Nhớ chuyện xưa, hồn loanh quanh lối
Người mơ người, trên dưới mười năm
Tình mới đêm ươm, thơm tình cũ
Đau, bỏ... bóng hồng, xa thế nhân
Những khi mất ngủ, tôi lại viết chút chút, và viết dưới dạng ‘sắc sắc không không', hihi…
Người mơ người, trên dưới mười năm
Tình mới đêm ươm, thơm tình cũ
Đau, bỏ... bóng hồng, xa thế nhân
Những khi mất ngủ, tôi lại viết chút chút, và viết dưới dạng ‘sắc sắc không không', hihi…
*
Vâng, những người… Tàu vẫn còn mơ ngủ, chứ người Việt thì vẫn luôn tỉnh thức, nên ta sẽ đạt giải Nobel đều đều, sẽ có rất nhiều tên tuổi của người Việt trong các sách toán, lý, hóa, khoa học công nghệ, từ điển triết học, từ điển danh nhân thế giới..., sẽ có cả cả chục ngàn sinh viên từ các nước như Singapore, Thái Lan, Úc, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… đổ xô sang Việt Nam du học hàng năm, rồi các dân tộc còn lại trên thế giới sẽ đưa Triết học Việt Nam vào giảng ở các trường đại học của họ, 49% cư dân mạng trên thế giới sẽ vào truy cập những entry bằng tiếng Việt, cứ 4 năm thì ta sẽ dự World Cup một lần, mà đá cho tụi Đức, Argentina, Hà Lan, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Brazil… tơi tả, chứ việc đá thắng các đội bóng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út hay Thái Lan… chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam sẽ thường vào Chung kết World Cup với Anh, Nhật, Mỹ, Đức - vì nước ta phát triển nhất trên thế giới và có nền khoa học hiện đại nhất, nói chung là khi đó, GDP bình quân trên đầu người của người Việt sẽ cao nhất thế giới, mà Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh, Singapore, Tàu… phải gọi nước ta bằng ‘cụ’, cụ thể là đồng Việt Nam (VND) sẽ thay cho USD, và tiếng Việt sẽ trở thành ngôn ngữ quốc tế thay cho tiếng Anh…
Vâng, tôi đang nằm mơ, và dưới đây, tôi sẽ kể lại giấc mơ đó.
*
Tôi mơ thấy người ta dẫn tôi đến cuộc nhậu thứ nhất, mà ở đó, họ kể cho chúng tôi về những chuyến du lịch hè - tốn cả trăm triệu đồng/chuyến/gia đình (trong vài ngày, kể quả qua Mỹ, nếu là cá nhân), về việc gửi con sang du học bên Singapore, Úc, Mỹ, Thái Lan (Học viện AIT)… mà tốn một hay vài tỉ đồng/cháu - nhưng tôi không thấy họ quan tâm lo lắng hay có khát vọng gì đối với sự tiến bộ của dân tộc hay nước ta cả (!)
Tôi mơ thấy người ta dẫn tôi đến cuộc nhậu thứ hai, mà ở đó, những nhậu gia nói với tôi là ‘cái gì trên thế giới này, họ cũng biết’ - nhưng tôi không thấy họ quan tâm lo lắng hay có khát vọng gì đối với sự tiến bộ của dân tộc hay nước ta cả (!), đặc biệt là câu chuyện:
-Có một cô gái Bắc Triều Tiên, thấy bức hình của Lão Trư Kim-Jong-Un trôi lềnh bềnh trên dòng sông, liền nhảy xuống sông để cứu bức hình đó, dù… chết cũng cứu: không lẽ người Bắc Triều Tiên đang trong con mê ngủ!
-Có một cô gái Bắc Triều Tiên, thấy bức hình của Lão Trư Kim-Jong-Un trôi lềnh bềnh trên dòng sông, liền nhảy xuống sông để cứu bức hình đó, dù… chết cũng cứu: không lẽ người Bắc Triều Tiên đang trong con mê ngủ!
Tôi mơ thấy người ta dẫn tôi đến cuộc nhậu thứ ba, mà trong đó, họ bàn tán về ai đó - do giải phóng mặt bằng - mà nhà có hai mặt tiền, nên ngẫu nhiên trở thành đại gia (!), về ai đó, cách đây khoảng 10 năm, có vốn chỉ vài trăm triệu, mà nay đã sở hữu trong tay cả ngàn tỉ…; cụ thể là họ có đi làm, mà không biết sao, nhiều người trong số họ đã nhậu rượu từ… 12 giờ trưa đến 5g chiều, rồi về nhà còn rủ tôi sang làm cả thùng bia Sài Gòn Đỏ và đánh ‘phỏm’ với mức ăn thua cả triệu đồng, trong khi đó, thu nhập của mỗi người chỉ trên dưới 100.000đ/ngày - nhưng tôi không thấy họ quan tâm lo lắng hay có khát vọng gì đối với sự tiến bộ của dân tộc hay nước ta cả (!)
*
Người Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore… đã tỉnh thức từ sau Thế chiến thứ 2, cụ thể là:
-Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng của văn hóa TQ không thua gì VN. Cũng như ở ta, Khổng giáo đã từng là khuôn vàng thước ngọc chính thống trong tư tưởng của nước ấy. Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của TQ. Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào? Bằng lý luận gì?... Xuất bản lần đầu tại Nhật năm 1952 và gây tranh luận sôi nổi sau đó, quyển sách của Masao Maruyama, rất bác học và khó đọc, được dịch ra tiếng Anh năm 1974, rồi tiếng Pháp năm 1996, khi ông mất (‘Luận về lịch sử tư tưởng chính trị tại Nhật’). Giới học thuật Pháp đặc biệt chú ý đến lập luận của Maruyama, một lập luận độc đáo làm họ ngạc nhiên: người Nhật đã thoát ra khỏi sự nô lệ văn hóa đối với TQ trước khi tiếp xúc với Tây phương. Họ đã giải phóng tư tưởng của họ tự bên trong, chứ không phải dưới áp lực của bên ngoài. Hiện đại hóa trong tư tưởng của người Nhật đã diễn ra trong một quá trình tranh luận giữa các tín đồ Khổng giáo với nhau, chứ không phải giữa họ với ‘ánh sáng mới’ đến từ Tây phương (Cao Huy Thuần, xem đường dẫn bên dưới).
-Thập niên 60, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên (!) sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học… Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao (!) mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội. Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo... bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3… Từ một dân tộc ‘xin việc’, Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi ‘cho việc’ người khác… Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người HànQuốc ôm nhau và cười trong nước mắt, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người… (Tony Buổi Sáng, và xem ‘phản bác’, chú dẫn bên dưới).
-Singapore nằm ở vị trí chiến lược ở trung tâm của một khu vực quần đảo, nơi mà người Mỹ không thể bỏ qua nếu muốn duy trì ảnh hưởng ở Châu Á - Thái Bình Dương. Và mặc dù chúng ta xúc tiến các mối quan hệ với người Trung Quốc, họ cũng không thể cản chúng ta có các mối quan hệ kinh tế, xã hội, văn hoá và an ninh bền chặt với Hoa Kỳ. Người Trung Quốc biết rằng họ càng gây áp lực với các quốc gia Đông Nam Á thì các quốc gia này càng thân Mỹ hơn. Nếu người Trung Quốc muốn đưa tàu chiến đến viếng thăm cảng của Singapore khi có nhu cầu, như là người Mỹ đang làm, chúng ta sẽ chào đón họ. Nhưng chúng ta sẽ không ngả về phía nào bằng cách chỉ cho phép một bên và cấm đoán bên kia. Đây là một lập trường mà chúng ta có thể tiếp tục duy trì trong một thời gian dài… Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: “Các ông phải bước qua tôi trước đã”… (Lý Quang Diệu, xem đường dẫn bên dưới).
*
Tôi nói người Tàu đang mơ ngủ, nhưng khác một tí.
Vào năm 2001 (hay 2002), tôi có thăm thác Bản Giốc (mà một nửa là của ta, một nửa là của Tàu) vào cuối một buổi chiều, tôi thấy bên ấy quả là một… thiên đường - với những khách sạn/nhà hàng điện sáng lóng lánh, những con đường trải nhựa mới xanh nghít, những chiếc thuyền thiên nga qua lại trữ tình, những tiếng nhạc giao hưởng của Beethoven hay Mozart (!) vang vọng gần xa; rồi tôi có thăm cửa khẩu Hà Khẩu, thấy rừng bên ấy xanh mướt mườn mượt; tôi có qua Vân Nam chơi, thấy đường sá bên ấy vào ban ngày mà… ‘vắng như ở Sài Gòn vào lúc 12g khuya’ (!) - họ có một quy hoạch ‘nhân lực vào giờ hành chính’ tuyệt vời… Suy nghĩ đến 15 năm, tôi mới ‘ngộ’ ra là:
-Họ đã khá tỉnh thức từ đầu những năm 1990!
-Họ đã khá tỉnh thức từ đầu những năm 1990!
Về vấn đề này, các bạn đọc có thể tham khảo thêm tranh luận của GS Fukuyama (Nhật) và GS Trương Duy Vi (Tàu):
-Fukuyama: …Tôi cho rằng một số giả thuyết về vai trò của văn hóa có thể không còn đúng nữa. Có thể văn hóa quyết định một số hành vi trong quá khứ, nhưng trong điều kiện hiện nay, điều này đã khác rồi. Dưới ảnh hưởng của Internet và du lịch có lẽ hành vi của con người được định hình bởi nhu cầu và khát vọng của thế hệ đương đại, nhiều hơn là bởi những truyền thống sâu nặng của quá khứ… Không có nền văn hóa nào có thể tồn tại với các giá trị và định chế vay mượn. Điều mà tôi nhận thức được là TQ đang tìm lại những cội rễ xác thực của mình. Đó là một việc tốt mà TQ cần phải làm. Thách thức ở đây là trong khi đi tìm lại niềm tự hào trong lịch sử và truyền thống, cần phải tương thích chúng với những định chế hiện đại. Chúng ta phải làm việc này theo cách không dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa Sôvanh nước lớn…
-Trương Duy Vi: …Quốc gia nào cũng có những sự kiện hoặc lỗi lầm khủng khiếp trong lịch sử phát triển của mình, kể cả Trung Quốc. Cách mạng Văn hóa và Đại Nhảy vọt quả thực là những thảm họa. Tôi từng trải qua cách mạng Văn hóa và có những ký ức của riêng mình... Cần phải tới Trung Quốc để tận mắt chứng kiến Trung Quốc đã tự cải cách như thế nào trong ba thập kỷ qua. Mỗi bước đi nhỏ nhưng cuộc hành trình không ngừng, không nghỉ. Phương Tây vẫn có niềm tin mạnh mẽ vào hệ thống của mình, tuy nhiên đó cũng chính là cái hệ thống ngày càng trở nên có lắm vấn đề. Hy lạp, cái nôi của nền dân chủ Phương Tây đang phá sản, còn nợ ngân sách của Anh đã cao tới 90% tổng sản phẩm quốc dân… Minh triết của Phương Tây quả thực là chưa đủ và minh triết TQ sẽ có những đóng góp của mình…
-Fukuyama: …Tôi cho rằng một số giả thuyết về vai trò của văn hóa có thể không còn đúng nữa. Có thể văn hóa quyết định một số hành vi trong quá khứ, nhưng trong điều kiện hiện nay, điều này đã khác rồi. Dưới ảnh hưởng của Internet và du lịch có lẽ hành vi của con người được định hình bởi nhu cầu và khát vọng của thế hệ đương đại, nhiều hơn là bởi những truyền thống sâu nặng của quá khứ… Không có nền văn hóa nào có thể tồn tại với các giá trị và định chế vay mượn. Điều mà tôi nhận thức được là TQ đang tìm lại những cội rễ xác thực của mình. Đó là một việc tốt mà TQ cần phải làm. Thách thức ở đây là trong khi đi tìm lại niềm tự hào trong lịch sử và truyền thống, cần phải tương thích chúng với những định chế hiện đại. Chúng ta phải làm việc này theo cách không dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa Sôvanh nước lớn…
-Trương Duy Vi: …Quốc gia nào cũng có những sự kiện hoặc lỗi lầm khủng khiếp trong lịch sử phát triển của mình, kể cả Trung Quốc. Cách mạng Văn hóa và Đại Nhảy vọt quả thực là những thảm họa. Tôi từng trải qua cách mạng Văn hóa và có những ký ức của riêng mình... Cần phải tới Trung Quốc để tận mắt chứng kiến Trung Quốc đã tự cải cách như thế nào trong ba thập kỷ qua. Mỗi bước đi nhỏ nhưng cuộc hành trình không ngừng, không nghỉ. Phương Tây vẫn có niềm tin mạnh mẽ vào hệ thống của mình, tuy nhiên đó cũng chính là cái hệ thống ngày càng trở nên có lắm vấn đề. Hy lạp, cái nôi của nền dân chủ Phương Tây đang phá sản, còn nợ ngân sách của Anh đã cao tới 90% tổng sản phẩm quốc dân… Minh triết của Phương Tây quả thực là chưa đủ và minh triết TQ sẽ có những đóng góp của mình…
*
Hôm nay, tôi có đọc…
Bạn Lung Linh (tức Thu Phong, blog Tiếng Việt, ngày 10/6/2015) có viết một câu cũng hay hay:
-Đường đi do mình, dù có bao nhiêu sắp đặt của trời.
-Đường đi do mình, dù có bao nhiêu sắp đặt của trời.
Tôi mới lướt qua cuốn sách ‘7 thói quen để thành đạt’ của GS Stephen R Covey, với một số ý đáng tham khảo, tạm tóm tắt như sau:
-Con người có tính cách và nhân cách. Trong đó, tính cách là tính ‘gốc’, chủ yếu là được truyền tính từ thuở thuở lọt lòng và ‘trước đó’ (cha mẹ sinh con, trời sinh tính), nên nó vô cùng khó thay đổi; còn nhân cách được hình thành từ môi trường sống, chủ yếu là từ thuở bé, đặc biệt là có thể được rèn luyện và thay đổi theo thời gian. Vì thế, ta chỉ có thể tác động, hỗ trợ để góp phần làm thay đổi người khác, bằng cách ‘nương’ vào tính cách của người ấy, chứ không thể bắt buộc; ngược lại, ta lại có thể ‘tự’ làm thay đổi tính cách/nhân cách của chính ta, bằng cách rèn luyện/tu dưỡng, thổi bùng ‘nguồn sáng tự có’ bên trong của mỗi con người - và đây là con đường chủ yếu để đi đến thành công. Cụ thể, việc học vẹt/học thuộc lòng hay bắt chước người khác vốn không thể đem lại trí tuệ thực thụ cho người học, mà chỉ có 'một tấm lòng' cộng với sự tự học, tự khám phá/sáng tạo, đặc biệt là tự vượt qua chính mình và vượt qua các áp lực truyền thống hay các lý thuyết ảo/ước lệ của xã hội, thì mới làm nên những kỳ tích, và nếu không nhầm, Copernic, Nick Vujicic, Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Xuân Vinh, Ngô Bảo Châu..., là các ví dụ.
*
Chút buồn, chút nhớ, chút mơ
Chút đêm say tỉnh, chút khờ dại em
Chút đời, lang bước mang mênh
Chút khao khát ấm, chút thèm... nắng rơi
Chút đêm say tỉnh, chút khờ dại em
Chút đời, lang bước mang mênh
Chút khao khát ấm, chút thèm... nắng rơi
...Và trời đã khuya, tôi mơ thấy chiếc xe máy của mình đã được dắt vào nhà, còn chiếc xe máy của con tôi vẫn nằm ngoài sân, nhưng cửa ngõ thì vẫn còn mở toang hoang, chưa khóa! Ráng mở mắt dậy, vẫn còn khá mơ ngủ, tôi thấy hai chiếc xe máy đã nằm ở trong nhà, và cửa ngõ đã khóa kỹ!
Nửa tháng nay, quả tình là tôi không muốn viết gì nữa, vì ‘người tính không bằng trời tính’, nên:
-Hãy để đời mặc cho thế sự xoay vòng, còn về chuyện Việt Nam, biết đâu ông trời đã có cái ý hay của ổng!
(HẾT)
---------
Chú giải
- ‘Bảy thói quen để thành đạt’ (The 7 Habits of Highly Effective People, tác giả Stephen R Covey, dịch giả: Vũ Tiến Phúc): Bản quyền tại Mỹ năm 2004, ấn hành tại VN năm 2007, ấn hành lần 2 vào quý II/2015, là sách bán chạy nhất trong mọi thời đại! (The all time best-selling book).
- Fukuyama: thành viên cao cấp Olivier Nomellini, thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Freeman Spogli, Đại học Stanford, đồng thời là tác giả các cuốn sách nổi tiếng “Sự cáo chung của Lịch sử”; “Con người cuối cùng và cội nguồn của các trật tự chính trị”.
- Hàn thoát Trung, xem thêm: http://phapsu.com/post/100213239680/thap-nien-60-han-quoc-la-1-trong-nhung-nuoc-ngheo
- ‘Mô hình Trung Quốc: Đối thoại giữa Francis Fukuyama và Trương Duy Vi’ (Phạm Gia Minh dịch), xem: http://www.viet-studies.info/kinhte/MoHinhTrungQuoc_Fukuyama_Zhang.htm
- Nhật thoát Trung, Hàn thoát Trung, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/05/686-hon-ma-cua-kinh-kha-lam-rung-ong.html
- Phản bác Tony Buổi Sáng, xem thêm: http://chimxanh.net/bai-viet-nem-da-tony-buoi-sang/
- Phát biểu của Thủ tướng Lý Quang Diệu, xem thêm: http://nghiencuuquocte.net/2014/04/27/ly-quang-dieu-ve-hoa-ky/#sthash.xvCcSeDF.dpuf
- Stephen R Covey (1932-2012): là một Socrates của Mỹ, và là một trong 25 nhân vật ảnh hưởng hàng đầu của nước Mỹ vào đầu thế kỷ 21, ông tốt nghiệp cao học tại đại học Harvard, có bằng tiến sĩ ở đại học Brigham Young, Giáo sư khoa quản lý trường Marrott và chủ tịch trung tâm lãnh đạo Covey.
- Thái Lan và World Cup: Hai bàn thắng của chân sút Teerasil Dangda giúp Thái Lan đánh bại Đài Loan 2-0 tối 16/6, qua đó độc chiếm ngôi đầu bảng F tại vòng loại thứ 2 World Cup 2018 khu vực châu Á. (tinthethao.com.vn)
- Thủ tướng Lý Quang Diệu: Sinh năm 1923, mất ngày 23/3/2015… Ngày 3/6/1959, ông trở thành Thủ tướng khi mới 36 tuổi và cầm quyền đến 31 năm. Tháng 12/1959, ông sang Anh yêu cầu giao quyền tự chủ cho Singapore, và Anh giữ được quyền kiểm soát các vấn đề quốc phòng và ngoại giao. Ông cũng bắt tay vào một chương trình 5 năm đầy tham vọng với việc dẹp bỏ các khu ổ chuột, xây dựng nhà ở có chất lượng với chi phí thấp, tiến hành công nghiệp hóa và chống tham nhũng… Ngày 16/9/1963, ông Lý tuyên bố việc sáp nhập vào Malaysia, chấm dứt 144 năm đô hộ của Anh. Tuy nhiên sự căng thẳng sắc tộc bùng nổ giữa người gốc Trung Quốc chiếm đa số ở Singapore và người Malaysia, gây ra bạo loạn và ít nhất 20 người chết. Ngày 9/8/1965, ông Lý tuyên bố tách khỏi Liên bang Malaysia để ngăn chặn sự đổ máu. Ngày 11/8/1965, Singapore trở thành một quốc gia độc lập… Trong thời gian cầm quyền, ông Lý Quang Diệu đã đưa Singapore từ một hòn đảo với kinh tế nghèo nàn trở thành một quốc gia giàu mạnh, mức sống cao hơn cả Anh, Mỹ và Na Uy. Năm 1960, GDP bình quân đầu người của Singapore chỉ là 427 USD thì đến năm 2013 là hơn 55.000 USD/người. Ông Lý đã cho lập các khu công nghiệp, trường cao đẳng đào tạo người lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư - đặc biệt là cho các công ty điện tử, biến Singapore là một trung tâm xuất khẩu, cảng biển lớn và dần dần là trung tâm tài chính của khu vực và thế giới… Nhà ngoại giao Mỹ Henry Kissinger từng nói không có lãnh đạo thế giới nào đã dạy ông ta nhiều hơn Lý Quang Diệu… Xem thêm: http://tinnong.thanhnien.com.vn/cuoc-song-muon-mau/ly-quang-dieu-nguoi-dua-singapore-tu-the-gioi-thu-ba-len-thu-nhat-410.html
- Trương Duy Vi (Zhang Weiwei): là giáo sư tại Đại học Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế Genève (Thụy Sĩ), thành viên cao cấp tại Viện Xuân Thu (Chungqiu) và giáo sư thỉnh giảng của Đại học Phục Đán, Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “Làn sóng Trung Quốc: sự trỗi dậy của một nhà nước văn hiến”.
Nhớ chuyện xưa, hồn loanh quanh lối
Trả lờiXóaNgười mơ người, trên dưới mười năm
Tình mới đêm ươm, thơm tình cũ
Đau, bỏ... bóng hồng, xa thế nhân
(Lưu comt Saumietvuon)
vomtroirieng [Blogger] Email 30.06.15@11:49
Trả lờiXóaThôi, khoan bàn đến việc Tàu thức hay ngủ nha LB, để VTR kể chuyện này cho nghe.
Hôm qua, vào fb hoc trò, thấy hắn treo cái hình Nhà Trắng cũng pháo hoa, VTR hỏi hình gì, hắn nói là lễ Quốc Khánh 4/7 năm rồi, em treo trước mừng quốc khánh, hắn còn bồi thêm "em yêu nước lắm cô ơi", choáng váng, từ lâu VTR đã bực vì bọn hắn nói chuyện với nhau toàn là tiếng Anh tiếng Mỹ, giờ lại có vẻ nhởn nhơ cười cợt như vậy
Buồn rõ rệt, ghét cái tính nhạy cảm này
Uỉ đồ cho con trai mà vẫn còn tức, nước mắt hình như có chảy ra, rơi "loỏng toỏng" xuống cái quần đang ủi
Vậy từ bao lâu, ta có mơ ngủ chăng khi cứ cho dân tộc VN có truyền thống yêu nước?
"Vậy từ bao lâu, ta có mơ ngủ chăng khi cứ cho dân tộc VN có truyền thống yêu nước?"
XóaUh, VTR hỏi mới làm LB nhớ cái vụ này, nói 'dân tộc VN có truyền thống yêu nước', đúng là mơ ngủ, hehe..., vì chả lẽ các dân tộc khác lại không có truyền thống yêu nước!!!, chẳng hạn, người Mỹ, Pháp, Đức... có yêu nước không?
Riêng LB cảm nhận được lòng yêu nước này khi VN thua Malay, hòa Indo, thắng Lào..., rồi được cái Huy chương đầu tiên năm 1998!, kể từ đó, LB luôn theo chân đội tuyển VN, mà chưa bao giờ quên lãng họ, hihi...
Người Tàu không mơ ngủ mô !
Trả lờiXóaKhi nhìn nhận một con người hay một dân tộc nào đó . Điều trước hết là phải hiểu con người và dân tộc đó , thì mới có được những cái nhìn khách quan . Phải nhận rõ được mặt tốt và mặt xấu thì mới không tránh khỏi cách nhìn cực đoan được
1 - Dân tộc Trung Hoa qua góc nhìn của lịch sử thì họ không vừa đâu . Họ rất mạnh mẽ và tự chủ , nếu không vì " Cách mạng văn hoá " và " Đại nhảy vọt " duy ý chí thì bây giờ họ đã tiến rất xa rồi .
Người Việt có tư tưởng " Bài Trung " cũng không nên vì thế mà gét cả dân tộc Trung Hoa . Người Trung Quốc cũng như bao dân tộc khác rất thân thiện và mến khách . Chỉ có một nhóm nhỏ lãnh đạo là muốn đem tư tưởng " Đại Hán " áp đặt lên các dân tộc khác mà thôi . Một dân tộc muốn phát triển bền vững phải tự đứng vững được trên đôi chân của mình , chứ không phải đi vay mượn . Phải có kế sách và chiến lược rõ ràng , chứ không phải kiểu " Đẽo cày giữa đàng " . Cứ nhìn Nhật bản , Hàn Quốc , Mỹ và Trung Quốc thì sẽ rõ " Văn hoá đi trước , hàng hoá theo sau "
2 - Còn người Việt mình cũng không phải là đang mơ ngủ . Con người Việt Nam cũng rất ham học hỏi , cầu tiến , nhưng cũng hay có kiểu " Bầy Đàn " . Không phân biệt đúng sai ví dụ như vụ giàn khoan , thay vì dùng những biện pháp khác lại kéo nhau đi đập phá các khu công nghiệp , thật là một suy nghĩ đáng thương . Cũng như vụ Giáo Sư Nguyễn Quang Ngọc chẳng hạn . Thay vì các " Lề " cùng Giáo Sư tìm thêm tài liệu để chứng minh HS -- TRS là của Việt Nam , đằng này lại hè nhau ném đá GS tơi tả . Khi nào cái tâm lý kèn cựa hết đi thì mới mong khá được
Theo Salam con người phải có chính kiến của riêng mình , anh là anh, tôi là tôi . Nếu như không tự chủ được thì rất dễ bị xô lệch về nhiều phía
Sự phát triển của bất cứ dân tộc nào cũng phải trải qua những chặng đường gập ghềnh và chông gai . Theo Salam , con đường phát triển không quan trọng dài hay ngắn . Cái quan trọng nhất là phải xây dựng được một nền văn hoá đủ mạnh . Khi đã có nền văn hoá mạnh thì việc phát triển đất nước không có gì khó
MƯA
Cơn mưa rời rã đã đi xa
Giọt còn níu lại mái hiên nhà
Rơi nấn ná trên gờ rêu phong nhã
Rớt xuống đời vỡ bước người qua
Gió hất tung bóng hình vương giả
Bảy sắc cầu vồng óng ả kiêu sa
Chiều thật thà khép mi từ tạ
Đêm trườn về ran rát ánh ánh đèn pha
( Phạm đình trúc Thu )
Bạn Salam làm mình cừ cuối chiều rồi nè,
Xóa-mình có dùng 3 dấu chấm (...) trước chữ Tàu của tiêu đề bài viết rồi,
-cẩn thận hơn, mình mở đầu là mình viết kiểu 'sắc sắc không không' mừ,
-còn có nghĩa là Tàu 'mơ' hay 'ngủ' thì... mắc gì đến ta!
hehe...
À, không ngờ Phạm Đình Trúc Thu làm thơ hay thế, anh ấy có... tài cả văn lẫn thơ!, bạn Salam có biết anh ấy là ai không?
Cám ơn bạn, chúc chiều vui.
Salam hay ở bên nhà Bác Giao cũng vì thế biết bác Thu lâu rồi , trước cả khi biết LB cơ . Bác Thu hay viết về đạo Phật và Thiền , mà những điều đó Salam rất thích . Những khi công việc căng thẳng thì lại vào đọc để tĩnh tâm lại . Văn phong của bác Thu không phải dành cho những người đọc hời hợt . Thơ của bác ấy cũng đậm chất triết và thiền . Salam chỉ biết trên mạng vậy thôi , chắc Đom Đóm biết rõ hơn , LB có thể hỏi .
Trả lờiXóaCòn bài viết trên của LB Salam rất hiểu , nhưng lại muốn bình luận theo một góc nhìn khác . Nếu như đi theo suy nghĩ của LB thì lại là " Bắt chước " à . Tính Salam như vâyj đó , một khi đã kết một trang blog nào thì sẽ rất nghiêm túc trong cách nhìn nhận bài viết của tác giả đó . Đấy cũng là để tỏ lòng mến trọng của Salam mà thôi ... Thân !
'Bắt chước'!, lại cừ quá trời đi, bạn quả thật là hài hước, hay làm Charlie Chaplin đê? Hehe...
XóaÀ, bạn có biết sự kiện này không:
-Stephen R Covey: là một Socrates của Mỹ, và là một trong 25 nhân vật ảnh hưởng hàng đầu của nước Mỹ vào đầu thế kỷ 21?
saumietvuon [Blogger] Email 30.06.15@19:28
Trả lờiXóaTUI ĐỌC XONG RÀU ÔNG GOM LÁ UI! NHƯNG TUI THẤY KO CHỈ 1 MÌNH NGƯỜI TÀU (NÓI RÕ LÀ TÀU CỘNG) MƠ NGỦ MÀ CẢ VN, BẮC TRIỀU VẪN CÒN MƠ NGỦ VÀ HÌNH NHƯ CU BA ĐANG THỨC CANH KIA KÌA!!!! HIHI...
Mình có nói với Salam là: (Họ) 'mơ' hay 'ngủ' thì... mắc gì đến ta!, hehe... Bài viết... quan trọng là ở phần kết luận, hihi...:
XóaNửa tháng nay, quả tình là tôi không muốn viết gì nữa, vì ‘người tính không bằng trời tính’, nên:
-Hãy để đời mặc cho thế sự xoay vòng, còn về chuyện Việt Nam, biết đâu ông trời đã có cái ý hay của ổng!
TM.
vì nước ta phát triển nhất trên thế giới và có nền khoa học hiện đại nhất, nói chung là khi đó, GDP bình quân trên đầu người của người Việt sẽ cao nhất thế giới, mà Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh, Singapore, Tàu… phải gọi nước ta bằng ‘cụ’, cụ thể là đồng Việt Nam (VND) sẽ thay cho USD, và tiếng Việt sẽ trở thành ngôn ngữ quốc tế thay cho tiếng Anh…
Trả lờiXóaĐÚNG LÀ ANH LÁ BÀNG MƠ NGỦ THẬT . hiiiii.....
Bạn đã bình đúng... trọng tâm của bài viết,
Xóaxin cho 10 điểm và cấp cho MRC Giải Nobel NGLB 2015, hihi...
LB ơi!
Trả lờiXóaNhư trên Salam đã nói , muốn phê bình một ai thì phải tìm những mặt tốt , xấu thì mới có cái nhìn khách quan . Salam vẫn biết " Sân chơi " này là quá tầm của bản thân mình , nhưng tụi sắp nhỏ nói một câu " Ba không xuống nước thì làm sao Ba hiểu biển rộng cỡ nào " . Ui da ! Một câu khích tướng , vì thế Salam sẽ ". Liều mình như chẳng có " . Nói nhỏ với LB nghe cũng vì mến LB mà Salam comemnt nhiệt tình , dù com của Salam nhiều khi đọc lại thấy rất buồn cười , nhưng không sao cả , bởi vì đó mới là tiếng lòng thật của mình , ai cười mặc ai. ( Cười hở mười cái răng
Tính Salam hay hài hước , mỗi khi vào một trang Blog nào đó mà mình yêu thích thì sẽ khuấy động trang đó lên . Cũng bởi vì tri ân bạn bè Blog với nhau . Mời LB vào nhà Hương Ngàn , Mệ OM hay Hòn Sỏi thì mới hiểu được Salam nghen !
Mệ OM có bài thơ hay lắm " Địa đàng " LB qua đấy đê , để tim một vé về một thời sinh viên đã qua .. Vui lắm !
Trùi ui, LB 'chơi blog, nhưng không chơi', vì buồn nên lúc nào thấy trống vắng thì viết 1-2 tiếng, thế thôi...,
Xóacòn kỹ thuật blog của LB kém lắm!, không biết vào nhà ai, ví dụ có ai bình ở đây, thì mình bấm ngược lại và bình cho người đó, híc...
Cám ơn Salam nhé, chúc ngủ ngon.
P/s: Con gái của SL nói hay lắm.
Lá Bàng viết nhiều bài hay lắm, nhưng hồi xưa vào nhà anh mà còm thì hơi bị ức chế bởi còm của mình bị ém lại chờ anh iểm duyệt (thấy kiêu ghê. hehe), nên OM thường hay đọc rồi trở lui.
XóaNghe Lá Bàng nói không biết đường vào nhà OM, bùn ghia! Chắc là cũng quên OM là ai lun òi! Hix hix.
XóaĐể mở lại số ĐT của Lá Bàng xem xét, nếu mà trong lòng vẫn giận thì cất số đi luôn, để nếu có số điện thoại lạ rủ đi karaoke hay cà phê thì mình sẽ bảo: Chả biết là ai, chả đi!
LB phải... kiểm duyệt, vì đôi khi một lời bình 'xiên xẹo' làm... méo cả bài viết, hihi...
XóaCòn người ẹp thì LB kg bao giờ quên, chỉ có điều là mình không đủ... tư cách để được ai đó nhờ ơ nhơ sắc...
Ôi, đời là sế...
@ OM
XóaĐịa đàng sao lại cong cong quá
Khắc đã vô tâm một dáng huyền
Đường trần muôn dặm, khi quên, nhớ
Ta vẫn thờ em, em đã quên...
Muội thăm Ca và rất tâm đắc với bài nầy,phần cuối cùng có một chút bi quan
Trả lờiXóaCa à cố gắng bảo trọng sức khỏe,muội mong Ca luôn mạnh khỏe để viết nhiều bài hay nhất là ca tụng VN ,muội cảm thấy vui một chút...Muội về và Ca à nên uồng nước HỒNG SÂM của công ty yến sào sản xuất,nó chỉ là nước giải khát nhưng có thể làm lành cơ thể...Muội trẻ khỏe nhờ uống thường xuyên!
"Muội rất tâm đắc với bài nầy, phần cuối cùng có một chút bi quan": lần đầu tiên muội tham gia bình về nội dung bài viết đó nghen;
Xóabiết lòng bi quan thì mới nung nấu ý nghĩ, và do đó, có thể tự chuyển hóa để trở thành lạc quan,
còn ai đó suốt ngày nói lạc quan thì chắc chắn đó là người... bi quan, vì họ chả có cái gì để cải biến cả!, muội à.
TM.
tran-sinh [Blogger] Email 01.07.15@07:21
Trả lờiXóa"Và trời đã khuya, tôi mơ thấy chiếc xe máy của mình đã được dắt vào nhà, còn chiếc xe máy của con tôi vẫn nằm ngoài sân, nhưng cửa ngõ thì vẫn còn mở toang hoang, chưa khóa! Ráng mở mắt dậy, vẫn còn khá mơ ngủ, tôi thấy hai chiếc xe máy đã nằm ở trong nhà, và cửa ngõ đã khóa kỹ!
Nửa tháng nay, quả tình là tôi không muốn viết gì nữa, vì ‘người tính không bằng trời tính’, nên:
-Hãy để đời mặc cho thế sự xoay vòng, còn về chuyện Việt Nam, biết đâu ông trời đã có cái ý hay của ổng!"
ĐOẠN KẾT NÀY CÓ LÝ LẮM !
Còn mình thì cho rằng :
Ngàn sao đã vỡ tan tành
Nay Sông Ngân vỡ nốt giữa hồn tôi
Cám ơn anh, tôi thường dùng giấc mơ (đoạn tả giấc mơ ở trên là có thật, vào nửa khuya ngày 30/6) để mở rộng ra sự đời - mà bạn Salam bảo là tôi viết 'nửa ảo, nửa thật'.
XóaTôi không nghĩ là tôi viết khó hiểu, nhưng quả thật là bài viết của tôi không dành cho những người hấp tấp và kém 'ngộ tính'.
Tôi thường nói là nhiều người Việt rất có tài, mà nếu bỏ đi phần Tây/Tàu thì chả kém ai!
Lời bình của anh quả là có 'ngộ tính cao', một lần nữa, xin cám ơn.
kieuthien [Blogger] 01.07.15@12:33
Trả lờiXóaĐúng là Tàu mơ ngủ
Mộng bá chủ trần gian
Xuất phát điểm rất tham
Nên cái tâm tàn độc
Cảm ơn bác về bài viết này !
Chúc bác luôn khỏe và vui nhé !
Về cái này, học giả Fukuyama có bình luận:
Xóa"…Tôi cho rằng một số giả thuyết về vai trò của văn hóa có thể không còn đúng nữa. Có thể văn hóa quyết định một số hành vi trong quá khứ, nhưng trong điều kiện hiện nay, điều này đã khác rồi. Dưới ảnh hưởng của Internet và du lịch có lẽ hành vi của con người được định hình bởi nhu cầu và khát vọng của thế hệ đương đại, nhiều hơn là bởi những truyền thống sâu nặng của quá khứ… Thách thức ở đây là trong khi đi tìm lại niềm tự hào trong lịch sử và truyền thống, cần phải tương thích chúng với những định chế hiện đại. Chúng ta phải làm việc này theo cách không dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa Sôvanh nước lớn…"
Tạm vậy, mình sẽ có bài viết mở rộng và thực tế hơn (cười),
mình đi... ngủ tí đã, cám ơn bạn KT, chúc chiều vui.
nguyentheduyen [Blogger] Email 01.07.15@19:48
Trả lờiXóaMinh triết của Phương Tây quả thực là chưa đủ và minh triết TQ sẽ có những đóng góp của mình…
Ta thử bàn về vấn đề này một chút nhé. Tôi nhận thấy rằng các nước có thể thoát ra khỏi nghèo đói một cách nhanh chóng đều là những nước có một bản sắc văn hóa riêng của họ. ví dụ như Nhật bản, Triều tiên, Sin, v..v..., tuy rằng những nước này chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung quốc rất nặng nề như cái bản sắc cái cốt cách văn hóa của dân tộc ấy vẫn rất rõ nét. Còn chúng ta không có bản sắc về văn hóa (Chắc nhiều vị sẽ nhảy dựng lên khi nghe thấy điều này nhưng mà đó là sự thật) hãy thử so sánh trung quốc với VN > Chúng ta học cái đổi mới của Trung quốc nhưng những thành quả mà Trung quốc đạt được rất lớn còn chúng ta lẹt đẹt dù rằng cùng một hệ thống chính trị sao vậy? Chỉ có thể trả lời chính cái bản sắc về văn hóa đã dẫn đến điều đó. Văn hóa có tác động một cách âm thầm nhưng không kém phần mạnh mẽ đến ý thức xã hội, và rồi đến lượt cái ý thức xã hội lại tác động một cách mạnh mẽ nhưng lại rất âm thầm đến kinh tế. Học thì tất nhiên là quan trọng nhưng thoát khỏi chính mình còn quan trọng hơn. Chỉ có thể thoát khỏi chính mình ta mới có thể bắt đầu học hỏi.
"Còn chúng ta không có bản sắc về văn hóa":
XóaCái này thì bạn Thế Duyên nói... đúng, tôi đã suy nghĩ mấy tháng nay, tối hôm qua, và cả ngày hôm nay, và đi đến kết luận rằng: điều này là chính xác, thêm nữa, ta hay bị 'lung lay' về tư tưởng, vì ta là một cái... hố rác tư tưởng của thế giới, híc...
Tôi đang... viết về đề tài này, cám ơn bạn, chúc tối vui.
Những người lạc quan thật sự là những người đang ở trong tình trạng bi quan, thậm chí bi đát và tuyệt vọng nhất
Trả lờiXóanhưng họ không đầu hàng số phận, từ "đầu hàng" không có trong từ điển cuộc sống của họ
nhưng họ có khát vọng sống mãnh liệt từ tình yêu vô bờ bến với cuộc sống ! Đó cũng là Niềm tin thiêng liêng cao quý cuộc đời ! ... ... ...
Nam mô a di thò phò, bần tăng không hiểu...
XóaCám ơn bạn, chúc tối vui. TM.
Có thi vị chăng khi nói rằng người lạc quan có nhiều giấc mơ ...
Trả lờiXóa