Kiến đâu có kiến lạ đời
Cũng sầu nhân thế, cũng đòi… cà phê
Cũng sầu nhân thế, cũng đòi… cà phê
Chú kiến đang ngồi uống cà phê. Chú chợt mĩm cười thú vị pha với nét tự hào khi có anh Lá Bàng nào đó nói về ‘dòng tộc’ của chú:
‘Nó chỉ nhỏ xíu xìu xiu mà có cấu trúc tinh vi và phức tạp không thua gì con người, chúng có não bộ, mắt, tai, mũi, miệng, tay (kiến cánh), chân, cơ quan tiêu hóa, cơ quan sinh sản, nhất là mũi (râu) của chúng là một cái 'antenna' cung cấp thông tin môi trường đặc biệt. Quần thể kiến là một loại siêu tổ chức thống nhất, bao gồm kiến chúa, kiến thợ, kiến lính, kiến trinh sát. Không biết chúng học tổ chức học, quản trị kinh doanh hay quản lý kinh tế nào ở đâu mà chúng hoạt động một cách có tổ chức, có hệ thống, quản lý đâu ra đó, tiết kiệm và vô cùng chăm chỉ. Đặc biệt là ở đâu có mùi thức ăn là tí xíu có một chú kiến trinh sát đã lò mò đến, thế là chả bao lâu sau cả mấy sư đoàn kiến kéo đến... Con kiến khác hẳn con người là không bao giờ đánh nhau (nội bộ), ghen tỵ, tự tôn, háo thắng, đạo đức giả, chơi xấu nhau... Mỗi con kiến là một sinh vật có cấu trúc kỳ bí chẳng kém gì ta, thậm chí có nhiều cái rất hơn ta! Mỗi con kiến có thể thông minh hơn cái máy vi tính Apple của ông Steve Jobs rất rất rất nhiều lần. Mỗi con kiến là một sáng tạo tuyệt vời của thượng đế, bởi vậy, trừ trường hợp đặc biệt, người ta khuyên chúng ta không nên giết một con kiến, vì nếu làm như thế, chúng ta đang giết đi một trong những sáng tạo muôn màu muôn vẻ của ngài’.
*
Chú nhớ lại thời còn bé xíu, lúc khoảng 3 tuổi, chưa được đi học a, b, c… gì hết, chú chạy từ cuối làng đến đầu làng, lên nhà ông nội chơi, thấy ông đang dạy học (chắc ông là một thầy đồ!), mà nếu không nhầm, ông đã dạy: ‘thiên trời, địa đất, tử mất, tồn còn’ với mấy cái chữ loằn ngoằn như… con cua (chữ Nôm, tượng hình), hihi...
Một hôm, chú thấy dân làng xúm quanh một cái ‘Bảng tin’ ở gần đường cái, họ xì xầm gì đó về vụ ông Ngô Đình Diệm bị đảo chính (năm 1963), chú chả hiểu, mà chú chỉ có một cảm giác mơ hồ là cái ‘chữ loằn ngoằn như con cua’ đó đã hết thời rồi!
Đúng vậy, ba của chú lại kế nghiệp ông nội, lên làm thầy, nghe nói ổng có cái bằng pri-me hay đíp-lôm gì đó (tức là hết tiểu học, hay Trung học đệ nhất cấp - nay là Trung học cơ sở, bằng cấp thời Pháp). Chú thấy ổng dạy các học sinh lớp 5, dĩ nhiên là dùng chữ Quốc ngữ với phát âm a, bê, xê, đê… (a, b, c, d), ổng dạy đủ các môn; ngoài ra, cuối mỗi buổi học, đứng rình xem từ nhà dưới, chú thấy ổng còn dạy chúng học thêm tiếng Pháp, mà chú còn nhớ tới giờ, như: on, đơ, tờ-roa, cách (1, 2, 3 ,4)…
Nhưng sự kiện Ngô Đình Diệm không dừng lại ở đó, năm 1965, quân Đồng minh đổ bộ vào miền Nam, thế là mấy cái thứ ‘a, bê, xê, đê’ lại bị… lúa đời, mà thay vào đó là ‘ày, bì, xi, đi, í, ép, ri ’ (a, b, c, d, e, f, g…, phát âm theo tiếng Anh). Chú còn nhớ là có một ‘thằng Mỹ’, trẻ măng à, râu mép còn màu vàng tơ, nó dạy cho một nhóm kiến trong xóm của chú:
-‘hello’, ‘how are you?’, ‘fine, thank you’… (chào bạn, bạn có khỏe không?, khỏe, cám ơn),
hay, chú còn nhớ, chiều hôm nọ, khi lớp của chú đang học thì có một ‘thằng Mỹ’ vào thăm, nó đứng trước lớp, và nói: 'Ai đếm được từ 1 đến 20 thì sẽ được thưởng?, thế là có một cậu bé nào đó đứng lên và đếm rẹt rẹt: 'One, two, three … eighteen, nineteen, twenty', và rồi, cậu ta được thưởng một cái hộp quẹt Zippo, hihi… Và đây chỉ là ký ức của chú.
…Tất nhiên là trong một thời gian dài ‘ghét’ Mỹ, người ta đã không thấy được ưu điểm của trào lưu học tiếng Anh ở ta, nhưng có một người thấy rõ, đó là Cựu thủ tướng Singapore, mà gần đây có phát biểu là:
-Chúng ta may mắn được người Anh cai trị và họ để lại di sản là tiếng Anh. Nếu như chúng ta bị người Pháp cai trị, như người Việt, chúng ta phải quên đi tiếng Pháp trước khi học tiếng Anh để kết nối với thế giới. Đó chắc hẳn là một sự thay đổi đầy đau đớn và khó khăn. Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: “Các ông phải bước qua tôi trước đã". Gần 5 thập niên đã trôi qua và lịch sử đã cho thấy rằng khả năng nói tiếng Anh để giao tiếp với thế giới là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong câu chuyện tăng trưởng của Singapore (Lý Quang Diệu, nguồn: blog giaolang).
*
Xưa kia, chú có nghĩ lang bang về ‘Lão-Trang-Khổng-Mạnh’ gì gì đó, tất nhiên là một số học giả, nhà nghiên cứu cần phải nghiền ngẫm về nó, thậm chí chú cũng phải đọc nó để ‘chém gió’ trong quán cà phê hay trên blog, ha.. ha… Các ‘vĩ nhân’ này đã để lại rất nhiều câu trứ danh như ‘đạo khả đạo phi thường đạo’ (đạo mà nói được thì không phải là đạo), ‘Trang Chu mộng hồ điệp’ (ý nói: cuộc đời là giấc mộng), ‘kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân’ (cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác), ‘nhân chi sơ, tính bổn thiện’ (người mới sinh ra vốn không có tính ác)…, nhưng mấy cái ông ‘Tử’ đó đã chết từ đời tám hoánh rồi, cách đây đến trên 2000 năm lận, không lẽ đến nay, năm 2014, các bạn kiến của chú lại không nghĩ ra được (hay hơn) như vậy, mà suốt ngày cứ hô ‘muôn năm’!!!
Chú nhớ lại là, mới đây, chú có tâm sự rằng ‘hãy hạn chế việc dùng tiếng Tàu' (Hán-Việt), tất nhiên là cũng có bạn cãi lại chú, mà chú cũng không cần phải dài dòng... Dĩ nhiên, chú biết là chúng ta phải ít nhiều dùng từ Hán-Việt, ví dụ như khi chú viết, một cách vô tình, chú cũng có dùng đầy từ Hán-Việt đấy chứ, hihi…, nhưng lưu ý rằng việc ‘dùng rượu’ và ‘nghiện rượu’ là hoàn toàn khác nhau, ta phải ‘dùng’ từ Hán-Việt vì dù sao nó cũng là một trong những nguồn gốc của tiếng Việt, nhưng việc ‘nghiện’ từ Hán-Việt bằng cách dùng nó càng nhiều càng tốt để khoe ‘ta đây hiểu biết’ lại là… ‘big problem’ (= sai lầm lớn), ha..ha...
Chú cũng hay quan sát ‘hai lúa’ lắm, họ đang nghĩ là làm thế nào để sửa xe Hon-đa/Ô-tô cho tốt hơn, để cây cà phê cho ra trái có năng suất hơn, để đàn ong sản xuất ra mật nhiều hơn, rồi học về quản lý dự án, về quy hoạch giao thông/cấp thoát nước… để hành nghề, rồi biết vi tính để đọc về một số thông tin/thời sự, kỹ thuật trồng trọt/chăn nuôi trên mạng, rồi biết tiếng Anh để mà giao tiếp với khách nước ngoài… Hôm trước, có một anh chàng ‘thiên hạ đệ nhất chém gió’ đã sướng miệng nói tràng giang đại hải về ‘Lão-Trang-Khổng-Mạnh’ với các hai lúa, họ liền nói:
-Chúng tôi không cần ‘Khổng Tử nói rằng’, chả biết là có lợi gì trong tương lai không, nhưng trước mắt là chúng tôi phải ‘tử’ cái đã…
Ta nói ‘quan nhất thời, dân vạn đại’, Tây nói ‘khách hàng là thượng đế, chú (kiến) chả... cãi với ai đó, ai muốn cãi với ‘thượng đế’ thì cứ mặc sức mà cãi, hihi… (Và chú còn biết là ‘ta thích cãi’, mà nếu cãi đến 1000 năm thì người ta vẫn cứ làm!, vì... ‘sướng’, hi..hi...).
À, còn về chuyện ‘cãi’, chú có một người bạn, mà hễ ai nói cái gì/đề tài gì thì anh ta cũng xía vô, chú mới ngẫm nghĩ, à, té ra là anh ta muốn cho mọi người thấy rằng ‘tôi nói đây’ (hay như có người nói là ‘dân ta thường hay hành động rồi mới suy nghĩ!’) để cho… ‘sướng’, mà anh ta không quan tâm đến việc ‘tôi nói gì’ (có tác dụng gì, suy nghĩ/tìm hiểu kỹ chưa, chất lượng như thế nào…), thiệt, vì nhiều năm sau đó, chú có hỏi là ‘bạn đã nói gì?; ‘không nhớ nữa’, anh ta trả lời, ha..ha..ha…
*
Tất nhiên là dòng suy nghĩ của chú không thể nào mà không bơi qua sự kiện ‘Biển Đông’.
Chú nhớ lại về nhân vật Tiêu Phong của Kim Dung (dân làng của chú không ghét ông Kim Dung, vì họ nghĩ ổng là người quốc tế rồi, hihi…), anh ta đã đem lại một nền ‘hòa bình’ cho hai dân tộc Liêu-Tống, nhưng lòng dạ thị phi của người đời nào có ‘tha’ cho anh, vì người Tống thì vẫn coi anh là ‘chó Liêu’, còn người Liêu thì cho anh là ‘kẻ phản bội’, vậy thì anh tự ‘tha’ cho anh vậy, bằng cách ngừng… thở, hu..hu…
Chú nhớ lại là hôm nọ, đi lang thang trên một đường phố nọ, chú nghe (một anh sửa xe Hon-đa và một anh kinh doanh dầu nhớt) nói loáng tháng về cái được là ‘Thỏa thuận Thành đô’ gì gì đó, rồi trên mạng có bài trên trang web ‘Quê choa’ nói về ‘thoát Tàu’, ‘thoát Trung’, ‘thoát Hán’ (rất hay), nhưng chú chỉ ghi nhận mà không… bình luận, vì chú không chuyên về lĩnh vực… chính trị, hơn nữa, chú không phải là chuyên gia về vấn đề ‘Biển Đông’, híc..híc…
Chú nhớ lại là hôm trước, có một người bạn của chú nói rằng:
-Trong mấy ngàn năm nay, không bao giờ có một vị hoàng đế Tàu nào mà có thiện chí đối với ta, mà nếu đủ mạnh hay có cơ hội là họ tràn qua chiếm nước ta liền à.
Anh ấy còn bổ sung:
-Điều đó là quy luật của muôn đời, ‘cá lớn nuốt cá bé’, Tàu khựa cũng không ngoại lệ, mà tư tưởng ‘Đại Hán’ hay bành trướng vẫn muôn đời nằm sâu trong đầu óc họ, cụ thể là nền triết học của Trung Quốc đang quay lại thời nhà… Tần, nên ai đó phải luôn luôn nhớ về bài học ‘Trọng Thủy - Mỵ Nương’, hay ‘Con ngựa thành Troia’…
Tất nhiên là chú có đủ nhận thức để yêu ‘lão bá tánh’ Tàu, tuy nhiên, chú thiết nghĩ là ta phải kiên quyết nói ‘không’ với tập đoàn ‘Nhậm Ngã Hành’ này, và không nên có bất cứ một chút ảo tưởng nào về thiện chí của bọn chúng hết...
*
Ngại rằng sẽ có ai đó nghĩ rằng chú nói… lý thuyết, thì thực tại đây, chiều nay, chú có trao đổi với một nàng kiến như sau: 'Người Mỹ có câu '1 người VN thì làm tốt, 3 người thì làm trung bình, 7 người thì làm... hỏng việc', 'Uh, họ nói đúng đó...', 'Đúng thật em à, ta thường xúm lại mà... nói xấu lẫn nhau, cái tinh thần duy ngã của ta... ôi, buồn quá, híc...', 'Không nên buồn… nếu không biết cách làm việc với người Việt thì là chưa hiểu người Việt, tại sao nhiều lãnh tụ vẫn đoàn kết được dân tộc?'...
...Viết đến đây, chú bỗng nhớ đến câu ‘blog chỉ là một giao diện nhỏ’ mà cô giáo Forever đã từng tâm sự với chú ở một quán cà phê ở Sài Gòn.
Và chú kiến vẫn còn ngồi ở quán cà phê, vâng, vẫn những cây điều thân thuộc, vẫn những con bướm vàng lơi lã, vẫn cây trứng cá kế bên cười ve vãn, vẫn một bóng hồng thoạt ẩn thoạt hiện làm chú… động lòng nghĩ vẩn vơ, và thỉnh thoảng vẫn còn sót tiếng ve sầu cất lên từ một lùm bụi nào đó nghe thật tội nghiệp:
Mùa mưa Tây Nguyên đã đến… và trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ.
Lời gió thầm thì [Blogger] Email 12.06.14@19:32
Trả lờiXóa(Blog Tiếng Việt)
Và chú kiến vẫn còn ngồi ở quán cà phê, vâng, vẫn những cây điều thân thuộc, vẫn những con bướm vàng lơi lã, vẫn cây trứng cá kế bên cười ve vãn, vẫn một bóng hồng thoạt ẩn thoạt hiện làm chú… động lòng nghĩ vẩn vơ, và thỉnh thoảng vẫn còn sót tiếng ve sầu cất lên từ một lùm bụi nào đó nghe thật tội nghiệp:
Mùa mưa Tây Nguyên đã đến… và trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ.
Em thích nhất đoạn này hi, có lẽ bởi vì em thích quang cảnh nhẹ nhàng và thư thái này. Nó đẹp trong ta từng khoảnh khắc mà lại dễ vuột khỏi tay từng giây. Thật lạ, em chưa đến TN lần nào. Đi rất nhìu nơi trên VN mà TN vẫn chưa 1 lần tới. Ở đó chắc chắn rất thú vị với tiếng cồng chiêng và những con người làn da nâu khỏe , những tấm lòng nồng nhiệt. Em luôn tưởng tượng thế khi đọc những bài viết nhắc đến vùng đất ấy .
Anh có biết là kiến khg chịu đc khói khg hihi, sao viết mà em lại nhìn thấy khói và nụ cười chọc lũ kiến tội nghiệp đó đó. Anh để cho chúng tự tại uống CF có đc khg ( cười)
Ui, chú kiến đã gặp đúng... thiền sư rồi, hôm nào nhóc sắp xếp đi Tây Nguyên chơi nhé, có nhiều thắng cảnh thiên nhiên hơn là Đà Lạt, đặc biệt là thác thì... đẹp và hùng vĩ hơn hẳn, chưa kể đến câu 'ta yêu nhau thì về Ban Mê Thuột... có cái nắng, có cái gió, có nỗi nhớ không mang tên người ơi' nữa, hihi...
XóaLưu comt: 12.06.14@23:48
Trả lờiXóaBài viết này làm tôi nhớ lại (hình như trong cuốn 'Cuộc sống và sự nghiệp'!), có kể là
viên Toàn quyền Đông Dương là Doumer có đến thăm ông Yersin tại nhà riêng của ông (ở Nha Trang), khi ông đang nằm trên võng và đang đọc sách, ông thản nhiên đứng dậy bắt tay, nghe Doumer hỏi thăm vài câu xã giao, rồi ồng nói 'cám ơn' và nằm xuống võng, tiếp tục... đọc sách, tôi thấy rất ấn tượng về tác phong của nhà khoa học này, nên nhớ mãi mẩu chuyện này đến bây giờ, hihi...
LB qua thăm 'nhà', chúc GS ngủ ngon.
http://blogtiengviet.net/nguyenlandung/2014/06/11/ong_n_m_yersin#c305353
nguyenlandung [Blogger] Email 13.06.14@06:52
XóaGiá các nhà Khoa học nước ta cũng học được phẩm chất đàng hoàng này trước các quan chức?
Con kiến khác hẳn con người là không bao giờ đánh nhau (nội bộ), ghen tỵ, tự tôn, háo thắng, đạo đức giả, chơi xấu nhau... Mỗi con kiến là một sinh vật có cấu trúc kỳ bí chẳng kém gì ta, thậm chí có nhiều cái rất hơn ta!
Trả lờiXóaMTV nghĩ con người cũng là một kiệt tác của tạo hóa và tiếc thay con người lại có sự đố kỵ nên việc giết đi một kiệt tác thứ hai để ta thành độc nhất vô nhị...hiihi thì cũng đương nhiên thôi LB ơi.
Hehe, MTV có năng khiếu hài nữa ta,
XóaLB đang bận viết bài mới, sau khi đăng tải xong sẽ qua thăm nghen,
MTV có xem bóng đá kg? CN ngọt ngào.
Em là mùa thu vàng
XóaGiữa bề bộn đời anh
Anh có nhiều thứ để làm
Đi thăm bà con nè
Nhậu nhẹt nè
Xem đá bóng nè
...Ngủ nè
Viết entry nè
Đi uống cà phê nè
Rồi có lúc anh nghĩ
Xếp cái gì là số một nhỉ?
Anh rất thích uống cà phê,
hay cà phê là số một!
Anh rất thích viết entry,
hay chơi blog là số một!
Anh xếp hoài
chả biết chọn cái nào
Bỗng một hôm
thấy lâu ngày mà mùa thu vàng không đến thăm
Lúc đó
anh mới biết
Mùa thu vàng là số... một
Hihi...
mua thu vang 1:35 PM
XóaGiữa trăm nghìn sở thích
Phần nào dành cho em
Giữa trăm nghìn nhớ quên
Dành cho em được mấy
Có khi nào anh thấy
Em cần hơn tất cả
Hay chỉ khi tơi tả
Mới quay về với em
... He he, LB đừng gợi MTV là số một, MTV chỉ là số hai thôi và mong là không có ai làm số một....hi hi. .. Đùa vậy thôi chứ MTV chỉ là một chiếc lá trong cái túi lá ba gang mà LB gom được thôi ạ.
Chúc anh tuần mới nhiều niềm vui.
Thăm anh. Cuối tuần thanh thản.
Trả lờiXóaCám ơn bạn PH, có xem bóng đá k? Mình chưa dự đoán dược đội vô địch, CN vui nhé.
XóaNgọc sang thăm Lá Bàng, và ngẫm nghĩ về chú Kiến..hì hì..Thật nhiều điều thú vị qua bài viết của Lá Bàng!
Trả lờiXóaNghỉ hè rồi, anh đã có chương trình gì chưa LB ơi?
Ui, chưa biết nữa, Nhớ à, định đi đâu đó chơi vài ngày,
XóaChủ nhật tươi hồng nghen.
Lời gió thầm thì [Blogger] 13.06.14@02:08
Trả lờiXóaNhóc quan tâm đến triết lắm à?
Một câu hỏi có nhiều câu trả lời, nhưng em sẽ trả lời anh thế này nhé, vì em nghĩ nó cũng có phần nào là dòng suy nghĩ của em khi đọc 2 bài viết trước của anh "Chuyện con rùa và ‘tứ thư ngũ kinh’" và "Văn chương, chán thật !"
Triết học là gì với em, đó là câu hỏi em đã đặt cho mình khi đọc xong bài viết của anh. Em có đọc 1 vài quyển sách, trong đó cũng có 1 vài cuốn triết nổi tiếng cũng như chưa nổi tiếng. Của những con người lỗi lạc cũng như những con người hết sức bình thường chưa hề có tên tuổi. Điều gì em đọc mà em thấy nó phần nào gần gũi vơi mình và mở rộng thêm 1 bước chân em bước mở cho em 1 lối đi thú vị, hay làm em mỉm cười, em sẽ thích. Và đôi điều em sẽ nhớ, nó không nhất thiết là của ai cả. Bởi sự quên nhớ và cái nhìn luôn đổi thay theo năm tháng. Nhưng tất cả những điều ấy với em vẫn chưa thật sự là Triết học cho mình, bởi tất cả chúng được sinh ra từ người khác dù chúng gần gũi với em.
Chúng sẽ là của em khi triết tìm thấy trong cuộc sống.
Đó là ví dụ như chú kiến nhỏ trong bài viết vừa rồi của anh. Chú ta chính là 1 trong những nhân vật mạnh mẽ nhất thế giới nếu so sánh về thể xác, và thật kiên cường như trong bài viết của anh. Khoảnh khắc triết trong chú chính là khoảnh khắc chú là mình, thư thái ngồi bên ly cà phê, nghe thế giới quanh mình chuyển động. Chú chính là mình trong khoảnh khắc ấy với mọi khát thèm và hiện hữu sống, có phải vậy không ạ.
Hay chúng cũng có thể là khoảnh khắc này, đã 20.54 h, mà mặt trời vẫn còn thức nắng vẫn rộn ràng trong khu vườn của em, nhưng em biết ngày sắp tắt và những ánh nắng chiều kia đang biệt từ những cánh hồng ngát hương trong vườn, trao chúng lại cho đêm tối. Chẳng cần biết ngày mai những bông hồng nào sẽ rụng xuống và những nụ hồng nào sẽ nở hoa. Chỉ có duy nhất 1 điều chắc chắn là khoảnh khắc này chúng vẫn đang lộng lẫy ngát thơm làm em say đắm trong chính khu vườn của mình.
Vậy đấy, với em nếu triết chỉ là những trang sách thì nó khg phải là thứ có thể dễ dàng quyến rũ em, nhưng nếu nó là từng khoảnh khắc sống này thì em thật sự rất quan tâm đến nó. Câu trả lời vậy đc chứ ạ ? thế còn anh? em muốn nghe chính câu trả lời này từ anh chứ khg phải từ bài viết kia, "Anh quan tâm đến Triết lắm à?”.
LB có trả lời câu hỏi "Anh quan tâm đến Triết lắm à?" trong entry 'Ếch, cóc và 'tứ đại giai không' - mới vừa đăng tải, tối vui nghen 'nhóc'.
XóaLưu comt Sáu Miệt Vườn:
Trả lờiXóaTôi đọc bài này và lời bình, thấy thú vị, nhất là lời bình của Phanchauthanh, và các trao đổi giữa phauthuat và 'anh' Sáu, phải nói thật là tôi thích quan điểm của phauthuat, thiết nghĩ thoát Tàu là phải thoát mạnh, không có lý do 'on, đơ' gì hết, dĩ nhiên là ta phải học một số tinh hoa từ nền văn hóa Tàu cũng như của nhiều nước khác, cụ thể là ta có dùng từ Hán Việt chứ, nhưng không phải là cố ý dùng để khoe 'háng' (từ của Phanchauthanh ở trên) rộng..., tóm lại là đã đến lúc ta phải nhìn lại rất kỹ, "vô cùng kỹ" về cái vụ phụ thuộc Tàu khựa này.
Lần đầu tiên tôi qua thăm 'anh Sáu', cũng làm tí trà và nói chuyện tí cho vui, rồi về, chúc 'anh' tối nay xem bóng đá vui.