như
thế nào?
...Hôm kia, có mấy cao
thủ ‘công nghệ cao’ đến nhà tôi chơi..., họ đưa ra một cái ‘xì-rô’ Nhật (dùng để
đục tường...) và nói là ‘nó cực tốt, đầu mà búa gõ xuống không bao giờ ‘tà’)...
Hôm qua tôi có ghé một cái gara ô-tô, thấy mọi người từ bảo vệ đến quản lý đều
nghiêm chỉnh, im lặng cúi đầu chào (tôi đoán ngay ra đây là công ty của người
Nhật), và hầu như mọi thứ phụ tùng thay thế trong này đều phải nhập từ Nhật...
Về nhà, tôi hỏi: Sao người Nhật giỏi dữ vậy?
- ‘Tại vì mình ai cũng
nói là mình giỏi, nhưng không... giỏi’, một sinh viên trả lời vậy, thiệt!, hehe...
*
Tôi có đến chùa Bái Đính rồi, ngày 27-28/1/2014: Trước đó tôi
không có khái niệm gì về Bái Đính hết!, không ngờ nhóm 2 lại dẫn chúng tôi đến
đó!... Số là định đi thăm Đền Trần (Ninh Bình-Nam Định), nên nhóm của tôi đi đường
bộ, từ Sài Gòn bay đi Ban Mê, rồi chạy ô-tô theo đường Trường Sơn đến Ninh
Bình, nhóm 2 từ SG bay ra Nội Bài, ở HN chơi, rồi
đi taxi đến NB, hẹn gặp ở Hoa Lư (khách sạn) - Trung tâm Ninh Bình, gặp nhau chỉ
chênh nhau có 1 giờ!, hehe, rồi tiện thể thăm Bái Đính...
...Tại Bái Đính, ta có thể ôn lại chuyện Nguyễn Huệ
ghé Tam Điệp lấy thêm 2-3 vạn quân, và trước khi xuất quân đánh Hà Hồi và Ngọc
Hồi (đêm mùng 3 và mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789*), ông có làm ‘lễ tế cờ’ ở đây... Trước
đó, khoảng năm 1490, vua Lê Thánh Tông có ghé thăm và để lại bài thơ:
Đính Sơn danh tiếng thực
cao xa
Che chở kinh thành tự
thuở xưa
Nhân kiệt, địa linh nên
vượng khí
Núi thiêng cảnh đẹp vững
sơn hà
...Quần thể chùa Bái
Đính giáp Tràng An, nên ta dễ dàng pass qua Tràng An để thắp hương tại nhà thờ
Đinh Tiên Hoàng, rồi các đại thần Tả Thanh Trù và Hữu Thanh Trù (Giám sát Đại
tướng quân), Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ..., hoặc đến thăm ‘làng hậu
duệ’ của Lý Công Uẩn (quê nội!, trước khi dời đô ra Thăng Long) ở gần đấy...
Cũng tại đây, leo lên một cái dốc núi khoảng vài trăm mét, ta sẽ đến hang động
thờ sư Nguyễn Minh Không với bên cạnh là nơi thờ Mẫu (có từ năm 1096!)...
Tôi không theo đạo nào, nên khi bước vào chùa Bái
Đính tôi cũng có cảm giác sao sao ấy!, nghi ngờ nó giống Tàu!, giống chùa Thiếu
Lâm-Tung Sơn! (Hà Nam, TQ)... Về nhà kiểm tra... dữ dội!, tôi mới xem lại ‘cảnh’
chùa Thiếu Lâm-Tung Sơn qua phim ‘Truyền thuyết Thiếu Lâm Tự’ và ‘Ỷ thiên đồ
long ký’ (đoạn Trương Vô Kỵ đánh nhau với Tam lão thần tăng trên núi Thiếu Thất)...,
thấy chùa Thiếu Lâm-Tung Sơn thường có 3 khu chính là Đại Hùng bảo điện, Tàng
kinh các, Đạt Ma viện... có nét kiến trúc Tàu là các ‘khu biệt lập’ với ‘vòm thẳng
và thô’, trong lúc Bái Đính có khác - là một ‘quần thể’ với ‘vòm uốn’ (Hình 2), ngoài
ra, các nghệ nhân và nguyên vật liệu đều 'thuần Việt’ (tất nhiên là chùa nào
cũng giống chùa nào, về đại thể)...
Về lại SG, tôi có gặp mấy... học giả, họ không yên
tâm, cứ hỏi đi hỏi lại ‘kiến trúc của nó có giống Tàu không?’ (cười), làm tôi lại
phải về nhà nghiên cứu tiếp... Té ra người thiết kế chùa Bái Đính là Kiến trúc
sư Hoàng Đạo Kính, sinh ra vào thời Pháp (1941), tốt nghiệp Đại học Kiến trúc
Matxcơva lâu lắm rồi ('model phương Tây', 1967), về VN đã từng tham gia thiết kế/trùng
tu đền Hoa Lư tứ trấn, nhà Hát lớn Hà Nội, (một số) tháp Chăm, Chùa Cầu, hàng
chục ngôi nhà cổ Hội An, cố đô Huế... và không có làm cho... khựa, hehe...
...Nói thêm tí, vào mùng 1 và mùng 2 Tết năm nay, tức
là 16-17/2/2018, đạo diễn ‘phim Kong’ Jordan Vogt-Roberts có đưa bà ngoại, mẹ
và chú của mình đến thăm khu Bái Đính-Tràng An* (Hình 3), nghe nói ông định làm một
phim... hoành tráng hơn, trong đó tiếp tục giới thiệu về vùng... đẹp nhất thế
giới này!
*
Và tiếp... Trích ‘Hồi ký’* tổng hợp đăng bên blogspot ngày
2/4/2014...
Bái Đính chiều nay sương tới trời
Lữ khách u buồn, núi chơi vơi
Hãy cho ta với tâm hồn thoáng
Lỡ chốn trần gian, nặng thói đời
...Thực ra, Tràng An và Bái Đính, có thể nói, cũng là một. Cả
'Khu tâm linh Bái Đính + Khu du lịch sinh thái Tràng An’ này rộng đến 12.000
ha, thuộc địa bàn các huyện Gia Viễn, Nho Quan và tp Ninh Bình. Thăm khu du lịch
sinh thái Tràng An, các cháu thế hệ 9X cho rằng, rất có lợi vì nó sẽ giúp chúng
biết thêm chi tiết về 'thuở ban đầu' của lịch sử Việt Nam (Hình 4)...
Những con sông Tràng An ngoằn ngoèo đi thuyền hoài không hết,
dẫn vào các hang động bí ẩn (nghe nói, trước kia là những cánh đồng lúa nước,
được nạo vét thành những con sông này). Chúng có nước mát lạnh, trong vắt,
với các loại rêu chìm trong lòng nước như đuôi chồn, tóc tiên, 'rau răm' (lá giống
lá rau răm)..., và các loại động/thực vật trên và hai bên bờ sông như cây
si/cây xanh, hoa sen, hoa súng, cây guốt (giống như cây dương xỉ), dê nuôi
thả tự do, cá đen (chép!), cá đỏ (nhỏ), cá lòng tong, le le (vịt nước).
Đi thuyền trên sông, người xem thiết nghĩ, ngày
xưa, nếu địch tấn công vào đây thì không thể bắt (ai đó) được vì có vô số
hẻm hóc/ngóc ngách bí mật nằm trong các hang động (còn có hầm nấu rượu lậu nữa)
mà kéo dài hầu như vô tận, chỉ trừ trường hợp đặc biệt, ví dụ như có nội
gián...
Ở đây có các đặc sản, có thể gọi là 'tứ ngon
dê-gà-cá-cơm' (dê núi, gà đồi, canh cá rô, cơm cháy), đặc biệt là món 'cơm cháy
Ninh Bình' được chế biến hoàn toàn khác với các địa phương khác và rất... ngon,
tuy nhiên, đi bộ cả mấy cây số để tìm một nãi chuối thì... không có. Và ở đây,
tôi có gom được 2 chuyện:
- Con le le nhỏ như con vịt con, đầu đỏ, bơi
nhanh như chớp, lặn rất giỏi và rất khó bắt (suy ra đắt tiền), có lẽ vì thế mà
dân gian có câu:
Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh thiên lý, nấu chè hạt sen
- Ngày xưa có một chàng công tử yêu say đắm một hoa khôi của vùng. Khi chàng
đem sính lễ đến cái hang đầu tiên để cầu hôn nàng thì nàng đã bị đem làm lễ vật
triều cống cho nước khác. Vô cùng đau lòng, chàng đến một cái ao để tắm rửa sạch
sẽ, rồi đến ở một cái hang khác để khóc 3 ngày 3 đêm. Sau đó, chàng đến
cái hang cuối để tự tử... Vì vậy, cái hang mà chàng hỏi cưới được dân gian đặt
tên là Hang Sính (sính = sính lễ), cái ao mà chàng tắm là Ao
Trai, cái hang mà chàng khóc là Hang Ba Giọt, và cái hang mà chàng tự tử
là Hang Si...
***
Và cuối bài là một trong những tổng kết Tết nay: ‘Trong sáu
ngày Tết Mậu Tuất, tổng số khám, cấp cứu do tai nạn giao thông tại các cơ sở y
tế là 37.376 trường hợp... Tổng số ca đánh nhau đến bệnh viện khám là gần 5.000
trường hợp...’ (baomoi-com) (đó là nhập viện, chứ số kg nhập viện phải gấp 10 lần!).
Nếu tính tb mỗi sư đoàn có 5000 quân (trên thực tế), thì có trên... 16 sư,
hehe...
Cũng tại quán cà phê nói trên... Nghe vậy, ông chồng to mồm
cãi: ‘Xí!, vài chục năm nữa thì mình cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc thôi!’, bà vợ
nói nhẹ nhàng hơn: ‘Nhưng vấn đề quan trọng là văn hóa, mà văn hóa phải văn
minh’, ‘Ừ, văn hóa văn minh’, ông chủ quán tiếp lời bà...
Tóm
lại... Tôi không trích câu nào của ‘anh’, mà trên
đây chỉ ‘trích nguyên xi’ comment của tôi cho một fbker, khi đọc một bài
viết có liên quan đến ‘chùa Bái Đính’ của Phạm
Lưu Vũ*, dĩ nhiên là có kèm theo vài chú dẫn.
Lời bình: À, cái vụ này hình như anh ta có nói... quá một tí!
Nàng trả lời là ‘Em ko thấy quá đâu’.
Nghe nàng... Ivanka Trump* dùng chữ ‘em’ ngọt xớt làm tôi mất
ngủ cả... đêm (Hình 5), hehe...
Và thế là hết câu chuyện uống cà phê sáng nay.
H...ết.
---------
Chú dẫn:
1. Cửu Trại Câu: Tiếng của người Tây Tạng nghĩa là ‘Thung lũng chín làng’ để chỉ chín ngôi
làng nằm dọc theo chiều dài của nó. Vùng này là nơi khu vực sinh sống của người
Tây Tạng và người Khương trong
nhiều thế kỷ (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, TQ)... (wiki)
2.
Đạo diễn ‘phim Kong’
Jordan Vogt-Roberts có đưa bà ngoại, mẹ và chú của mình đến thăm khu Bái
Đính-Tràng An, xem thêm:
http://www.trangangroup.vn/tin-tuc/tin-tuc-tap-doan/dao-dien-phim-kong-cung-gia-dinh-ve-tham-lai-ninh-binh.html
3.
‘Đêm mùng 3 và mùng 5 Tết’
(Kỷ Dậu, 1789): ‘Đêm mồng ba và mồng năm Tết, quân ta vây đánh đồn Hà Hồi và Ngọc
Hồi, quân Tàu đại bại, các tướng đều tử trận, Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự vẫn...’,
xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/225-nguyen-hue-va-canh-ao-nhat-tan.html
4.
Hồi ký về ‘Bái Đính,
Tràng An’ (Câu chuyện 26 và 27), xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/02/514-tet-o-viet-nam-va-triet-ly-tren.html
5.
Ivanka Trump: Con
gái của Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Hàn Quốc và tham dự
lễ bế mạc Thế vận hội mùa Đông PyeongChang 2018 vào cuối tuần này, ngày
25/2/2018.
6.
‘Kẻ lạm dụng tâm linh’
(Phạm Lưu Vũ), xem thêm:
https://www.facebook.com/tiengdanbao/posts/1575519045859465
7.
‘Miền đất hứa’ là
bộ phim Ba Lan, ra mắt năm 1975, dựa theo tiểu thuyết ‘Ziemia
Obiecana’ của nhà văn Wladyslaw Reymont... (wiki)
8.
Thiên đường
Maldives (Man-đi-vơ): ‘Là một quốc đảo gồm nhóm các đảo san hô, nằm ở phía nam quần đảo Lakshadweep thuộc Ấn Độ..., Maldives là quốc gia nhỏ nhất Châu Á về dân số, đây cũng
là quốc gia Hồi giáo đa số nhỏ nhất thế
giới’ (wiki)... Và nay đang có cuộc ‘tranh chấp chính trị’ rất căng thẳng giữa Ấn
Độ và TQ về tiểu quốc này. Xem thêm:
http://dantri.com.vn/the-gioi/trung-quoc-da-lam-gi-o-maldives-20180212144359109.htm
9. Thiên đường Nami: Là một đảo sông nhỏ hình bán nguyệt (rộng
46 km2), thuộc tỉnh Chuncheon, Hàn Quốc, cách thủ đô Seoul 63km
về phía nam..., đảo Nami thơ mộng, cũng là nơi làm phim trường của những
cảnh quay lãng mạn nhất trong phim ‘Bản tình ca mùa đông’...
Hồ Thái Hà (FB)
Trả lờiXóaTui đọc một nửa bên blog rồi heng.
4 ngày
'Một nửa bên blog' và một nửa bên fb nữa làm tôi tốn hết... 3 năm!
Xóa...Tôi có đọc một tư liệu về đạo diễn Jordan Vogt-Roberts - khi định đóng phim 'Kong-đảo Đầu Lâu', ổng đã đi khắp nước Mỹ (dĩ nhiên), châu Phi, TQ, Thái Lan, Úc..., cuối cùng 'chọn' Tràng An-Việt Nam, chắc là nơi này phải có cái gì đó cực hấp dẫn!
Thank bạn!
Lưu Anh Kiệt (FB)
Trả lờiXóaXác nhận, Tràng an, Bái Đính là quần thể thắng cảnh di tích phải nói là quá đẹp, cảnh sắc núi non sông nước vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, hữu tình. Trước tết 2 tháng Hai Lúa có dịp ra tây bắc và kịp ghé qua một ngày thưởng lãm tràng an, Hang Múa và núi Ngọa Long, thật ấn tượng để ra về nhớ mãi lúc đi thuyền trên sông... Cô hướng dẫn viên nhỏ nhắn, áo hồng hát những bài ca quan họ ngọt còn hơn rót mật vào lòng huynh ơi.
"Người ơi người ở đừng về..."
4 ngày
Lưu Anh Kiệt
Xóahttps://www.facebook.com/photo.php?fbid=1909246392629282&set=p.1909246392629282&type=3
À, Hai Lúa chụp được một tấm hình hết ý, bao quát gần hết khu Tràng An, tôi có thể thấy chùa Bái Đính nằm ẩn hiện bên vai trái của 'bà xã tui number one'!, hehe...
Xóa...Mặc dù trải qua mấy ngàn năm liên tục bị xâm lược, một ngàn năm nội chiến và mấy mươi năm 'nội chiến tư tưởng' gần đây, Tràng An vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp 'nguyên thủy' của nó, thật không thể dùng từ nào hơn ngoài từ 'tuyệt!'.
Thank anh!
Lưu Anh Kiệt Huỳnh Mai Nương trên đỉnh Ngọa Long.https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1909550332598888&set=p.1909550332598888&type=3
XóaChời, nữ hiệp Huỳnh Mai Nương, nếu đeo thêm thanh... Ỷ thiên kiếm nữa thì tuyệt!, hehe
XóaLưu Anh Kiệt
XóaĐã đến nơi này, đây hồn thiêng sông núi
Đất ngàn năm lừng lẫy tiếng Tràng an.
Ui, anh làm 2 câu này tại Tràng An à?
XóaLưu Anh Kiệt Vâng... khi đứng trước di tích thắng cảnh, vừa thơ mộng hữu tình được người hướng dẫn viên giới thiệu từng địa danh cùng những căn cứ sử liệu,ị tôi chợt cảm tác 2 câu này rồi... bí luôn trước giong ca quá ngọt của cô HDV, và huynh có biết là tui bị em xã nhéo bầm cả cánh tay khekhekhe.
Xóahttps://www.facebook.com/photo.php?fbid=1909723375914917&set=p.1909723375914917&type=3
(Ẻm ngồi kế bên, bắt gặp tui nhìn ngây dại cô em HDV dù đã đeo kính ngụy trang)
Lỗi tại cô HDV, nhưng lỗi... nặng hơn là tại anh 'mai ghế', hehe
XóaNguyenphong Bui (FB)
Trả lờiXóaTràng An! Tràng An mây nhàn nhạt.
Tiêu Phong gặp Đoàn Dự quán nào
Nhà gom lá bàng đi xa quá.
Dắt Bùi Phong sang tận bên Tàu
Lộn lộn... Tràng An này nước Việt.
Chưa lần thăm viếng... Một lần mơ
Bái Đính trơ ra còn rồng lộn
Bắc Kạn giờ đây bụi phủ mờ
4 ngày
À, khi viết bài, tôi biết có cái vụ kinh đô Tràng An của Tàu, nên mới viết rất cụ thể là ‘Tràng An-Ninh Bình’:
Xóa- Tây An (tiếng CỤK CẶK là Xī'ān) là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Thiểm Tây, TQ. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh. Tây An là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường. Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại (nguyên thủy là ‘Con đường lạc đà’). Thành phố có lịch sử hơn 3100 năm với tên gọi trong thời đấy Tràng An hay Trường An (tiếng CỤK CẶK là Cháng'ān), có nghĩa là "muôn đời bình yên"...
- Tràng An còn được dùng để chỉ người Hà Nội... Cây bút Trần Kim Lam viết: Trong lịch sử, Hà Nội chưa bao giờ được gọi là Tràng An cả, mặc dù đã từng qua rất nhiều lần thay đổi tên gọi như: Thăng Long, Đại La, Đông Đô… hay nôm na là Kẻ Chợ. Tuy nhiên, trong câu ca trên ("Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An") thì Tràng An đích thị là chỉ Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến của người Việt - chứ không chỉ bất cứ một nơi nào khác. “Tràng An” là một mĩ từ có nguồn gốc xuất phát TỪ TRUNG QUỐC. Đây vốn là kinh đô của Trung Hoa thời Đường, kéo dài suốt bốn thế kỷ (năm 608-907), cũng là bốn thế kỷ thịnh vượng, mang dấu ấn VĂN HÓA HÁN nhất. Người Trung Hoa sau này ấn tượng về sự phồn thịnh của kinh đô ấy tới mức đã cấp cho địa danh này một nghĩa mới: Cứ nói đến “Tràng An” tức là nói tới kinh đô. Hơn nữa, với nghĩa danh từ “Tràng An” là một cụm từ ghép cố định, chỉ một địa danh. Còn với nghĩa tính từ thì “Tràng An” còn chỉ sự lâu bền, bình yên, an lành...
https://trankimlan.wordpress.com/.../tai-sao-goi-la.../
Trần Kim Lam còn viết tiếp: Như thế, đây là một cách sử dụng điển tích thể hiện niềm tự hào hoài cổ, nhưng ngày nay chúng ta đã Việt hóa làm cho ý nghĩa của hai chữ “Tràng An” trở nên sâu xa hơn (đất Tràng An, phong tục Tràng An…). Câu ca dao trên được xây dựng trên cấu trúc song hành: “Chẳng… cũng thể…”, đặt “người Tràng An” bên cạnh “hoa nhài”, “thơm” sánh với “thanh lịch”...
...Ông Trịnh Công Sơn bỗng hiện... hồn về yêu cầu ‘sửa’, ‘sửa cái gì?’:
- Sửa cụm từ ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’ thêm... vài ngàn năm nữa!
Ha..ha..ha...
Thank bạn!
Ps: Thơ hay, rất có ý!
Khatiemly Haohan (FB)
Trả lờiXóaBài viết hay !
3 ngày
Cám ơn... hảo hán, nhà vẫn còn gụ nếp cẩm, Tiêu Phong này xin mời một ly, hehe
XóaHoàng Anh (FB)
Trả lờiXóaRất tuyệt
4 ngày
Thank bạn, khi thăm Bái Đính-Tràng An, bên cạnh mình còn có 2 'Tiểu Long Nữ U23' đến từ Hải Phòng và Sài Gòn mà mình rất mến, và mấy câu thơ trên cũng có ít nhiều liên quan tới... 2 nàng này, hehe...
XóaMai Hạ (FB)
Trả lờiXóaThích...
3 ngày
Hehe..., nếu kg nhầm thì nhà sư Nguyễn Minh Không là một trong những người đầu tiên sáng lập ra đạo Phật ở VN (không tính thời Bắc Thuộc), có nói trong bài... Thank MH nhé, cuối tuần vui!
XóaHuynh tạm trích một đoạn:
XóaThiền sư Nguyễn Minh Không, lịch sử và huyền thoại
Theo pháp hệ được Thiền Uyển Tập Anh ghi lại, Thiền sư Nguyễn Minh Không (1066-1141) là vị Thiền sư thuộc thế hệ thứ mười ba của dòng Pháp Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Ngài nổi danh là một vị thiền sư đức cao vọng trọng, được triều đình nhà Lý tôn phong làm Quốc sư. Thân thế và công nghiệp của ngài được cả chính sử lẫn dã sử đề cập, trong đó đáng chú ý có một số yếu tố nhuốm màu huyền thoại....
Tích xưa truyền rằng, Thiền sư Nguyễn Minh Không sau khi đắc đạo đã trở về quê hương Đàm Xá dựng ngôi chùa nhỏ gọi là chùa Viên Quang, nay thuộc địa phận hai xã Gia Thắng, Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh NINH BÌNH. Ngài đã tu trì Phật pháp tại đây cho đến lúc viên tịch. Nhân dân về sau đã biến chùa Viên Quang thành nơi thờ tự Ngài (còn gọi là đền Thánh Nguyễn), được xưng tụng là một trong “Hoa Lư tứ trấn”...
http://chuaadida.com/chi-tiet-thien-su-nguyen-minh-khong...
Má Boon (FB)
Trả lờiXóaTHƠ HAY HÌNH ĐẸP
CÀNG ĐỌC CÀNG HAY
XIN TẶNG CHỮ LIKE
TỎ LÒNG ÁI MỘ
3 ngày
Chời, bình gì mà có vần có điệu hay vậy, hehe...,
Xóamới di ucf về...,
thank Má!
Nguyen Đang Nhã Kỳ (FB)
Trả lờiXóaTRANG AN dep qua Huynh ha.... lau wa roy... muoi ko thay huynh len nui choi... thi ra huynh da ve Trang an ngam canh dep roy.....😄
1 ngày
Thế Dung nhi đã đi Tràng An chưa?, Tĩnh ca ca đang chờ... ở đó nè, hehe
Xóa
XóaNguyen Đang Nhã Kỳ
Nghe Tinh ca noi cu y nhu thiet vay ah... thoy Tinh ca ca... cho o do di nha... dung yen mot cho dung di dau het. Dung muoi ra lien ne... hehe he🤣🤣🤣🤣🤣🤣
Nguyenphong Bui
Trả lờiXóa24 Tháng 2 lúc 19:26 · Thành phố New York, New York, Hoa Kỳ ·
LỘN LÀNG
(Nhà Gom Lá Bàng)
Tràng An! Tràng An mây nhàn nhạt.
Tiêu Phong gặp Đoàn Dự quán nào.*
Nhà Gom Lá Bàng đi xa quá.**
Dắt Phong Bùi sang tận bên Tàu.
Không không... Tràng An này nước Việt.
Chưa lần thăm viếng... Một lần mơ
Bái Đính trơ ra còn rồng lộn
Bắc Kạn giờ đây bụi phủ mờ.
Ta sẻ đưa em về Củ Chi
Chỉ Cu! Em hỏi đó củ gì?
Mấy chục ki lô mét địa đạo
hầm sâu vang vọng tiếng quân đi.
Hay em theo ta về Cù Mông.
Còng mu ta trải hết nỗi lòng.
Pờ Lê Ku... anh dài thườn thượt.
Ban Mê... em Thuộc mãi chẳng xong.
Tràng An... Bái Đính mây lồng lộng.
Không Lộ thiền sư nay ở đâu.
Thả nón vượt sông như huyền thoại.
Hoán vũ, hô phong pháp nhiệm màu.
Cám ơn anh! Nhà Gom lá bàng.
Áng văn tản mạn đón xuân sang.
Kiến thức thâm sâu tường kim cổ...
Xấu hổ! Ta đây lại lộn làng.
* Tiêu Phong, Đoàn Dự: nhân vật trong truyện kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung
** Nhà Gom Lá Bàng, Phong Bùi: facebooker
Xấu hổ! Ta đây lại lộn làng.: ha..ha..ha...
XóaP/s: Bạn rành sử ghê, truyền thuyết về Không Lộ thiền sư rất... hấp dẫn.
Nhân tiện, mình nói chữ 'Thuột'... 'Thuột' (hay Thuốt) là tên một chàng trai Ê đê (hay M'Nông, Rhadé, có thể là con cả), 'Ma' là bố, 'Ma Thuột' là bố của anh Thuột, 'Buôn Ma Thuột' là cái buôn 'đầu tiên' do ông 'Ma Thuột' lập nên từ thời xa xưa, còn 'Ban Mê Thuột' là đọc trại từ thời Pháp...
XóaNguyenphong Bui
XóaOK... thanks
Tràng An nghe đến tưởng bên Tê
Trả lờiXóaLạc bước trần ai đến chốn này
Bầy le le lướt trong xanh nước
Mới biết quê mình chả kém ai
*Tê = Tê Cu
P/s:
Mình nghi ‘vịt trời’ (một phần mình có mô tả trong bài) là con chim ‘lạc’ ( = 'Việt' trong chữ Việt Nam!) được thể hiện trong trống đồng...
Trong khi đi tìm hình ảnh con chim ‘lạc’, mình vô tình đọc được tin: ‘Trống đồng cũng mới đào được ở Đông Timor (Timor-Leste) vào năm 2014, giống y trống đồng Việt Nam’:
http://sachvadoisong.vn/.../phat-hien-trong-dong-dong-son...
'Trước đó, các nhà khảo cổ từng tìm thấy nhiều hoa văn, họa tiết, hình khắc trên đá tương tự như trên trống đồng Đông Sơn ở các tỉnh phía Đông của Timor Leste. Phát hiện ra trống đồng Đông Sơn còn gần như nguyên vẹn khẳng định rõ nét hơn về sự hiện diện từ hàng nghìn năm trước của nền văn hóa Đông Sơn tại đây'... Như vậy, bất chấp nghiên cứu quá đà của ‘tương đương Tạ Đức’ gì gì đó, bằng chứng cho thấy dân ‘Việt’ CÓ NGUỒN GỐC NAM ĐẢO (cộng với dân tộc tại chỗ có ít nhất từ 10.000 năm trước), do đó:
- Sự hình thành dân tộc Việt chủ yếu là do cuộc ‘BẮC TIẾN’, tức tiến từ các đảo phía nam vào VN (xem hình 1, 2), chứ không phải ‘nam tiến’, tức tiến từ Tàu sang!
Hình 1: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=774099262781942&set=p.774099262781942&type=3
Hình 2: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=774108602781008&set=p.774108602781008&type=3
Phạm Hiền
XóaVề nguồn gốc của người Việt hiện nay, có rất nhiều thông tin trái ngược nhau, cái khó cho chúng ta là những thông tin ấy mang theo rất nhiều dữ liệu khả tín. Tuy vậy, nguồn gốc Bách Việt vẫn chiếm ưu thế. Địa bàn cư trú của cư dân Bách Việt hiện đại càng lúc càng rộng ra, lan tỏa đến Indonesia, Tân Tây Lan, Đông Timor...Việc trống đồng xuất hiện ở những nơi đó, cũng như vùng Giang Nam (Tê Cu) hay Kim Quy, Lại Sơn (Nam Hà) hay Đông Timor xuất phát từ hai nghi vấn: Kinh tế và di dân. Vấn đề còn lại là chúng ta giải mã như thế nào và liên kết lại ra sao thôi.
@Phạm Hiền
XóaGhi nhận, rảnh tôi sẽ viết một bài..., mới đi nhậu về hơi bị xỉn và... mệt, hehe... Thank anh!
Phạm Hiền
XóaHôm nay mà còn Tết là quá đã. Thôi thì hoài cổ một tí vậy> "tháng giêng là tháng ăn chơi" Ha ha
Trần Mỹ Khanh
XóaThơ hay... Dí dỏm...
Đêm bình an ngon giấc H nhé...
Tràng An đẹp thật huynh à, đi rồi vẫn muốn đi lại. Nhưng Bái Đính chỉ là nơi du lịch thăm quan thì muộn thấy được. Còn vẻ " uy nghiêm" thì hơi thiếu, nên nếu đi lễ bao giờ cũng đi chùa Bái Đính cũ lễ trước rồi mới rẽ sang chùa mới để thưởng ngoạn huynh à.
Trả lờiXóaChúc huynh năm mới mạnh khỏe mọi điều may mắn và an yên :)
Ui, huynh cứ bận... tập trung viết bài mới hoài, híc..., nên trả lời chậm, sr...
XóaMuội ăn Tết có vui hôn?
Thank muội, vui... nhìu nghen!