Ngày xửa ngày xưa, có một đàn rùa rất đông, sống rãi rác trong ngôi làng
nguyên sinh X, dưới những tảng đá to nhìn xuống một dòng sông khá hùng vĩ và
đầy thơ mộng.
Trong số những con rùa này, có một số biết làm thơ văn và phê
bình thơ văn. Chúng làm thơ văn không đến nỗi tồi, thậm chí có lúc rất hay
nữa, nhưng chúng lại 'hầu như' không để tâm là bản thân mình làm dở ở chỗ nào, làm gì để cho
văn chương hay hơn, hay làm thế nào để văn chương ở làng mình có thể bằng các
làng rùa khác trên thế giới. Quan trọng hơn, chúng có một đặc tính cố hữu là rùa A chê rùa B, rùa B
chê rùa C, rùa C chê rùa D, rùa D chê rùa E… mà chúng cho đó là 'sự thông thái', rộng hơn là ‘tính
cộng đồng’, và chuyện đó mãi kéo dài đến 2000 năm.
Gần đây, có một chú rùa trẻ thường hay ngồi suy nghĩ dưới gốc cây, nó
cũng thường hay ngắm trăng, trước đó, nó cứ ngỡ là trên mặt trăng có chú Cuội
và chị Hằng Nga. Ngày 16/7/1969, nó bỗng bất ngờ phát hiện ra có một vật gì bay
vòng vòng trên mặt trăng, hỏi kỹ ra, nó mới biết đó là chiếc phi thuyền Apollo 11 của làng rùa M đang đáp xuống mặt trăng.
Thế là nó nằm mơ. Nó mơ thấy các ngài như Shakepeare, Hugo, Balzac, Dostoievski,
Lev Tolstoi, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Nguyễn Du, Tagore, Khalil Gibran, Kim Dung… ngồi họp với
nhau và họ rất ngạc nhiên khi thấy các cụ ở làng rùa X vẫn ở vùng trũng văn
chương của thế giới, chưa biết giải Nobel văn chương là hình vuông hay hình tròn, sau đó nhờ thảo luận rất lâu về thực chất của cái được gọi là tính cộng
đồng 'duy ngã' (= đề cao cái tôi), các ngài mới vỡ lẽ ra.
Gần đây hơn nữa, có cụ rùa M lại đi ghi chép và moi móc chuyện riêng tư của
các cụ rùa làm thơ văn khác như N, O, P, Q…, chú rùa trẻ mới thấy buồn lòng và nghĩ thầm là: vấn đề là
xử lý thông tin như thế nào? điều đó có lợi gì cho bản thân cụ? cho làng X? cho
xã hội? cho dân tộc? cho loài rùa?, và chắc cụ cũng thừa biết là những người phương Tây duy lý luôn luôn nói là 'tôi không thích những vấn đề có tính chất cá nhân' (= I don't like personal questions)... Rồi 20-30 năm sau, thế hệ con cháu rùa mới ngồi lại với
nhau và hỏi ‘ý cụ muốn nói cái gì nhỉ?’, nó thiết nghĩ là các cháu không có câu
trả lời. Hết.
----------
Entry có liên quan:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/chuyen-ngu-ngon-ve-con-kien-thanh-cong.html
----------
Entry có liên quan:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/chuyen-ngu-ngon-ve-con-kien-thanh-cong.html
Các cụ Rùa có lý của các cụ, em hổng dám ý kiến. Nhưng em chợt nghĩ tới bản thân em thôi. Khi viết, em chả mong cái gì to tát hay lớn lao vì tự biết mình đang đứng ở đâu trên mặt đất, em chỉ mong được bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình về một vấn đề nhỏ nào đó và một chút xả stress. Chỉ thế thôi anh ạ. Ai hiểu, ai chia sẻ thì cảm ơn vô cùng, có khi nhờ thế mà có những tấm chân tình tự tìm tới nhau, có những tình bạn vô tư thật sự. Còn ai không hiểu, ai ghét , hay nói gì....làm mình buồn, thì thôi, kể như gió bay, delete một cái là xong hết.
Trả lờiXóaAnh viết bài nào cũng ý tứ sâu sắc quá. Đọc nhiều vẫn chưa hiểu được hết ý nữa.
chúc anh nhiều niềm vui trong cuộc sống, anh nhé!
"em chợt nghĩ tới bản thân em thôi. Khi viết, em chả mong cái gì to tát hay lớn lao vì tự biết mình đang đứng ở đâu trên mặt đất": LB chỉ mong vậy, hì..hì..., cám ơn bạn VDT nhé, ngày mới tốt lành.
XóaHay quá anh ơi. Cám ơn anh đã có một bài viết hay và có ý nghĩa. Chúc anh luôn vui vẻ yêu đời nhé!
Trả lờiXóaHì..., hình như LB chưa gặp TN lần nào, cám ơn, chiều vui nghen.
XóaCó phải không Bác chú rùa nào nghe sấm cũng rụt cổ lại trốn kĩ dưỡi cái mai của mình?
Trả lờiXóaGần như vậy, ở đây ý nói là chậm Hoa sữa à. Lâu ngày quá, Hoa sữa ăn tết có vui không?
XóaĐọc bài này em ko dám bàn luận gì vì em ko biết gì về thơ nhưng em lại nhớ câu "ở đời phải biết mình là ai " ....hì hì ...cuối tuần vui anh nhé !
Trả lờiXóaHì..., buồn buốn viết tí cho vui, mất nửa tiếng, nhưng kiểm tra tư liệu chính xác mất 1 tiếng, híc..., cám ơn DNT, chiều vui nghen.
Xóa