Vì sao nàng xa quá
Ta như kẻ lãng du
Vì sao nàng thơm quá
Ta bỗng thành gã Trư
Tìm nàng mãi tận cõi hư
Đêm ta cô lữ, khẩy đàn được
không!
Trư Bát Giới là Thiên
Bồng nguyên soái ở Thiên đình, đây là một chức rất lớn, y chỉ huy 8 vạn Thủy
binh, ngang hàng với Lý Tịnh (Thác Tháp thiên vương), trên cả Nhị Thập bát tú,
vượt xa đẳng cấp của tướng tiên phong là Cự Linh Thần. Y còn có tên
là Trư Ngộ Năng, nghĩa là con lợn tái sinh nhận ra được khả năng của mình, do
Quan Thế Âm Bồ Tát đặt để y tham gia bảo vệ Đường tăng trong chuyến đi thỉnh
kinh đến Tây Thiên. Sau này, y còn được Tam Tạng gọi là Trư Bát Giới, nghĩa là
y phải tránh 8 sắc giới của Phật gồm sát sinh, trộm cắp, dâm dục, nói bậy, uống
rượu, trang điểm, dùng đồ đạc quá sang trọng, và ăn mặn.
Y có đầy đủ ‘hỉ nộ ái ố dục’
biểu hiện qua thói lười biếng, háu ăn, nịnh nọt, ghen tị (với Tôn Ngộ Không),
thích gái đẹp, nói phét…, chính vì những ‘đức tính’ này mà sau khi thành công
trong việc thỉnh kinh, y không được thành Phật hay La Hán, mà chỉ được giữ chức
Tịnh Đàn sứ giả, là chức lau dọn bàn thờ, được ăn uống hoa quả nhiều ở Niết
Bàn, đức Như Lai nói: 'Tại nhà ngươi ăn khỏe tính lười, dạ dày to lắm. Mà
khắp bốn đại bộ châu trong thiên hạ, những nơi ngưỡng mộ đạo ta rất nhiều, phàm
các việc Phật, ta giao cho nhà ngươi làm tịnh đàn, cũng là một chức phẩm
có được ăn uống, sao lại không tốt?' (Wikipedia). Vì
người ta muốn đề cao vai trò của Tôn Ngộ Không nên chỉ xếp Trư Bát Giới như là
một vai ‘đệm’ trong 4 thầy trò Đường tăng và trong các cuộc giao chiến với yêu
tinh. Thực ra, với chức vụ là Thiên Bồng nguyên soái, đẹp trai, lãng mạn, đa
tình, có 36 phép thần thông, sử dụng một cái cào cỏ 9 răng bằng thép nặng
5048kg, được luyện ở Thiên đình, y chỉ huy một đội quân lớn thiên binh thiên
tướng, thậm chí còn giỏi đánh nhau dưới nước, tài năng của lão Trư không kém gì
Tôn Ngộ Không, ‘kẻ tám lạng, người nửa cân’, nếu không vì thế thì Quan Thế Âm
Bồ Tát đâu có bỏ công mà chiêu mộ y về bảo vệ Đường tăng trong sự nghiệp thỉnh
kinh để cứu nhân độ thế.
Trong các cuộc chiêu
đãi do Ngọc Hoàng thượng đế tổ chức, Hằng Nga thường có mặt để... nhậu lai rai và
ăn vài quả đào tiên để… mịn nước da và… trẻ mãi không già. Lão Trư lần đầu nhìn
thấy Hằng Nga thì bỗng rúng động thần hồn, thèm muốn tình dục đến nỗi nước dãi
chảy ra lòng thòng. Từ đó y ôm mối tình si:
Vì sao nàng không đến
Ta cuồng dại tái tê
Vì sao nàng không nói
Ta lạc vào cung mê
Tìm nàng trong cõi nhiêu khê
Đêm ta vướng vít lệ trào đớn
tim.
Thế rồi cứ mỗi đêm về, y thao thức, thất tình, đau khổ, vươn dài cổ, mỏi mắt nhìn lên Cung Quảng Hằng (mặt trăng, nơi Hằng Nga ngự trị) và trong mồm luôn lẩm bẩm câu:
Đa tình tự cổ nan di hận.
Dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ.
(Đa tình tự ngàn xưa chỉ còn
lưu lại mối hận. Nỗi hận này dài dằng dặc biết bao giờ nguôi - Bạch Cư Dị)
Có câu dịch thoát này nghe hay
mà dễ hiểu:
Yêu ai bằng yêu người tình
Hận ai bằng hận người mình đã
yêu.
Có một đêm nọ, do bị
say và do tâm tình rạo rực không kìm chế được, y bay vào Cung Quảng Hằng gặp
Hằng Nga, tại đấy y bày tỏ tình yêu si mê của y đối với nàng và lợi dụng men
say, y có đủ can đảm để… nhào vô định ôm hôn nàng. Hằng Nga vốn là người
‘ngọc khiết băng thanh’, đồng thời là một vị tiên nữ với số phận độc thân suốt
đời, nàng không những từ chối mối tình say đắm của y mà còn cho y một bạt tai
(!), và lên lời cảnh cáo thái độ của y mà nàng cho là vô lễ. Không những thế,
ngày sau, nàng còn đem câu chuyện dê này ‘méc’ với Thượng đế, ngài nổi trận lôi
đình bèn khép y tội khi quân, ra lệnh xử trảm, may nhờ có Tây Vương Mẫu can
ngăn, cuối cùng ngài cách chức Thiên Bồng nguyên soái của y và đuổi y xuống hạ
giới đầu thai làm người phàm:
Vì sao nàng không biết
Tiên nữ sa bụi trần
Vì sao nàng lao mãi
Đêm vào chốn thiêu thân
Dâm thần bỗng muốn ái ân
Lỡ chân vấp ngã xuồng tầng
Diêm cung.
Khi bị ném xuống trần
gian, do đầu óc còn bối rối, y đầu thai nhầm vào bụng một con heo nái và ra đời
với hình thù xấu xí, đó là một kẻ có mình người đầu heo. Tuy thế, Trư Bát Giới
cũng không bao giờ từ bỏ mối tình ghi tâm khắc cốt với Hằng Nga. Trong một dịp
con Ngọc Thố của Hằng Nga xuống trần biến thành yêu quái làm loạn, định bắt Tam
Tạng ăn thịt để được trường sinh bất lão, Tôn Ngộ Không đã đánh Thỏ tinh thua
bỏ chạy lên Cung Quảng Hằng. Trong lúc lão Tôn định đánh chết Thỏ tinh thì Hằng
Nga xuất hiện can thiệp. Nhân cơ hội này, Trư Bát Giới tiến đến tiếp tục bày tỏ
niềm nhớ mong mà y vẫn giữ nguyên trong mấy kiếp đối với Hằng Nga. Tại đây, một
lần nữa, Hằng Nga nghiêm khắc từ chối và còn cảnh cáo sẽ ‘méc‘ với Ngọc Hoàng,
lão Trư sợ quá đành đau đớn nén lại khối tình trong tim:
Vì sao nàng như thánh
Ta đưa vào thiên đàng
Vì sao nàng hay hát
Ta rung khổ dưới trần
Dáng nàng ẩn khuất phù vân
Hương nàng phảng phất đêm dần
chẳng phai.
Tóm lại, trong truyện
Tây du ký, trong số 4 thầy trò Đường tăng, chỉ có Trư Bát Giới là thật nhất,
‘người’ nhất, với tư cách là một vị thần ở thiên giới, y đặc biệt có tình yêu
của một con người và vô cùng trung thành với bản năng tình yêu vốn có của mình,
mà lẽ ra y phải được hậu thế ngưỡng mộ, lý do vô cùng đơn giản - vì trong mỗi
chúng ta đều có ít nhiều chất Trư Bát Giới!
Pham Thuy Duong 2 giờ trước E thich doan tho nay cua anh Nhà Gom Lá Bàng.
Trả lờiXóaVì sao nàng không đến
Ta cuồng dại tái tê
Vì sao nàng không nói
Ta lạc vào cung mê
Tìm nàng trong cõi nhiêu khê
Đêm ta vướng vít lệ trào đớn tim.
Hihi, chiều CN vui nghen.
XóaTrần Thuận Thảo Ui Trư Bát Giới nhân vật mình thích nhất!
Trả lờiXóakhoảng một giờ trước
Hehe, ai cũng thít lão Trư, tối nay Trần Thuận Thảo xem bài sau nhé,
XóaVì sao nàng không đến
Trả lờiXóaBởi vì chàng đam mê
Đường đi lạc nối về
Để nàng buồn tái tê hihi..
L chúc LB không giờ có thiên thần bé nhỏ tới du ngủ ngon ngon say mềm nhé.
Vì sao nàng không đến
XóaVì nàng ở bên... Đức, hihi...
Cám ơn bạn NTL, tối bên ấy ngọt ngào.