1.
Trước tiên, mình xin nói là mình không phải
là nhà văn, nhà báo hay nhà thơ, nên nếu mình viết văn hay làm thơ chưa
hay là một điều hiển nhiên, nếu mình viết lách trên trung bình thì may
mắn rồi. Mình
viết nhiều bài trong blog này, hầu như là người lớn đọc, nhưng về ‘tầm
nhìn’
thì hình như chưa hẳn vậy, vì mình biết rằng còn có nhiều bạn trẻ tuổi
đọc nữa,
nên khi hạ bút, mình hết sức thận trọng, vì mình (hay các bạn), ai lại
không
muốn thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt cơ chứ!
Thứ hai là có bạn nói ‘lá bàng’ rãnh!, mình đã
làm việc 30 năm rồi, nhưng phải chờ lâu lâu nữa mới đến tuổi về hưu… Ở đời, có
ban ngày thì phải có ban đêm, vì thế có làm thì phải có chơi, ‘chơi là làm’ (ba
mình nói vậy), còn việc mình rãnh hay không, theo mình, phần lớn là do cách tổ
chức công việc của mình, nếu biết chuẩn bị tốt và biết sắp xếp tận dụng tốt
nguồn nhân-tài-vật lực, nhiều khi ta chỉ cần tốn 10% thời gian mà thậm chí có thể
đạt kết quả lớn hơn rất nhiều so với những người phải bận rộn cả đời mà chả làm
được kết quả nào lớn cả (ví dụ có người ‘hở’ một cái là mất ví đựng tiền, ‘hở’ một cái là mất cmnd, mất chìa khóa, mất đtdđ, ..., mình không tiện nói ra ở đây, xin hẹn trong một
bài viết khác ạ).
Thứ ba, rất tiếc mình không phải là đệ tử của
‘Đổ Thần’, mình lâu 3-4 tháng mới tham gia đánh phỏm một lần, chỉ đánh
‘nhỏ’ để giết thời giờ hay cho vui (khi đi
công tác, ở KS buồn quá), để thú vị với những âm mưu (câu kéo) hay 'sự
cố' lội ngược dòng đầy kịch tính giống như bóng đá, để quan sát tính
cách của con người và để quen biết các
‘anh hùng hảo hán Lương Sơn!’ của các tỉnh hì..hì... Mình đánh phỏm chỉ
thuộc loại
trung bình, đôi khi xuất thần hay gặp may mắn mà đạt loại khá, mình
không biết
các mánh lới/thủ thuật/trò bịp trong khi chơi bài (ví dụ chưa biết chẻ
bài),
mong các cao thủ ‘phỏm’ thông cảm.
Thứ tư, mình vừa viết bài này xong, chưa sửa,
thì có gặp một bà chủ quán cà phê, cô ấy nói ‘anh đánh phỏm hay (!), vậy anh
viết một bài về phỏm đi nhé’. Trong vòng một ngày, không ngờ mình mới viết nháp
về đề tài này, lại có ngay một phụ nữ yêu cầu mình viết cũng về đề tài này, quả
thật là ‘cơ duyên hảo hợp’, ngay sau đó, mình gặp vận đỏ, hì..hì...
2. Mình không quan tâm lắm đến ‘khía cạnh xã
hội’ của đánh phỏm, mà chỉ nhìn thế giới ‘phỏm’ dưới cặp mắt của ‘lá bàng’, tức là dưới cặp mắt hơi triết lý một tí như sau:
Giống như việc 'uống rượu giải sầu', hát Caraoke, chơi game,
chơi blog, đánh bi-da hay đánh cờ tướng, cái gì cũng có hai mặt tốt xấu
của nó. Người ta nói cái gì tồn tại thì phải có cái lý của nó,
không phải ngẫu nhiên mà đi đâu bạn cũng thấy người ta đánh 'tiến lên'
hay 'đánh phỏm' (rất nhiều nước trên thế giới còn mở và quản lý Casino
cơ mà). Tuy nhiên, không ai đánh bạc để trở thành giàu, kẻ nghiện bài bạc chỉ có thể trở thành 'bác thằng bần' thôi.
Ngoài mặt tiêu cực, theo mình, nếu biết vận dụng như là một phương tiện giải trí tạm thời,
đánh phỏm còn là một trong những hình thức xả 'stress' tốt, quên được
chuyện 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt', giảm đi cường độ 'thất tình',
giảm nỗi sầu thất nghiệp, quên được những nặng nề
của nhân tình thế thái bám víu lấy mình, tránh được cảm giác cô
đơn/trống rỗng, ..., trong đó, con người có thể hiểu và thông cảm nhau
hơn, hiểu được tính cách con người hơn, dễ thâm nhập nhiều thực tế nhân
gian hơn, quen biết được nhiều bạn bè 'lạ' hơn, ...
Là
một môn thể thao tinh thần, cũng như đánh cờ tướng/cờ quốc tế, người
tham gia đánh phỏm phải có 'trí tuệ', có tinh thần sáng suốt và bình
tĩnh, người mà đi đánh phỏm dưới một tâm trạng bất an thì thua là một
điều không thể tránh khỏi. Vả lại, 'hay không bằng may', người ta thắng
nhờ hay thì ít, nhưng thắng nhờ may thì nhiều.
Không ồn ào như khi đánh 'tiến lên', những người tham gia đánh phỏm vô tình trở
thành những ‘triết gia’ bất đắc dĩ, nhiều anh chàng trông có vẻ giống như ‘anh
hùng võ lâm hắc đạo’, nóng tính như Trương Phi hay Chí Phèo, thế mà khi bước
vào thế giới phỏm, có khi, đột nhiên trở nên trầm lặng, hiền như con ‘cừu’ và… trông
giống như các ‘nhà hiền triết!’, nhiều cô gái trông bề ngoài là trung bình/trên
trung bình ('học vấn' thấp, chậm chạp, da hơi trắng, phoọc hay mặt hơi được), nhưng khi
ngồi vào thế giới phỏm bỗng trở nên sắc sảo, lanh lẹ, mưu mô, ma mảnh, tả xung hữu đột,
thông mình cực kỳ, thậm chí đôi khi nhìn giống như những thiên thần!, hì..hì…
Trong một số gia đình, thường thì chồng biết đánh bài, vợ có
thể tham gia hay không tham gia. thậm chí có bà rất ghét bài bạc, nhưng
có không ít gia đình, cả hai vợ chồng đều 'nghiện' bài bạc. Trong thế
giới phỏm, tỉ lệ phụ nữ tham gia đánh phỏm là cao hơn đàn
ông! Người tham gia đánh phỏm có thể là những nhân vật có địa vị trong
xã hội (giám đốc, tướng tá, lãnh đạo), trên thứ dân hoặc thứ dân (CBCNV,
CB về hưu, những người chạy 'mánh' hay buôn bán, lái xe, xe ôm, thợ,
nhân viên phục vụ)... Một số tệ nạn đã xảy như tổ chức bài
bạc có hệ thống để lấy 'xâu', đánh lớn, cầm dần dần tài sản ở các tiệm
cầm đồ (rồi... có thể bị phá sản), vay mượn, xù nợ và lừa gạt, 'tình cảm
nam nữ' phát sinh, ...
Có một số phụ nữ mê phỏm (hơn cả người tình/gia
đình) đến nỗi vay tiền (vay nóng), cầm xe máy, cầm ti vi, dàn đầu video, đtdđ, …,
để đánh phỏm, và chơi liên tục ngày này qua ngày nọ. Nói chung, đàn
ông thường không đánh giá cao những phụ nữ như vậy, đặc biệt là lấy làm vợ thì lại
càng không dám… Có một lần chúng mình ngồi uống cà phê với một phụ nữ, thấy trong
túi cô ta có 2 cái ‘biên lai đỏ’, đó là cô ta đã cầm xe máy và điện thoại để..
đánh phỏm, chúng mình điều tra thì mới biết cô ta tốt nghiệp đại học văn khoa TP
Vinh, đã từng làm phóng viên/phát thanh viên cho một đài phát thanh truyền hình
địa phương, cô ta sau đó đã biến mất (không biết nguyên nhân), tuy nhiên, tính
tình của cô ta rất hiền dịu, ai cũng mến và mến rất lâu, ví dụ như chúng mình
bây giờ vẫn còn mến!, điều đó có nghĩa là cảm nhận trong thế giới phỏm không
luôn giống với thế giới ‘thường’, trong đó việc nhìn con người có thể ‘nhân bản’
hơn!...
Đánh phỏm nhỏ (ăn thua cở vài
‘xị’) ở những nơi công cộng như quán cà phê, công viên, trên lể đường, …, thì người ta chơi một
tí (thường là một buổi) cho vui là giải tán, còn đánh phỏm ‘hơi lớn’ (ăn thua cỡ vài ‘chai’) trong phòng kín thì người
ta có thể chơi một ngày hay dài ngày, người lạ rất khó vào, phải có người tiến cử, còn đánh phỏm ‘lớn hơn’ (ăn thua cỡ vài
chục ‘chai’ trở lên) thì có những ‘hệ thống bảo vệ’ cực kỳ chu đáo (mình không
tham gia vì chưa có đủ ‘trình độ’ thâm nhập vào những chỗ đó, ví dụ điều kiện
về tài chính, kỹ thuật...).
Muốn đánh phỏm là phải có ‘nguồn’, ví dụ thu nhập
tương đối cao (làm giám đốc), có tiền lãi NH (gửi vài tỉ trở lên), có vòng luân
hồi lãi sớm (cầm đồ, khách sạn, quán nhậu), có phong bì (sorry), … À, lúc đánh
phỏm ở Thanh Hóa/Hà Nội vào khoảng năm 1999-2000, mình chỉ chơi ‘quẹt lội nghẹ’ hay
chơi vui ‘có thưởng’ nhỏ thôi, lúc thì 1, 2, 3, 4 (ngàn)/ván, có lúc lên đến 10, 20, 30, 40
(ngàn)/ván, nếu vài năm mới có một lần thua 8 triệu (khoảng 2 cây vàng), thì không lớn lắm, vì lúc đó vàng
chưa có giá. Nay với các cặp vợ chồng là sinh viên mới ra trường, hay những gia
đình nông dân thì 2 cây vàng hay gần 100 triệu, có thể là sự nghiệp lớn cả đời
người, chớ có dại mà tham gia đánh phỏm vì nếu như vậy là các bạn đang đi vào
con đường ‘tự diệt vong’ đó.
3. Mình sẽ lần lượt kể ra các cây chuyện nhỏ
sau đây:
Mình học đánh phỏm đầu tiên tại Thanh Hóa, cách
đây khoảng 13 năm. Đánh phỏm thường có 4 ‘tay’, có 9 lá bài/tay, nếu có ít nhất
1 phỏm (ví dụ 1, 2, 3 bích) thì người ta tính điểm trên tay bằng cách cộng điểm
của các lá bài (ví dụ con J là 11 điểm), điểm ai nhỏ nhất là thắng, ai mà ‘ăn’
hay bốc được 3 phỏm (ví dụ J, Q, K cơ, 3 con 10, 3 con 2) thì ‘ù’ (thắng tuyệt đối),
nếu một người có 3 phỏm là 10 lá thì ‘ù tròn’ mà mọi người phải chung tiền gấp
đôi, nếu một người không có phỏm nào (cháy) là thua ‘bét’, có luật ‘chốt hạ’
rất nghiệt ngã (đánh cho người bên cạnh ăn con cuối cùng (con thứ ba) thì có
thể bị phạt bằng một ván cháy), nếu ai đánh cho người kế bên ăn 3 phỏm thì phải
đền cho cả hội… Ở Thanh Hóa mình còn giữ lại trong tâm trí rất nhiều tình cảm
và ấn tượng tốt đẹp, tuy nhiên mình vẫn chưa ăn được món canh ‘đắng’, hì..hì…
Sau đó mình tiến dần vào Quảng Trị, Huế và ở lại đó trong
một thời gian ngắn, buổi tối mình thường đánh phỏm ở trước ‘quán cơm Âm Phủ’, có
đôi lúc đi lần mò ra phía ‘đường 9 Nam Lào’ để tham quan những quán caraoke
‘hầm’ (dưới mặt đất), …, ăn bún bò ‘cay chảy nước mắt’, xuống tận Vĩnh Linh
(Vịnh Mốc) mà đã ngửi mùi thuốc độc ‘đi-ô-xin’ và đã tận tay sờ những sợi kẽm
gai ‘mục’ lụn vụn của Mỹ còn sót lại lại sau chiến tranh…
Mình tiếp tục ‘tấn công’ ra Hà Nội, ở đây mình
đã gặp các ‘đại gia’ phỏm ở Cầu Giấy, Trần Khắc Chân, Mã Mây, Trần Duy Hưng, Xuân
La - Xuân Đỉnh, Kim Ngưu, … (đa số họ là
chủ khách sạn hay là những người do có tiền đền bù giải phóng mặt bằng hay tiền
bán đất gửi NH mà lấy tiền lãi ra để… đánh phỏm)… Ở đây, mình gặp 2 trận ‘kịch
chiến’ kỳ lạ, đó là đánh phỏm thì trung bình 20 ván thì có 1-2 ván ‘ù’, tỉ lệ ù
là 5-10%, nhưng 2 trận đó mình chơi 20 ván thì có đến 18-19 ván ù (kể cả ù tròn),
tỉ lệ ù là 90-95%, chuyện đó chỉ có thể xảy ra ở sao Hỏa!!!, lúc đó, mình biết là
bị xui, rơi vào chỗ không ‘hay’ và thua sạch túi (vì mình chơi cho vui, hết
tiền là về KS đi ngủ, nên 2 lần đại bại/đời là không có ảnh hưởng lớn, mặc dù
nhớ lại mình cũng rất đau lòng)…
Mình tiếp tục tấn công ra Hải Phòng, Quảng Ninh
(hay Nam
Định), ở đây người ta chơi phỏm 8 lá, về nguyên tắc cũng như phỏm 9 lá, mình không
giải thích ở đây. Rồi mình ‘đánh thốc’ lên Lai Châu (được tách thành Lai Châu
và Điện Biên năm 2003), rồi Lạng Sơn, Cao Bằng… Các ‘chiến tích’ đánh phỏm ở
đấy gây cho mình rất rất nhiều kỷ niệm, mình không thể kể hết, mình vẫn còn nhớ
các ‘bạn’ ở các tỉnh ấy!
Sau đó, mình có vài lần phiêu bạt vào Đà Nẵng,
trong lúc chờ đời thông báo ‘có việc làm’, mình tham gia vài ‘tụ điểm’ ở Ngã Ba
Huế. Nói chung càng vào sâu trong Nam, thì người
ta đánh phỏm có ‘cá già’, ‘tứ quý’ và ‘không chơi tái phỏm'. Vào đến Ban Mê, có
một hôm nhà mình sửa ống nước, mình mới tâm sự với anh thợ là ‘mình đang nghỉ
phép chả biết làm gì, ở ngoài Bắc có đánh phỏm, nay mình vào miền Nam thì thất
nghiệp!’, không ngờ anh ta nói ‘vouloir c’est pouvoir’ (muốn là có ngay), lập
tức sau đó, anh ta dẫn mình đến nơi, ô là là, ở đây có nhiều tụ điểm đánh phỏm
nhỏ lớn đủ cỡ…
Rồi mình đánh thốc vào Bình Phước, Bình Dương,
rồi vào tận Dĩ An hay Tân Uyên, vui lắm, ở đây mình đã gặp nhiều đại gia ‘gỗ’ mà trong
công ty của họ, thường có thiết kế phòng riêng để đánh phỏm, có máy điều hòa,
gường ngủ nệm mút ‘kim-đan’, có ô-xin phục vụ ăn uống đàng hoàng, nhưng 3 năm
nay mình không ghé lại vì mình bị ‘bức xô’ với các đại gia chơi lớn quá,
hì..hì..
Mình lại tiếp tục đánh thốc xuống Sài Gòn và 13 tỉnh ĐBSCL,
mình chỉ thấy người ta chơi ‘tiến lên’, ‘xì-lát’, cát-tê’, ‘xì tố’, ‘xập xám’,
‘tứ sắc’ (giống như đánh ‘chắn’ ở HN), mình không tham gia các trò chơi đó, nên
trong 3 năm nay, mình quên mất cách đánh phỏm rồi, híc..híc…
Mình không kể nhiều, Tết này mình nghỉ phép 15
ngày, chỉ gặp ‘đúng’ có 3 người uống cà phê (3 nơi khác nhau), thế mà cả 3
người đó đều chơi phỏm, chiếm tỉ lệ tuyệt đối là 100%!, chứng tỏ rắng thế giới
đánh phỏm cũng hấp dẫn, phải không các bạn!
4. …Mình mở rộng câu chuyện tí cho vui, không
liên quan đến chủ đề đánh phỏm cho lắm, mình lại nghĩ đến câu chuyện về Tể tướng
Án Anh (làm quan hai triều vua Tề Trang Công và Tề Cảnh Công, thời Xuân Thu).
Có người kể một câu chuyện như sau, nhiều người thấy Án Anh là một người vô
tướng bất tài (xấu trai, da hơi den, người nhỏ con, mặt chuột, …) mà làm đến chức
Tể tướng và lại rất có tài. Có một tên ‘đạo chích’ không tin như vậy bèn đêm
khuya lẻn vào nhà ông ta và thấy ông đang đọc sách. Nghe tiếng động, ông ta vẫn
đọc sách, không quay người lại mà chỉ ‘quay đầu lại’ và hỏi:
- Ai đó, có việc gì không?
Tên trộm trả lời:
- Dạ, tôi vào nhà ngài không có ý ăn trộm, tôi
nghe đồn ngài là người có tài, nên vào xem thử ngài có tài thật sự không!
Án Anh nói:
- Thế à, ta đang bận đọc sách.
Nói xong, ông ta quay đầu lại và thản nhiên tiếp tục đọc sách. Tên trộm hãi
hùng và bỗng nhiên nảy sinh ra lòng cảm phục và kính trọng ông. Ra về, tên trộm
nói với mọi người:
- Tể tướng Án Anh quả là một người có tài.
Đó là tính cách của một ‘Tể tướng’, còn tính cách của mỗi con người sẽ
bộc
lộ thông qua cách đánh bài của y (y thị), ta có thể thấy đó là người tốt
hay
người xấu, dũng cảm hay là 'thỏ đế', bình tĩnh hay là nóng tính, thủ
đoạn/mưu mẹo hay nông cạn, nghiêm túc hay lã lơi, phóng khoáng hay keo
kiệt, trung thành hay
phản bội, có thể làm được chuyện lớn hay chuyện nhỏ, … Không nhầm khi
Khổng
Minh đã dùng đánh bài (một trong 10 cách nhận biết) để biết ‘trong ruột’
của các
tướng, đặc biệt là biết các tướng của mình sau này có phản bội hay
không!
…Mình xin nói thêm, mấy ‘phu nhân’ có chồng là nhà văn, nhà thơ, nhà
giáo, nhà báo hay nhà soạn
nhạc/kịch, ..., mà đôi khi thư giãn bằng cách 'nhậu' hay 'đánh phỏm',
thì xin thông cảm cho các đấng ‘phu quân’ và chớ nói ‘ông là đồ vô
tích sự’, vì làm mấy nghề đó phải ‘suy nghiệm’ rất lâu mới cho ra một tí
‘vàng’. Tương tự, phụ nữ nhiều khi phải ôm đầu ngồi suy
nghĩ về công việc mất cả tiếng, vài tiếng đồng hồ, thậm chí cả đêm hay
vài đêm, nên đôi khi mấy bà có vài cách thư giãn như làm 'bà tám' hay
'làm vài ván', thì mấy đấng phu quân chớ trách
vợ là ‘tại sao bà không làm đồ nhậu!’, hì..hì…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét