Thao thức làm gì hả vậy em!
Đường cong, trăng ngắm vẫn say mềm
Trăng kia lơi lả bên cành tím
Ai nhớ em kìa!, mơ... suốt đêm
---------
Đường cong, trăng ngắm vẫn say mềm
Trăng kia lơi lả bên cành tím
Ai nhớ em kìa!, mơ... suốt đêm
---------
CHƯƠNG IV: ‘CHÍ PHÈO - THỊ NỞ’ VÀ CUỘC THẦN THÁNH HÓA!
Tôi viết bài này xuất phát từ câu nói của ai đó: ‘Chuyện tình Chí Phèo - Thị Nở đẹp như… bản xô-nát ánh trăng của Beethoven’ (!)
Nó xảy 3 trường hợp: 1) một số người cảm thấy là đẹp thật (vì tính vừa phàm tục, vừa rất ‘tự nhiên’ của nó!), 2) nhiều người không đọc, hoặc chỉ đọc sơ qua, rồi ‘theo đuôi’ những nhà văn/thầy cô giáo (đọc và kết luận giùm cho họ!), 3) không ít người cố tình đưa ‘hình tượng’ Chí Phèo lên gần… ‘thánh’ (để lăng-xê cho cái mà được họ gọi là ‘xã hội mới’!).
Nhắc đến trường hợp (1), một cụ nói rằng: ‘tau có cả trăm mối tình đẹp như chuyện ‘Chí Phèo - Thị Nở’, tôi tiếp lời: ‘tôi cũng vậy’, hihi…, vâng, chuyện tình nào cũng có cái đẹp của nó. Trường hợp (2) và (3) có thể là cái ‘dân tộc tính’ mà, dưới góc độ nào đó, đa số người ‘thường’ theo cái gì đó được ‘thổi phồng lên’ là anh hùng (hay vĩ nhân), rồi sau một cái sát-na nào đó của lịch sử, họ lại rất nhanh chóng ‘dìm bẹp xuống’, làm như cái ‘anh hùng’ của họ giống như cái bong bóng xà phòng vậy!
Cả 3 trường hợp này tự nó đều có (những) nghịch lý nội tại, vì: nếu muốn nói cái gì ‘đẹp’ thì phải so sánh với cái xấu hay những cái đẹp khác, tuy nhiên, đây là cái nhìn của cá nhân, nên không sao; việc nhờ nhà văn đọc và kết luận giùm thì quả là ‘có sao’; và việc cố tình dán mác ‘thánh’ vào lưng những Chí Phèo, đặc biệt là việc cố ý lợi dụng nó để đổ hết mọi sai lầm ở hiện tại cho cái được gọi là ‘tàn dư của xã hội cũ’ (!) - với những chuyện tình kinh điển ‘Romeo - Juliet’ - thì quả là ‘rất có sao’.
Và đây chính là nội dung mà bài viết này đề cập đến.
*
Tôi đang dùng môn võ công ‘trồng cây chuối’ cho những ánh hào quanh lấp ló không đáng - đã và đang bao quanh truyện ‘Chí Phèo’.
Không biết anh chàng Chí Phèo - được phong là vốn có bản chất ‘lương thiện’ (!) ấy - có linh thiêng gì không, chứ tối nay, tôi không bị muỗi đốt nhưng lại bị dị ứng, nên khuya mới thức dậy mà viết bài này (tôi ngủ không dùng mùng, vì nhà tôi không có muỗi nếu để đèn và quạt, và cái ghế sa-lông mà tôi nằm lại không có rệp!).
Mới đây, tôi có nghe ‘con mèo nhỏ’ của tôi, khi uống cà phê bên bờ sông, có nhắc đến Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, Nhã Thuyên, Krishna Quỳnh Sắt, Nguyễn Viện… gì đó - những người mà dùng tư thế ‘Cáp mô công’ (*), không rõ là họ có bị ‘rệp’ tưởng tượng cắn và có cảm giác bị dị ứng như tôi không?, nhưng qua nàng, tôi biết là trong nội bộ của họ cũng đã có ‘ít nhiều’ dị ứng (= cãi nhau, xin lỗi). Cũng xin nói thật là, vì không phải là ‘fan’ của văn chương, vì thế tôi chưa có cơ hội để tĩnh tâm mà đọc các tác phẩm của họ (tôi có liếc qua một tí, vài cuốn, đã lâu), nên không biết đích xác là họ thuộc ‘lề’ gì, mà sau này nếu có dịp, tôi sẽ nhắc lại kỹ hơn.
*
Cách đây khoảng 25 năm, em trai tôi (đã có vợ) có nói tửng tửng rằng hành vi ‘ấy ấy’ của Chí Phèo đối với Thị Nở là ‘làm như gà’, mặc dù lúc đó chưa có vợ và chưa nếm thử ‘vị đắng trần gian’, nhưng vì lúc nhỏ sống ở thôn quê và vì lúc đó đang làm việc ở một Trại Gà, nên tôi lập tức hình dung được là: thường, lúc bất chợt nổi hứng, chú gà trống đi đảo đảo quanh một ả gà mái nào đó, rồi bất thần phóng lên, rồi dùng thế khóa của võ đô vật Mông Cổ, bằng cách đàng trước thì dùng mỏ ngậm cái mào nhỏ của ả, còn đàng sau thì tiến hành động tác truyền giống, rồi lần lượt đến các ‘em’ khác... Và việc ‘làm như gà’ của Chí Phèo - mà được em tôi đánh giá là hành vi ‘dưới người’ này, lâu nay đã được bên Mỹ xử công khai là tội… hiếp dâm, và nay ở VN thì tội này cũng bị đưa ra xử.
Vâng, lời nói này của em tôi đã gây ấn tượng cho tôi trong một thời gian dài. Vậy ta thử đọc kỹ lại từng chữ của Nam Cao để xem, như ai đó đã thật lòng tung hê ‘cuộc tình Chí Phèo-Thị Nở’, là có thật sự ‘đẹp’ như vậy không?
*
Trước tiên, mặc dù ‘thực tế’ không có tiếng nói quyết định trong bản ‘hư cấu’ của Nam Cao, nhưng để tham khảo, ta hãy xét ‘sơ yếu lý lịch’ của Thị Nở nhé.
Chuyện xảy ra ngày xưa tại làng Đại Hoàng - nơi sinh của Nam Cao, và sau đó là ông Đạt - em trai của Nam Cao, nói (‘Sự thật chuyện tình Chí Phèo - Thị Nở’, Cao Hồng Anh, xem dưới):
Về nhân vật Thị Nở, ông Đạt cười khì: “Bà ấy tên thật là Trần Thị Nở, con của một người làm cối xay tên Phó Kính ở thôn bên cạnh. Một điều ít ai biết là Thị Nở chính là dì họ của Nam Cao. Thị Nở không xấu xí đến độ “ma chê quỉ hờn” như mô tả của nhà văn, nhưng cũng rất là... không đẹp, tính tình “mưa nắng thất thường”, lại còn có tật xấu là bạ đâu ngủ đó. Ông Đạt kể có thời Thị Nở làm thuê cho bà ngoại của ông, nhưng thị rất “hâm”, làm đâu hư đó và cũng khá mồm miệng. Có lần bà ngoại Nam Cao chê cơm Thị Nở nấu dở, thị cãi “tại chưa ngon chứ không phải... dở”. Các bô lão trong làng kể khi tác phẩm Chí Phèo ra đời, ai cũng dễ dàng nhận ra nhân vật người đàn bà trùng tên ấy là ai, nhưng chưa hề nghe Thị Nở càu nhàu gì. Mỗi lần có ai chọc, thị chỉ cười khì... Thị dở hơi nhưng được cái lành lắm!
Ông Đạt khẳng định: “Chuyện yêu đương của hai người là không có, thậm chí cả hai cũng chẳng có mối quan hệ gì, dù đôi lúc họ vẫn chạm mặt nhau trên đường làng”.
Riêng Chí Phèo, dù thỉnh thoảng có làm thuê cho nhà Bá Kiến, nhưng anh ta và bà Ba không hề “ọ ẹ” gì với nhau. Cũng chưa từng nghe nói Chí Phèo có vợ con hay qua lại với người phụ nữ nào ở làng, dù đôi lúc say xỉn anh ta cũng hay trêu ghẹo các chị đi ngang điếm canh. Còn Thị Nở xấu xí dở hơi như thế, nhưng rất chuyên chính. Thị vẫn lấy chồng, sinh con đàng hoàng. Chồng Thị Nở cũng là người làm thuê từ nơi khác đến. Sau này, cả nhà Thị Nở bỏ vào Nam sinh sống rồi bặt tin từ đó.
Ông Đạt khẳng định: “Chuyện yêu đương của hai người là không có, thậm chí cả hai cũng chẳng có mối quan hệ gì, dù đôi lúc họ vẫn chạm mặt nhau trên đường làng”.
Riêng Chí Phèo, dù thỉnh thoảng có làm thuê cho nhà Bá Kiến, nhưng anh ta và bà Ba không hề “ọ ẹ” gì với nhau. Cũng chưa từng nghe nói Chí Phèo có vợ con hay qua lại với người phụ nữ nào ở làng, dù đôi lúc say xỉn anh ta cũng hay trêu ghẹo các chị đi ngang điếm canh. Còn Thị Nở xấu xí dở hơi như thế, nhưng rất chuyên chính. Thị vẫn lấy chồng, sinh con đàng hoàng. Chồng Thị Nở cũng là người làm thuê từ nơi khác đến. Sau này, cả nhà Thị Nở bỏ vào Nam sinh sống rồi bặt tin từ đó.
*
Còn về mặt ‘hư cấu’ trong truyện ‘Chí Phèo’, tôi sẽ chép ra ‘một số đoạn tiêu biểu’ và cho xuống phần ‘Chú dẫn’ - để tránh làm loãng bài viết, và các bạn có thể đọc thêm tại:
http://www.sachhayonline.com/tua-sach/truyen-ngan-nam-cao/chi-pheo/924
http://www.sachhayonline.com/tua-sach/truyen-ngan-nam-cao/chi-pheo/924
Qua mấy cụm từ này…
Thị Nở thì ‘ngủ bất cứ ở đâu’, ‘cởi áo ra’, ‘ngồi tênh hênh’, ‘đôi chân thì duỗi thẳng ra trước mặt’, ‘cái váy đen xộc xệch’, ‘cái yếm xẹo xọ để trật ra cái sườn nây nây’ ‘những cái ấy phơi ra trăng’, ‘trăng làm trắng những cái đó’…, Chí Phèo thì ‘thấy ứ đầy miệng bao nhiêu là nước dãi’, ‘nuốt (nước dãi) ừng ực’, ‘thấy cái gì rộn rạo ran khắp người’, ‘say say nhìn và run run’, ‘rón rén lại gần’, ‘lẳng lặng ngồi xuống bên sườn thị’, ‘bám víu lấy thị’… Rồi cả hai: ‘cái tay ấy (của thị) lại giúi lưng hắn xuống’…
Ôi, ‘cởi áo ra’, ‘đôi chân thì duỗi thẳng ra trước mặt’, nó làm tôi liên tưởng đến cái cô nàng Phan Xảo Vân bước vào phòng riêng của sư Bùi Như Hải, rồi lẳng lặng trút bỏ xiêm y, rồi nằm tênh hênh trên giường chờ đợi, ‘hai mắt đang mơ màng nhìn vào một cõi trời xa lạ’ (Thủy Hử)...
Ôi, ‘cái tay ấy lại giúi lưng hắn xuống’, nó cũng làm tôi liên tưởng đến cái cô nàng Pham Kim Liên, khi Tây Môn Khánh giả vờ đánh rơi và nhặt đôi đũa ở dưới bàn, y đã sờ vào bàn chân nàng, còn nàng thì lấy tay giúi đầu y vào giữa hai đùi của mình…, và ‘thế rồi mưa xuân tơi tả, vũ trụ quay cuồng’ (Thủy Hử)...
Ôi, ‘những cái ấy phơi ra… trắng’, nó làm tôi nhớ những cảnh nóng trong phim ‘Thị trấn Banshee’, nhất là cảnh khi mà viên Cảnh sát trưởng Hood ngồi ngắm hai ‘nửa quả bóng chuyền’ phía hậu của người tình (là nữ cảnh sát) đang quay thẳng vào mũi anh…
Ôi, ‘thấy ứ đầy miệng bao nhiêu là nước dãi’, nó làm tôi nhớ lại cảnh Trư Bát Giới phọt nước miếng ra lai láng khi thấy cái ‘vũ trụ ngon cong’ Hằng Nga ấy, và đã phun ra hai câu (*) là:
Đa tình tự cổ không dư hận
Dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ
Đa tình tự cổ không dư hận
Dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ
...Đó là chưa kể đến các chi tiết trong các chuyện tình kinh điển ‘Dương Quá - Tiểu Long Nữ’, ‘Romeo - Juliet’, ‘Ichtyandr - Gutiere’ (phim ‘Người cá’, Liên Xô), hay ‘Jack - Rose’ (phim ‘Titanic’), v..v…
...À, còn sót vài câu:
...À, còn sót vài câu:
‘Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý
hắn, hắn bảo thị: Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui’, rồi ‘Như thế năm
ngày chẵn, thị ở nhà hắn cả ngày lẫn đêm, trừ những lúc đi kiếm tiền’…, rồi ‘đến
hôm thứ sáu thì thị bỗng nhớ rằng thị có một người cô ở đời. Người cô ấy nội
ngày nay sẽ về. Thị nghĩ bụng: hãy đừng yêu để hỏi cô thị đã’ - Thị Nở muốn ngủ
với ai thì ngủ, muốn ngủ mấy ngày thì ngủ, ngủ đã rồi mới về hỏi ý kiến cha mẹ:
Ôi, đàn bà con gái gì mà lạ, hồi đó mà đã tiến bộ giống Tây quá!!!
*
Cuối cùng…
Vừa rồi, tôi có sơ bộ biết về một Chương trình cao học (đào tạo thạc sĩ) trong nước có 1 học phần (*) về ‘Lịch sử Triết học’ (Đông phương và Tây phương), tôi lấy làm khá mừng và nghĩ ‘có tiến bộ’ (!), vì đến nay, ta chỉ học có một loại triết, mà như tôi đã nói ở trên: ta phải học cả chục hay cả trăm cái ‘hay’ khác, thì mới biết cái gì là ‘hay’!
Trong các nội dung triết này, có ‘Triết học Kant’ - nổi tiếng với câu: ‘sapere aude - hãy can đảm nhận biết’. Nghe nói ông là ‘Kant Tử’!, là vĩ đại nhất trong số ‘bốn vĩ đại’ là Socrat, Platon, Aristote và Kant!, rồi ‘Triết học Kant đã thống trị tư tưởng thế kỷ 19’!, ‘bất cứ người nào chưa hiểu Kant thì hãy còn là một đứa trẻ’! (maxreading.com)… gì đó, tôi mới vào wikipedia tìm hiểu. Ối giời ơi, ông tung ra hàng loạt ‘chưởng phong’ hoa mắt và… siêu huyền như: chủ nghĩa/triết học duy lý, kinh nghiệm, hoài nghi, siêu nghiệm, rồi siêu hình học, tâm lý học hình thái, rồi cảm năng, giác tính thuần túy, phán đoán tiên nghiệm, lý tính thuần túy, vật tự thể, năng lực phán đoán… Đại khái đó là ‘Triết học siêu nghiệm’, là ‘phê phán lý trí thuần túy’, là ‘sự tổng hợp trong các trực quan ấy (thường niệm) là có giá trị khách quan’ (Kant, triethoc.edu.vn), mà tôi hiểu theo cách tôi vẫn thường nói là ‘quan sát kỹ một chiếc lá rơi, ta có thể hiểu được cả vũ trụ’!…
*
Ôi, gần 250 năm trôi qua, triết của Kant vẫn có ít người hiểu: trước và sau Kant, có nhiều triết gia (ôi, cả lô triết gia!) tham gia cãi nhau ‘đúng/sai’ như: Fichte, Hegel, Nietzsche, Schelling, Schopenhauer, Spencer… (mà hiểu để làm cái quái gì, nhỉ!)
Ôi, gần 80 năm nay, truyện ‘Chí Phèo’ vẫn có ít người hiểu, mà trong đó, và có không ít người lại hiểu theo cách ‘thần thánh hóa’, nhưng, như cô giáo văn đã từng bảo tôi (hồi lớp 8 hay 9) là hãy kể về ‘tâm sự của cuốn vở của em’, nên theo tôi, ông Nam Cao chỉ đơn giản kể về:
-Tâm sự của ‘Cái lò gạch cũ’.
-Tâm sự của ‘Cái lò gạch cũ’.
Một bạn đọc đã viết: ‘Độc giả hôm nay đọc Chí Phèo dưới góc nhìn của thế kỷ 21, sẽ có suy nghĩ khác với cách đây 74 năm’ (Salam). Vâng, ai đó nếu có người thân, đặc biệt là sống chung nhà, mà có một cặp như ‘Chí Phèo - Thị Nở’ - bạ đâu ngủ đó, và khi nổi hứng lên là ‘làm như gà’, thì không biết rằng cuộc tình đó sẽ đẹp như… bản xô-nát ánh trăng của Beethoven hay không!, nhưng:
-Tôi khá tưởng tượng được là tình hình sẽ phức tạp như thế nào!
(xem tiếp Chương V)
---------
Chú dẫn:
* Một số đoạn tiêu biểu:
1. Ðến lúc hết cả hai chai thì tự Lãng đã bò ra sân..., hắn (Chí Phèo) lảo đảo ra về. Hắn vừa đi vừa phanh ngực ra mà gãi… Có lúc hắn phải đứng lại giữa đường mà gãi, ghệch chân lên mà gãi, hắn bứt rứt quá, ngứa ngáy quá, và chợt nghĩ ngay đến cái bờ sông gần nhà… Những đêm trăng như đêm nay…, những tàu chuối nằm ngửa, ưỡn cong cong lên hứng lấy trăng xanh rời rợi như là ướt nước, thỉnh thoảng bị gió lay lại giẫy lên đành đạch như là hứng tình…Ðến bờ sông hắn dừng lại, vì hình như có người. Có người thật, và hắn ngây ra nhìn.
Hắn nhìn giữa hai lọ nước và tựa lưng vào gốc chuối, một người đàn bà ngồi tênh hênh. Chính là người đàn bà, hắn biết vậy là nhờ mái tóc dài buông xõa xuống vai trần và ngực... Hai tay trần của mụ buông xuôi, cái mồm của mụ há hốc lên trăng mà ngủ, hay là chết. Đôi chân thì duỗi thẳng ra trước mặt, cái váy đen xộc xệch... Bên kia, có lẽ vì mụ giẫy cái yếm xẹo xọ để trật ra cái sườn nây nây. Tất cả những cái ấy phơi ra trăng, rười rượi những trăng làm trắng những cái đó có lẽ ban ngày không trắng; trăng làm đẹp lên. Chí Phèo tự nhiên thấy ứ đầy miệng bao nhiêu là nước dãi, mà cổ thì lại khô, hắn nuốt ừng ực, hắn thấy cái gì rộn rạo ran khắp người. Bỗng nhiên hắn run run…
2. Người đàn bà ấy lại chính là thị Nở… Thị vốn có một tật không sao chữa được: có lúc đột nhiên muốn ngủ, bất cứ ở đâu hay đang làm gì… Thị cởi áo ra ngồi tựa vào gốc chuối… Và thị nghĩ: thì ngủ, ngủ thì đã làm sao! Về nhà thì cũng chỉ ngủ, ngủ ngay đây cũng vậy… Thị ngủ ngon lành và say sưa.
Chí Phèo vẫn say say nhìn và run run. Bỗng nhiên hắn rón rén lại gần thị Nở…, rồi hắn lẳng lặng ngồi xuống bên sườn thị. Và thị Nở giật mình. Thị Nở mới kịp giật mình thì thằng đàn ông đã bám víu lấy thị.... Thị vùng vẫy đẩy ra, thị mở mắt, thị tỉnh hẳn, thị nhận ra Chí Phèo. Thị vừa thở, vừa vật nhau với hắn vừa hổn hển: “Ô hay... Buông ra... Tôi kêu... Tôi kêu làng... Buông ra. Tôi kêu làng lên bây giờ!” Thằng đàn ông phì cười…
Chỉ có lũ chó cắn xao lên trong xóm. Thị Nở bỗng nhiên bật cười. Thị Nở vừa rủa vừa đập tay lên lưng hắn. Nhưng đó là cái đập yêu, bởi vì đập xong, cái tay ấy lại giúi lưng hắn xuống. Và chúng cười với nhau... Bây giờ thì chúng ngủ bên nhau... Đứa bé bú no thì ngủ. Người ta ngủ say sau khi làm việc yêu. Chúng ngủ như chưa bao giờ được ngủ...
Hắn nhìn giữa hai lọ nước và tựa lưng vào gốc chuối, một người đàn bà ngồi tênh hênh. Chính là người đàn bà, hắn biết vậy là nhờ mái tóc dài buông xõa xuống vai trần và ngực... Hai tay trần của mụ buông xuôi, cái mồm của mụ há hốc lên trăng mà ngủ, hay là chết. Đôi chân thì duỗi thẳng ra trước mặt, cái váy đen xộc xệch... Bên kia, có lẽ vì mụ giẫy cái yếm xẹo xọ để trật ra cái sườn nây nây. Tất cả những cái ấy phơi ra trăng, rười rượi những trăng làm trắng những cái đó có lẽ ban ngày không trắng; trăng làm đẹp lên. Chí Phèo tự nhiên thấy ứ đầy miệng bao nhiêu là nước dãi, mà cổ thì lại khô, hắn nuốt ừng ực, hắn thấy cái gì rộn rạo ran khắp người. Bỗng nhiên hắn run run…
2. Người đàn bà ấy lại chính là thị Nở… Thị vốn có một tật không sao chữa được: có lúc đột nhiên muốn ngủ, bất cứ ở đâu hay đang làm gì… Thị cởi áo ra ngồi tựa vào gốc chuối… Và thị nghĩ: thì ngủ, ngủ thì đã làm sao! Về nhà thì cũng chỉ ngủ, ngủ ngay đây cũng vậy… Thị ngủ ngon lành và say sưa.
Chí Phèo vẫn say say nhìn và run run. Bỗng nhiên hắn rón rén lại gần thị Nở…, rồi hắn lẳng lặng ngồi xuống bên sườn thị. Và thị Nở giật mình. Thị Nở mới kịp giật mình thì thằng đàn ông đã bám víu lấy thị.... Thị vùng vẫy đẩy ra, thị mở mắt, thị tỉnh hẳn, thị nhận ra Chí Phèo. Thị vừa thở, vừa vật nhau với hắn vừa hổn hển: “Ô hay... Buông ra... Tôi kêu... Tôi kêu làng... Buông ra. Tôi kêu làng lên bây giờ!” Thằng đàn ông phì cười…
Chỉ có lũ chó cắn xao lên trong xóm. Thị Nở bỗng nhiên bật cười. Thị Nở vừa rủa vừa đập tay lên lưng hắn. Nhưng đó là cái đập yêu, bởi vì đập xong, cái tay ấy lại giúi lưng hắn xuống. Và chúng cười với nhau... Bây giờ thì chúng ngủ bên nhau... Đứa bé bú no thì ngủ. Người ta ngủ say sau khi làm việc yêu. Chúng ngủ như chưa bao giờ được ngủ...
* Khác
- ‘Cáp mô công’: hay ‘Hàm mô công’, là một môn võ công độc đáo của Âu Dương Phong, mà khi tấn công đối thủ thì phải chổng đầu xuống đất, đưa mông lên trời, đặc biệt là sau khi bị điên do luyện ‘Cửu âm chân kinh giả’, y lộn đầu xuống đất và di chuyển bằng hai tay (trong truyện ‘Anh hùng xạ điêu’ và ‘Thần điêu đại hiệp’, Kim Dung).
- ‘Đa tình tự cổ không dư hận. Dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ’: (Chữ ‘không’ có nghĩa là chỉ (only) chứ không phải không (not), yume.vn). Kẻ đa tình tự ngàn xưa chỉ còn lưu lại mối hận. Nỗi hận này dài dằng dặc biết bao giờ nguôi’ (Bạch Cư Dị).
- Học phần: là từ dùng sau 1975, trong đó mỗi sinh viên đại học phải học 65 học phần, có thể cao hơn ‘tín chỉ’ ngày nay!, vì có nơi phải học 80-100 tín chỉ.
- Immanuel Kant 1724-1804): Với việc trả lời các câu hỏi chủ đạo: ‘Tôi có thể biết được gì?’, ‘Tôi nên làm gì?’, ‘Tôi có thể hi vọng được gì?’, và ‘Con người là gì?’, Kant đã ‘…Thực sự định hình một hướng mới trong nghiên cứu triết học - triết học nhân học… ‘con người lệ thuộc người khác thì không còn là người nữa. Anh ta đã tự đánh mất danh hiệu của mình và trở thành nô lệ của người khác... mà nô lệ là cái ác lớn nhất trong bản chất con người’. Con người là chủ thể của hành động xã hội, nó cũng là mục đích tối cao của tự nhiên, cho nên ‘con người có mục đích tự thân, nghĩa là không một ai (thậm chí cả thượng đế) có thể sử dụng nó như một phương tiện nếu không vì mục đích của chính con người’…., xem thêm: http://tuhieuminh.blogspot.com/2013/11/buoc-au-tim-hieu-con-nguoi-trong-triet.html#.VB-nwX2yiE8.google_plusone_share
- Krishna Quỳnh Sắt: nữ, nhà văn, đang ở bên Thái Lan!, có trên Facebook.
- Nguyễn Viện: nhà văn, có in một số sách (nội bộ), ít xuất hiện trên truyền thông.
- Nhã Thuyên: nữ, làm luận văn thạc sĩ (văn học), mà trở thành món ‘mồi’ cho hai ‘lề’ tranh cãi trên mạng!
Truyện làng Vũ Đại _ là tác phẩm văn học hiện thực phê phán_ vì nó nằm trong khuôn khổ của phong kiến & bế tắc nhưng mối tình Chí phèo - Thị nở lại vượt qua khỏi sự dàng buộc của phong kiến tiến lên âu hóa, hiện đại hóa tình yêu.... hiiiiiiii.....
Trả lờiXóaUi, mình đang định sang nhà bạn xem tin mới, thì bạn sang!
XóaMình... không thích việc là ai nghe người ta khen rồi khen theo, hehe...,
nên mình làm như ông KANT:
-Cứ tưởng tượng là nếu ai đó có chứa một cặp Chí Phèo hay Thị Nở trong nhà thì sẽ... 'có sao' liền à, hihi...
Cám ơn bạn, ngủ ngon nhé.
Nhân vật Chí Phèo được nhà văn Nam Cao hư cấu tổng hợp qua mấy nguyên mẫu thật ở ngoài đời , Thị Nở cũng vậy , ngoài Cô Nở dở hơi còn có một bà chuyên đi bán trứng nữa
Trả lờiXóaĐành rằng tình yêu là không có biên giới , không phân biệt giàu nghèo , giai cấp , chủng tộc , nhưng đưa mối tình của Chí Phèo - Thị Nở lên tầm cao thì cần phải xem xét lại . Hồi trước đi học thầy cô dạy sao biết vậy , nhưng bây giờ qua trải nghiệm cuộc đời thì nó lại Dzậy mà không phải Dzậy .
Theo Salam thì đây chỉ là bản năng tình dục thôi thúc giữa một người đàn ông và một người đàn bà mà thôi . Cứ nghĩ xem một người đàn bà dở hơi không làm chủ được bản thân và một người đàn ông suốt ngày say xỉn không làm chủ được hành vi của mình thì có thể gọi đó là tình yêu không ? Cũng may tác giả đã cho nhân vật Chí Phèo chết đi chứ không ta sẽ hình dung điều gì xảy ra sau đó ? Hai người vẫn sống cùng nhau rồi sinh ra một đàn con dở dở ương ương có máu liều , thì lúc đó là cả một đại hoạ cho xã hội . Không cần phải cách đây 74 năm mói có Chí Phèo - Thị Nở , mà trông đời sống hàng ngày xung quanh ta hiện tại cũng có rất nhiều , thiệt là vô phúc cho gia đình nào là hàng xóm của những người ấy
Ngoài lề một tý , cách đây hơn một tháng báo chí tung hô ca ngợi mối tình của một ông cụ hơn 80 tuổi với một cô ngoài 30 tuổi . Nào là tình yêu không phân biệt tuổi tác , nào là tình yêu đơm hoa kết trái cho ra đời một bé trai kháu khỉnh ... đọc mà hài vãi .
Điều Salam muốn nói ở đây là : Ông cụ đã hơn 80 tuổi thì quỹ thời gian còn bao nhiêu ? Còn cô gái thì bị suy thận giai đoạn cuối thì sống được mấy năm nữa ? Khi đó ai là người chăm sóc đứa bé ? Hay là đẩy gánh nặng cho xã hội , đứa bé không được chăm sóc tử tế khi lớn lên sẽ tiềm ẩn một tai hoạ cho xã hội . Sinh một đứa con ra mà không chăm sóc con nên người thì đó là một tội ác xã hội cần lên án
Câu chuyện của Chí Phèo - Thị Nở hay chuyện Cụ già và cô gái ta hãy nên xem đó chỉ là lòng thương hại mà thôi , chứ không nên ngộ nhận là tình yêu .... Thank's
-Theo Salam thì đây chỉ là bản năng tình dục thôi thúc giữa một người đàn ông và một người đàn bà mà thôi. Cứ nghĩ xem một người đàn bà dở hơi không làm chủ được bản thân và một người đàn ông suốt ngày say xỉn không làm chủ được hành vi của mình thì có thể gọi đó là tình yêu không ? Cũng may tác giả đã cho nhân vật Chí Phèo chết đi chứ không ta sẽ hình dung điều gì xảy ra sau đó ? Hai người vẫn sống cùng nhau rồi sinh ra một đàn con dở dở ương ương có máu liều , thì lúc đó là cả một đại hoạ cho xã hội . Không cần phải cách đây 74 năm mói có Chí Phèo - Thị Nở , mà trông đời sống hàng ngày xung quanh ta hiện tại cũng có rất nhiều , thiệt là vô phúc cho gia đình nào là hàng xóm của những người ấy,
Xóa-...Đưa mối tình của Chí Phèo - Thị Nở lên tầm cao thì cần phải xem xét lại... Câu chuyện của Chí Phèo - Thị Nở hay chuyện Cụ già (80) và cô gái (30) ta hãy nên xem đó chỉ là lòng thương hại mà thôi, chứ không nên ngộ nhận là tình yêu.
Ai mà bình chính xác vậy ta, khen thiệt đó: cà phê nguyên chất Ban Mê sẵn sàng! Hihi...
Cám ơn bạn, ngày mới tốt lành.
buithison [Blogger] Email 23.09.15@11:33
Trả lờiXóaGái Núi cám ơn anh đã đăng tải để biết thêm về nguyên mẫu nhân vật Thị Nở - Chí Phèo.
Thực ra ta cũng nên biết, nó sẽ góp phần nào để hiểu cái 'hư cấu' của tác giả, GN à...
XóaTks, chiều vui nhé.
kieuthien [Blogger] 24.09.15@00:51
Trả lờiXóaGhé vô nhà thăm bác
Gặp Thị Nở - Chí Phèo
Vui vẻ bên vườn chuối
Trăng bẽn lẽn nhìn theo... !
Chúc bác luôn khỏe và vui nhé, bác Lá Bàng !
Có nhà văn nghe... lén
XóaLại viết thành bài thơ
Người ta mới trêu ghẹo
Té ra lại lén... nhìn
Hihi..., ngày mới vui nhé.
Lưu comt HRG
Trả lờiXóaLàm thơ, mấy kiểu tả đời
Tả sông, tả gió, tả người linh tinh
Loay hoay ta lại tả tình
Trời sinh khác dấu, lung linh mắt trần
Lưu comt Phi Hùng
Trả lờiXóaSong song theo dáng cả đời
Dáng đi đâu mất, ta ngồi mơ tiên
Ở đời, tuyệt nhất chữ Thiền
Thiền đâu không thấy, thấy tiên... nhọc nhằn
Lưu comt Phi Hùng
Trả lờiXóaSong song theo dáng cả đời
Dáng đi đâu mất, ta ngồi mơ tiên
Ở đời, tuyệt nhất chữ Thiền
Thiền đâu không thấy, thấy tiên... nhọc nhằn
Lưu comt Phi Hùng
Trả lờiXóaSong song theo dáng cả đời
Dáng đi đâu mất, ta ngồi mơ tiên
Ở đời, tuyệt nhất chữ Thiền
Thiền đâu không thấy, thấy tiên... nhọc nhằn
Lưu comt SMV
Trả lờiXóaÔi, mơ gì chuyện nước non
Thế nhân lộn xộn, ta đành mơ... hoa
Dù sao cũng cõi ta bà
Lóe lên một tí, cũng là cuộc chơi!
Lưu tư liệu
Trả lờiXóaMột chiếc máy smart phone cao cấp, 70% chức năng là dư thừa.
Một chiếc xe sedan hạng sang, 70% tốc độ là dư thừa.
Một căn biệt thự sang trọng, 70% diện tích là trống trải.
Một đội ngũ nhân viên phục vụ, 70% là kiếm cơm.
Một ngôi trường đại học, 70% giáo sư là chém gió.
Một đại đội hoạt động xã hội, 70% là nhàn rỗi trống rỗng.
Một căn phòng đầy quần áo thời trang mỹ phẩm, 70% là không mấy khi dùng đến.
Một đời người, cho dù kiếm thêm nhiều tiền nữa, 70% là để lại cho người khác tiêu xài.
Kết luận:
Cuộc sống vốn dĩ giản đơn, hưởng thụ cuộc sống trong khoảng 30% là OK.
Cuộc đời như một cuộc đua:
Nửa hiệp đầu chạy đua với bằng cấp, quyền lực, địa vị, thành tích, lương bổng
Nửa hiệp còn lại chạy đua với huyết áp, mỡ máu, đường huyết, acid uric, cholesterol.
Nửa hiệp đầu, nghe cấp trên mà phụng mệnh (theo mệnh lệnh)
Nửa hiệp sau, vạn sự tuỳ duyên mà theo... số mệnh!
http://lanrungus.blogspot.com/2015/09/nghi-xem-co-ung-khong.html