Tôi lại về quê ăn Tết, tại sân bay Tân Sơn Nhất, tôi bồi hồi nhớ lại đoạn văn sau đây:
-Hắn đang ở trên một bầu trời đầy mây trắng. Hắn có cảm giác là chưa bao giờ bầu trời lại có nhiều mây như thế… Chiếc máy bay hơi rung lắc lúc mạnh lúc nhẹ khi chui vào những đám mây. Hắn cũng nhớ lại chuyện những đám mây khi hắn viết về ‘Kỷ niệm Hà Nội’. Những đám mây trôi bàng bạc lơ lửng như đang thể hiện cuộc nhân sinh. Có vô số phân tử hơi nước trong những đám mây kia. Hắn thừa biết một ngày nào đó không xa, mình sẽ tan biến thành mây khói và một mai điều đó xảy ra thì hắn chắc chắn không thể xác định mình sẽ là một phân tử vô danh trong đám mây nào nữa… Hôm nay hắn bỗng nhiên có nhiều rung cảm. Nhìn thấy bầu trời Ban Mê, thấy những núi đồi chập chùng với màu xanh của ao hồ sông nước, thấy những rừng cao su ẩn hiện đó đây, thấy những ô cà phê ngăn nắp có nhiều hàng cây tràm chạy song song với hoa vàng nở rộ, hắn lắng nghe chính mình bỗng thấy quả tim rung động từng hồi nhè nhẹ, một tí xúc cảm ươn ướt nơi khóe mắt, một cái cảm giác hạnh phúc mơ hồ mà hắn không thể nào mô tả nổi: hắn sắp về đến Ban Mê Thuột!
…Bài viết này gồm có: 1) Tiền tặc, 2) Hán-Việt tặc, 3) Phim Tàu tặc, 4) 'Tưởng bở' tặc, v..v…
1. Tiền tặc
Sáng nay (10/2/2015), mới vừa thức dậy, đang đun nước để pha tí trà Bắc, tôi đã nghe vang ngoài cổng:
-Sò lông 25.000đ/kg đây! (mà mới nghe tôi tưởng là ‘chà bông’, hihi…)
-Khoai tây 20.000đ/kg đây!
-Bắp cải 10.000đ/kg đây!
-Vú sữa, mảng cầu, quýt 'vườn' đây!...
Nhớ lại, chiều hôm qua đi hớt tóc, ngồi chờ đến lượt mình, tôi với tay đọc được khoảng 5-6 tờ báo (chủ yếu là báo Công An), trong đó tôi có ấn tượng nhất là bài viết về vụ Philippines tố cáo tàu TQ húc vào 3 tàu cá của họ ở bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham, ngày 29/1/2015) và phản ứng mạnh mẽ của họ về việc lấn tới của TQ đối với bãi cạn này’… Về nhà, tôi mới tìm hiểu thêm tư liệu, xin trích một đoạn: ‘Philippines phản đối mạnh mẽ hoạt động bất hợp pháp và thiếu tính xây dựng này của TQ. TQ đã vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Đa dạng Sinh học và Công ước về Buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp’ (Ngoại trưởng Philippines Charles Jose, nguồn: vtv.vn)…
Rồi có bài viết về việc ‘trộm mai trong những ngày gần đây, nhất là ở Thủ Đức và quận 12 (Sài Gòn), thường là loại cây mai 3 triệu đồng, thậm chí loại bonsai 10-15 triệu đồng, mà kẻ trộm nhổ thẳng chứ không bưng nguyên chậu (vì quá nặng, khó chạy… trốn), ngoài ra chúng còn phá rào, chặt cành, bẻ nhánh, có chỗ người ta phải thuê bảo vệ với giá trên 150.000đ/đêm để canh giữ với điều kiện là phải mở mắt liên tục không được… nhắm lại phút nào!’…, và như vậy, năm mới, bài báo trên đã dùng từ mới là ‘mai tặc’.
Và cụ thể là đọc báo hay nghe tin dân gian xưa nay, ngoài hải tặc, dâm tặc, đạo tặc, nữ tặc, cẩu tặc, ác tặc, không tặc, loạn thần tặc tử…, ta còn sáng tạo ra các loại tặc ‘mới’ như sau:
-Lâm tặc, mãi lộ tặc, cát tặc (hay sa tặc), vàng tặc, xe-buýt tặc (hung thần xa lộ), đinh tặc (rải đinh), chó tặc (trộm chó), heo tặc, gà tặc (bán heo, gà bị dịch bệnh/chết), thương-lái-Tàu tặc, lễ-hội tặc, đạo-văn tặc, bằng-giả-tặc, xăng-giả tặc, sổ-bìa-đỏ tặc, vàng-mã tặc, hóa-chất-độc-hại tặc, hàng giả tặc…, rồi mới đây là ‘mai tặc’.
Nói riêng, ‘vào những ngày cận Tết Ất Mùi, có lẽ nhà vườn chúng tôi sẽ thuê thêm người canh gác vì thời gian đó có thể giá mai sẽ được đẩy lên cao và ‘mai tặc’ sẽ hoành hành nhiều hơn’ (nguồn: kenh14.vn), và nói chung:
-Ở đâu có tiền thì ở đó thường có đạo tặc, nên ta gọi là… ‘tiền tặc’.
…Bổ sung thông tin tí, vừa về đến cổng nhà, tôi nghe kể ‘có một thằng (nghiện hút!) vào hỏi mua thuốc lá và một cái hộp quẹt, rồi thình lình nó cầm cây gậy đánh vào đầu cô chủ quán, cổ may mắn kịp bỏ chạy ra đường, đầu máu chảy tùm lum, suýt chết, sau đó phải chở đi bác sĩ khâu mấy mũi…, tôi hỏi ‘nó định ăn cướp cái gì?’, cô chủ quán trả lời ‘nó định lấy mấy cái bịch bánh kẹo mà có thể… giết người’, và cái này là… loạn tặc.
2. Hán-Việt tặc
Chắc các blogger cũng thừa biết các câu của Tàu nổi tiếng ngàn năm như: ‘Đạo khả đạo, phi thường đạo’ (Lão Tử), ‘Thoắt lặng không hình, biến hóa không thường, chết chăng, sống chăng?’ (Trang Tử), ‘Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân’, đó là chưa kể đến ‘Dư dục vô ngôn, tứ thời hành yên, vạn vật dục yên, thiên hà ngôn tai’ (Khổng Tử)…
Nhưng vào thời nay, khi người ta lần lượt nói:
-I love you more than I can say (Anh yêu em hơn những gì anh nói, Leo Sayer)
-Em không phải là chiều, mà nhuộm anh đến tím (Phú Quang)
-Không bao giờ từ bỏ khát vọng (Never give up hope, Nick Vujicic)
-Tôi là gió hay tôi là mây
Tôi chính là bọt sóng đây này
Hôm nay tôi ngắm dòng sông rộng
Mai mốt sông còn, tôi ở đâu? (NGLB)
-Tôi không muốn đùn đẩy cuộc đấu tranh dân chủ cho thế hệ sau. Đó là trách nhiệm của chúng ta (Hoàng Chi Phong/Joshua Wong),
đặc biệt là:
-Je suis Charlie!, ‘freedom’, ‘not afraid’ (tôi là Charlie, tôi tự do, tôi không sợ), v..v…,
thì ở ta, có vô số người ngồi tụng niệm: ‘Nam mô a di đà… Khổng Tử’!!!
Cũng xin nhắc lại là cách đây vài hôm, nhân dịp ghé sang ‘nhà’ anh duyben, tôi vô tình 'gom' được câu sau đây: ‘Bức tượng mộc Khổng Tử đã bị chúng cháu lôi đi, bức hoành phi “Vạn thế sư biểu” đã bị chúng cháu giật xuống, mộ Khổng Tử đã bị chúng cháu san phẳng, tấm bia ca công tụng đức đế vương phong kiến đã bị chúng cháu đập vỡ, các tượng mộc trong Khổng Miếu đã bị chúng cháu đập vỡ sạch’ (duyben.blogtiengviet.net)…
Vâng, tôi thừa biết rằng ‘có quá khứ mới có hiện tại’, tôi cũng biết ‘VN có cuộc thi Trạng Nguyên đầu tiên vào năm 1075 (thời Lý Nhân Tông) và các cuộc thi theo ‘Tứ thư ngũ kinh’ đó kéo dài gần 900 năm cho đến khi có cuộc thi Tú tài Pháp đầu tiên vào năm 1928, nhưng cái nội dung ‘Tàu’ đó vẫn còn kéo dài đến nay’, nhưng xã hội ta ngày càng phát triển, nên dĩ nhiên là lượng từ Việt cũng ngày càng phong phú, kết quả là việc sử dụng từ ngữ Hán Việt ngày càng bị ‘cháy’, vì thế việc sử dụng từ Việt-thời-@ (như ở các ví dụ trên) ngày càng được… khuyến khích, tôi nghĩ vậy, mà vào cái 'thời-hậu-981' này, tôi cảm thấy vô cùng chán mấy cái ông nghiện dùng từ Hán Việt quá, thiệt! - cái mà tôi gọi là ‘Hán-Việt tặc’, còn anh lái xe của tôi bảo đó là:
-Cái mốt thời nhà… Tần!
3. Phim Tàu tặc
Khi xem điện ảnh thế giới, là
người ghiền xem phim, tôi thích các phim Mỹ/phương Tây như ‘Thượng đế cũng phải
cười’, ‘The President’ (phim Mỹ), ‘Cuộc đời của Pi’, ‘Ma trận’, ‘Thị trấn
Banshee’… mà các lời thoại của nó thể hiện được tính khách quan của cái được đa số người khen là ‘thế giới tự do’ (dưới đây tôi chỉ nhớ tổng quát):
-Nếu nhân loại này mà không
có âm nhạc thì quả là một sai lầm (Nietzsche)
-Chiến tranh bắt đầu bằng trò
hề, nhưng kết thúc bằng một bi kịch (Karl Marx)
-Con người sáng tạo ra thượng
đế, chứ không phải thượng đế sáng tạo ra con người (!)...,
đặc biệt là phim ‘Thị trấn
Banshee’ với nhạc phim rất bi tráng và xúc động, tiếng nhạc ‘bùm bùm bùm, bùm
bùm bùm, bùm bùm bùm’ và cảnh phim của nó được làm nền cho kênh MAX trước khi
chuyển sang các phim khác!, và nội dung phim cũng toát lên được nỗi trăn trở
của người đời trong cuộc chiến đấu sinh tồn bởi ‘thượng đế’ ban cho! mà họ
không mong muốn, ví dụ:
-Mỗi lần tôi mơ ước được cái gì, thì lập tức tai họa
lại đổ xuống, chặn cái ước mơ của tôi lại/Cuộc đời của mỗi chúng ta, đã tự tạo
nên một nhà tù nhốt chúng ta - do quá khứ/Như vậy thì chúng ta phải chấp nhận
cái nhà tù đó, và làm cho nó tốt đẹp hơn… (xem thêm ở đường dẫn bên dưới)
Cùng với quan điểm đó, tôi đã
từng đánh giá điện ảnh Hồng Kông là thuộc loại top-ten trên thế giới!, chắc
không mấy ai mà không biết các bộ phim ‘Lý Tiểu Long’, ‘Kiếm hiệp Kim Dung’, ‘Hồ sơ trinh sát’, ‘Bao
Thanh Thiên’ hay ‘Khang Hi vi hành’…, tôi cũng đặc biệt thích nhạc phim Tàu như
‘Bến Thượng Hải’ hay ‘Mộng uyên ương hồ điệp’ với lời rất đậm chất nhân sinh như
sau:
-Rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh/Nâng
chén tiêu sầu, càng sầu thêm
-Ai có thể thoát được nỗi sầu nhân thế/Trong thế giới
phù hoa đó/Sống ở trên đời đã là chuyện điên rồ/Sao còn muốn lên tận trời xanh?/Chi
bằng ngủ yên trong sự dịu êm...
-Biển sóng dạt dào/Trùng
dương lớp lớp trôi đi về chốn nào?/Đời như những cơn sóng đùa/Mà ngàn năm biết
nơi đâu là bến bờ…
Nhưng tiếc thay, hình ảnh ‘Biển
Đông’ đã dấy lên trong người xem những cảm tình thật sự không tốt đối với TQ mà
có lần tôi đã thất vọng thốt lên là ‘những nhà lãnh đạo nào đó đã không có quả
tim rung động để cảm thông được nỗi đau của nhân loại’.
…Có lần tôi nói là tôi thích
xem kênh VTC1, rồi mới đây là kênh VTV1 HD (‘Chuyển động 24h’) mà được một số
nông dân đánh giá là ‘khách quan’ hơn so với ‘kiểu nói toàn là thắng lợi’ từ
các kênh khác (!). Và vì thích kênh này, nên tôi thường bấm remote để mở nó,
hôm đó, tôi thình lình thấy chiếu phim ‘Giang Nam tứ đại tài tử’!!! (nói về 4 nhân
tài là Từ Trinh Khanh, Chúc Chi Sơn, Văn Chương Minh và Đường Bá Hổ,
thời nhà Minh), mà trong đó, nếu không nhầm, tôi đã xem được vai Đường Bá Hổ do
Châu Tinh Trì đóng...
…Năm vừa rồi tôi có nghe một ‘cao
nhân’ (và mới đây là bạn saumietvuon) nói là trước 1975, mặc dù đã sẵn có
tinh thần ‘thoát Tàu’ triệt để, nhưng chế độ VNCH vẫn khuyến khích sinh viên học tiếng
Hán-Việt (vd, các phiên âm A Lịch Sơn Đắc Lộ, Hoa Thịnh Đốn, Mã Khắc Tư, Lỗ Bình Sơn, Du Bích Tiên…):
không phản đối. Nhưng bây giờ là thời-đại-@ (vd, với việc dùng từ trực tiếp Alexandre
de Rhodes, Washington, Karl Marx, Robinson Crusoe, Jupiter…), đặc biệt là thời-đại-hậu-giàn-khoan-981,
chúng ta không thể lấy chuyện trước 1975 để biện minh cho chuyện sau ngày
1/5/2014, mà có một lần, một blogger đã từng thống kê là trong thời gian Tàu
đem Giàn khoan 981 vào cắm ở hải phận của VN, thì trên các kênh truyền hình VN có
đến 80% là đang chiếu phim Tàu!!!, và bởi cái phản cảm này mà tôi cảm thấy thất
vọng, và tôi đã từng có bình đại khái là:
-Sao trên truyền hình quảng
bá nhiều nhân vật Tàu thế, hèn chi các cháu giỏi sử... Tàu!
4. ‘Tưởng bở’ tặc
Có lần, con tôi hỏi là:
-Tại sao VN không tiến bộ bằng Hồng Kông?
Câu hỏi thật không dễ trả lời, phải không các bạn! Suy nghĩ một lúc, tôi mới lấy một ví dụ thực tế:
-Con hay xem phim hình sự Mỹ, con thấy là cảnh sát/thám tử Mỹ, mà khi làm việc thì họ vẫn quyết tâm bảo vệ luận điểm của mình - mặc dù trái ý xếp và có thể bị ảnh hưởng đến thu nhập/công ăn việc làm của mình, thậm chí nếu bị đuổi ra khỏi ngành thì họ vẫn kiên trì đi tìm ra sự thật của vụ việc cho đến cùng, và nếu họ làm đúng thì cấp trên vẫn tuyên dương như thường: họ rất có trách nhiệm.
Tôi còn nói thêm rằng ở VN mọi việc đều phải tuân theo chỉ đạo của ‘trên’ - bất kể là đúng hay sai, hiếm ai dám làm trái ý cấp trên, mà nếu dám thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng (bị trù dập/đuổi việc…), mà khi sự việc xảy ra sai thì không có ai chịu trách nhiệm: xếp không bao giờ nhận sai, mà đổ hết mọi tội lỗi lên đầu cấp dưới, hay đổ cho cấp trên, nhưng ‘trên’ thì luôn lãnh đạo thắng lợi, đúng đắn, tài tình và sáng suốt!
…Viết đến đây, tôi mới nhớ lại chuyện xếp A của tôi, số là ổng học chưa hết lớp 3, mà chả hiểu tại sao ổng lại có 2 cái bằng đại học!, nổi tiếng với cụm từ ‘biếc đọc biếc viếc’ và câu ‘có mang theo tiền không?’ (mà tôi cũng là nạn nhân, xem đường dẫn bên dưới). Có lần, đi với đoàn GTZ - đã làm mấy năm cho mấy cái xã miền núi mà không phát triển (theo chỉ số theo dõi và đánh giá Monitoring & Evaluation), ông ta mới nói:
-Dễ ẹt à, cứ thuê tôi, tôi sẽ làm 2-3 tháng là được hết cho mấy ông xem,
tụi Tây không trả lời, thế mà khoảng nửa tháng một lần, ông cứ xuống xã cầm micro nói chính trị luyên thuyên bất tuyệt, thỉnh thoảng sau vài câu nói thì ông lại ‘hự hự hự’ mấy tiếng, rồi ghé vào mấy cái chuồng trâu, chuồng bò, chuồng heo, vườn, ruộng… và quát nông dân tới tấp, sau này tôi mới đo được chỉ số M&E của ông là: vài trăm tiếng ‘hự hự hự’, cộng với vài trăm trái bắp và vài trăm lon bò-húc mà ông ‘hôi’ được từ người dân… Tuy nhiên, sau này, khi ông chết đi, tiền của mà ông ‘hôi’ được từ cấp dưới cũng trở về với cát bụi - tôi không thấy ghét ông mà chỉ cảm thấy thương hại…
Còn xếp B, tôi đã viết (‘Thư gửi anh bạn già’, xem dường dẫn bên dưới):
-Anh đừng nghĩ rằng ai cũng ham làm xếp như anh, có vô khối nhạc sĩ, văn sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ, nhà khoa học…, họ không màng thứ hư danh phù phiếm đó mà họ chỉ thấy hạnh phúc khi sáng tác hay làm chuyên môn thôi anh ạ. Anh cũng thừa biết là ông Einstein mặc dù lãnh lương của chính phủ Mỹ, nhưng chớ tưởng rằng ông ấy là ‘cấp dưới’ của Tổng thống Mỹ Roosevelt, khoa học có chỗ đứng độc lập của nó anh à, khoa học tự nó không phải là nô lệ cho cái mà anh vênh mặt lên xưng mình là xếp xiếc gì đó...,
và tôi còn viết:
-Anh luôn luôn nói rằng ‘tôi nói là phải đúng’, xin lỗi, phải nói là anh mắc bệnh vĩ cuồng mới đúng, vì anh không có đủ óc để biết rằng ‘cái mà anh nói là anh biết là anh chả biết được bao nhiêu, còn người nói không biết mới là người biết, vì chỉ có người biết mới biết những gì mà mình không biết’...
Có lần, con tôi hỏi là:
-Tại sao VN không tiến bộ bằng Hồng Kông?
Câu hỏi thật không dễ trả lời, phải không các bạn! Suy nghĩ một lúc, tôi mới lấy một ví dụ thực tế:
-Con hay xem phim hình sự Mỹ, con thấy là cảnh sát/thám tử Mỹ, mà khi làm việc thì họ vẫn quyết tâm bảo vệ luận điểm của mình - mặc dù trái ý xếp và có thể bị ảnh hưởng đến thu nhập/công ăn việc làm của mình, thậm chí nếu bị đuổi ra khỏi ngành thì họ vẫn kiên trì đi tìm ra sự thật của vụ việc cho đến cùng, và nếu họ làm đúng thì cấp trên vẫn tuyên dương như thường: họ rất có trách nhiệm.
Tôi còn nói thêm rằng ở VN mọi việc đều phải tuân theo chỉ đạo của ‘trên’ - bất kể là đúng hay sai, hiếm ai dám làm trái ý cấp trên, mà nếu dám thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng (bị trù dập/đuổi việc…), mà khi sự việc xảy ra sai thì không có ai chịu trách nhiệm: xếp không bao giờ nhận sai, mà đổ hết mọi tội lỗi lên đầu cấp dưới, hay đổ cho cấp trên, nhưng ‘trên’ thì luôn lãnh đạo thắng lợi, đúng đắn, tài tình và sáng suốt!
…Viết đến đây, tôi mới nhớ lại chuyện xếp A của tôi, số là ổng học chưa hết lớp 3, mà chả hiểu tại sao ổng lại có 2 cái bằng đại học!, nổi tiếng với cụm từ ‘biếc đọc biếc viếc’ và câu ‘có mang theo tiền không?’ (mà tôi cũng là nạn nhân, xem đường dẫn bên dưới). Có lần, đi với đoàn GTZ - đã làm mấy năm cho mấy cái xã miền núi mà không phát triển (theo chỉ số theo dõi và đánh giá Monitoring & Evaluation), ông ta mới nói:
-Dễ ẹt à, cứ thuê tôi, tôi sẽ làm 2-3 tháng là được hết cho mấy ông xem,
tụi Tây không trả lời, thế mà khoảng nửa tháng một lần, ông cứ xuống xã cầm micro nói chính trị luyên thuyên bất tuyệt, thỉnh thoảng sau vài câu nói thì ông lại ‘hự hự hự’ mấy tiếng, rồi ghé vào mấy cái chuồng trâu, chuồng bò, chuồng heo, vườn, ruộng… và quát nông dân tới tấp, sau này tôi mới đo được chỉ số M&E của ông là: vài trăm tiếng ‘hự hự hự’, cộng với vài trăm trái bắp và vài trăm lon bò-húc mà ông ‘hôi’ được từ người dân… Tuy nhiên, sau này, khi ông chết đi, tiền của mà ông ‘hôi’ được từ cấp dưới cũng trở về với cát bụi - tôi không thấy ghét ông mà chỉ cảm thấy thương hại…
Còn xếp B, tôi đã viết (‘Thư gửi anh bạn già’, xem dường dẫn bên dưới):
-Anh đừng nghĩ rằng ai cũng ham làm xếp như anh, có vô khối nhạc sĩ, văn sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ, nhà khoa học…, họ không màng thứ hư danh phù phiếm đó mà họ chỉ thấy hạnh phúc khi sáng tác hay làm chuyên môn thôi anh ạ. Anh cũng thừa biết là ông Einstein mặc dù lãnh lương của chính phủ Mỹ, nhưng chớ tưởng rằng ông ấy là ‘cấp dưới’ của Tổng thống Mỹ Roosevelt, khoa học có chỗ đứng độc lập của nó anh à, khoa học tự nó không phải là nô lệ cho cái mà anh vênh mặt lên xưng mình là xếp xiếc gì đó...,
và tôi còn viết:
-Anh luôn luôn nói rằng ‘tôi nói là phải đúng’, xin lỗi, phải nói là anh mắc bệnh vĩ cuồng mới đúng, vì anh không có đủ óc để biết rằng ‘cái mà anh nói là anh biết là anh chả biết được bao nhiêu, còn người nói không biết mới là người biết, vì chỉ có người biết mới biết những gì mà mình không biết’...
(HẾT)
---------
Ghi chú:
- Chuyến bay về Ban Mê Thuột, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/67-chuyen-bay-ve-ban-me-thuot.html
- Dư dục vô ngôn, tứ thời hành yên, vạn vật dục yên, thiên hà ngôn tai: (tạm hiểu) Ta không muốn nói nữa, bốn mùa êm trôi, vạn vật đua nở, kìa như trời đất có nói gì đâu.
- Đạo khả đạo phi thường đạo: (tạm hiểu) Cái gì mà diễn tả bằng lời thì không thể nói lên được hết cái đạo.
- Giấc mơ màu trắng và ông ‘cử nhân’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/10/264-giac-mo-mau-trang-va-ong-cu-nhan.html
- Hoàng Chi Phong: hay Joshua Wong, sinh ngày 13.10.1996 tại Hồng Kông. Chịu ảnh hưởng của bố mẹ, từ nhỏ cậu đã thích tham gia các hoạt động xã hội. Ngày 20.5.2011, Wong cùng một học sinh trung học khác là Lâm Lương Ngạn thành lập phong trào Học dân tư triều (Scholarism). Tháng 8.2014, Wong được nhận vào Đại học Mở Hồng Kông, theo học chuyên ngành khoa học xã hội (chính trị và hành chính cộng đồng). Tài khoản Facebook của Wong hiện có hơn 200.000 người theo dõi'. Nay, 'cậu bé' đang được cả thế giới hồi hộp theo dõi trong một cuốn phim hành động hấp dẫn... nhất đầu thế kỷ: cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Hồng Kông)…
- Je suis Charlie: ‘Tôi ghép dán chữ Je suis vào Charlie và thế là hình ảnh ‘Je suis Charlie’ ra đời. Hình ảnh này có nghĩa là ‘tôi tự do’ và ‘tôi không sợ’ (Joachim Roncin)
- Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân: (tạm hiểu) Điều gì mà ta không thích, thì đừng làm cho người khác.
- Thị trấn Banshee, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/01/635-thong-iep-cua-tong-thong-obama.html
- Thư gửi anh bạn già, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/12/130-thu-gui-anh-ban-gia.html
..Hắn đang ở trên một bầu trời đầy mây trắng. Hắn có cảm giác là chưa bao giờ bầu trời lại có nhiều mây như thế… Chiếc máy bay hơi rung lắc lúc mạnh lúc nhẹ khi chui vào những đám mây. Hắn cũng nhớ lại chuyện những đám mây khi hắn viết về ‘Kỷ niệm Hà Nội’. Những đám mây trôi bàng bạc lơ lửng như đang thể hiện cuộc nhân sinh. Có vô số phân tử hơi nước trong những đám mây kia. Hắn thừa biết một ngày nào đó không xa, mình sẽ tan biến thành mây khói và một mai điều đó xảy ra thì hắn chắc chắn không thể xác định mình sẽ là một phân tử vô danh trong đám mây nào nữa… Hôm nay hắn bỗng nhiên có nhiều rung cảm. Nhìn thấy bầu trời Ban Mê, thấy những núi đồi chập chùng với màu xanh của ao hồ sông nước, thấy những rừng cao su ẩn hiện đó đây, thấy những ô cà phê ngăn nắp có nhiều hàng cây tràm chạy song song với hoa vàng nở rộ, hắn lắng nghe chính mình bỗng thấy quả tim rung động từng hồi nhè nhẹ, một tí xúc cảm ươn ướt nơi khóe mắt, một cái cảm giác hạnh phúc mơ hồ mà hắn không thể nào mô tả nổi: hắn sắp về đến Ban Mê Thuột!...
Trả lờiXóaMTV thích cái cảm xúc rất thật này của Hắn....
Ui, MTV là người đa cảm...
XóaChúc 14/2 gặp được người đa cảm
và được cưng ơi là cưng nhé, hihi...
Minh Châu (Facebook)
Trả lờiXóaHay quá, mong cho năm con Dê hết các loại Tặc cho XH bình yên anh nhỉ?
11 giờ trước
Vâng, đó là khát vọng của chúng mình, hihi..., thank nhé, ngày mới tốt lành.
XóaBao giờ XH mới an lành anh hén, khuya anh ngủ ngon ạ!
Trả lờiXóaÔi, làm sao mà biết được, buồn chịu, hihi..., ngày mới tốt lành nhé.
XóaBút Chì (Facebook)
Trả lờiXóaĐọc hết bài, biết chú LB ở BMT (Buồn muôn thuở), BC vừa ở BM về, trời BM lạnh lắm lận chú LB giữ sức khỏe để đón tết thật vui nha.
10 giờ
Ui, LB ít về Ban Mê lắm, dù sao vẫn phải đi... làm xa, à, nếu BC có về Ban Mê thì nt cho LB biết nhé, LB sẽ dẫn đi thăm rẫy, hihi..., 14/2 ngọt ngào nhé.,
Xóasaumietvuon [Blog Tiếng Việt] 11.02.15@20:47
"ôi cảm thấy vô cùng chán mấy cái ông nghiện dùng từ Hán Việt quá, thiệt! - cái mà tôi gọi là ‘Hán-Việt tặc’"
*Câu này làm tui nhột đây vì tui thường dùng từ Hán -Việt. Cần nói rõ tui là dân miền Nam chính cống được học chương trình giáo dục của miền Nam (VNCH) những gần 9 năm (cho tới 30/4/1975, ko cần nói anh cũng biết thời đó từ 1945 đến 30/4/75 miền nam THOÁT TÀU triệt để về tư tưởng nhưng trong chương trình giáo dục có dạy cho học sinh từ Hán Việt thật rỏ ràng và đàng hoàng ko hề né tránh, bởi ta cùng bọn Tàu, Triều Tiên, Nhật là đồng văn. Hơn nữa những từ Hán đã được Việt hóa nên dùng cũng ko có chi là sai, hồi đó ở bậc tiều học học sinh ko phải đọc những tiếng Tây khó nhớ như Alexandre de Rhodes mà chỉ cần biết A Lịch Sơn Đắc Lộ hay Washington là Hoa Thịnh Đốn hoặc robinson crusoe bằng Lỗ Bình Sơn... Điều quan trọng là ta xác định chính xác là thoát cái "vòng kim cô" kia kìa ông ạ. Kính chúc anh chị cùng gia đình đón Tết thật ý nghĩa.
Ồ, như cái đoạn trên (lời bình 5), bạn Sáu dùng từ thời 2015 rất tốt, mà tôi đã nói là 'tôi thích', chú ý là câu trên tôi có dùng từ 'NGHIỆN', mà cái gì nghiện cũng dễ trở thành... 'tặc', chắc chắn là bạn không vậy, hihi...
XóaP/S: Mình có trả lời bạn trong bài này, phần 3 nhé.
Ngày mới tốt lành.
Thôi em về nhé, đợi... kiếp sau
Trả lờiXóaNghiêng đồi núi ấy, dấy thêm sầu
Cong cong điệu vũ làm ai khát
Chiều ngát hương... nàng, tim bỗng đau!
Xuân em... nghiêng nụ tươi hồng
XóaCong cong đồi núi, anh mông mênh tinh
Trắng ta áo mới nguyên trinh
Bỗng anh khao khát... người xinh cuối chiều
Nàng ở Tây Ninh, trời đơn lẻ
XóaTa đã về quê, kiếm chút chiều
Nắng vàng trước cổng đà muốn xuống
Ta sẽ viếng nàng, em nhớ nghe !, hihi...
Anh muốn em sẽ là tình nhân
XóaĐể anh khao khát những đêm buồn
Để anh chết lặng khi chiều xuống
Để anh hoài sống giấc mơ tiên
Sang thăm anh và đọc nhiều tặc quá mong Tết này đừng có ai viếng nhà trộm :D bị mất đau lắm . Chúc mừng năm mới nhé. Thưa anh em dzìa
Trả lờiXóaUi, nếu có ghé nhà thì trộm... mít non, luộc lên, làm món mít trộn - đặc sản Quảng Nam, hết ý!, hihi...
Xóa14/2 ngọt ngào nhé.
Lưu: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=826966527368135&id=100001643878327&from_close_friend=1¬if_t=close_friend_activity
Trả lờiXóa"Nghỉ ngơi là điều kiện đầu tiên đưa đến trị liệu. Khi những con thú trong rừng bị thương, chúng thường tìm một nơi yên tĩnh để nằm nghỉ. Chúng nằm tĩnh dưỡng trong yên lặng nhiều ngày, không còn nghĩ đến chuyện đi săn mồi, đi kiếm thức ăn hay chuyện gì khác. Chúng chỉ cần nằm yên nghỉ, và những vết thương của chúng có điều kiện để tự chữa lành. Còn chúng ta, khi đầu óc quá căng thẳng, chúng ta thường tìm đến tiệm thuốc tây để mua thuốc an thần. Sau đó ta vẫn tiếp tục làm cho đầu óc thêm căng thẳng. Chúng ta không biết học cách tự chữa cho mình. ":
Tôi nghĩ vậy và... tin vậy, đây là cách cơ bản nhất, tuy nhiên, để sống sáng tạo, nên đi bộ 10.000 bước/ngày...
Ăn gỏi mít thì đâu bằng gỏi nuộm bắp chuối sứ Anh nhỉ. Valentine ngọt ngào nhoa....
Trả lờiXóaUI, em lại làm anh thèm... gỏi mít rùi, thiệt, anh thích lắm, hi...
XóaTối 14/2 vui nhìu nghen.