Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

247. Hạ Cơ là nữ thần tình dục?

Dáng mềm mềm thon thon tươi mượt
Mặt cười cười mướt rượt đáng yêu
Người em trông rất mỹ miều
Mới nhìn anh đã liêu xiêu cả người
(NGLB)

1. Hồi nhỏ, mình có đọc sách ‘Đông Chu liệt quốc’ nói về nàng Hạ Cơ như sau: Hạ Cơ (722-480 TCN) là người nước Trịnh thời Xuân Thu, sau làm dâu nước Trần, sống ở xứ Châu Lâm. Nàng vốn là một người đàn bà có một vẻ đẹp hình thể tuyệt mỹ, rất đam mê tình dục, và sử sách đồn nàng là ‘nhất đẳng tông sư’ về mặt tình dục. Tương truyền, nàng là gái rất dầy dạn trong tình trường, biết ‘bí thuật phòng trung’ hay ‘thuật hoàn tân’ tức là sau khi ân ái thì có thể hồi phục sức khỏe và đặc biệt là vẫn còn trinh! (sau 3 ngày là ‘động tiên’ liền đóng cửa lại y như trước), mà hễ ai mà được nàng 'ban ân huệ' thì không thể xa rời nàng được và dần dần bị kiệt hết tinh lực mà chết. Ngoài ra, nàng còn có vía 'sát phu', ai sống chung với nàng thì không lâu sau đó, người ấy sẽ mạng vong!
Nói nôm na theo ngôn ngữ kiếm hiệp của Kim Dung thì đó là môn ‘hấp tinh đại pháp’ - hút tinh lực của đàn ông để bồi bổ cho cơ thể mình, với ‘môn võ công tuyệt thế’ này, nàng trở thành một ‘hồ ly tinh’ vô cùng hấp dẫn đàn ông, việc ân ái có thể giúp nàng có sinh lực dồi dào và trẻ mãi không già, bởi vậy sử sách mới ghi là nàng sống đến 282 tuổi!


2. Trước khi lấy chồng, nàng có người tình là công tử Trần Man (anh em cùng cha khác mẹ), nhưng ăn nằm với nhau được khoảng 3 năm thì y ốm yếu khô khốc mà chết.
Sau đó, vì nàng là đối tượng tranh giành của các quan trong triều, Trịnh Mục Công phải gã nàng cho quan Tư Mã nước Trần là Hạ Ngự Thúc, nhưng y không ‘đương cự’ nỗi với sự ‘khỏe’ nàng, nên chỉ một thời gian ngắn sau khi sinh con, Hạ Ngự Thúc cũng ‘quy tiên’.
Tiếng tăm của nàng đã vang lừng ra các nước khác khiến cho nhiều đàn ông thầm mơ ước được ‘mây mưa’ với nàng như là một điệp khúc diễm tuyệt nhất trên trần thế. Vì thế, có 2 đại quan trong triều Trần là Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ (là bạn cũ của chồng nàng) ghé thăm, quả nhiên, 2 chàng choáng váng trước sắc đẹp của nàng, lập tức ‘sa lưới tình’, vô cùng ‘thỏa mãn’, và sau đó họ đi lại với nàng công khai.

Xóm vắng chiều mưa tuôn dữ dội
Nhớ ai nhiều đội nón đi thăm
Mưa vào tay áo ướt dầm
Thương người nên phải âm thầm dưới mưa
(NGLB)

Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ lại chơi thân với vua Trần Linh Công. Khổng Ninh vốn yếu ‘tình dục’ hơn Nghi Hàng Phủ nên ghen tị và tìm cách tán tụng với vua về sắc đẹp và kỹ năng ân ái tuyệt đỉnh của nàng. Vua bèn đến tìm Hạ Cơ và sau đó ngài cũng rất ‘thỏa mãn’. Thế là cả 3 người thường xuyên ghé nhà Hạ Cơ, nàng có thể ‘tiếp’ cả 3 người mà không hề mệt mỏi, vì thế nhân gian gọi cuộc tình giữa Trần, Khổng, Nghi và Hạ Cơ là ‘tam long hí nhất phượng’.
Một hôm, Không Ninh đánh cắp được cái áo lót màu xanh bằng lụa của nàng (gọi là Bích la nhu), y về khoe với Nghi Hàng Phủ. Nghi Hàng Phủ ghen tị bèn ‘kiện’ với nàng, nàng lập tức cởi áo lót ra tặng cho y. Sau đó 2 người khoe với Trần Linh Công, vua tức quá bèn xin nàng, để cho vua có ‘sĩ diện’, nàng tặng cho một cái quần lót bằng gấm (gọi là Cẩm dương). 
Hôm nay ta hẹn nhau
Một buổi trưa trời nắng
Con cá nằm im ắng
Lặng nghe tiếng ngọt ngào
Ai nghe hương cỏ dại
Ai lòng say say say
Anh… muốn em rất nhiều
Sao em không hiểu vậy!
(NGLB)

Từ đó, sau mỗi lần bãi triều, 3 người thường đem 3 bảo vật ra khoe với nhau như là các ‘chiến công tình ái’! Điều này làm cho giới quan lại trong triều bàn tán hết xoáy rồi lại xoay, và dân chúng đặt vè nói xấu triều đình. Quan Đại phu là Tiết Giả thấy vậy bèn có lời khuyên can, nhưng vua không chừa mà còn liên kết với 2 ‘đồng nghiệp’ của mình giết Tiết Giả.
Một hôm, cả ba ăn chơi tại nhà nàng, có con của nàng là Hạ Trung Thư, nguyên là một quan võ trong triều, về thăm nhà. Y rất bực mình vì thấy họ vui đùa, ăn nói suồng sã dâm loạn, ngoài ra,  họ còn chỉ chỉ chỏ chỏ nói ‘không biết nó là con của ai trong số 3 người’, rồi cười hô hố rất là khoái trá. Hạ Trung Thư nghe được, vô cùng tức giận, bèn đem quân bao vây giết chết Trần Linh Công.
Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ thoát chết, chạy sang cầu cứu nước Sở và nói dối rằng Hạ Trung Thư làm đảo chính cướp ngôi vua (cuối cùng Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ cũng sinh bệnh mà chết sớm). Nhân cơ hội đó, năm 598, Sở Trang Vương bèn cử đại binh sang đánh nước Trần, giết Hạ Trung Thư và bắt nàng Hạ Cơ đem về nước Sở.

Lúc đó, Hạ Cơ đã 40 tuổi, đúng vào độ tuổi hồi xuân, nàng trông vẫn vô cùng hấp dẫn và tươi trẻ như một cô gái 15-16 phơi phới tuổi trăng tròn mà có thể thu hút bất cứ một chàng trai nào. Trong triều Sở, có đại quan là Khuất Vu cũng biết phép ‘bí thuật phòng trung’ mà đã bị tiếng sét ái tình từ lần đầu tiên nhìn thấy nàng, ngoài ra còn có viên quan là Tử Phản cũng rất thèm muốn nàng.
Trông thấy nàng, Sở Trang Vương cũng rất muốn, nhưng vì là vua nên ông đành ‘sĩ diện’ mà ép bụng đem Hạ Cơ gã cho một vị tướng già là Tương lão (mới vừa mất vợ), mà vua không gã cho Khuất Vu và Tử Phản vì ghen tị. Quả nhiên, không bao lâu sau đó, Tương lão cũng chết trong khi đánh nước Trịnh. Hạ Cơ lại tiếp tục thông dâm với con trai của Tương lão, chuyện đổ bể, con trai Tương lão bị hành quyết, nàng phải bỏ trốn sang nước Trịnh.

3. Say này có rất nhiều bình luận về Hạ Cơ, chẳng hạn:
- ‘Cô con gái của vua nước Trịnh này được nhớ đến sau vài nghìn năm không chỉ vì có sắc đẹp có thể làm mê hồn bất cứ trang nam tử nào, mà vì đời sống ái ân lừng lẫy' (theo Đất Việt - 2sao.vn).
- ‘Theo triết học Nho giáo đời Tống, một người phụ nữ mà từng quan hệ với hai người đàn ông trở lên bị coi là người đàn bà hoang dâm, không giữ được đức hạnh của mình, và một người như Hạ Cơ thì quả là đáng khinh. Thế nhưng trong ‘Thi kinh’, Khổng Tử lại thể hiện thái độ tán thành với tình yêu lãng mạn của Khuất Vu và Hạ Cơ: ‘chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão’ (nguyện sống chết có nhau, cùng nắm tay cho tới bạc đầu), có lẽ đó cũng là giấc mơ mà Khổng Tử từng mơ’ (theo vietnam.net).
- Theo khoa học ngày nay, nàng ‘có một cấu tạo đặc biệt ở cơ quan sinh dục’ mà sau khi quan hệ nó vẫn ‘còn trinh’ và do đó, những người ăn nằm với nàng đều cảm thấy như là mới quan hệ lần đầu (theo Bs Hồ Đắc Duy và Ngô Nguyên Phi - ykhoa.net).
Thu trời một ghế, cô đơn quá
Cành lụy ngã nghiêng xuống mặt hồ
Rừng khọt xơ xác tiêu điều bóng
Một ánh trăng xa, tội dáng ngà
(NGLB)


4. Để thư giãn, ngoài câu chuyện chính thức trong ‘Thần thoại Hy Lạp’ về cuộc thi Hoa hậu trên Thiên đình (xem entry 174 và 243), còn có một câu chuyện tiếu lâm ‘ngoài luồng’ về một cuộc thi Hoa hậu khác cũng ở trên Thiên đình:
Có một lần, Ngọc Hoàng Thượng Đế tổ chức một cuộc thi ‘Hoa hậu qúy bà’. Phần cuối cùng của vòng chung kết là ‘thi ứng xử’ cho 3 người lọt vào ‘top-3’. Ngài đã đặt cho cả 3 nàng cùng một câu hỏi là ‘Ngươi đã đem lại hạnh phúc cho ai?’.
Người thứ nhất được hỏi là một bác sĩ, nàng trả lời:
- Trong đời của em, em đã chữa lành bịnh hay cứu sống cho nhiều người, số bệnh nhân mà được em đem lại hạnh phúc là nhiều không kể xiết.
Thượng đế khen ‘hảo hảo’ rồi cho truyền thí sinh thứ hai vào. Người được hỏi là một giáo viên, nàng nói:
- Là cô giáo, em đem hết tâm trí ra giảng bải cho các cháu để trở nên người thành đạt, nên số học sinh mà được hưởng hạnh phúc là nhiều lắm, không thể nào nhớ nổi.
Thượng đế cũng khen ‘hảo hảo’ rồi cho truyền thí sinh cuối cùng vào. Người được hỏi là một ‘kỷ nữ’, nàng nói:
- Trong đời em đã phục vụ ân cần cho rất nhiều đàn ông, không biết là bao nhiêu, và họ đều thừa nhận là lần nào em cũng đưa họ lên ‘tuyệt đỉnh Vu Sơn’.
Nghe xong, Thượng đế không nói ‘hảo hảo’ mà lẳng lặng trao cho nàng một ‘chiếc chìa khóa’, nàng kỷ nữ ngạc nhiên hỏi:
- Bẩm ngài, tại sao ngài không trao cho em chiếc ‘Vương miện bằng vàng’ mà lại trao cho em chiếc chìa khóa?
Thượng đế bèn bước đến và thì thầm vào tai nàng:
- Đây là chiếc chìa khóa để tối nay em vào phòng của trẫm…


5. Quay lại chuyện Khuất Vu, sau khi Tương lão chết, y đã tỏ tình và muốn lấy nàng, nhưng nàng đã vì ‘vụ con trai Tương lão’ mà trốn qua nước Trịnh. Mười lăm năm sau, Khuất Vu vẫn còn tưởng nhớ, chờ đợi nàng, và ‘Thiên nhược hữu tình thiên diệc lão’ (tạm gọi là lòng thành làm cảm động trời đất), nhân chuyến đi sứ qua nước Trịnh, y tư thông với nàng và không dám trở về nước, mà đưa nàng sang Tấn dệt mộng uyên ương, rồi hai người sang định cư tại nước Ngô. Sau đó nhân gian không còn nghe nói đến nàng nữa.


Hạ Cơ đã bị rơi vào ‘bể khổ vô bờ’, nàng có được hạnh phúc gì đâu, đó là lấy người nào là một thời gian sau thì người đó chết, nàng hết lang thang phiêu bạt từ Trịnh, sang Trần, rồi bị bắt nước Sở bắt, rồi chạy trốn sang Trịnh, rồi tiếp tục qua Tấn, Ngô... Quả là ‘hồng nhan đa truân, má hồng ghen ghét’, nhưng dù sao tạo hóa cũng đã bù trừ cho nàng, ngài đã ban cho nàng chàng Khuất Vu mà đó mới là bến bờ tình yêu đích thực của nàng. Và nàng chính là ‘nữ thần tình dục’ mà hậu thế chưa khai thác hết đề tài này…

4 nhận xét:

  1. bài thơ này hay quá xá

    Xóm vắng chiều mưa tuôn dữ dội
    Nhớ ai nhiều đội nón đi thăm
    Mưa vào tay áo ướt dầm
    Thương người nên phải âm thầm dưới mưa

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bạn NPL, bài thơ này mình đã tập hợp vào entry:
    http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/05/368-chum-tho-nang-khat-vong.html?showComment=1370022031439#c8398985640758056648
    Trân trọng.

    Trả lờiXóa
  3. nói thật ko đùa, cái "thuật hoàn tân" này dễ ợt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi..., bài này mình viết lâu rồi, nay đọc lại thấy cũng vui vui, cám ơn bạn nhé, ngày mới tốt lành.

      Xóa