Tôi không nghĩ rằng
thiên đường và địa ngục là... khác nhau.
Nếu bạn cho là thiên đường, thì đó là thiên đường.
Nếu bạn cho là địa ngục, thì đó là địa ngục.
Có người cho cái chết1 là hạnh phúc,
và sống tức là… đau khổ.
Với tôi, dường như người đó đã nói… đúng.
*
Sáng nay đi uống cà phê, tôi thấy
những cây điều có bóng đen bên dưới,
trên chúng là cả một bầu trời xanh thẳm,
và những cành trứng cá thoải mái vui đùa bay bay theo làn gió.
Mặt trời càng rực rỡ, cái bóng dưới cây điều càng đen.
Gió càng thổi mạnh, những cành trứng cá càng ngã ngớn.
Phải chăng, thiên đường càng ‘sống’, thì địa ngục càng ‘động’.
Và… phải chi lúc đó có một bóng hồng,
thì cái hạ giới này bỗng trở thành… diễm tuyệt.
*
Và tôi thấy một chiếc xe máy, chở bốn người2,
tôi cảm thấy có một điều gì đó rất không ổn.
Rồi tôi bỗng nghe mấy tiếng ‘ầm’, ‘đùng’, ‘xoảng’,
tưởng quán cà phê sụp đổ, hay có ai đó ném… lựu đạn,
mấy người trong quán dáo dác chạy ra xem,
té ra có một cậu bé chở một tấm tôn,
gió thổi mạnh, tôn rơi xuống đường,
tạo thành tiếng động kinh hoàng.
*
Tôi bỗng nhớ lại.
Có một hôm, buồn buồn, tôi đi dạo,
quán cà phê vắng bóng người, chỉ có bà chủ quán.
Tôi mới tâm sự rằng:
‘tôi có nhiều mối tình, nhưng chỉ trên… đường đi,
mà chưa có nàng nào dẫn tôi vào nhà,
và chiêu đãi món ‘canh chua cá lóc’.
Thế mà ngay ngày hôm sau, câu chuyện này
đã vào tai các ‘ông, bà tám’3 khác.
Ôi, thói đời… chán thật!
*
Chiều hôm đó buồn bực, đi lang thang,
tôi có làm vài ván bài nho nhỏ, và… thua,
chiều hôm sau vui, tôi thắng, tức là… hòa.
Thế mà có một bà tám chua ngoa, nói:
‘ổng đến ăn hết tiền của tụi tui’.
Bà ấy tên gì, tôi đâu có biết,
tôi chỉ nhớ bà ta có một bản mặt rất là... phù thủy.
*
Các người chỉ... rình rập ở ‘chợ đời’,
xem thử người ta có ‘chuyện’ gì,
rồi đem ra kể cho sướng miệng hay lỗ nhĩ.
Còn tôi chỉ là cánh chim bạt gió,
bị cuộc đời đả thương tơi tả,
mấy khi ghé nhà ai,
có khi mười năm mới gặp lại,
mà ở đời, có mấy cái... mười năm?
*
Nếu cho tôi... nằm đọc truyện,
tôi sẽ đọc truyện ngắn của cô ‘Có khi nào’4.
Nếu tôi được chấm giải... Nobel,
tôi cũng sẽ dành cho cô ấy.
Vì tôi tạm nghĩ, cô viết ‘tự do’
mà không quá ‘đỏ’, không bị ‘chỉ đạo’,
không bị ràng buộc bởi dư luận,
đặc biệt là, không viết để... khoe khoang.
*
Và tôi càng nhớ lại.
Khi đứng trước những chiếc chuồng ong5,
một con ong đi gom ‘phấn hoa’ về,
đến trước cửa chuồng, chưa kịp vướng vào que chắn6,
đã kiệt sức rơi xuống đất, và… chết.
Con ong, con kiến vất vả cả đời,
làm hết… bổn phận của mình, rồi… ra đi.
Ta cũng phấn đấu cả đời, để được chỉ có... hai mét đất7,
kiếp người ‘tội nghiệp’ có khác gì!
*
‘Khi ta sống thì nhiều người cười,
khi ta chết thì nhiều người khóc’.
Câu chém gió này xưa như trái đất.
Trong 'một cõi đi về' này,
tôi đã vay từ cát bụi những gì,
tôi sẽ trả lại sòng phẳng,
tôi đâu có cần ai… khóc.
*
Có cô bán cà phê, rất ‘cong’.
Hồi đầu tôi không để ý,
nhưng sau thấy cô cư xử rất nhẹ nhàng,
làm tôi cảm thấy bắt đầu có… rung cảm.
Tôi không cần ‘cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy’ nữa,
vì tôi đã có sẵn em mỗi ngày để… yêu thương!
*
Thiên đường hay địa ngục là do người ‘nhìn’.
Đứng trước thói đời đen bạc, là đàn ông,
nếu thấy một bóng hồng diễm ảo,
xuất hiện trong một phút giây,
tôi bỗng thấy… thiên
đường.
---------
1. Cái chết: ‘Cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của tạo
hóa’ (Steve Jobs).
2. Chở bốn người: gia đình nghèo, có 4 người mà chỉ có 1
chiếc xe máy.
3. Bà tám: có lẽ ngoài Bắc gọi là bà ‘buôn dưa lê’, hình như chữ ‘lê’ ở đây xuất phát từ thành ngữ ‘ngồi lê đôi mách’.
4. Có Khi Nào: tức là blogger ‘Võ Đan Thùy’ hay 'Tám Thùy', chuyên viết
truyện ngắn (có thực) về những mảnh đời cơ cực. (Tôi cũng mới phát hiện ra, thơ tình của blogger ‘Ái Nữ’... hay!)...
5. Chuồng ong: làm bằng gỗ, dùng trong chăn nuôi hộ gia
đình.
6. Que chắn: một cái thanh gỗ dùng để chặn đường con ong
bay vào tổ, mà nó phải bỏ lại ‘phấn hoa’ tại đó.
7. Hai mét đất: Có một hôm, có một vị thần bảo một người nọ:
‘Ta cho ngươi được quyền lảm chủ tất cả những khoảnh đất nào mà nhà ngươi bước
qua kể từ giờ này đến lúc sập mặt trời’. Người ấy bèn dậy thật sớm, cắm đầu cắm
cổ chạy, vì lòng tham vô đáy muốn được càng nhiều đất càng tốt, y chạy mãi,
chạy mãi, chạy mãi cho đến khi mặt trời lặn, vì chạy quá sức, y ngã đùng ra mà
chết. Cuối cùng y chỉ được có ‘3 thước đất’ (Lev Tolstoi).
2. Gửi nắng cho nàng
Thơ ngây, tím dạo tiếng đàn
Bóng hồng lơ lững, ai hoang mang lòng
Tím đưa ánh mắt thu hồn
Tím đưa cong dáng, ai mong tím… gần
…
Gió làm tôi bỗng bâng khuâng
Ngoài kia lạnh lắm phải không cô nàng
Ngày mai tôi gửi nắng vàng
Để cô gợi nhớ, gẫy đàn tương tư.
3. Lối cũ ta về
Lối cũ ta về, không bóng em
Mưa không buồn động, gió mênh mênh
Rừng điều im ắng, mơ hình bóng
Chiều sa, ta ngóng, dáng ai mềm
…
Lối cũ ta về, cô đơn đêm
Tình yêu tưởng tượng chỉ… mơ huyền
Giờ em nơi đó, ta thèm muốn
Gối bỗng cong mềm, không phải em!
4. Ngày gió trở mùa
Tháng tám còn đâu hỡi tím ngoan
Tháng hai vội báo chốn vô thường
Người đi người ở, đời sao ngắn
Ngắm tím cười tươi, ai thấy... thương
…
Ngày gió trở mùa thấy tím quay
Mù sương trước mắt, ướt rơi nhòa
Ngóng ai, tím ngóng nơi xa đó
Bỏ lại tình ai, ở phía sau
...
Chiều qua phố núi, trời, mây, gió
Lá rụng trong tim, lá rụng đời
Mỏi mòn ta gom từng chiếc một
Lá động rung đời, rơi vẫn rơi.