Số là lúc 7-8 tuổi, cậu bé Lá Bàng có đọc rãi rác trong cuốn
‘Thi nhân Việt Nam’ hay trong một số sách phê bình văn học khác (không nhớ rõ),
trong đó cậu bé nhớ mang máng câu ‘Anh ơi nông vụ chí kỳ, em mà không
chổng lấy gì anh xơi’, rồi thơ Nguyễn Nhược Pháp nói về mối tình giữa Trọng
Thủy và Mỵ Nương (Mỵ Châu), rồi mối tình ‘vượt vòng lễ giáo’ giữa Phạm Thái và
Trương Quỳnh Như…
Thế là mấy mươi năm qua, mọi chuyện dường như đã chìm vào ký
ức, mình không thể nhớ câu chuyện này nằm ở đâu nữa, may nhờ qua đọc blog của bạn
‘Phu Đoan’ và được bạn ấy bật ‘công-tắc’, bóng đèn ký ức của mình đã sáng trở
lại.
*
Phạm Thái (1777-1813) là một danh sĩ vào cuối thế kỷ 17, đầu
thế kỷ 18, còn có tên là Phạm Đan Phượng (hay Phạm Phượng Sinh, Phạm Phụng),
quê gốc ở Từ Sơn, Bắc Ninh (Gia Lâm, Hà Nội ngày nay). Năm 20 tuổi, chàng trai
trẻ cùng Trương Quang Ngọc (Phổ Tỉnh thiền sư) và Nguyễn Đoàn tổ chức phong
trào ‘phục Lê’, nhưng thất bại, bị truy nã, chàng phải trốn vào tu ở chùa Tiêu
Sơn (Bắc Ninh) và có đạo hiệu là Phổ Chiếu thiền sư (hay Chiêu Lì). Vài năm
sau, chàng được một vị quan ‘bảo lãnh’ đón về và rồi làm gia sư ở nhà một vị quan
khác.
Ở đấy, chàng quen một người em gái của bạn mình, nàng tên là
Trương Quỳnh Như – một nữ sĩ có tài sắc vẹn toàn. Thế là chàng và nàng bị ‘sa
lưới tình’, cùng thư từ qua lại và hẹn hò yêu đương. Cha của nàng đồng ý, nhưng mẹ của
nàng không đồng ý. Rồi trong khi chàng về quê để tìm người mai mối thì một chàng
công tử nhà giàu là Trịnh Nhị đến đòi lấy nàng. Bị ép gả, nàng tự tử, còn chàng
đi lang thang làm thơ văn thất tình rồi mất năm 36 tuổi, tại Thanh Hóa.
*
Vài nét về truyện ‘Sơ kính tân trang’:
‘Sơ’ là cái lược, ‘kính’ là cái gương, còn cổ trang hay ‘tân
trang’ thì các blogger biết rồi, có thể hiểu nôm na đây là ‘Truyện gương-lược’
vậy.
Bản trường thi này (chữ quốc ngữ, 1.482 câu) được Nhà xuất bản Nam Kỳ
in năm 1932, rồi Nhà xuất bản văn hóa in năm 1960, rồi Nhà xuất bản giáo dục in
năm 1990 (do GS Hoàng Hữu Yên giới thiệu và chú thích)… Ngoài ra, theo
wikipedia thì Phạm Thái viết bản ‘Sơ kính tân trang’ vào năm 21 tuổi,
nhưng Lá Bàng nghĩ là chàng viết vào năm 25-26 tuổi (cuối đời vua Cảnh Thịnh),
sau khi Trương Quỳnh Như chết.
Trong truyện này, chàng lấy tên là Phạm Kim, còn nàng vẫn
tên là Trương Quỳnh Như.
Về phần đầu câu chuyện thì vẫn gần giống như ở đời thực của hai người (đã nói ở trên), nhưng phần sau rất hay.
*
Chuyện tình Phạm Kim - Trương Quỳnh Như:
Chuyện tình Phạm Kim - Trương Quỳnh Như:
(Có vài điểm khác biệt trong các bài viết về truyện ‘Sơ kính tân trang’, mình tự kể lại câu chuyện dưới đây trên cơ sở một ít tư liệu từ wikipedia, lưu ý rằng vấn đề quan trọng là ‘ý’ chứ không phải chi tiết).
Thuở ấy, có 2 gia đình là họ Phạm (ở Bắc Ninh) và họ Trương (ở
Thái Bình) đã có ‘giao ước’ với nhau là nếu một bên sinh con trai, một bên sinh
con gái thì sẽ cho lấy nhau và họ trao đổi một cái lược ngọc và một cái gương vàng để làm
tin. Rồi chiến tranh loạn lạc xảy ra, hai bên thất lạc nhau.
Gia đình họ Phạm sinh con trai và đặt tên là Phạm Kim... Sau đó, cha của Phạm Kim tham gia phong trào ‘phục Lê’, bị
thất bại, gia đình rơi vào cảnh nhà tan cửa nát. Phạm Kim buồn tình đi ngao du
thiên hạ, khi đến khu thắng cảnh Thú Hoa Dương, chàng tình cờ quen biết nữ sĩ
Trương Quỳnh Như.
Nguyên Phạm Kim là một danh sĩ tuấn tú và tài hoa cả về cầm, kỳ, thi tửu, và là một trang tuấn kiệt trong mộng dưới cặp mắt của mỹ nhân, còn Trương Quỳnh Như cũng là một nữ sĩ tài hoa và có vẻ đẹp ‘chim sa, cá lặn’ chả kém gì Vương Chiêu Quân hay Tây Thi.
Nguyên Phạm Kim là một danh sĩ tuấn tú và tài hoa cả về cầm, kỳ, thi tửu, và là một trang tuấn kiệt trong mộng dưới cặp mắt của mỹ nhân, còn Trương Quỳnh Như cũng là một nữ sĩ tài hoa và có vẻ đẹp ‘chim sa, cá lặn’ chả kém gì Vương Chiêu Quân hay Tây Thi.
Vì thế, Phạm Kim đã lọt vào mắt xanh của Quỳnh Như và đem
lại cho nàng bao nhiêu nỗi tương tư sầu nhớ, ngược lại Phạm Kim cũng bị đôi mắt
hồ thu của Quỳnh Như hút hồn mà sa lưới tình. Thế là chàng trai đã bỏ ‘giang
san’ để chọn mỹ nhân, hai người tự nguyện đến với nhau và bí mật yêu đương
luyến ái.
Rồi có một ngày, trong khi chàng bận việc phải về quê thì có
một vị Đô đốc đầy giàu sang quyền thế đến hỏi cưới Quỳnh Như, gia đình nàng buộc phải đồng ý.
Biết mình không thể thoát khỏi cuộc ép hôn này, Trương Quỳnh
Như có viết thư hẹn gặp riêng Phạm Kim để nói lời ‘vĩnh biệt’. Hai người thề nguyền
rằng sẽ lấy nhau vào kiếp sau, trong đó nàng viết hai chữ ‘Quỳnh Nương’ vào tay
để làm tin, rồi mới về nhà tự tử. Sau đó, chàng thất tình và chán đời, đi tìm cõi hư vô nơi cửa
Phật.
…Rồi bỗng nhiên tại một nơi khác trên trần thế, vợ
lẽ của Trương công (mà có 'giao ước' với Phạm công ngày xưa) lại sinh ra một quý
nữ là Thụy Châu.
Lớn lên, nàng rất có nhan sắc, tính tình rất cởi mở và thích giao du kết bạn. Nhân lúc triều đình có lệnh tuyển cung nữ, nàng bèn cải trang
thành một đạo sĩ và đi ngao du đây đó.
Trên đường ghé vào ngôi chùa nọ, nàng gặp nhà sư Phạm Kim,
họ cùng xướng họa thơ văn rất tâm đầu ý hợp. Sau khi đạo sĩ này ra về, chàng có
cảm giác ‘y’ là nữ nên sinh lòng vọng tưởng và không chăm lo đến việc tu hành nữa,
rồi chàng đến gặp Trương công và được ông nhận làm gia sư.
Một đêm nọ, chàng cảm thấy buồn bã, đau thương, sầu nhớ, bèn
đem đàn ra đánh, không ngờ chàng nhận được một tiếng đàn họa lại cũng chứa chan
tình cảm và đầy nữ tính, thế là Phạm Kim và nàng ‘đạo sĩ’ nhận ra nhau.
Sau khi tìm hiểu xuất thân của hai bên, một người lấy cái gương vàng ra, còn một người lấy cái lược ngọc ra, quả là trùng hợp với lời ‘giao ước’
của hai họ Phạm-Trương ngày xưa! Vì thế, Trương công đồng ý cho hai người lấy
nhau.
Mặc dù đã có vợ, chàng vẫn luôn nhớ và ngoại tình tư tưởng
với nàng Trương Quỳnh Như. Bị vợ gặn hỏi, chàng mới kể hết sự thật, rồi nàng sè
tay ra, trên đó có 2 chữ ‘Quỳnh Nương’. Lúc đó chàng mới biết Thụy Châu chính là
nàng Trương Quỳnh Như đầu thai chuyển thế và tái hợp nhân duyên với chàng.
*
Sau đây là một số câu thơ có liên quan đến cậu chuyện trên.
-Về Phạm Kim:
Từ chương, phú lục văn thi,
Cung đao, kiếm mã mọi bề làu thông.
Nghề chơi tài tử lọt vòng,
Vang đàn thi bá, nổi vùng cầm tiên.
Cờ thần, rượu thánh nức tên,
Tiên bay, múa phượng, địch thiên gáy hoàng (SKTT)
-Về Trương Quỳnh Như:
Cung đao, kiếm mã mọi bề làu thông.
Nghề chơi tài tử lọt vòng,
Vang đàn thi bá, nổi vùng cầm tiên.
Cờ thần, rượu thánh nức tên,
Tiên bay, múa phượng, địch thiên gáy hoàng (SKTT)
-Về Trương Quỳnh Như:
Chiều cá nhảy vẻ nhạn sa,
Mặt long lanh nguyệt tóc rà rà mây.
Má hồng môi thắm hây hây,
Khổ mê thược dược, thức say hải đường.
Chiều sánh ngọc vẻ so vàng,
Ôi hoa vì sắc, ủ hương vì mầu (SKTT)
-Trương Quỳnh Như tương tư:
Mặt long lanh nguyệt tóc rà rà mây.
Má hồng môi thắm hây hây,
Khổ mê thược dược, thức say hải đường.
Chiều sánh ngọc vẻ so vàng,
Ôi hoa vì sắc, ủ hương vì mầu (SKTT)
-Trương Quỳnh Như tương tư:
Eo óc giục người gà nội quạnh,
Véo von gọi khách dế bên thềm.
Vắt tay ngang mặt mong cho sáng,
Thấy sáng mà sầu đã lại thêm (thơ Quỳnh Như)
-Phạm Kim sa lưới tình:
Véo von gọi khách dế bên thềm.
Vắt tay ngang mặt mong cho sáng,
Thấy sáng mà sầu đã lại thêm (thơ Quỳnh Như)
-Phạm Kim sa lưới tình:
Ai lên Tử các, Thanh vân
Hỏi thăm ả Tố chiều xuân thế nào.
Chiều Xuân một khúc gởi trao
Cậy lòng dì gió đưa vào xuân cung (thơ Phạm Thái).
hay
Hỏi thăm ả Tố chiều xuân thế nào.
Chiều Xuân một khúc gởi trao
Cậy lòng dì gió đưa vào xuân cung (thơ Phạm Thái).
hay
Từ lúc thiềm cung trộm dấu hương,
Dễ xui lòng khách mối sầu vương,
Gió thông réo rắt giong đàn oán,
Trăng hạnh chênh vênh rạng bóng dương (thơ Phạm Thái)
-Phạm Kim khóc Trương Quỳnh Như:
Dễ xui lòng khách mối sầu vương,
Gió thông réo rắt giong đàn oán,
Trăng hạnh chênh vênh rạng bóng dương (thơ Phạm Thái)
-Phạm Kim khóc Trương Quỳnh Như:
Túi tơ hồng trách ai xe mối
Đến nửa chừng bỗng nới tơ ra,
Căm gan một ả Trăng già,
Trêu nhau chi mãi chẳng tha thế này! (thơ Phạm Thái)
hay
Đến nửa chừng bỗng nới tơ ra,
Căm gan một ả Trăng già,
Trêu nhau chi mãi chẳng tha thế này! (thơ Phạm Thái)
hay
Trời xanh cao thẳm mấy tầng khơi,
Nỡ để duyên ai luống thiệt thòi!
Buồn đốt lò vàng hương nhạt khói,
Sầu nâng chén ngọc rượu không hơi.
Lầu tây nguyệt gác mây lồng bóng,
Ải bắc hồng bay biển tuyệt vời.
Một mối chung tình tan mấy mảnh,
Suối vàng, ai nhắc hộ đôi lời! (thơ Phạm Thái)
Nỡ để duyên ai luống thiệt thòi!
Buồn đốt lò vàng hương nhạt khói,
Sầu nâng chén ngọc rượu không hơi.
Lầu tây nguyệt gác mây lồng bóng,
Ải bắc hồng bay biển tuyệt vời.
Một mối chung tình tan mấy mảnh,
Suối vàng, ai nhắc hộ đôi lời! (thơ Phạm Thái)
*
Vài nhận xét về chuyện tình Phạm Kim – Trương Quỳnh Như:
Khi viết entry, mình rất khổ tâm trong khi tìm các thiên
tình sử của Việt Nam vì nguồn rất ít, phim ảnh hay truyện dài có giá trị thì
không có, ví dụ mối tình Sơn Tinh/Thủy Tinh – Mỵ Nương, Tú Uyên – Giáng Kiều,
Trần Khắc Chung – Huyền Trân, Lý Thánh Tông - Ỷ Lan, Nguyễn Huệ - Ngọc Hân… Và
mình cảm thấy rất khó chịu khi buộc lòng phải dẫn các thiên tình sử của Tàu rồi Tây,
hết Đường Minh Hoàng – Dương Quý Phi, Dương Quá – Tiểu Long Nữ, Sở Lưu Hương –
Trương Khiết Khiết, rồi đến Romeo – Juliet, Jack - Rose (phim Titanic)…
Ngoài ra, qua truyện này hay một số truyện tương tự (truyện
Kiều, Lục Vân Tiên, Bích Câu kỳ ngộ…), có một sự khác biệt giữa triết lý tình yêu Tàu và
triết lý tình yêu Việt, dường như triết lý Tàu thường thiên về hư vô tính/phiêu diêu tính,
trong khi đó triết lý Việt thường thiên về nhân duyên/nhân quả (và thường kết thúc có
hậu). Thêm vào đó, mình có một điều nhỏ không đồng ý với Nguyễn Du là ông đã
viết truyện Kiều, mặc dù văn chương cực kỳ ‘tài tử’, nhưng truyện lại có nguồn gốc từ thời
nhà Minh bên Tàu. Trong khi đó, ‘Sơ kính tân trang’ mặc dù ít tài tử hơn, nhưng
nó là một câu chuyện hoàn toàn xảy ra ở Việt Nam .
Tại sao chuyện tình Phạm Thái – Trương Quỳnh Như không được
nhắc đến nhiều ngoài xã hội hiện nay? Tại vì họ yêu nhau vượt vòng lễ giáo? Tại
vì Phạm Thái không theo nhà Tây Sơn? Tại vì họ không tôn thờ chủ nghĩa lạc
quan?... Thì ngày nay chuyện ‘Khổng-Mạnh’ không còn tác dụng nữa!, thì thiếu gì
bậc Nho gia không theo nhà Tây Sơn! (do tính ‘hoài cổ’ chẳng hạn), thì lạc quan
quá suy ra ảo tưởng! Lịch sử đã sang trang rồi, quan trọng nhất, đây là thiên
tình sử của Việt Nam , là văn
hóa của Việt Nam ,
và cần phải làm cho thế giới biết.
‘Họ là những người muốn được yêu và muốn vượt khỏi vòng lễ
giáo khắt khe của xã hội. Họ yêu nhau dẫu có sự ngăn cản của gia đình. Nhưng vì
không thể lấy chữ Tình để thắng lướt niềm Hiếu đạo của kẻ làm con, lại càng
không muốn phụ bạc với người yêu, tình yêu của họ đã đưa đến thảm cảnh xót xa.
Họ là những nhà thơ, nhưng thi ca với họ không chỉ là phương tiện để ngâm ca
suông trong thú giải sầu mà còn là chút Hương, chút Gió trao gởi tâm tình của
mình cho người mình yêu. Họ đã sống, yêu và viết cho tình yêu. Họ cũng đã chết
bởi tình yêu’ (theo Tịnh Ý, dactrung.com).
Cảm thông về mối tình này, Bùi Giáng viết:
Thưa em rượu uống bây giờ
Là thiên cổ lụy còn trơ bên mình
Tài hoa tiếng vọng điêu linh
Phạm Đan Phượng chết theo Quỳnh Như sao.
Là thiên cổ lụy còn trơ bên mình
Tài hoa tiếng vọng điêu linh
Phạm Đan Phượng chết theo Quỳnh Như sao.
Tình yêu của hai người đã không bị hạn chế bởi cái vòng luân
lý (cổ điển) thời đó, và đặc biệt là đã vượt qua bức tường ‘Khổng-Mạnh’. Trương Quỳnh Như
đã chết để mãi mãi ôm người tình trong quả tim mình và do đó nàng đã đạt được
‘khát vọng của tự do’, không những thế, cái chết của nàng cũng như mối tình của
hai người đã và đang làm rung động bao quả tim của hậu thế. Và tình yêu không
hẳn là được sống bao nhiêu năm, không hẳn là được luôn nằm trong vòng tay của người tình, mà tình
yêu là… khát vọng được yêu rực cháy trong trái tim ta không bao giờ tắt!
------------------------------
Các nguồn thao khảo chính:
Và một số tài liệu khác có liên quan.
Tem nhé!
Trả lờiXóa"Thưa em rượu uống bây giờ
Trả lờiXóaLà thiên cổ lụy còn trơ bên mình
Tài hoa tiếng vọng điêu linh
Phạm Đan Phượng chết theo Quỳnh Như sao"
(BÙI GIÁNG)
Cám ơn bạn Phu Doan đã hỗ trợ tinh thần cho bài viết này, chúc bạn ở đời gặp nhiều điều may mắn.
XóaAnh chịu tìm tòi,sưu tầm truyện sử quá!Em chúc anh ngủ ngon đón tuần mới vui vẻ nhé!
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaÀ, hồi nhỏ LB có đọc lướt qua bài thơ và lời bình về truyện này,
Xóalớn lên LB không nhớ tên người, không nhớ truyện gì, lâu lâu bỗng thấy tiếc,
may quá 2 hôm trước nghe bạn Phu Doan nhắc đến Phạm Thái, LB sực nhớ ra, hì...,
tks, tuần mới vui nghen.
Anh Lá Bàng à .
Trả lờiXóaKhông biết theo ý của anh thì nên nghe lời các cụ 70 , nhưng thiển nghĩ , ở đời có tâm mống cầu nhiều thì rủi ro nhiều , tâm không mống cầu chi cả hình như không có rủi ro .
Bởi vậy Phật khuyên : Tâm buông bỏ ấy là giải thoát .
Tâm cố chấp nắm giữ chặt ấy là chúng sanh trôi lăn trong biển sanh tử .
Muốn hạnh phúc đích thật chi bằng buông bỏ quách nhỉ ?
Thân mến
Cám ơn bạn TC nhiều, mình đã trả lời ở entry 336, chúc tối vui.
XóaAnh chỉnh lại mục bình luận , không chờ phê duyệt nhé .
Trả lờiXóaThân mến
Hì..hỉ..., "no star where", cám ơn bạn, chúc tối vui.
Xóa