Nàng có phải là chân lý? Bạn hãy quan sát 'thật kỹ' nhé (có 1 bí ẩn trong tấm hình).
Hôm trước mình đi nhậu, có 1 bạn nhậu hỏi mình là:
-Chân lý và sự thật là một, hay khác nhau?',
mình hơi phân vân một tí và tự hỏi:
-Ủa, mình chưa nghĩ đến vấn đề này bao giờ, nhưng nếu hắn đặt ra câu hỏi này thì chắc là có ý gì đó, vì nếu chúng giống nhau thì hắn hỏi làm gì!
Khoảng 10 phút sau, mình đã cơ bản tìm ra được câu trả lời, nhưng mình phải về nhà suy nghĩ thêm... mấy ngày nữa. Rồi để cho chắc ăn, mình đặt lại câu hỏi này cho các sinh viên, nhiều cháu 'bí', chỉ có 1 cháu trả lời tạm được là 'chân lý là bất biến, còn sự thật là phụ thuộc vào con người', nhưng câu trả lời này vẫn... không đúng.
-Ủa, mình chưa nghĩ đến vấn đề này bao giờ, nhưng nếu hắn đặt ra câu hỏi này thì chắc là có ý gì đó, vì nếu chúng giống nhau thì hắn hỏi làm gì!
Khoảng 10 phút sau, mình đã cơ bản tìm ra được câu trả lời, nhưng mình phải về nhà suy nghĩ thêm... mấy ngày nữa. Rồi để cho chắc ăn, mình đặt lại câu hỏi này cho các sinh viên, nhiều cháu 'bí', chỉ có 1 cháu trả lời tạm được là 'chân lý là bất biến, còn sự thật là phụ thuộc vào con người', nhưng câu trả lời này vẫn... không đúng.
Dưới đây, thông qua nhiều mẩu chuyện kể trên giang hồ, mà có thể là rất châm biếm và hài hước, mình sẽ dẫn dần đến câu trả lời, còn việc 'thẩm thấu' vấn đề là tùy theo các bạn, khi các bạn biết sự thật của cái được gọi là chân lý như thế nào.
Câu chuyện 1: 'Nàng' là chân lý!
Có một cao nhân kể rằng rất nhiều người nói về 'sắc sắc không không' hay 'không tức thị sắc, sắc tức thị không', nhưng họ không hiểu, mà nếu có hiểu thì chỉ hiểu theo quán tính do tiếp xúc với các người theo đạo Phật, hay hiểu qua một số giải thích qua loa và không rõ nguồn gốc cũng như bản chất của vấn đề.
Ông nói rằng con người có lục căn, lục trần và ngũ uẩn gì gì đó (xem chú thích bên dưới), nhưng tôi (NGLB) không khuyên các blogger nên nhớ làm gì, vì, dưới một góc độ nào đó, càng đi vào trí (sự phân biệt) thì càng xa tuệ, hay nói một cách khác là càng 'sa' vào chi tiết thì càng xa rời sự giác ngộ, và tôi còn biết rằng việc dùng quá nhiều từ Hán-Việt sẽ dẫn đến... rắc rối, tôi chỉ biết là nên hiểu như người phương Tây là ta có các cơ quan cảm giác bên trong (six organ senses) mà cảm nhận được các đối tượng/thực thể bên ngoài (six sense objects) dưới 'vô số' dạng, từ đó, người ta mới biết là sự phản ánh của sự thật vào ta vốn không phải là sự thật, mà là ảo ảnh (vô minh), và không phải là chân lý, theo mọi nghĩa, vì sự thật vẫn là sự thật và hoản toàn không phụ thuộc vào ta.
Với cách lý giải này, người ta đã biết tại sao ông Hemingway tự tử, có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân chủ yếu là ông thấy rằng 'yêu sẽ đem lại hạnh phúc', nên ông đã yêu rất nhiều người, rồi bỏ vợ 1, lấy vợ 2..., và lấy ít nhất là 4 bà vợ!, rồi ông vẫn không hạnh phúc: vợ không phải là chân lý, và suy cho cùng thì mọi thứ đều trên đời này đối với ông đều không phải là... chân lý, bế tắc, ông tự tử. Sự kiện Lê Công Tuấn Anh tự tử cũng vậy: người yêu không phải là chân lý...
Câu chuyện 2: Nhà sử học hay 'nhà học sử'?
Chắc các bạn hiểu ý câu hỏi tôi muốn nêu lên. Có rất nhiều người tự xưng là nhà sử học (sử gia), hay được ai đó 'phong' là nhà sử học: làm nhà sử học là dễ lắm ư?
Để dễ hiểu, tôi xin đưa một ví dụ khác là nhà toán học khác với 'nhà học toán' (các người nghiên cứu về toán học), thật vậy, ở ta chỉ có Ngô Bảo Châu là nhà toán học, và có thể thầy Hoàng Tụy là nhà toán học (vì ngày xưa, tôi có nghe kể chuyện là khi thầy sáng tạo ra 'định lý Tụy', thì bộ phận đánh máy nước ngoài phải độ chế việc in thêm 'dấu nặng'!), thế thôi. Và cũng ở nước ta, nếu không nhầm thì chỉ có 2 nhà sử học, đó là Ngô Sĩ Liên và Lê Văn Hưu, và may ra thì có Trần Trọng Kim (mà người ta nói ông chỉ là học giả mà thôi!).
Vì sao? Chúng ta hãy hình dung một hệ trục tọa độ, trong đó có 'gốc O' là cơ sở mà từ đó người ta có thể định vị tất cả các tọa độ còn lại. Vậy một nhà sử học phải đưa ra được một cách tương đối các tiên đề, cơ sở và nhất là các 'chân lý' một cách khách quan, trung thực và chung nhất của toàn bộ các diễn biến lịch sử quan trọng trước đó, mà mọi người có thể căn cứ vào đó để xác định hay nhận định về các dữ kiện/tính chính xác của lịch sử: 'Lê Văn Hưu là nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư (xem chú thích bên dưới); và cũng xin minh họa thêm, nhà sử học Tư Mã Thiên của Trung Quốc là một ví dụ điển hình khác...
Vậy nếu có ai đó viết 1-2 công trình sử gì gì đó, chả biết đúng hay sai, có 'ảo' hay không, có được xã hội thừa nhận hay không, mà khi viết các entry có liên quan đến lịch sử chẳng hạn, các blogger không cần tác phẩm/ý tưởng của ông/bà ấy mà vẫn... viết được như thường, hay không có họ thì môn lịch sử... cũng không vì thế mà mất chỗ dựa, thì ông/bà ấy không phải là nhà sử học, mà là nhà nghiên cứu lịch sử, hay nói nôm na, là 'nhà học sử', hihi...
Ngoài ra, các blogger còn gọi các sử gia này là.... 'giả sư', haha...
Câu chuyện 3: Lỗi của ông Trịnh Công Sơn!
Có dân ở xứ X nọ, họ luôn cho họ là tài, là giỏi, là đúng, là nhất, là... chân lý, nên không bao giờ chịu nhận là họ sai để rút ra bài học kinh nghiệm, mà mỗi lần sai, họ đều đổ lỗi cho ông... Trịnh Công Sơn!, thiệt, hihi..., các bạn hãy xem dưới đây nhé.
Có một ông, có một hôm, người thu tiền điện đến báo trước (2 ngày) là anh ta sẽ đến thu tiền điện, rồi đến đúng ngày thì người đó tới, ổng bảo 'thôi, để lúc nào tôi đến Sở điện lực trả sau'; lâu ngày quá, thấy ổng vẫn không đến, nên bên Điện lực có Thông báo cắt điện; và lâu ngày quá, ổng cũng chưa đi đóng tiền điện, nên bên Điện lực cắt điện, lúc đó ổng mới chạy đôn chạy đáo đi năn nỉ, và phải mất thêm... 3 ngày nữa, nhà ổng mới có điện lại. Bạn ổng thấy vậy bèn góp ý, hỏi: 'tại sao anh không làm trước đi?', ổng liền nói:
-Đâu có, tôi đâu có sai gì đâu, đó là vì tôi có tính nghệ sĩ như... Trịnh Công Sơn.
Có ông nọ hẹn với 2 vợ chồng nọ sáng ngày mai đi uống cà phê; hôm sau, 2 vợ chồng này chờ gần hết cả buổi sáng mà chả thấy ổng đến, mãi đến hơn 11g trưa, ổng mới thò mặt qua cánh cổng và nói cười giả lả, họ giận lắm nhưng không nói gì, nhưng thằng con thì nói ra, ổng mới bao biện:
-Đâu có, tôi đâu có lỗi gì đâu, tôi hẹn mai uống cà phê chứ có nói mấy giờ đâu, tính tôi nghệ sĩ lắm, giống... Trịnh Công Sơn mà.
Có 1 ông thầy chuyên môn đi dạy trễ mà bị nhà trường đuổi việc, cũng y như vậy, ổng bảo là nhà trường sai chứ ổng không có gì sai, vì ổng có tính... Trịnh Công Sơn!
Có một xứ X nọ, có một chuyện rất là lạ, lạ lắm. Đó là ở các xứ phát triển, khi có lãnh đạo nào làm sai thì họ nhận lỗi về mình và xin từ chức, còn lãnh đạo ở xứ X này làm sai thì bảo là do cấp trên sai bảo, còn cấp trên thì bảo tại... nước ngoài gây rối, còn ổng thì không bao giờ làm sai, nên mắc gì mà ổng phải từ chức, vậy thì ai làm sai?, các bạn hãy điền vào chỗ trống nhé, ha..ha...
Tóm lại, dân xứ X nọ, có truyền thống là mỗi người đều không bao giờ tự thấy là mình là sai, mà họ chỉ luôn luôn thấy là người khác là... sai, họ còn được ru ngủ là họ 'thông minh, cần cù và sáng tạo', ôi, một tập thể đã thông minh, cần cù và sáng tạo thì làm sao mà... sai được!, nên họ thường nằm mơ nhiều hơn, tại sao?, tại vì họ được ru ngủ mà, nên họ không tưởng bở mới là lạ... Cụ thể là, nếu họ đi làm trễ/về sớm: đúng, họ ngồi chém gió cả buổi: đúng, họ nhậu từ sáng đến khuya: đúng, lúc nào họ thích làm thì làm, không thích thì thôi: đúng, họ xô đẩy, chen lấn, giành giật: đúng, họ nói xấu nhau, ném đá nhau, hại nhau: đúng, 4 người ăn sáng hết 10 triệu đồng: đúng, đám cưới 50 tỉ: đúng..., nói chung là cái gì họ cũng... đúng, đúng tuốt tuồn tuột, đúng từ A tới Z, họ không bao giờ nhận là họ sai, nếu bảo sai thị họ sẽ ngụy biện là họ có tính nghệ sĩ giống... Trịnh Công Sơn!!!!!
Ha..ha..ha...
4. Kết luận… nhè nhẹ
Mình không có… thì giờ để kể quá nhiều câu chuyện (cười). Cách tự nhiên là hãy để cho các blogger nói, mà ở đây, mình sắp xếp theo trình tự để dẫn đến một kết luận… nhè nhẹ.
Ý kiến của các blogger như sau:
-Tôi định nói thêm về "chân lý của kẻ mạnh nữa" nhưng bạn Mây Lang Thang đã ra đi rồi nên buồn quá nên thôi! (saumietvuon)
-Phật, Chúa chưa chắc đã là chân lý (một doanh nhân, quên tên)
-Chỉ vì tôi đang lúc tròn mắt, lúc liếc ngang để tìm 1 chân lý bí ẩn trong tấm hình ở phần mở bài, khổ nỗi tìm chưa ra, nên chưa đọc kỹ bài của bác Lá Bàng để có thể còm nhiều. Thôi để dành còm dài… Núi Ba Vì. Chân lý chỉ có hai. Chẳng lẽ đó là sự thật… Tôi nhìn gà hóa quốc, trông 2 thấy 3… (Người Hà Nội)
-Sự thật là con voi đã bị những người mù nhận thức sai nên đó đã không còn là sự thật nữa. Sao có thể gọi là chân lý? Này nhé, kẻ sờ vòi bảo con voi giống cái cột, kẻ sờ tai bảo con voi giống cái quạt... Là vì họ mù nên không nhìn thấy được đầy đủ hình ảnh nguyên con voi. Và cho dù họ mù cũng có thể sờ và nhận thức đầy đủ hình ảnh con voi nếu họ sờ có trách nhiệm hơn (sờ cho đến hết con voi) thì họ mới phản ánh đúng sự thật con voi là một tổng thể nhiều bộ phận. Như vậy sự thật ở đây đã bị bóp méo không đúng như sự thật vốn có. Từ đó những nhận thức mà họ đưa ra không thể là chân lý trên nền hình ảnh không toàn diện của con voi... (Lung Linh)
-Mặt này, bụng đấy của ta
Trong đầu thì cắm bông hoa xứ nào? (hairachgia)...
Dưới đây là một số suy nghĩ của mình:
-Cách đây 5 phút, LB mới nghĩ đến chuyện 'người mù sờ voi', sự thật vẫn là sự thật, sự thật chỉ có 1 con voi, nhưng có đến 5 chân lý (đối với con người)...
-À, mình vẫn tiếp tục suy nghĩ, mình có nói với thằng cu là 'mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây là... chân lý', nhưng mọc, lặn, đông, tây... là do con người 'quy ước', còn mặt trời thì vẫn là mặt trời…
-Thôi, nếu sự thật là bạn ấy đã ra đi thì bạn ấy cũng đến chỗ mà mọi người sẽ đến, cái chết là giải thoát, là... vĩnh hằng!:
Hôm qua đùa 'lão Bá Thông'
Chờ lâu vẫn thấy bạn không qua còm
Nghe tin anh Sáu, bàng hoàng
Mới đùa đây đã... lang thang cõi trời (NGLB)
-Nhiều khi cái vĩ đại được bắt nguồn từ những cái lẩm cẩm (sự thật), nên ta hãy bắt đầu bằng những cái bình thường nhất…
-‘Như vậy sự thật ở đây đã bị bóp méo không đúng như sự thật vốn có’: câu này của Lung Linh đã giúp cho LB rất nhiều, từ đây sẽ luận ra thôi…
Đúng vậy, chân lý chỉ có tính chất tương đối, theo từng giai đoạn lịch sử, theo tập thể/nhóm đông người…, quy cho cùng là do con người phản ánh thế giới tự nhiên (sự thật) vào bộ óc mình mà thành các ‘quy ước’, nên nó có thể là… ảo ảnh:
Rượu đầy mấy hủ chưa buồn uống
Karao-ke mấy bản chửa cất lời
Hay đâu người đã về nơi ấy
Bỏ lại người nay bao ngẩn ngơ (NGLB)
Tóm lại, không hẳn là các sự thật nho nhỏ, mà nhìn dưới bình diện lớn hơn trong cái thế giới trùng trùng duyên khởi này, sự thật mãi mãi là sự thật, là tự nhiên, là độc lập, là tuyệt đối, mà không phải cái nhìn của con người có thể làm biến đổi nó, bởi vậy mà người ta mới có câu 'chân lý của kẻ mạnh', ‘sự thật phủ phàng’, vâng, ai đó có nói gì thì nói, làm gì thì làm: Trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ.
Hết.
P/S: À, bức hình trên có 2 con mắt, con mắt bên phải là vẻ u buồn của một ‘bóng hồng’ đáng yêu, con mắt bên trái là sự ẩn náu bí mật mà ta không ngờ: nàng là một ‘yêu nữ’ (sự thật).
Ý kiến của các blogger như sau:
-Tôi định nói thêm về "chân lý của kẻ mạnh nữa" nhưng bạn Mây Lang Thang đã ra đi rồi nên buồn quá nên thôi! (saumietvuon)
-Phật, Chúa chưa chắc đã là chân lý (một doanh nhân, quên tên)
-Chỉ vì tôi đang lúc tròn mắt, lúc liếc ngang để tìm 1 chân lý bí ẩn trong tấm hình ở phần mở bài, khổ nỗi tìm chưa ra, nên chưa đọc kỹ bài của bác Lá Bàng để có thể còm nhiều. Thôi để dành còm dài… Núi Ba Vì. Chân lý chỉ có hai. Chẳng lẽ đó là sự thật… Tôi nhìn gà hóa quốc, trông 2 thấy 3… (Người Hà Nội)
-Sự thật là con voi đã bị những người mù nhận thức sai nên đó đã không còn là sự thật nữa. Sao có thể gọi là chân lý? Này nhé, kẻ sờ vòi bảo con voi giống cái cột, kẻ sờ tai bảo con voi giống cái quạt... Là vì họ mù nên không nhìn thấy được đầy đủ hình ảnh nguyên con voi. Và cho dù họ mù cũng có thể sờ và nhận thức đầy đủ hình ảnh con voi nếu họ sờ có trách nhiệm hơn (sờ cho đến hết con voi) thì họ mới phản ánh đúng sự thật con voi là một tổng thể nhiều bộ phận. Như vậy sự thật ở đây đã bị bóp méo không đúng như sự thật vốn có. Từ đó những nhận thức mà họ đưa ra không thể là chân lý trên nền hình ảnh không toàn diện của con voi... (Lung Linh)
-Mặt này, bụng đấy của ta
Trong đầu thì cắm bông hoa xứ nào? (hairachgia)...
Dưới đây là một số suy nghĩ của mình:
-Cách đây 5 phút, LB mới nghĩ đến chuyện 'người mù sờ voi', sự thật vẫn là sự thật, sự thật chỉ có 1 con voi, nhưng có đến 5 chân lý (đối với con người)...
-À, mình vẫn tiếp tục suy nghĩ, mình có nói với thằng cu là 'mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây là... chân lý', nhưng mọc, lặn, đông, tây... là do con người 'quy ước', còn mặt trời thì vẫn là mặt trời…
-Thôi, nếu sự thật là bạn ấy đã ra đi thì bạn ấy cũng đến chỗ mà mọi người sẽ đến, cái chết là giải thoát, là... vĩnh hằng!:
Hôm qua đùa 'lão Bá Thông'
Chờ lâu vẫn thấy bạn không qua còm
Nghe tin anh Sáu, bàng hoàng
Mới đùa đây đã... lang thang cõi trời (NGLB)
-Nhiều khi cái vĩ đại được bắt nguồn từ những cái lẩm cẩm (sự thật), nên ta hãy bắt đầu bằng những cái bình thường nhất…
-‘Như vậy sự thật ở đây đã bị bóp méo không đúng như sự thật vốn có’: câu này của Lung Linh đã giúp cho LB rất nhiều, từ đây sẽ luận ra thôi…
Đúng vậy, chân lý chỉ có tính chất tương đối, theo từng giai đoạn lịch sử, theo tập thể/nhóm đông người…, quy cho cùng là do con người phản ánh thế giới tự nhiên (sự thật) vào bộ óc mình mà thành các ‘quy ước’, nên nó có thể là… ảo ảnh:
Rượu đầy mấy hủ chưa buồn uống
Karao-ke mấy bản chửa cất lời
Hay đâu người đã về nơi ấy
Bỏ lại người nay bao ngẩn ngơ (NGLB)
Tóm lại, không hẳn là các sự thật nho nhỏ, mà nhìn dưới bình diện lớn hơn trong cái thế giới trùng trùng duyên khởi này, sự thật mãi mãi là sự thật, là tự nhiên, là độc lập, là tuyệt đối, mà không phải cái nhìn của con người có thể làm biến đổi nó, bởi vậy mà người ta mới có câu 'chân lý của kẻ mạnh', ‘sự thật phủ phàng’, vâng, ai đó có nói gì thì nói, làm gì thì làm: Trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ.
Hết.
P/S: À, bức hình trên có 2 con mắt, con mắt bên phải là vẻ u buồn của một ‘bóng hồng’ đáng yêu, con mắt bên trái là sự ẩn náu bí mật mà ta không ngờ: nàng là một ‘yêu nữ’ (sự thật).
---------
Chú thích:
-Lục căn (hay lục thức): nhãn, nhỉ, tỳ, thiệt, thân và ý, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, da và ý tưởng/tư tưởng
-Lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, tức là màu sắc, âm thanh, mùi, vị, cảm giác từ lưỡi (xúc giác) và sự lưu lại những cảm nhận đó
-Ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức, tức là thân xác, cảm thụ của thân xác, ghi nhận cảm thụ đó, tiền đề/xuất phát của hành động và nhận thức được sự khác biệt...
-Lê Văn Hưu (1230-1322) là nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư (wikipedia).
-Ngô Sĩ Liên là nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ 15. Ông là người có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam mà còn được lưu truyền tới ngày nay (wikipedia).
-'Lão Bá Thông': một blogger (nick: Mây Lang Thang, bên blog Tiếng Việt) tự đùa mình là Châu Bá Thông, vừa mới qua đời.
Lung Linh [Blogger] Email 27.07.14@22:37 (blog Tiếng Việt)
Trả lờiXóaSự thật là con voi đã bị những người mù nhận thức sai nên đó đã không còn là sự thật nữa. Sao có thể gọi là chân lý?
Này nhé, kẻ sờ vòi bảo con voi giống cái cột, kẻ sờ tai bảo con voi giống cái quạt...Là vì họ mù nên không nhìn thấy được đầy đủ hình ảnh nguyên con voi.
Và cho dù họ mù cũng có thể sờ và nhận thức đầy đủ hình ảnh con voi nếu họ sờ có trách nhiệm hơn (sờ cho đến hết con voi)thì họ mới phản ánh đúng sự thật con voi là 1 tổng thể nhiều bộ phận.
Như vậy sự thật ở đây đã bị bóp méo không đúng như sự thật vốn có. Từ đó những nhận thức mà họ đưa ra không thể là chân lý trên nền hình ảnh không toàn diện của con voi...
LB suy nghĩ xem sao nhé? LL đuối rồi: vất vả quá khi phụ nữ phải tư duy.
"Như vậy sự thật ở đấy đã bị bóp méo không đúng như sự thật vốn có": câu nay của LL đã giúp cho LB rất nhiều, từ đây sẽ luận ra thôi, cám ơn nghen, tuần mới tốt lành.
Xóahoangthu3-1403 [Blogger] Email 01.08.14@14:41 (blog Tiếng Việt)
Trả lờiXóaTrở lại, thấy rất thú !
* Tôi cũng đã khảo về "Người khiếm thị sờ voi" và nghĩ họ hay ở chỗ CHÂN THẬT: Thấy giống cái gì thì nói ra như thế; Cũng như ông tbt không tưởng tượng đến cuối tk này cái hình lý tưởng của ông nó ra thế nào thì ông bộc bạch luôn rồi tiếp tục "dẫn dắt" !
Có thể tôi dịch tiếp cuốn "Triết học bỏ túi" để chiêm nghiệm thêm.
Cảm ơn entry này.
Thân mến.
Cám ơn bạn HT, ở đời, cái mà ta muốn thì luôn bị ngài 'cấm cản', cái mà ta không muốn thì ngài luôn 'mở rộng vòng tay'! (hu.. hu...), nhưng sự thật vốn là như vậy, há lẽ ta lại chống lại sự thật (= chống lại ngài!), thôi, tùy... ngài, ha..ha..ha...
XóaLưu comt Bình Đại Mộc:
Trả lờiXóaChiều Sài Gòn nhâm nhi ly cà đắng
Nói chuyện đời dạo đến cả... trăm nơi!
Mây vẫn trôi và gió xào xạc lá
Chia tay xong, ta về nơi thinh lặng, hihi...
Chân lý đâu rồi sao mãi buồn
Trả lờiXóaTình người gian rối lệ mãi tuôn
Thương em trong trắng ngây thơ quá
Nợ đời vùi rập tuổi đôi mươi
Hình ảnh cô gái buồn đáng thương.Không đáng trách.Nhiều cô bán thân cho các đại gia.vì đông tiền đôi khi phải trả giá.Bị vợ cả đánh ghen.
Lý suy đoán hình ảnh,cô ta đang thất tình.chắc kg đúng với ý LB.nỡ viết rồi.Lý xin nỗi.chúc ngày mới vui nhé.
Hihi..., nàng xinh lắm, nhưng mắt bên trái của nàng là mắt... quỷ, tuy nhiên, nàng vẫn dễ sương như thường, hihi... Cám ơn bạn NTL nghen, dạo này LB có đi làm chút chút nên ít lên blog, thông cảm nghen, chúc cuối tuần ngọt ngào.
Xóa