Bóng nàng ven biển, trông trăng ảo
Đôi cánh thiên nga, rủ sống còn
Tình trong cõi thực hay cõi mộng
Vẫn mắt mơ màng, vẫn cứ... yêu
Đôi cánh thiên nga, rủ sống còn
Tình trong cõi thực hay cõi mộng
Vẫn mắt mơ màng, vẫn cứ... yêu
Cách đây mấy hôm, có một bạn gái nói với tôi là ‘vô phi thị đạo’ - mà đã được nhắc đến trong blog ngvanan (xem đường dẫn bên dưới), tôi mới nhướng… tai ra hỏi ‘vô phi hay vô vi?’, ‘vô phi’ (nàng trả lời), rồi chúng tôi, mỗi người giải thích theo một nghĩa…
Hình như việc tôi hiểu về cụm từ ‘vô phi thị đạo’ (không có cái gì không phải là đạo) - mà không phụ thuộc vào ngôn từ/trí tuệ - là không... sai, và cũng có nhiều người nghĩ như vậy: ‘Không có gì không là đạo!’ (blog ngvanan), hay ‘Thế ông chỉ cho ta xem cái gì không phải là đạo?’ (blog coinguonhanhphuc)...
Tôi vốn chủ trương hiểu theo ý mình - cái gì mà tôi tin là chân lý/sự thật là được, không cần phải quá tốn thời gian tìm hiểu ngôn từ như thế này, như thế nọ, mà làm mình dần xa rời sự thật. Tôi cũng xin lưu ý rằng, dưới đây, tôi không hề có tham vọng nói về ‘Thiền’, ‘Phật’, ‘Chúa’, cái đó để dành cho các thầy/cha, các nhà nghiên cứu và các nhà… chém gió, tôi không muốn phụ thuộc vào kinh sách, tôi không muốn phụ thuộc vào cái được gọi là ‘vĩ nhân’, ‘thánh nhân’ hay ‘triết gia’, tôi chỉ biết viết ‘những cái gì tôi thấy’, vì đơn giản: tôi là tôi.
*
Để tìm hiểu vấn đề này, tôi cũng phải thăm dò tí xíu.
Số là tối hôm qua, nhậu bên bờ sông Sài Gòn, tôi có hỏi 2 nhậu gia (đều là cao thủ về Hán-Việt, trong đó có một người tự hào là cao thủ về Phật học (!), và một người biết tiếng Tàu), tôi có hỏi:
-Các anh có biết cụm từ ‘vô phi thị đạo’ không, nghĩa là gì? (tôi có bổ sung rằng tôi nghĩ cụm từ này có nghĩa này là ‘không có cái gì không phải là đạo’)
Ai cũng ngớ người ra nói ‘không’ (như vậy không chứng tỏ là tôi không biết gì), rồi có người nói là chữ ‘phi’ nằm trong chữ ‘thị phi’, tức là ‘không có thị phi thì không phải là đạo’, v..v… Họ cũng đoán mò vậy thôi, nhưng tôi nghĩ là ‘Thiền học' rất sâu sắc, không có gì quan trọng lắm mà phải giấu dốt, và không được ‘đoán mò’, nếu không biết thì nói là không biết, rồi sớm muộn gì cũng sẽ biết!
*
Rồi, mặc dù không thích tra tư liệu, nhưng để chắc ăn khi nói/viết, tôi phải vào hỏi thăm cụ Google, té ra cụm từ ‘vô phi thị đạo’ hình như xuất phát từ câu ‘xúc mục vô phi thị đạo’, tạm hiểu là ‘tiếp xúc với mắt thì không có gì không phải là đạo’ (Viên Minh, xem đường dẫn bên dưới), trong đó có đưa một ví dụ là một thiền sư cầm ‘nửa viên phấn’ và hỏi ‘đây là cái gì?’, và bất chấp mọi mô tả khác nhau thì thực chất nó cũng chỉ là ‘nửa viên phấn’, mà theo tôi hiểu thì. sự thật là sự thật và không phụ thuộc vào ‘trí tuệ’.
Sau đây là một số nguồn.
1. Chuyện kể, một người học trò tới gặp Thầy, chắp tay hỏi:
- Bạch Thầy, xin Thầy chỉ cho con thế nào là Đạo?
- Bạch Thầy, xin Thầy chỉ cho con thế nào là Đạo?
Thầy trả lời :
- Con có nghe tiếng nước suối chảy không ?
- Con có nghe tiếng nước suối chảy không ?
Trò thưa :
- Dạ có.
- Dạ có.
Thầy nói :
- Đó chính là Đạo. Không có gì không là Đạo! Vô Phi Thị Đạo!
- Đó chính là Đạo. Không có gì không là Đạo! Vô Phi Thị Đạo!
Câu hỏi của Thầy thật sâu xa, vì Thầy không đề cập tới những vấn đề cao siêu mà chỉ nói đến những chuyện ta thấy, nghe, nhận thức, ngay bây giờ và ở đây.
Vậy là lúc tôi cầm cái máy ảnh nhỏ cho chắc để chụp mấy bông hoa và làn sóng lăn tăn cho thật rõ, lúc tôi chăm chú viết mấy chữ này cho thật chỉnh, lúc tôi tìm màu nền cho ảnh và chữ hiện ra thật cân đối, lúc bạn tới thăm, có người khen cho tôi vui, có người lẳng lặng để cho tôi học thêm, tất cả đều là Đạo. Đạo là tôn chỉ cho mỗi giây mỗi phút chúng ta sống trên đời... (‘Vô phi thị đạo’, blog ngvanan, đường dẫn bên dưới)
2. Thiền Tông đã nói về cái thực, về pháp: "Xúc mục vô phi thị đạo", nghĩa là tiếp xúc với mắt thì không có gì không phải là đạo. Ở đây, đạo là cái thực, là chân lý, là pháp.
Có người hỏi một vị Thiền Sư:
- Bạch Ngài cái gì là đạo?
- Bạch Ngài cái gì là đạo?
Thiền Sư trả lời:
- Thế ông chỉ cho ta xem cái gì không phải là đạo?
- Thế ông chỉ cho ta xem cái gì không phải là đạo?
Quá rõ, phải không? Cái gì đã chỉ ra được, đã thấy được đúng thực tướng, dù cái đó là vọng thì nó cũng là cái thực rồi. Vị Thiền Sư ấy hẳn đã thấy pháp.
Vị Thiền Sư khác lại nói: "Kiến, tức trực hạ tiện kiến, nghĩ tư tức sai", nghĩa là hễ thấy là thấy ngay tức khắc, thấy ngay trước mắt, suy nghĩ, tư nghì là sai liền. Chân lý này, chân lý mà Đức Thế Tôn đã khai thị, pháp ấy, ai thấy được là thấy ngay lập tức, nếu còn chần chừ suy nghĩ về nó tức là chưa phải. Ngộ là ngộ ngay trước mắt, phải không? Nếu để đến ngày mai, ngày kia là không được. Kiến là kiến tánh ngay, kiến tánh là không hẹn thời gian. Hễ thấy là thấy ngay. Ngộ là ngộ nguyên con, phải không?
Ngài Đức Sơn, khi đệ tử hỏi Phật là gì? Ngài bảo là 3 cân mè. Ba cân mè quá đúng, phải không? Nếu khi đó Ngài Đức Sơn đang cầm nửa viên phấn như thế này thì Ngài cũng bảo "nửa viên phấn", giản dị vậy thôi. Phật là thấy tánh, mà ba cân mè nằm sờ sờ trước mắt không thấy mà lại đi tìm Phật trong mộng được sao? (‘Xúc mục vô phi thị đạo’, Viên Minh, đường dẫn bên dưới)
*
Tôi có nghiền ngẫm về ông Nietzsche với câu... nổi tiếng ‘Thượng đế đã chết’, té ra có một thứ… chân lý mà tuyệt đại đa số người đều biết ‘ta không thể thực hiện được ý muốn của mình, mà chỉ có một thứ có thể, đó là phải phục tùng ý muốn của thượng đế, tuyệt đối và vĩnh viễn’, do đó, ông Nietzsche (hay nhiều người khác) phải… phản ứng, nhưng dù có phản ứng như thế nào thì ông cũng chỉ có thể giết chết ‘thượng đế tưởng tượng’ của ông, chứ đấng ‘bất khả tri’ không bao giờ… chết!
Rồi theo các nguồn tin dồi dào trên mạng, trên truyền hình và trên báo (Tuổi trẻ, Thanh niên…), đặc biệt là trong cả tháng nay, bọn khủng bố Hồi giáo (IS) huậy hầu như khắp thế giới; hôm 16/12/2014, bọn Taliban tấn công vào một trường học ở Pakistan làm cho ‘ít nhất 145 người thiệt mạng (trong đó có 132 học sinh) và 116 người bị thương’ (nguồn: 'Bản tin tối', VTC1), và khi giết người, bọn chúng hô to lên là ‘Thượng đế vĩ đại’!!!
Ngoài ra, tôi mới nghĩ thêm, nói về thượng đế, có thể minh họa nôm na như sau. Có hàng ngàn cách hiểu ‘dân chủ’, và có hàng vạn cái liên quan đến dân chủ, ví dụ ngồi uống trà Ô Long cũng là một hành vi dân chủ (ai bảo nó là hành vi độc tài!), nên nếu ai đó hiểu ‘dân chủ’ theo đúng một nghĩa (của cá nhân/nhóm), thì khái niệm dân chủ đó lập tức trở thành độc tài toàn trị. Suy rộng ra, ai nghĩ rằng chỉ có thứ triết M nào đó mới là đúng, thì bản thân điều đó là sai, thật vậy, vì một triết lý cá nhân/nhóm (chủ thuyết chính trị chẳng hạn) chỉ có thể có giá trị trong một phạm vi hẹp, rất hẹp - trong một số quốc gia, được vài năm, may lắm là vài chục năm..., chứ không thể bao gồm triết lý của 'toàn thể' nhân loại qua 'mọi' thời đại.
Nói cho cùng, quả thật, tôi có… tin là Thượng đế tồn tại sừng sững trước mắt tôi, tuy nhiên tôi không tin vào bất cứ ngôn từ ‘bất khả tri’ nào mà xuất phát từ miệng của… con người!
*
Đã nói tư liệu thì nói thêm tí xíu nữa cũng không sao.
Tôi có nhớ là tôi có đọc sơ quan cuốn ‘Minh triết Đông phương’ (của Michael Jordan), tôi mới thấy chỉ có một chữ ‘đạo’ mà sinh ra ít nhất là 3 phái: Ấn Độ giáo, Phật giáo và Kỳ Na giáo…, mà có sự khác biệt về vô thần hay hữu thần, về cái được gọi là ‘chiều sâu tối thượng’ (Osho) hay đấng sáng tạo/thượng đế, mà có lúc họ còn loại trừ lẫn nhau…
Có một điều đáng chú ý là: khi đọc mục lục chi tiết (cuối cuốn sách này, khoảng 3 trang), tôi thấy tác giả có nhắc đến các tôn giáo, triết học/tư tưởng Đông phương, trong đó chủ yếu là nhắc đến Ấn Độ, Trung Quốc, có 1 dòng nhắc đến chữ Nhật Bản, rồi có 1 dòng nhắc đến chữ Hàn Quốc, chứ hoàn toàn không có chữ Việt Nam. Tôi mới biết là Việt Nam không sáng tạo ra bất cứ một tôn giáo hay triết học/tư tưởng nào, mà chỉ ‘bắt chước’… Thật vậy, chiều nay tôi ngồi bên bờ sông Sài Gòn (gần Cư xá Thanh Đa), tôi thấy nào là Agribank, Vietcombank, Navibank, rồi Dylan, Hyundai, Kawaki (!), rồi Sony, Qing Ting Guo Wang (giày), Helmet Moto (mũ bảo hiểm), Hong Zhen (chia khóa), rồi Fudophos (thuốc đau bao tử)…, tôi mới tìm quanh thử người Việt sáng tạo ra cái gì, à, thấy rồi, có tấm bảng ghi là ‘Thịt chó thui rơm’...
*
Tại sao, ở trên, tôi không thích việc quá sa vào ngôn từ?, vì nếu ta sa vào đó, một thời gian dài, ta sẽ bị phụ thuộc vào nó mà sa vào ma chướng và không tiếp cận được bến bờ của sự giác ngộ (ở đây tôi chỉ dùng chữ ‘tiếp cận’, với ý nghĩa là tôi biết ‘giác ngộ’ nằm ở hướng nào, chứ tôi không giác ngộ).
Ngoài ra, còn có khái niệm ‘tâm nhãn’ (nhìn bằng tâm) - mà tôi đã viết như sau:
-Tôi nghĩ 'thiền sư' khi nhìn cái gì thì phải nhìn bằng 'tâm nhãn', viết, chủ yếu là viết 'tư tưởng' chứ không phải là tư liệu, mà tôi thấy các nhà nghiên cứu của mình trước đây, viết cái gì cũng phải dựa lưng tư tưởng Tàu một tí! (cũng như các nhà nghiên cứu 'lề phải' phải dựa hơi triết học Mác-Lênin một tí!), cái đó làm sao mà dẫn người đọc (và cả ta) thấy được cái 'đạo' được! Tôi sẽ rất tức cười nếu có ai hỏi 'đạo Phật hay vậy sao không thấy nói trong kinh Thánh?', hay 'đạo Thiên Chúa hay vậy sao không thấy nói trong kinh Phật?', 'đạo TC có 2 tỉ tín đồ nên 'hay' hơn đạo Phật - có dưới 1 tỉ tín đồ !', v..v..., cái đó được bạn Phạm Ngọc Hiệp gọi là 'người mù sờ voi' (cười), vì đạo nào cũng là đạo, mà cái gì đã gọi là 'đạo' thì phải hàm chứa (các) chân lý, vì thế, chúng chỉ là một, nếu nhìn bằng tâm nhãn. (bình cho blog Bulukhin, entry ‘Thưa thầy Thích Nhất Hạnh’)
*
Vậy cái gì là đạo?
Có quá nhiều chân lý (được thiết lập bởi con người), nhưng chỉ có một sự thật. Theo tôi, tất cả cái gì xảy ra, xét về mặt tổng thể, đều là đạo, ví dụ, tôi đang viết entry này - đó là… đạo, Thái Lan đang đá với Malaysia và đang thua 0-3 (mãi đến phút 82), rồi lên 1-3, rồi lên 2-3, rồi Thái Lan vô địch (kết quả lượt đi + lượt về là 4-3) - đó là đạo, v..v…, và nếu không nhầm, quan điểm kiểu này được Phật học gọi là ‘pháp’!
Tôi có bình cho blog Giáo Làng (entry ‘Tôi yêu…’) như sau:
-Nhiều khi chiều buồn, muốn có ai tâm sự, rồi nhắn tin cho vài em mình... ngưỡng mộ, chỉ nhận được trả lời 'busy' có vẻ không nhiệt tình lắm; rồi mình ra bờ sông quen, thấy mấy con chó chạy ra mừng rỡ, đôi chim cu gáy vẫn tự do tình tự, mấy cánh bướm vàng thỉnh thoảng lơi lã, nhiều chú chim sẻ tự nhiên đi kiếm ăn, mấy chú gà đá lủi lủi dưới gốc cây hoa giấy..., mình thấy chúng thật hạnh phúc, còn mình sao nặng trĩu những buồn đau... Bỗng có tin nhắn 'tối nay anh đi uống cà phê với em nhé': duy nhất!, và thượng đế đã đến! hihi....
Trong các cái trên, kể cả ‘em’, tôi thiết nghĩ cái nào cũng là… đạo.
-Nhiều khi chiều buồn, muốn có ai tâm sự, rồi nhắn tin cho vài em mình... ngưỡng mộ, chỉ nhận được trả lời 'busy' có vẻ không nhiệt tình lắm; rồi mình ra bờ sông quen, thấy mấy con chó chạy ra mừng rỡ, đôi chim cu gáy vẫn tự do tình tự, mấy cánh bướm vàng thỉnh thoảng lơi lã, nhiều chú chim sẻ tự nhiên đi kiếm ăn, mấy chú gà đá lủi lủi dưới gốc cây hoa giấy..., mình thấy chúng thật hạnh phúc, còn mình sao nặng trĩu những buồn đau... Bỗng có tin nhắn 'tối nay anh đi uống cà phê với em nhé': duy nhất!, và thượng đế đã đến! hihi....
Trong các cái trên, kể cả ‘em’, tôi thiết nghĩ cái nào cũng là… đạo.
Nhân chuyện ‘Vô phi thị đạo’, bạn Ái Nữ có bình cho tôi như sau: ‘với Lá Bàng thì cong là đạo’. Tôi mới trả lời rằng:
-Đúng vậy, cái gì cũng phải cong, Einstein đã chứng minh là không-thời gian đều co dãn (thuyết tương đối hẹp), rồi không-thời gian đều cong (thuyết tương đối rộng), đại để là như vậy, nói chung là mọi thứ trong vũ trụ đều cong, không loại trừ bóng hồng, nên 'cong' chính là đạo.
-Đúng vậy, cái gì cũng phải cong, Einstein đã chứng minh là không-thời gian đều co dãn (thuyết tương đối hẹp), rồi không-thời gian đều cong (thuyết tương đối rộng), đại để là như vậy, nói chung là mọi thứ trong vũ trụ đều cong, không loại trừ bóng hồng, nên 'cong' chính là đạo.
Chiều nay tôi ở trong một cái shop bán quần áo, tôi có nhắc đến mấy ngài cứ chửi bới tùm lum mọi thứ trên blog, và nói rằng: ‘cái này có thể hình dung như việc con người ‘xả hơi’, mà khi xả hơi được thì mới thấy thoải mái’, và cái này cũng là… đạo!
Cuối cùng, trong đời, tôi đã gặp khoảng vài trăm người Việt (Tây không có thói quen như vậy), ai cũng nói là mình hiểu ‘Thiền’, ‘Phật’, ‘Chúa’ nhất Việt Nam, nhất thế giới, nhất vũ trụ! Có người ‘lên lớp’ tôi rằng: ‘Người ta nói có mới tin, nhưng tin mới có’; có người cho rằng đã đọc và hiểu hết sách Phật nên ‘lên mặt’ với tôi rằng: ‘Anh nên đọc sách Phật’; có người nghĩ rằng mình ngang cơ với Đạt Ma Tổ sư, nên ‘lên cơ' với tôi rằng: ‘Nếu anh lắng nghe tôi, tôi sẽ dạy cho anh Dịch cân kinh’; và mới đây, tôi nghe kể lại có một phụ nữ, ngồi uống cà phê bên quận 8 (Sài Gòn), đã 'lên đồng' rằng: ‘Các blogger không biết gì, chỉ có tôi là hiểu Thiền, Phật, Chúa… nhất Việt Nam’...
Nghe kể đến đây, tôi mới bật cười ha.. ha... ha…
Có lẽ rằng đây cũng là… đạo.
(HẾT)
---------
1. Chú thích:
-Vô phi thị đạo: Đây là một thứ ngữ pháp cổ, nhưng lại rất dễ hiểu:
Vô = không, Phi = chẳng, Thị = là, Đạo = đạo
Vô phi thị đạo = chẳng có cái gì không phải là đạo.
-Vô phi thị đạo: Đây là một thứ ngữ pháp cổ, nhưng lại rất dễ hiểu:
Vô = không, Phi = chẳng, Thị = là, Đạo = đạo
Vô phi thị đạo = chẳng có cái gì không phải là đạo.
2. Nguồn tham khảo:
-Vô phi thị đạo, xem: http://ngvanan.blogtiengviet.net/2014/12/13/vo_phi_th_o_1
-Xúc mục vô phi thị đạo, xem:
http://www.budsas.org/uni/u-ttht/ttht-02.htm (hoặc)
http://coinguonhanhphuc.blogspot.com/2014/06/phap-trong-thien-tong.html
-Vô phi thị đạo, xem: http://ngvanan.blogtiengviet.net/2014/12/13/vo_phi_th_o_1
-Xúc mục vô phi thị đạo, xem:
http://www.budsas.org/uni/u-ttht/ttht-02.htm (hoặc)
http://coinguonhanhphuc.blogspot.com/2014/06/phap-trong-thien-tong.html
‘Các blogger không biết gì, chỉ có tôi là hiểu Thiền, Phật, Chúa… nhất Việt Nam’
Trả lờiXóaEm cũng đang cười đây hahhaaa!
Ôi, cám ơn bạn HP, mình đi chơi mới về,
Xóamình cũng thích cách cười của bạn, hihi...
"Vô Phi Thị Đạo" .muội.đọc hoài vẫn không hiểu cụm từ này caca ơi !
Trả lờiXóaMuội xem lời bình của huynh cho blogger ngvanan (ở trên) nhé.
XóaÀ, tôi mới trao đổi với 1 nhà viết cuốn Từ điển Hán-Việt (tên là Cuồng Từ, viết trước 1975, sách không in), nhân tiện tôi dán vào đây luôn, anh Văn An góp ý cho nhé, thanks:
Xóa-Nhà Gom Lá Bàng: Có 1 blogger hỏi câu này, anh Cuồng Từ (hay bạn Dung Tran) trả lời giùm LB nhé, thanks:
Mai Thúy Lê (Blogspot) 08:47 Ngày 21 tháng 12 năm 2014
"Vô Phi Thị Đạo", muội đọc hoài vẫn không hiểu cụm từ này caca ơi!
-Dung Tran: cái title (tiêu đề) của NGLB chính là câu trả lời rồi đó! hihi.
-Nhà Gom Lá Bàng: Trời, 2 cao thủ Hán-Việt ngồi bên bờ sông với mình (đã kể ở trong entry) mà còn mù mờ nữa là, bạn giúp làm rõ chữ 'phi' nhé, thanks.
-Dung Tran: Dzụ ni "phi" Cuồng Từ bất thành "...”! hihi. Mình về... Làng Mai đây! (bên í thì... cứ làm thinh đi dạo với Bụt!)
-Nhà Gom Lá Bàng: Ủa, về Làng Mai là về đâu?
-Dung Tran: Plum Village of zen master TNH!
Mận làng của zen Thạc sĩ TNH! (Dịch bởi Bing)
-Nhà Gom Lá Bàng: Ồ, à, phần mềm 'Bing' dịch câu của bạn Dung Tran buồn cười quá (Tạm dịch: Làng Mai của thiền sư Thích Nhất Hạnh), hihi...
-Dung Tran: "Bing"... thì cüng na ná... "Mr. Bean"! hihi.
-Nhà Gom Lá Bàng: Mình có hỏi anh Cuồng Từ rồi...
Đây là một thứ ngữ pháp cổ, nhưng lại rất dễ hiểu:
Vô = không, Phi = chẳng, Thị = là, Đạo = đạo
Vô phi thị đạo = chẳng có cái gì không phải là đạo.
Cám ơn anh Cuồng Từ.
Dung Tran (Facebook) Anh Cuồng Từ rất uyên thâm Hán học. You knock right door! His explanation affirms that your understanding is correct. Congrats!
Xóa4 giờ trước
Sầu đông, trắng rụng lưng chừng lối
Trả lờiXóaRụng kín đường đi, rụng xuống... đời
Lối xa, khao khát mờ mờ ảo
Còn lại trống không, chẳng thấy người!
Em về đá bóng giùm anh
Trả lờiXóaViệt Nam lớ ngớ, thua nhanh 4 bàn
Ma - lay quần với Thái Lan.
Xứ Chùa vô địch, ngỡ ngàng người xem
Mây xôn xao tối, trời mưa xuống
Trả lờiXóaTừ giã chốn quen, lẳng lặng, buồn!
Mưa rơi đường phố, mưa lên áo
Bước vội vào nhà, chẳng có em...
Cái gì tiếp xúc với mắt đều là đạo. Vậy thì cũng đồng nghĩa là không có đạo.
Trả lờiXóaAnh Lá Bàng ơi.
Uh nhỉ, cái gì cũng là đạọ, nên không có... đạo, chính xác! Hihi...,
Xóacám ơn nhé, chúc Noel vui.
Chúc Mừng Gings Sinh Hạnh Phúc Bác Nhé!
Trả lờiXóaThank Mộc, đi chơi Noel với vợ thôi nhé, hihi... Chúc tối nay vui.
Xóa