Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

229. Anh em nhà Kennedy và Marilyn Monroe - cuộc tình mong manh!

Con đường em đã đi xưa
Nghiêng nghiêng con nắng, bóng dừa lao xao
Con đường em sẽ đi qua
Núi xanh ôm dáng, sông dài chảy theo
(NGLB)

Khi còn học đại học, mình và các bạn cùng lớp hay ngồi uống cà phê và trao đổi thông tin về ‘các nhà bác học nguyên tử’, trong đó có nhắc đến chuyện hai anh em nhà Kennedy cùng yêu một nàng, đó là Marilyn Monroe. Nói phét hoài, câu chuyện dẫn đến: có một đêm, nàng thủ thỉ một tí với Kennedy về chuyện ‘nguyên tử’, một ngày sau đó, nàng lập tức biến mất khỏi cõi đời! Nhiều năm qua rồi, nay mình thử tìm hiểu chuyện này có tí giai thoại nào không? Cuối cùng của tình yêu là gì?

Trước tiên, xin tóm tắt vài dòng về Tổng thống Mỹ Kennedy và Marilyn Monroe.
Tổng thống Mỹ Kennedy sinh ngày 29/5/1917, tên đầy đủ là John Fitzgerald Kennedy, thường được gọi là John F. Kennedy, là người Mỹ gốc Ireland, sinh tại tiểu bang Massachusetts. Ông là tổng thống trẻ nhất của Hoa Kỳ và được giới ‘học giả’ đánh giá là một trong những tổng thống vĩ đại nhất của nước này! (ngoài Washington, Lincoln, Franklin Roosevelt, Jefferson và Theodore Roosevelt).
Lúc nhỏ, ông học trường tư thục, ngoài ra, từ 12-14 tuổi, ông còn là một Hướng đạo sinh. Lớn lên ông học nhiều trường, rồi học trường Đại học Harvard, có học lực trung bình (lọai C hay D), kém môn sử (loại D), rồi tốt nghiệp bằng ‘quan hệ quốc tế’, luận văn tốt nghiệp năm 1940 của ông có đề tài là ‘Why England Slept (Tại sao nước Anh ngủ mê)’ được xuất bản và là một trong những cuốn sách bán chạy nhất thời đó…
Ông gia nhập quân đội (lục quân, hải quân) từ 1941-1945. Sau giải ngũ, ông tham gia vào chính trường, và trở thành Thượng nghị sĩ bang Massachusetts vào năm 1952. Năm sau, ông lấy vợ là Jacqueline Bouvier John và có 2 con. Hai năm sau, ông bị giải phẩu cột sống 4 lần sắp chết (xức dầu thánh). Trong thời gian này, ông viết cuốn Profiles in Courage (Gương can đảm nơi Nghị trường) và được giải thưởng Pulitzer - một giải thưởng về báo chí và văn học của Mỹ...
Khi 44 tuổi, ông trở thành tổng thống thứ 35 của Mỹ (1961-1963), dưới thời ông, có liên quan đến các sự kiện chính trị như: giai đoạn đầu của chiến tranh Việt Nam, xây dựng bức tường Berlin, vụ khủng hoảng tên lửa tại Cuba, thông qua ‘Thỏa ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân bán phần’, đưa ra những phác thảo về sau trở thành ‘Đạo luật dân quyền’, đặc biệt là duyệt ‘đề án Apolo’ đưa phi thuyền lên mặt trăng…
Các câu phát biểu nổi tiếng của Kennedy:
- Đừng bao giờ hỏi đất nước có thể làm gì cho chúng ta, nhưng hãy tự hỏi chúng ta có thể làm gì cho đất nước (ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country).
- Đừng hỏi nước Mỹ sẽ làm gì cho bạn, mà hỏi chúng ta có thể cùng nhau làm gì cho tự do của nhân loại (ask not what America will do for you, but what together we can do for the freedom of man).
- Không một quốc gia nào muốn lãnh đạo các quốc gia khác lại chịu đứng đằng sau trong cuộc đua chinh phục không gian.
Ông bị ám sát ngày 22 tháng 11 năm 1963, tại thành phố Dallas, tiểu bang Texas, sống được 46 năm và 177 ngày. Đến nay vẫn còn vô số nghi án về nguyên nhân của vụ ám sát và vẫn chưa có kết luận chính thức nào.

Marilyn Monroe sinh ngày 1/6/1926, là một nữ diễn viên nổi tiếng của Hollywood, được đồn là người đàn bà đẹp nhất, hấp dẫn nhất và là ‘quả bom sex’ của thế kỷ 20.

Ước làm bãi cát nên thơ
Để em làm sóng vỗ bờ ghẹo anh
Lặng nhìn trời nước xanh xanh
Im nhìn con sóng dập dềnh xa xa
Lâu ngày không thấy em qua
Cỏ cây cũng phải là tà đảo điên 
Nhớ em, nhớ đôi mắt huyền
Nhớ em, nhớ trọn dáng mềm em ơi!
(NGLB)
Cha nàng là đã bỏ rời mẹ nàng sau 6 tháng hôn nhân… Rồi ‘cô bé’ sống với nhiều ‘cha mẹ nuôi’, đã từng sống trong trại mồ cô, nhà tế bần và đã từng bị cưỡng hiếp… Khi 16 tuổi, nàng lấy một anh hàng xóm là James Dougherty, nhưng nàng thích chơi đùa với trẻ con chứ không thích… chồng!
Rồi nàng bắt đầu sự nghiệp là một người mẫu, rồi đến diễn viên điện ảnh…, rồi trở thành ‘top-ten’ trong lịch sử điện ảnh Mỹ (được xếp thứ 6 trong số 100 diễn viên điện ảnh Mỹ, năm 1999):
- ‘Monroe rất bẽn lẽn, rất ngọt ngào, và cũng thông minh hơn nhiều so với mọi người nghĩ’ (phát biểu của diễn viên Russell), 
- ‘Tôi thấy ở Marilyn một trong những tài năng vĩ đại nhất mọi thời đại... cô ở trong tôi toả sáng hơn bất kì ai tôi từng hình dung, và tôi nghĩ đây là lần đầu tôi biết trí tuệ và, vâng, sự chói sáng không đi kèm với học vấn’ (phát biểu của đạo diễn Logan), và
- ‘Marilyn quá sức tuyệt vời, tuyệt vời nhất trong tất cả’ (phát biểu của đạo diễn Olivier).
Nàng đóng rất nhiều phim nổi tiếng, trong đó có phim ‘Some Like It Hot’ (tạm dịch ‘Có người thích nóng') đã thành công vang dội và mang lại cho nàng giải ‘Quả cầu vàng’ cho nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất tại cuộc trao giải Oscar năm 1960, và nhiều giải cá nhân quốc tế khác.
Đồng thời, nàng bị rất nhiều scandal do ăn mặc quá ‘sex’, do đời sống tình dục, bị đồn là người đồng tính, thậm chí nàng còn đóng một phim sex 15 phút đã được bán cho một doanh nhân tại New York (muốn bảo vệ danh tiếng cho nàng) với giá 1,5 triệu USD và có con trai với Kennedy là John Fitzgerald Kennedy! Tháng 2/1952, nàng bị scandal vì ảnh khỏa thân, nhưng được công chúng Mỹ thông cảm! vì do hoàn cảnh xô đẩy, vì kế sinh nhai và vì nỗi tuyệt vọng vì thời niên thiếu quá cực khổ: ‘Tôi có hạnh phúc không? Tôi đã từng là đứa trẻ bơ vơ không ai muốn nhận. Một đứa bé cô đơn với một giấc mơ, và đã thức giấc để biến giấc mơ trở thành hiện thực. Tôi là Marilyn Monroe. Hãy đọc câu chuyện Cô bé Lọ Lem của tôi’.

Nàng có các đời chồng là: James Dougherty (1942-1946), li dị khi nàng chuyển sang nghề diễn viên, rồi Joe DiMaggio (cầu thủ bóng chày, 1954), li dị vì ‘Joe tức điên vì cảnh tượng Monroe bị tốc váy’, rồi Arthur Miller (1956-1961), li dị vì ‘khắc khẩu’, tính nàng ‘đa nghi và khó chịu’, và vì cả hai bên đều ngoại tình.
‘…Monroe trở nên nát rượu và các loại thuốc (an thần) bắt đầu gây ra tác dụng phụ (phát biểu của Susan Strasberg, bạn của Monroe), ngoài ra, còn có giả thiết nghiêng về hướng là nàng bị ám sát, nàng ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ và đầy hấp dẫn, mới 36 tuổi.

Em cứ đứng âu sầu nghe sóng biển
Gió lạnh về gợi nhớ chuyện đôi ta
Chuyện mình sao lại xót xa
Chuyện mình sao lại chỉ là đớn đau
(NGLB)

Mới nhìn hình thì Kennedy không đẹp trai lắm, mặt hơi có nét nông dân một tí, hơi rắn rỏi một tí, hơi cao bồi một tí và ‘chịu chơi’ một tí... Mình lần dò tìm hiểu thêm các mẫu chuyện về Kennedy liên quan đến Monroe, vừa thử vào Google thì gặp bài đầu tiên nói về câu chuyện tình dục của anh em nhà Kennedy với Monroe, quả nhiên chuyện này là… có thật!
Chuyện càng ngày càng ‘sex’ như sau (lưu ý là các thông tin dưới đây chỉ có tính chất tham khảo):

1. Kennedy và Monroe có mối quan hệ tình cảm đặc biệt sâu sắc:

Ngày 19/5/1962, theo lời mời của anh vợ Kennedy là diễn viên Peter Lawford, Monroe đến dự sinh nhật của Tổng thống Kennedy tại Madison Square Garden. Tại đấy, nàng đã biểu diễn bài ‘Happy Birthday, Mr. President’. ‘Marilyn xuất hiện đầy nóng bỏng trong một bộ váy mỏng, bó chặt và hát vang những lời chúc mừng sinh nhật dành tặng Tổng thống. Màn trình diễn này của cô đã làm rộ lên những tin đồn vốn đã rất dai dẳng vào thời đó về việc 2 người có mối quan hệ tình cảm đặc biệt sâu sắc’. (Chiếc váy nổi tiếng nói trên đã được bán đấu giá năm 1999 và được 1,2 triệu USD).

Cuộc tình giữa Kennedy và Monroe có thể xảy ra trước đó nhiều năm! và tiếp tục cho đến khi Monroe chết. Ngoài ra, theo các tư liệu cũ (mà mình đọc hồi sinh viên), Monroe rơi vào cuộc tình tay ba với anh em Kennedy là John và Robbert, cả hai đều yêu Monroe, nàng ‘sắp lịch’, hết hẹn hò với John rồi đến Robbert.

Nhớ người nơi xứ xa xa ấy
Bỗng gợn lòng anh, một khối sầu
Tiếng thơ sao bỗng buồn lai láng
Chợt rụng hồn anh, mắt lệ đầy
(NGLB)
Ngày nay, vẫn còn lưu lại bức hình duy nhất được chụp chung giữa Monroe mặc váy nóng bỏng - ‘áo trễ, ngực đỉnh ngọc trai’ với Jonh Kennedy và Robert Kennedy, mà 3 tháng sau khi bức hình đó được chụp vào tháng 5/1962 thì nàng chết vào tháng 8/1962! 

2. Ba anh em nhà Kennedy đều sa lưới tình với nàng Monroe:
“Một tài liệu của FBI được giải mật hôm 14/6 (2010!) đã vén màn bí mật về đời sống tình dục phóng túng của ba anh em cố Tổng thống Mỹ Kennedy. Tiết lộ này đã khiến nước Mỹ chấn động.
Thông tin trên được tung ra sau khi Thượng nghị sĩ Edward “Ted” Kennedy qua đời. Tài liệu đề ngày 12/7/1965 của FBI cho biết, một phụ nữ, cư dân New York tên là Jacqueline Hammond ‘đã nắm được những thông tin tương đối đầy đủ liên quan tới bữa tiệc dâm dục’ tại khách sạn Carlyle, Manhattan.
Theo Hammond, bữa tiệc gồm có ba anh em John F Kennedy, Robert Kennedy và Edward “Ted” Kennedy với ngôi sao màn bạc Marilyn Monroe, ca sĩ Frank Sinatra, ngôi sao Peter Lawford và vợ ông này là Sammy Davis Jr.  Hiện chưa rõ làm thế nào Hammond, tự xưng là một người vô cùng giàu có với hàng triệu USD, biết về bữa tiệc phóng túng trên” 
(http://tintuc.xalo.vn/00-1797632646/Ven_man_doi_song_tinh_duc_cua_anh_em_nha_Kennedy.html)

3. Kenedy với các cuộc tình vụng trộm khác:
Ngoài nàng Monroe, “cố Tổng thống John F. Kennedy nổi tiếng là đào hoa và ông từng bị đồn có quan hệ ngoài luồng với không ít phụ nữ xinh đẹp. Hãy xem họ là ai?
Mimi Alford, một cựu thực tập sinh Nhà Trắng, gần đây đã viết một cuốn sách khẳng định bà từng có quan hệ tình cảm với Tổng thống John F. Kennedy. Theo lời Alford, hiện 69 tuổi, cuộc tình với Kennedy bắt đầu năm 1962 khi bà mới 19 tuổi và mối quan hệ này kéo dài 18 tháng.
- Judith Campbell Exner:  Trong cuộc phỏng vấn năm 1988 với tạp chí People, Judith Exner đã mở lòng về cuộc tình mà bà khẳng định đã có với Kennedy. Mặc dù các tài liệu được công bố sau đó đã xác nhận các cuộc điện thoại giữa Exner với Tổng thống và các chuyến viếng thăm Nhà Trắng, nhưng các cố vấn thân cận với Kennedy đã công khai bác bỏ các thông tin này, trong đó có trợ lý hàng đầu Dave Powers. Exner đã viết về cuộc tình với Kennedy trong cuốn hồi ký của bà năm 1977.
- Mary Pinchot Meyer: Tổng thống Kennedy cũng bị đồn là có quan hệ với Mary Pinchot Meyer một nghệ sĩ nổi tiếng ở Washington. Chưa đầy một năm sau vụ ám sát Kennedy, Meyer đã bị sát hại gần nhà riêng ở Georgetown. Năm 1998, nhà báo Nina Burleigh đã viết về cuộc tình trên và những tình tiết quanh cái chết của Meyer trong cuốn sách mang tựa đề: “Một phụ nữ rất kín tiếng: Cuộc đời và vụ ám sát chưa có lời giải của người tình tổng thống Mary Meyer”.
- Gunilla Von Post: Gunilla Von Post, người Thuỵ Điển, đã gây xôn xao dư luận hồi tháng 3 năm ngoái khi bà đem đấu giá các bức thư tình do Kennedy gửi cho bà, ngay trước khi ông kết hôn với người vợ xinh đẹp Jackie. Những lá thư tình vẫn tiếp diễn thậm chí sau khi ông lấy vợ. Vào ngày 28/6/1954, chưa đầy một năm sau khi kết hôn, Kennedy viết cho Von Post: “Anh có thể lên tàu và đi du lịch quanh Đại Trung Hải trong 2 tuần, cùng với em”. Von Post cũng khẳng định cô đã có một tuần lãng mạn bên Kennedy vào tháng 8/1955". (http://www.tinmoi.vn/nhung-nguoi-tinh-tin-don-cua-tong-thong-my-kennedy-04756814.html)


Vào thời đó, là phụ nữ, mấy ai lại không thích ông chủ ‘Tòa nhà trắng’, một người đàn ông nổi bật nhất trong những người đàn ông, vừa đa tài, lại vừa đào hoa như Tổng thống Kennedy!
Ngược lại, là đàn ông, mấy ai lại không muốn sở hữu một người đàn bà đẹp nhất trong những người đàn bà, có tài năng thiên phú, có sức mê hoặc đàn ông lạ lùng, có thân hình tuyệt mỹ như ‘thần vệ nữ’, vừa mềm mại, lại vừa nóng bỏng như Monroe!

Em trở về phố cũ xa kia
Nơi anh chiều, thiếu tiếng thầm thì
Em còn buồn hay không em ơi
Nơi anh trời, vắng nắng rụng rời

Hoa cỏ buồn, không tay em nâng
Không gian mờ, im ắng nhạt nhòa
Cây lá buồn, không mắt em theo
Thời gian phai, khô héo mù lòa
(NGLB)
Kennedy cũng không ngoại lệ, ông cũng là con người, tại sao ông ta lại không sa lưới tình, mà kẻ giăng lưới tình lại là nàng Marilyn Monroe!, ông đã bàng hoàng trước sắp đẹp lộng lẫy và sự thu hút tình dục kỳ lạ toát ra từ người nàng, gặp nàng, ông bị ‘sa lưới tình’ ngay lập tức, khi nàng hát tặng chàng bài ‘Happy Birthday, Mr. President’, ông nói kiểu như sẵn sàng dùng ‘giang san đổi mỹ nhân': ‘Xin cảm ơn. Bây giờ tôi có thể rút lui khỏi chính trường sau khi được nghe chúc mừng sinh nhật theo một cách ngọt ngào đến như thế…’
Nếu không nhầm, Monroe đã yêu Kennedy: “Năm 2005, chiếc đồng hồ Rolex bằng vàng, món quà sinh nhật mà nữ minh tinh màn bạc Marilyn Monroe tặng cho cố Tổng thống Mỹ Kennedy đã được bán với giá 120 ngàn USD, gấp đôi so với giá dự kiến ban đầu. Món quà được tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 45 của Kennedy, mặt sau chiếc đồng hồ có khắc lời đề tặng: ‘Gửi đến Jack, người Marilyn mãi yêu..."

Em cứ tưởng gần anh thêm chút nữa
Để lòng được sưởi ấm lửa tình anh
Ngờ đâu tình lại mong manh
Ngờ đâu tình lại chòng chành trong em
(NGLB)
...Và, hỡi nàng Monroe yêu dấu, hỡi chàng Kennedy thân mến, các người đã ‘sa lưới tình’, các người đã yêu, và các người đã tự nhiên áp dụng: tình là tình, hãy tận hưởng, đời sẽ qua nhanh, 'sắc sắc không không' làm gì cho rối, nhưng những thứ mà các người cho là hạnh phúc tuyệt đỉnh thì nó sẽ mau qua như áng mây chiều: vào ngày 5/8/1962 định mệnh, nàng đã rơi vào ‘hố sâu tuyệt vọng’ và im lặng vĩnh viễn, rồi cũng trong một sát-na vào ngày 22/11/1963 định mệnh, chàng vĩnh viễn không còn biết gì nữa.
Các người có biết chăng, đàng sau nụ cười sẽ là những giọt nước mắt, đàng sau lưới tình sẽ là ‘lưới thiên la địa võng’, cuối cùng các người sẽ có một điểm chung: đó là các người sẽ vĩnh viễn rời cái thế gian có tình yêu nhỏ bé này và đến nơi cần phải đến...
---------------------------------
Các nguồn thao khảo chính:
-Tổng thống Kenendy: http://vi.wikipedia.org/wiki/John_F._Kennedy
-Marilyn Monroe: http://vi.wikipedia.org/wiki/Marilyn_Monroe
(Và các tư liệu khác có liên quan).

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

228. Tiêu Phong và A Châu định đi thăm Trường Sa và Hoàng Sa...


Em buồn em đứng dưới mưa
Cây buồn cây chẳng đung đưa chút nào
Gió buồn gió trốn nơi nao
Lệ buồn lệ vẫn tuôn trào vai em
(NGLB)

Mới đây, một buổi chiều, mình đi uống cà phê, gặp một sinh viên. Cậu ta kể cho mình câu chuyện dưới đây, mình xin ghi lại cho các blogger thư giãn. Trước tiên, xin giới thiệu một số nhân vật đề cập trong bài viết này (theo thứ tự A, B, C):
-A Châu: Tỳ nữ của Mộ Dung Phục (truyện ‘Thiên Long bát bộ’)
-Càn Long: Hoàng đế nhà Thanh, đời thứ 6
-Chu Nguyên Chương: Hoàng đế đầu tiên của nhà Minh (truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’)
-Đoàn Chính Thuần: Em trai của Hoàng đế nước Đại Lý (truyện ‘Thiên Long bát bộ’)
-Gia Khánh: Hoàng đế nhà Thanh, đời thứ 7
-Gia Luật Hồng Cơ: Vua Liêu (truyện ‘Thiên Long bát bộ’)
-Khang Hy: Hoàng đế nhà Thanh, đời thứ 4
-Mã phu nhân: Vợ của Mã phó bang chủ Cái Bang (truyện ‘Thiên Long bát bộ’)
-Minh Mạng: Vua nhà Nguyễn, Việt Nam
-Mộ Dung Phục: hay ‘Nam Mộ Dung’, hậu duệ của Hoàng đế nước Yên đã bị diệt vong (truyện ‘Thiên Long bát bộ’)
-Nguyễn Huệ: Vua Quang Trung, Việt Nam
-Nguyễn Phúc Nguyên: Chúa Nguyễn, thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, Việt Nam
-Phổ Nghi: Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh
-Tiết Thần Y: Danh y, đệ tử của phái Tiêu Dao (truyện ‘Thiên Long bát bộ’)
-Tiêu Phong (Kiều Phong): hay ‘Bắc Kiều Phong’, Bang chủ Cái Bang (truyện ‘Thiên Long bát bộ’)
-Trương Vô Kỵ: Giáo chủ Ma giáo (truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’)
-Từ Hi Thái hâu: 'Hoàng đế' nhà Thanh (Nhiếp chính các đời Đồng Trị và Quang Tự)
-Ung Chính: Hoàng đế nhà Thanh, đời thứ 5.

1. Cậu sinh viên nhắc đến đoạn nói về Kiều Phong, lúc y quay lại chùa Thiếu Lâm để tìm hiểu về thân thế của mình và vụ án ‘Nhạn Môn Quan’ ba mươi năm về trước... Tại Tàng Kinh Các, y gặp A Châu (cải trang thành nhà sư để đánh cắp Dịch cân kinh), nàng đã bị trúng một chưởng của Phương trượng chùa Thiếu Lâm, đang trong tình trạng thập tử nhất sinh.


Là người có tình có nghĩa, mặc dù biết đến Tụ Hiền Trang là đi vào chỗ chết, Kiều Phong vẫn đưa A Châu đến đó để nhờ Tiết Thần Y chữa trị. Tại đó, rất nhiều cao thủ võ lâm bao vây đánh một mình y (vì họ xem y là ‘con chó Khiết Đan’ - kẻ thù của người Tống), y bị thương rất nặng, may nhờ một đại cao thủ cứu thoát, còn số phận của A Châu chết sống thế nào thì y không rõ.
Kiều Phong chữa lành vết thương, đến Nhạn Môn Quan tìm lại dấu tích cũ của vụ án, tại đây y mới biết mình chính là người Khiết Đan (người Liêu), họ Tiêu, tên là Tiêu Phong, do được thụ hưởng nền giáo dục của người Tống, xem người Khiết Đan như là 'chó', nên y thấy vô cùng tủi nhục, đau khổ và tuyệt vọng... 
Không ngờ A Châu đã được chữa lành bệnh và đến đấy chờ đợi y năm ngày đêm rồi, nàng như một ‘thiên thần bé nhỏ’, có một trái tim nhân đạo và thánh thiện vô bờ bến, xem người Khiết Đan cũng như người Tống, đặc biệt là nàng đã đem lòng ngưỡng mộ y như là một vị anh hùng cái thế và đã thầm... yêu y. Vì cảm động với tấm thịnh tình cao độ cùa A Châu, vị anh hùng ‘Bắc Kiều Phong’ đã sa lưới tình.

Trộm tình, kẻ có tội hay không?
Sáng ngóng trưa trông, nặng cõi lòng
Chiều chờ, đêm đợi, khuya sầu nhớ
Thấp thỏm, âu lo, lệ ứa dòng
(NGLB)

Sau này, Mã phu nhân dùng kế hiểm để mượn tay Tiêu Phong giết Đoàn Chính Thuần - kẻ tình hận của mụ. Vì trúng kế, Tiêu Phong tưởng Đoàn Chính Thuần là tên ‘Thủ lĩnh đại ca’ cầm đầu các cao thủ giết cha mẹ y ở Nhạn Môn Quan, nên y đã dùng ‘Giáng long thập bát chưởng’ đánh chết Đoàn Chính Thuần, không ngờ Đoàn Chính Thuần là do A Châu cải trang để chịu chết thế cho cha. Tiêu Phong vô cùng đau khổ và hối hận: y đã lỡ tay đánh chết người yêu nhất trên thế gian của mình là A Châu.
Mưa rơi có buồn không em yêu
Gió rú ngoài sân, lạnh bóng kiều
Xào xạc mái hiên, ai thấp thỏm
Người ở, người đi, ai cô liêu!
(NGLB)

Chuyện rất dài… Cuối cùng, sau khi ngăn được cuộc chiến tranh và đem lại hòa bình cho 2 dân tộc Liêu - Tống, vì không được bên Tống chấp nhận (y là người Liêu), còn vua Liêu lại xem y là kẻ phản bội, Tiêu Phong không còn có sự chọn lựa nào khác ngoài việc phải tự vẫn để đạt được ‘khát vọng của tự do’.
Làm sao tỉnh dậy hả em
Trong khi trời đất có đêm, có ngày
Kiếp sau mình có gặp nhau
Hãy luôn kề cận, quên ngày quên đêm
(NGLB)

2. Cậu sinh viên kể tiếp: 
Sau khi chết, vì Tiêu Phong là bậc anh hùng khí khái vào bậc nhất của Trung Quốc, còn A Châu có tâm hồn như một ‘thiên sứ’, nên linh hồn của Tiêu Phong và A Châu được ‘thượng đế’ cho ở một ‘vườn địa đàng’ tuyệt đẹp ở Trung Quốc. 
Ở đó lâu ngày chán quá, lại nghe nói là ở Việt Nam có hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh, hai vợ chồng bèn hội ý và quyết định đi thăm Trường Sa và Hoàng Sa một chuyến, bằng đường bộ.

Muốn đi đến Trường Sa và Hoàng Sa thì hai người phải tìm xem bản đồ chỉ rõ vị trí chính xác của 2 hòn đảo đó.
* Người đầu tiên y gặp là Nguyễn Huệ. Vì Nguyễn Huệ cùng đẳng cấp ‘Thiên-Long’ với Tiêu Phong, hơn nữa ông lại thích uống rượu, nên hai người thường gặp nhau, chén thù chén tạc. 
Được biết Nguyễn Huệ rất rành về Trường Sa và Hoàng Sa, Tiêu Phong bèn hỏi:
- Nghe nói trước đây các hạ là ‘ông chủ’ của Trường Sa và Hoàng Sa?
Nguyễn Huệ đáp :
- À, sự thực là như thế này, theo tại hạ được biết, từ năm 1686, họ Nguyễn đã đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa), và đầu tiên trong khu vực, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã thành lập các đội Hoàng Sa và Bắc Hải để ‘buôn bán ven biển, chài lưới, thu lượm hải sản và tổ yến’ ở vùng quần đảo xa giữa biển Đông... 

Sau đó, với tư cách là chủ nhân của các vùng đảo, quần đảo giữa biển Đông, triều đình Tây Sơn tiếp tục phát triển các đội trên, cải tạo các ‘di thuyền’ cao hơn và to hơn thuyền Trung Hoa, trên có đặt nhiều súng... Mỗi năm, từ tháng hai, hai đội có 5 chiến thuyền ra Hoàng Sa và Trường Sa để ‘thu nhặt hóa vật của tàu bị nạn, tìm kiếm hải vật’, đến tháng tám mới trở về và nộp cho triều đình Phú Xuân. Thời đó, triều đình Gia Khánh, Trung Quốc, đang bận việc dẹp loạn ở phía Tây nên không thể quan tâm đến vùng biển Đông...
Tiêu Phong lại hỏi :
- Thế rồi sao nữa?
Nguyễn Huệ trả lời :
- Sau khi tại hạ và Ngọc Hân công chúa rời cõi trần, tại hạ được biết ‘năm 1834 dưới triều Minh Mạng đã có bản đồ vẽ rất cụ thể, có biểu thị của dải Vạn Lý ở Trường Sa ngoài Biển Đông’. 'Ngày 21-12-1933, Thống đốc Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP, sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa... Ngày 15-6-1938, Toàn quyền Đông Dương I. Brévie ký Nghị định số 156-SC, quyết định quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên... Ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp bàn giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Chính quyền Bảo Đại. Bảo Đại cho sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Thừa Thiên'... 
Không ngờ Mộ Dung Phục (xem entry 226) nay lại chuyển thế đầu thai, làm lớn, rồi có tham vọng làm bá chủ biển Đông, chiếm Hoàng Sa vào tháng 1/1974, rồi mấy năm gần đây, hắn tự đưa ra khái niệm ảo ‘đường lưỡi bò’ gì gì đó, rồi lấy bản đồ Trung Quốc ra, thêm 2 cái ‘hột đậu xanh’ ở phía dưới, ghi là Tây Sa và Nam Sa, rồi ầm ỉ thông qua Đại hội các tay chân của hắn. Tại hạ vô cùng ngạc nhiên…
* Sau đó, để tìm hiểu rõ hơn vấn đề, Tiêu Phong bèn từ biệt Nguyễn Huệ, rồi cắp tay A Châu và trổ khinh công thượng thừa đi gặp Chu Nguyên Chương - đại diện cho nhà Minh.
Tiêu Phong hỏi :
- Chẳng hay các hạ có biết gì về Trường Sa và Hoàng Sa không?
Chu Nguyên Chương trước kia là thuộc hạ của Trương giáo chủ Ma giáo, vốn là người xuất thân từ miền đất Hoài Bắc hạn hán liên miên, lại giả làm nhà sư ‘ăn thịt bò’ ở chùa Hoàng Giác, tính tình không úp úp mở mở, bèn lập tức trả lời:
- Chuyện này đến bố tại hạ cũng không biết, làm sao mà tại hạ biết được.
* Không nản lòng, Tiêu Phong tiếp tục đi Bắc Kinh tìm Khang Hy, Ung Chính, rồi Càn Long, mấy vị ‘nhất đẳng tông sư’ này khôn lắm, biết không trả lời câu hỏi của Tiêu Phong được, nên ở lì trong thư phòng, cáo ốm không ra gặp, y bèn quay ra, thình lình gặp Từ Hi Thái hậu ở Ngọ môn.
Tiêu Phong hỏi :
- Sư thái có biết gì về Trường Sa và Hoàng Sa không?
Từ Hi Thái hậu đáp :
- Trời, thời ta, Trung Quốc bị bại trong 2 cuộc chiến tranh nha phiến (1840-1843 và 1856-1860), rồi lủng củng nội bộ 20 năm trong 'cuộc vận động tự cường', lại tiếp tục bị bại trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1894), sau đó Bát quốc liên quân gồm Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Nga và đế quốc Áo-Hung xúm nhau đánh Trung Quốc (1901), bọn Anh lại đốt phá Di Hòa Viên của ta, ta chạy đến Tây An còn chưa kịp, ở đó mà nói chuyện Hoàng Sa, Trường Sa!
May thay, lúc đó Phổ Nghi hoàng đế đứng bên cạnh, vì còn trẻ, tính tình thành thật, Phổ Nghi nói :
- Lúc tiểu điệt mới có 6 tuổi đã bị buộc phải thoái vị, rồi làm vua bù nhìn cho Nhật (1933-1945), Nhật gọi dân ta là 'Đông Á bệnh phu', chiếm một nửa Trung Quốc, nên tiểu điệt có biết gì đâu về Trường Sa và Hoàng Sa mà nói. Thôi, để tiểu điệt vào thư khố lục bản đồ lập thời nhà Thanh ra xem đã nhé.
Tiêu Phong chờ không lâu thì Phổ Nghi đã đem tấm bản đồ ra, nó có tên là ‘Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ’ được chuẩn bị tư liệu từ thời vua Khang Hy, ‘vẽ theo phương thức hiện đại của phương Tây’, xuất bản năm 1904.

Tiêu Phong nhìn đi nhìn lại mấy lần mà chả thấy trong bản đồ có vẽ 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đâu cả, sợ mắt mình kèm nhèm, y bèn bảo: 
- A  Châu ơi, muội dòm kỹ cái bản đồ này có hai cái ‘hột đậu xanh’ mà Mộ Dung Phục đã nói không?
A Châu nhìn kỹ từ trên xuống dưới rồi nói:
- Tiêu lang à, cực nam của bản đồ này chỉ có đảo Hải Nam, làm gì có cái gì là Tây Sa và Nam Sa đâu!!!

3. Tiêu Phong vốn là người quang minh chính đại, nghĩa khí ngút trời xanh, yêu hòa bình, ghét bành trướng xâm lược, luôn hành hiệp trượng nghĩa, bênh vực kẻ yếu…, được giới anh hùng võ lâm thiên hạ ở Trung Quốc xem như là thần tượng, không ngờ y lại phát hiện ra Mộ Dung Phục chơi một chiêu thức ‘tà mị’ rất khó chịu, điều này hoàn toàn không hợp với bản chất của y - một vị anh hùng được mệnh danh là ‘Bắc Kiều Phong’. 
Đến đây, Tiêu Phong nản lòng thật sự, y thở dài bảo:
- A Châu ơi, hai đứa mình ‘đi lạc’ rồi, thôi, về lại Trung Quốc muội nhé, đừng đi thăm Trường Sa và Hoàng Sa nữa muội à, Mộ Dung Phục thâm lắm, huynh không thích hành vi của y, huynh mất hứng rồi.
Thế là Tiêu Phong và A Châu không có ‘tham vọng’ đi thăm Trường Sa và Hoàng Sa nữa, họ quay về ‘vườn địa đàng’ ở Trung Quốc, tận hưởng tình khúc âm dương và sống một cuộc đời bình dị và an nhàn ở đấy mãi mãi./.
----------------------------------

Các nguồn tham khảo chính:
-Từ Hi thái hậu: http://vi.wikipedia.org/wiki/Từ_Hi_Thái_Hậu
-Nhà Thanh: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhà_Thanh
-Chiến tranh Trung-Nhật: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Trung_Nhật
-‘Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ’: http://www.procul.org/blog/2012/07/25/hoang-trieu-truc-tinh-dia-du-toan-do/, và Google - phần Images
-'Thiên long bát bộ' và 'Ỷ thiên đồ long ký' - Kim Dung.
(Và các tài liệu khác có liên quan).

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

227. Ỷ Lan phu nhân và cặp mắt vô cùng tinh ý của Lý Thánh Tông

Tím rịm chiều nay, cây trong cây
Lọt bóng tà dương, lụy chốn này
Ngàn cây tung gió, rung chiều tím
Một bóng hồng xinh, ôi ta say!
(Cảm tác về Ỷ Lan, NGLB)
 Lan (1044!-1117) hay Nhiếp chính Ỷ Lan, là vợ của vua Lý Thánh Tông. Do các biến động lịch sử thời đó, bà tự nhiên đóng vai trò của một ‘nữ hoàng Đại Việt’ mà được gọi là ‘thời đại Ỷ Lan’ kéo dài từ năm 1069 cho đến khi bà mất năm 1117. Bà cũng là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam - một 'nữ hoàng' kiệt xuất đẻ ra một người con kiệt xuất, đó là vua Lý Nhân Tông. Bà có tên thật là Lê Thị Yến hay Lê Thi Khiết, thường được dân gian gọi là ‘Yến cô nương’, cha làm quan nhỏ trong kinh thành (Thăng Long), mẹ mất sớm khi nàng mới 12 tuổi, cha lấy vợ kế rồi ít lâu sau qua đời, nàng sống chung với mẹ kế. Nàng là một thôn nữ nghèo, làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm ở làng Sùi (hay làng Thổ Lỗi, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội ngày nay). 

Mùa xuân năm 1063, Vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà vẫn chưa có con nối dõi nên đi cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Đó là một ngày hội lớn, xa giá vua đi đến đâu thì các quan trên dưới và trăm họ ra nghênh đón đến đấy, chiên trống ầm ỉ, các thanh nam thanh nữ, nhất là trẻ con đều ùa ra xem. Đi ngang qua hương Thổ Lỗi, vén rèm ra xem quang cảnh thơ mộng của đồng quê, vua bỗng thấy thấp thoáng trong ngàn dâu xanh mướt có bóng một cô thôn nữ mặc áo tim tím, dáng cong cong, nàng không quan tâm đến đoàn người 'hoàng gia' ồn ào này, mà cặp mắt lơ đãng đang nhìn lên trời mây non nước xa xôi. Vua lấy làm lạ, bèn cho lính hầu ngừng kiệu, vời người con gái ‘kiêu căng’ đó đến hỏi chuyện.
Tiếp chuyện với vua, nàng đối đáp thông minh, ăn nói dịu dàng, lễ phép: ‘Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm việc đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng mẹ cha, không dám mong đi xem rước và nhìn mặt rồng…’. Càng nhìn kỹ, vua càng thấy rõ là nàng vô cùng xinh đẹp, dáng ngọc thướt tha, cuốn hút làm mê mẫn lòng người, có phong cách ung dung, thần thái, khác hẳn những cô gái mà vua đã từng gặp - ‘một con phụng hoàng trong loài người’ mà chỉ có vua Lý Thánh Tôn có cặp mặt vô cùng tinh ý mới phát hiện ra được. Từ những giây phút đó, nàng đã chinh phục được trái tim nhà vua.
Rồi vua ‘đưa nàng về dinh’ tức là về kinh thành Thăng Long, sau đó vua càng ngày càng yêu quý nàng và phong làm Ỷ Lan cung phi. Ngoài ra, vua còn cử thầy ‘đào tạo’ và xây riêng cho nàng một cung gọi là cung Ỷ Lan để kỷ niệm ngày gặp nàng đang ‘đứng tựa gốc lan’. Từ đó nhân gian quen gọi nàng là ‘Ỷ Lan phu nhân’. Rồi nàng thụ thai, sinh con trai đầu là Thái tử Càn Đức tức là vua Lý Nhân Tông sau này. Vua hiếm con nên khi có con trai, ông càng yêu quý và phong nàng làm Nguyên phi (đứng đầu các phi tần trong cung, chỉ dưới Thượng Dương Hoàng hậu).

Sau đó là ‘thời đại Ỷ Lan’ (1069 - 1117), chủ yếu gắn liền với năm con số '2', trong đó bà đã làm Nhiếp chính 2 lần cho 2 vua, và cùng với 2 bộ nhị là ‘Lý Thánh Tông - Lý Thường Kiệt’ và ‘Lý Thường Kiệt - Lý Nhân Tông’ đã 2 lần ‘phá Tống’ và 2 lần ‘bình Chiêm’. Bà cùng thời với Tống Thần Tông (1048-1085) - Hoàng đế thứ 6 của nhà Bắc Tống (xem phụ lục). 
...Ở cương vị Nhiếp chính, Ỷ Lan phu nhân chăm lo phát triển việc quốc chính, tăng cường quân đội, mở mang dân trí, cải cách giáo dục, pháp luật, đạo đức, phát triển Phật giáo, dạy cho con trở thành kẻ có tài… Bà cũng không quên những người nông dân nghèo cũng cảnh ngộ như thủa hàn vi của bà, cho xuất tiền ở quốc khố để chuộc những người phụ nữ phải đem thân gán nợ cho nhà giàu rồi đem gả cho những người đàn ông góa vợ, phạt nặng những người trộm trâu và giết trâu bừa bãi: ‘Thái hậu đổi đời cho họ, cũng là việc làm chân chính vậy. Còn việc thứ hai khiến nhiều người dân càng kính trọng và biết ơn bà, bởi ‘con trâu là đầu cơ nghiệp' (Ngô Sĩ Liên)...
Bà qua đời ngày 25/7/1117, thọ 73 tuổi, được hỏa táng (theo truyền thống của đạo Phật thời đó). Để ghi nhớ công ơn của bà, người dân đã xây dựng chùa Đạm hay chùa ‘Bà Tấm’ để thờ bà.
  
Một số truyền thuyết về Ỷ Lan phu nhân:
-Vì Ỷ Lan mẹ mất từ lúc còn nhỏ, bố lấy vợ kế nên bà có tuổi thơ như ‘cô Tấm’ trong chuyện Tấm Cám, và vì bà là người nhân từ độ lượng, nên nhân dân đã đồng hóa bà với 'cô Tấm’. Ngoài ra, bà còn rất cảm thông với nỗi đau khổ của nhân dân, quan tâm lo lắng đến kinh tế và đời sống của nhân dân, nên được nhân dân hết lòng ca ngợi và tôn sùng bà như là ‘nữ Quan Âm’ tức là con gái của Quan Âm Bồ Tát.   -‘Thông minh vốn sẵn tư trời’, không những học rộng hiểu sâu, bà còn am hiểu Phật học, có khả năng đối đáp với các ‘Thiền sư’ (năm 1096, ở chùa Trấn Quốc, Thăng Long). Trong sách ‘Thiền uyển tập anh’ có ghi lại bài kệ 'sắc sắc không không' của bà: ‘Sắc là không, không tức sắc. Không là sắc, sắc tức không. Sắc không đều chẳng quản. Mới được hợp chân tông’. ‘Với bài kệ này, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan được các nhà nghiên cứu văn học xếp vào hàng tác gia văn học thời Lý - Trần’ (theo Tăng Bá Hoành). 
-Sống trong cung cấm, đầy đủ châu báu ngọc ngà… nhưng bà vẫn luôn nhớ về quê cũ với nương dâu, đồng lúa… Để bớt nỗi nhớ quê hương, bà tâu với nhà vua xin được nuôi một con trâu quý trong kinh thành, để hàng ngày bà được tự tay chăm sóc…, con trâu tự lúc nào, đã trở thành một người bạn thân thiết của bà… Năm ấy, cũng như thường lệ, để giữ tình hữu hảo với nước láng giềng phương bắc, vua cử một đoàn mang báu vật đi cống nạp, trong đó có con trâu quý của bà. Ỷ Lan phu nhân và con trâu thân thiết chia tay tại vùng Gia Lâm. Trâu được người thương quý từ lâu nên trong giờ phút chia tay, nước mắt tuôn trào, quỳ xuống bái biệt Ỷ Lan phu nhân. Khi bà âu yếm vuốt ve con trâu lần cuối, nó rống lên những tiếng dài nghe thật não nùng, thảm thiết… Trâu đi rồi, Ỷ Lan mỗi chiều đều lên lầu cao nhìn về Gia Lâm trầm ngâm hàng giờ nhớ con trâu ngày xưa. Bốn vạn quân cảm động tấm lòng của bà, chỉ trong một đêm, đắp thành quả đồi có hình một con  trâu đang quỳ xuống… và kể từ đó, địa danh ‘Trâu Quỳ’ được hình thành và lưu truyền mãi cho đến ngày nay’ (theo Bùi Hữu Đoàn). 

 Lan phu nhân chính là ‘ngọc trong đá’: khi vua đi đến đâu cũng có tiền hô hậu ủng, có bao nhiêu quan lại cấp dưới hầu tiếp, xun xoe, rất nhiều người xúm lại quanh vua để lấy ‘danh’, trong khi đó có một cô thôn nữ ‘áo vải’ vẫn điềm nhiên tư lự suy nghĩ dưới gốc dâu, xa lạ với thế tục mà chỉ có vua Lý Thánh Tôn có cặp mắt vô cùng tinh ý mới phát hiện ra được: 
Hoa dại làm dại người dưng
Cỏ dại làm dại người thương dáng tròn.

----------------------------------
Phụ lục: Ỷ Lan nguyên phi.
Làm Nhiếp chính lần 1 và ‘bình Chiêm’ lần 1: Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh (cùng Lý Thường Kiệt) đi đánh Chiêm Thành, Ỷ Lan Nguyên phi được vua tin cậy giao cho ở nhà thay mặt vua phụ trách việc triều chính. Vua đánh mãi không thắng, nản lòng rút quân về đến Tiên Lữ, Hưng Yên thì nghe tin là ở nhà bà giải quyết việc triều chính đâu ra đấy, triều thần trên dưới nể phục, được nhân dân yêu quý… Vua thấy xấu hổ: ‘Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đàn ông há thua sao!’ bèn quay binh lại đánh tiếp và thắng trận bắt được vua Chiêm Thành là Chế Cũ (Rudravarman III), y phải dâng ba châu là Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (thuộc Quảng Bình và Quảng Trị ngày nay) và được thả về. 
Làm Nhiếp chính lần 2:
Khi vua Lý Thánh Tông mất năm 1072, Thái tử Lý Nhân Tông lên ngôi vua khi còn nhỏ dại (sinh năm 1066, mới có 6 tuổi). Lúc ấy xảy ra ‘sự kiện Dương Thái hậu và 76 thị nữ bị giết!’, đó là trong triều có cuộc tranh giành quyền lực nội bộ, Lý Thường Kiệt thì theo phe Ỷ Lan Nguyên phi, còn Thái sư Lý Đạo Thành thì theo phe Dương Thái hậu, cuối cùng phe Ỷ Lan thắng, bà lên làm Linh Nhân Hoàng thái hậu và một lần nữa bà lại làm Nhiếp chính thay con trị nước. Sau đó, bà đã giải quyết tốt việc đoàn kết nội bộ, tha tội và trọng dụng Lý Đạo Thành, cùng với ông lo công tác ở hậu phương để hợp lực với Lý Thường Kiệt ở tiền tuyến, nhờ đó mà Lý Thường Kiệt đã làm được việc ‘phá Tống, bình Chiêm’: 
'Phá Tống’ lần 1: Năm 1075, sau khi dẹp được Nùng Trí Cao, vì muốn mở rộng lãnh thổ và có thêm nhiều tài lực, Tống Thần Tông theo kế hoạch của Tể tướng Vương An Thạch chuẩn bị tích cực xâm chiếm Đại Việt. ‘Ngồi im đợi quân giặc đến mới đánh, không bằng ra quân trước, chặn thế mạnh của giặc. Đây là biện pháp phòng ngự tích cực nhất’, (lúc đó Lý Nhân Tông mới có 9 tuổi), Ỷ Lan Hoàng thái hậu cử Lý Thường Kiệt mang quân sang bất thần đánh úp châu Khâm, châu Liêm, rồi châu Ung (Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc), quân Tàu đại bại, việc này đã làm đảo loạn giang san nhà Tống, làm phả sản kế hoạch cải cách kinh tế của Tống Thần Tông và Vương Anh Thạch, Vương An Thạch phải từ chức.  
‘Phá Tống’ lần 2: Để đáp trả, năm 1076, đại quân nhà Tống gồm 30 vạn người (10 vạn quân và 20 vạn dân phu), cùng với quân Chiêm Thành, Chân Lạp, do Quách Quỳ và Triệu Tiết đứng đầu tiến sang đánh Đại Việt. Vào mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt dùng chiến tranh tâm lý, thảo ra bài hịch: ‘Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!’ làm quân sĩ nức lòng đánh giặc, bên cạnh đó, Lý Thường Kiệt còn dùng thế mạnh của thủy binh và sách lược đánh ‘tập hậu’, quân Tống bị thua nặng ở trận Như Nguyệt (sông Cầu, Bắc Ninh) phải đồng ý ‘nghị hòa' và rút quân về nước. 
‘Bình Chiêm’ lần 2: Năm 1103, tướng Lý Giác làm phản ở Diễn Châu (Nghệ An), rồi giúp vua Chiêm Thành là Chế Ma Na sang đánh lấy lại ba châu mà đã dâng nộp từ năm 1070. Năm sau, Ỷ Lan Nguyên phi và vua Lý Nhân Tông cử Lý Thường Kiệt dẫn quân sang đánh Chiêm Thành, Chế Ma Na thua và trả lại ba châu như cũ. 

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

226. Đoàn Chính Thuần - tuyệt đại cao thủ về tán gái!


Ngàn năm vẫn đợi mỏi mòn
Trăm năm đã thấy chẳng còn bao nhiêu
Mơ hoài không thấy người... yêu
Mộng hoài chỉ thấy bóng kiều trong sương!
Vô thường thì mặc vô thường
Thì ta cứ chọn tình trường mà đi
Yêu nhau ta có sợ gì
Cứ chờ, cứ đợi, cứ si, cứ tình
(NGLB)
Thần Zeus phong lưu, Trư Bát Giới phong lưu, Đường Minh Hoàng phong lưu, Napoleon phong lưu, Bảo Đại phong lưu… (xin vui lòng xem các entry trước), nhưng trên thế gian này, rất hiếm có người đàn ông phong lưu nào mà ‘những người đàn bà mà mình yêu đều sẵn sàng vì mình mà chết, và mình cũng không sống làm gì nữa khi những người đàn bà của mình đã ra đi’. Rất nhiều người đã không ‘làm’ được như vậy, nhưng ít nhất có một kẻ làm được, đó là Đoàn Chính Thuần.

1. Đoàn Chính Thuần thường được mọi người gọi là Đoàn Vương gia, là Trấn Nam Vương của vương quốc Đại Lý và cũng là em trai của Hoàng đế Đoàn Chính Minh. (Trong lịch sử, ông là một nhân vật có thật, sau khi Đoàn Chính Minh chết và sau cuộc nổi loạn của Cao Thăng Thái, Đoàn Chính Thuần trở thành Hoàng đế thời ‘Hậu Đại Lý’, trị vì từ năm 1096-1108, đến năm 1253 thì Đại Lý bị tiêu diệt bởi đế quốc Mông Cổ, nay nằm trong khu vực của 3 tỉnh là Vân Nam, Qúy Châu và Tứ Xuyên, Trung Quốc).
Ông là một trong những nhân vật tiêu biểu trong truyện ‘Thiên long bát bộ’, gồm Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, Vương Ngữ Yên, A Châu, A Tử, Thiên Sơn Đồng Mỗ, Đoàn Chính Thuần, Đoàn Diên Khánh, Mộ Dung Phục, Gia Luật Hồng Cơ, Cưu Ma Trí…
‘Thiên long bát bộ’ (chuyện xảy ra vào thời Bắc Tống, 960-1127) là một thiên trường ca vĩ đại, một tác phẩm võ hiệp hư cấu của Kim Dung, nay được đưa vào chương trình dạy văn chính quy cho tất cả các học sinh cấp ba ở Trung Quốc. Cụm từ ‘Thiên long bát bộ’ xuất phát từ kinh Phật nói về tám ‘phi nhân’ là Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La và Ma Hầu La Gia, trong đó Thiên và Long đứng đầu nên gọi là Thiên Long bát bộ, rộng hơn là nói về sự vô cùng phức tạp của con người và xã hội: ‘Thế giới của Kim Dung là một thế giới đa cực và đầy mâu thuẫn, thiên hạ chia năm xẻ bảy, có vô số thế lực giành giật hay tranh chấp quyền lợi lẫn nhau mà mọi giá trị của con người có thể bị đảo lộn và thậm chí bị thủ tiêu’ (xin vui lòng xem entry 121). 
Ông may mắn có phẩm chất của một bậc đế vương hoàn hảo: đẹp trai, võ nghệ cao cường (môn ‘Nhất dương chỉ’), được các anh hùng thiên hạ võ lâm kính trọng, phong cách hào hoa phong nhã, phóng khoáng, chân tình, có nghĩa khí và đặc biệt là vô cùng dẻo miệng (tính chất của một tuyệt đại cao thủ về môn võ công ‘tán gái’, môn võ công này thời @ được gọi là ‘Cưa em bí kiếp’ gồm có các tuyệt kỹ sau đây: Soi gái, Làm quen, Chém gió, Tấn công và Kết liễu. Lưu ý là đoạn này chỉ có tính chất tham khảo).
Ông là người được mệnh danh là ‘yêu mỹ nhân hơn giang san’, do thích tiêu dao, ông thường đi du sơn ngoạn thủy, đi đến đâu gặp mỹ nhân là ông yêu đến đó, yêu thiệt tình, yêu mê say, yêu lãng mạn và yêu đến… chết, và ông đi đến đâu là mỹ nhân cũng… đỗ gục đến đó. 
Vì em, anh lại hữu tình
Đêm nhìn đom đóm, ngày nhìn núi xa
Tim này để tặng ‘người ta’
Chứ không phải tặng cô nào đâu em
Buổi chiều trời kéo mây đen
Bỗng nhiên thèm muốn chất men đậm đà
Ước gì có dáng em vào
Không bia mà cũng trào trào cơn say
(NGLB)


2. Chuyện tình của Đoàn Chính Thuần rất đa dạng và phức tạp. Ngoài người vợ chính thức là Thư Bạch Phượng (hay Đao Bạch Phượng), ông còn có các cuộc tình vụng trộm với 5 nàng ‘sắc nước hương trời’ nữa là Vương A La (hay Vương Lan Hoa), Cam Bảo Bảo (Chung phu nhân), Tần Hồng Miên, Nguyễn Tinh Trúc, và Khang Mẫn (Mã phu nhân). 
Theo bình bầu trên Internet mới đây, các bạn đọc nam nữ yêu thích nhất là nhân vật Nguyễn Tinh Trúc, rồi đến Thư Bạch Phượng, Vương A La, Cam Bảo Bảo, Tần Hồng Miên, và cuối cùng là Khang Mẫn.
Vì bận việc nước!, trừ Thư Bạch Phượng, ông chỉ yêu và gần gũi với mỗi mỹ nhân khoảng… 3 tháng rồi biến mất. Ông đã để lại các ‘dấu ấn’ cho các mỹ nhân của mình, gồm: Vương Ngữ Yên (con của Vương phu nhân), Chung Linh (con của Cam Bảo Bảo), Mộc Uyển Thanh (con của Tần Hồng Miên) và A Châu và A Tử (con của Nguyễn Tinh Trúc).
Các mỹ nhân này có tính cách rất phức tạp và khác nhau, mỗi nàng đều đỏi hỏi vị vương gia đó phải là của riêng mình, luôn luôn đố kỵ và ghen tuông lẫn nhau, họ lại chịu hậu quả của việc sinh con đẻ cái (không có cha) và bị sống lâu dài trong cảm giác ‘bị ruồng bỏ’ nên ôm hận và thậm chí trở nên tàn ác...

Trong số 6 mỹ nhân này, có hai nàng là có vai trò quan trọng hơn cả:
Người đầu tiên là Thư Bạch Phượng. Nàng có tính tình ôn nhu, điềm tĩnh, đặc biệt là vô cùng xinh đẹp: mảnh mai, da trắng, tóc dài, thường mặc xiêm y trắng trông giống  như ‘Quan Âm áo trắng’ hay ‘Quan Âm tóc dài’. Đoàn Chính Thuần gặp và yêu nàng đầu tiên, rồi nàng sinh ra Đoàn Dự. Sau này vì Đoàn Chính Thuần quá đa tình, yêu hết người này đến người khác, nên nàng căm giận bỏ đi tu, không nhìn mặt ông.
Đoàn Dự được xem là ‘bản sao’ của Đoàn Chính Thuần, cũng là một gã đàn ông vô cùng đa tình. Lần đầu tiên mới gặp Vương Ngữ Yên, mặc dù nàng đã đem hết quả tim cống hiến cho Mộ Dung Phục, chàng vẫn cứ một lòng đeo đuổi nàng, bỏ cả cung vàng điện ngọc, nàng đi đâu, chàng đi theo đó. Ngoài ra chàng còn sành môn khinh công ‘Lăng ba vi bộ’ và vô tình học được môn võ công tuyệt thế ‘Lục mạch thần kiếm’ (thi thố lúc được lúc không) mà hầu như chúng chỉ được chàng sử dụng khi bối rối cứu mỹ nhân! 
Một nàng khác là Vương phu nhân, đã có thời gian yêu nhau với Đoàn Chính Thuần được… ba tháng, lúc đó vì ông rất thích trà nên nàng đã cho xây dựng một khu trồng trà lớn gọi là Mạn đà sơn trang ở Cô Tô. Ông ra đi, bà sinh ra Vương Ngữ Yên, rồi sau đó vì hận tình, bà nẩy sinh lòng căm thù mù quáng, sẵn sàng giết bất cứ ai mang họ Đoàn và bất cứ ai có 2 vợ!
Vương Ngữ Yên (trước giải phóng gọi là Vương Ngọc Yến) là một người hoàn hảo từ dung mạo đến trí tuệ (là một cuốn từ điển sống về võ thuật). Là một tuyệt thế giai nhân, đẹp như thần tiên giáng thế, nàng được Đoàn Dự tôn thờ như ‘Thần tiên tỷ tỷ’ (là một bức tượng khỏa thân tuyệt đẹp của bà ngoại nàng mà chàng vô tình gặp trong một hang động). Rất rất khó mà tìm được một nữ diễn viên đóng vai ‘Thần tiên tỉ tỉ’ nhưng có một người đóng ‘rất tốt’ vai này, đó là Lưu Diệc Phi - người đã thể hiện được cái sắc đẹp ‘thiên tiên thoát tục, siêu dật vô song’ của Vương Ngữ Yên mà Kim Dung đã mô tả (phim truyền hình CCTV Trung Quốc, sản xuất 2003, đạo diễn Trương Kỳ Trung!). 

3. Bi kịch của Đoàn Chính Thuần và các người tình diễn ra như sau:
-Số là công chúa nước Tây Hạ có tổ chức tuyển phò mã, trong số người tham dự có Mộ Dung Phục, Tiêu Phong, Hư Trúc, Đoàn Dự… Mặc dù Đoàn Dự có tham dự cuộc ‘kén rể’ nhưng không quan tâm, chàng đến đó vì theo lệnh cha và vì… đi theo Vương Ngữ Yên. Trong thời gian đó, chàng bị Mộ Dung Phục bất thần ám hại ném xuống giếng (vì tưởng chàng tranh giành công chúa), còn Vương Ngữ Yêu vì bị Mô Dung Phục tuyệt tình mà nhảy xuống giếng tự tử, không ngờ giếng cạn, cả hai thoát chết. Sau đó, Vương Ngữ Yên vì hoàn toàn mất lòng tin với Mộ Dung Phục và vì vô cùng cảm động trước mối si tình vô hạn, sự chấp nhận hy sinh mạng sống cũng như lòng trung thành tuyệt đối của Đoàn Dự mà chuyển sang yêu chàng.
-Cũng trong lúc đó, Đoàn Chính Thuần gặp nguy hiểm, Đoàn Dự phải lập tức quay về cứu cha. Trên đường về, Vương phu nhân đã bố trí cạm bẫy để bắt Đoàn Chính Thuần nhưng lại bắt nhầm Đoàn Dự. Chàng được đưa đến một trang viện lớn của Vương phu nhân, ở đó, Đoàn Chính Thuần, Thư Bạch Phụng, Cam Bảo Bảo, Tần Hồng Miên và Nguyễn Tinh Trúc đã bị bắt bởi Đoàn Diên Khánh.
Đoàn Diên Khánh trước kia là Thái tử Đại Lý, do thua trong cuộc đấu tranh nội bộ tại triều (Đoàn Chính Minh thắng và lên làm hoàng đế), y trở thành một kẻ ăn mày lang thang lưu lạc khắp nơi và ôm một mối thù bất cộng đái thiên với anh em Đoàn Chính Thuần. Vì mối căm thù này, y đã trở thành ‘Đệ nhất ác nhân’ có thể giết người bất cứ lúc nào nếu y bực mình..., và giấc mộng đoạt lại ngôi vị 'hoàng đế' mãi ám ảnh trong tâm trí y không bao giờ nguôi.
-Nơi đấy còn có Mộ Dung Phục hay là ‘Nam Mộ Dung’, y là con cháu dòng họ Mộ Dung ở Cô Tô, là hậu duệ của hoàng đế nước Yên (đã bị diệt vong), là cháu gọi Vương phu nhân là bằng cô. Y là một nhân tài xuất chúng, tài năng ngang ngửa với ‘Bắc Kiều Phong’, có một môn võ công tuyệt thế là ‘Đẩu chuyển tinh dời’, thường gọi là ‘gậy ông đập lưng ông’ tức là dùng chính võ công của một người nào đó để đánh bại người đó. Sau đó, vì quá ôm trong lòng gánh nặng ‘tham sân si’ khôi phục nước Yên mà dần dần y lộ ra bản chất là một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, dùng bất cứ thủ đoạn xấu xa hèn mọn nào miễn là thực hiện được giấc mộng phục quốc và lên ngôi ‘hoàng đế’.
-Diễn biến xảy ra tại hiện trường rất phức tạp. Mộ Dung Phục vì có trong tay chất mê hương ‘Hồng hoa hương vụ’ làm cho mọi người bị bải hoải chân tay không cử động được, dĩ nhiên là họ không thể thi thố võ công được, do đó y làm chủ tình hình. Lợi dụng cơ hội này, Mộ Dung Phục bái kẻ ác là Đoàn Diên Khánh làm cha (nghĩa phụ). Nếu y ép được Đoàn Chính Thuần hứa nhường ngôi cho Đoàn Diên Khánh, thì sau này y sẽ mượn vài chục vạn quân khởi nghĩa và khôi phục nước Yên. Thực ra trong thâm tâm của y có một ý đồ chính trị vô cùng hiểm độc, ngông cuồng và ảo tưởng, tức là sau đó y sẽ giết Đoàn Diên Khánh, làm chủ nước Đại Lý, diệt nước Tống và các nước khác rồi lên làm bá chủ thiên hạ.
Mộ Dung Phục lần lượt dùng kiếm kề vào cổ các mỹ nhân là Nguyễn Tinh Trúc, Cam Bảo Bảo, Tần Hồng Miên, cả Vương phu nhân, rồi Thư Bạch Phụng. Vì biết Đoàn Diên Khánh là kẻ vô cùng độc ác, nếu để y lên làm vua thì sẽ có hại cho muôn dân, vì chính nghĩa, Đoàn Chính Thuần mặc dù đau lòng vô cùng vô tận khi buộc phải nhìn các người tình của mình lần lượt chết, nhưng ông và các nàng vẫn không chịu khuất phục:
...Mộ Dung Phục liền cầm kiếm chạy đến bên Nguyễn Tinh Trúc, rồi quay lại hỏi Ðoàn Chính Thuần:
- Trấn Nam Vương! Cô mẫu tại hạ bảo giết y đi, vương gia nghĩ thế nào?
Ðoàn Chính Thuần trong dạ bồn chồn, không còn cách nào, liền quay lại nói với Vương phu nhân:
- A La! Từ đây sắp tới, nàng bảo làm sao ta nghe làm vậy. Chẳng lẽ giữa đôi ta mà nàng gây nên một mối cừu hận suốt đời ư? Nàng sai gã giết thị thì ta không còn lòng nào tử tế với nàng được nữa.
Vương phu nhân tuy máu ghen sôi nổi nhưng nghĩ lại lời Ðoàn Chính Thuần nói thiệt chẳng sai. Phu nhân hy vọng tăng thêm mối tình mặn nồng ngày trước, liền nói:
- Ðiệt nhi! Khoan động thủ, để ta nghĩ lại xem đã!
Mộ Dung Phục nói theo:
- Trấn Nam vương! Chỉ cần Vương gia ưng thuận truyền ngôi lại cho Diên Khánh Thái tử thì bao nhiêu chánh thất, thứ thiếp của Vương gia, tại hạ sẽ hết sức bảo toàn cho, quyết không để ai đụng đến.
Ðoàn Chính Thuần cười hà hà không nói gì.
Mộ Dung Phục nghĩ thầm:
- Lão này nổi tiếng là người phong lưu, lãng mạn. Hiển nhiên lão là phường tha thiết mỹ nhân hơn là non sông tổ quốc. Muốn bắt lão truyền ngôi thì cứ nhè bọn đàn bà của lão mà ra tay.
Gã liền trỏ mũi kiếm vào ngực Nguyễn Tinh Trúc nói:
- Trấn Nam vương! Chúng ta là nam tử hán, là đại trượng phu hành động mau lẹ, nói sao quyết giữ vậy. Vương gia ưng chịu thì tại hạ lập tức giải thuốc mê cho hết thảy rồi còn thiết yến tạ tội, đổi thù ra bạn. Há chẳng là một việc hay lắm ư? Còn nếu Vương gia không ưng thuận, lưỡi kiếm này sẽ đâm tới. Ðoàn Chính Thuần liếc mắt ngó Nguyễn Tinh Trúc, thấy nàng lộ vẻ khiếp sợ thì trong lòng thương xót vô cùng, nhưng lại nghĩ thầm:
- Ta có ngỏ lời ưng thuận cũng chẳng sao cả, nhưng tên gian tặc này muốn tâng công với Ðoàn Diên Khánh lại giết Ðoàn Dự ngay lập tức.
Vương gia không nỡ nhìn tình trạng khủng khiếp này liền quay mặt đi.
Mộ Dung Phục lại la lên:
- Tại hạ đếm một hai ba, nếu Vương gia không gật đầu thì đừng trách Mộ Dung Phục này tàn nhẫn.
Ðoạn gã cất tiếng đếm:
- Một, hai...
Ðoàn Chính Thuần quay lại nhìn Nguyễn Tinh Trúc thấy vẻ mặt thực đáng thương mà không biết làm thế nào.
Mộ Dung Phục lại đếm:
- Ba!... Trấn Nam vương! Vương gia nhất định không chịu?
Ðoàn Chính Thuần đang mãi nghĩ lại tình trạng lúc gặp Nguyễn Tinh Trúc ngày trước, đột nhiên nghe một tiếng rú:
- Úi chao!
Mộ Dung Phục đã đâm thanh trường kiếm vào ngực Nguyễn Tinh Trúc. Vương phu nhân thấy da mặt Ðoàn Chính Thuần co rúm lại, tưởng chừng đau đớn hơn là lưỡi kiếm đâm vào mình y. (Thiên long bát bộ - Hồi 148)

Nhức nhối rồi, em nhức nhối cả tâm can
Muốn ôm anh, ôm trong chốn địa đàng 
Lòng nhủ thầm, em yêu anh mãi mãi
Nhưng bao giờ, em mới có tình anh!
(NGLB)
Vương phu nhân, trước khi chết, đã thú nhận là vẫn trung thành yêu Đoàn Chính Thuần và nói rằng Vương Ngữ Yên là con gái của ông. Đoàn Dự nghe được, biết người mà mình yêu nhất thế gian là Vương Ngữ Yên lại là em gái của mình, thiên đường tình yêu của chàng trong một sát na đã bị sụp đỗ hoàn toàn, chàng muốn được mũi kiếm của Mộ Dung Phục đâm một nhát chết phức đi cho rồi. Vương phu nhân mặc dù bên ngoải cả lời nói lẫn hành động đều tỏ vẻ là rất căm thù Đoàn Chính Thuần, nhưng sâu tận đáy lòng, nàng vẫn yêu ông tha thiết:
...Vương phu nhân khóc ròng kêu lên:
- Ðoàn lang, Ðoàn lang!...
Ðột nhiên bà nhảy xổ về phía trước, mũi kiếm của Mộ Dung Phục đâm sâu vào ngực.
Mộ Dung Phục đang lúc ngần ngừ không quyết, vừa muốn thu kiếm về vừa muốn đâm tới. Gã chỉ ngần ngừ một chút mà mũi kiếm đã đâm suốt ngực Vương phu nhân.
Mộ Dung Phục rút kiếm ra, máu tươi vọt lên như suối.
Vương phu nhân run lẩy bẩy nói:
- Ðoàn lang! Ðoàn lang giận ta đến thế ư?
Ðoàn Chính Thuần thấy lưỡi kiếm đâm vào chỗ nguy hiểm, biết rằng Vương phu nhân không thể sống được nữa, hai hàng nước mắt chảy xuống ròng ròng nghẹn ngào nói:
- A La! Ta thoá mạ nàng là bản ý muốn cứu tính mạng cho nàng. Bữa nay trùng phùng kể sao xiết nỗi vui mừng, có đâu còn căm hận nàng. Tâm ý ta vĩnh viễn như bông Mạn Ðà hoa ngày trước.
Vương phu nhân khoé miệng nở một nụ cười khẽ nói:
- Thế là hay lắm! Ta biết trong lòng Ðoàn lang vĩnh viễn có hình ảnh ta, không bao giờ phai được...
Tiếng phu nhân nhỏ dần đi rồi tắt hẳn. Bà nằm ngoẹo đầu ra, thế là hết đời một vị phu nhân nhan sắc khuynh thành! (Thiên long bát bộ - Hồi 148)
Người yêu dấu ơi, em nhớ anh tha thiết
‘Nhặt xác lá vàng, em ướp vạn mùa đông'
Đôi mắt hồ thu, rơm rớm lệ đôi dòng
Đau khổ trong lòng, chết lặng khúc biệt ly
(NGLB)
Khi Mộ Dung Phục kề gươm vào cổ Thư Bạch Phụng, Đoàn Dự nhờ lúc trước vô tình học được môn ‘Bắc minh thần công’ dưới hang động nên tiềm ẩn bên trong một nội lực rất dồi dào, thấy mẹ mình bị nguy hiểm, chàng cố gắng hết sức vùng lên, bung đứt dây trói, và dùng ‘Lục mạch thần kiếm’ tấn công, Mộ Dung Phục chống cự không nỗi, phải bỏ chạy.
(Nói thêm, trước khi Thư Bạch Phụng tự vẫn chết theo Đoàn Chính Thuần, bà đã trăn trối với Đoàn Dự như sau: Trước đây, vì thấy cha chàng không chung thủy, bồ bịch lung tung, nên bà chán nản tuyệt vọng. Để ‘trả thù’ ông, vào một đêm trăng rằm, bà bỏ đi ra ngoài đường và thề rằng sẽ ngủ với bất cứ người đàn ông nào mà bà gặp đầu tiên. Khi đó, Thái tử Đoàn Diên Khánh đã thành gã ăn mày tàn phế, mình đầy ghẻ lỡ, nằm đầu đường xó chợ. Bà đã trao thân cho y, thật là tiền duyên nghiệp chướng, kết quả của vụ này là bà có thai và sinh ra Đoàn Dự mà kể cả cha chàng và chàng sau này cũng không hề hay biết… Do tính tình rất nhân đạo, cuối cùng chàng vẫn nhận Đoàn Diên Khánh là cha của mình mặc dù vô cùng căm ghét y. Đoàn Diên Khánh dù chỉ ‘gặp’ Thư Bạch Phượng có một lần trong đời, nhưng đối với y, đây là một thứ 'ảo mộng lung linh', hạnh phúc vô cùng mà y đã ôm ấp trong lòng suốt 20 năm, nay biết mình đã có con nối dõi và sau này sẽ được lên ngôi hoàng đế, y thấy như thế là hoàn toàn thỏa mãn khát vọng cả đời của y, nên cười ha hả mà bỏ đi. Và vì Đoàn Dự không phải là con của Đoàn Chính Thuần, do đó giữa chàng và Vương Ngữ Yên không phải là anh em ruột thịt, nên mẹ chàng cho chàng được lấy nàng, ngoài ra bà còn bảo là chàng có thể lấy bất cứ ai là con gái của các người tình của Đoàn Chính Thuần).


Còn Đoàn Chính Thuần sau khi được cởi trói và giải độc, nhìn thấy 4 người tình của mình đã bị chết, ông vô cùng đau lòng, vô cùng hối hận, đôi mắt của kẻ đa tình đỏ hoe nhưng không thể tuôn ra thành dòng lệ, ông trăn trối với Thư Bạch Phượng: “Trong lòng ta, bọn họ cũng như nàng, đều là vật báu trong tim ta. Ta yêu bọn họ thật lòng, yêu nàng cũng là thật lòng”. rồi rút kiếm tự vẫn chết theo các người tình của mình, và liền sau đó, Thư Bạch Phụng cũng tự vẫn chết theo Đoàn Chính Thuần.


4. Theo 'Hội những người hâm mộ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung' thì 'đối với những nhân tình khác của mình, tuy xa cách cả trăm, vạn dặm, cách xa nhiều năm không liên lạc, ông vẫn nhớ như in những kỷ niệm cũng như lời hẹn ước với từng người. Đó là chiêu thức võ công mà ông đã từng truyền dạy cho Tần Hồng Miên, đó là lời ước hẹn đối với Vương Lan Hoa, đó là tình cảm không phai mờ đối với Cam Bảo Bảo, đó là lỗi lầm đối với Nguyễn Tinh Trúc. Thử hỏi, một người hơn mười mấy năm vẫn nhớ tới từng lời ước nguyện, từng lỗi lầm với những nhân tình của mình thì liệu đó có phải là một người vô tình bạc nghĩa? Và ngay cả đối với Khang Mẫn, người phụ nữ có âm mưu giết hại mình, ông cũng không oán hận, không trừng phạt mụ mà chỉ quay bước ra đi như chưa hề có chuyện xảy ra. Bấy nhiêu thôi, ta đã có thể thấy được tình cảm sâu đậm của ông đối với từng người bọn họ'.

Ngày nào anh cũng nghĩ đến em
Để gió lướt qua, chạm dáng mềm
Để gió bay quanh, vờn tóc mượt
Để gió lẻn vào, hôn môi êm
Bóng tím đâu rồi, bóng tím ơi
Tìm mãi em, tận cuối chân trời
Mỏi mòn cánh chim, vào hư ảo
Bỗng giọt buồn đang rơi… rơi... rơi…
(NGLB)
Có phải Đoàn Chính Thuần là một con người đa tình nhất, phong lưu nhất, hào hoa nhất và, đặc biệt là, chân tình nhất mà đã làm cho các người đẹp đã vì ông mà chết! Có phải do tính nhân quả tuần hoàn trong cuộc sống mà các mối tình của Đoàn Chính Thuần có kết cục đầy máu và nước mắt!
Có phải
'yêu ai bằng yêu người tình,
hận ai bằng hận người mình đã yêu'

mà những người đàn bà si tình và chung tình là những người yêu và hận đến cực đỉnh, và do đó, có ai đó nói rằng yêu là hận, mà hận là yêu!
Cuối cùng, câu chuyện liên quan đến Đoàn Chính Thuần có thể tóm tắt như sau: Đàn ông thường đa tình, muốn đa tình thì phải có người đẹp, mà kết quả là 'kẻ đa tình tự ngàn xưa chỉ còn lưu lại mối hận', nhưng muôn đời đàn ông vẫn cứ... đa tình. Và, dù là ăn mày hay đại gia cũng thường ôm mộng làm 'hoàng đế', mà mộng làm 'hoàng đế' là ảo mộng, đã là ảo mộng thì phải sụp đỗ, nhưng muôn đời người ta vẫn cứ... mộng!

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

225. Nguyễn Huệ và cành đào Nhật Tân

Tất cả rồi sẽ qua đi, chỉ có tình yêu còn lại, hãy tạm bỏ qua những cái gì là hoàng đế, chiến tranh, quyền lực, danh vọng…, hãy trở ‘về tinh khôi’ để nhìn lại cái ‘cành đào Nhật Tân’ bao dung, nhẹ nhàng, khiêm tốn nhưng tiềm ẩn chất kiêu sa ấy để thấy rõ cái gì là sâu lắng nhất trong tâm hồn của một con người được mệnh danh là 'hoàng đế'.
Trong bài viết này, do cảm xúc, mình gọi Ngọc Hân công chúa là ‘Cành đào Nhật Tân’ vì nó liên quan đến các giai thoại về mối tình của Nguyễn Huệ và Ngọc Hân, và động tác bất ngờ của ông sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử: lập tức gửi tặng cho Ngọc Hân một cành đào Nhật Tân.
(Nhật Tân là một phường thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Quanh khu Nhật Tân, có rất nhiều vườn đào bao quanh 3 mặt của hồ Tây, chúng ẩn mình trong những lô đất hai bên đường Lạc Long Quân/Xuân La - Xuân Đỉnh, rồi đường Âu Cơ/Nghi Tàm theo bờ đê sông Hồng có ‘khu thịt chó Nhật Tân’ nổi tiếng. Vào những ngày trước Tết, thường là từ 20 âm lịch, có rất nhiều cô dân nữ (hay đàn ông) với mỗi chiếc xe đạp được cột một cành đào phía sau, đứng dọc bên lề đường phía bên kia của bờ hồ Tây hay trước chợ và rao bán đào đủ các loại. Giá một cành đào Nhật Tân không đắt lắm, năm 1998, giá thường dao động khoảng 50-80.000 đ/cành, nay khoảng 150-250.000 đ/cành. Đào Nhật Tân được người miền Bắc chơi Tết phổ biến như người miền Nam chơi hoa mai vậy. Trước Tết, bằng cách bảo quản có nghệ thuật, rất nhiều cành đào Nhật Tân thường được vận chuyển vào Nam bằng đường hàng không (từ sân bay Nội Bài), trên các chuyến xe tải lớn, xe đò hay tàu hỏa…)
Nguyễn Huệ (1753-1792) tức Hoàng đế Quang Trung, tên thật là Nguyễn Quang Bình, thường gọi là ‘chú Ba Thơm’, quê Tây Sơn, Bình Định, trở thành ‘đại tướng’ từ khi 18 tuổi, đã từng 21 năm tung hoành trong chiến trận (1771-1792), là học trò trực tiếp của ông Trương Văn Hiến và là học trò gián tiếp của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, là một trong ‘Tây Sơn tam kiệt’ đã sáng tạo nên môn ‘võ Bình Định’, đặc biệt là một thiên tài quân sự với bộ óc vô cùng thông minh, quyết đoán, mưu mẹo, và tiên đoán được thành-bại trong các diễn biến quân sự...
Lúc nhỏ mình học lịch sử, bây giờ còn nhớ được như sau: Năm 1784, Nguyễn Huệ đại thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm và Kênh Xoài Mít. Năm 1788, Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh, Càn Long cử 20 vạn quân sang tấn công nước ta. Được tin báo cấp, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, và lo sửa soạn phản công. Đêm mồng ba và mồng năm Tết Kỷ Dậu (1789), quân ta vây đánh đồn Hà Hồi và Ngọc Hồi, quân Tàu đại bại, các tướng đều tử trận, Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Rạng sáng ngày mồng bảy Tết, quân ta tấn công thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị vất cả ấn tín chạy trốn, quân Thanh chen nhau qua cầu phao, chết vô số…” 
Có nhiều đánh giá khác nhau, nhưng chắc chắn ông được đánh giá là 'người' có công lớn trong việc chấm dứt cuộc ‘nội chiến’ kéo dài giữa 2 tập đoàn phong kiến: họ Nguyễn ở Đàng Trong (phía Nam, 1777) và họ Trịnh ở Đàng Ngoài (phía Bắc, 1786), đại thắng quân xâm lược Xiêm La (1784), nhất là chiến thắng vang dội trong lịch sử Việt Nam và thế giới - đại thắng quân Thanh (1789): "Sự kiện lớn nhất dường như việc khôi phục thống nhất đất nước, việc xóa bỏ sự chia cắt đất nước thành hai vương quốc đối địch. Chính là Tây Sơn chứ không phải là nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX, như người ta thường gán cho họ, đã có công trong việc xây dựng một nước Việt Nam thống nhất; dù chia ra các miền khác nhau nhưng vẫn cùng một mục đích... Niềm kiêu hãnh khôi phục lại uy danh của nước Việt Nam thể hiện rõ trong bài Hịch Tây Sơn" (Jean Chesneaux, Wikipedia).
...Nguyễn Huệ cùng thời với Napoleon I của Pháp (1769-1821). Năm 1789, khi ở phương Đông, Nguyễn Huệ hạ gục quân Thanh ở thành Thăng Long, tặng ‘cành đào Nhật Tân’ để tỏ lòng yêu thương nhung nhớ nàng Ngọc Hân, thì ở Phương Tây, dân Pháp hạ ngục Bastille tại Paris, Napoleon quỳ gối âu yếm tỏ tình với nàng Joséphine.  
Quay lại dòng lịch sử có liên quan đến Ngọc Hân công chúa, năm 1782, Nguyễn Hữu Chỉnh vì không phục chúa Trịnh Tông nên vào Nam hàng phe Tây Sơn. Năm 1786, Nguyễn Huệ đánh ra Bắc, hạ thành Phú Xuân, rồi thẳng tiến hạ thành Thăng Long, Trịnh Tông tự sát. Rồi Nguyễn Huệ trao quyền chính cho vua Lê Hiển Tông nhưng nắm toàn bộ quyền lực trong tay: ‘vì vua nhà Lê nhu nhược, triều thần lúc bấy giờ không ai có tài kinh luân, lại để cho Trịnh Bồng và Nguyễn Hữu Chỉnh nối nhau mà chuyên quyền, đến nỗi thành ra tán loạn. Dẫu thế mặc lòng, Nguyễn Huệ… không nỡ dứt nhà Lê, đặt Giám Quốc để giữ tông miếu tiền triều; như thế thì cách ở với nhà Lê không lấy gì làm bạc (Trần Trọng Kim)’. 
Người ta thường nói ‘Nam Bình, Bắc Chỉnh’, mặc dù Nguyễn Hữu Chỉnh không được đánh giá cao trong lịch sử, nhưng y lại có một vai trò quan trong trong giai thoại ‘Cành đào Nhật Tân’. Đó là, để giữ sự ‘hòa hiếu’ giữa vua Lê Hiển Tông và Nguyễn Huệ, ‘mưu sĩ’ này bèn làm mai gả Ngọc Hân công chúa cho Nguyễn Huệ. Khi nghe tin này, trong một buổi yến tiệc, Nguyễn Huệ đã có ít hơi men và nói đùa là:
‘Ta mới chỉ quen gái Nam Hà, chưa biết con gái Bắc Hà. Nay cũng nên thử một chuyến xem có tốt không?’ (Hoàng Lê nhất thống chí).
Cuộc hôn phối chính trị diễn ra chớp nhoáng trong 3 ngày, đối với Ngọc Hân Công chúa, đó gần như là ‘ép hôn’, thế mà sau đó ‘nhân duyên’ đã biến thành ‘thiên duyên’ - một cô gái thuộc dòng dõi vua chúa ở đất Thăng Long đã đem lòng yêu thật sự một chàng nông dân áo vải đến từ vùng núi đồi An Khê.
Ngọc Hân tên thật là Lê Ngọc Hân, sinh ngày 25/5/1770, là công chúa thứ 21  của vua Lê Hiển Tông, là một trong những 'viên ngọc quý' của nhà Hậu Lê, được nhân dân gọi là 'Bà Chúa Tiên' hay 'Hoàng Hậu Phú Xuân'. Lúc lấy Nguyễn Huệ, nàng mới có 16 tuổi, là người giỏi văn thơ, xinh đẹp, nết na, còn trong trắng và hoang dại - một sự hấp dẫn 'đến mùa' về giới tính đủ làm cho vị anh hùng Nguyễn Huệ ‘sa lưới tình’.
Khi biết tin mình được gả cho Nguyễn Huệ, Ngọc Hân rất lấy làm lo lắng đến  mất ăn mất ngủ. Ngày mồng mười Tết, về đến nhà chồng, đêm động phòng hoa chúc, nàng mới thấy chàng hoàn toàn khác với một vị tướng đầy quyền bính trong tay. Chàng đối xử với nàng từ tốn, dịu dàng và nhỏ nhẹ như một người anh trai với một người em gái bé bỏng, thế là bản giao hưởng ‘Nam-Bắc’ đã bắt đầu dạo lên những âm điệu tuyệt kỹ.
Đêm hợp cẩn… Khi nguyên súy Nguyễn Huệ vào, Ngọc Hân sợ quá không dám ngước nhìn lên, cũng không dám thở mạnh. Trước mắt công chúa, đôi hài thêu của nguyên súy khẽ lay động. Ngọc Hân chờ, nín thở mà chờ. Thật lâu Nguyễn Huệ không nói gì cả. Công chúa tự biết không thể cứ cúi đầu mãi thế này! Phải ngước lên mỉm cười với nguyên súy. Phải giúp người ‘xếp  bào cởi giáp’ như những người vợ hiền trong cổ thư đã làm. Phải… phải cung kính ngoan ngoãn ‘tay nâng ngang mày’ như nàng Mạnh thị. Dù có nghĩ vậy công chúa vẫn không có can đảm ngước lên nhìn thẳng vào khuôn mặt nguyên súy. 
Bỗng đôi hài trước mắt Ngọc Hân hơi xoay hướng, như dợm bước về phía cửa phòng. Nhưng sau đó, đôi hài vẫn bất động. Rồi đột nhiên Ngọc Hân cảm thấy có một bàn tay đặt lên vai mình. Nguyên súy đặt yên bàn tay lên vai công chúa một lúc, rồi bóp nhẹ lên cái vai mềm. Bàn tay mơn man ve vuốt khắp vai bên phải, rồi vuốt nhẹ lên chiếc cổ trắng. Công chúa hồi hộp liếc nhìn, trong hoảng hốt chỉ nhận ra được ống tay áo gấm đỏ và một bàn tay gân guốc da ngăm.
Ngọc Hân xúc động đến nghẹn thở, hoang mang. Lúng túng chưa biết phải làm gì, nói gì. Đúng lúc đó, bất ngờ nguyên súy quì chân xuống trước sập, úp mặt vào hai đầu gối của công chúa. Ngọc Hân không ngờ nguyên súy làm như vậy, đôi tay chới với không biết phải làm gì, phải đặt vào đâu. Mái tóc dày và quăn phủ lên vạt áo lụa của công chúa. Một sức mạnh huyền bí xa lạ thôi thúc, khiến công chúa đưa tay ôm lấy vai nguyên súy.
Nguyễn Huệ ngửng lên vui mừng và lần đầu tiên, công chúa bị cuốn hút vì ánh nhìn đam mê đến cuồng nộ của vị danh tướng vừa làm đảo lộn Bắc Hà.
Nguyễn Huệ nhìn đăm đăm vào khuôn mặt sượng sùng thảng thốt của công chúa, miệng mỉm cười gượng gạo như cách cười của một kẻ phạm tội, nói nhỏ nhỏ: Công chúa còn nhỏ quá và đẹp quá. Như một cái bông búp. Đừng lo âu. Ta biết công chúa đang lo âu đủ điều. Ta sẽ không cho phép ai, dù là quỉ thần, được làm công chúa khổ. Công chúa hãy yên tâm. (Sông Côn Mùa Lũ - Nguyễn Mộng Giác)
Sau đó nàng theo chồng vào sống ở Phú Xuân. (Ngoài các Chính cung hoàng hậu là Phạm Thị Liên và Bùi Thị Nhạn, và Bắc cung hoàng hậu là Lê Ngọc Hân, Nguyễn Huệ còn có ít nhất 4 bà vợ nữa). Khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (1788), nàng được phong làm Hữu Cung Hoàng hậu và làm Bắc Cung Hoàng hậu sau đại thắng quân Thanh. 
Vì Nguyễn Huệ là người sống đầy tình cảm, đầy nhân tính và rất thương ‘thiên thần bé nhỏ’, nên đã chinh phục được trái tim người đẹp. Trưa mồng bảy Tết Kỷ Dậu, khi cưỡi trên lưng voi tiến vào thành Thăng Long, chiến bào còn khét lẹt mùi thuốc súng, được nhân dân đón mừng, rồi các bô lão tiến đến tặng cho Nguyễn Huệ một ‘cành đào Nhật Tân’, vị hoàng đế áo vải đó đã không say men chiến thắng, mà lập tức phái người gửi trực chỉ về Nam cho ‘trái tim’ vô cùng yêu dấu của mình. 
Nàng sống chung với ông rất hạnh phúc, được 6 năm, và hạ sinh được hai con  là hoàng tử Nguyễn Quang Đức và công chúa Nguyễn Thị Ngọc Bảo.
'Đến năm Nhâm Tí (1792) khi nhận thấy lực lượng của mình đã khá hùng hậu có thể đương đầu với nhà Thanh, vua Quang Trung sai Võ Văn Dũng cầm đầu một sứ bộ sang Tàu yêu sách hai điều: Đòi lại đất Lưỡng Quảng và yêu cầu được kết duyên với con gái vua Thanh. Nhưng mộng lớn chưa thực hiện được, do ‘xuất huyết não dưới màng nhện’, ông qua đời ngày 16/9/1792, thọ 39 tuổi' (Google).
Tạo hóa trớ trêu, điều con người muốn lại không phải là điều ông trời muốn: ‘Đa tình tự cổ nan di hận. Dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ (Bạch Cư Dị)’. Có phải cuộc tình của nàng và chàng bắt đầu vào 'tháng bảy mưa ngâu' không mà nó lại kết thúc sớm, chàng ra đi khi nàng còn đang ở độ tuổi thanh xuân rực rỡ để nàng phải ôm mối sầu hận, có phải ‘cành đào Nhật Tân’ khi đến tay nàng không còn tươi nguyên mà nàng phải lỡ làng duyên kiếp...
Người ta thường nói, ‘dùng đàn bà để thử đàn ông’, nhưng người viết còn nghĩ là ‘giá trị của đàn ông nhiều khi được khẳng định bởi đàn bà’. Nhân dân thờ Ngọc Hân là Bà Chúa Tiên, còn Ngọc Hân tôn trọng Nguyễn Huệ như là vĩ nhân. Và cũng theo người viết, chính Ngọc Hân đã làm cho Nguyễn Huệ thêm vĩ đại, hơn là những may mắn mà ông đã đem lại cho nàng. Ông chết sớm khi nàng mới có 22 tuổi, nàng đã khóc, dòng lệ của nàng đã chảy dài theo lịch sử, và đây là một số đoạn thơ rất cảm động trong bài thơ 'Ai tư vãn' của Ngọc Hân thương khóc Nguyễn Huệ: 
Giờ sao bỗng cách xa đôi cõi,
Tin hàn huyên khôn hỏi thăm nhanh.
Nửa cung gẫy phím cầm lành,
Nỗi con côi cút, nỗi mình bơ vơ!...
Trông Nam thấy nhạn sa lác đác,
Trông Bắc thời ngàn bạc màu sương.
Nọ trông trời đất bốn phương,
Cõi tiên khơi thẳm, biết đường nào đi... 
Sau đó, vì Thái sư Bùi Đắc Tuyên quá chuyên quyền, vua Nguyễn Quang Toản thì còn trẻ tuổi và bất tài, nội bộ mâu thuẫn, trong khi đó lực lượng của Nguyễn Ánh với sự trợ giúp của nước ngoài (Pháp) thì ngày càng lớn mạnh, triều đại Tây Sơn không trụ nỗi và bị sụp đổ (giữa năm 1802). Trước đó, Ngọc Hân cùng các con lưu lạc (có rất nhiều giai thoại về việc này) và mất ngày 4 tháng 12 năm 1799, thọ 29 tuổi.
Cành đào Nhật Tân’ mà Nguyễn Huệ tặng cho Ngọc Hân là một món quà của các bô lão vùng Kinh Bắc và cũng là ‘cành đào đầu tiên đã xuôi Nam ăn Tết, vì người miền Nam thời đó đón xuân bằng hoa mai’ (theo NNPhách).  
Đối với Nguyễn Huệ, cái cành đào này 'lớn hơn' 29 vạn quân Thanh!, vì sao, vì vĩ đại là do con người đặt ra, vậy trên cái vĩ đại là cái gì? Con người ai cũng có khát vọng 'tự do' mà vĩ đại cũng không đem đến tự do, do đó một cách tự nhiên, tình yêu kỳ diệu làm cho ông cảm thấy đạt được khát vọng đó!
Cái cành đào Nhật Tân này chỉ là một vật thể mỏng manh và vô cùng hữu hạn, nhưng khi được xuất hiện trong cảnh chiến trường vừa kết thúc với đầy khói lửa và được Ngọc Hân đón nhận, nó lại trở thành một vật chứng rất quan trọng của tình khúc âm dương mà đã góp phần làm cho mối tình Nguyễn Huệ - Ngọc Hân vượt không thời gian và trở thành một thiên tình sử sống mãi trong lòng người...

Nói sao cho em hiểu
Trời đã ngã cuối chiều
Màu đỏ hoa đào ấy
Chìm trong bóng cô liêu


Chiều nay không có mưa
Lòng ai vẫn cứ buồn
Nhớ dáng xinh xinh ấy
Thác sầu thả lệ tuôn


Lời tình yêu ở đâu
Xa em yêu mất rồi
Muôn đời không thấy bóng
Âm u khúc nhạc sầu... (Cảm hoài, NGLB)