Ngàn năm vẫn đợi mỏi mòn
Trăm năm đã thấy chẳng còn bao nhiêu
Mơ hoài không thấy người... yêu
Mộng hoài chỉ thấy bóng kiều trong sương!
Vô thường thì mặc vô thường
Thì ta cứ chọn tình trường mà đi
Yêu nhau ta có sợ gì
Cứ chờ, cứ đợi, cứ si, cứ tình
(NGLB)
Trăm năm đã thấy chẳng còn bao nhiêu
Mơ hoài không thấy người... yêu
Mộng hoài chỉ thấy bóng kiều trong sương!
Vô thường thì mặc vô thường
Thì ta cứ chọn tình trường mà đi
Yêu nhau ta có sợ gì
Cứ chờ, cứ đợi, cứ si, cứ tình
(NGLB)
Thần
Zeus phong lưu, Trư Bát Giới phong lưu, Đường Minh Hoàng phong lưu,
Napoleon phong lưu, Bảo Đại phong lưu… (xin vui lòng xem các entry
trước), nhưng trên thế gian này, rất hiếm có người đàn ông phong lưu nào
mà ‘những người đàn bà mà mình yêu đều sẵn sàng vì mình mà chết, và
mình cũng không sống làm gì nữa khi những người đàn bà của mình đã ra
đi’. Rất nhiều người đã không ‘làm’ được như vậy, nhưng ít nhất có một
kẻ làm được, đó là Đoàn Chính Thuần.
1. Đoàn Chính Thuần thường được mọi người gọi là Đoàn Vương gia, là Trấn Nam Vương của vương quốc Đại Lý và cũng là em trai của Hoàng đế Đoàn Chính Minh. (Trong lịch sử, ông là một nhân vật có thật, sau khi Đoàn Chính Minh chết và sau cuộc nổi loạn của Cao Thăng Thái, Đoàn Chính Thuần trở thành Hoàng đế thời ‘Hậu Đại Lý’, trị vì từ năm 1096-1108, đến năm 1253 thì Đại Lý bị tiêu diệt bởi đế quốc Mông Cổ, nay nằm trong khu vực của 3 tỉnh là Vân Nam, Qúy Châu và Tứ Xuyên, Trung Quốc).
Ông là một trong những nhân vật tiêu biểu trong truyện ‘Thiên long bát bộ’, gồm Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, Vương Ngữ Yên, A Châu, A Tử, Thiên Sơn Đồng Mỗ, Đoàn Chính Thuần, Đoàn Diên Khánh, Mộ Dung Phục, Gia Luật Hồng Cơ, Cưu Ma Trí…
‘Thiên long bát bộ’ (chuyện xảy ra vào thời Bắc Tống, 960-1127) là một thiên trường ca vĩ đại, một tác phẩm võ hiệp hư cấu của Kim Dung, nay được đưa vào chương trình dạy văn chính quy cho tất cả các học sinh cấp ba ở Trung Quốc. Cụm từ ‘Thiên long bát bộ’ xuất phát từ kinh Phật nói về tám ‘phi nhân’ là Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La và Ma Hầu La Gia, trong đó Thiên và Long đứng đầu nên gọi là Thiên Long bát bộ, rộng hơn là nói về sự vô cùng phức tạp của con người và xã hội: ‘Thế giới của Kim Dung là một thế giới đa cực và đầy mâu thuẫn, thiên hạ chia năm xẻ bảy, có vô số thế lực giành giật hay tranh chấp quyền lợi lẫn nhau mà mọi giá trị của con người có thể bị đảo lộn và thậm chí bị thủ tiêu’ (xin vui lòng xem entry 121).
1. Đoàn Chính Thuần thường được mọi người gọi là Đoàn Vương gia, là Trấn Nam Vương của vương quốc Đại Lý và cũng là em trai của Hoàng đế Đoàn Chính Minh. (Trong lịch sử, ông là một nhân vật có thật, sau khi Đoàn Chính Minh chết và sau cuộc nổi loạn của Cao Thăng Thái, Đoàn Chính Thuần trở thành Hoàng đế thời ‘Hậu Đại Lý’, trị vì từ năm 1096-1108, đến năm 1253 thì Đại Lý bị tiêu diệt bởi đế quốc Mông Cổ, nay nằm trong khu vực của 3 tỉnh là Vân Nam, Qúy Châu và Tứ Xuyên, Trung Quốc).
Ông là một trong những nhân vật tiêu biểu trong truyện ‘Thiên long bát bộ’, gồm Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, Vương Ngữ Yên, A Châu, A Tử, Thiên Sơn Đồng Mỗ, Đoàn Chính Thuần, Đoàn Diên Khánh, Mộ Dung Phục, Gia Luật Hồng Cơ, Cưu Ma Trí…
‘Thiên long bát bộ’ (chuyện xảy ra vào thời Bắc Tống, 960-1127) là một thiên trường ca vĩ đại, một tác phẩm võ hiệp hư cấu của Kim Dung, nay được đưa vào chương trình dạy văn chính quy cho tất cả các học sinh cấp ba ở Trung Quốc. Cụm từ ‘Thiên long bát bộ’ xuất phát từ kinh Phật nói về tám ‘phi nhân’ là Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La và Ma Hầu La Gia, trong đó Thiên và Long đứng đầu nên gọi là Thiên Long bát bộ, rộng hơn là nói về sự vô cùng phức tạp của con người và xã hội: ‘Thế giới của Kim Dung là một thế giới đa cực và đầy mâu thuẫn, thiên hạ chia năm xẻ bảy, có vô số thế lực giành giật hay tranh chấp quyền lợi lẫn nhau mà mọi giá trị của con người có thể bị đảo lộn và thậm chí bị thủ tiêu’ (xin vui lòng xem entry 121).
Ông
may mắn có phẩm chất của một bậc đế vương hoàn hảo: đẹp trai, võ nghệ
cao cường (môn ‘Nhất dương chỉ’), được các anh hùng thiên hạ võ lâm kính
trọng, phong cách hào hoa phong nhã, phóng khoáng, chân tình, có nghĩa
khí và đặc biệt là vô cùng dẻo miệng (tính chất của một tuyệt đại cao
thủ về môn võ công ‘tán gái’, môn võ công này thời @ được gọi là ‘Cưa em
bí kiếp’ gồm có các tuyệt kỹ sau đây: Soi gái, Làm quen, Chém gió, Tấn
công và Kết liễu. Lưu ý là đoạn này chỉ có tính chất tham khảo).
Ông là người được mệnh danh là ‘yêu mỹ nhân hơn giang san’, do thích tiêu dao, ông thường đi du sơn ngoạn thủy, đi đến đâu gặp mỹ nhân là ông yêu đến đó, yêu thiệt tình, yêu mê say, yêu lãng mạn và yêu đến… chết, và ông đi đến đâu là mỹ nhân cũng… đỗ gục đến đó.
Ông là người được mệnh danh là ‘yêu mỹ nhân hơn giang san’, do thích tiêu dao, ông thường đi du sơn ngoạn thủy, đi đến đâu gặp mỹ nhân là ông yêu đến đó, yêu thiệt tình, yêu mê say, yêu lãng mạn và yêu đến… chết, và ông đi đến đâu là mỹ nhân cũng… đỗ gục đến đó.
Vì em, anh lại hữu tình
Đêm nhìn đom đóm, ngày nhìn núi xa
Tim này để tặng ‘người ta’
Chứ không phải tặng cô nào đâu em
Buổi chiều trời kéo mây đen
Bỗng nhiên thèm muốn chất men đậm đà
Ước gì có dáng em vào
Không bia mà cũng trào trào cơn say
(NGLB)
Đêm nhìn đom đóm, ngày nhìn núi xa
Tim này để tặng ‘người ta’
Chứ không phải tặng cô nào đâu em
Buổi chiều trời kéo mây đen
Bỗng nhiên thèm muốn chất men đậm đà
Ước gì có dáng em vào
Không bia mà cũng trào trào cơn say
(NGLB)
2.
Chuyện tình của Đoàn Chính Thuần rất đa dạng và phức tạp. Ngoài người
vợ chính thức là Thư Bạch Phượng (hay Đao Bạch Phượng), ông còn có các
cuộc tình vụng trộm với 5 nàng ‘sắc nước hương trời’ nữa là Vương A La
(hay Vương Lan Hoa), Cam Bảo Bảo (Chung phu nhân), Tần Hồng Miên, Nguyễn
Tinh Trúc, và Khang Mẫn (Mã phu nhân).
Theo
bình bầu trên Internet mới đây, các bạn đọc nam nữ yêu thích nhất là
nhân vật Nguyễn Tinh Trúc, rồi đến Thư Bạch Phượng, Vương A La, Cam Bảo
Bảo, Tần Hồng Miên, và cuối cùng là Khang Mẫn.
Vì bận việc nước!, trừ Thư Bạch Phượng, ông chỉ yêu và gần gũi với mỗi mỹ nhân khoảng… 3 tháng rồi biến mất. Ông đã để lại các ‘dấu ấn’ cho các mỹ nhân của mình, gồm: Vương Ngữ Yên (con của Vương phu nhân), Chung Linh (con của Cam Bảo Bảo), Mộc Uyển Thanh (con của Tần Hồng Miên) và A Châu và A Tử (con của Nguyễn Tinh Trúc).
Các mỹ nhân này có tính cách rất phức tạp và khác nhau, mỗi nàng đều đỏi hỏi vị vương gia đó phải là của riêng mình, luôn luôn đố kỵ và ghen tuông lẫn nhau, họ lại chịu hậu quả của việc sinh con đẻ cái (không có cha) và bị sống lâu dài trong cảm giác ‘bị ruồng bỏ’ nên ôm hận và thậm chí trở nên tàn ác...
Trong số 6 mỹ nhân này, có hai nàng là có vai trò quan trọng hơn cả:
Người đầu tiên là Thư Bạch Phượng. Nàng có tính tình ôn nhu, điềm tĩnh, đặc biệt là vô cùng xinh đẹp: mảnh mai, da trắng, tóc dài, thường mặc xiêm y trắng trông giống như ‘Quan Âm áo trắng’ hay ‘Quan Âm tóc dài’. Đoàn Chính Thuần gặp và yêu nàng đầu tiên, rồi nàng sinh ra Đoàn Dự. Sau này vì Đoàn Chính Thuần quá đa tình, yêu hết người này đến người khác, nên nàng căm giận bỏ đi tu, không nhìn mặt ông.
Đoàn Dự được xem là ‘bản sao’ của Đoàn Chính Thuần, cũng là một gã đàn ông vô cùng đa tình. Lần đầu tiên mới gặp Vương Ngữ Yên, mặc dù nàng đã đem hết quả tim cống hiến cho Mộ Dung Phục, chàng vẫn cứ một lòng đeo đuổi nàng, bỏ cả cung vàng điện ngọc, nàng đi đâu, chàng đi theo đó. Ngoài ra chàng còn sành môn khinh công ‘Lăng ba vi bộ’ và vô tình học được môn võ công tuyệt thế ‘Lục mạch thần kiếm’ (thi thố lúc được lúc không) mà hầu như chúng chỉ được chàng sử dụng khi bối rối cứu mỹ nhân!
Vì bận việc nước!, trừ Thư Bạch Phượng, ông chỉ yêu và gần gũi với mỗi mỹ nhân khoảng… 3 tháng rồi biến mất. Ông đã để lại các ‘dấu ấn’ cho các mỹ nhân của mình, gồm: Vương Ngữ Yên (con của Vương phu nhân), Chung Linh (con của Cam Bảo Bảo), Mộc Uyển Thanh (con của Tần Hồng Miên) và A Châu và A Tử (con của Nguyễn Tinh Trúc).
Các mỹ nhân này có tính cách rất phức tạp và khác nhau, mỗi nàng đều đỏi hỏi vị vương gia đó phải là của riêng mình, luôn luôn đố kỵ và ghen tuông lẫn nhau, họ lại chịu hậu quả của việc sinh con đẻ cái (không có cha) và bị sống lâu dài trong cảm giác ‘bị ruồng bỏ’ nên ôm hận và thậm chí trở nên tàn ác...
Trong số 6 mỹ nhân này, có hai nàng là có vai trò quan trọng hơn cả:
Người đầu tiên là Thư Bạch Phượng. Nàng có tính tình ôn nhu, điềm tĩnh, đặc biệt là vô cùng xinh đẹp: mảnh mai, da trắng, tóc dài, thường mặc xiêm y trắng trông giống như ‘Quan Âm áo trắng’ hay ‘Quan Âm tóc dài’. Đoàn Chính Thuần gặp và yêu nàng đầu tiên, rồi nàng sinh ra Đoàn Dự. Sau này vì Đoàn Chính Thuần quá đa tình, yêu hết người này đến người khác, nên nàng căm giận bỏ đi tu, không nhìn mặt ông.
Đoàn Dự được xem là ‘bản sao’ của Đoàn Chính Thuần, cũng là một gã đàn ông vô cùng đa tình. Lần đầu tiên mới gặp Vương Ngữ Yên, mặc dù nàng đã đem hết quả tim cống hiến cho Mộ Dung Phục, chàng vẫn cứ một lòng đeo đuổi nàng, bỏ cả cung vàng điện ngọc, nàng đi đâu, chàng đi theo đó. Ngoài ra chàng còn sành môn khinh công ‘Lăng ba vi bộ’ và vô tình học được môn võ công tuyệt thế ‘Lục mạch thần kiếm’ (thi thố lúc được lúc không) mà hầu như chúng chỉ được chàng sử dụng khi bối rối cứu mỹ nhân!
Một
nàng khác là Vương phu nhân, đã có thời gian yêu nhau với Đoàn Chính
Thuần được… ba tháng, lúc đó vì ông rất thích trà nên nàng đã cho xây
dựng một khu trồng trà lớn gọi là Mạn đà sơn trang ở Cô Tô. Ông ra đi,
bà sinh ra Vương Ngữ Yên, rồi sau đó vì hận tình, bà nẩy sinh lòng căm
thù mù quáng, sẵn sàng giết bất cứ ai mang họ Đoàn và bất cứ ai có 2 vợ!
Vương Ngữ Yên (trước giải phóng gọi là Vương Ngọc Yến) là một người hoàn hảo từ dung mạo đến trí tuệ (là một cuốn từ điển sống về võ thuật). Là một tuyệt thế giai nhân, đẹp như thần tiên giáng thế, nàng được Đoàn Dự tôn thờ như ‘Thần tiên tỷ tỷ’ (là một bức tượng khỏa thân tuyệt đẹp của bà ngoại nàng mà chàng vô tình gặp trong một hang động). Rất rất khó mà tìm được một nữ diễn viên đóng vai ‘Thần tiên tỉ tỉ’ nhưng có một người đóng ‘rất tốt’ vai này, đó là Lưu Diệc Phi - người đã thể hiện được cái sắc đẹp ‘thiên tiên thoát tục, siêu dật vô song’ của Vương Ngữ Yên mà Kim Dung đã mô tả (phim truyền hình CCTV Trung Quốc, sản xuất 2003, đạo diễn Trương Kỳ Trung!).
Vương Ngữ Yên (trước giải phóng gọi là Vương Ngọc Yến) là một người hoàn hảo từ dung mạo đến trí tuệ (là một cuốn từ điển sống về võ thuật). Là một tuyệt thế giai nhân, đẹp như thần tiên giáng thế, nàng được Đoàn Dự tôn thờ như ‘Thần tiên tỷ tỷ’ (là một bức tượng khỏa thân tuyệt đẹp của bà ngoại nàng mà chàng vô tình gặp trong một hang động). Rất rất khó mà tìm được một nữ diễn viên đóng vai ‘Thần tiên tỉ tỉ’ nhưng có một người đóng ‘rất tốt’ vai này, đó là Lưu Diệc Phi - người đã thể hiện được cái sắc đẹp ‘thiên tiên thoát tục, siêu dật vô song’ của Vương Ngữ Yên mà Kim Dung đã mô tả (phim truyền hình CCTV Trung Quốc, sản xuất 2003, đạo diễn Trương Kỳ Trung!).
3. Bi kịch của Đoàn Chính Thuần và các người tình diễn ra như sau:
-Số là công chúa nước Tây Hạ có tổ chức tuyển phò mã, trong số người tham dự có Mộ Dung Phục, Tiêu Phong, Hư Trúc, Đoàn Dự… Mặc dù Đoàn Dự có tham dự cuộc ‘kén rể’ nhưng không quan tâm, chàng đến đó vì theo lệnh cha và vì… đi theo Vương Ngữ Yên. Trong thời gian đó, chàng bị Mộ Dung Phục bất thần ám hại ném xuống giếng (vì tưởng chàng tranh giành công chúa), còn Vương Ngữ Yêu vì bị Mô Dung Phục tuyệt tình mà nhảy xuống giếng tự tử, không ngờ giếng cạn, cả hai thoát chết. Sau đó, Vương Ngữ Yên vì hoàn toàn mất lòng tin với Mộ Dung Phục và vì vô cùng cảm động trước mối si tình vô hạn, sự chấp nhận hy sinh mạng sống cũng như lòng trung thành tuyệt đối của Đoàn Dự mà chuyển sang yêu chàng.
-Cũng trong lúc đó, Đoàn Chính Thuần gặp nguy hiểm, Đoàn Dự phải lập tức quay về cứu cha. Trên đường về, Vương phu nhân đã bố trí cạm bẫy để bắt Đoàn Chính Thuần nhưng lại bắt nhầm Đoàn Dự. Chàng được đưa đến một trang viện lớn của Vương phu nhân, ở đó, Đoàn Chính Thuần, Thư Bạch Phụng, Cam Bảo Bảo, Tần Hồng Miên và Nguyễn Tinh Trúc đã bị bắt bởi Đoàn Diên Khánh.
Đoàn Diên Khánh trước kia là Thái tử Đại Lý, do thua trong cuộc đấu tranh nội bộ tại triều (Đoàn Chính Minh thắng và lên làm hoàng đế), y trở thành một kẻ ăn mày lang thang lưu lạc khắp nơi và ôm một mối thù bất cộng đái thiên với anh em Đoàn Chính Thuần. Vì mối căm thù này, y đã trở thành ‘Đệ nhất ác nhân’ có thể giết người bất cứ lúc nào nếu y bực mình..., và giấc mộng đoạt lại ngôi vị 'hoàng đế' mãi ám ảnh trong tâm trí y không bao giờ nguôi.
-Nơi đấy còn có Mộ Dung Phục hay là ‘Nam Mộ Dung’, y là con cháu dòng họ Mộ Dung ở Cô Tô, là hậu duệ của hoàng đế nước Yên (đã bị diệt vong), là cháu gọi Vương phu nhân là bằng cô. Y là một nhân tài xuất chúng, tài năng ngang ngửa với ‘Bắc Kiều Phong’, có một môn võ công tuyệt thế là ‘Đẩu chuyển tinh dời’, thường gọi là ‘gậy ông đập lưng ông’ tức là dùng chính võ công của một người nào đó để đánh bại người đó. Sau đó, vì quá ôm trong lòng gánh nặng ‘tham sân si’ khôi phục nước Yên mà dần dần y lộ ra bản chất là một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, dùng bất cứ thủ đoạn xấu xa hèn mọn nào miễn là thực hiện được giấc mộng phục quốc và lên ngôi ‘hoàng đế’.
-Diễn biến xảy ra tại hiện trường rất phức tạp. Mộ Dung Phục vì có trong tay chất mê hương ‘Hồng hoa hương vụ’ làm cho mọi người bị bải hoải chân tay không cử động được, dĩ nhiên là họ không thể thi thố võ công được, do đó y làm chủ tình hình. Lợi dụng cơ hội này, Mộ Dung Phục bái kẻ ác là Đoàn Diên Khánh làm cha (nghĩa phụ). Nếu y ép được Đoàn Chính Thuần hứa nhường ngôi cho Đoàn Diên Khánh, thì sau này y sẽ mượn vài chục vạn quân khởi nghĩa và khôi phục nước Yên. Thực ra trong thâm tâm của y có một ý đồ chính trị vô cùng hiểm độc, ngông cuồng và ảo tưởng, tức là sau đó y sẽ giết Đoàn Diên Khánh, làm chủ nước Đại Lý, diệt nước Tống và các nước khác rồi lên làm bá chủ thiên hạ.
Mộ Dung Phục lần lượt dùng kiếm kề vào cổ các mỹ nhân là Nguyễn Tinh Trúc, Cam Bảo Bảo, Tần Hồng Miên, cả Vương phu nhân, rồi Thư Bạch Phụng. Vì biết Đoàn Diên Khánh là kẻ vô cùng độc ác, nếu để y lên làm vua thì sẽ có hại cho muôn dân, vì chính nghĩa, Đoàn Chính Thuần mặc dù đau lòng vô cùng vô tận khi buộc phải nhìn các người tình của mình lần lượt chết, nhưng ông và các nàng vẫn không chịu khuất phục:
-Số là công chúa nước Tây Hạ có tổ chức tuyển phò mã, trong số người tham dự có Mộ Dung Phục, Tiêu Phong, Hư Trúc, Đoàn Dự… Mặc dù Đoàn Dự có tham dự cuộc ‘kén rể’ nhưng không quan tâm, chàng đến đó vì theo lệnh cha và vì… đi theo Vương Ngữ Yên. Trong thời gian đó, chàng bị Mộ Dung Phục bất thần ám hại ném xuống giếng (vì tưởng chàng tranh giành công chúa), còn Vương Ngữ Yêu vì bị Mô Dung Phục tuyệt tình mà nhảy xuống giếng tự tử, không ngờ giếng cạn, cả hai thoát chết. Sau đó, Vương Ngữ Yên vì hoàn toàn mất lòng tin với Mộ Dung Phục và vì vô cùng cảm động trước mối si tình vô hạn, sự chấp nhận hy sinh mạng sống cũng như lòng trung thành tuyệt đối của Đoàn Dự mà chuyển sang yêu chàng.
-Cũng trong lúc đó, Đoàn Chính Thuần gặp nguy hiểm, Đoàn Dự phải lập tức quay về cứu cha. Trên đường về, Vương phu nhân đã bố trí cạm bẫy để bắt Đoàn Chính Thuần nhưng lại bắt nhầm Đoàn Dự. Chàng được đưa đến một trang viện lớn của Vương phu nhân, ở đó, Đoàn Chính Thuần, Thư Bạch Phụng, Cam Bảo Bảo, Tần Hồng Miên và Nguyễn Tinh Trúc đã bị bắt bởi Đoàn Diên Khánh.
Đoàn Diên Khánh trước kia là Thái tử Đại Lý, do thua trong cuộc đấu tranh nội bộ tại triều (Đoàn Chính Minh thắng và lên làm hoàng đế), y trở thành một kẻ ăn mày lang thang lưu lạc khắp nơi và ôm một mối thù bất cộng đái thiên với anh em Đoàn Chính Thuần. Vì mối căm thù này, y đã trở thành ‘Đệ nhất ác nhân’ có thể giết người bất cứ lúc nào nếu y bực mình..., và giấc mộng đoạt lại ngôi vị 'hoàng đế' mãi ám ảnh trong tâm trí y không bao giờ nguôi.
-Nơi đấy còn có Mộ Dung Phục hay là ‘Nam Mộ Dung’, y là con cháu dòng họ Mộ Dung ở Cô Tô, là hậu duệ của hoàng đế nước Yên (đã bị diệt vong), là cháu gọi Vương phu nhân là bằng cô. Y là một nhân tài xuất chúng, tài năng ngang ngửa với ‘Bắc Kiều Phong’, có một môn võ công tuyệt thế là ‘Đẩu chuyển tinh dời’, thường gọi là ‘gậy ông đập lưng ông’ tức là dùng chính võ công của một người nào đó để đánh bại người đó. Sau đó, vì quá ôm trong lòng gánh nặng ‘tham sân si’ khôi phục nước Yên mà dần dần y lộ ra bản chất là một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, dùng bất cứ thủ đoạn xấu xa hèn mọn nào miễn là thực hiện được giấc mộng phục quốc và lên ngôi ‘hoàng đế’.
-Diễn biến xảy ra tại hiện trường rất phức tạp. Mộ Dung Phục vì có trong tay chất mê hương ‘Hồng hoa hương vụ’ làm cho mọi người bị bải hoải chân tay không cử động được, dĩ nhiên là họ không thể thi thố võ công được, do đó y làm chủ tình hình. Lợi dụng cơ hội này, Mộ Dung Phục bái kẻ ác là Đoàn Diên Khánh làm cha (nghĩa phụ). Nếu y ép được Đoàn Chính Thuần hứa nhường ngôi cho Đoàn Diên Khánh, thì sau này y sẽ mượn vài chục vạn quân khởi nghĩa và khôi phục nước Yên. Thực ra trong thâm tâm của y có một ý đồ chính trị vô cùng hiểm độc, ngông cuồng và ảo tưởng, tức là sau đó y sẽ giết Đoàn Diên Khánh, làm chủ nước Đại Lý, diệt nước Tống và các nước khác rồi lên làm bá chủ thiên hạ.
Mộ Dung Phục lần lượt dùng kiếm kề vào cổ các mỹ nhân là Nguyễn Tinh Trúc, Cam Bảo Bảo, Tần Hồng Miên, cả Vương phu nhân, rồi Thư Bạch Phụng. Vì biết Đoàn Diên Khánh là kẻ vô cùng độc ác, nếu để y lên làm vua thì sẽ có hại cho muôn dân, vì chính nghĩa, Đoàn Chính Thuần mặc dù đau lòng vô cùng vô tận khi buộc phải nhìn các người tình của mình lần lượt chết, nhưng ông và các nàng vẫn không chịu khuất phục:
...Mộ Dung Phục liền cầm kiếm chạy đến bên Nguyễn Tinh Trúc, rồi quay lại hỏi Ðoàn Chính Thuần:
- Trấn Nam Vương! Cô mẫu tại hạ bảo giết y đi, vương gia nghĩ thế nào?
Ðoàn Chính Thuần trong dạ bồn chồn, không còn cách nào, liền quay lại nói với Vương phu nhân:
- A La! Từ đây sắp tới, nàng bảo làm sao ta nghe làm vậy. Chẳng lẽ giữa đôi ta mà nàng gây nên một mối cừu hận suốt đời ư? Nàng sai gã giết thị thì ta không còn lòng nào tử tế với nàng được nữa.
Vương phu nhân tuy máu ghen sôi nổi nhưng nghĩ lại lời Ðoàn Chính Thuần nói thiệt chẳng sai. Phu nhân hy vọng tăng thêm mối tình mặn nồng ngày trước, liền nói:
- Ðiệt nhi! Khoan động thủ, để ta nghĩ lại xem đã!
Mộ Dung Phục nói theo:
- Trấn Nam vương! Chỉ cần Vương gia ưng thuận truyền ngôi lại cho Diên Khánh Thái tử thì bao nhiêu chánh thất, thứ thiếp của Vương gia, tại hạ sẽ hết sức bảo toàn cho, quyết không để ai đụng đến.
Ðoàn Chính Thuần cười hà hà không nói gì.
Mộ Dung Phục nghĩ thầm:
- Lão này nổi tiếng là người phong lưu, lãng mạn. Hiển nhiên lão là phường tha thiết mỹ nhân hơn là non sông tổ quốc. Muốn bắt lão truyền ngôi thì cứ nhè bọn đàn bà của lão mà ra tay.
Gã liền trỏ mũi kiếm vào ngực Nguyễn Tinh Trúc nói:
- Trấn Nam vương! Chúng ta là nam tử hán, là đại trượng phu hành động mau lẹ, nói sao quyết giữ vậy. Vương gia ưng chịu thì tại hạ lập tức giải thuốc mê cho hết thảy rồi còn thiết yến tạ tội, đổi thù ra bạn. Há chẳng là một việc hay lắm ư? Còn nếu Vương gia không ưng thuận, lưỡi kiếm này sẽ đâm tới. Ðoàn Chính Thuần liếc mắt ngó Nguyễn Tinh Trúc, thấy nàng lộ vẻ khiếp sợ thì trong lòng thương xót vô cùng, nhưng lại nghĩ thầm:
- Ta có ngỏ lời ưng thuận cũng chẳng sao cả, nhưng tên gian tặc này muốn tâng công với Ðoàn Diên Khánh lại giết Ðoàn Dự ngay lập tức.
Vương gia không nỡ nhìn tình trạng khủng khiếp này liền quay mặt đi.
Mộ Dung Phục lại la lên:
- Tại hạ đếm một hai ba, nếu Vương gia không gật đầu thì đừng trách Mộ Dung Phục này tàn nhẫn.
Ðoạn gã cất tiếng đếm:
- Một, hai...
Ðoàn Chính Thuần quay lại nhìn Nguyễn Tinh Trúc thấy vẻ mặt thực đáng thương mà không biết làm thế nào.
Mộ Dung Phục lại đếm:
- Ba!... Trấn Nam vương! Vương gia nhất định không chịu?
Ðoàn Chính Thuần đang mãi nghĩ lại tình trạng lúc gặp Nguyễn Tinh Trúc ngày trước, đột nhiên nghe một tiếng rú:
- Úi chao!
Mộ Dung Phục đã đâm thanh trường kiếm vào ngực Nguyễn Tinh Trúc. Vương phu nhân thấy da mặt Ðoàn Chính Thuần co rúm lại, tưởng chừng đau đớn hơn là lưỡi kiếm đâm vào mình y. (Thiên long bát bộ - Hồi 148)
- Trấn Nam Vương! Cô mẫu tại hạ bảo giết y đi, vương gia nghĩ thế nào?
Ðoàn Chính Thuần trong dạ bồn chồn, không còn cách nào, liền quay lại nói với Vương phu nhân:
- A La! Từ đây sắp tới, nàng bảo làm sao ta nghe làm vậy. Chẳng lẽ giữa đôi ta mà nàng gây nên một mối cừu hận suốt đời ư? Nàng sai gã giết thị thì ta không còn lòng nào tử tế với nàng được nữa.
Vương phu nhân tuy máu ghen sôi nổi nhưng nghĩ lại lời Ðoàn Chính Thuần nói thiệt chẳng sai. Phu nhân hy vọng tăng thêm mối tình mặn nồng ngày trước, liền nói:
- Ðiệt nhi! Khoan động thủ, để ta nghĩ lại xem đã!
Mộ Dung Phục nói theo:
- Trấn Nam vương! Chỉ cần Vương gia ưng thuận truyền ngôi lại cho Diên Khánh Thái tử thì bao nhiêu chánh thất, thứ thiếp của Vương gia, tại hạ sẽ hết sức bảo toàn cho, quyết không để ai đụng đến.
Ðoàn Chính Thuần cười hà hà không nói gì.
Mộ Dung Phục nghĩ thầm:
- Lão này nổi tiếng là người phong lưu, lãng mạn. Hiển nhiên lão là phường tha thiết mỹ nhân hơn là non sông tổ quốc. Muốn bắt lão truyền ngôi thì cứ nhè bọn đàn bà của lão mà ra tay.
Gã liền trỏ mũi kiếm vào ngực Nguyễn Tinh Trúc nói:
- Trấn Nam vương! Chúng ta là nam tử hán, là đại trượng phu hành động mau lẹ, nói sao quyết giữ vậy. Vương gia ưng chịu thì tại hạ lập tức giải thuốc mê cho hết thảy rồi còn thiết yến tạ tội, đổi thù ra bạn. Há chẳng là một việc hay lắm ư? Còn nếu Vương gia không ưng thuận, lưỡi kiếm này sẽ đâm tới. Ðoàn Chính Thuần liếc mắt ngó Nguyễn Tinh Trúc, thấy nàng lộ vẻ khiếp sợ thì trong lòng thương xót vô cùng, nhưng lại nghĩ thầm:
- Ta có ngỏ lời ưng thuận cũng chẳng sao cả, nhưng tên gian tặc này muốn tâng công với Ðoàn Diên Khánh lại giết Ðoàn Dự ngay lập tức.
Vương gia không nỡ nhìn tình trạng khủng khiếp này liền quay mặt đi.
Mộ Dung Phục lại la lên:
- Tại hạ đếm một hai ba, nếu Vương gia không gật đầu thì đừng trách Mộ Dung Phục này tàn nhẫn.
Ðoạn gã cất tiếng đếm:
- Một, hai...
Ðoàn Chính Thuần quay lại nhìn Nguyễn Tinh Trúc thấy vẻ mặt thực đáng thương mà không biết làm thế nào.
Mộ Dung Phục lại đếm:
- Ba!... Trấn Nam vương! Vương gia nhất định không chịu?
Ðoàn Chính Thuần đang mãi nghĩ lại tình trạng lúc gặp Nguyễn Tinh Trúc ngày trước, đột nhiên nghe một tiếng rú:
- Úi chao!
Mộ Dung Phục đã đâm thanh trường kiếm vào ngực Nguyễn Tinh Trúc. Vương phu nhân thấy da mặt Ðoàn Chính Thuần co rúm lại, tưởng chừng đau đớn hơn là lưỡi kiếm đâm vào mình y. (Thiên long bát bộ - Hồi 148)
Nhức nhối rồi, em nhức nhối cả tâm can
Muốn ôm anh, ôm trong chốn địa đàng
Lòng nhủ thầm, em yêu anh mãi mãi
Nhưng bao giờ, em mới có tình anh!
(NGLB)
Muốn ôm anh, ôm trong chốn địa đàng
Lòng nhủ thầm, em yêu anh mãi mãi
Nhưng bao giờ, em mới có tình anh!
(NGLB)
Vương
phu nhân, trước khi chết, đã thú nhận là vẫn trung thành yêu Đoàn Chính
Thuần và nói rằng Vương Ngữ Yên là con gái của ông. Đoàn Dự nghe được,
biết người mà mình yêu nhất thế gian là Vương Ngữ Yên lại là em gái của
mình, thiên đường tình yêu của chàng trong một sát na đã bị sụp đỗ hoàn
toàn, chàng muốn được mũi kiếm của Mộ Dung Phục đâm một nhát chết phức
đi cho rồi. Vương phu nhân mặc dù bên ngoải cả lời nói lẫn hành động đều
tỏ vẻ là rất căm thù Đoàn Chính Thuần, nhưng sâu tận đáy lòng, nàng vẫn
yêu ông tha thiết:
...Vương phu nhân khóc ròng kêu lên:
- Ðoàn lang, Ðoàn lang!...
Ðột nhiên bà nhảy xổ về phía trước, mũi kiếm của Mộ Dung Phục đâm sâu vào ngực.
Mộ Dung Phục đang lúc ngần ngừ không quyết, vừa muốn thu kiếm về vừa muốn đâm tới. Gã chỉ ngần ngừ một chút mà mũi kiếm đã đâm suốt ngực Vương phu nhân.
Mộ Dung Phục rút kiếm ra, máu tươi vọt lên như suối.
Vương phu nhân run lẩy bẩy nói:
- Ðoàn lang! Ðoàn lang giận ta đến thế ư?
Ðoàn Chính Thuần thấy lưỡi kiếm đâm vào chỗ nguy hiểm, biết rằng Vương phu nhân không thể sống được nữa, hai hàng nước mắt chảy xuống ròng ròng nghẹn ngào nói:
- A La! Ta thoá mạ nàng là bản ý muốn cứu tính mạng cho nàng. Bữa nay trùng phùng kể sao xiết nỗi vui mừng, có đâu còn căm hận nàng. Tâm ý ta vĩnh viễn như bông Mạn Ðà hoa ngày trước.
Vương phu nhân khoé miệng nở một nụ cười khẽ nói:
- Thế là hay lắm! Ta biết trong lòng Ðoàn lang vĩnh viễn có hình ảnh ta, không bao giờ phai được...
Tiếng phu nhân nhỏ dần đi rồi tắt hẳn. Bà nằm ngoẹo đầu ra, thế là hết đời một vị phu nhân nhan sắc khuynh thành! (Thiên long bát bộ - Hồi 148)
- Ðoàn lang, Ðoàn lang!...
Ðột nhiên bà nhảy xổ về phía trước, mũi kiếm của Mộ Dung Phục đâm sâu vào ngực.
Mộ Dung Phục đang lúc ngần ngừ không quyết, vừa muốn thu kiếm về vừa muốn đâm tới. Gã chỉ ngần ngừ một chút mà mũi kiếm đã đâm suốt ngực Vương phu nhân.
Mộ Dung Phục rút kiếm ra, máu tươi vọt lên như suối.
Vương phu nhân run lẩy bẩy nói:
- Ðoàn lang! Ðoàn lang giận ta đến thế ư?
Ðoàn Chính Thuần thấy lưỡi kiếm đâm vào chỗ nguy hiểm, biết rằng Vương phu nhân không thể sống được nữa, hai hàng nước mắt chảy xuống ròng ròng nghẹn ngào nói:
- A La! Ta thoá mạ nàng là bản ý muốn cứu tính mạng cho nàng. Bữa nay trùng phùng kể sao xiết nỗi vui mừng, có đâu còn căm hận nàng. Tâm ý ta vĩnh viễn như bông Mạn Ðà hoa ngày trước.
Vương phu nhân khoé miệng nở một nụ cười khẽ nói:
- Thế là hay lắm! Ta biết trong lòng Ðoàn lang vĩnh viễn có hình ảnh ta, không bao giờ phai được...
Tiếng phu nhân nhỏ dần đi rồi tắt hẳn. Bà nằm ngoẹo đầu ra, thế là hết đời một vị phu nhân nhan sắc khuynh thành! (Thiên long bát bộ - Hồi 148)
Người yêu dấu ơi, em nhớ anh tha thiết
‘Nhặt xác lá vàng, em ướp vạn mùa đông'
Đôi mắt hồ thu, rơm rớm lệ đôi dòng
Đau khổ trong lòng, chết lặng khúc biệt ly
(NGLB)
Khi
Mộ Dung Phục kề gươm vào cổ Thư Bạch Phụng, Đoàn Dự nhờ lúc trước vô
tình học được môn ‘Bắc minh thần công’ dưới hang động nên tiềm ẩn bên
trong một nội lực rất dồi dào, thấy mẹ mình bị nguy hiểm, chàng cố gắng
hết sức vùng lên, bung đứt dây trói, và dùng ‘Lục mạch thần kiếm’ tấn
công, Mộ Dung Phục chống cự không nỗi, phải bỏ chạy.‘Nhặt xác lá vàng, em ướp vạn mùa đông'
Đôi mắt hồ thu, rơm rớm lệ đôi dòng
Đau khổ trong lòng, chết lặng khúc biệt ly
(NGLB)
(Nói thêm, trước khi Thư Bạch Phụng tự vẫn chết theo Đoàn Chính Thuần, bà đã trăn trối với Đoàn Dự như sau: Trước đây, vì thấy cha chàng không chung thủy, bồ bịch lung tung, nên bà chán nản tuyệt vọng. Để ‘trả thù’ ông, vào một đêm trăng rằm, bà bỏ đi ra ngoài đường và thề rằng sẽ ngủ với bất cứ người đàn ông nào mà bà gặp đầu tiên. Khi đó, Thái tử Đoàn Diên Khánh đã thành gã ăn mày tàn phế, mình đầy ghẻ lỡ, nằm đầu đường xó chợ. Bà đã trao thân cho y, thật là tiền duyên nghiệp chướng, kết quả của vụ này là bà có thai và sinh ra Đoàn Dự mà kể cả cha chàng và chàng sau này cũng không hề hay biết… Do tính tình rất nhân đạo, cuối cùng chàng vẫn nhận Đoàn Diên Khánh là cha của mình mặc dù vô cùng căm ghét y. Đoàn Diên Khánh dù chỉ ‘gặp’ Thư Bạch Phượng có một lần trong đời, nhưng đối với y, đây là một thứ 'ảo mộng lung linh', hạnh phúc vô cùng mà y đã ôm ấp trong lòng suốt 20 năm, nay biết mình đã có con nối dõi và sau này sẽ được lên ngôi hoàng đế, y thấy như thế là hoàn toàn thỏa mãn khát vọng cả đời của y, nên cười ha hả mà bỏ đi. Và vì Đoàn Dự không phải là con của Đoàn Chính Thuần, do đó giữa chàng và Vương Ngữ Yên không phải là anh em ruột thịt, nên mẹ chàng cho chàng được lấy nàng, ngoài ra bà còn bảo là chàng có thể lấy bất cứ ai là con gái của các người tình của Đoàn Chính Thuần).
Còn Đoàn Chính Thuần sau khi được cởi trói và giải độc, nhìn thấy 4 người tình của mình đã bị chết, ông vô cùng đau lòng, vô cùng hối hận, đôi mắt của kẻ đa tình đỏ hoe nhưng không thể tuôn ra thành dòng lệ, ông trăn trối với Thư Bạch Phượng: “Trong lòng ta, bọn họ cũng như nàng, đều là vật báu trong tim ta. Ta yêu bọn họ thật lòng, yêu nàng cũng là thật lòng”. rồi rút kiếm tự vẫn chết theo các người tình của mình, và liền sau đó, Thư Bạch Phụng cũng tự vẫn chết theo Đoàn Chính Thuần.
4. Theo
'Hội những người hâm mộ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung' thì 'đối với
những nhân tình khác của mình, tuy xa cách cả trăm, vạn dặm, cách xa
nhiều năm không liên lạc, ông vẫn nhớ như in những kỷ niệm cũng như lời
hẹn ước với từng người. Đó là chiêu thức võ công mà ông đã từng truyền
dạy cho Tần Hồng Miên, đó là lời ước hẹn đối với Vương Lan Hoa, đó là
tình cảm không phai mờ đối với Cam Bảo Bảo, đó là lỗi lầm đối với Nguyễn
Tinh Trúc. Thử hỏi, một người hơn mười mấy năm vẫn nhớ tới từng lời ước
nguyện, từng lỗi lầm với những nhân tình của mình thì liệu đó có phải
là một người vô tình bạc nghĩa? Và ngay cả đối với Khang Mẫn, người phụ
nữ có âm mưu giết hại mình, ông cũng không oán hận, không trừng phạt mụ
mà chỉ quay bước ra đi như chưa hề có chuyện xảy ra. Bấy nhiêu thôi, ta
đã có thể thấy được tình cảm sâu đậm của ông đối với từng người bọn họ'.
Có phải
'yêu ai bằng yêu người tình,
hận ai bằng hận người mình đã yêu'
mà những người đàn bà si tình và chung tình là những người yêu và hận đến cực đỉnh, và do đó, có ai đó nói rằng yêu là hận, mà hận là yêu!
Cuối cùng, câu chuyện liên quan đến Đoàn Chính Thuần có thể tóm tắt như sau: Đàn ông thường đa tình, muốn đa tình thì phải có người đẹp, mà kết quả là 'kẻ đa tình tự ngàn xưa chỉ còn lưu lại mối hận', nhưng muôn đời đàn ông vẫn cứ... đa tình. Và, dù là ăn mày hay đại gia cũng thường ôm mộng làm 'hoàng đế', mà mộng làm 'hoàng đế' là ảo mộng, đã là ảo mộng thì phải sụp đỗ, nhưng muôn đời người ta vẫn cứ... mộng!
Ngày nào anh cũng nghĩ đến em
Để gió lướt qua, chạm dáng mềm
Để gió bay quanh, vờn tóc mượt
Để gió lẻn vào, hôn môi êm
Bóng tím đâu rồi, bóng tím ơi
Tìm mãi em, tận cuối chân trời
Mỏi mòn cánh chim, vào hư ảo
Bỗng giọt buồn đang rơi… rơi... rơi…
(NGLB)
Có
phải Đoàn Chính Thuần là một con người đa tình nhất, phong lưu nhất,
hào hoa nhất và, đặc biệt là, chân tình nhất mà đã làm cho các người đẹp
đã vì ông mà chết! Có phải do tính nhân quả tuần hoàn trong cuộc sống
mà các mối tình của Đoàn Chính Thuần có kết cục đầy máu và nước mắt! Để gió lướt qua, chạm dáng mềm
Để gió bay quanh, vờn tóc mượt
Để gió lẻn vào, hôn môi êm
Bóng tím đâu rồi, bóng tím ơi
Tìm mãi em, tận cuối chân trời
Mỏi mòn cánh chim, vào hư ảo
Bỗng giọt buồn đang rơi… rơi... rơi…
(NGLB)
Có phải
'yêu ai bằng yêu người tình,
hận ai bằng hận người mình đã yêu'
mà những người đàn bà si tình và chung tình là những người yêu và hận đến cực đỉnh, và do đó, có ai đó nói rằng yêu là hận, mà hận là yêu!
Cuối cùng, câu chuyện liên quan đến Đoàn Chính Thuần có thể tóm tắt như sau: Đàn ông thường đa tình, muốn đa tình thì phải có người đẹp, mà kết quả là 'kẻ đa tình tự ngàn xưa chỉ còn lưu lại mối hận', nhưng muôn đời đàn ông vẫn cứ... đa tình. Và, dù là ăn mày hay đại gia cũng thường ôm mộng làm 'hoàng đế', mà mộng làm 'hoàng đế' là ảo mộng, đã là ảo mộng thì phải sụp đỗ, nhưng muôn đời người ta vẫn cứ... mộng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét