Các bạn ơi, cũng như các bạn, hôm nay mình phải
đi làm, tranh thủ buổi sáng, mình xin nói vài dòng ngắn vậy.
- Trước nay, người ta thường nghĩ
‘ngạo’ là cái
gì đó không tốt như kiêu ‘ngạo’, ‘ngạo’ mạn, … Về nghĩa Hán Việt, mình
không
quan tâm. Khi Lệnh Hồ Xung cười lên cái trò đời - tranh dành danh lợi
đến mức
vô cùng ti tiện của đám người Ngũ nhạc kiếm phái/danh môn chính phái hay
của
bọn Ma giáo, …, thì gọi là tiếu ngạo (cười ngạo). Khi chàng nắm tay
Doanh Doanh
hát khúc ‘tiếu ngạo giang hồ’, rời bỏ cái phù phiếm của nhân gian để đi
vào
tình yêu bất tử, lúc đó chàng không tham gia tấn trò đời nữa nên chàng
không
cần quan tâm cái gì tiếu ngạo hay cái gì là không tiếu ngạo. Vì thế mình
gọi
cái cười không quan tâm đến sự đời, 'đứng lên trên cái chết mà cười' hay
cười hoài rồi cũng có lúc hết cười, là ‘phi ngạo’, vì vậy mình có nói:
Đùa như Lệnh Hồ là tiếu ngạo
Đùa trên cái phù phiếm của nhân gian là phi ngạo
Đùa trên cái phù phiếm của nhân gian là phi ngạo
- Về tình yêu cũng vậy, khi xác định tình yêu, nếu bảo rằng già quá/trẻ quá, có vợ/chưa có vợ, gần/xa quá, giàu/nghèo, nếu lệ thuộc vào tôn giáo, phong tục - tập quán - luân thường đạo lý (xem ‘cực hình’ của Tiểu Long Nữ và Dương Quá khi mới yêu nhau), hay nếu vì có tài, đẹp trai, đại gia, đẳng cấp, sĩ diện, …, thì đó là tình thường. Nếu người ta yêu mà ‘không cần biết em là ai, …, yêu em vì chỉ biết đó là em’, hay 'trả lại cho tôi, trả lại cho em, trả về hư không, giọt nắng bên thềm', ..., những kiểu yêu như vậy gọi là tình ‘thoát’.
Yêu mà tính toán là tình thường
Yêu không giới hạn là tình 'thoát'
Yêu không giới hạn là tình 'thoát'
- Rất nhiều người đã viết sách về ‘thiền là gì’, rất nhiều người đã thể hiện tư tưởng Phật là như thế này như thế kia, chắc chắn những người đó không phải là thiền sư hay là phật. Các bạn hẳn nhớ câu ‘Đạo khả đạo phi thường đạo', có nghĩa là đạo mà có thể nói rõ ra được đạo là gì, thì đạo không còn là đạo nữa. Đời người là hư ảo, 'mấy mươi năm cách xa, đời thấm thoắt chóng qua, chỉ còn lại âm hưởng, phảng phất dưới chiều tà', tại sao con người phải ôm mãi trong lòng một triết lý nào đó, của ai đó, và 'không có gì mất tự do hơn khi phải phụ thuộc vào tư tưởng của người khác'.
Si thiền, si Phật, ... cũng là si
Không thiền, không Phật là phi triết (ngộ không)
Không thiền, không Phật là phi triết (ngộ không)
- Có kẻ tưởng mình đã ngộ rồi, đã thành phật rồi như mấy thần tăng Không Văn, Không Trí, Không Tính, …, nhưng cuối cùng cũng vì ‘bảo đao Đồ Long, hiệu lệnh thiên hạ’ mà tham gia vào vòng tranh chấp thị phi. Chỉ có Tạ Tốn biết ‘Viên cũng là không, mà Không cũng là không…, Tạ Tốn cũng là cục phân, cục phân cũng là Tạ Tốn’ nên y thành phật. Dương Quá đã dùng 'Huyền Thiết kiếm' chém đứt cái 'Ngũ Luân' của Kim Luân Pháp Vương, rồi cùng với Tiểu Long Nữ tuyệt tích gang hồ.
Ham giác ngộ sẽ lạc vào ngạ quỷ
Kẻ quên giác ngộ mới là chân nhân
Kẻ quên giác ngộ mới là chân nhân
Vài dòng tâm sự buổi sáng cho vui, mình đi uống cà phê đây, rồi đi làm,
rồi lại lao vào cái vụ tranh chấp thường tình của ‘Ngũ nhạc kiếm phái’, buồn ơi
là buồn, chán ơi là chán. Nhà gom lá bàng xin gởi ‘nụ hôn nhẹ’ đến các blogger nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét