Bái Đính chiều nay sương tới trời
Lữ khách u buồn, núi chơi vơi
Hãy cho ta với tâm hồn thoáng
Lỡ chốn trần gian, nặng thói đời
Lữ khách u buồn, núi chơi vơi
Hãy cho ta với tâm hồn thoáng
Lỡ chốn trần gian, nặng thói đời
Tràng An nước biếc vào xa đáy
Nước chảy về đâu? đến chỗ nào?
Dáng nàng thơm phức phương trời: khát!
Ướp ngạt hồn ai, rát chiều tà!
Nước chảy về đâu? đến chỗ nào?
Dáng nàng thơm phức phương trời: khát!
Ướp ngạt hồn ai, rát chiều tà!
Đáng lẽ bài này ban đầu tôi định viết là ‘Sự ngạc nhiên thú vị đối với kênh VTC1 - Tôi thích!’), nhưng khi đi lang thang nơi bờ sông để suy nghĩ, tôi mới cập nhật thêm thông tin và viết ra đề tài này. Bài này - đang được chỉnh sửa - gồm có:
- Sự ngạc nhiên thú vị đối với kênh VTC1
- Nguyên nhân cội rễ của vấn đề Biển Đông
- Tranh chấp mất còn của các dân tộc thuộc và lân cận lưu vực sông Mekong
- Những thách thức ‘từ chết đến bị thương’ của Việt Nam
- Tầm nhìn ‘ngắn’ về thế giới tự nhiên.
---------
1. Sự ngạc nhiên thú vị đối với kênh VTC1
Có những tối, sau khi khá yên tâm với một entry nào đó, tôi bật ti-vi lên xem, và vô tình ‘trúng’ chương trình ‘Bản tin đêm’ của kênh VTC1 (truyền hình cáp SCTV, kênh 53, từ 12g -1g khuya), mà tôi cảm thấy thích hơn! so với ‘Bản tin thời sự’ từ các kênh khác như VTV1, VTV3 chẳng hạn.
Ví dụ sau đây là một số thông tin mà tôi ‘nhớ lại’ trong tuần trước (và tháng trước):
-Tỉ lệ rất cao (nếu không muốn nói là 100%) hàng TQ nhập sang VN đều có chứa hóa chất độc hại, nhất là thực phẩm, kể cả đồ các chơi bằng nhựa... Cục an toàn thực phẩm (của một tỉnh nào đó, Lạng Sơn!) đã có văn bản ‘phản đối’ gửi sang phía TQ…
-Ấn tượng đau đớn và sâu sắc mãi trong lòng người Việt: ‘40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa - Nhìn lại và trân trọng lịch sử cũng là cách để người Việt biết chúng ta đã và đang mất những gì để từng ngày nuôi dưỡng ý chí khôi phục’ (vietnamnet.vn)… khi mà TQ cưỡng chiếm Hoàng Sa của VN vào ngày 19/1/1974… quân đội VNCH chiến đấu dũng cảm… Ngụy Văn Thà… vũ khí hiện đại (lúc đó)… tàu bị cháy (tàu của TQ cũng vậy)… bên VNCH có 4 tàu chiến… TQ chi viện tàu chiến ồ ạt… 3 tàu (còn lại) của bên VNCH phải rút lui… chính quyền VNCH định tái chiếm… nhưng sau đó kế hoạch nàyã bị bãi bỏ… Rồi TQ cưỡng chiếm nhiều đảo đá thuộc Trường Sa (gồm các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Su Bi…, ), và trong trận hải chiến nhỏ tại đảo Gạc-Ma vào ngày 14/3/1988, có 64 chiến sĩ hải quân VN bị bắn chết tại chỗ… Gần đây, TT Nguyễn Tấn Dũng đã lên án mạnh mẽ hành động xâm chiếm/bành trướng của TQ, và khẳng định mạnh mẽ là Trường Sa, Hoàng Sa là của VN… Độ tuổi theo ‘Luật nghĩa vụ quân sự’ sẽ tăng từ 25t đến 27t… khi cần, mỗi năm VN có thể tuyển được 800.000 quân (nhưng hiện nay chỉ tuyển có 10%)... đề phòng và chuẩn bị đối phó với mọi ý đồ xâm lược…
-Các trang mạng xã hội là có ích (‘không thể cấm đưa thông tin lên mạng’ - nguyentandung.org), trên Facebook, nhiều blogger đã thay đổi avatar để lên án hành động xâm lược của TQ (có minh họa một cái hình màu đỏ, nền là bản đồ TQ với cái đầu bò + sừng bò nổi lên, trên đầu bò có chữ China, con bò đang le lưỡi ra, và có cái kéo cắt cái lưỡi bò)… VN và TQ đã có 16 chữ, nhưng từ khi có 16 chữ này, mối quan hệ giữa hai nước không những không tốt đẹp hơn, mà ngày càng xấu đi/căng thẳng… rồi bùng nổ vụ giàn khoan 981… việc hiểu chữ ‘tốt’ của VN đối với TQ ngày càng trở nên mù mờ…
-Trang web là phổ biến và có ích, có 80 nguyên thủ quốc gia trên thế giới có trang web (Facebook, Twitter) tương tác với các bạn đọc… có hình ông Obama, Thủ tướng Ấn Độ, Thủ tướng Đức, Tổng thống Medvedev… đang ‘tương tác’ với các blogger…
Đặc biệt là hoàn toàn không có tin nào nói về ‘Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (1979-1989)’ mà GS Tương Lai có nói đại để là ‘máu chứ không phải là nước lã’… Tất nhiên là tôi không thể nhớ chính xác từng… từ/câu, nhưng ý chính là như vậy. Tôi thấy thú vị khi xem những tin này, vì nó khá khách quan, việc dùng từ thể hiện lập trường mạnh hơn (chứ không ‘vuốt đuôi’)… Ngoài ra, kênh này hay chiếu phim… Tàu, như: Vòng xoáy kim tiền (Đài Loan), Bạch Ngọc Đường (Hồng Kông), Sóng gió Bạch gia (Hồng Kông)… Tôi là người rất ít xem ‘Thời sự’, nhưng những bản tin trên VTC1 đã làm tôi dán mắt xem cả tiếng đồng hồ, đo đó, để tranh thủ số lượng cũng như cảm tình của khán giả, tôi hy vọng rằng kênh này sẽ nói càng thật càng tốt: khách quan hơn, thẳng hơn, mạnh hơn, và ít chiếu phim… Tàu hơn!
2. Nguyên nhân cội rễ của vấn đề Biển Đông
Tôi cho rằng nguyên nhân của vấn đề Biển Đông xuất phát rất sâu xa - từ nền văn minh sông Mekong. Lưu ý rằng Đồng bằng sông Cửu Long (Sundaland - từ cổ, hay Miền Tây - hiện nay) được Ngân hàng thế giới (WB) viết là Mekong Delta, nhưng sông Mekong khác với sông Cửu Long, như các bạn đọc sẽ theo dõi dưới đây (xem các tham khảo bên dưới):
Mekong có nghĩa là ‘mẹ của những dòng suối’, là một từ gốc Thái. Sông Mekong được hình thành từ kỷ Pleistocene (kỷ Canh Tân, thời con ma-mút) - cách đây 1,2-2 triệu năm, có chiều dài hơn 4.800km, dài thứ 11 trên thế giới. Sông này xuất phát từ thượng nguồn Tây Tạng (thuộc cao nguyên Trung Á) - vĩ độ 33 độ 16’ và kinh độ: 93 độ 52’, ở độ cao 4.975m, với diện tích lưu vực là gần 800.000 km2, và chảy qua 7 nước là: Tây Tạng, Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, riêng con sông này ở VN được gọi là sông Cửu Long - được hình thành cách đây khoảng 10.000 năm, 'châu thổ' của nó được gọi là vùng ĐBSCL có dân số vào khoảng 18 triệu người (trong đó, có khoảng 900.000 người Khmer) và diện tích xấp xỉ 41.000 km2 - cái nôi của nền văn minh Sunda 8000 năm trước, thiên đường của phương Đông ngày nay, với ‘nền văn hóa Miệt Vườn’ rất đặc dị.
Nhưng… hình như với một… linh tính nào đó, những dân tộc thuộc và lân cận lưu vực sông Mekong, đặc biệt là triều đình ‘Đại Hán’ với các cuộc ‘Nam tiến’, đã biết rằng ‘ai nắm được lưu vực sông Mekong thì sẽ làm bá chủ khu vực Biển Đông (đất liền + biển) mà họ đã tiến hành những cuộc ‘xung đột địa chính trị’ lẫn nhau đến mất còn…
Và một tình huống nghiêm trọng cụ thể, ‘TQ đơn phương cho xây dựng chuỗi 8 con đập trên sông Mekong (Mekong Cascade, đập bậc thềm Vân Nam) như: Cống Quả Kiều (Gongguaqiao), Tiểu Loan (Xiaowan), Mãn Loan (Man Wan), Đại Triều Sơn (Dachaoshan), Cảnh Hồng (Jinghong), Nọa Trát Độ (Nouzhadu), Cảm Lâm và Mãnh Tống (chưa kể các đập bên Lào, Thái Lan)…: xây các đập thủy điện, khai thông thủy lộ, với tàu bè thương mại quá tải sẽ giết chết dòng sông, các bước khai thác của Trung Quốc sẽ làm suy thoái hệ sinh thái, gây ô nhiễm tệ hại, khiến con sông Mekong đang chết dần’ (Nguồn: vncold.vn, đường dẫn bên dưới). Tất nhiên, việc hiểu nội dung ‘TQ xây dựng đập làm đổi dòng nước sông Mekong (một phần là để tránh việc vận chuyển dầu khí qua eo biển Malacca - mục tiêu quân sự), dẫn đến việc tàn phá nền kinh tế của các nước Asean…’ này là quá tầm của chúng ta, nên hãy hình dung một dân tộc ở thượng nguồn - vì bản thân mà chiếm hết ;tài nguyên’ của dân tộc ở hạ nguồn (Việt Nam), song song với hình ảnh một phụ nữ miền Tây đang chèo thuyền trong một cái… chậu nước, hay hình ảnh một cái bình với nhiều nước ở phía trên, nhưng ở phía dưới thì thắt lại và chỉ có một cái rô-bi-nê với vài giọt nước ri rỉ chảy ra: một dự báo của cuộc ‘chiến tranh môi sinh’ có ý đồ! và mất còn, mà các tín hiệu SOS đang được gửi đi liên tục cho thế giới tự nhiên…
3. Tranh chấp mất còn của các dân tộc thuộc và lân cận lưu vực sông Mekong
Cuộc đời con người quay như cây đèn cù,
hay là ta nhìn cuộc đời như nhìn cây đèn cù quay!,
thực cũng là ảo!, mà ảo cũng là thực!
nhưng quy cho cùng, tất cả đều là ảo!
hay là ta nhìn cuộc đời như nhìn cây đèn cù quay!,
thực cũng là ảo!, mà ảo cũng là thực!
nhưng quy cho cùng, tất cả đều là ảo!
(Ví dụ, theo trình tự thời gian, các số liệu về niên biểu dưới đây chỉ có tính chất tham khảo, vì chúng có ‘đá’ nhau, các blogger nên tìm hiểu thêm).
Trung Hoa xâm chiếm Việt Nam, đặt tên là Giao Chỉ Bộ, rồi An Nam Đô Hộ Phủ, 111 TCN (-938); Chân Lạp (Khmer) xâm chiếm và thôn tính Phù Nam, thế kỷ thứ 7 (và trở thành Đế quốc Khmer vào thế kỷ thứ 9 và 10); Nam Chiếu (Đại Lý sau này) đánh bại nhà Đường…, 750 (-866); Tây Tạng ‘gây khốn đốn’ cho TQ, nhất là các triều nhà Đường (họ đã từng xâm chiếm Trường An, năm 763/764), việc này kéo dài từ 635-822; Việt Nam xâm chiếm Chiêm Thành/Champa, 1044 (Lý Thái Tông), rồi 1069 (Lý Thánh Tông); Champa xâm chiếm Khmer và tàn phá kinh đô Angkor, năm 1177; Khmer đánh bại Champa, tiến đến thời cực thịnh của đế quốc Khmer, 1181; Mông Cổ xâm chiếm Trung Hoa, 1234-1368; Mông Cổ xâm chiếm Việt Nam, 1254, 1258; Xiêm La xâm chiếm Khmer, 1353-1434; Trung Hoa xâm chiếm Việt Nam, thời nhà Minh, 1400-1427; Miến Điện xâm chiếm và đô hộ Xiêm La, 1569 (-1767); Việt Nam xâm chiếm và diệt vong Champa, 1656; Xiêm La đại chiến với Việt Nam (nhà Tây Sơn, trận Rạch Gầm và kênh Xoài Mút), 1784; người Khmer tàn sát người Việt (nạn ‘cáp duồn’) vào 1730 (rồi 1769, 1778, 1818, 1834, 1945, 1970…); Việt Nam 'tiếp nhận' (xem đường dẫn bên dưới) vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Khmer), 1788 (rồi đổi tên Chân Lạp thành Trấn Tây Thành, 1835); Trung Hoa (nhà Thanh) xâm chiếm Việt Nam, 1789; Xiêm La đánh chiếm Vạn Tượng (Lào), 1827!; Chiến tranh Việt-Xiêm, thời Thiệu Trị, chủ yếu xảy ra ở An Giang và Kiên Giang, 1841-1645; (Nhật) xâm lược Việt Nam làm cho gần 2 triệu người Việt bị chết đói, 1945; Đài Loan (tàn quân của Tưởng Giới Thạch) chiếm đóng Bắc Miến Điện, 1949-1953; Trung Quốc (Hồng quân/Vệ binh đỏ) xâm chiếm Tây Tạng (1951) và thành lập vùng tự trị Tây Tạng (Tibetan Autonomous Region), tháng 6/1965; Lào/Bắc Việt và Mỹ/Thái Lan với các cuộc chiến ở Cánh Đồng Chum, 1960-1972; Trung Quốc tiến hành ‘Tây Tạng hóa Biển Đông’ bằng cách cưỡng chiếm Hoàng Sa, 19/1/1974; Trung Quốc tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc của VN, 1979-1989; Việt Nam gửi quân ‘tình nguyện’ sang chiến đấu bên Campuchia, 1979 - 1989; Trung Quốc cưỡng chiếm 8 đảo đá thuộc Trường Sa, tháng 1/1988…
Vì thế, quanh lưu vực sông Mekong, có nhiều quốc gia đã không còn tên trên bản đồ thế giới (Chiêm Thành/Champa, Chân Lạp, Nam Chiếu/Đại Lý, Phù Nam, Tây Tạng!..., xem chú thích bên dưới), có những quốc gia có độ dịch chuyển rất lớn về mặt biên giới, thậm chí nay có ai đó đang muốn gom các nước thuộc và lân cận ‘lưu vực sông Mekong’ vào tay mình!…
4. Những thách thức ‘từ chết đến bị thương’ của Việt Nam
Ngoài vấn đề ‘sông Mekong’ ở trên, VN còn có những thách thức ‘từ chết đến bị thương’ như sau:
Thực ra, trước đây triều đình TQ không quan tâm đến mấy cái hòn đảo ở biển Nam, bằng chứng là đến thời Khang Hy (hay cuối thời nhà Thanh), tấm ‘Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ' (xuất bản năm 1904) không hề có dấu hiệu của Hoàng Sa hay Trường Sa trên đó. Tuy nhiên, sau khi ‘vươn vai’ vào những năm 1970, sau khi mạnh gấp đôi và là đối thủ về quân sự số một của Mỹ vào cuối những năm 2000, nhất là khi có khá nhiều ‘money’ cộng với việc đang thèm nhỏ dãi với 2 chữ ‘siêu cường’ và 5 chữ ‘bá chủ năng lượng thế giới’ vào đầu những năm 2010, để thực hiện thành công giấc mộng ‘Đại Hán’ (giải phóng cả nhân loại!, mà gọi theo chính trị là ‘chinh phục trái đất’, hay theo ngôn ngữ dân gian là ‘bá chủ thế giới’) - với tuyên bố ‘các nước châu Á sẽ được an ninh khi và chỉ khi chịu khuất phục trước China - là dùng chính sách ‘tằm ăn dâu’ (tàm thực) bằng cách lần lượt chinh phục các nước như VN, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Brunei, thậm chí là Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, (rồi thừa cơ chiếm luôn… Mỹ và châu Âu, nếu được), ngài bự con này mới tiến hành các bước như sau: ‘Từ nay đến năm 2020: sẽ cố gắng nuốt hết Việt Nam, rồi Đài Loan (nếu được); trang bị một hạm đội khá mạnh để có thể ‘hù dọa’ trong khu vực đường lưỡi bò, cụ thể về phía Đông thì sẽ vươn vòi bạch tuộc xa 900 dặm kể từ Đài Loan ('tuyến quần đảo thứ 2')… Từ 2020-2050: sẽ phát triển hạm đội này đủ mạnh với tầm cỡ thế giới, để vươn vòi bạch tuộc đến tận đảo Guam ('tuyến quần đảo thứ 3'), và đến tận hải giới của Mỹ… (Gleb Shutov, xem đường dẫn bên dưới).
Ngoài các cuộc xâm lược ‘cứng’ từ triều đình phương Bắc đã được thể hiện qua các cuộc chiến biên giới, các cuộc cưỡng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của VN, các cuộc gây hấn với Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…, còn có các cuộc xâm lược ‘mềm’ được thông qua cái được gọi là hợp tác kinh tế, thỏa thuận, viện trợ, đào tạo, mà dễ thấy nhất là việc thành lập Viện Khổng Tử, tung ‘thương lái’ đi… phá hoại khắp nơi, chuyển dần dần các loại hàng có hóa chất độc hại sang (các) nước đàn em, không loại trừ việc kêu gọi người Hoa kiều đừng để bị đồng hóa với người Việt, yểm bùa/chặn long mạch ở Đồng bằng sông Hồng (truyền thuyết Cao Biền) hay ĐBSCL (chuyện Mạc Cửu và các bia Càn Long ở miền Tây)!…
Nhưng, kể từ năm 111TCN đến nay, tức là trên 2100 năm, ‘nếu’ triều đình phương Bắc mà có thể chiếm hay nước Việt Nam hay tiêu diệt dân tộc này ‘trong vòng một nốt nhạc’ thì họ sẽ làm ngay, mà người ta, hay ít nhất là một GS Mỹ - Joel Brinkley - đã nói là TQ đã có 17 lần (!) xâm lược VN và đã bị dân Việt ‘hung dữ'! đánh đuổi ra khỏi bờ cõi, điều này chứng tỏ rằng nền văn hóa tâm linh của Việt tộc vốn dị ứng với kiểu văn hóa ‘trịch thượng’ của các triều đại TQ; các thế hệ cha ông Việt Nam thừa biết cái chuyện về ‘con ác quỷ dracula’ hay ‘kẻ thù truyền kiếp’ này, và các thế hệ cha ông VN cũng thừa biết giấc ảo mộng với chuyện ‘con cừu kết bạn với con chó sói’ và hễ mỗi lần ăn ‘kẹo mút’ của chó sói (nay với thủ đoạn ngàn lần tinh vi hơn trước) là mỗi lần con cừu bị hậu quả vô cùng nghiêm trọng...
VN còn bị bao vây từ các phía Lào, Campuchia, Biển Đông, các vấn đề nội bộ + gọng kìm Trung-Mỹ, và tham nhũng, mà người ta hình dung nó lần lượt là ngực, bụng, xương sống, tim mạch và hệ thần kinh của VN, vì thế mà có một hình ảnh nôm na là VN, dường như, đang bị ‘ho lao’ từ phía Lào, ‘đau bao tử’ từ phía Campuchia, ‘đau cột sống’ từ phía Biển Đông cộng với thế gọng kìm Trung-Mỹ (buộc VN phải ở vào thế ‘đi dây’ - một vấn đề rất khó chịu và rất phức tạp), ‘đau tim’ vì vấn đề dân tộc thiểu số và các thế lực vô hình (dân chủ, đa nguyên, sự tàn phá về môi sinh… chẳng hạn), và ‘ung thư’ vì phân hóa nội bộ và đặc biệt là nạn tham nhũng...
5. Tầm nhìn ‘ngắn’ về thế giới tự nhiên
Tóm lại, với tầm nhìn ‘ngắn’ về thế giới tự nhiên, tôi nghĩ rằng VN đang bị ‘thập diện mai phục’ gồm:
- bị chặn đầu nguồn ở Vân Nam, chặn cuối nguồn ở Biển Đông, vùng Mekong của VN sẽ chỉ còn lại một ‘khúc xương đã bị gặm hết thịt’
- bị xâm lược ‘cứng’ và ‘mềm’ từ tập đoàn phương Bắc,
- bị ‘ngoại bệnh’ bởi tác động của anh ‘Đại Hán’ vào Lào, Campuchia, Biển Đông, và thế gọng kìm Trung-Mỹ
- bị ‘tâm bệnh’ bởi các thế lực ở trong nước, và nhất là,
- ‘tự bị bệnh’ nặng bởi nạn tham nhũng.
Tôi không thể căn cứ vào ‘bản chất và hiện tượng’ để mà sắp xếp thứ tự ưu tiên nguyên nhân nào là quan trọng nhất, số 5 chăng!, tôi cũng chưa kịp nghĩ về việc ‘biến đổi khí hậu toàn cầu’ hay ‘trang bị vũ khí quân sự hiện đại’!, tôi cũng không nghĩ là làm sao để VN có thể trở thành ‘con rồng châu Á’!, tôi cũng không thể đề xuất là VN nên ‘open’ để cho những hạt mỡ Cholesterol - gây nghẽn mạch máu não - thoát ra khỏi bộ óc vốn đã rất trì trệ!..., nhưng tôi thiển nghĩ rằng một ‘quân sư’ nào đó không nên nghĩ Biển Đông là Biển Đông - chỉ là một góc nhìn của vấn đề!
Bóng ai lao khổ trên đồi cát
Một chấm xa xa, rớt xuống đời
Vĩ nhân ai đó tôi nào biết
Chỉ biết cuối đời, hột cát rơi…
Một chấm xa xa, rớt xuống đời
Vĩ nhân ai đó tôi nào biết
Chỉ biết cuối đời, hột cát rơi…
Trên một bình diện rộng lớn hơn, mặc dù ‘một dân tộc tìm cách nô lệ các dân tộc khác là tự rèn lấy xiềng xích cho chính mình’ (Karl Marx), nhưng dường như lịch sử 'bàng quan' với con người, trong khi con người lại là nạn nhân trực tiếp của lịch sử: các cuộc chiến mất còn của các dân tộc thuộc và lân cận lưu vực sông Mekong vẫn không bao giờ ngừng nghỉ - vượt ra ngoài khuôn khổ của triết học hay tôn giáo, bất chấp các khái niệm ‘vô thường’, ‘vô vi’, ‘thiền’ hay ‘đức tin Thiên Chúa’, mặc cho những bản nhạc bolero rên rỉ, những bài vọng cổ u hoài, và những ‘chuyến đi cuối cùng của chị Phụng’, mà làm cho hai chữ ‘chân lý’ ngày càng trở nên mơ hồ đối với các cư dân trực tiếp hay gián tiếp thuộc lưu vực sông Mekong.
(HẾT)
---------
Chú thích:
- Bắc thuộc: Nước ta bị Tàu đô hộ (1050 năm) qua các thời sau: a) Nhà Triệu, nhà Hán (179/111TCN-39), b) Nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương (43-541), c) Nhà Tùy, nhà Đường (602-905), d) Nhà Minh (1400-1427). ‘Việt Nam qua các thời kỳ’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/11/275-viet-nam-qua-cac-thoi-ky.html
- Bốn con rồng châu Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore (còn Nhật Bản là con rồng của thế giới)
- ‘Cáp duồn’: hay cap youn, cáp = chặt, duồn= người Việt
- Chuỗi 8 con đập trên sông Mekong, xem: http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=1891
- ‘Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng’: một tác phẩm tư liệu văn học của tác giả Ngô Thế Vinh, xuất bản năm 2014: ‘Sách gần 700 trang, với 23 chương và hàng trăm hình ảnh, được viết theo lối tiểu thuyết ký sự, mà tác giả gọi là “dữ kiện tiểu thuyết” (tiểu thuyết nhưng chứa đựng nhiều dữ kiện và tài liệu thực), ghi lại hành trình của tác giả dọc theo dòng sông Cửu Long, trong đó những nhân vật hư cấu của câu chuyện tìm về khởi nguồn của dòng sông ở Tây Tạng, và theo dòng sông, đi xuyên qua các nước Trung Hoa, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam, ở cuối nguồn. (ngươi-viet.com), xem tại: http://giaocam.saigonline.com/HTML-N/VSNgoTheVinh/NgoTheVinhTPCuuLongCanDongBienDongNoiSong.pdf
- ‘Giàn khoan bất hòa’: bởi nhà phân tích cao cấp Gleb Shutov, xem: http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/20140824/gian-khoan-bat-hoa/637291.html
- Nước Chân Lạp: có lẽ là nhà nước đầu tiên của người Khmer tồn tại trong giai đoạn từ khoảng năm 550 tới năm 802, … gồm cả Campuchia và một số tỉnh phía Nam của VN hiện đại… Ban đầu là một nhà nước chư hầu của Phủ Nam (khoảng cho tới năm 550, trong vòng 60 năm sau đó nhà nước này đã giành được độc lập và dần dần lấn lướt Phù Nam. Đến thế kỷ 6 thì họ đã xâm chiếm được miền bắc của Phù Nam. Cuối cùng, trong thế kỷ 7 (khoảng giai đoạn 612-628), nhà nước này đã xâm chiếm toàn bộ Phù Nam... (wikipedia).
- Nước Chiêm Thành: Chiêm Thành là tên gọi của vương quốc Chăm Pa (tiếng Phạn: Campanagara) trong sử sách Việt Nam từ 877 đến 1693… Đầu thế kỷ thứ 11, Chiêm Thành bao gồm 4 tiểu vương quốc là: Amaravati (vùng Quảng Nam, Đà Nẵng ngày nay, và vùn Bình-Trị-Thiên nhưng sau này bị sáp nhập vào Đại Việt), Vijaya (vùng Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay), Kauthara (vùng Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay) và Panduranga (vùng Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay). (wikipedia)
- Nước Nam Chiếu: Nguyên thủy, ở đây có một vài bộ lạc của người Bạch…, mỗi một bộ lạc là một 'vương quốc' riêng biệt, được gọi là chiếu... Năm 750, Nam Chiếu nổi lên chống lại nhà Đường… Nam Chiếu phát triển và bành trướng rất nhanh, đầu tiên là vào Miến Điện, sau đó là toàn bộ Vân Nam ngày nay, xuống phía bắc Lào và Thái Lan, và sau đó về phía bắc tới Tứ Xuyên… Nam Chiếu cũng đã từng xâm chiếm An Nam từ những năm 858 tới năm 866. (wikipedia)… Suy yếu, rồi bị diệt vong dưới thời Nguyên Mông, thế kỷ 14.
- Nước Phù Nam: xuất hiện khoảng đầu Công Nguyên… Trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (VN), về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phái Bắc bán đảo Mã Lai. Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa thế kỷ 7 (sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp. Mãi đến thế kỷ 17-18, phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam, tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay. (wikipedia)
- Nước Xiêm La: Thái Lan cũng từng được gọi là Xiêm La, đây là tên gọi chính thức của nước này đến ngày 11/5/1949. Từ "Thái" trong tiếng Thái có nghĩa là "tự do"... Từ "Thái Lan" trong tiếng Việt có xuất xứ từ tiếng Anh Thailand (trong đó land nghĩa là đất nước, xứ sở), và Thailand được dịch từ “Prathet Thai” với nghĩa là "nước Thái". (wikipedia)
- ‘Tây Tạng hóa Biển Đông’: một khái niệm của ông B.A.Hamzak - Giám đốc Viện Nghiên cứu Hàng hải Malaysia
- Thủ tướng yêu cầu chủ động đưa thông tin chính thống lên các mạng xã hội: ‘…Dù xuất hiện ở Việt Nam chưa đầy một thập kỷ, nhưng Facebook cùng các phương tiện truyền thông xã hội khác như Twitter, Zing me, Google+ … đang trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu...’ (hiện nay ở VN có khoảng 30 triệu người sử dụng Internet)… ‘Thủ tướng yêu cầu chủ động đưa thông tin chính thống lên các mạng xã hội như Facebook, trong bối cảnh bùng nổ công nghệ mới và trước yêu cầu về quyền tiếp cận thông tin của người dân…. Không thể cấm đưa thông tin lên mạng’ (nguyentandung.org).
- Tiếp nhận vùng ĐBSCL: Trong suốt quá trình Phương Nam Hành của các chúa Nguyễn bắt đầu từ năm 1620 khi chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gã công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II để cho người Việt đến cư trú và khẩn hoang vùng miền Đông Nam Bộ, cho đến năm 1732 khi vua Chân Lạp là Nặc Tha đem hai vùng đất là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) dâng chúa Ninh Nguyễn Phúc Chú để cầu hòa. Toàn vùng ĐBSCL đã trở thành non sông nước Việt. Hơn 100 năm ấy không có một cuộc "chiến tranh xâm chiếm" nào, mà chỉ có những cuộc động binh để bảo vệ công cuộc khai hoang của người Việt trên những vùng đất được các vua chúa Chân Lạp dâng tặng. Trong 100 năm ấy những cánh đồng hoang hóa của ĐBSCL được các chúa Nguyễn tiếp nhận một cách hòa bình. Do vậy (nếu) nói công cuộc khai hoang phục hóa đó là xâm lược thì e rằng tạo nên một sự ngộ nhận. Vùng đất này không hề tồn tại bất một di chỉ văn hóa nào của người Khmer. Ngôi chùa Dơi của người Khmer theo Đạo Bụt Tiểu Thừa có lịch sử 400 năm được hình thành trong thời gian này ở Sóc Trăng dưới sự bảo trợ của các chúa Nguyễn chất chứa nhiều di chỉ văn hóa Việt, Hán, Khmer, Chămpa ... chớ không mang tính Khmer đặc thù như Angkor Wat, Angkor Thom. Thực tế ĐBSCL là một vùng đệm vô chủ và người Việt đến đây như là một hiệu ứng tất nhiên của lịch sử chớ không hề là một sự xâm lược. (lời bình của hairachgia)
- Tuyến quần đảo thứ nhất: là một nhóm quần đảo lớn đầu tiên nằm ngoài lục địa Đông Á, bao gồm quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan và phía bắc Philippines (vietnamnet.vn).
- Vụ ‘Trường Sa’: Tháng 01 năm 1988, CHND Trung Hoa đã huy động một lực lượng hải quân gồm nhiều tàu khu trục và tàu tên lửa xuất phát từ Hải Nam tiến xuống phía Nam, trong đó có 4 chiếc đến khu vực phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa, khiêu khích và cản trở hoạt động các tàu vận tải của Việt Nam trong khu vực biển gần bãi đá Chữ Thập và bãi đá Châu Viên. Lực lượng tàu chiến này đặt dưới sự chỉ huy của một Bộ Tư lệnh đặc biệt được thành lập để tổ chức triển khai chiến dịch đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa, bắt đầu từ ngày 14 tháng 3 năm 1988, nấp dưới luận điệu quen thuộc “phản công để tự vệ”… Ngày 3/12/2007 (!), Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập huyện Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…, xem thêm: http://www.tinbiendong.com/nd5/detail/kho-tu-lieu-ho-so-bien-dong/mot-phan-truong-sa-cua-viet-nam-bi-trung-quoc-chiem-nhu-the-nao/1021.010002.html
Nợ anh một tách cà phê
Trả lờiXóaNợ anh: em ghé Ban Mê chẳng mời
Nợ anh - nắng ẩn cuối trời
Nợ anh - khói thuốc buồn đời bay lung!
Đông về cây lá im im
Trả lờiXóaEm ngồi tảng đá, mắt lim dim buồn
Khói sầu theo gió bay lên
Chiều đông vắng nắng, dáng mềm gợi... yêu!
Chết làm chi, anh, tím vẫn còn
XóaBóng hồng nghiêng ngã, mắt trông mong
Em ơi, em đứng mình chi đó
Hai tách cà phê, ấm cõi lòng!
Về với mùa thu, nhớ nguyệt cầm
XóaTiếng đàn nhè nhẹ, tiếng đàn trong
Phải chi em đến, hoa cười hé
Anh dưới chiều rơi, bỗng nắng vàng!
Muội ghé thăm Ca Ca nè,luôn vui khỏe cho muội mừng Ca Ca nhé!
Trả lờiXóaÚi dà, tiểu sư muội chỉ biết biển yêu thui, kg quan tâm tới biển đông, hihi..., chiều vui nghen.
XóaMuội mong Ca Ca khỏe để viết nhiều bài hay hơn để muội hiểu thêm ,mỗi lần muội ghé thăm Ca là muội muốn coi đề tài mới để muội mở mang thêm một chút,muội ko ý kiến là đang ngẫm nghĩ đó Ca nha,chiều về thật ngọt ngào Ca nha(muội thích ăn bánh xèo)
XóaUi, sao muội lại biết ca ca trả lời, bên blogspot không có cài đặt chương trình báo 'reply', híc.. híc... Thank nghen.
XóaSương mai cong đến lạ lùng
XóaEm cong cong dáng, anh mông lung trời
Bây giờ xa tít mù khơi
Vô thường - nét nhạc, rụng rời, khói bay
Biển Đông, bài viết thật rộng hữu ích.
Trả lờiXóaCám ơn anh.
Mình xin lấy lời bình của anh ngonguyen để trả lời, nhân thể lưu kỷ niệm luôn, hihi...:
Xóa"ngonguyen2012 [Blog Tiếng Việt] Email 22.01.15@20:35
Cảm ơn Nhagomlabang với những tư liệu hay!
Chúc vui vẻ nhé!"
hairachgia [Blog Tiếng Việt] 23.01.15@08:38
Trả lờiXóaBài viết rất thú vị với ngồn ngộn những thông tin. Nhưng có một ý nhỏ tôi đề nghị NGLB cần xem lại:
"Việt Nam ... vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Khmer)"
Trong suốt quá trình Phương Nam Hành của các chúa Nguyễn bắt đầu từ năm 1620 khi chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gã công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II để cho người Việt đến cư trú và khẩn hoang vùng miền Đông Nam Bộ, cho đến năm 1732 khi vua Chân Lạp là Nặc Tha đem hai vùng đất là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) dâng chúa Ninh Nguyễn Phúc Chú để cầu hòa. Toàn vùng ĐBSCL đã trở thành non sông nước Việt. Hơn 100 năm ấy không có một cuộc "chiến tranh xâm chiếm" nào, mà chỉ có những cuộc động binh để bảo vệ công cuộc khai hoang của người Việt trên những vùng đất được các vua chúa Chân Lạp dâng tặng.
Trong 100 năm ấy những cánh đồng hoang hóa của ĐBSCL được các chúa Nguyễn tiếp nhận một cách hòa bình.
Do vậy khi nói công cuộc khai hoang phục hóa đó là xâm lược thì e rằng tạo nên một sự ngộ nhận. Vùng đất này không hề tồn tại bất một di chỉ văn hóa nào của người Khmer. Ngôi chùa Dơi của người Khmer theo Đạo Bụt Tiểu Thừa có lịch sử 400 năm được hình thành trong thời gian này ở Sóc Trăng dưới sự bảo trợ của các chúa Nguyễn chất chứa nhiều di chỉ văn hóa Việt, Hán, Khmer, Champa ... chớ không mang tính Khmer đặc thù như Angkor Wat, Angkor Thom.
Thực tế ĐBSCL là một vùng đệm vô chủ và người Việt đến đây như là một hiệu ứng tất nhiên của lịch sử chớ không hề là một sự xâm lược
À, tôi nói sau đây, anh Hai đừng cưới nhé: 'đọc cả trăm tư liệu để rút ra ý niệm trong... 1 đêm, thì rất khó mà chuẩn xác hết được' (cười),
Xóaquả nhiên anh đọc rất kỹ và nhận định rất đúng ở chỗ này, rất hợp gu với tôi, tôi muốn có những thông tin 'gom' được do trao đổi hai chiều trực tiếp với các blogger, tôi sẽ chỉnh sửa 2 chữ, và đưa đoạn này của anh vào phần chú thích,
many thanks.
saumietvuon [Blogger] Email 23.01.15@19:55
XóaTui đã đọc hết bài viết này mà ko biết còm như thế nào bởi quá nhiều thông tin mà trong đó số tui hiểu biết là rất ít! Đến khi xuống đọc còm của anh Hai thì tui mới có chút xíu ý sau:
Tui thiên về ý của anh Hai bởi nhớ lại một chuyện thật trong gia tộc tui. Bà nội tui vừa mất cách đây gần 10 năm thọ 93 tuổi. Hồi nhỏ tui sống với bà và nghe chính bà kể rằng khi bà ở tuổi thiếu niên thì nơi bà sống thuộc xã Lương Hòa Lạc thuộc tỉnh Tiền Giang bi giờ (xưa là Định Tường) thì người Dân tộc (ko rỏ Khmer hay Champa) còn cư ngụ, họ ít giao tiếp với người mình (tất nhiên cũng có nhưng ko phổ biến). Nếu người mình muốn đuổi họ đi để lấy đất thì ko cần phải đánh chiếm chi cả mà chỉ cần tìm đồ bẩn (phân người, gia súc... rác rưởi chẳng hạn) đổ cận nhà thì họ sẽ tự dở bỏ đi nơi khác. Có lẽ biết được "thói quen" này của họ nên người Việt ta vốn có tính "ma lanh" nên cứ dùng chính sách "tầm ăn dâu" này mà lấy trọn đbscl ko chừng.
hairachgia [Blogger] Email 23.01.15@20:42
XóaTheo anh biết thì thế này: Đó là người Chăm, mà là người Chăm theo đạo Hồi, đa số tập trung ở Châu Giang (Châu Đốc) và khu vực núi bà Đen (Tây Ninh) nhưng người Chăm ở đây thì đa số theo đạo Bụt tiểu thừa.
Những người theo đạo Hồi thì mới có những hành vi như em biết là ít giao tiếp và họ rất sợ đồ bẩn và không ăn thịt bò.
Sự xuất hiện người Chăm ở ĐBSCL là bắt đầu từ năm 1755 khi một bộ người ở miền Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia bị quân Chân Lạp truy sát nên Nguyễn Cư Trinh đem quân đến cứu họ và đưa về hai khu vực trên định cư. Chúa Nguyễn đã cấp phát lương thực, nông cụ và ruộng đất để họ sinh sống. Tính cách ít giao tiếp của họ là bắt nguồn từ sự đề phòng sự truy sát của người Khmer. Việc người Việt muốn đuổi họ đi rồi thực hiện bằng cách đó là một việc không hề xảy ra.
Có thể trong quá trình sinh hoạt mà không nắm rõ được tập tính văn hóa của nhau nên mới xảy ra những sự cố như thế.
@ Anh Hai, Saumietvuon
XóaComt của bạn Sáu thật khó trả lời, vấn đề tưởng như nhỏ mà rất lớn, nên tôi suy nghĩ hoài... (Đây là cách suy nghĩ mở rộng của tôi, chứ kg trả lời trực tiếp cho lời bình của bạn Sáu)
Chuyện phân biệt dân tộc/chủng tộc có thể xảy ra trong quy mô nhỏ (có biểu hiện chút chút ở Tây Nguyên, thậm chí bên Mỹ...), thực ra, không có dân tộc nào ưu việt hơn dân tộc nào, ví dụ như vụ 'xúm nhau hôi bia ở Biên Hòa' của người Việt, vụ 'giẫm đạp nhau chết vì tiền đô (!) ở Thượng Hải' của người Tàu, còn bên phương Tây 'vì tự do quá trớn mà châm biếm đạo Hồi' để rồi sẽ gây ra cơ sự nghiêm trọng không thể tưởng tượng được trong tương lai..., tóm lại, ngày nay việc ăn hiếp (các) dân tộc khác, rộng hơn, việc bành trướng/xâm lược là vô cùng lạc hậu...
Gái Già (Facebook)
Trả lờiXóaEm xài ĐT đọc bài của anh mù mắt rồi đấy hiiii
6 phút trước
Ui, đọc đoạn cuối thui, thường là ý niệm của bài viết, hihi.., ví dụ:
XóaTôi không thể căn cứ vào ‘bản chất và hiện tượng’ để mà sắp xếp thứ tự ưu tiên nguyên nhân nào là quan trọng nhất, số 5 chăng!, tôi cũng chưa kịp nghĩ về việc ‘biến đổi khí hậu toàn cầu’ hay ‘trang bị vũ khí quân sự hiện đại’!, tôi cũng không nghĩ là làm sao để VN có thể trở thành ‘con rồng châu Á’!, tôi cũng không thể đề xuất là VN nên ‘open’ để cho những hạt mỡ Cholesterol - gây nghẽn mạch máu não - thoát ra khỏi bộ óc vốn đã rất trì trệ!..., nhưng tôi thiển nghĩ rằng một ‘quân sư’ nào đó không nên nghĩ Biển Đông là Biển Đông - chỉ là một góc nhìn của vấn đề!
Bóng ai lao khổ trên đồi cát
Một chấm xa xa, rớt xuống đời
Vĩ nhân ai đó tôi nào biết
Chỉ biết cuối đời, hột cát rơi, v..v...
Thân.
Anh viết làm em nhơ đầu tháng 5 kỳ rồi thiệt là .., tưởng tượng hết nổi .tQ vẽ ra đường lưỡi bò ở trong đầu óc nó làm bọn em cũng ngày nào dán mắt nghe tin ở đảo mình. Qua thăm anh ! Chúc ngày cuối tuần vui nhé
Trả lờiXóaCái này dân Việt mãi không quên đâu, 1000, 2000, 3000, ... 10000 năm sau cũng không quên, trong đó có Minh Tâm, hi... Tối vui nhé.
XóaÁi Nữ [Blog Tiếng Việt] Email 24.01.15@01:40
Trả lờiXóa"...nhưng dường như lịch sử bàng quan với con người, trong khi con người lại là nạn nhân trực tiếp của lịch sử..."
Câu này nghe có gì đó không ổn.
Hoan hô Ái Nữ tái xuất giang hồ, tại hạ sẽ viết là "bàng quan" (trong ngoặc kép, tùy người hiểu, có thể chủ từ là... ông trời!).
XóaTại hạ đang bị ốm, chiều t7 vui nhé.
P/S: chữ 'DƯỜNG NHƯ' ở trên cũng rất quan trọng, hi...