Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

192. ‘Vô cùng bé’ và quy luật nghiệt ngã của thượng đế


Đã hết rồi mùa xuân
Hè đã vươn ngoài ngõ
Nắng đã vào trong sân
Sao em còn thấy lạnh?
Hãy để cho nuối tiếc
Theo ngày tháng qua mau
Tình là khúc ly biệt
Sao em mãi âu sầu?

1. Các nhà bác học… nói về ‘vô cùng bé’
Trong đời, mình may mắn có biết được vài mẩu chuyện về các nhà bác học, nhà văn/thơ hay nhạc sĩ nổi tiếng. Khi viết bài này, mình chỉ vận dụng trí nhớ, ‘lấy việc toát ý là chính’ chứ không sa vào tư liệu. Mong các bạn đọc thông cảm, mình không thể kể hết các nhân vật mả chỉ có một số nhân vật được ngẫu hứng chọn lựa và sắp xếp theo thứ tự A, B, C…
Mỗi một con người chỉ là một hạt cát trong sa mạc, một hạt muối trong đại dương, là.. một hạt bụi trong vũ trụ, nói tóm lại về cả không gian lẫn thời gian, con người là vô cùng bé so với vũ trụ đại ngàn, nhưng để ‘bù’ cho sự tự ti mặc cảm về cái thân phận vô cùng nhỏ bé của mình, con người đã tự gán cho mình chữ ‘nhất’, ‘số một’ hay là ‘vĩ đại’!!! Vậy một số ngài hay nhân vật nêu lên dưới đây đã có ý kiến như thế nào?
- Aitmatov (1928-2008)
nhà văn lớn của Nga và Kyrgyzstan, ông có ảnh hưởng rt lớn đối với nền văn học thế giới, đặc biệt là ở Liên bang Xô viết (cũ), châu Âu và Việt Nam, những tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 170 thứ tiếng, trong đó có chuyện ‘núi đồi và thảo nguyên’, đoạn đầu đài’, ‘con tàu trắng’… Khi ông mất năm 2008 tại Đức, Thủ tướng Nga V. Putin viết trong điện chia buồn như sau: ‘Đây là tổn thất lớn không sao bù đắp được cho tất cả chúng ta. Chingiz Aitmatov luôn ngự trị trong ký ức của chúng ta như một nhà văn vĩ đại, một nhà tư tưởng, một trí thức và một nhà nhân văn’…
Để chỉ ‘không tính’ của đời người, trong truyện ‘Đọan đầu đài’, Aitmatov đã có nói rằngsố phận luôn theo đuổi con người, còn con người luôn tìm kiếm số phận’ và cuối cùng, nói gì thì nói, ‘trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ’
- Archimède (287-212, TCN)
Ông là nhà vật lý, nhà toán học thời Hy Lạp cổ đại, có câu nói nổi tiếng ‘cho tôi một điểm tựa, tôi có thể nhấc bổng cả trái đất’. Ông là người phát minh ra những nguyên lý đầu tiên về Thủy tĩnh học, nguyên lý đòn bẩy, nguyên lý về vật nổi, số Pi, …, nhiều công trình của ông mãi đến thế kỷ 17-19 mới được phát hiện và được Pascal, Monge và Carnot đưa vào công trình nghiên cứu của họ...
Là người say mê nghiên cứu đến nỗi ông thường sống trong thế giới ‘duy lý’ mà quên mất ‘cái tôi’ của mình, có truyền thuyết rằng khi đang tắm, ông đã phát hiện ra nguyên lý Archimède (nguyên lý về lực đẩy của nước, hay nguyên lý về vật nổi) và chạy ra ngoài đường sung sướng kêu to lên ‘tìm thấy rồi’ (= eureca) trong lúc vẫn còn trần truồng. Vào năm 212 trước Công nguyên, khi quân viễn chinh La Mã tấn công chiếm thành Syracus, đang ngồi nghiên cứu về một bài toán, ông chỉ nói câu ‘đừng động vào cái hình tròn của tôi’ thì một lưỡi kiếm đã xuyên qua người và ông đã ngã xuống bên cạnh cái hình tròn đó…
- Einstein (1879-1955)
Người gốc Do Thái, sinh ra tại Đức bên dòng sông Danube, ông là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ 20, là cha đẻ của Vật lý hiện đại, đã sáng tạo ra thuyết tương đối gồm tương đối hẹp năm 1905 và tương đối rộng năm 1915, lý thuyết trường thống nhất (chưa được kiểm chứng vì những khó khăn về toán học)… Các công trình của ông đã đóng góp rất lớn cho Cơ học lượng tử, Nhiệt động lực học (khái niệm Entropy…), Vật lý thống kê, Thiên văn học/Vũ trụ học, Triết học (về tính tương đối của không -thời gian)…
Là bạn thân của anh hề Charlot, là người ‘duy lý’ đến nỗi quên cả ‘cái tôi’ của mình, ông đã… không phân biệt đâu là điếu thuốc không mốc và điếu thuốc mốc!... Có truyền thuyết rằng, trong khi ngồi nghiên cứu về lý thuyết ‘trường thống nhất’ ở Viện nghiên cứu cao cấp Princeton (Mỹ), bỗng một con ‘bọ cánh cam’ bay vào đậu trên bàn, ông sững sờ nhận thấy rằng sự hiểu biết của mình là vô cùng mỏng manh so với sự kỳ diệu vô cùng của thượng đế: ‘Tôi hài lòng với sự huyền bí của đời sống vô tận và với sự tỉnh thức và đại cương cấu trúc diệu kỳ của thế giới hiện hữu cùng với sự cố gắng cống hiến để lĩnh hội phần mình, bởi vì nó mãi mãi là quá bé nhỏ, của Chân Lý đã tự biểu hiện trong thiên nhiên’...
- Goethe (1749-1832)
Người Đức, được xem là ‘người khổng lồ của thiên niên kỷ’ và xếp ngang hàng với Homère, Shakepeare, Lev Tolstoi…, là nhà thông thái và là đại thi hào của thế giới vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19’ Là người biết nhiều ngoại ngữ, ông đã để lại cho nhân loại một di sản lớn gồm hơn 100 tác phẩm về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thi ca của ông là ‘chan chứa thiên nhiên’, ‘tràn trề sức sống’ và ‘dạt đào tình yêu’. Ngày 28/8 năm nay là ngày sinh nhật của tác giả của cuốn tiểu thuyết ‘Nỗi đau khổ của chàng Werthers’ và truyện thơ ‘Faust’ bất hủ…
Gần 200 năm nay, công chúng Đức đã quá quen thuộc với chuyện ‘dị thường’ về tình yêu của một nhà thơ lớn của họ với một cô gái kém ông tới… 55 tuổi! Vài câu thơ tình lãng mạn và si tình tiêu biểu của là ‘Ta gom những ánh trăng ngà. Ta nhìn, và cũng biết là sáng hơn. Trong trăng, ánh bạc chập chờn. Tưởng đâu trăng gọi, gửi hồn cho trăng’. Đặc biệt, ông có câu phát biểu bất hủ nói lên sự hiểu biết vô cùng hạn hẹp của con người đối với sự vận động vô cùng vô tận của thế giới: ‘lý thuyết thì màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi’…
- Heraclitus (535-475, TCN)
Ông là nhà triết học thời Hy Lạp cổ đại, cho rằng bản nguyên của thế giới là từ ‘lửa’, một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm về vận động là vĩnh viễn, hay vận động là tuyệt đối…
Cho đến ngày nay, đặc biệt là trên bục giảng, các thầy cô giáo thường nhắc đến câu nói bất tử của ông ‘không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông’ (nước không bao giờ chảy hai lần qua một dòng sông) để chỉ ra sự vận động không ngừng và vô cùng lớn của vũ trụ so với cái thân phận vô cùng nhỏ bé, mỏng manh và ngắn ngủi của con người...
- Hồ Thích (1891 - 1962 )
Ông là ‘nhà triết học Trung Quốc thời cận - hiện đại, người An Huy (Anhui). Năm 18 tuổi, sang Mỹ du học, bảo vệ luận án về triết học cổ đại Trung Quốc ở Đại học Columbia (1915), sau đó ông dạy triết học ở Bắc Kinh’. Với ‘thuyết xã hội bất hủ’, ông cho rằng con người được sinh ra bởi ‘trùng trùng duyên khởi’ và bất tử bằng cách ‘tồn tại’ trong người khác, ví dụ bây giờ ta còn nhắc đến Khổng Tử, vậy ông ấy đã bất tử, mặc dù ông ấy đã thành cát bụi cách đây trên 2500 năm rồi!…
Qua thuyết trên, để chỉ ra cái bất tử của con người trong cái thiên biến vạn hóa của vũ trụ, ông có đoạn: ‘Hai ngàn sáu bảy trăm năm trước, ở Ấn Độ có một người cùng dân chết vì bệnh, không ai chôn cho, cái sọ phơi trên đường đã thối nát. Một chiếc xe đi ngang ở bên, trên xe có một vị Thái tử ngồi thấy cái thây người thối nát đó mà bỏ cả phú quý, bỏ cả cha mẹ, vợ con, một mình tự đi tìm phương pháp giải thoát cảnh sanh, lão, bệnh, tử. Sau vị vương tử đó trở thành một giáo chủ, sáng lập ra một tôn giáo triết học, cảm hóa vô số người. Thế lực ảnh hưởng của người đó, đến nay vẫn còn, vĩnh viễn còn lại, cho đến vô cùng. Sự đó, người chết ở bên đường mà thây thôi nát kia, có thể tưởng đến được không?’
- Huệ Năng (638-713)
Là vị Tổ thứ sáu của Thiền tông Trung Quốc và là môn đệ của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn, thiền sư Huệ Năng là người đã khai sáng dòng thiền Trung Quốc (!)…
Một trong những câu chuyện vẫn còn được lưu truyền đến nay là cuộc ‘thiền đàm’ giữa thiền sư Huệ Năng và thiền sư Hoằng Nhẫn (là người vẫn còn trong vòng ‘ngã chấp!’), trong đó 4 câu kệ về ý niệm ‘sắc sắc - không không’ của Huệ Năng đã trở thành bất tử là ‘Bồ đề bản vô thụ, minh kính diệc phi đài, nhân mạc giám ư lưu thủy, nhi giám ư chỉ thủy’, dịch trích từ Wikipedia ‘Bồ đề vốn không phải là cây, gương sáng cũng không phải là đài, người chẳng soi ở nước chảy, mà soi ở nước dừng’...
- Khổng Tử (551-479, TCN)
Sinh ra thời Xuân Thu, người nước Lỗ (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), ông là một trong những ‘triết gia’ lỗi lạc của mọi thời đại, triết lý của ông đã ảnh hưởng sâu đậm về nhiều mặt trong xã hội ở cả phương Đông lẫn phương Tây cho đến tận ngày nay, ông là người đã biên soạn ‘Ngũ Kinh’ (!), đã để lại cho nhân loại tác phẩm bất tử ‘Luận ngữ’ đề cao sự cai trị xã hội thông qua ‘tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’…
Mặc dù được gọi là ‘Thánh nhân’ của mọi thời đại, trong quá khứ ông đã tự nhận là trời đất còn không nói gì, huống gì là ông: dư dục vô ngôn, tứ thời hành yên, vạn vật dục yên, thiên hà ngôn tai, tạm dịch ‘ta không muốn nói nữa, bốn mùa êm trôi, vạn vật đua nở, kìa như trời đất có nói gì đâu’…
- Kim Dung (1924-nay)
Là triết gia và là nhà viết truyện võ hiệp ‘tình cảm’ có một không hai của Trung Quốc, những truyện tiểu thuyết võ hiệp của ông đã được in ra 300 triệu bản (chưa kể in lậu), ông bắt đầu viết truyện võ hiệp từ 1955 (Thư kiếm ân cừu lục) và cuối cùng là năm 1972 (Lộc Đỉnh ký), chưa kể các chỉnh sửa sau này (đến 1976). Ông đã sống lưu lạc từ Trùng Khánh, Hàng Châu, Thượng Hải, rồi Hồng Kông, đến năm 1995, chính quyền Trung Quốc mời ông về giảng tại Đại học Bắc Kinh và trao tặng ông hàm ‘giáo sư danh dự’. Hiện nay, tất cả học sinh lớp 12 ở Trung Quốc và tất cả những trường học dạy tiếng Hoa ở Singapore đều phải học chương trình ‘bắt buộc’ về Kim Dung (theo Wikipedia)…
Hồi nhỏ mình nghe chú mình nói là trong tác phẩm ‘Tiếu ngạo giang hồ’, ông đã dùng nhân vật Nhậm Ngã Hành để ‘nói bóng nói gió’ về ‘bệnh vĩ cuồng’! Bài bình luận xuất xắc nhất về ông là ‘Vô Kỵ giữa chúng ta’ của Đỗ Long Vân, xuất bản năm 1967. Kim Dung đã chỉ ra tính ‘cát bụi’ hay ‘hư vô’ của đời người bằng câu nói nổi tiếng qua miệng của Tạ Tốn ‘Tạ Tốn cũng là cục phân, cục phân cũng là Tạ Tốn, ‘Viên’ cũng là không mà ‘Không’ cũng là không, không tức thị sắc, sắc tức thị không’ hay lời kệ của Minh giáo Trung thổ ‘Đốt tàn xác của ta, ngọn lửa thành bốc cháy hồng hồng. Sống đã chi làm sướng, chết không lấy chi làm khổ. Vì thiện trừ ác, chỉ vì quang minh mà nên. Hí, lạc, bỉ, sầu đều trở về cát bụi. Tội nghiệp thay người đời hoạn nạn quá nhiều (trong ‘Ỷ thiên đồ long ký’)
- Jesus (Chúa Giê-su, khoảng 5 TCN-30)
Người viết sẽ không nói nhiều về phần này...
Nhiều người ta đã thuộc lòng một số câu nói nổi tiếng của Ngài. Ngài sẵn sàng đến với con người nếu con người bỏ đi bớt tham vọng đầy rẫy của mình: ‘hãy đến thì sẽ thấy, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở’ (xin vui lòng xem bài ‘đêm Noel không thể nào quên’ trong blog này). Ban đêm, Ngài thường ngồi một mình bên một tảng đá, nhìn những vì sao mà suy tư, một trong những phát biểu bất tử của Ngài là ‘ngươi là cát bụi thì sẽ trở về với cát bụi’… 

- Newton (1642-1727)

Người Anh, ông là nhà vật lý, nhà toán học và nhà triết học, có thể nói là nhà bác học vĩ đại nhất của mọi thời đại: ‘Loài người nên hoan hỉ rằng một vinh quang lớn lao bực ấy của nhân loại đã xuất hiện’ (hàng chữ khắc trên mộ của Newton tại điện Westminster). Ông đã cho ra đời luận thuyết về ‘Các nguyên lý toán học của triết lý về tự nhiên’ trong đó trình bày về  định luật 1, 2, 3 và định luật ‘vạn vật hấp dẫn’, đã sáng tạo ra phép tính tích phân và vi phân (cùng với Leibniz)…
Có truyền thuyết rằng, khi ngồi dưới gốc cây táo, nhìn thấy trái táo rụng mà nghĩ ra định luật vạn vật hấp dẫn (định luật 4 - Newton), ông đã im lặng 10 năm sau mới công bố. Với nhiều công trình khoa học lớn, trở thành người vĩ đại nhất trong số những người vĩ đại, ông đã luộc cái đồng hồ thay vì luộc quả trứng!, đã không thể giải được bài toán là chỉ đục một cái lỗ trên vách mà cả con chó và con mèo đều chui qua được!, một hôm đi dạo trên bãi biển, ông đã sững sờ nhận thấy rắng sự hiểu biết của mình chỉ là con số 0, là bất khả so sánh với cái chưa hiểu biết, và nói rằng ‘tôi chỉ là một em bé chơi đùa trên bờ biển và lượm được một một cái vỏ sò đẹp lóng lánh, trong khi đó một đại dương chân lý mênh mông đang trải rộng trước mắt tôi’…
- Phạm Duy (1921-nay!)
Sinh ra tại phố Hàng Cót (Hà Nội), là một con người có tâm trạng ‘phức tạp’, mặc dù chưa có những đánh giá đầy đủ về ông, có lẽ ông là một con chim đầu đàn của nền âm nhạc Việt Nam (!) trước giải phóng, ông đã để lại khoảng 900 ca khúc, trong đó người ta ngưỡng mộ nhất là dân ca, nhạc tình (‘Ngày xưa Hoàng Thị’, ‘Bên cầu biên giới’, ‘Thuyền viễn xứ’…), đặc biệt là ông đã dịch những bản nhạc nước ngoài ra tiếng Việt với những lời lẽ về tình yêu rất ‘siêu thoát’. Nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã nhận định ‘như tiếng chuông vọng đến từ hư vô, như những tia chớp sáng ngời trong đêm tối, như những tia nắng ấm đầu tiên của một ngày trong mùa đông giá lạnh, như những tia nắng chiều rực rỡ của một ngày đầy vui buồn của kiếp sống, âm nhạc Phạm Duy đã đến trong mỗi cuộc đời Việt Nam như không khí trong bầu khí quyển của ca dao, tục ngữ, của truyện Kiều, của Cung Oán Ngâm Khúc, của Chinh Phụ Ngâm, của ngôn ngữ, của âm thanh, của cảm xúc Việt Nam (trong bài viết ‘Phạm Duy, nắng chiều rực rỡ’)…
Chắc không mấy ai không biết nhiều lời nhạc hay lời dịch ‘siêu thoát’ này của ông như: ‘sống trong lòng người đẹp Tô châu, hay là chết bên bờ sông Danube’ (bài ‘Bên cầu biên giới’) hay ‘Người hỡi! Đến bên tôi nghe lời xao xuyến như chuyện thần tiên. Niềm mơ xưa là đó. Cho ta nâng niu lời ca. Chiều mơ không gian. Hờ hững cõi Thiên Đàng. Thuyền trôi bến sông xa đừng chờ. Xin hãy lắng nghe bao lời thơ chiều tà’ (bài ‘Chiều tà’)…

- Pythagore (500-580, TCN)
Ông là nhà toán học thời Hy Lạp cổ đại, dạy Triết học, Thần học, Đạo đức học và Toán học trong khoảng 30 năm, người đã có công chứng minh và mở rộng phạm vi áp dụng định lý về sự liên hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông (định lý Pythagore) mà nhờ đó nhiều định lý khác trong hình học đã được xây dựng và nhờ đó mà các nhà toán học sau này đã xây dựng được một số bài toán mới có ý nghĩa lịch sử rất lớn...
Một trong những câu nói bất tử của ông về ảo tưởng ‘vĩ đại’ của con người nhỏ bé trước thế giới vô cùng vô tận là ‘đừng thấy cái bóng to của mình trên tường mà tưởng mình là vĩ đại’…
- Tất-đạt-đa (Phật Thích-ca Mâu-ni, 563-483 hay 623-543, TCN)
Người viết sẽ không nói nhiều về phần này...
Ngài nói ‘Ta xem những nơi các vua và các nhà cầm quyền cai trị như là những hạt bụi. Ta xem những kho vàng và châu ngọc như những viên gạch và những viên sỏi. Ta nhìn những chiếc áo lụa tốt đẹp nhất như những mảnh vải rách tả tơi. Ta thấy vô số thế giới của vũ trụ này nhỏ như những hạt trái cây, và chiếc hồ lớn nhất ở Ấn Ðộ như một giọt dầu trên chân ta. Ta biết những giáo lý của thế gian là những ảo thuật của những tên phù thủy. Ta thấy rõ tư tưởng cao siêu của sự giải thoát như là một miếng nhung vàng trong giấc mộng, và thấy thánh đạo của những kẻ thông sáng như những đóa hoa xuất hiện trước mắt một người. Ta xem sự thiền định như là một cột trụ trên núi cao và Niết bàn là một cơn mộng du giữa ban ngày. Ta xem những lời phán quyết về đúng và sai như là sự uốn mình nhảy múa của một con rồng, và sự lên xuống của đức tin là dấu vết của bốn mùa để lại’… 
- Thanh Tùng (1948-nay)
Sinh tại Nha Trang, nhạc sĩ Thanh Tùng có nhiều ca khúc nhạc trẻ phổ biến như ‘Giọt nắng bên thềm’, ‘Thành phố đầy sao’, ‘Lối cũ ta về’, ‘Lời tỏ tình của mùa xuân’, ‘Hoàng hôn màu lá’, ‘Trái tim không ngủ yên’… rất được các bạn yêu ‘karake’ yêu thích...
Mình đặc biệt yêu thích bài ‘Giọt nắng bên thềm’, một hôm vào google để search bài này, mình thấy có một ông già mặc áo dài đen (hình như là Cha) vừa đánh đàn guitar vừa hát bài này, mình rất cảm động, lời nhạc như sau: ‘Bài hát tìm trong khói thuốc từng giờ bình yên. Bài hát tìm trong lá biếc từng chiều hoàng hôn. Còn lại trong tôi, còn lại trong anh. Chỉ là lung linh giọt nắng bên thềm. Trả lại cho tôi, trả lại cho anh. Trả về hư không giọt nắng bên thềm’… 
- Trang Tử (365-290, TCN)
Sinh ở đất Mông (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), sống dưới thời Lương Huệ Vương và Tề Tuyên Vương (!), Trang Tử là một trong những ‘triết gia’ lỗi lạc của mọi thời đại, ông đã để lại cho nhân loại tác phẩm bất tử ‘Nam Hoa kinh’ (bản dịch ‘thoát’ nhất là của Nguyễn Duy Cần)...
Có truyền thuyết rằng ông thích đi giày rơm/cỏ, tiêu dao ở chốn hoang sơ, chắc ông chính là người đã đưa ra khái niệm ‘vô vi’ và ‘vô thường’, và thấy mình chỉ là một ‘con bướm nhỏ’ trong vũ trụ đại ngàn (Trang Chu mộng hồ điệp)…
Trong thời gian 1955-1972, ông Kim Dung đã vận dụng tốt tư tưởng triết học trong ‘Nam Hoa kinh’ và ‘Đạo đức kinh’ (của Lão Tử) vào các tiểu thuyết võ hiệp của mình, ví dụ như câu nói về tính ngẫu nhiên và ‘vô định xứ’ của đời người như: ‘Lai như thủy hề, thệ như phong, bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung!’, tạm dịch ‘Đến như nước chảy, đi như gió, không biết đến từ đâu, không biết cuối cùng đi về đâu!’...
- Trần Nhân Tông (1258-1308)
Cùng thời với Hàn Thuyên, có con gái là Huyền Trân công chúa, vua Trần Nhân Tông đã huy động nhân dân đánh thắng quân Nguyên Mông trong 2 lần xâm lăng Đại Việt (1285 và 1288), vua được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất của Việt Nam…
Ngoài ra, được coi là một trong những triết gia của VN, với đạo hiệu là ‘Trúc Lâm đầu đà’, vua là người sáng lập ra ‘Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử’ và còn được dân chúng gọi là Phật Hoàng... (sẽ có 1 bài riêng).
- Trịnh Công Sơn (1939-2001)

Sinh tại xã Lạc Giao (nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột), ông chưa có vợ và dĩ nhiên là chưa có con (!), là một nhạc sĩ nổi tiếng của nền Tân nhạc Việt Nam, ông đã để lại trên 600 ca khúc, đặc biệt là những ca khúc nói về tình yêu và thân phận con người...
Ông đã trăn trở về ‘hư vô tính’ của đời người như ‘Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà. Dòng sông trước kia tôi về. Bỗng giờ đây đã khô không ngờ. Lòng tôi có khi mơ hồ. Tưởng mình đang là cơn gió. Về chân núi thăm nấm mồ. Giữa đường trưa có tôi bơ phờChợt tôi thấy thiên thu. Là một đường không bến bờ (bài hát ‘Lời thiên thu’) hay ‘Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo’… (còn nữa)


2. Quy luật nghiệt ngã của thượng đế về sự không bất tử
Về đây mà uống cà phê
Về đây anh sẽ đê mê hồn người
Về đây 'em' mặt cười tươi
Về đây em tặng nụ cười ấy cho
Về đây em rủ hát hò
Về đây em rủ qua đò ngắm trăng
Về đây em ngón búp măng
Về đây em bớt giá băng cho chàng
Về đây anh khỏi lang thang
Về đây sưởi ấm đông tàn qua xuân
Về đây tình khúc tuyệt luân...
Hàng ngàn năm nay, nói cho cùng là nhân loại có hai khát vọng cơ bản, đó là tự tôn và bất tử, trong đó khát vọng tự tôn là khát vọng thỏa mãn cái ‘thị dục huyễn ngã’ của mình, sự thỏa mãn hai khát vọng đó của con người cũng là quy luật của muôn đời.
Khi con người thỏa mãn được khát vọng tự tôn thì họ tìm đến cái bất tử, hoặc đồng thời tìm kiếm cả hai. Ví dụ như Võ Tắc Thiên hay Tần Thủy Hoàng, sau khi làm ‘bá chủ thiên hạ’ thì lo đi tìm thuốc ‘trường sinh bất lão’. Không có vị hoàng đế nào là ‘thiên thu vạn tải’ cũng như không có sắc đẹp nào là 'mãi mãi trường xuân', đặc biệt là đàn ông sau khi đạt được tuyệt đỉnh của danh vọng thường bị rơi vào trạng thái ‘cô đơn tuyệt đối’, ví dụ như Thành Cát Tư Hãn hay Nhậm Ngã Hành/Nhạc Bất Quần (trong truyện của Kim Dung)..., đàn bà dù sắc đẹp thiên kiều bá mị đi chăng nữa thì một ngày nào đó sắc đẹp của họ cũng phải phai tàn mà ‘thiên hạ đệ nhất mỹ nhân’ cũng sẽ trở thành một bà lão không còn quyến rũ nam giới nữa, và kết cục hoàng đế hay người đẹp già cỗi này chỉ còn là một bộ xương khô và nằm ngủ chung với loài giun dế:
Được bao giây phút huy hoàng
Cuối cùng cũng nắm tro tàn mà thôi!
Lịch sử đã chứng minh rằng việc làm bá chủ thiên hạ hay việc đi tìm sự trường xuân chỉ là ảo tưởng của loài người, bởi lẽ Tần Thủy Hoàng, Napoléon, Alexander Đại đế (xứ Maxedonia) hay Võ Tắc Thiên cũng như mọi người khác, đều phải trở về với cát bụi. Ngay cả các nhà bác học/triết gia như Democrite, Aristote, Trang Tử/Khổng Tử, Shakespeare/Dostoevsky hay Newton/Einstein… tượng trưng cho trí tuệ siêu việt nhất của loài người nhưng vẫn là ‘vô cùng bé’ mà sự tồn tại vô cùng ngắn ngủi của họ (hay người bình thường) vẫn là một ‘con số không’ đối với vũ trụ vô cùng vô tận này.
Đứng trước thực tại vô cùng phủ phàng và hoàn toàn không cưỡng lại được này, con người mới nêu lên câu hỏi ‘ta là ai’ và ‘ta sẽ đi về đâu’, sự bế tắc trong việc trả lời hai câu trên đã đưa con người đến nỗi ám ảnh về hai chữ ‘hư vô’.
Đấng tạo hóa đâu có giáo điều, ngài chỉ sáng tạo ra con người vô cùng bé thôi, rồi ‘bỗng nhiên’ con người sáng tạo ra tình yêu, vì khi sống chết cho tình yêu, họ thoát khỏi cái tự ti mặc cảm rằng mình là vô cùng bé, và không có cứu cánh nào khác, dù cho yêu có đau khổ đến đâu đi chăng nữa nhưng lại là một loại 'đau khổ tuyệt vời', con người vẫn sẵn sàng ‘thiên thu vạn cổ yêu là khổ, vạn cổ thiên thu khổ cũng yêu’. Vì thế, trước thượng đế, con người đã kiêu hãnh đưa lên trái tim rực cháy tình yêu bất tử của họ - không chỉ là tình yêu nam nữ đơn thuần mà còn bao gồm cả khát vọng sống và khát vọng tự do.
Việc khám phá ra tình yêu của con người sau khi ‘ăn trái cấm’ đã làm thượng đế bất ngờ đến sững sờ trước cái tình yêu kỳ diệu và vĩ đại mà con người đã tạo nên. Thượng đế lại ghen tị bèn phán cho họ tình yêu không bất tử, nhưng loài người lại phản kháng bằng cách có ‘những giây phút bất tử của tình yêu’. Chính bằng cách này, con người đã chiến thắng ‘hư vô’ hay nói cách khác, họ đã chiến thắng cái quy luật nghiệt ngã của thượng đế về sự không bất tử ./. 

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

191. Sao thế em?

(LTS: Các bạn thân mến, mỗi dòng thơ ngẫu hứng dưới đây mình đã tặng cho các bạn sau bài ‘men tình’, xin ghi lại)

Em có nghe
Hãy để cho lòng thỏa ước mơ
Được gặp người ấy, có bao giờ
Ngắm nhìn chim nhạn bay trời vắng
Thử hỏi lòng ai không ngẩn ngơ
Em ơi giờ này em ở đâu
Để tim anh mãi vướng u sầu
Nhớ em thao thức đêm không ngủ
Mơ tiếng đàn em, mộng có nhau.


Khát khao
Nếu một ngày, em vĩnh viễn xa anh!
Bóng hình thơm vẫn ngự mãi trong lòng
Khát khao em và khát khao em mãi
Trong vòng tay ấm áp, một đường cong
Nhả tơ
Ai ngồi trong bóng tịch liêu
Ai thờ, ai thẩn, ai phiêu, ai bồng
Bỗng say em sắc môi hồng
Bỗng say em cuộn, ấm nồng nhả tơ
Say hoài cho đến bao giờ
Sóng em rơi xuống, vỗ bờ mong manh
Nếu mà em đến với anh
Cây xao xác lá sẽ thành xanh tươi
Lá non sẽ lại nhú chồi
Nụ hoa sẽ lại bồi hồi đón sương

Ngờ đâu
Em cứ đứng âu sầu nghe sóng biển
Gió lạnh về gợi nhớ chuyện đôi ta
Chuyện mình sao lại xót xa
Chuyện mình sao lại chỉ là đớn đau
Em cứ tưởng gần anh thêm chút nữa
Để lòng được sưởi ấm lửa tình anh
Ngờ đâu tình lại mong manh
Ngờ đâu tình lại chòng chành trong em
Nhớ ai
Phố lên đèn, ‘tím’ vẫn lang thang
Cột điện dưới mưa, nhạt ánh vàng
Hờn liếc lên trời, đen thăm thẳm
Tủi nhìn xuống chân, trắng mịt mùng
Nhớ ai chiều rơi, con phố buồn
Nhớ ai tối lạnh, tiếng đàn run
Nhớ ai khuya rụng, căn phòng vắng
Nhớ ai sáng sầu, sương mai buông

Sao thế em?
Đã hết rồi mùa xuân
Hè đã vươn ngoài ngõ
Nắng đã vào trong sân
Sao em còn thấy lạnh?
Hãy để cho nuối tiếc
Theo ngày tháng qua mau
Tình là khúc ly biệt
Sao em mãi âu sầu?
Sao vậy anh?
Lam về phủ bóng chiều vương
Khách du thờ thẩn biết phương nào về
Bên hồ viết khúc tái tê
Tháng năm, đời vẫn đê mê nhạc chiều
Ai đàn lên tiếng cô liêu
Ai làm nên cảnh sơ tiêu hỡi người
Sao anh đành nỡ hững hờ
Để em một bóng, để thơ bồng bềnh
Sao mưa lại đến vô tình
Sao mưa lại khiến một mình sầu tơ
Sóng buồn sóng vỗ vu vơ
Mây buồn mây nổi vật vờ không trung
Gió buồn gió thổi mông lung
Em buồn em khóc rung rung vai gầy

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

190. "Không gian một chiều"

'Sóng buồn sóng vỗ vu vơ
Mây buồn mây nổi vật vờ không trung
Gió buồn gió thổi mông lung
Em buồn em khóc rung rung vai gầy'
(LTS: Người ta có nói ‘tiên trách kỷ, hậu trách nhân’, mình viết bài này chủ yếu là để tự cảnh tỉnh mình là chính, rất vui nếu may mắn nó đem lại cho các bạn chút thú vị.)

1. Xưa nay, người ta thường nói ‘lấy nhu thắng cương, lấy nhược thắng cường, lấy vô chiêu thắng hữu chiêu, lấy tịnh chế động, lấy bất biến ứng vạn biến’.
Người Tàu có câu ‘thuận thủy thôi chu (= lợi dụng dòng nước đẩy thuyền đi), ý nói nếu ta biết quan sát và tận dụng thế giới tự nhiên thì có thể làm được việc, hay làm việc có hiệu quả hơn nhiều lần. Trong các truyện võ hiệp, để diễn tả ý ‘lấy nhu thắng cương’, họ còn có các câu ‘bốn lạng chống nghìn cân’, được diễn đạt qua các môn võ công như ‘Càn khôn đại na di’ của Trương Vô Kỵ (truyện Ỷ thiên đồ long ký - Kim Dung) hay ‘Đẩu chuyển tinh dời’ của Mộ Dung Cô Tô (truyện Thiên long bát bộ - Kim Dung) hay ‘Di hoa tiếp mộc’ của Di Hoa cung chủ (truyện Song hùng kỳ hiệp - Cổ Long) hay ‘Thái cực quyền’ của Trương Tam Phong (truyện Ỷ thiên đồ long ký - Kim Dung)…
2. Mình không có tham vọng làm ‘lớn’ chuyện, chi ngẫu hứng giải thích các câu trên thông qua các ví dụ nôm na và có thật ở đời thường, rồi khái quát hóa chúng thành ‘lý sự’ để cho các bạn đọc thư giãn một tí.
- Một người nấu nước pha trà cho đến khi ra trà uống được thì mất 30 phút, người ấy ăn cơm hết 30 phút, giả sử người ấy ăn cơm xong rồi mới đứng dậy pha trà thì người ấy mất 30 phút. Nếu trước khi ăn, người ấy pha trà trước, ăn xong đứng dậy là có trà uống ngay, khỏi phải mất phút nào, nói nôm na là có hiệu quả gấp nhiều lần.
- Một người có chùm chìa khóa xe (hay cái điện thoại di động), về đến nhà, lúc thì vứt chìa khóa ở trên bàn trà, lúc thì bỏ trong túi quần, lúc thì bỏ trong túi xách tay, lúc thì bỏ dưới bếp, lúc thì bỏ trong phòng tắm, lúc thì bỏ trên giường, lúc thì bỏ trên lầu…, đến khi cần chìa khóa thì kêu réo ‘ba ơ’, ‘mẹ ơi’, ‘cu ơi’… ầm ỉ cả nhà, mất hết trên 5-15 phút (thậm chí mất chìa khóa luôn), tại sao ta không treo chìa khóa vào một chỗ cố định và khi cần thì có thể lấy nó trong vòng một nốt nhạc, giả sử hết một phút, làm như vậy thì hiệu quả gấp trên 5 lần.
- Có người vừa chạy xe máy vừa nghe điện thoại (hay vừa nói chuyện với người ngồi sau lưng), lỡ bị tai nạn giao thông thì tốn vài triệu đồng và có thể tốn thời gian cả tháng để chữa bệnh (chưa nói đến chuyện mất mạng), người ta thường nói ‘nhanh một phút, chậm cả đời’ => lợi một phút thì hại gấp vô số lần, người ấy muốn tranh thủ nghe điện thoại 5 phút để rồi tốn 1 tháng chữa bệnh, thử lấy một tháng chia cho 5 phút thì hậu quả đó là 8460 lần (các bạn tính thử xem), nếu người ấy làm ngược lại thì hiệu quả vô hình gấp 8460 lần!
- Có người lúc thức ăn còn nóng, vội ăn nên phỏng cả mồm (pha cà phê phin thì cần phải có thời gian), đừng ‘ăn non’, đừng nóng vội, hiệu quả kém!
- Có người đi chợ, không ghi các thứ cần mua vào một tờ giấy, không quy hoạch ghé chỗ nào trước, chỗ nào sau, hứng chỗ nào thì ghé chỗ đó, gặp ai cũng ‘tám’, mất cả 2 tiếng đồng hồ, về đến nhà thì sực nhớ còn thiếu 1 món (hay nhiều món), lại quay ra chợ lần thứ 2, tốn thời gian gấp 2 đến 4 lần, nếu người ấy làm ngược lại thì hiệu quả gấp 2 đến 4 lần.
- Nếu ta mua thức ăn về nhà nấu thì hiệu quả hơn là mua đồ ăn nấu sẵn ở các nhà hàng VIP; nếu ta chạy xe ‘số’ thì ít tốn xăng hơn xe tay ga...
- Nếu ta yêu lầm người lợi dụng mình thì ‘có tiền cho gái biết đòi được không’ (hay ngược lại là ‘nuôi trai’), hiệu quả ngược là từ khổ cho tới lỗ!
- Có người bán cà phê mà ngồi ở cuối nhà, mắt dán vào cái ti vi, mở nhạc thật to, khách vào gọi 3-4 lần khản cả cổ, rồi người ấy mới ‘ra’ hỏi uống cái gì, rồi ‘vào’ pha cà phê, rồi bưng cà phê ‘ra’, rồi quay ‘vào’, tí nữa lại ‘ra’ lấy tiền, rồi ‘vào’ nhà lấy tiền thối, rồi ‘ra’ thối tiền, tổng cộng ít nhất có 7 lần đi lại!, nếu người ấy đặt cái bàn pha cà phê ở gần chỗ khách ngồi thì có thể tiết kiệm được 2-3 lần đi lại, tức là hiệu quả gấp 2-3 lần.
- Có người thình lình ghé nhà bạn chơi, không có alô trước, vì bạn không có chuẩn bị nên bị ép buộc phải nghe người ấy nói chuyện (chưa nói nói là bạn cảm thấy khó chịu), nên kết quả cuộc nói chuyện chỉ dưới 5 điểm, nếu người ấy làm ngược lại (gọi điện thoại trước, hẹn giờ, chuẩn bị ý tưởng/tư liệu cho cuộc nói chuyện…) thì hiệu quá gấp ít nhất là 2 lần.
- Có người rửa chén hết 30 phút, nếu người ấy có cách, thì thực ra có thể rửa chén trong 15 phút (bạn tự nghĩ thử xem), hiệu quả gấp 2 lần.
- Có người nấu ăn hết một giờ, nếu người ấy có cách, thì thực ra có thể nấu ăn trong 30 phút (bạn tự nghĩ thử xem), hiệu quả gấp 2 lần.
- Có người mới nghe người ta kể chuyện câu đầu tiên thì đã có ý kiến, rồi nói xa trọng tâm (người ta nói là nói chuyện ngoài ‘chính sử’), cứ người ta nói được một tí lại có ý kiến, rồi lại có ý kiến, rồi lại có ý kiến…, không bao giờ chịu ngồi yên lắng nghe thử bạn mình ý nói cái gì, thành ra đáng lẽ câu chuyện có thể kể trong vòng 10 phút thì lại bị mất cả tiếng đồng hồ, có khi vì bị người ấy đánh lạc mất trọng tâm mà người kể quên kể tiếp câu chuyện đó, thậm chí cả đời người đó chả biết câu chuyện đó là như thế nào => hiệu quả từ rất thấp đến bằng không.
- Có người đi xe máy qua một chỗ khuất tầm nhìn (ngã ba hay ngã tư), cứ phóng nhanh, để tông nhau, nếu người đó biết giảm tốc, quan sát, bấm còi, thì so với việc không tông nhau, hiệu quả gấp bao nhiêu lần?
- Có người đi xe máy qua đường (hay rẻ phải/trái) mà mắt cứ nhìn thẳng, không quan sát 4 phía (trước, sau, trên, dưới), cứ thế mà qua, phóng nhanh, để tông nhau, nếu người đó làm ngược lại thì so với việc không tông nhau, hiệu quả gấp bao nhiêu lần?
- Có người đậu xe máy, cứ dừng chỗ nào là đá chân chống xuống, đậu xe ngay chỗ ấy, không nhìn trước nhìn sau xem thử đậu xe ở chỗ đó có làm vướng ai không, có một cậu bé nói ‘bởi vậy ổng mới làm nghề xe ôm!’.
- Có người muốn lấy một vật gì đó, cứ nhìn thẳng phía trước mà đi tới, không nhìn dưới chân, không nhìn trên đầu, nên đá bể một cái gì ở dưới đất (cái ly, chai bia, chén bát đựng thức ăn, con dao…) hay đụng đầu vào một cái gì đó mà chảy máu đầu, người ấy có ‘không gian một chiều’, nếu người chịu khó quan sát thì hiệu quả gấp bao nhiêu lần?
- Có người phải tốn một tuần hay nửa tháng mới viết được một entry, vì người ấy: 1. không chọn lúc cảm hứng nhất để viết, 2. thiếu tư liệu để viết (ví dụ không biết sử dụng tư liệu từ google hay từ bạn bè một cách tốt nhất), 3. không chuẩn bị trước ý tưởng để viết…, hoặc một trong các trường hợp trên.
- Haiz... đời là như vậy!, thấy một vụ tai nạn giao thông, không chỉ 2 bên va chạm giao thông dừng lại cãi nhau, đánh nhau, mà còn bao nhiêu người qua lại dừng lại xem nên tắt đường, ngẫm trong cuộc sống bao nhiêu chuyện như vậy nhỉ! (bạn Quỳnh Trang). Bạn ấy đã đưa ra một ví dụ rất phù hợp, cái tính đó được gọi nôm na là tính ‘văn hóa ao làng’ hay ‘văn hóa thái ấp’, khái quát hơn là tính ‘duy ngã’, tức là không tự cải thiện bản thân mình mà thích dòm ngó bình phẩm chuyện của người.
- Có một gia đình nọ ở miền miền Trung, có 2000m2 đất trong thành phố với 2 mặt tiền dài đến 80m. Cách đây khoảng 30 năm trước, họ đã nghĩ đến làm ăn kinh doanh nên đã bán vội lô đất đó và đầu tư vào nào là trồng lúa, bắp, đậu phụng, đậu xanh, bí bầu, mía, nào là bán cà phê, mì quảng, bún bò giò heo, … Làm ăn mãi 30 năm, họ còn lại 3m đất trong một xó xỉnh nào đó và sống cuộc đời nghèo khổ với thu nhập có thể nói là bằng không. Hãy ngước mặt lên hỏi thượng đế, nếu họ nằm ngủ 30 năm thì bây giờ họ giàu gần bằng thượng đế rồi đó. Họ không có tầm nhìn, chưa chắc lỗi do họ, mà do xã hội đấy, làm gì mà giá đất cao khủng khiếp đến thế kia, họ đã ‘đi đâu lang thang cho đời mỏi mệt’, họ đã không hiểu tinh túy của câu chuyện ‘ngàn lẻ một đêm’ và họ đã vô tình tự bỏ tù mình! (từ entry ‘chuyện đời thường nhưng phổ biến’)…
3. Có người gọi các trường hợp trên là ‘không gian một chiều’, nghĩa là chỉ biết nhìn cái gì trước mắt. Ông trời đã cho ta cặp mắt để nhìn 4 phía (trước, sau, trên, dưới), tại sao ta chỉ nhìn có phía trước, rồi khi bị thất bại lại đổ lỗi cho ông trời? Còn ‘không gian 2 chiều, theo người ta nói, là không gian của một ‘con kiến’, con kiến chỉ biết chiều ngang và chiều dọc chứ không biết chiều cao, nên nó không bao giờ nhảy thẳng từ trên mặt bàn xuống đất, mà phải tìm mọi cách bò vòng vòng cho đến khi xuống được mặt đất mà thôi’ (từ entry ‘những thái cực).
Người VN ta có câu ‘làm ăn không tính, ở lính suốt đời’ là hàm chưa ý này, qua các ví dụ ở trên, nếu ta làm việc có phương pháp, thì hiệu quả gấp từ 2 lần trở lên. Có người nghe đến đây giẩy nẩy lên, nói ‘có nhiều người cứ làm ào ào mà giàu quá trời, làm lớn quá trời’. Đúng là có, nhưng đó chỉ là trường hợp đặc biệt, vì nếu ai cũng làm việc không có phương pháp mà thành công thì mấy cuốn sách nói về quản lý kinh tế sẽ khỏi cần xuất bản nữa, mấy trường đại học kinh tế sẽ đóng cửa hết, và nước Mỹ hay nước Nhật…  cũng sẽ khỏi cần nhắc đến.
Ở đây không có ý so sánh giữa người có nhiều tiền và người có ít tiền, mà so sánh ông X với chính ông X, làm thế nào để cải thiện chính ông X, ví dụ ổng làm một ngày 8g mới xong việc, nếu ổng làm việc có phương pháp, thì ổng chỉ làm trong 4g là xong (bạn thử kiểm tra mà xem), hay ổng đi đường, nếu ổng biết chọn lộ trình hợp lý nhất thì thay vì 2 tiếng, ổng chỉ mất có một tiếng đồng hồ thôi…, có phải là ổng đã tiết kiệm được một nửa thời gian, mở rộng ra, giả sử ổng có thể làm ra 100 triệu thì nếu ổng có phương pháp làm việc tốt, ổng sẽ làm ra hơn 200 triệu!
Có lần mình nói ‘người mà lúc nào cũng cãi nhau’ thì suốt đời chả làm được sự nghiệp gì cả’, vì người đó đã dùng hết năng lượng thần kinh để cãi nhau, còn năng lượng đâu nữa mà sáng tạo ra cái mới! Các bạn à, mình suy nghĩ 15’, khó tìm một ví dụ tổng thể nhất về ‘cãi nhau’ => chậm cả cuộc đời. Thôi tạm lấy một ví dụ, trong số các blogger, cứ 10 người thì có 1 người không thích bạn, tại sao ta chỉ tập trung vào người đó, vả lại cái ta cần quan tâm là ‘làm sao mình viết tốt hơn’ chứ không quan tâm đến việc cãi nhau với một blogger nào đó, mình nói vậy có đúng không ạ! Cái quan điểm này là duy lý = làm sao để cải thiện bản thân mình, khác với duy ngã = làm sao để đề cao cái tôi của mình. Nói tóm lại, người ta thường ‘ít’ suy ngẫm lại về chính mình mà ‘nhiều’ dòm ngó về kẻ khác, đó là khuyết tật ‘duy ngã’.
Trong toán học hay trong khoa học về tổ chức, quản lý…, người ta có dạy lý thuyết ‘Vận trù học’ hay cách đề ra ‘phương án tối ưu’ để xử lý công việc một cách hiệu quả nhất, chuyện này dài dòng lắm... Ví dụ nôm na là không có người nào cho đáp số của một bài toán là 150/300, mà cho kết quả tối giản là ½, tiếc thay có một số người, do quán tính nên thường vô tình chọn một phương án phức tạp nhất và kém hiệu quả nhất!
Ông trời đã cho chúng ta một không gian 3 chiều là chiều dài, chiều rộng và chiều cao, kể cả chiều thời gian nữa là 4 chiều, thậm chí ngài còn cho chúng ta trí tuệ để quan sát, phân tích và tổng hộp sự kiện bằng ‘cặp mắt’ đa chiều hay ‘n’ chiều, thế sao mà ta chỉ sử dụng có 1 chiều! 
Hoạt động của một cá nhân hay tập thể có 3 xu thế: 1. theo kế hoạch (plan) 2. theo tiến trình (process) 3. linh động (flexibility), trong đó ‘gặp cái gì xử cái đó’ gọi là theo tiến trình, nó thường làm cho người ta sáng tạo hơn, nhưng đồng thời cũng là ‘công cụ để bào chữa’ cho những kẻ lề mề làm hỏng đại sự. Mình có 3 người bạn thân, họ đều tốt nghiệp đại học và trên đại học, cách đây khoảng 30 năm, họ bắt đầu bằng con số 0, bây giờ họ đang… ở ‘vạch xuất phát’, không có tiền xài (sr), mình rất thông cảm, nhưng khuyên hoài cũng không được. Nói nôm na, ‘vô chiêu thắng hữu chiêu’ là ‘biết tìm ra cách làm việc có hiệu quả nhất mà tốn công sức ít nhất', ví dụ dùng phương pháp ‘đòn bẩy’ với một lực nhỏ mà có thể ‘bẩy’ được một vật rất nặng, ngược lại, nếu làm việc kiểu ‘du kích’ thì sẽ loay hoay suốt đời. Khái quát ra cho khắp đời người cũng vậy, nếu người nào đó, không loại trừ ta, tư duy theo kiểu ‘không gian một chiều’ thì có thể một ngày nào đó, y sẽ 'băn khoăn dưới bóng chiều tà, vì sao số phận mờ xa ngút ngàn' như cô gái ở trên, các bạn thấy bức hình đẹp không, hì..hì...

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

189. Không ngờ bạn ấy có các entry này


(LTS: Bạn ấy có ‘hồ sơ ẩn’. Thực ra mình chưa khẳng định được bạn ấy là ai, nam hay nữ, các bạn hãy tham khảo ‘ý tưởng’ xuất sắc của bạn ấy hơn là việc bạn ấy ‘đồng cảm’ với mình (hay với Tài nữ vn), các ý tưởng này được sắp theo thứ tự A, B, C… và do mình đặt tên.)

Hạnh phúc
* Cha mẹ ta cũng là vợ chồng mà sinh ra ta, và đời nay nối tiếp đời sau trao nhau mầm sống diệu kỳ và là diệu kỳ nhất trong tất cả diệu kỳ dưới bầu trời này! Sự thiêng liêng cao quý và mạnh mẽ như sóng trào dâng, vượt qua các xáo trộn thiên hình vạn trạng từ biển sâu mênh mông để nuôi dưỡng các mầm sống tươi xanh của đất trời! Vợ hay chồng đều hạnh phúc khi bên nhau họ càng thêm yêu đời nhu chim hót trong vườn hạnh trần gian!... và nếu chẳng may chưa được điều đó thì cố gắng tìm cội nguồn tình yêu trong cuộc đời, tình yêu làm trái tim ta nhẹ nhàng êm dịu, chan hòa hay vỡ òa hạnh phúc cho phép hóa thân trong niềm sung sướng vô biên của chính mình, mà tận đáy lòng ta biết ơn đời vô hạn thì tuyệt vời biết bao trong niềm hạnh phúc thiên thu viên mãn và cũng là bất tử... (Comt cho bài ‘vợ chồng)
* ‘Hạnh phúc là gì mà bao lần ta lúng túng...’, có thi nhân đã thốt lên như vậy, và mỗi chúng ta cũng không ít lần lúng túng, nhưng có lẽ Lá Bàng anh có nhiều hạnh phúc trong đó hẳn lả niềm sướng vui ngộ được nhiều ý vị thâm sâu có lúc trác tuyệt trong các cung bậc giao lưu phong phú cuộc đời, đó cũng là những tiếng đàn ngân rung làm thính giác chúng ta xúc động ngọt ngào bất giác đưa ta vào cõi miên man hạnh phúc dạt dào, đó là cảm giác thật chứ không ảo chút nào... Xin những dòng tâm tình này khi anh đọc nhỏ dần, nhỏ dần và nhỏ dần sẽ giúp thêm đưa anh vào giấc ngủ thật, ngủ thật anh a, giấc ngủ bềnh bồng êm dịu để từng tế bào anh hấp thụ hơi ấm của đất trời trở nên căng mọng ra tràn trề hạnh phúc, tiếp thêm nhựa sống và năng lượng cho ngày mai với những quen thuộc và những bất ngờ kỳ diệu như con người uống giọt sữa sương mai... (Comt cho bài ‘Chùm thơ yêu 2’)

Hãy để cho lòng thỏa ước mơ
Hãy để cho lòng thỏa ước mơ
cho ngày nhè nhẹ, nắng nên thơ
cho đời vui thắm, chim ca hót
cho phố xôn xao đón em về!...
Hãy để cho lòng thỏa ước mơ
cho mùa xuân đến bấy mong chờ,
cho ai thầm thì lời tha thiết
cho trái tim yêu... cứ rộn ràng...
Hãy để cho lòng thỏa ước mơ
cho niềm vui đến tự bao giờ!
cho tay ấm quyện bao trìu mến
cho thắm đôi môi, đẹp nụ cười... .
Trân trong tặng anh Lá Bàng bài thơ: 'Hãy để cho lòng thỏa ước mơ!' được viết thành bài hát rồi và đã hát... Có lẽ trong chúng ta có ai mà không ngân lên khúc Tự hát của lòng mình dù chỉ một lần, và mong sao dù chỉ một lần ước mơ ấy trở thành sự thật thì hạnh phúc biết bao nhiêu!! (Comt trong chùm thơ ‘men tình’)

Kim Dung
Đọc các phần anh viết có liên quan đến Kim Dung, Thanh cảm nhận thật bồi hồi..., Kim Dung tài ba đã khắc họa ở cạnh một thế giới thực trong một phạm vi không gian và giai đoạn lịch sử của một phần nhân loại, một thế giới sinh động giống thực với ân oán tình tài cùng các triết lý thâm sâu... và sự phản chiếu của con người, cả các biên cực trang thái tinh thần cũng như các kích chiều sâu thẳm của tâm hồn cùng các khát vọng thiết tha..., trong đó vị trí rất trang trọng cho Tình yêu! Rất ngưỡng mộ Lá Bàng anh đã từ chỗ hiểu được sâu sắc Kim Dung, các tác phẩm của ông, đã tinh tường tuyệt vời tìm ra những kỳ diệu SAU KIM DUNG!

Những thiên tình sử
Ôi những thiên tình sử thật làm say đắm và xúc động lòng người!... Dù là cuộc sống thực hay là trong mộng, khắp trên địa cầu ai mà không hơn một lần rung động trong thế giới tình trường với bao sắc màu của tao ngộ, trùng phùng, hạnh phúc, hay ly biệt, cay đắng, khổ đau, thậm chí có khi là niềm hy vọng mong manh hoặc chỉ còn trong tâm tưởng...!! Ấy vậy mà kỳ lạ thay tình yêu vẫn sống, một màu xanh tình yêu vẫn tươi nguyên khi con tim còn nóng hổi mà những nhịp đập hãy còn nồng nàn tha thiết lửa yêu thương, chúng ta hãy cùng lắng nghe khúc đàn muôn điệu ấy... (Comt cho bài 'những thiên tình sử của VN')

Nỗi đau
Trong bộ phim "Khúc quân hành lặng lẽ", một sĩ quan người Việt là khéo uyển chuyển trong hoàn cảnh khó khăn mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Trong một bộ phim khác, một người Trung Quốc nói rằng: ‘Nước Nhật chỉ là một đảo quốc nhỏ bé mà thôi!’. Một người Nhật trả lời: ‘Vậy chứ lòng người rộng là bao mà như biển cả?!’. Phải chăng Lá bàng vừa uyển chuyển lại vừa từ cái tinh túy nhất của lòng người là tình yêu mà các dòng văn thơ tuôn chảy hoài không dứt hay anh cũng đang canh cánh niềm đau riêng chưa tỏ được thành lời?! Và cũng là quy luật nỗi đau càng cao càng thấm thì văn càng hay càng day dứt bởi anh không phải tự đốt mình để viết vì trong anh hình như đã có tự lâu rồi ? Và có phải...
"Khi nắng đã nghiêng về biển nhớ
Thì lòng ta mở cánh sương chiều
Em ơi! Dẫu sóng trùng khơi dậy
Vẫn dựng hồn xuân giữa tịch liêu"
( Song Nguyên )
Có lẽ và hằng mong anh luôn giữ hồn xuân tha thiết dù đôi khi da diết cho mỗi ngày để hồn yêu tình yêu mãi sống giữa vũ trụ đại ngàn!!

Tiêu Phong
 
Tiêu Phong ơi! "Tính cách cao cả và tình yêu con người của chàng hầu như bao gồm hết tinh túy của những cao cả và tình yêu mà nhân loại có thể có được. Không tồn tại sự phân biệt chủng tộc hay chúng sinh trong tâm hồn của chàng. Sự kết thúc của chàng để đạt được khát vọng của tự do đến nay vẫn chưa có bút nào có thể tả xiết". Tiêu Phong ơi! Có phải tiếng thét thống thiết của chàng giữa quần hùng Trung nguyên và muôn vạn quân binh Liêu - Tống là tiếng kêu vang vọng từ ngàn năm của số phận con người tìm về hạnh phúc?, và như là câu trả lời cho giới hạn nhất định rằng chẳng thể có hạnh phúc nào viên mãn trên chốn trần gian? và có chăng như Lê Tuấn trong ‘Hòa bình trên đỉnh văn minh’:
"...Nghìn năm xưa, đã trôi qua trong đấu trường kia đẫm máu
Còn hôm nay - cuộc sống đương đại muôn màu
Nhưng màu nào sẽ trong như hồn hoa tuyết phủ... "
.
Và có chăng cứu cánh: Tình yêu!... (Comt trong 'tình yêu và Kim Dung - Phần 4')

Tiểu Siêu
Có người nói: Sống bằng hy vọng. Phải chăng Tiểu Siêu vẫn luôn giữ tình yêu của mình trong niềm hy vọng khôn nguôi...? Và phải chăng trong chúng ta vẫn có người nuôi những hoài mong giống nàng ?! Và có khi...
" ...Chạm cánh phù dung sắc đỏ
Chợt thấy lòng thổn thức... yêu"
  ( Vào Thu - Lê Nguyên Long )

Còn bao cô gái chưa được yêu
Khi mãi lo toan những sớm chiều,
Những cánh máy may quay chằng ngớt
Cho đến bao giờ... cập bến yêu?
...Và hình như Tiểu Siêu vẫn còn hạnh phúc khi kịp thổ lộ tình yêu của mình dù con tim tan nát trong biển nước mắt của nàng! Về đi em Tiểu Siêu, dẫu là cánh buồm quá nhỏ bé giữa mênh mông đại dương, nhưng vẫn ấm áp bởi tình yêu hết mình và người nàng yêu cũng khá chân tình... (Comt trong 'tình yêu của Tiểu Siêu')

Tình yêu
* Có người nói: “Người nào dám chết cho tình yêu, thì người ấy có tình yêu bất tử”... Hàng ngàn năm qua tình yêu vẫn ẩn giấu bao điều kỳ diệu! Loài người đã, đang, và sẽ còn ngỡ ngàng rung động mãi với tình yêu... Sẽ còn nhiều dòng văn hay, nhiều lời thơ say đắm ca ngợi tình yêu và cả những câu bất hủ... Bạn ơi, có lẽ đây là bến bờ cho các cuộc trao đổi nhiều ý vị và luôn mới lạ thậm chí diệu kỳ! Nhưng trước nhất xin cho phép đọc ngược lại câu trên: "Người nào có tình yêu bất tử thì xứng đáng để phấn đấu và hy sinh vì tình yêu đó!”. Ở đây không dùng từ "chết" bởi vì còn cha mẹ cùng các người thân khác và tổ quốc thân yêu của chúng ta! Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết nhất, phù hợp nhất và chân chính nhất khi tình yêu là lẽ sống thì chúng ta quyết tiến lên bảo vệ tình yêu dù trên con đường tiến lên đó chúng ta phải bước qua cái chết của chính mình!... Và bạn ơi nhìn kìa...
" ...Từ buổi yêu nhau hoa nở mãi
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi...”
(Bình về câu nói của Tài nữ vn)
* Có người nói: Khi thật sự có tình yêu, con người không còn sợ bất cứ điều gì, kể cả cái chết! Bởi vì họ đã trở thành bất tử. (Comt cho bài ‘Câu chuyện về một buổi sáng kỳ lạ”)
* Có lẽ là anh đang yêu và tình yêu của anh đang lai láng chảy..., anh yêu lá bàng mà cũng như yêu bao nhiêu mầm sống đang sinh sôi và cũng yêu bấy nhiêu chồi tình đang nảy nở, và hình như anh cũng đang thiếu vắng tình yêu... Lạ quá yêu càng nhiều thì càng khát yêu! Phải chăng tạo hóa an bày nơi anh để chứng tỏ tình yêu thêm phần kỳ lạ?! Có lẽ kỳ lạ đã có thật nơi anh và tuôn trào ra trong buổi sáng hôm nay! Hãy yêu đi anh, khi Thần tình yêu còn vẫy gọi và đó cũng là một trong những điều kỳ diệu trên thế gian! Chúc gì cho anh đây, mong gì cho anh đây khi dòng tình anh đang xối xả chảy mà chẳng biết chảy về đâu? Có chăng hãy nói thật là anh yêu ai đi cho dù thế nào đi chăng nữa, hãy nói với Tiểu Long Nữ nào đó đi cho dù sau đó có đau khổ thì cũng được như Tiểu Siêu mà anh hằng gởi gấm, nói đi anh! "Ban mai thế nào cũng đen, bóng tối rồi sẽ tan đi và tiếng em như dòng suối vàng rực rỡ trào tuôn..." (Tagore), vì anh cũng xứng đáng được Đại thi hào Ấn Độ Tagore gởi gấm... (Comt cho bài ‘Câu chuyện về một buổi sáng kỳ lạ”)

Tính cách người Quảng Nam
 
Giải thưởng Phan Châu Trinh vừa trao cho ông Nguyễn Sự ở thành phố Hội An lại có sự trùng hợp NXB Trẻ tái bản tập sách biên khảo Người Quảng Nam của Lê Minh Quốc. Tính cách người Quảng Nam có ưa cãi và có phần nặng về lý so với tình, họ thường muốn rạch ròi mọi chuyện còn mối quan hệ xã hội thì "ấy vậy mà không phải vậy", nên có khi tính cách ấy gây trở ngại trong công việc và ảnh hưởng quan hệ ... Dù rằng theo Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc sử quán triều Nguyễn có nhận xét về đặc tính của người Quảng Nam viết ra từ thời vua Tự Đức, nay đã hơn 200 năm qua chắc có đổi thay: "... sốt sắng việc công; học trò chăm chỉ; siêng năng đèn sách; nhà nông chăm đồng ruộng; người quân tử chỉ lo phận sự của mình, chứ không thích cầu cạnh kẻ trên", trong đó có thể hiểu là người Quảng Nam không phải là an phận mà là không chịu, không thích lòn cúi để lấy lòng cấp trên... Và như có một ít kỳ lạ khi nghe anh Lá Bàng kể về câu chuyện con kiến thành công này và các con kiến có thể đã tự nhận ra và thay đổi để chúng đoàn kết nhau hơn... và phát triển. Cũng thật kỳ diệu dòng nhà kiến khá nhỏ bé lại có quan hệ tổ chức có thể coi là khá thành công, từ kiến thợ cho đến kiến lính, rồi cuối cùng kiến chúa đã có sự hoạt động kỷ luật, đoàn kết, hiệu quả xây tổ, tích lũy thức ăn mà vẫn rất nhịp nhàng, khi gặp nhau còn chào nhau nữa! Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi hội nhập kinh tế đã có công ty hoạt động trong lãnh vực hóa chất lấy tên là Kiến vương và theo lời một giám đốc chi nhánh miền Trung là họ rất tự hào và đang thành công phát triển... Câu chuyện anh Lá Bàng kể vốn đã sâu sắc trong cuôc sống và càng thêm sâu sắc nhất là khi cuộc sống đang trên đà công nghiệp, nhịp độ nhanh và hối hả thì có lẽ cần tập trung ý chí và năng lượng vào mục tiêu, sự thư giãn cũng để tiếp thêm năng lượng và cảm thụ cuộc đời (và thành công mục tiêu cũng không nằm ngoài sự cảm thụ nâng tầm hạnh phúc ấy), bớt các căng thẳng thậm chí cãi nhau khi không quá cần thiết thì con đường thành công chắc sẽ quang rạng hơn, cả khi rửa tay gác kiếm cũng thanh thản nhẹ nhành hơn và khoan khoái cuộc đời. Tôi yêu ‘đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm, rượu hồng đào chưa nhấm đà say’ và với lòng mong mỏi thiết tha những cơn mưa nhuần sẽ lảm miền đất tài hoa ấy ngày càng uyển chuyển hơn, khéo đẹp hơn, rượu hồng đào ngày càng thắm quyện hơn, nồng nàn hơn,... tiến gần hơn với thành công mỹ mãn hơn, ánh mắt rạng ngời hạnh phúc hơn hay thêm phần mãn nguyện hơn trong khúc nhạc cuộc đời du dương bất tận miên man và mãi mãi...
Xin cảm ơn anh Lá Bàng rất nhiều. Anh Lá Bàng à, các bài viết của anh tặng cho người đọc những viên ngọc lấp lánh làm rung động sâu sắc tận tâm hốn càng cảm nhận cuộc sống phong phú muôn màu và kỳ diệu làm sao! Cải thiện bản thân sẽ như người bạn đi bên, nhẹ nhàng nhắc nhở để bản thân khi tha hóa mỗi ngày chợt kịp thời tỉnh thức và đưa con thuyền ta vượt qua các thác ghềnh trong cuôc sống trùng trùng duyên khởi mà thong dong hành hưởng cuộc đời... Còn Quảng nam là miền đất tài hoa rất yêu quý mà tính cách được coi đặc trưng nhất Việt nam "ưa cãi" được nhiều và nhiều người đời thừa nhận, gần đây lại đươc thông tin thời sự quan tâm lại trùng với thời điểm Nhà Gom Lá Bàng nêu trong bài viết mới ở Blog... nên ngẫu nhiên cũng thật hay! Riêng Thanh sẽ luôn nhớ câu chuyện này (Comt cho bài ‘chuyện ngụ ngôn về con kiến thành công’)

Tình khúc tuyệt luân
...'Về đây tình khúc tuyệt luân'... Ôi mơ ước con người mới kỳ diệu làm sao! Hóa công chắc cũng ngỡ ngàng rằng đời người chưa quá trăm năm sao lại có niềm mơ ước quá cao xa đến vậy, mơ ước cả vào cõi thiên đường tận chốn tuyệt luân! Phải chăng về với em! về với nhau trên con đường rạo rực tình yêu có nắng vàng tươi rực rỡ, có gió ru từng đợt ân tình, có bướm có hoa ... có men say tình ái thì dù cho ngắn ngủi như cơn gió qua mau hay ngút ngàn như rừng bao năm tuổi thì niềm xuyến xao diễm tuyệt lay động tận bờ tim vẫn còn để lại hương vị ngọt ngào đến tận thiên thu... Về với em! Về đây tình khúc tuyệt luân ... (comt cho entry 'Chùm thơ yêu -1).

(Nguồn: Nicklog ‘Thanh’, đường dẫn:
http://blog.yahoo.com/_OCDXK5VH3RHUWG7IQUB2XVAOYY/articles/158153)

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

188. Men tình


(LTS: Các bạn thân mến, việc dọn qua nhà mới đã tạm ổn, mỗi dòng thơ ngẫu hứng dưới đây mình đã tặng cho các bạn trong dịp này, xin ghi lại)
 
Em hãy đến
Anh viết bài thơ để tặng em
Tối nay gió rạo rực bên thềm
Bóng đèn sáng chói mờ đôi mắt
Chợt thấy lòng ai sao vắng tênh

Trưa em đi có nắng vàng rực rỡ
Buổi chiều tà anh hớn hở đón em
Nắm tay em như tấm lụa nhung mềm
Tình đẹp thế em ơi em hãy đến

Lao xao
Là bàng lao, lá bàng xao
Lao đi xao lại cũng vào mong manh
Lao xao cùng với ánh trăng
Lao xao cùng với chị Hằng suốt đêm
Ngoan nào
Đừng rời anh nhé em ngoan
Trong tim anh có dịu dàng là em
Hồ thu đôi mắt êm đềm
Ngất ngây tình khúc ngọt mềm ai trao
Ngoan nào! hai đứa mình thôi
Chỉ nghe nhịp đập bồi hồi 'một' tim
Chỉ nhìn thấy 'một' thân hình
Chỉ còn lại 'một' khối tình ngất ngây

Nhớ anh
'Em nhớ anh chiều nhao nhác đảo điên'
Em nhớ anh tối triền miên trăn trở
Em nhớ anh khuya sương mờ ẩn hiện
Em nhớ anh sáng rạo rực thẩn thờ
Hơi men nồng tìm đến với say sưa
Gió gợi tình, hoa nhẹ cánh đung đưa
Rạo rực lòng, trong tim như sóng động
Nhú chồi non, lan đón khúc giao mùa
Vắng em
Anh gửi vào em chút lã lơi
Đôi mắt hồ thu đẹp tuyệt vời
người hay tiên trên trời vậy
Em xuống trần gian ‘khuấy động’ đời
'Vắng em thu tàn lối bơ vơ'
Rừng thu xao xác bóng ai chờ
Cây thu hoang lạnh dài vươn cổ
Lá thu hờ hững rơi trong mơ 

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

187b. Chuyện nàng Tiểu nữ


(Các bạn thân mến, sau khi mình viết 2 bài về ‘Tiểu Long Nữ thời  nay - phần 1 và 2’, sáng nay lang thang trên mạng, mình thấy có một bài đáp ứng với đề tài này. 'Chủ nhân' bài viết này đã có lần ‘ẩn’ entry của mình và không muốn ‘công khai’, mình thấy tiếc, vì bài viết có nội dung khá hay, phong cách giống như trong báo ‘Văn nghệ quân đội’, nhưng ý tưởng rải rác và có nhiều lỗi chính tả, mình phải bỏ ra hơn một giờ để tạm ‘quy hoạch’ lại, các bạn có năng khiếu về viết văn hãy giúp cho bài này tốt hơn nhé.)


, mình bắt đầu câu chuyện từ đâu nhỉ, từ Tiểu Long Nữ của Trung Quốc. Bạn sẽ hỏi sao lại phải bắt đầu từ đấy, vì mình vừa phát hiện ra ở Việt Nam ta ở một vùng trong một lãnh thổ nhỏ bé hình chữ S này cũng có một Tiểu Long Nữ nhưng lại trái ngược 180 độ với nàng Tiểu Long Nữ xinh đẹp của Trung Quốc xa xôi kia.
Vì sao mình lại gọi nàng ấy là Tiểu nữ khi mà nàng không có chút gì chung với nàng thơ của Dương Quá. Mới đầu là cái tên ở ngoài trần tục mọi người gọi nàng là "Tiểu Nhị" vì tên nàng là NHỊ và thế là mỗi khi ai gặp đều gọi như vậy. Thế rồi một ngày chán sự đời, nàng lang thang lạc vào sứ sở "vô hình", ở đây con người nói nhanh, hiểu nhanh, viết nhanh, và quên cũng nhanh, nói chung cái gì cũng nhanh và chính vì viết nhanh nên tên nàng mất dấu và trở thành  "NHI". Vì nàng là nữ tên NHI, người ta lại đặt cho nàng một cái tên mới "nữ nhi".
Nàng mang tên Tiểu nữ, mà người nào có được đẹp như nàng của xứ Trung Quốc kia, nên nàng luôn cảm thấy rất tủi thân. Tiểu Long Nữ kia được Dương Quá dành cho cả một trái tim để yêu thương, dù bao người con gái quyến rũ, nhưng Dương Quá vẫn một lòng yêu nàng, ngược lại, Tiểu nữ của chúng ta vì biết mình thua thiệt nên nàng chỉ cần mong có một chàng trai nghèo hay một người đàn ông nào đấy yêu nàng để trái tim nàng được biết thế nào là yêu.
Nhưng tất cả đều như giỡn đùa, kẻ nói yêu nàng nhưng thực ra chỉ để muốn thỏa mãn phàm tục của con người, kẻ khác nói yêu nàng nhưng lại không chống lại được những cám dỗ xung quanh, để trái tim nàng rỉ máu, có kẻ muốn đến với nàng nhưng vỏ bọc của nàng mỏng manh quá: không vật chất, không địa vị và một cái thật xót xa nữa là nàng không sắc nước hương trời. Nàng thủ phận không nghĩ đến 2 chữ "tình yêu" nữa, nhưng trái tim nàng vẫn cứ thổn thức và đôi lúc làm nhói đau tâm hồn nàng, nàng vẫn muốn được yêu, nhưng biết tìm đâu một trái tim bao dung và rộng lớn đón nhận nàng khi bản thân nàng không có gì cả.
Nàng lang thang, lang thang cho tới một ngày nàng gặp được một "Siêu nhiên". Người ấy ban cho nàng một chút gọi là gì nhỉ, không phải tình yêu vì nếu là tình yêu người đó sẽ vui khi nàng vui, sẽ buồn khi nàng buồn và sẽ khóc khi tim nàng đau nhói vì người. Nhưng Siêu nhiên cảm nhận được trái tim của mọi người song lại không cảm nhận được trái tim nàng. Một lần nữa nàng lại giã từ, thủ phận lặng lẽ trở về trong Cổ Mộ. Thời gian trôi, nàng đã xấu giờ lại càng xấu hơn vì trái tim nàng khô héo, nàng lặng lẽ nghe tim mình đau đớn và tuyệt vọng.
Tiểu Long Nữ của Trung Quốc cuối cùng cũng được ở bên Dương Quá, còn Tiểu nữ - người mà mình vô tình được biết - hình như đến giờ vẫn một mình với trái tim cô đơn. Mình biết mình không nên suy nghĩ chuyện người khác vì chỉ có họ hiểu được họ thôi, nhưng không biết sao câu chuyện của Tiểu nữ cứ làm mình phải bận tâm thế nhỉ.
Sáng nay đi ngang..., mình không nghĩ là gặp lại Tiểu nữ.
Cơn gió đông săn nhau làm rối tung mái tóc của nàng, đùa giỡn trên má nàng, nhưng vẫn không che được ánh mắt buồn, thâm quầng của một và những đêm mất ngủ. Như không hề có người bên cạnh nàng, như đang nói vói chính mình, nàng phải trở về với thực tại, vì nàng là một “Tiểu Nhị" mà, ở đó nàng còn có những người thân còn có bao điều nàng phải làm, rồi nàng tự nhìn nhận về con người nàng, một Tiểu Nhị lúc nào cũng như chim sơn ca - dù nàng không còn trẻ, chứ đâu có được phép thuật của Tiểu Long Nữ Trung Quốc kia với một trái tim tràn ngập yêu thương.
Nàng thẳng thắn, nàng thấy hẫng khi con người đo cuộc sống, quan hệ bằng những giá trị vật chất, đẳng cấp, một ván cờ 5 tỷ, một cái bằng giỏi giá.... một chân làm việc ngon ơ mà nếu cứ xếp hàng thì không biết có đến lượt... mà sao nàng lại nói vậy khi mà nàng nghèo xơ nghèo xác ( đúng là đồ sĩ diện)...
Nàng nghiêm nghị, mọi người bảo nàng quyết đoán tự tin, nhưng có lúc nàng lại như một kẻ mềm lòng, nàng có thể sống, khóc theo số phận nhân vật trong phim, dù biết là họ đang diễn. Nàng  bị ám ảnh bởi Mariana của "người giàu cũng khóc", nàng muốn được yêu như "quyền được yêu", có lúc nàng muốn có một chàng trai yêu nàng cháy bỏng như "trái tim ba mảnh" ..., nhưng nàng là người Việt Nam có một tình yêu của Trà My trong "em còn nhớ hay em đã quên" mãi cứ ám ảnh nàng.
Nàng yếu đuối, trong một cuộc vui nàng có thể tranh luận với mọi người về một dòng thời sự, một vấn đề nào đó, một bộ phim, một cách hài hước và dí dỏm, song những khi một mình hoặc đối diện với chiếc điện thoại nàng không thể thốt lên, dù trái tim nàng muốn nói, dù đôi khi người ta đùa vẫn nói với nhau dễ dàng...
Vậy nàng có phải là kẻ ích kỷ không khi nàng không chịu hiểu mọi người xung quanh. Không! nàng đã sống bằng cả trái tim yêu thương đấy chứ, nhưng sao thượng đế đã cho nàng một tính cách mạnh mẽ, vậy mà còn ban thêm cho nàng sự yếu đuối đến đáng ghét kia, ừ nàng là phụ nữ mà...
Một lần được đi theo dự một buổi tiệc, người ta săn đón một vị khách có một nụ cười ngiêng ngả, đội trên đầu một cái ô thật to... Một câu bé ăn xin bước vào, người ta không lấy một ổ bánh mì cho cậu, mà còn nỡ quẳng cho cậu một cái nhìn khinh miệt...
Nàng buồn và nàng lại bắt đầu lang thang vào chốn vô hình, vào đây nàng gạt đi mọi ưu tư trần tục, Tiểu nữ lang thang vào những nơi nàng đã từng đến, những dấu chân vẫn còn đó, nhưng chàng Siêu nhiên của nàng (của nàng ư - nàng tự nhận vậy đấy chứ) đã rời xa. Chàng Siêu nhiên thì quá nổi tiếng, vì vậy không tránh khỏi bị các nàng "Đại long nữ" yêu, mà Tiểu nữ của chúng ta thì chỉ muốn chàng là một người bình thường để chàng là của nàng, Tiểu Long Nữ của Trung Quốc thì thật thánh thiện, còn nàng thì rất trần tục với trái tim rất thật.
Chàng Dương Quá kia nghe như thua tuổi Tiểu Long Nữ rất nhiều nên còn tính trẻ con, còn Siêu nhiên của nàng thi nàng chưa gặp bao giờ vậy cộng thêm 16 năm nữa với tuổi của nàng chắc chàng cũng trên 54, một người như vậy sẽ dần dần khó tính vì tuổi già cho coi nhưng nàng không ngại vì điều đó, nàng yêu mà, nhưng trái tim Dương Quá chỉ dành cho mình Tiểu Long Nữ, còn Siêu nhiên của nàng thì lại...
Nàng nói rồi nàng là một kẻ ích kỷ, vì vậy nàng không muốn chia trái tim chàng cho ai. Siêu nhiên khi có nhiều bông hoa, điều đó làm cho chàng thấy vui. Nàng không trách chàng, lặng lẽ rời xa chàng để được yêu chàng trong thầm lặng, nàng sẽ đợi chàng đến khi nào con ong không còn rong chơi, và nàng thực sự thấy vui, hạnh phúc khi thấy người mình yêu luôn vui, đó cũng là lý do sao nàng rời xa chàng Siêu nhiên, nhưng chàng không hiểu, nàng buồn nàng khóc, nàng nhớ  chàng để quên chàng, để được yêu chàng.
- ‘Chị  Linh ơi!  chúng em chuẩn bị cắm trại chào mừng ngày Thành lập Đoàn TNCSHCM, tụi em định tập múa bài "MÚA SẠP", chị vào rừng chặt giúp em 8 cây le hộ em với...
Nhà có 2 chị em, chẳng lẽ em gái nhờ mà không giúp. Vậy là 7h sáng bắt đầu, Linh đến với rừng. Một màu xanh bát ngát, thỉnh thoảng vang lên tiếng hót của những chú chim đang chuyền cành, màu xanh đại ngàn, những cây to bao năm tuổi xòe tán rộng như bao bọc che chở cho những loài cây khác tạo nên một sự gắn kết tràn đầy sự sống...  ‘Sao giữa rừng dưới gốc cây bằng lăng lại có một bóng người???', chiếc áo xanh hòa màu vào bức tranh thiên nhiên vẫn toát lên một khuôn mặt nữ, nàng đang ngắm và nâng niu cành hoa tím trên tay, cô ấy là …, Linh không tin:
- Có phải Tiểu... nữ đó không?
Nàng quay lại, vẫn đôi mắt "biết nói" không lẫn vào bất cứ đôi mắt nào:
- Bạn làm gì ở đây?
Linh giải thích ngắn gọn để Tiểu nữ biết vì sao Linh lại có mặt ở đây:
- Thế còn Tiểu nữ?
Linh định hỏi thế bạn dạo này ra sao, mọi chuyện như thế nào rồi, nhưng Linh sợ không may câu hỏi mình lại làm Tiểu nữ buồn. Như hiểu  ý của Linh, Tiểu nữ mời Linh ngồi xuống bên mình ‘bạn ngồi nói chuyện với tôi chút được không?’, vẫn nhẹ xoay những cánh hoa bằng lăng trong tay, Tiểu nữ cất giọng đều đều....
Cứ vào ngày này Tiểu nữ thường vào rừng tự tay hái tặng mình loài hoa mình yêu thích. Tiểu nữ chưa hề biết ngày sinh thật của mình, ngày bố mẹ mất cô còn quá nhỏ để biết rằng mình đã được sinh vào mùa xuân hay mùa hạ, chỉ thấy mọi người nói là mùa ấy rất nóng. Thế rồi cô cũng cần phải có cho mình những giấy tờ cần thiết chứng minh mình là một Tiểu nữ và cô đã chọn cho mình cái ngày hôm nay là ngày sinh nhật mình. Nàng nói, nhưng ánh mắt nàng không toát lên vẻ gì buồn, dù sinh nhật nàng chỉ có nàng và người khách vô tình này, có lẽ nàng đã quen như vậy, bởi đây là cái ngày mà nàng tự đặt ra cho mình.
- ‘Bạn thích màu tím?’
- ‘Không ... nhưng... nếu về màu thì Tiểu nữ thích màu xanh, còn về hoa thì Tiểu nữ thích hoa sen nhất' (mình không biết vẽ, nhưng mỗi khi cầm bút nàng cũng vẽ đóa sen, không biết vì sao)
- ‘Tại mình thấy bạn cầm nhánh hoa bằng lăng...’
Ánh mắt của Tiểu nữ bỗng xa xăm như trôi về một khoảng mênh mông. Năm 1988-1989, lúc ấy Tiểu nữ khoảng 17 tuổi, anh trai Tiểu nữ quen một người bạn rất hay đọc truyện. Chị ấy thấy Tiểu nữ cũng thích đọc truyện nên thường cho mượn, đó là những cuốn Văn nghệ quân đội, truyện viết về những người lính, những mối tình thật đẹp, và câu chuyện nàng nhớ mãi dù đọc đã khá lâu rồi, truyện "Đừng quên mùa hoa săng lẻ" kể về một mối tình.
Hai người chia tay khi mùa hoa săng lẻ nở bạt ngàn trên những cánh rừng, họ gặp nhau giữa tiếng súng ngày đêm phá vỡ cuộc sống bình yên của quê hương, nhưng những tiếng súng ấy vẫn khồng ngăn cản được tình yêu của họ, giữa cái sống và cái chết cách nhau gang tấc, nhưng vẫn không dập tắt được niềm hy vọng cháy trong họ, họ chia tay với bao ước vọng tràn trề, sẽ gặp nhau trong ngày nước nhà thống nhất, màu tím của hoa như tô thắm thêm tình yêu của họ, những cành hoa săng lẻ vươn ra giữa bầu trời như thách thức, cây săng lẻ chắc khỏe cho những cành lá sum xuê, rễ bám chặt vào đất, một sức mạnh không dễ gì mưa gió làm nghiêng ngả. Người trai ấy lên đường theo tiếng gọi của quê hương, họ đợi nhau và trong lòng mỗi người luôn nhớ về màu hoa ấy và tin vào tình yêu của mình. Săng lẻ cũng chính là bằng lăng và chính là những cánh hoa này, mà mình trân trọng như mối tình của họ.
Câu chuyện của Tiểu nữ làm cả hai chúng tôi bị cuốn vào một tình cảm thật đẹp của 2 người, chiến tranh, rồi người lính ấy có trở về? Có lẽ câu hỏi đấy không cần phải đặt ra vì đối với anh, tổ quốc là trên hết, nơi ấy có bố mẹ, người thân, bạn bè, người yêu và cả đồng bào của anh đang theo dõi động viên anh.
Bao câu hỏi tôi định hỏi Tiểu nữ bây giờ bay đâu hết cả... về chuyện "chàng Siêu nhiên" của nàng!, tôi cũng chưa kịp hỏi... Tạm biệt nàng, những ánh nắng xuyên qua kẻ lá tạo thành những hình tròn trên áo nàng, trên áo tôi, bóng áo xanh của nàng hòa với màu xanh của lá, lúc này tôi mới chợt nhận ra giữa sắc hoa bằng lăng tím, một "Bông Hồng Trắng" trong tay nàng...