Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

315. Blốc bliếc và thế nào là nhà bác học?


1. Chiều này mình ra rẫy thư giãn sau một ngày mệt oải người, thấy trong nhà một nông dân nọ có một đống báo, đa số là báo Tuổi trẻ. Mấy ngày Tết, mình đi suốt ngày không được đọc báo nên lúc người ta chuẩn bị hầm món bò kho bằng nồi áp suất, mình tranh thủ đọc qua tất cả các tờ báo nọ.
Có nhiều thông tin lắm, ví dụ như Tết năm nay, từ 9-14/2/2013, có hơn 25.000 vụ tai nạn giao thông, tăng 3,000 so với năm ngoái, trong đó khoảng 65-70% là do bia rượu; cầu Cần Thơ bị rải đinh  nhưng thủ phạm chưa biết và hình phạt quá nhẹ để răn đe; ngoại trưởng Mỹ John Kerry mới lên, bà Hillary về vườn (đi dạy học và chuẩn bị ứng cử tổng thống nhiệm kỳ tới!); vụ thử tên lửa hạt nhân (mạnh gấp 2 so với lần thử vào năm 2009) của Bắc Triều Tiên và sự tăng cường binh lực về phía Bắc của Hàn Quốc; Philippines phản ứng mạnh với Trung Quốc và cấm việc sử dụng hình ảnh ‘đường lưỡi bò’ trong nước của họ; ngày Valentine 14/2 vừa qua, một vận động viên khuyết tật Pistorius (cụt 2 chân) mà đạt huy chương vàng và bạc thế giới (về chạy 400m và 200m tại Paralimpic vừa qua) đã bắn chết người yêu của y bằng 4 viên đạn… Thình lình một phụ nữ đọc to bài báo (báo Tuổi trẻ, ngày 20/2/2013) nói về vụ ‘ông nghị’ Hoàng Hữu Phước công kích ông Dương Trung Quốc qua blog mới đây, ngày 9/2/2013 (mình chưa rõ là blog nào).
Việc này gây cho mình một hứng thú đặc biệt, tuy nhiên mình không tìm hiểu và bình luận thêm về sự kiện này, mình chỉ tâm sự một ít về 2 từ ‘bác học’ và ‘nhà sử học’ mà thôi.
 
Nhà sử học Tư Mã Thiên
2. Trên đường về nhà, mình suy nghĩ ‘thế nào là một nhà bác học?’, các bạn hãy tra từ điển về định nghĩa của từ này, mình chỉ chỉ ra ai mới là bác học. Ở nước ta, có Ngô Bảo Châu đích thực là một nhà bác học (nhà toán học) được cả thế giới thừa nhận, giải Fields mà anh Châu đạt được tương đương với giải Nobel vì khi đề ra giải này vào năm 1895, ông Nobel lỡ quên Toán học (vì vợ bỏ ông theo một nhà toán học!), sau đó người ta bổ sung Toán học vào và đặt cho nó một cái giải riêng là giải Fields.
Các vị khác ‘có thể’ xem là nhà bác học (hoặc tương đương) như:
-Nguyễn Du: đã được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới (1965).
-Nguyễn Trãi: đã được UNESCO công nhận là danh nhân thế giới (1980).
-Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo (tác giả của ‘Binh thư yếu lược’): đã được Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh bình chọn là 2 trong số 10 danh tướng trong lịch sử thế giới từ xưa đến nay (1992).
-Trương Vĩnh Ký: một trong ‘Thế giới thập bát văn hào’ vào thế kỷ thứ 19 và có tên trong Bách khoa từ điển Larousse của Pháp.
-Hoàng Tụy: Có một thầy dạy Vật lý lý thuyết ở Trường đại học tổng hợp TP HCM cho biết là vì có một Định lý toán học gọi là ‘Hoàng Tụy’ mà làm cho thế giới phải xếp chữ bản in (thời trước) có dấu nặng.
-Tôn Thất Tùng: một trong 7 nhà bác học về gan của thế giới (vào cuối đời ông, mình được nghe trên đài phát thanh/đọc trên báo lâu rồi).
-Hoàng Xuân Sính: là nhà nữ Toán học nổi tiếng ở Liên Xô và Việt Nam vào những năm 1980 đến nay...
(Ngoài ra, còn có Lê Quý Đôn: nghe nói đã được VN đề nghị UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới nhưng chưa có kết quả!; Thích Nhất Hạnh: được quốc tế bình chọn đứng hàng thứ 4 trong ‘100 nhân vật có ảnh hưởng tâm linh nhất thế giới’, ngày 11/3/2011; Lê Văn Tuấn: được Liên hiệp các hội UNESCO thế giới công nhận là ‘nhà khoa học thế giới’ về Triết học/Âm nhạc, ngày 23/9/2011, nhưng chính bản thân Nhà Gom Lá Bàng thấy không hẳn vậy!, ...).
 
3. Trước đây, trong blog, Lá Bàng định dùng từ ‘nhà sử học’ hay ‘sử gia’ cho các thầy như Trần Trọng Kim, Trần Huy Liệu, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giàu, Trần Quốc Vượng…, nhưng sau đó mình đã dừng tay đánh máy lại, vì ngay cả trong blog là một ‘nhật ký mở’, ta cũng không thể tùy tiện muốn lúc nào dùng từ ‘nhà sử học’ hay ‘sử gia’ cũng được. Những danh xưng trên tương đương với ‘nhà bác học’ đẳng cấp quốc tế, vì thế mình chỉ dùng từ ‘nhà nghiên cứu sử học’ mà thôi. Ví dụ Tàu có nhà sử học Tư Mã Thiên (145-86 TCN) không những nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc/thế giới mà còn ảnh hưởng rất lớn và là cơ sở trong việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam.
Thời phong kiến, ta có các ‘nhà sử học’ như  Ngô Sĩ Liên, Lê Quý Đôn, Lê Văn Hưu, Ngô Thì Sĩ, Phan Huy Chú…, tuy nhiên, việc dùng từ ‘nhà sử học’ ở đây có tính chất gượng ép, ta dùng từ này là do thói quen thôi, chứ lấy tiêu chí nào để gọi các bậc tiền bối đó là ‘nhà sử học’, đẳng cấp nào: quốc gia hay quốc tế?
Ở Việt Nam, người ta thường dùng từ ‘học giả’ tỏ ra đúng hơn, ví dụ như học giả Phạm Quỳnh, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, Phạm Công Thiện, Phạm Duy/Trần Bạch Đằng (nghiên cứu âm nhạc), Bùi Giáng, Nguyễn Hoàng Phương (trường sinh học)… Từ ‘nhà bác học’ mang tính đẳng cấp quốc tế, tuy nhiên từ ‘học giả’ không luôn luôn có nghĩa là đẳng cấp thấp hơn mà đôi khi có đẳng cấp cao hơn, ví dụ các nhà nghiên cứu như Lão Tử, Trang Tử, Aristotle... là các ‘vĩ nhân’.

4. Quay lại việc người phụ nữ đọc to bài báo nói về ông Phước và ông Quốc. Chắc ông Phước có lý của ông Phước, nhưng nhà báo Lê Thanh Tâm lại nói rằng ‘cũng không ai cấm ông Phước thể hiện chính kiến trên các trang mạng xã hội, nhưng dẫu sao đây cũng là cách làm hạ sách, không phải chỗ được coi là chính thống khi đề cập những chuyện quốc gia đại sự. Điều cần nói hơn cả là tranh luận thế nào cho xứng tầm’ (báo Tuổi trẻ, ngày 20/2/2013), mình cũng không bình gì thêm.
Quay lại chuyện blog, ý kiến của Lê Thanh Tâm lại rất có lý: blog ‘không phải chỗ được coi là chính thống’ mà là ‘nhật ký mở’, là nơi để ta tâm sự hay trang trãi cõi lòng với mục đích là ‘vui’ hay ‘thư giãn’, lẽ nào ta lại lợi dụng blog làm một phương tiện để nói xấu một blogger khác, vì thế, nếu thấy một blog nói xấu một blogger khác thì mình nghĩ xấu đến người-nói-xấu chứ không phải người-bị-nói-xấu.
Cuối cùng, không phải ai nghiên cứu sử đều là nhà sử học, không phải ai nghiên cứu triết đều là nhà triết học, không phải ai nghiên cứu blog đều là nhà blog học, không phải ai nghiên cứu toán đều là nhà toán học..., nếu ai nghiên cứu cái gì cũng đều là nhà khoa học hay bác học thì ông ‘tiến sĩ kỳ lạ’ mà hàng ngày thường uống cà phê với mình đã là nhà toán học từ lâu rồi, hì.. hì… Hết.

16 nhận xét:

  1. Cũng chưa đọc kỷ lắm nhưng hd em xé tem cái rẹt cho anh LB nè!

    Trả lờiXóa
  2. Tay phước này điên rồi NGLB ơi, hết nói dân Việt không cần luật biểu tình do dân trí thấp đến bây giờ là tứ đại ngu của Dương Trung Quốc. Đọc mà thấy tức cả ..... bụng.....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, mính viết bài này vào tối hôm qua sau khi đi rẫy vể, cám ơn bạn TMC, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  3. Ui troi, mai moi ghe nha anh La Ban duoc ne.
    Chuc anh chieu vui nhe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, hôm nay mới gặp thi sĩ Bạch Mai của LB, LB vẫn còn ở quê ăn Tết, đi suốt ngày, lâu lâu mới mở máy nên chưa comt nhà ai được, sr nghen, cuối tuần ngọt ngào.

      Xóa
  4. Nhắc lại những người này thấy "oách" ghê anh nhỉ . Còn nhiều người trong giới khoa học và thầy thuốc nữa anh .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, nhà khoa học thì có thể, nhưng dường như nhà bác học thì cao hơn, tuy nhiên tiếng Anh chỉ có từ Scientist thôi, cám ơn PT, cuối tuần vui nghen.

      Xóa
  5. em sang thăm anh- chúc một ngày vui vẻ nhé anh..
    àh anh đã về sg để cùng vui với bn bè hay vẫn còn trên BM ah?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, anh còn ở quê 1 ngày nữa rồi đi Đà Lạt, rồi mới đi SG, tối vui nghen.

      Xóa
  6. Mụi mụi qua nói với LHX Ca rằng ...
    Rảnh nhớ qua thăm em nhé!
    http://blog.yahoo.com/_CNVLXLDYGW4HPYG56T3ZNBWC4M/articles?magic=1

    Trả lờiXóa
  7. Anh Bàng viết bài rất hay !
    Nói chung trong cõi người ta
    Danh xưng bác học thật là oai ghê
    vì vậy ai ai cũng mê.......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói chung trong cõi người ta
      Danh xung bác học ba hoa cũng nhiều
      Hì..hì..., cám ơn LR, tối vui nghen.

      Xóa
  8. anh ơi sao em bình mấy lần rồi vẫn ko thấy...huhuhu buồn quá buồn anh ui.Luôn vui anh há!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có 3 lời bình lận tiểu sư muội à, như vậy LB phải lì xì 3 lần đóa, hì..hì..., tối vui nghen.

      Xóa