Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

462. Thượng đế của các nhà khoa học

Hôm nay, ghé nhà Maika (mà LB hay gọi là thiên thần, hihi…), thấy bạn ấy có nhắc đến nhà vật lý học Ampère và Volta…, nhân tiện, LB xin mở rộng ra là ‘hoàn cảnh’ nào dẫn đến việc họ tin là có… thượng đế và họ 'nhìn' ngài như thế nào.
*
Volta (Alexandro Volta) sinh 1745 và mất 1827, là nhà vật lý người Ý, chủ yếu nghiên cứu về ‘Hiện tượng tĩnh điện’ mà ta quen thuộc nhất với từ cục ‘pin’ và đơn vị đo điện thế là Volt, ngoài ra ông còn dạy Vật lý và Triết…
Thuở thiếu thời, có vị linh mục dòng Tên (Bonesi) muốn đào tạo ông trở thành một thầy tu, nhưng bản tính hiếu kỳ trước thế giới xung quanh đã dẫn ông đến với khoa học thực nghiệm (vật lý ứng dụng).
Từ đó, việc phát minh ra cục pin (= pile) của ông đã lần đầu tiên được trình bày trước Napoleon:
-Kính ngài Đệ Nhất tổng tài (Napoleon), vật mà ngài thấy đây chỉ là một chuỗi dĩa nhỏ đồng và kẽm để chồng liên tục lên nhau với 1 mảnh tròn nhỏ thấm acid chen giữa. Tất cà đều bọc sáp bên ngoài để acid khỏi bay hơi.
+Thế còn hai đầu dây lòng thòng này?
-Một dây gắn vào điã kẽm ở trên cùng và một dây gắn vào điã đồng ở dưới chót.
Và đây… vừa nói, Volta vừa chạm hai đầu dây gắn vào nhau thì một tia lửa điện văng ra.
+‘Thật là huyền diệu!’, Napoleon nhiệt liệt tán thưởng.
Với hình dáng của một trụ đĩa chồng lên nhau chúng ta gọi đó là Pin. (theo tolamvienkhoa.wordpress.com)
Ampère (André-Marie Ampère) sinh 1775 và mất 1836, là nhà vật lý người Pháp, chủ yếu nghiên cứu về lĩnh vực ‘Điện từ trường’ mà ta quen thuộc nhất với ‘Định luật Avogadro-Ampère’ (trong Hóa học) và ‘Định luật Ampère' với ‘Ampère’ là đơn vị để đo cường độ dòng điện…
Cũng giống như Volta, năm 18 tuổi, ông rất có ấn tượng với ‘Rước lễ đầu tiên’ (tiếp nhận ‘Bí tích thánh thể’ như là sự hiệp thông giữa tín đồ và Thiên Chúa), có một truyền thuyết về sự liên quan giữa ông Ampère và ‘chuỗi Mân Côi’ như sau:
Phêđerích Ôdaman là đại văn hào Pháp, tác giả những công trình trứ danh về Dante và các thi sĩ Phan Sinh cũng như những nghiên cứu rất giá trị về nước Ðức. Nhà bác học phi thường này là một trong những vị sáng lập Hội Bác Ái Vinh Sơn quốc tế.
Lúc 18 tuổi, chàng đến Balê. Không phải là người vô tín ngưỡng, nhưng tâm hồn chàng bị nhiễm độc, nên loạng choạng trong khủng hoảng Ðức Tin như Linh Mục Gratry đã từng đề cập đến.
Một hôm, Ôdaman vào trong một nhà thờ. Chàng thấy một cụ già quì trong góc, đang sốt sắng lần chuỗi Mân Côi. Chàng đến gần và nhận ra là Ampe, người lý tưởng của mình, là Khoa Học, là Thiên Tài hiện hình.
Cảnh tượng ấy xáo động cả tâm hồn. Chàng nhè nhẹ quì xuống sau lưng nhà điện học thời danh: lời cầu nguyện và nước mắt tung ra từ trái tim hồi hộp của chàng.
Ðó là chiến thắng trọn vẹn của niềm tin và tình yêu Thiên Chúa.
Ðến sau, Ôdaman vui vẻ kể mãi:
-Tràng chuỗi Mân Côi của Ampe tác động mạnh trong tôi hơn cả các pho sách và hơn cả mọi bài thuyết giáo. (theo giaoxudenver.org)
…Nhưng ông lại chọn sự nghiệp là giảng viên Toán, Lý, Hóa, ngọai ngữ, và đi sâu vào việc nghiên cứu ‘Điện động lực học’ mà là cơ sở chính để Maxwell xây dựng nên ‘Lý thuyết trường điện từ’ sau này.
*Thực ra không chỉ có Ampère hay Volta nói về 'ngài', mà còn có các nhà khoa học khác như Galvani (1737-1798, Vật lý ứng dụng), Diderot (1713-1784, Toán và Triết), Newton (1642-1727, Toán, Lý và Triết), Pasteur (1822-1895, Sinh vật học), Einstein (1879-1955, Vật lý lý thuyết), Steve Jobs (1955-2011, Công nghệ thông tin, Triết)…
Tất nhiên là Lá Bàng có thể viết một ít về các vị này, nhưng thôi, hãy lấy cụ thể là ông Einstein nói về ‘ngài’ như thế nào?
-Để cảm nhận rằng đằng sau cái có thể trải nghiệm được có ẩn chứa một điều không đạt tới được đối với trí tuệ của chúng ta mà vẻ đẹp và tính cao cả của nó chỉ đến với chúng ta một cách gián tiếp và trong ánh sáng yếu ớt, đó là tính tín ngưỡng. Trong nghĩa này tôi là người có tín ngưỡng. Tôi cảm thấy sung sướng khi linh cảm được những điều bí ẩn này một cách ngạc nhiên, và khi tôi cố gắng vẽ được bằng tinh thần một bức tranh thô của cấu trúc cao cả này của tạo hoá trong sự khiêm tốn.
-Hãy thử và thâm nhập những bí ẩn của vũ trụ với những phương tiện giới hạn của chúng ta, bạn sẽ thấy, đàng sau những chuỗi móc xích có thể nhận ra được, còn có cái gì tinh tế, không thể hiểu thấu đáo, không thể giải thích được. Sự tôn kính trước sức mạnh này, ngoài những cái chúng ta có thể hiểu được, đó là tôn giáo của tôi. Trong chừng mực này, thực tế, tôi là người có tín ngưỡng.
-Những sự khởi đầu của tính tôn giáo vũ trụ đã có ở giai đoạn phát triển sớm, chẳng hạn trong một số thánh ca của David, cũng như ở một vài nhà tiên tri. Nhân tố mạnh mẽ hơn nhiều của tính tôn giáo vũ trụ được chứa đựng trong Phật giáo, như các tác phẩm tuyệt đẹp của Schopenhauer chúng đã dạy chúng ta.
-Như vậy là có thể hiểu được, rằng nhà thờ từ muôn thuở chống lại khoa học và truy nã những môn đệ của nó. Mặt khác tôi cho rằng, tính tín ngưỡng vũ trụ là động lực mạnh nhất và cao cả nhất của nghiên cứu khoa học.
-Tình cảm tôn giáo của tôi nằm ở chỗ tôi thấm nhuần ý thức về sự yếu kém của khả năng tư duy con người để hiểu được sâu xa sự hài hoà của vũ trụ mà chúng ta nổ lực diễn tả như “các định luật của thiên nhiên”. Chính cái ý thức và thái độ khiêm nhường này là những cái tôi thấy thiếu ở nếp nghĩ của những người tư duy tự do. 
-Tôi không phải là một người vô thần, và tôi không nghĩ tôi có thể gọi mình là một người phiếm thần luận. Chúng ta ví như một đứa trẻ nhỏ bé bước vào một thư viện khổng lồ chứa đầy sách bằng nhiều ngôn ngữ... Đứa trẻ ngờ một trật tự huyền bí chứa trong sự sắp xếp các quyển sách, nhưng không biết trật tự đó là gì. Đối với tôi, đó là thái độ của một con người thậm chí thông minh nhất trước Thượng đế. Chúng ta thấy vũ trụ được sắp xếp kỳ diệu và tuân thủ một số định luật nhất định, nhưng chỉ hiểu được một cách mơ hồ những định luật này.
-Chúng ta cũng nên tránh tôn vinh trí tuệ lên làm thượng đế; nó tuy có những bắp thịt to lớn nhưng không phải là nhân cách. Nó không thể lãnh đạo mà chỉ phục vụ, và nó không kén chọn trong việc tuyển lựa người chủ của mình.
Trí tuệ có con mắt sắc bén đối với phương tiện và dụng cụ, nhưng mù quáng trong mục tiêu và giá trị. Cho nên không lạ gì khi tính chất mù quáng tai hoạ này cũng tiếp tục truyền cho các môn đệ, vâng, cho cả thế hệ chúng ta.
-Khi tôi đang làm tính và thấy một chú côn trùng tí hon bay vào đậu trên mảnh giấy, tôi bất giác nghĩ: “Thánh A-la thì vĩ đại, còn chúng con là những giọt nước đáng thương với tất cả vẻ đẹp lộng lẫy khoa học của chúng con.”
-Khoa học không tôn giáo là tê liệt, tôn giáo không khoa học là mù quáng... (theo EinsteinYTuong.htm)
*Trong các entry gần đây, LB có nói là mình tin… thượng đế với ý nghĩa là thượng đế ‘vô cực’, rồi có nói là ‘sáu người yêu của tôi’ với ý nghĩa là mọi tôn giáo (kể cả vô thần) đều được LB yêu quý. LB giải thích vậy để các blogger thấy dễ hiểu (tạm hiểu) ý của Einstein:
-Tín ngưỡng là vẻ đẹp và tính cao cả của một điều không đạt tới được đối với trí tuệ,
-Tôn giáo, hay tôn giáo vũ trụ, là sự tôn kính trước cái gì tinh tế, không thể hiểu thấu đáo, không thể giải thích được về những bí ẩn của vũ trụ, và tôn giáo không khoa học là mù quáng,
-Tình cảm tôn giáo là sự thấm nhuần ý thức về sự yếu kém của khả năng tư duy con người để hiểu được sâu xa sự hài hoà của vũ trụ: 'Có hai cái vô hạn: vũ trụ và sự ngu dốt của con người. Nhưng với vũ trụ tôi không chắc chắn lắm',
-Thượng đế chỉ hiểu được một cách mơ hồ qua vũ trụ được sắp xếp kỳ diệu và tuân thủ một số định luật nhất định,
-Ông không thích kiểu ‘tôn giáo không khoa học’ của thời Copernicus hay Galileo…,
-Nếu ông không phải là người vô thần thì bởi vì ông cho rằng vũ trụ, tự nhiên và thượng đế là các khác niệm tương đương,
-Phật giáo chứa đựng nhân tố mạnh mẽ hơn nhiều của tính tôn giáo vũ trụ,
-Chúng con là những giọt nước đáng thương trước A-la vĩ đại…
*
Đó là chưa kể đến quan điểm 'cái chết là sáng tạo vĩ đại nhất của tạo hóa' của Steve Jobs;
Đó là chưa kể đến quan điểm 'Lai như thủy hề, thệ như phong. Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung (Đến như nước chảy, đi như gió, không biết đến từ đâu, không biết cuối cùng đi về đâu) từ Kim Dung;
Đó là chưa kể đến quan điểm 'Có thì có tự mảy may, không thì cả thế gian này cùng không' của Trúc Lâm đầu đà - Trần Nhân Tông!;
Đó là chưa kể đến quan điểm 'Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp. Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao,' của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm;
Đó là chưa kể đến quan điểm 'Sống trong lòng người đẹp Tô Châu, hay là chết bên bờ sông Danube' của Phạm Duy; 
Đó là chưa kể đến quan điểm 'Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo...' của Trịnh Công Sơn;
Đó là chưa kể đến quan điểm 'Vắng em thu tàn lối bơ vơ. Rừng thu xao xác bóng ai chờ. Cây thu hoang lạnh dài vươn cổ. Lá thu hờ hững rơi trong mơ' về tình khúc âm-dương của Đoàn Dự và anh... Lá Bàng, hihi... 
Cuối cùng, sự phát triển của tôn giáo là một quá trình lịch sử-tự nhiên mà mỗi nhà khoa học ‘thường’ có cách nhìn nhận về ‘ngài’ không giống nhau, vì thế, việc đúng hay không đúng của một môn phái không phụ thuộc vào việc có nhà khoa học nào đó theo hay không theo, không phụ thuộc vào việc có nhiều hơn hay ít hơn số lượng tín đồ..., và vì thế, các blogger hãy có quan điểm riêng của mình, chẳng hạn như đối với trường hợp của ông Einstein, vì ngoài thiên tài về Vật lý ra, không phải cái gì mà ông nói ra đều là ‘vĩ đại’.
Và với ý tưởng ‘thoáng’ của ông, Einstein được tất cả ‘sáu người yêu’/các môn phái ngưỡng mộ và yêu quý.
---------------------
Các tài liệu có liên quan:
Ampère và chuỗi Mân Côi: http://giaoxudenver.org/mancoi/26.html
Newton, Einstein, Jesus, Phật…’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012_03_01_archive.html
Volta và Napoleon: http://tolamvienkhoa.wordpress.com/2008/09/09/alessandro-volta-người-phat-minh-ra-pin-sơ-khai/

12 nhận xét:

  1. các blogger thấy dễ hiểu (tạm hiểu) ý của Einstein:
    -Tín ngưỡng là vẻ đẹp và tính cao cả của một điều không đạt tới được đối với trí tuệ,
    -Tôn giáo, hay tôn giáo vũ trụ, là sự tôn kính trước cái gì tinh tế, không thể hiểu thấu đáo, không thể giải thích được về những bí ẩn của vũ trụ, và tôn giáo không khoa học là mù quáng.
    -Tình cảm tôn giáo là sự thấm nhuần ý thức về sự yếu kém của khả năng tư duy con người để hiểu được sâu xa sự hài hoà của vũ trụ,
    -Thượng đế chỉ hiểu được một cách mơ hồ qua vũ trụ được sắp xếp kỳ diệu và tuân thủ một số định luật nhất định,
    -Ông không thích kiểu ‘tôn giáo không khoa học’ của thời Copernicus hay Galileo…,
    -Nếu ông không phải là người vô thần thì bởi vì ông cho rằng ‘vũ trụ, tự nhiên và thượng đế là các khác niệm tương đương’,
    -Phật giáo chứa đựng nhân tố mạnh mẽ hơn nhiều của tính tôn giáo vũ trụ
    -Chúng con là những giọt nước đáng thương trước A-la vĩ đại…

    Trả lờiXóa
  2. Ka...ka...Em xí được tem Vàng rùi nha!Chút mang đi bán để "ăn nhậu" cuối tuần thui :hi...hi...
    Chút anh em mình cùng cụng ly ha anh LB!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui,
      mấy hôm nay LB lười di thăm mấy thiên thần bé nhỏ quá, hihi...,
      cám ơn nhìu nghen, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  3. Ngu ngơ lại được tem rồi hiiii...lâu lắm mới có dịp nhặt được tem nhà anh đó, ghé sang thăm chúc cuối tuần thật vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn GG,
      lần sạu nhớ mang dưa hấu theo nghen,
      nhà LB hôm nay có món mực nhồi thịt ngon nắm,
      ở lại măm măm và uống bia Sài Gòn nhé, hì.. hì...,
      chúc ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  4. Lưu comt Phan Hạ Duyên:
    Trời ơi,
    "Huynh đâu có còn nợ em
    Huynh đem một bịch đầy kem qua nhà
    Còn thêm túi sô-cô-la
    Thế là hết nợ, huynh xa muội nè", hihi...

    Trả lờiXóa
  5. Lưu comt Châu Thanh Thủy:
    Tôi lại mong một kẻ như em
    Dù là phù thủy vẫn có duyên
    Mắt buồn trông thấy sao 'sương' thế
    Một quán cà phê, nắng muộn phiền.

    Trả lờiXóa
  6. Lưu comt OM:
    Hỏi: – Ai cà phê không?
    Có một người đang mong
    Bình Quới rung sóng dội
    Lục bình trôi mơn man...

    Trả lờiXóa
  7. Lưu comt Có Khi Nào:
    "Sao mấy hôm này, em giận anh?
    Chiều thu vắng nắng, trời không trong
    Mây xa xam xám, rình mưa xuống
    Gió cảm mùi em - dáng cuộn vòng".
    LB sang thăm CKN, chiều ngọt ngào nghen.

    Trả lờiXóa
  8. Lưu blog Phu Đoan:
    http://yume.vn/thaydo09/article/trai-vo-than-tran-kiem-doan.35DFFE96.html
    www.Trankiemdoan.net

    Trả lờiXóa
  9. MT sang thăm anh LB , cuối tuần nghi ngơi cho khỏe, vui nhiều anh nhé

    Trả lờiXóa