Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

597. Chùm thơ 'giọt sầu vội tan' và Kỷ niệm bạn 'Phan Châu Thanh'

1. Kỷ niệm bạn ‘Phan Châu Thanh’ (Mây lang thang):
Tôi đã có ý định dành 1 entry cho bạn PCT, nhưng thời gian vừa qua, tôi rất ít lên blog, nay có dịp, tôi xin trích lại một số bài thơ của bạn Phan Châu Thanh, trong entry ‘Chuyện nàng rùa và thượng đế’, đường dẫn:
http://nhagomlabang.blogtiengviet.net/2014/07/20/p5604023#more5604023 

Khó vượt khe 
Trên bẩu rõ ràng dưới hổng nghe
Để lồm trang trí phải hông hè
Khi cần xung trận dưa ngâm muối
Lúc xáp la cà gậy hóa que
Người cậy đa tài sinh lắm tật
Kẻ non kỹ thuật bỗng ra hề
Mới hay cuộc sống đầy dâu bể
Tự cổ Anh Hùng khó vượt khe...! (Lời bình số 17)

Tri Hỷ ai người...?
Khi đã nghe xong sự giải bày
Bạn bè thân hữu bấy lâu nay
Có còn thả mộng cùng trăng gió
Hay vẫn ươm tình với nước mây...?
Lãng Tử phiêu bồng luôn khó gặp
Thi Nhân phàm tục cố nhiên đầy
Lóa Bường bất giác thầm kêu khổ 
Tri Hỷ ai người thấu nỗi đây...!!! (Lời bình số 17)

Cái cần teng dzân số
Châm Cứu công phu chiêu thức đầy
Lóa Bường Bâu Boác bẩu rèng hay (Lóa Bường: NGLB)
Ka Ra hổng thấy Ô Kê hỷ
Lõa úng sữa bò chếnh choáng say.
*
Gấu Mẹ đang cơn giận tím người
Toan lồm gỏi Lõa lửa bừng khơi
Không nghe trên bẩu còn lồm phách
Lõa quẹo cần đờn tái nhợt môi.
*
Dẫu biết trần ai lồ bể khổ
Phàm Phu Tục Tử cứ nhào vô
Rằng hông luyện nổi thì lồm nhái
Giỡn mẹc Quới Bờ lẫn Quới Cô.
*
Lõa đánh bài chuồn nhưng lợi vướng
Công phu Gấu Mẹ chẳng phình phường
Bẩu rèng nhốt kỹ nơi gom Lóa
Nằm đó tha hồ thưởng thức hương...! (Lời bình số 20)
--------- 
2. Chùm thơ ‘Giọt sầu vội tan’

Cười ha hả
‘Đừng dọi nữa, khi nóc nhà đã mục' (phauthuatdk)
Tôi quay về, ngày ngắm lục bình trôi
Mặc nhân gian, mặc sự thế rối bời
Có nàng bên, tôi bật cười ha hả

Đóa phù dung
Chạm vào một đóa... phù dung
Đợi ngày, đợi tháng, nàng... mênh mông trời
Bơ kia chín quả dại khờ
Phù dung bên đó, chàng mơ bên này

Giọt sầu vội tan
Hương trời thả gió cuốn đi
Mưa thu giăng lối, miệt mài dáng em
Trên cao tít đỉnh mây mềm
Dáng em hạ xuống, anh thèm nụ thơm
Chiều nay tím thả giận hờn
Nắng đi, nắng ở, nắng mơn giọt sầu
Bao giờ tím ở nơi đâu
Tím xuyên qua nắng, giọt sầu vội... tan

Rộn ràng
Thu mơ chưa đến đã kêu... tàn!
Dòng sông lơ lửng, lục bình sang
Vói tay toan lấy, hoa đi mất
Còn lại bên ta, chỉ một nàng
*
Chiều vắng bên sông, gió nhẹ nhàng
Thấy nàng nho nhỏ, nỗi sầu tan
Cá động bên ao, nhìn em nói

Mưa đến xa xa, thấy… rộn ràng

Thu về ngang ngõ
Thượng đế đến rồi... thượng đế đi
Dòng sông chảy mãi tại chốn này
Lục bình êm ả trôi lờ lửng
Bướm vờn qua cửa, thoáng bay mau
*
Thu về ngang ngõ, thấy thuyền thơ
Ảo bóng hồng xinh, mây phủ mờ
Phải chi chiều xuống, ngồi bên tím
Hai tách cà phê, ai ngẩn ngơ...

Thuyền thơ
Tôi nghe có một nhà thơ
Mua thuyền để tối mà mơ mơ tình
Thuyền buồn dạo khúc loanh quanh
Cà phê sẵn có, nhắn tin đến liền

Tôi đứng bên sông
Tôi đứng bên sông, đau… ngắm cuộc đời
Đám lục bình vẫn sáng ngược chiều xuôi
Dòng sông đi, để mình tôi ở lại
Không có người, sao bỗng gọi: người ơi!
*
Sáng hôm nay, lục bình trôi ngược hướng
Một bóng hồng thấp thoáng, dáng cong vươn
Nàng hỏi tôi: anh vẫn vướng… ái tình?
-Anh không vướng thì còn ai mới vướng!
*
Hai con bướm bay vòng quanh trước ngõ
Chúng hẹn hò trong vũ khúc tình yêu!
Dáng cô liêu, cây dừa nước lặng sầu
Có nắng vàng lao xao qua ngọn cỏ
*
Dòng sông trắng, ôi dòng sông trắng xóa
Mắt nhòa nhòa, mơ tưởng bóng hình ai
Chiều dần xuống, lục bình quay chốn cũ
Bỗng giật mình, ta chỉ có mình ta!
---------
Ghi chú:

Bóng Hồng Quyền (NGLB tặng bạn PCT và Hải Minh)
Bóng hồng da trắng, đào hơ hớ
Chả có trong tay tí 'quyền' nào
Vươn tay, Dương Quá đầu bạc phếu
Nhấc chân, Châu Bá chạy có cờ (Châu Bá: Châu Bá Thông)
*
Nàng đi thoang thoảng mùi hương lạ
Lắc lắc đường cong... thái cực quyền
Tơ tưởng, Lệnh Hồ say nghiêng ngã
Thất tình, Vô Kỵ mê... đảo điên

Người đã đi 1 (NGLB tặng bạn Phan Châu Thanh)
Rượu đầy mấy hủ chưa buồn uống
Karao-ke mấy bản chửa cất lời
Hay đâu người đã về nơi ấy
Bỏ lại người nay bao ngẩn ngơ

Người đã đi 2 (NGLB tặng bạn Phan Châu Thanh)
Hôm qua đùa 'lão Bá Thông'
Chờ lâu vẫn thấy bạn không qua còm
Nghe tin anh Sáu, bàng hoàng (anh Sáu: saumietvuon)
Mới đùa đây đã... lang thang cõi trời.

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

594. Hồi ký: Người Tàu sang Việt Nam!

LTS: Tôi không có thì giờ nhiều để viết entry, vì thế 'Hồi ký' dưới đây, tôi sẽ viết nhiều lần. Và lưu ý rằng những suy nghĩ mà tôi viết ra ở đây chỉ có tính chất cá nhân.
Thượng đế đến rồi... thượng đế đi
Dòng sông chảy mãi tại chốn này
Lục bình êm ả trôi lờ lửng
Bướm vờn qua cửa, thoáng bay mau
1. Mở đầu
Vì vốn không phụ thuộc vào sách vở, tôi sẽ viết bài này theo trình tự cảm nhận một cách tự nhiên - những câu chuyện mà tôi 'gom' được khi ngồi uống cà phê/ngắm cảnh vật thiên nhiên, hay khi đi (ô-tô, xe đò) trên khắp mọi miền đất nước (kể cả nước ngoài), và với việc mang theo gói 'hành trang tư tưởng' là Phật, Chúa, Thượng Đế, Nietzsche, Hemingway, Aitmatov, Kim Dung, Bùi Giáng, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Đỗ Long Vân, Phạm Duy/Trịnh Công Sơn*... cùng với phong cách 'nói lên từ hiện thực bằng cảm nhận của trái tim' (mà không dùng tư liệu - việc này để dành cho các... học giả), tôi sẽ kể cho các bạn nghe là người dân đã nói/tâm sự những gì?, và tôi đã nghĩ hay suy nghiệm ra những gì?, về:
-người Tàu 'tốt' ở chỗ nào?
-tập đoàn 'ma giáo' Tàu có âm mưu hiểm độc* như thế nào?
-người Việt có những hạn chế/'tính xấu' gì mà không thể đưa đất nước ta trở thành một cường quốc?, 
v..v...

2. Nhân vật Quách Đình Thịnh và... cánh hồng Trung Quốc!
Ngày xưa, khi mới vào đại học (đầu năm học, tháng 9/1981), chúng tôi có đi học quân sự ở Thủ Đức. Tại đây, tôi có đánh nhau (giỡn) với 1 người bạn Tàu tên là Quách Đình Thịnh. Tôi dùng võ Vô-vi-nam, còn anh ta dùng võ Tàu, tôi đánh anh ta... sợ, chạy dài, hihi... Anh ta mặc áo sơ mi màu xanh lá cây nhạt, quần ka-ki (bộ đội), và mang giép râu, lại có tật nói 'đớt', trông anh ta hiền khô à!
Hai năm sau, tôi chuyển lên ở Quận 5 (gần Nhà máy bia Sài Gòn). Ở đây, chiều chiều, sau khi đi học về, tôi thường ra ngồi trước cửa và ngắm 2 vợ chồng người Tàu buôn bán. Họ có 1 cái bàn bán vé số và 1 cái tủ kính nhỏ (có bánh xe lăn) dùng để bán áo mưa, thuốc lá, kẹo cao su..., và tôi nhớ nhất là việc họ bán bánh Trung Thu (mà nhà tôi cũng có 1 phần quà, hihi...), trông họ hiền khô à!
Sau này, trên chuyến xe Phương Trang từ Sóc Trăng về Sài Gòn, tôi có... duyên được ngồi cạnh một cô gái Tàu (mà làm kỹ thuật cho 1 nhà ươm ở Đà Lạt). Trông cô ta trắng trẻo, khá 'dễ sương', tôi bèn làm quen, tâm sự và cho cô số điện thoại (ngờ đâu sau này cô chả gọi lại gì hết, híc..híc...), nhưng dù sao, trông cô ta cũng khá... hiền!
Rồi tôi có dịp đi Malaysia (1997, có ghé qua Singapore một tí). Tại Kuala Lumpur, tôi có đánh bóng bàn (đánh đôi) với 2 người Tàu..., họ trông có vẻ bình dân/vui tính lắm, và họ nói:
-Chúng tôi biết rằng dân Sài Gòn đánh bóng bàn giỏi lắm. (Họ chỉ biết tên 'Sài Gòn', chứ không biết tên 'TP HCM')
Rồi tôi có đi taxi, lái xe lại là 1 người Tàu, anh ta có nói:
-Ủa, tôi tưởng là ở Việt Nam vẫn còn có chiến tranh chứ! (tức là sau 1975, đến 12 năm!, mà nhiều người Malaysia vẫn nghĩ là VN... còn đánh nhau, vì mọi thông tin ở nước ta đều bưng bít đối với thế giới... tư bản!).
...Tôi cũng có sang Vân Nam* (bằng đường tiểu ngạch), ở đấy tôi chỉ gặp 1 lái xe người Tàu chở chúng tôi trên một chiếc xe lôi (là một chiếc xe máy, đàng sau có gắn một cái toa 4 chỗ ngồi, dành cho khách du lịch). Tôi có vào các khu chợ/gian hàng của người Việt, và trên đường tôi có 'nghía'... các cô gái Tàu, chả có cô nào có ấn tượng cả: gái Tàu (kể cả gái Hàn Quốc, Nhật Bản, tôi có gặp trực tiếp họ mấy lần rồi) đa số là... không xinh và không 'có duyên' bằng gái Việt đâu, thiệt đó, các bạn đừng có quá tin trên phim Tàu nhé, hihi...
Cũng cần nói thêm là các cộng đồng người Tàu ở hải ngoại (Malaysia, Singapore, Việt Nam (Chợ Lớn), Mỹ...) đã chọn quốc gia định cư làm quê hương thứ 2 của mình, chọn mưu sinh (buôn bán, hành nghề tự do...) làm lẽ sống*, thường thì họ không thích chế độ 'Mao' và cũng không muốn về lại Tàu, nên xét về mặt chính trị, thì người Hoa kiều khác hẳn với 'tập đoàn Tàu khựa' theo các dự án Tàu thâm nhập vào nước khác, mà 'nếu không nhầm', để thực hiện các mưu đồ... xấu!

  
3. 'Dự án 16 cầu' và nàng Củng Lợi đỏng đảnh
Do... số phận, tôi đi giám sát việc thực hiện dự án (các công trình đang thi công, nằm trong chuyên môn của tôi) ở ĐBSCL, như cơm bữa.
Cách đây mấy năm, tôi thường xuyên đi ô-tô dọc theo các tuyến đường từ Cần Thơ vào đến tận cuối Cà Mau/Kiên Giang, tất cả các cầu do bên chính phủ VN và quốc tế đều làm xong, chỉ trừ mấy chiếc cầu do các nhà thầu Tàu thi công (gọi là 'Dự án 16 cầu'). Tôi mới quan sát các chiếc cầu: nó hoang vắng như ở trên... mặt trăng, và chả thấy bóng một công nhân nào cả, tôi mới hỏi:
-Ủa, quái lạ, sao các nhà thầu Tàu lại dừng thi công nhỉ?
-'Dạ, nó tìm hết cách này đến cách nọ để trì hoãn việc thi công anh à', một cán bộ địa phương trả lời.
Dĩ nhiên là việc thi công những chiếc cầu 'Tàu' đó không thuộc quyền lực của 'đoàn' chúng tôi, nên tôi chỉ biết thế.
Mấy tháng sau, tôi lại đi 'thăm' cầu một lần nữa, nhưng mấy chiếc cầu 'Tàu' vẫn hoang vắng như trên sao Hỏa, còn chung quanh chúng chỉ có bóng... 'ma' mà thôi. Mấy tháng sau, tôi lại đi 'thăm' cầu, tình hình cũng im ắng y như vậy: các nhà thầu Tàu cố tình không thi công!
Ở đời 'sự bất quá tam', trên đường về tôi mới suy nghĩ:
-À, té ra là bọn Tàu cố tình muốn biến nước ta trở về thời kỳ... đồ đá!
Tôi không nói oan cho họ đâu, vì blogger Vũ Hoàng cũng nói như vậy: 'Thường tiền lệ của nhà thầu Trung Quốc đối với Việt Nam là: bỏ giá thấp, thi công chậm trễ, kéo dài, rồi yêu cầu đội vốn lên, đưa công nghệ lạc hậu vào, đưa lao động phổ thông vào nhiều, gây bất lợi cho Việt Nam' (boxitvn.blogspot.com), híc..híc...
Phát hiện ra... sự thật phủ phàng này, tức quá, tôi bèn rủ các cán bộ địa phương đi hát Karaoke, không may mắn thay, cái quán Karaoke này lại nằm ngay dưới 1 cái cầu 'Tàu' (ở Sóc Trăng), ôi, anh sáu Lèo gọi ở đâu mà 2 lần, có 2 em đẹp như tiên, thiệt đó, gái Sóc Trăng rất đẹp, trong đó tôi phong một nàng tên là 'Tiên Nữ' và một nàng tên là 'Củng Lợi'...
Tôi cũng được an ủi phần nào, nhưng... THAN ÔI, TÀU ƠI LÀ TÀU!
 

4. Tàu đến Tây Nguyên và dân... không thích
'Em ơi, có bao nhiêu 60 năm cuộc đời', tôi cũng gần tuổi đó rồi, hihi... Đại để tôi đã từng sống '6 cái 10 năm' ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hà Nội, miền Tây (ĐBSCL), Sài Gòn..., nhưng bây giờ ngồi nghĩ lại thì tôi biết Sài Gòn là nhiều nhất, còn Tây Nguyên thì biết ít thôi.
Người Tàu đã đến định cư ở Tây Nguyên từ hồi nảo hồi nào, tôi đâu có biết (có lẽ từ thời Bảo Đại hay Ngô Đình Diệm), họ tụ tập thành những 'xóm Tàu' nhỏ, ví dụ như ở đường Y Jút, Phan Bội Châu!, Đền Ông Cảo... (Ban Mê Thuột), Phố Ngụy Như (Kon Tum)...
Chuyện người Tàu đến Tây Nguyên cũng không có biến động gì nhiều cho đến khi xảy ra vụ 'Bauxite'. Với người dân thì thông tin về vụ này được rỉ tai nhau từ sau năm 2005, mà họ rất ngạc nhiên là:
-Tại sao ta không làm ăn với một nước phát triển nào khác mà lại làm ăn với 'bọn Tàu khựa'?
Tình hình càng căng thẳng hơn, khi mà vào thời điểm 2009-2010, làn sóng phản ứng ngầm từ người dân đã tăng lên cực đại, mặc dù 'theo khảo sát của báo Dân trí, có tới 93% số người được hỏi mong muốn dừng dự án' (wikipedia), nhưng theo các cuộc tiếp xúc với nhiều nhóm bạn bè/bà con (uống cà phê, uống trà, nhậu...) thì tôi thấy 100% 'những người này' không tán thành/không vui với dự án có yếu tố 'Tàu' này, trước mắt là họ không có lợi một tí nào từ dự án (trừ việc bị bụi bauxite, bùn đỏ làm hại sản xuất/ô nhiễm môi trường, đường sá bị hư hại thêm!)..., nhất là họ lập luận rằng:
-'Ai chiếm được Tây Nguyên thì sẽ làm bá chủ Đông Nam Á', chế độ miền Nam (trước 1975) mất Tây Nguyên nên đã mất tất cả,
và họ cho rằng việc cho 'bọn xâm lược' vào Tây Nguyên là 'cái dại nào cũng không giống cái dại nào', hihi...
Ngoài ra, người dân cũng rất khó chịu về việc các thương lái Tàu vào mua râu bắp non, lá điều, rễ hồi, lá tre, lá chè vàng (cây bắp/điều sẽ không sinh quả, cây hồi/tre sẽ héo tàn, triệt hạ vùng nguyên liệu cho các nhà máy chè), mua đất đai vùng biên giới từ những người 'nông dân nghèo đói, dại khờ' (thường với thời hạn 50 năm)..., họ gọi các thương lái này là các 'tình báo' Tàu mà đã len lỏi vào tận các ngõ ngách bí mật/tế nhị của đời sống cộng đồng hay thế giới 'tâm linh' của họ...


5. 'Cái Bang' Tàu... lang thang khắp nơi
Hôm nay, tôi vô tình đọc được 1 câu cũng... lý thú, các bạn hãy nghe cảm tưởng của ông Vũ Cao Đàm nghen: 'Tất cả các triều đại Đường, Nguyên, Tống, Minh, Thanh, chưa có bất kỳ một triều đại nào trước Triều đại cộng sản Trung Hoa sử dụng những biện pháp tồi tệ như vậy với Việt Nam. VN đã đối đầu với những đế quốc lớn, đã đối mặt với đủ loại thủ đoạn tàn bạo của nhiều loại đế quốc, nhưng có lẽ đây là ngón đòn xâm lược thâm hiểm và bẩn thỉu nhất của một loại đế quốc mới nổi: Đế quốc Trung Cộng' (vietlist.us)... 
Trước đây, tôi cũng không để ý đến vụ này lắm, NHƯNG...

Tết năm nay, tôi có về Bắc chơi, trên đường đi, tôi có ngủ lại ở Quảng Trị. Rất sớm vào sáng hôm sau, tôi lại tiếp tục lên đường ra Bắc... Bỗng tôi thấy trên đường đi, trên một đoạn đường dài khoảng 2km, có rất nhiều cửa tiệm với các bảng hiệu bằng tiếng Tàu, lúc đó trời chưa sáng rõ, trên đường không có 1 bóng người qua lại, tôi tưởng là mình đang nằm mơ (sau này tôi mới biết là mình đi ngang qua Khu phố Tàu ở Vũng Áng* - Quảng Bình). Lúc đó tôi có một cái cảm giác thấp thỏm, lo âu, mơ hồ không thể nào tả nỗi, mà tôi chỉ biết dấy lên trong lòng tôi 'khúc nhạc sầu'...
Thời gian trôi qua, bỗng tôi nghe nói đến vụ lình xình (vụ Nhà máy nhiệt điện 3) về việc đưa 2100 công nhân Tàu vào Trà Vinh - một tỉnh cổ kính đầy thơ mộng, tôi lại tiếp tục bàng hoàng...
Rồi, gần đây, blogger Giáo Làng có vào 'nhà' tôi và bình một câu như sau:
-Chỗ của Giáo (Phan Rang!) đã có con ngựa thành Troia rùi đó anh ui. Nhà máy nhiệt điện ven biển chỉ toàn là người TQ. Họ không nhận công nhân người Việt. Đến một lúc nào đó xảy ra chiến sự, thì nội công ngoại kích của họ sẽ khiến mình lao đao lắm đây!’ (lời bình trong entry ‘Vương Chiêu Quân', blogspot)…
...Nay tôi không có nhiều điều kiện để đi khắp cả nước nữa, mà đã có người đi thay cho tôi, đó là ông Vũ Cao Đàm* và Ngyễn Thanh Quang* (xem đường dẫn bên dưới). Ông Đàm mô tả:
Trên đường phố và sân bay Việt Nam hôm nay tràn ngập người Trung Quốc. Tôi vừa ngồi ở sân bay Đà Nẵng. Tôi đến hơi trễ, hỏi anh bạn ngồi bên phải tôi: ‘Máy bay Hà Nội gọi vào chưa?’, thì nghe câu hỏi lại bằng tiếng Tàu:
-‘Shen ma?’ (Cái gì?). Tôi quay bên trái hỏi, thì lại nghe ‘Shen ma?’. Tôi quay phía sau hỏi, lại thấy:
-‘Ni shuo shen ma?’ (Ông nói cái gì?)…  
Tôi ngỡ ngàng, tưởng mình lạc vào sân bay Bắc Kinh...; còn ông Quang viết:

Trong bữa nhậu tối, thằng cả - chủ 2 cửa hàng bán áo quan khá nổi tiếng ở Đồng Hới - hỏi:
-Sao hôm nay đi chơi về mà chú im lặng thế, chú mệt à?
-Ồ không! Chú đang sắp xếp lại cho bài viết về Vũng Áng - Tôi trả lời.
-Có gì hay ở đó mà chú viết? - Thằng Ba, chủ một hàng bán giải khát và bánh bột lọc Huế tò mò.
Tôi nói sơ qua cảm nhận của mình trong chuyến đi. 13 đứa cháu cả dâu lẫn rể nhao nhao tỏ thái độ. Giầu như thằng cả, có của ăn của để như thằng 3 tỏ thái độ bất cần; những đứa còn lại vẫn phải lo “chiến đấu” để làm giầu thì phản ứng dữ dội, lo lắng cho cái vận nước tương lai...
Trước khi tập trung vào cuộc nhậu, thằng 2 nửa hỏi nửa than:
-Ngu chi ngu rứa chú hè...

ÔI, TÔI HẾT BÀNG HOÀNG RỒI LẠI BÀNG HOÀNG...

6. Vụ giàn khoan Haiyang Shiyou-981 và ‘thất bại ngoạn mục…’
Cụm từ ‘thất bại ngoạn mục’ (đầy đủ: Sự thất bại ngoạn mục của Trung Quốc tại Biển Đông) là do blogger HaHanGiang (từ Bangkok) dịch từ cuốn 'The South China Sea: the struggle for power in Asia, của Bill Hayton, sắp xuất bản, trong đó có câu: ‘Dù là ở góc độ nào, thì cuộc phiêu lưu hút dầu của Trung Quốc tại vùng biển Nam Trung Hoa cũng là một thảm họa. Không có tí dầu mới nào đến tay người tiêu thụ Trung Quốc, không có thêm tấc lãnh hải nào được công nhận và lợi thế khu vực lại được trao tay Mĩ. Sự nhất quán của Asean được giữ vững và vị thế của các lực lượng “thuận Bắc Kinh” tại các nước trọng yếu, rõ nhất là Việt Nam, đã suy yếu nghiêm trọng. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã được chứng minh là vô dụng. Làm thế nào mà mọi thứ lại thê thảm như thế? (theo saigondiemtin.blogspot.com).
Hôm đó, tôi vô tình đọc được bài viết: 'Hiểm họa Trung Cộng và bài học Phần Lan hóa' của Trần Trung Đạo, mà tôi thấy là có nhiều phân tích đơn giản nhưng rất hay, xin ghi nhận một đoạn: ‘Về đối ngoại: Phần Lan theo đuổi một chính sách đối ngoại rất mềm dẽo, nhân nhượng, không làm mất lòng Liên Xô, trung lập. Liên Xô trong thực tế không xem Phần Lan như là một nước Trung lập đúng nghĩa mà luôn xem quốc gia này phụ thuộc vào các chính sách đối ngoại phát xuất từ điện Kremlin… Về đối nội: Loại trừ các thành phần lãnh đạo quốc gia có khuynh hướng chống Liên Xô và ủng hộ các thành phần thân Liên Xô... Liên Xô duy trì mối quan hệ mật thiết với các chính khách thân Liên Xô…, có quyền phủ quyết các chính sách của Phần Lan và can dự vào nội bộ Phần Lan… Về văn hóa giáo dục: Để vừa lòng Liên Xô, Phần Lan áp dụng chính sách tự kiểm duyệt, tự kiểm soát và thân Liên Xô. Chính phủ Phần Lan ngăn chận các phương tiện truyền thông có cái nhìn tiêu cực về Liên Xô…. Về quốc phòng: ‘Hiệp ước Hữu Nghị Hợp Tác Phần Lan - Liên Xô 1948’ quy định Phần Lan phải có trách nhiệm chống lại các lực lượng thù địch của Liên Xô khi các lực lượng này tấn công Liên Xô ngang qua ngã Phần Lan và nếu cần sẽ kêu gọi sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô. Phần Lan không được liên minh quân sự với một quốc gia thứ ba. Điều này do Liên Xô đặt ra để giới hạn Phần Lan gia nhập NATO giống như trường hợp Đan Mạch và Na Uy. Trước đó, trong hiệp ước ký kết giữa hai nước, Phần Lan đã nhường 10 phần trăm lãnh thổ cho Liên Xô... (theo basamnews.info, đường dẫn bên dưới).
Đúng vậy, vụ ‘giàn khoan Haiyang Shiyou-981’ lại là một cơ may chưa từng có cho người dân Việt và là một sự thất bại thê thảm chưa từng có của TQ trong thời đại @, thậm chí là trong suốt chiều dài lịch sử TQ. Tại sao? Tại vì nhờ ‘nó’ mà 90 triệu người Việt (thậm chí cả thế giới) thấy rõ hơn bao giờ hết bản chất thối tha của triều đình TQ, mà cho dù họ có giải thích 1000 năm hay hơn đi chăng nữa, thì người Việt cũng chẳng bao giờ tin họ một hạt bụi nào.
‘Tuy nhiên, entry này không nhằm đi sâu vào vụ việc đã nói, vả lại tôi bận lắm, tôi sẽ xử lý 'nó' trong các entry sau, thân’ (lời bình bên dưới), nên tôi sẽ tiếp tục viết thêm về vụ Khổng Tử vậy.

7. Xử lý ‘vụ Khổng Tử’
Ông Khổng Tử cũng được xếp loại... khá (cười), ví dụ như mấy câu sau đây mà tôi đã 'gom' được trong đời: 'Dư dục vô ngôn, tứ thời hành yên, vạn vật dục yên, thiên hà ngôn tai' (tạm dịch: ta không muốn nói nữa, bốn mùa êm trôi, vạn vật đua nở, kìa như trời đất có nói gì đâu), 'Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân' (Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác), 'Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ (thời gian đi qua như dòng nước chảy, ngày đêm không ngừng), nhiều nhiều lắm... Chu choa ơi, hay quá đi chứ, 'vĩ đại' quá đi chứ! Thế là vô số người vội mang những danh ngôn này đi truyền bá khắp nơi, thậm chí còn mang cái tượng ông Khổng Tử về để chình ình ở trong... nhà. 
NHƯNG... 'Hệ tư tưởng Khổng Tử đã làm dân tộc Trung Quốc bị chìm đắm trong 2000 năm trường trung cổ/kìm hãm sự phát triển của TQ trong 2000 năm', câu này nhiều người biết, và nếu không nhầm thì đó là lời phát biểu của 'Mao'; câu 'kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân', mặc dù được ông Dale Carnegie (người Mỹ) ngưỡng mộ, nhưng vì 'háng' không rộng, nên ông chỉ dịch thoáng là 'How to win friends and influence people' (Làm thế nào để chinh phục lòng người), hay còn được hình dung rất ngắn gọn là 'Đắc nhân tâm' (Nguyễn Hiến Lê); 'Tôi cũng có những phát biểu hay như Khổng Tử, nhưng vì Khổng Tử nổi tiếng, nên người ta trích lời của ổng chứ không trích lời của tôi' (ẩn sĩ bên bờ sông Sài Gòn), ha..ha..ha... 
THẾ MÀ... triều đình TQ lại đem cái hàng 'sida' hay 'second-hand' này... thải sang VN, một phần, tôi có nghe nói là họ định thông qua cái Viện Khổng Tử gì gì đó, những trước đây, cũng với ý đồ đó, họ đã bị ông Lý Quang Diệu - khi mới vừa ngồi lên ghế Thủ tướng - đã từ chối thẳng thừng: 'Các ông muốn truyền bá Khổng Tử/tiếng Tàu ở nước tôi (Singapore) thì hãy bước qua tôi trước đã'... Còn tôi và các bạn tôi, ở quán cà phê, thường nói: 'Không cần ông Khổng Tử, tôi vẫn viết được entry này như thường', ha..ha..ha...
Cuối cùng, tôi không nghĩ là mình làm thơ hay, nhưng chí ít là tôi cũng tự suy nghiệm ra một cái gì đó từ thế giới tự nhiên mà không cần ông Khổng Tử đứng... lù lù bên cạnh:

Tôi đứng bên sông, đau… ngắm cuộc đời
Đám lục bình vẫn sáng ngược chiều xuôi
Dòng sông đi, để mình tôi ở lại
Không có người, sao bỗng gọi: người ơi!
*
Sáng hôm nay, lục bình trôi ngược hướng
Một bóng hồng thấp thoáng, dáng cong vươn
Nàng hỏi tôi: anh vẫn vướng… ái tình?
-Anh không vướng thì còn ai mới vướng!
*
Hai con bướm bay vòng quanh trước ngõ
Chúng hẹn hò trong vũ khúc tình yêu!
Dáng cô liêu, cây dừa nước lặng sầu
Có nắng vàng lao xao qua ngọn cỏ
*
Dòng sông trắng, ôi dòng sông trắng xóa
Mắt nhòa nhòa, mơ tưởng bóng hình ai
Chiều dần xuống, lục bình quay chốn cũ
Bỗng giật mình, ta chỉ có mình ta!


8. Người Việt là... nhất, huhu... 
Thôi thôi, tôi chỉ viết chừng đó thôi, tôi chưa đọc cuốn sách nào nói về cái hạn chế/'tính xấu' của người Việt, nói vậy chứ cũng có ít nhất là vài cuốn/bài: đó là cuốn 'Cơ sở văn hóa Việt Nam' của Trần Ngọc Thêm, 'Bài thuyết trình năm 2005' của Đặng Lê Nguyên Vũ, (lưu ý rằng các sách/bài viết này có bị 'phê phán' trên mạng), và một số bài viết của... tôi trong blog này như 'Chuyện ngụ ngôn về con kiến thành công', 'Chuyện con rùa 2000 năm', 'Chuyện con rùa và tứ thư ngũ kinh', 'Con bọ ngựa siêu tuệ', 'Hùng John và phát biểu 'người VN có tính thụ động', 'Tính cộng đồng là đúng hay sai', 'Câu cằm rằm của ông Thánh Bút', 'Thiên hạ đệ nhất chém gió', 'Chém gió đại sư'...
Xưa nay, người ta rất thường cho rằng người Việt có những đức tính như: anh hùng, thông minh, cần cù, dũng cảm, thật thà, trung hậu, đảm đang..., mà suy cho cùng thì họ chả thua gì... thượng đế, nên thượng đế nghe báo cáo xong cũng phải tức lên mà... khóc, vì hôm đó, Ngài có đi qua vùng ĐBSCL, nghe người miền Tây hò rằng:
-Miền Tây có bốn thằng 'Giang'
Thằng Kiên, thằng Hậu, thằng An, thằng Tiền (Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang và Tiền Giang)
Ngài vui lắm vì có thêm thông tin mới, nhưng người miền Bắc lại ngâm tiếp:
-Nước ta hình chữ ét-sì
So với thế giới cái gì cũng hơn
Ngài xịu mặt xuống, rồi có một ông người Indonesia hay Malaysia nào đó, nói xầm xì với người kế bên rằng:
-I have a question: Why Vietnamese just go, but they don't see? (Tôi thắc mắc quá đi, tại sao người Việt chỉ biết đi, chứ họ không biết nhìn? (ý nói óc quan sát/tầm nhìn)
Thượng đế đang phân vân chưa hiểu, thì anh thông dịch viên lại báo cáo rằng:
-Rắn ở Úc là độc nhất thế giới, còn rắn ở VN chỉ đứng hàng thứ nhì thôi, nên khi đến VN, Ngài không phải sợ rắn, vì rắn ở đây giết người thì ít, còn người giết rắn thì nhiều...


Đến đây thì Ngài bỗng nổi khùng lên và nói:
-HẢ!!!, chúng dám cướp quyền tạo hóa?

HẾT.
---------
Ghi chú (theo thứ tự A, B, C...):
* Âm mưu hiểm độc: tôi cũng biết rằng hiện nay thế hệ trẻ rất cần các cuốn sách nghiên cứu chi tiết về vấn đề này (của Tàu) và cần được công bố rộng rãi, tôi cũng tiếc thay là ở ta nghe nói có rất nhiều 'nhà sử học' (???) mà không biết cả đời họ nghiên cứu cái gì chứ không phải cái này!!!
* Giàn khoan Haiyang Shiyou-981: Tôi nghĩ là ta nên dùng cụm từ ‘giàn khoan Haiyang Shiyou-981’ thay vì 'giàn khoan Hải Dương-981’, hay ‘giàn khoan HD-981’, vì nó có thể không có hiệu lực về mặt pháp lý quốc tế!
* Lẽ sống: Lý Tiểu Long - trong phim 'Lý Tiểu Long truyền kỳ' - bị trục xuất ra khỏi môn phái, đã có lần bị 1 đồng môn (người Tàu, bên Mỹ) dùng một khúc cây to đánh lén đàng sau lưng, suýt chết, sau đó phải nằm viện nửa tháng (vì anh dám truyền bá võ thuật Trung Quốc cho người Mỹ); còn cái chết bí mật của anh (năm 1973, bên Tàu), nếu không nhầm là do các thế lực bên Tàu hãm hại (anh đã từng bị 20 võ sư Tàu xúm lại tấn công, và mối mâu thuẫn giữa anh và Hội Tam Hoàng là không thể bỏ qua...).
* Nguyễn Thanh Quang: http://ngthanhquang.blogtiengviet.net/2013/05/02/ngu_chi_ngu_rarca
* Phạm Công Thiện: tôi không đánh giá cao ông PCT về mặt tính cách, như vô cùng cực đoan, tự cao tự đại..., nhưng không vì thế mà tôi không coi ông là một nhân tài (tôi cũng không đồng ý với Nguyễn Du khi ông mang 'Kim Vân Kiều truyện' (của Thanh Tâm Tài Nhân) ở bên Tàu về nước và phổ thành tập thơ 'Truyện Kiều', vì ta có thể dễ dàng trả lời là Hồ Tôn Hiến, Từ Hải, Hoạn Thư..., nhất là, 'Thúy Kiều là người nước nào?', dĩ nhiên là ông không có lỗi khi sống trong một thời đại mà chế độ lại sùng bái Tàu, nhưng hiện nay thì rất... kẹt, vì nghe nói là có lần tác phẩm 'Truyện Kiều' của ông được đề xuất cho 1 giải quốc tế nào đó, thì bọn Tàu bảo: 'đó là tác phẩm của chúng tôi' (???).
* Tàu: theo một số giả thiết thì chữ Tàu xuất phát từ tên gọi 'chiếc tàu' vì người Tàu (xưa, do buôn bán hay thua trận, bị đuổi giết...) thường di chuyển đến các vùng bờ biển/đảo của Việt Nam (như Phú Quốc, Sóc Trăng, Hội An chẳng hạn) bằng đường biển; còn tàu khựa, thì 'tàu' = tào, trong chữ Tào Tháo (vì thời 'Tam Quốc', dân ta thỉnh thoảng có qua lại làm ăn với nước Ngụy của Tào Tháo, và gọi họ là người 'Tào'), 'khựa' = hơi bẩn, tạm hiểu là như vậy. 
* Trần Trung Đạo: http://basamnews.info/2014/08/06/2836-hiem-hoa-trung-cong-va-bai-hoc-phan-lan-hoa-finlandization/
* Vân Nam: giáp tỉnh Lào Cai, là nơi mà đứng từ bên này bờ sông (Hà Khẩu), ta có thể ném đá sang tới... Trung Quốc; Vân Nam nói riêng, và các tỉnh ở Trung Quốc nói chung, vào ban ngày (giờ hành chính), đường sá rất vắng vẻ, hầu như không có một bóng người, không có xe tải chày trên đường, trừ vài chiếc xe con hay xe buýt (à, lúc đó, khoảng 2002, hàng hóa bên Tàu rẻ hơn bên ta từ 10-20%): họ đã tiến đến một xã hội công nghiệp khá cao, điều này minh họa cho việc họ có GDP bình quân trên đầu người là 6000 USD/năm, lớn hơn ta gấp 5-6 lần (VN: khoảng trên 1000 USD), nếu chưa kể đến những rắc rối vô vùng trong nước/nội bộ triều đình của Tàu, thì điều này vốn cũng không có gì là... lạ.
* Vĩ nhân: tôi cứ giả sử rằng VN hùng mạnh như Mỹ và giả sử tiếng Việt là ngôn ngữ quốc tế, thì dĩ nhiên là các ông/bà như Trần Nhân Tông, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Bùi Giáng, Nguyễn Duy Cần, Phạm Công Thiện, Đỗ Long Vân, Phạm Duy/Trịnh Công Sơn... sẽ được người ta xem như là các vĩ nhân (hihi...), ngặt nỗi nước ta hiện nay đang là một nước 'nhược tiểu', nên người ta không quan tâm (xem phần nói về Malaysia, bài này), hay không muốn nghe/đọc, mà có muốn cũng không được (vì vấn đề ngôn ngữ). Nhưng, cái gì của Ceasar sẽ được trả lại cho Ceasar, nên tôi tin rằng lịch sử sẽ trả lại công bằng cho các 'vĩ nhân' Việt, trong một thời gian không xa, ít nhất là trong thế kỷ này.
* Vũng Áng: Khu kinh tế Vũng Áng là 1 trong 5 khu kinh tế trọng điểm của cả nước… có tổng diện tích 22.781 ha ở phía Nam huyện Kỳ Anh, tiếp giáp ranh giới tỉnh Quảng Bình... có bờ biển dài hơn 40 km, cũng là nơi hội tụ dãy núi Hoành Sơn tiếp giáp biển để phát triển du lịch sinh thái… "Với trình độ Hạ sĩ trinh sát như tôi (Nguyễn Thanh Quang) chỉ có kiến thức quân sự vớ vẩn là đi góc phương vị, đo độ cao, đo khoảng cách bình địa, ghi nhớ bản đồ thực địa để về đắp sa bàn cho cán bộ tham mưu nghiên cứu, phục vụ trận đánh, cũng có thể hiểu ra những điều đơn giản nhất: Toàn bộ biên giới phía Nam của Trung quốc (TQ) đã được ăn sâu vào các tỉnh Lạng sơn, Cao bằng… với những Hợp đồng cho người TQ “trồng rừng"; Cao nguyên chiến lược Tây nguyên thì hàng ngàn người TQ vào làm “bô xít”; biển Đông thì gần Hải Nam (trung tâm Hậu cần), lại có thêm Hoàng sa (TQ gọi là Tam sa) làm căn cứ tiền duyên; cách Lào và Đông Bắc Thái lan chỉ có 140 và 270 cây số (TQ mà “thu phục” Lào, Thái thì đâu phải là việc khó); “Căn cứ” nằm giữa lòng địch Formosa lại quá hiện đại, có cảng nước sâu cho tầu chiến, tàu ngầm, có nhà máy điện, có nơi chứa vài sư đoàn… thêm tiềm lực quân sự Hải, Lục, Không quân ngày càng hùng mạnh của một nước có tiềm lực kinh tế đứng thứ 2 Thế giới. Kinh nghiệm, hiểu biết toàn bộ về Việt nam như nằm trong lòng bàn tay...". (theo Nguyễn Thanh Quan, blogtiengviet)
* Vũ Cao Đàm (GS): http://www.vietlist.us/SUB_Reader/reader134.shtml
* Vụ Bauxite: Theo tài liệu của Liên Xô để lại, Tây Nguyên có trữ lượng bô-xít khoảng 8 tỉ tấn. Từ đầu những năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã đưa chương trình khảo sát khai thác bô-xít trên Tây Nguyên vào chương trình hợp tác đa bên với khối COMECON… Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là một loạt các dự án khai thác mỏ bô-xít ở khu vực Tây Nguyên, dự án này đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau trong dư luận, báo chí, Quốc hội. Các ý kiến chủ yếu xoay quanh vấn đề an ninh, quốc phòng, hiệu quả kinh tế, hậu quả xã hội, tác động đối với môi trường sinh thái, công nghệ TQ lạc hậu, việc sử dụng lao động phổ thông TQ tại khu vực Tây Nguyên trái với Luật lao động Việt Nam… "Một trong các quan ngại lớn trong dư luận là sự tham gia của hàng ngàn người TQ tại địa bàn Tây Nguyên, nơi có vị trí chiến lược to lớn về an ninh, quốc phòng…". (theo wikipedia)

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

593. Đối thọai với... thượng đế

1. Nửa bộ óc ‘tình yêu’ của con người
Có 1 nữ bác sĩ tên là Taylor, chuyên nghiên cứu về bộ óc của con người. Một hôm, khi cô ta đang ở trong bồn tắm thì thình lình bị ‘xuất huyết não trái’ và… ngã xuống. Cô chỉ kịp nhấc tay lấy cái điện thoại và chỉ bấm được vài con số, rồi cô không còn biết gì về thế giới bên ngoài nữa, mà thấy mình đang trôi bồng bềnh, êm đềm trong đại dương một cách vô cùng hạnh phúc…. Tại bệnh viện, cô có nhận biết, và chỉ còn chút năng lượng cuối cùng, nhưng các bác sĩ cứ hỏi liên tục, làm cô nghĩ rằng họ là ‘những tên ác nhân’... Sau đó, nhờ 'thượng đế' (mẹ của nàng) chăm sóc, cộng với sự kiên trì luyện tập trong suốt 7 năm, nàng đã trở lại thành người bình thường, và nàng kể lại cho cả thế giới biết về câu chuyện trên đây:
“Đến cuối buổi sáng hôm ấy, ý thức của não bộ còn lại - não bộ phải - đã đưa tôi sang một vùng nhận thức mới: tôi đã trở thành một với vũ trụ. Từ đó tôi mới hiểu được rằng tại sao với bộ óc vật chất này, người ta có thể đạt đến sự hiểu biết về những điều “thần bí” và “siêu hình”… Cả đời mấy mươi năm, lúc nào tôi cũng nghe não bộ trái của tôi “báo cáo” từng chi tiết về đủ thứ chuyện… thì nay, những việc làm bận rộn đó đã biến đâu mất… vì trung tâm ngôn ngữ ở bán cầu não trái đã bị tê liệt, tôi không còn liên lạc được với mọi ký ức trong đời nên tôi không còn biết “tôi là ai”... Tôi chỉ còn một cảm giác thanh tịnh, hạnh phúc và cực kỳ an lạc. Tôi như hòa làm một với vũ trụ, và cảm giác đó làm tôi thích thú vô cùng. Tới đây thì gần như tôi không còn ý niệm về không gian ba chiều vật chất ở quanh tôi. Tôi đứng trong bồn tắm, lưng tựa vào vách, nhưng không còn khả năng phân biệt thân thể và tay chân tôi có giới hạn tới đâu. Tôi có cảm giác toàn thân tôi là một khối chất lỏng hòa tan với mọi vật thể chung quanh. Khối lỏng của cơ thể tôi trở nên nặng nề, và năng lượng trong người dường như tan biến mất” (Jill Bolte Taylor).
*
Bộ óc con người có 2 phần: phần não bên phải ghi nhận thông tin một cách tổng thể, ‘thuần phác’/nguyên thủy, tự do, hài hòa, sống động mà có thể đầy thi tính và đầy tình cảm, rồi chuyển thành các ‘ấn tượng’, ví dụ:
Mỗi bước chân em, sen rơi từng đóa
Ta đỡ gót chân, xáo động lòng tà
Hương em rơi xuống, hồn ta rên rỉ
Chẳng biết gì, vội chết cõi thiên thai;
còn phần não bên trái dùng để tiếp nhận các thông tin đó, rồi tổng hợp, hệ thống hóa/xử lý và đưa vào ngăn nắp, hay nói cách khác là nó ‘phân biệt’ và phê phán các thông tin đó… (xem chú thích bên dưới).
Thật vậy, về phương diện đang nói, não phải của con người rất khác với não trái, hay nói một cách nôm na, não trái là đối tượng 'tha hóa' của não phải. (Trước đây, nhà phân tâm học Freud và nhiều GS/bác sĩ nổi tiếng khác cũng đã nêu lên phát kiến này, nhưng chưa được thử nghiệm bằng bản thân như vị bác sĩ này).
Các nhà sư/đạo sĩ/thiền sư (ngồi thiền) hai mắt nhìn tập trung vào một điểm, các động tác yoga với các tư thế kỳ lạ, các tín đồ quỳ im lặng trước tượng Chúa hay liên tục niệm a di đà (Phật, với xâu chuỗi hạt)… đều nhằm mục đích đưa các ‘làn sóng tư duy’ của mình chảy ngược về não phải.
Tại sao con người luôn ca ngợi tình yêu? Vâng, con người có xu thế hướng về tình yêu, vì nó hầu như không mang tính phân biệt (trí tuệ, não trái) mà đưa con người đến một thế giới hòa hợp, êm ái/dịu ngọt (vô tuệ, não phải), còn sở dĩ tình yêu tiến đến hậu quả đắng cay, đau khổ hay tuyệt vọng, vì sau khi yêu nhau một thời gian, con người bắt đầu dùng trí tuệ để phân biệt đúng-sai (lỗi-phải), tốt-xấu, lợi-hại…
…Thoạt phân tích, dường như ai cũng nghĩ rằng Napoleon thích làm bá chủ của loài người/được mọi người thần phục, đó là y bị cái ‘vô minh’ (hạnh phúc ảo, bên não trái) lôi cuốn đến cuồng si một thời gian thôi, nhưng sâu xa trong lòng, y lại vô cùng muốn được yêu thương (hạnh phúc êm đềm, bên não phải), và cuối đời, y lại thần phục trước một thiên thần bé nhỏ, đó là cô bé Betsy mới có 13 tuổi. Hitler cũng vậy, mọi khát vọng ảo của y về bá chủ thế giới (bên não trái) đều bị tan tàn thành mây khói, cuối cùng, trước khi chết, y lại yên tâm chết ‘cùng’ người yêu (bên não phải). Còn hôm nay, 4/8/2014, đài truyền hình đang cho ra mắt bộ phim ‘vitamin tình yêu’…
…Các tham vọng của con người chủ yếu được hình thành từ não trái mà có thể dẫn đến bị ‘tẩu hỏa nhập ma’. Đặc biệt, các người già, khi qua tuổi tri-thiên-mệnh, thường dần dần nghĩ lại về quá khứ mà hối hận hay tự hào (cách mạng, chẳng hạn), thậm chí dẫn đến hoang tưởng về nó. Nếu quá khứ đó là hiền lành thì tốt, ngược lại nếu quá khứ đó là ác, mà qua 50 tuổi, nếu ai đó không lo tu tâm dưỡng tính/làm điều thiện, thì các ‘ma chướng’ được lưu lại bên não trái sẽ dần dần trỗi dậy, mà khi trí nhớ càng mất, họ càng khó tính/bẩn tính, thậm chí lẩm bẩm hay chửi rủa những câu nói đầy ác tâm, mà rất không may cho ai trước khi chết không điều khiển dược hành vi của mình mà có những hành động quậy phá dữ dội: hãy cẩn thận!
Tóm lại, nếu không nói đến chuyện thiên đường/niết bàn hay các phép mầu thần thông quảng đại và nếu nói về mặt vật lý, thì việc tu luyện dưới gốc cây bồ đề của đức Phật cũng gần với nghĩa này. Các thiền sư tập luyện cũng là để hạn chế hoạt động ‘trí-tuệ’ của phần não trái, để hướng về hoạt động ‘không-trí-tuệ’ của não phải mà con người tiến đến một trạng thái êm đềm/tự nhiên tự tại (‘vô vi’). Ngoài ra, các khát vọng đến với ‘thượng đế’ của các trường phái khác nhau, thiết nghĩ, nếu không kể đến khái niệm ‘thần’, thì cũng không quá xa với phát hiện trên.

2. Đối thoại với thượng đế
Dưới đây là vài đoạn hội thoại với thượng đế (hư cấu) mà chúng có liên kết và giải thích cho…. các lập luận nói trên, các bạn kiên nhẫn đọc nhé (cười).

Mơ ước sống trong 1 đại dương êm đềm
-anh mơ ước sống trong 1 đại dương êm đềm, nhưng ngài lại đưa anh... núi lửa: người đời 'đòi hỏi' anh quá nhiều, nói chung là số phận anh như vậy, đi đâu cũng bị... ăn hiếp, suốt đời, huhu...
-ghét của nào trời trao của ấy mà, … phải chấp nhận trả giá
-câu nói trên là toàn bộ ước mơ của anh, và anh kg thể nói với ai được
… anh có gặp may 1 tí, hi..., anh yêu thế giới tự nhiên (= thượng đế), dĩ nhiên là anh có sai, nhưng sau đó anh kịp dừng, hú vía
-anh sai kiểu gì? nói cho em tham khảo được k?
-anh ‘thường’ dẫn đến ĐÚNG SAI, nhưng suy nghĩ thật lâu, anh thấy rằng thượng đế kg phải vậy, từ đấy dẫn đến các kết luận ‘vô thường’ của anh, … cứ cho đó là niềm hạnh phúc của anh, mặc dù anh kg có những thứ khác, cám ơn ngài
-uh, thượng đế thì không có đúng sai, đúng sai là chuyện của con người, em thấy anh là một trong những người tu học nghiêm túc đó...

Từ địa ngục lên thiên đường
-đây là lần đầu tiên anh cám ơn ngài, hihi...
-lần đầu tiên? uh, em nhớ rồi, anh giận thượng đế, còn trách ngài kẹt xỉ, ngài ‘bắt anh đi bộ hàng trăm cây số mà chỉ cho anh có gói mì tôm’, anh suy nghĩ lại rồi tăng lên thành một thùng mì tôm cho đỡ mất mặt ngài, ha ha
-như vậy là... nhân đạo lắm rồi, hihi...
-thượng đế hẳn là thích những kẻ như anh đó, nhưng anh cũng tham quá cơ, vụ này em không bênh anh được
-hehe, anh sẽ tặng cho ngài một... xe mì tôm
-vẫn còn ít đó
-trời, hào phóng quá rồi, nếu có em nữa thì một máy bay... mì tôm, hehe...
-uh, thế thì lần này ước mơ của anh khiêm tốn hơn rồi, ngài sẽ cho anh hẳn mười máy bay mì tôm
-chắc là ngài đang giận anh...
-anh quá bất công với ngài, trong khi lúc nào ngài cũng công bằng, … em đã từng nhận xét là anh chưa được thuần phác, anh còn nhớ chứ? anh vẫn còn so đo tính toán với thượng đế, nhưng thượng đế siêu hình hơn thế, là ảo cảnh vô giá, sao chỉ bằng một gói mì tôm thôi?
-trùi, gói mì tôm hôm nay khác hôm trước đấy nhé
-khác sao?
-hôm trước là 'nói móc', hôm nay là tặng thiệt, như vậy là từ địa ngục lên thiên đường đó...

Hai con đường
-anh hỏi em 1 câu, em giúp anh thật chính xác nghen
-nếu đủ khả năng
-có 2 con đường: 1.con đường này có thể làm ra ít tiền để sống, nhưng thượng đế hoàn toàn kg ủng hộ, 2.con đường 2 kg rõ như thế nào, nhưng ngài luôn dang rộng vòng tay (= welcome), anh đã quyết định chọn con đường 2
-tất nhiên là em ủng hộ anh
-anh cho rằng con đường nào mà ngài 'welcome' thì sẽ có tất cả, anh nghĩ có đúng k?
-đúng, nếu anh đừng so đo như là tính số... mì tôm, hì hì…, … em ủng hộ anh, vì anh đang trên đường tới chân lý, nếu ta biết rõ trước thì không phải là có thượng đế dẫn
-tức là sau này, anh kg hề cầu xin người khác bất cứ cái gì, anh chỉ đi đến nơi nào thượng đế mở rộng vòng tay
-uh, trừ khi thượng đế bảo anh phải cầu xin, đôi khi ngài muốn đánh gục sự cao ngạo của chúng ta
-em biết vì sao anh rút ra (kết luận) như vậy k? 1.anh đi xin (việc làm), bị hất hủi, khinh bỉ, rất là nhục nhã, 2.nhưng cái mà anh không hề xin, lại luôn luôn được, híc...
-đúng rồi
-từ đó, anh mới luận ra rằng, đó là hướng mà ngài muốn anh đi đến
-hay quá, anh sáng suốt đó
-vậy thì điên gì mà ta chọn con đường ‘nhờ vả’ (mặc dù có tiền), ta hãy chọn con đường thênh thang mà đi, rồi ta sẽ có tất cả (không nhất thiết phải là vật chất)…

‘Em yêu con người đó’
-à, hôm nay anh gặp một người nổi tiếng, và khoảng 20 người nữa, … anh mới ngồi im lặng, thấy rằng mình kg có gì thua họ, nên anh mới nghĩ ra được về... thượng đế đó, ngài đã cho anh rất nhiều, nhưng anh đã kg nhận ra, híc...
-anh chỉ khác họ thôi chứ không hề thua họ
-uh, ngài đã cho anh 1 giá trị, nhưng anh kg nhận ra, anh đã tự hạ thấp giá trị của mình, híc..., ... từ nay, anh sẽ bảo vệ giá trị của mình, nói chung là các 'vĩ nhân' hay tiền bạc kg chi phối được anh nữa
-anh đúng
-và nói chung là anh có thể nghèo, có thể chết, nhưng anh muốn mình là 1 "con người"
-em yêu con người đó
-khi anh là "con người" thì anh luôn có thượng đế bên anh
-bằng trải nghiệm của em thì điều đó luôn đúng
-dù không thành kiến với địa ngục, nhưng anh sẽ trả nó về đúng chỗ của nó
-uh, hình như anh học hỏi với nó như thế là đủ rồi
-anh mới suy nghĩ gẩn đây thôi, nhưng anh biết nó là... đúng, … sao muốn đến với chân lý, anh lại phải khổ vậy, huhu...
-bởi vì chân lý có giá đắt, anh lại hờn giận thượng đế?
-trời, anh phải trả nó = cả đời anh, huhu...
-gói mì tôm của thượng đế khác với của người đời
-uh, khác ở chỗ phải đi bộ 100km (để được gói mì tôm), hihi...
-đúng đó, anh làm em cười rồi
-đúng là cái ông thượng đế này rắc rối thật, hihi...
-ổng là đấng toàn năng
-uh, dù sao anh đã đến được "chỗ đó", nên anh xí xóa chuyện gói mì tôm với ngài, hihi...
-em thơm anh một cái nhé…

Và để thay lời kết luận, tôi xin trích ra đây cảm nhận từ blogger Đom Đóm: Chúc mừng LB đã tìm được 'thượng đế' và còn được ngài tặng 'em thơm anh một cái nhé…'. Thế là NÀNG ĐÃ THẮNG.

Hết.
---------
Chú thích:
Khi các dữ kiện (ánh sáng, âm thanh, mùi, vị, cảm giác, ý tưởng) hằng ngày không ngớt tràn ngập não bộ con người qua các giác quan, thì bán cầu não phải tiếp nhận các dữ kiện này bằng hình ảnh như hình chụp của máy ảnh, được rửa ra và được dán chồng lên nhau. Thí dụ: mắt “thấy“ cô gái này đẹp thì trong não bộ phải có nguyên hình cô gái với toàn cảnh, thí dụ cô gái ấy ở một tiệc cưới, ở quán kem, ở nhà một người bạn... Tai “nghe” tiếng giảng đạo của một linh mục thì có hình ảnh của vị linh mục đó tại nhà thờ... “Nỗi buồn” hay sự “thất vọng” cũng được não phải lưu giữ bằng hình ảnh trong một bối cảnh nào đó. Những hình ảnh này được lưu giữ cho dù sự kiện đã xảy ra cách nhiều năm, khi hồi tưởng lại ta cũng như đang “thấy” trước mắt, nhất là khi hình ảnh đó ngày xưa đã gây quá nhiều ấn tượng. Với não bộ phải, sự ghi nhận không có thời gian. Chỉ là “hình ảnh” được ghi lại “bây giờ“ và “nơi đây” với đầy đủ cảm giác rất sống động. Não bộ phải không bị gò ép phải “suy tưởng” theo một nguyên tắc hay khuôn khổ lề luật nào, và đó là não bộ của các nghệ sĩ, tu sĩ, nhà đạo đức, các nhà khoa học lo cho tương lai nhân loại, chuyên nghĩ đến những việc mà người “bình thường” không hề nghĩ đến. Não bộ phải, phần trước trán, cũng làm cho chúng ta nghĩ đến tình nhân loại, nghĩa đồng bào, cùng sống trong một dải đất, trên một tinh cầu, biết thương yêu nhau, giúp đỡ, nhường nhịn, sống chung hay chết chung với nhau.
Não bộ trái thì ngược lại trong việc ghi nhận các dữ kiện. Tiếp nhận những sự kiện từ não bộ phải như là hình ảnh của một tổng thể, não bộ trái đem ra phân tích, phê phán và sắp xếp theo hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị, thời gian (quá khứ, hiện tại, vị lai), tình cảm (thương ghét, vui buồn), khối lượng (nặng nhẹ, lớn nhỏ)... Nói chung là não bộ phải nhìn mọi sự dưới dạng toàn cảnh và tổng thể; còn não bộ trái thì dùng ngôn ngữ để mô tả từng chi tiết, theo thứ tự thời gian, theo phân biệt tình cảm. Thí dụ: não bộ phải khi gặp một người thì ghi nhận ngay hình ảnh người ấy gặp trong một khung cảnh nào đó. Não trái sẽ ghi chi tiết: nam nữ, chủng tộc, cách ăn mặc, nói năng, học vấn, cá tính... (Ở điểm này, ta gọi là óc nhận xét). Hay nhìn một đóa hoa. Não bộ phải chỉ ghi nhận: đóa hoa và bất cứ hoa gì thì cũng thấy đẹp. Còn não trái sẽ ghi hoa gì, màu gì, mùi gì, cánh hoa, đài hoa, cuống hoa, xấu, đẹp như thế nào.
Nhờ thu nhận hình ảnh người, vật, cảnh nên não bộ phải nhìn đâu cũng đẹp, dễ thương, độc đáo, biết tôn trọng vật hay người đã nhìn thấy, và thấy cá nhân mình chỉ là một phần trong toàn phần, không có sự kỳ thị, phân biệt hơn kém, thương ghét. Trái lại, với chức năng phân biệt, phê phán theo giá trị, xếp loại theo hạng mục, não bộ trái tạo ra nhiều dễ dàng trong đời sống, nhưng cũng từ đó làm cho đời sống thêm phức tạp hơn lên. Thí dụ: mục đích của thức ăn là để no bụng. Nhưng có người đói thấy thức ăn, thì ăn. Có người đói lại không ăn, vì thức ăn bị chê là không ngon, hay bày biện không hợp... lễ. (Còn con vật hễ đói, thấy đồ ăn thì... ăn, không cần ngon dở hay lễ nghĩa gì cả).
Thêm nữa, não bộ trái có khả năng ngôn ngữ nên biết diễn tả mọi sự mọi vật thật chi tiết, rõ nét, dễ hiểu, làm cho sự hiểu biết của loài người được tích lũy và lưu truyền càng ngày thêm phong phú, khiến cho con người càng ngày một thông minh, tiến bộ qua quá trình tiếp thu kiến thức hàng ngàn năm. Với những kiến thức được phân loại theo hạng mục, con người cũng tiên đoán được những gì sắp xảy ra, tránh được phần nào tai họa (thời tiết, giông bão, động đất, sóng thần...).
Nhưng cũng chính với những khả năng đặc biệt của não bộ trái, con người, và chỉ có loài người mà thôi, đã tạo ra biết bao khốn khổ cho chính mình và người chung quanh. Nhờ khả năng ngôn ngữ, con người biết tự đặt câu hỏi: “TÔI LÀ... AI?”. Bản ngã từ đó sinh ra. Cái Tôi, cái ngã càng được trau chuốt, quan trọng hóa, thì khốn khổ tự thân của con người cũng dồn dập... (Jill Bolte Taylor)
http://hoavouu.com/a24074/tai-bien-mach-mau-nao-va-su-phuc-hoi

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

592. Chân lý và sự thật!

 
Nàng có phải là chân lý? Bạn hãy quan sát 'thật kỹ' nhé (có 1 bí ẩn trong tấm hình). 
Hôm trước mình đi nhậu, có 1 bạn nhậu hỏi mình là:
-Chân lý và sự thật là một, hay khác nhau?',
mình hơi phân vân một tí và tự hỏi:
-Ủa, mình chưa nghĩ đến vấn đề này bao giờ, nhưng nếu hắn đặt ra câu hỏi này thì chắc là có ý gì đó, vì nếu chúng giống nhau thì hắn hỏi làm gì!
Khoảng 10 phút sau, mình đã cơ bản tìm ra được câu trả lời, nhưng mình phải về nhà suy nghĩ thêm... mấy ngày nữa. Rồi để cho chắc ăn, mình đặt lại câu hỏi này cho các sinh viên, nhiều cháu 'bí', chỉ có 1 cháu trả lời tạm được là 'chân lý là bất biến, còn sự thật là phụ thuộc vào con người', nhưng câu trả lời này vẫn... không đúng.
Dưới đây, thông qua nhiều mẩu chuyện kể trên giang hồ, mà có thể là rất châm biếm và hài hước, mình sẽ dẫn dần đến câu trả lời, còn việc 'thẩm thấu' vấn đề là tùy theo các bạn, khi các bạn biết sự thật của cái được gọi là chân lý như thế nào.
Câu chuyện 1: 'Nàng' là chân lý!
Có một cao nhân kể rằng rất nhiều người nói về 'sắc sắc không không' hay 'không tức thị sắc, sắc tức thị không', nhưng họ không hiểu, mà nếu có hiểu thì chỉ hiểu theo quán tính do tiếp xúc với các người theo đạo Phật, hay hiểu qua một số giải thích qua loa và không rõ nguồn gốc cũng như bản chất của vấn đề.
Ông nói rằng con người có lục căn, lục trần và ngũ uẩn gì gì đó (xem chú thích bên dưới), nhưng tôi (NGLB) không khuyên các blogger nên nhớ làm gì, vì, dưới một góc độ nào đó, càng đi vào trí (sự phân biệt) thì càng xa tuệ, hay nói một cách khác là càng 'sa' vào chi tiết thì càng xa rời sự giác ngộ, và tôi còn biết rằng việc dùng quá nhiều từ Hán-Việt sẽ dẫn đến... rắc rối, tôi chỉ biết là nên hiểu như người phương Tây là ta có các cơ quan cảm giác bên trong (six organ senses) mà cảm nhận được các đối tượng/thực thể bên ngoài (six sense objects) dưới 'vô số' dạng, từ đó, người ta mới biết là sự phản ánh của sự thật vào ta vốn không phải là sự thật, mà là ảo ảnh (vô minh), và không phải là chân lý, theo mọi nghĩa, vì sự thật vẫn là sự thật và hoản toàn không phụ thuộc vào ta.  
Với cách lý giải này, người ta đã biết tại sao ông Hemingway tự tử, có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân chủ yếu là ông thấy rằng 'yêu sẽ đem lại hạnh phúc', nên ông đã yêu rất nhiều người, rồi bỏ vợ 1, lấy vợ 2..., và lấy ít nhất là 4 bà vợ!, rồi ông vẫn không hạnh phúc: vợ không phải là chân lý, và suy cho cùng thì mọi thứ đều trên đời này đối với ông đều không phải là... chân lý, bế tắc, ông tự tử. Sự kiện Lê Công Tuấn Anh tự tử cũng vậy: người yêu không phải là chân lý...

Câu chuyện 2: Nhà sử học hay 'nhà học sử'?
Chắc các bạn hiểu ý câu hỏi tôi muốn nêu lên. Có rất nhiều người tự xưng là nhà sử học (sử gia), hay được ai đó 'phong' là nhà sử học: làm nhà sử học là dễ lắm ư? 
Để dễ hiểu, tôi xin đưa một ví dụ khác là nhà toán học khác với 'nhà học toán' (các người nghiên cứu về toán học), thật vậy, ở ta chỉ có Ngô Bảo Châu là nhà toán học, và có thể thầy Hoàng Tụy là nhà toán học (vì ngày xưa, tôi có nghe kể chuyện là khi thầy sáng tạo ra 'định lý Tụy', thì bộ phận đánh máy nước ngoài phải độ chế việc in thêm 'dấu nặng'!), thế thôi. Và cũng ở nước ta, nếu không nhầm thì chỉ có 2 nhà sử học, đó là Ngô Sĩ Liên và Lê Văn Hưu, và may ra thì có Trần Trọng Kim (mà người ta nói ông chỉ là học giả mà thôi!).
Vì sao? Chúng ta hãy hình dung một hệ trục tọa độ, trong đó có 'gốc O' là cơ sở mà từ đó người ta có thể định vị tất cả các tọa độ còn lại. Vậy một nhà sử học phải đưa ra được một cách tương đối các tiên đề, cơ sở và nhất là các 'chân lý' một cách khách quan, trung thực và chung nhất của toàn bộ các diễn biến lịch sử quan trọng trước đó, mà mọi người có thể căn cứ vào đó để xác định hay nhận định về các dữ kiện/tính chính xác của lịch sử: 'Lê Văn Hưu là nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư (xem chú thích bên dưới); và cũng xin minh họa thêm, nhà sử học Tư Mã Thiên của Trung Quốc là một ví dụ điển hình khác...
Vậy nếu có ai đó viết 1-2 công trình sử gì gì đó, chả biết đúng hay sai, có 'ảo' hay không, có được xã hội thừa nhận hay không, mà khi viết các entry có liên quan đến lịch sử chẳng hạn, các blogger không cần tác phẩm/ý tưởng của ông/bà ấy mà vẫn... viết được như thường, hay không có họ thì môn lịch sử... cũng không vì thế mà mất chỗ dựa, thì ông/bà ấy không phải là nhà sử học, mà là nhà nghiên cứu lịch sử, hay nói nôm na, là 'nhà học sử', hihi...
Ngoài ra, các blogger còn gọi các sử gia này là.... 'giả sư', haha...

Câu chuyện 3: Lỗi của ông Trịnh Công Sơn!
Có dân ở xứ X nọ, họ luôn cho họ là tài, là giỏi, là đúng, là nhất, là... chân lý, nên không bao giờ chịu nhận là họ sai để rút ra bài học kinh nghiệm, mà mỗi lần sai, họ đều đổ lỗi cho ông... Trịnh Công Sơn!, thiệt, hihi..., các bạn hãy xem dưới đây nhé.
Có một ông, có một hôm, người thu tiền điện đến báo trước (2 ngày) là anh ta sẽ đến thu tiền điện, rồi đến đúng ngày thì người đó tới, ổng bảo 'thôi, để lúc nào tôi đến Sở điện lực trả sau'; lâu ngày quá, thấy ổng vẫn không đến, nên bên Điện lực có Thông báo cắt điện; và  lâu ngày quá, ổng cũng chưa đi đóng tiền điện, nên bên Điện lực cắt điện, lúc đó ổng mới chạy đôn chạy đáo đi năn nỉ, và phải mất thêm... 3 ngày nữa, nhà ổng mới có điện lại. Bạn ổng thấy vậy bèn góp ý, hỏi: 'tại sao anh không làm trước đi?', ổng liền nói:
-Đâu có, tôi đâu có sai gì đâu, đó là vì tôi có tính nghệ sĩ như... Trịnh Công Sơn.
Có ông nọ hẹn với 2 vợ chồng nọ sáng ngày mai đi uống cà phê; hôm sau, 2 vợ chồng này chờ gần hết cả buổi sáng mà chả thấy ổng đến, mãi đến hơn 11g trưa, ổng mới thò mặt qua cánh cổng và nói cười giả lả, họ giận lắm nhưng không nói gì, nhưng thằng con thì nói ra, ổng mới bao biện:
-Đâu có, tôi đâu có lỗi gì đâu, tôi hẹn mai uống cà phê chứ có nói mấy giờ đâu, tính tôi nghệ sĩ lắm, giống... Trịnh Công Sơn mà.
Có 1 ông thầy chuyên môn đi dạy trễ mà bị nhà trường đuổi việc, cũng y như vậy, ổng bảo là nhà trường sai chứ ổng không có gì sai, vì ổng có tính... Trịnh Công Sơn! 
Có một xứ X nọ, có một chuyện rất là lạ, lạ lắm. Đó là ở các xứ phát triển, khi có lãnh đạo nào làm sai thì họ nhận lỗi về mình và xin từ chức, còn lãnh đạo ở xứ X này làm sai thì bảo là do cấp trên sai bảo, còn cấp trên thì bảo tại... nước ngoài gây rối, còn ổng thì không bao giờ làm sai, nên mắc gì mà ổng phải từ chức, vậy thì ai làm sai?, các bạn hãy điền vào chỗ trống nhé, ha..ha...
Tóm lại, dân xứ X nọ, có truyền thống là mỗi người đều không bao giờ tự thấy là mình là sai, mà họ chỉ luôn luôn thấy là người khác là... sai, họ còn được ru ngủ là họ 'thông minh, cần cù và sáng tạo', ôi, một tập thể đã thông minh, cần cù và sáng tạo thì làm sao mà... sai được!, nên họ thường nằm mơ nhiều hơn, tại sao?, tại vì họ được ru ngủ mà, nên họ không tưởng bở mới là lạ... Cụ thể là, nếu họ đi làm trễ/về sớm: đúng, họ ngồi chém gió cả buổi: đúng, họ nhậu từ sáng đến khuya: đúng, lúc nào họ thích làm thì làm, không thích thì thôi: đúng, họ xô đẩy, chen lấn, giành giật: đúng, họ nói xấu nhau, ném đá nhau, hại nhau: đúng, 4 người ăn sáng hết 10 triệu đồng: đúng, đám cưới 50 tỉ: đúng..., nói chung là cái gì họ cũng... đúng, đúng tuốt tuồn tuột, đúng từ A tới Z, họ không bao giờ nhận là họ sai, nếu bảo sai thị họ sẽ ngụy biện là họ có tính nghệ sĩ giống... Trịnh Công Sơn!!!!!
Ha..ha..ha...

4. Kết luận… nhè nhẹ
Mình không có… thì giờ để kể quá nhiều câu chuyện (cười). Cách tự nhiên là hãy để cho các blogger nói, mà ở đây, mình sắp xếp theo trình tự để dẫn đến một kết luận… nhè nhẹ.
Ý kiến của các blogger như sau:
-Tôi định nói thêm về "chân lý của kẻ mạnh nữa" nhưng bạn Mây Lang Thang đã ra đi rồi nên buồn quá nên thôi! (saumietvuon)
-Phật, Chúa chưa chắc đã là chân lý (một doanh nhân, quên tên)
-Chỉ vì tôi đang lúc tròn mắt, lúc liếc ngang để tìm 1 chân lý bí ẩn trong tấm hình ở phần mở bài, khổ nỗi tìm chưa ra, nên chưa đọc kỹ bài của bác Lá Bàng để có thể còm nhiều. Thôi để dành còm dài… Núi Ba Vì. Chân lý chỉ có hai. Chẳng lẽ đó là sự thật… Tôi nhìn gà hóa quốc, trông 2 thấy 3… (Người Hà Nội)
-Sự thật là con voi đã bị những người mù nhận thức sai nên đó đã không còn là sự thật nữa. Sao có thể gọi là chân lý? Này nhé, kẻ sờ vòi bảo con voi giống cái cột, kẻ sờ tai bảo con voi giống cái quạt... Là vì họ mù nên không nhìn thấy được đầy đủ hình ảnh nguyên con voi. Và cho dù họ mù cũng có thể sờ và nhận thức đầy đủ hình ảnh con voi nếu họ sờ có trách nhiệm hơn (sờ cho đến hết con voi) thì họ mới phản ánh đúng sự thật con voi là một tổng thể nhiều bộ phận. Như vậy sự thật ở đây đã bị bóp méo không đúng như sự thật vốn có. Từ đó những nhận thức mà họ đưa ra không thể là chân lý trên nền hình ảnh không toàn diện của con voi... (Lung Linh)
-Mặt này, bụng đấy của ta
Trong đầu thì cắm bông hoa xứ nào? (hairachgia)...

Dưới đây là một số suy nghĩ của mình:
-Cách đây 5 phút, LB mới nghĩ đến chuyện 'người mù sờ voi', sự thật vẫn là sự thật, sự thật chỉ có 1 con voi, nhưng có đến 5 chân lý (đối với con người)...
-À, mình vẫn tiếp tục suy nghĩ, mình có nói với thằng cu là 'mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây là... chân lý', nhưng mọc, lặn, đông, tây... là do con người 'quy ước', còn mặt trời thì vẫn là mặt trời…
-Thôi, nếu sự thật là bạn ấy đã ra đi thì bạn ấy cũng đến chỗ mà mọi người sẽ đến, cái chết là giải thoát, là... vĩnh hằng!:
Hôm qua đùa 'lão Bá Thông'
Chờ lâu vẫn thấy bạn không qua còm
Nghe tin anh Sáu, bàng hoàng
Mới đùa đây đã... lang thang cõi trời (NGLB)
-Nhiều khi cái vĩ đại được bắt nguồn từ những cái lẩm cẩm (sự thật), nên ta hãy bắt đầu bằng những cái bình thường nhất…
-‘Như vậy sự thật ở đây đã bị bóp méo không đúng như sự thật vốn có’: câu này của Lung Linh đã giúp cho LB rất nhiều, từ đây sẽ luận ra thôi…


Đúng vậy, chân lý chỉ có tính chất tương đối, theo từng giai đoạn lịch sử, theo tập thể/nhóm đông người…, quy cho cùng là do con người phản ánh thế giới tự nhiên (sự thật) vào bộ óc mình mà thành các ‘quy ước’, nên nó có thể là… ảo ảnh:
Rượu đầy mấy hủ chưa buồn uống
Karao-ke mấy bản chửa cất lời
Hay đâu người đã về nơi ấy
Bỏ lại người nay bao ngẩn ngơ (NGLB)

Tóm lại, không hẳn là các sự thật nho nhỏ, mà nhìn dưới bình diện lớn hơn trong cái thế giới trùng trùng duyên khởi này, sự thật mãi mãi là sự thật, là tự nhiên, là độc lập, là tuyệt đối, mà không phải cái nhìn của con người có thể làm biến đổi nó, bởi vậy mà người ta mới có câu 'chân lý của kẻ mạnh', ‘sự thật phủ phàng’, vâng, ai đó có nói gì thì nói, làm gì thì làm: Trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ.

Hết.

P/S: À, bức hình trên có 2 con mắt, con mắt bên phải là vẻ u buồn của một ‘bóng hồng’ đáng yêu, con mắt bên trái là sự ẩn náu bí mật mà ta không ngờ: nàng là một ‘yêu nữ’ (sự thật).
---------
Chú thích:
-Lục căn (hay lục thức): nhãn, nhỉ, tỳ, thiệt, thân và ý, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, da và ý tưởng/tư tưởng
-Lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, tức là màu sắc, âm thanh, mùi, vị, cảm giác từ lưỡi (xúc giác) và sự lưu lại những cảm nhận đó
-Ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức, tức là thân xác, cảm thụ của thân xác, ghi nhận cảm thụ đó, tiền đề/xuất phát của hành động và nhận thức được sự khác biệt...
-Lê Văn Hưu (1230-1322) là nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư (wikipedia).
-Ngô Sĩ Liên là nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ 15. Ông là người có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam mà còn được lưu truyền tới ngày nay (wikipedia).
-'Lão Bá Thông': một blogger (nick: Mây Lang Thang, bên blog Tiếng Việt) tự đùa mình là Châu Bá Thông, vừa mới qua đời.