Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

744. Nước Tàu trong mắt tôi (Tiểu thuyết, Chương I)


Yêu lắm làm chi, tít tận trời
Thương lắm đường cong, chỉ thế thôi
Xa lắm, em còn nơi xứ lạnh
Đau lắm, ngồi đây, giọt đắng rơi
---------
CHƯƠNG I: TUỔI THƠ CỦA TÔI...

Hồi nhỏ, khi nói về TQ, tôi nghe ông bà hay dùng chữ ‘Tàu’ (như truyện Tàu, phim Tàu, nhạc Tàu, người Tàu, thâm như Tàu, quân tử Tàu, đồ Tàu…), còn người dân thì thường gọi là Tàu cái ‘anh chàng to con’, nên tôi thường dùng chữ ‘nước Tàu’ hơn. Lưu ý rằng, ở đây là tôi viết ‘tiểu thuyết’ dưới dạng ‘tùy bút’, vì nó sẽ thuận lợi hơn cho tôi khi muốn cập nhật những vấn đề thế sự nóng hổi xảy ra khi đang viết.
Và dưới đây, là người đi nhiều nhất trên các chuyến xe đường dài hay máy bay (có lúc như vậy, cười), tôi sẽ kể lại các câu chuyện của người dân tâm sự về cái thời đại ‘Bỗng Điên’ (= Biển Đông) này, các bạn hãy theo dõi để biết cái đặc tính ‘không theo Tàu’ của họ nhé.

Những giấc mơ èo uột còn sót lại của đời người
Ôi, mới đây mà đã thấy cái Cổ Mộ sờ sờ trước mắt rồi.
Ôi, một số cháu của tôi mới đây (sinh gần sau năm 1975) đã sống hết nửa đời người rồi!, còn một số cháu trẻ hơn thì đã sống hết một phần ba đời người…
Trước đây có lời bài hát: ‘em ơi, có bao nhiêu sáu mươi năm cuộc đời’, nay nếu lấy tuổi thọ trung bình của người Việt là 70 tuổi, thì nhiều người thuộc loại u70-80 chỉ còn sống với những giấc mơ èo uột còn sót lại của đời người.
Vâng, người ta có câu ‘đời người như bóng câu qua cửa sổ’, quả đúng thật: một cái giật mình hay một cái sát na của lịch sử quả là quá ngắn.
*
Một cách chính xác, nên gọi lịch sử là ‘lịch sử - tự nhiên’ bởi không có cái lịch sử nào mà không gắn liền với thế giới tự nhiên cả, hay nói… thông thái hơn, lịch sử chỉ là một cái hạt bụi vô cùng nhỏ trong cái thế giới tự nhiên vô cùng lớn này. Thế mà, nếu không nhầm, ‘một số người ở trên cao’ nào đó lại chạy theo cái ‘đại cục’ hay ‘cục đại’ gì đó!, mà tự hỏi cái ‘cục đại’ đó là của ai? Thiết nghĩ, nước ta đang nỗ lực hết sức để hy vọng có thể lọt vào ‘top-3’ của các nước Đông Nam Á, mà còn lâu mới đạt, thế thì lấy sức đâu để mà làm nên ‘đại cục’ của thế giới!, nên phải chăng là ai đó đang trong cơn mộng du nào đó mà đang chạy theo sau cái đại cục ‘viễn vông’ - cái giấc mơ của một ‘anh chàng to con’ nào đó, mà làm dân ta vô tình đang bị kéo theo cái ‘cục đại’ nói trên. Và với cái đà ngày càng ‘thân Tây’ này (hay với các kiểu ‘chính nghĩa’/‘ý thức hệ’ lung tung của các ông to mồm ở TQ hay Syria (*) hiện nay), dân ta bị bối rối chả biết là mình sẽ ‘đi về đâu hỡi em?’, trong khi hình như là họ chỉ được giáo dục để trung thành với những ‘tượng đài’ và những lý thuyết mờ ảo trên mây - quá xa với những thực tế gần gũi trên mặt đất, mà một trong những hệ quả là làm cho nhiều học sinh không hiểu lịch sử (vd: ‘CNCS là gì hả chú?’, hay ‘Nguyễn Huệ là anh hùng chống Mỹ’, ‘Nguyễn Huệ và Quang Trung là hai anh em, v..v...), ngoài ra, có một cụ già nói là nó sẽ dần dần tạo ra những ‘Chí Phèo thời nay’ (*) hay những ‘sát thủ máu lạnh’ (!), thậm chí mới đây, dân ta còn bị ‘người lạ’ nói là ‘bầy khỉ’ (*).
*
Có thành ngữ ‘tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’ (mà không cần nói là của ông ‘Tử’ nào, vì điều này là khá hiển nhiên), mà trong đó, ‘tu thân’ là quan trọng nhất. Tu thân là tu cái gì?, thiết nghĩ, là rèn luyện để được cái ‘tĩnh tâm’ (để tránh bị gọi là ‘bầy khỉ’!). Mà tĩnh tâm cái gì? Có câu ‘uy vũ bất năng khuất, phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di’ (trong ‘Việt võ đạo’ của Vô-vi-nam), nghĩa đen là không sợ cường quyền bạo lực, giàu thì không nên ‘hư’, nghèo thì không nên ham tiền mà bạ đâu theo đó; nghĩa thoát là làm người thì phải có ‘chí khí’, làm dân thì phải có ‘dân khí’, tổng quát là ‘ta phải là ta’, và cụ thể là không sợ cái ‘anh chàng to con’... Vâng, người dân chán lắm rồi với các cụm ‘ngụy mỹ từ’ trên tivi của một kẻ nào đó - với cái môi dày và trề trề, bộ mặt vênh vênh, hơi nghiêng về phía trên và nhoẻn cười một cách ‘hãnh tiến’, như: ‘tương lai tốt đẹp’, ‘bình đẳng’, ‘hòa bình’… mà nhiều dân mạng nói là ‘nói như lão Hít’! (*)
*
Trước đây, tôi có viết bài ‘dân tộc tính’ (*) - một phần để chỉ ra rằng hầu hết dân ta thích lôi người khác vào cuộc ‘ta bà’ của họ thì thấy sống mới có hạnh phúc! Tuy nhiên, trong khái niệm ‘lịch sử - tự nhiên’ nói trên, hình như tôi thấy mặc dù dân ta có vẻ thiên về ‘tự nhiên’ - thích ‘tụ tập bầy đàn’ (mà không hẳn là không có yếu tố tích cực) - hơn là quan tâm đến sự thịnh suy của ‘lịch sử’, mà kết quả là họ bị ‘lịch sử’ vùi dập hơn là ‘tự nhiên’: một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, và lâu hơn nữa!, nhưng họ lại cực ghét những tên ‘cẩu nô tài’ (trong mấy phim Tàu, mà họ gọi đó là kẻ ‘nâng cần’ hay ‘nâng bi’), được thể hiện bằng cách không theo mấy cái ‘ông ở trên cao’ hay cái ‘anh chàng to con’, đặc biệt là họ tuyệt đối không thích cái vụ ‘Bỗng Điên’ và tất cả cái gì/nhân vật ‘xấu’ nào có liên quan.

Cả đời đầu óc cứ mê muội...
Hồi 5 tuổi, hình như cuốn tiểu thuyết mà tôi đọc đầu tiên là cuốn ‘Cô gái đồ long’ (Từ Khánh Phụng dịch, tức ‘Ỷ thiên đồ long ký’ ngày nay), và tôi đã thuộc đến mức có thể kể nó lại (và phân tích ý nghĩa) cho nhiều người nghe (bởi thế mà sau này, khi học đại học, tôi được cả trường phong là ‘Giáo chủ ma giáo’!, và bởi thế mà tôi không đánh giá cao cuốn sách ‘Kim Dung giữa đời tôi’ của Vũ Đức Sao Biển).
Tôi cảm động nhất là: đoạn Trương Vô Kỵ gặp lại Hân lục thúc (hay Hân Lợi Hanh, trong trận giải cứu Ma giáo tại Quang Minh Đỉnh), đoạn Vô Kỵ gặp lại Thái sư phụ Trương Tam Phong (trong trận giải cứu Võ Đang tại núi Võ Đang), và đoạn Vô Kỵ gặp lại nghĩa phụ Kim mao sư vương Tạ Tốn (trong trận giải cứu Tạ Tốn tại Linh Xà Đảo), mà lần nào đọc/xem lại tôi cũng ứa nước mắt…
Xem phim này cả trăm lần, tôi thấy 9/10 diễn viên đóng vai Triệu Minh đều rất đáng… yêu, như An Dĩ Hiên, Giả Tịnh Văn - những nàng mà khi xem phim, tôi đã thở dài sườn sượt và tiếc nuối cho cái thời trai trẻ của mình, và tối qua, tôi đã nhớ về Giả Tịnh Vân với ‘bốn chữ lắm’: ‘Yêu lắm, thương lắm, xa lắm, mà đau lắm’ (cười).
Tại sao tôi lại ‘ứa nước mắt’, vì Trương Vô Kỵ quả là một con người ‘trọng tình, trọng nghĩa’, và tôi tự hỏi:
-Giáo chủ ma giáo thời ‘Bỗng Điên’ này có được mấy thành ‘công lực’ so với Giáo chủ Ma giáo cuối thời nhà Nguyên?
*
Sau đó là cuốn ‘Thủy hử’. Đọc nó, tôi nể nhất là nhân vật Tống Giang - một nhân vật đầy tính hào hiệp và nghĩa khí, mà đã chinh phục được cả hai giới hắc đạo và bạch đạo. 
Được gọi là ‘Cập Thời Vũ’ Tống Công Minh (cập thời vũ = mưa cứu hạn), tính hào hiệp của y quả thật là khó… học. Còn tính nghĩa khí là ở chỗ nào? Y đã không phục các ngu quan do ‘triều đình cử’ như Cao Cầu, Trương Đô Giám, Lương Trung Thư, Cao Liêm…, mà đã cùng với các hảo hán tụ nghĩa về Lương Sơn Bạc để chống lại cái triều đình Đại Tống vốn đã khốn nạn.
Sau này, vì nghe lời ‘mật ngọt’ của vua Tống - qua âm mưu ‘chia để... diệt’ của Cao Cầu, mà y đã quy hàng và vô tình làm cho tập thể hảo hán này, từng người một bị chết bất đắt kỳ tử (Hậu thủy hử)… Nay tôi tự hỏi:
-Cập Thời Vũ thời ‘Bỗng Điên’ này có được mấy thành ‘công minh’ so với Cập Thời Vũ cuối thời nhà Tống?
*
Rồi quê tôi lâm vào thời ly loạn khi mà quân Đồng Minh đổ bộ vào VN (năm 1965). Tản cư ra Đà Nẵng, tôi có duyên được tiếp cận với bộ ‘Tề Thiên Đại Thánh’ (bằng tranh, 20 cuốn!). Ôi, tiếc quá!, bộ sách này nay không còn nữa, mà tôi cho là nó có lời và minh họa hay hơn là cuốn ‘Tây du ký’ thật!
Sau 1975, tôi thường về quê và kể chuyện ‘Tam Tạng chữa lành bệnh mù mắt cho bà nội’: Từ lúc cha là Trần Quang Nhụy (Trạng Nguyên) bị giết và mẹ là Ân Ôn Kiều bị bắt ép làm vợ (bởi tên cướp sông là Lưu Hồng), rồi cậu bé vừa mới sinh ra liền bị mẹ đem thả sông (vì muốn cứu con)..., cho đến năm 18 tuổi, nhà sư Trần Huyền Trang về Kinh, dùng ‘đức tin’ chữa lành bệnh mù mắt của bà nội (rồi báo ông ngoại đem đại binh đến diệt tên ‘giả quan’ Lưu Hồng)..., sau này, chàng đã dẫn dắt Tôn Hành Giả, từ chỗ mê muội muốn cao ‘bằng trời’ (Tề Thiên) - mà đã bị đày 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn, đến chỗ thoát được cái niền Kim Cô nặng nề, đau đớn luân hồi của cõi ta bà, mà về với bến bờ ‘ngộ không’. 
Nhiều người dân trong làng, cứ chiều chiều, đến tụ tập quanh cái giếng làng để nghe tôi kể chuyện, và họ đều ứa nước mắt, hay sụt sùi khóc (trong đó khóc nhiều nhất là bà nội tôi)... Nay tôi tự hỏi:
-Tề Thiên Đại Thánh thời ‘Bỗng Điên’ này có được mấy thành ‘ngộ không' so với Tề Thiên Đại Thánh thời nhà Đường?
v..v...
*
Quả thật là ‘quyền lực mềm’ của Tàu thâm nhập vào tuổi thơ của tôi quá sớm, hèn chi mà cả đời đầu óc cứ mê muội, cho đến khi được thức tỉnh bởi cái ‘Giàn khoan 981’ và các bạn bè trên Internet, híc.. híc…

(xem tiếp Chương II)
---------
Chú dẫn:
  1. Bầy khỉ: Tôi chỉ biết tên video là vậy, chứ chưa xem: ‘Trung Quốc làm phim hoạt hình Việt Nam là bầy khỉ’ (youtube.com)
  2. ‘Chí Phèo thời nay’, xem http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/09/742-chi-pheo-thoi-nay-tuy-but-chuong-i.html
  3. Chính nghĩa ở Syria (!): ‘Nhìn chung, hầu hết người Nga không quan tâm nhiều tới cuộc xung đột ở Syria. 1/3 số người theo dõi tình hình ở Syria cho rằng Moskva hợp tác với Damascus để bảo vệ lợi ích của Nga ở Trung Đông và đảm bảo an ninh cho các công ty Nga trong khu vực (30%). 28% số người được hỏi cho rằng bằng cách này, Nga đang nỗ lực tăng cường vị thế, uy tín của mình trên thế giới, cũng như độc lập với phương Tây. 22% số người được hỏi cho rằng Chính phủ Nga hỗ trợ Tổng thống Assad để ngăn chặn ảnh hưởng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và lực lượng Hồi giáo cực đoan trên thế giới và bảo vệ biên giới phía Nam đất nước. 19% số người cho rằng Nga cần bảo vệ chế độ ủng hộ Nga cuối cùng còn lại ở Trung Đông.’ (baotintuc.vn)
  4. Dân tộc tính, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/09/735-dan-toc-tinh.html
  5. Lão Hít, tức Hitler, phát biểu: ‘Đức Quốc, và đặc biệt là chính phủ Đức hiện nay không có mong muốn nào khác hơn là được sống trong điều kiện hòa bình và thân hữu với các nước láng giềng... Tôi muốn nhân dân Đức học hỏi để thấy những thực tế lịch sử của các quốc gia khác, trong đó một người hoang tưởng có thể muốn chúng rơi vào quên lãng, nhưng không thể bị lãng quên. Tôi muốn nhân dân Đức ý thức rằng thật là phi lý khi cố gắng mang những thực tế thuộc về lịch sử vào vị trí đối lập với quyền lợi sống còn và những đòi hỏi về quyền được tồn tại rất dễ hiểu của họ.’ (phát biểu trước Quốc Hội ‘Đức Quốc Xã’, binhtrung.org)

15 nhận xét:

  1. Em sang thăm anh :) chúc anh vui khoẻ ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Úi dà, tiểu sư muội nhanh chân thế, cám ơn 'tem vàng' nghen, tối vui nghen.

      Xóa
  2. Mùa thu xứ biển, ngại ngần
    Đêm sông sáng trắng, bần thần dáng ai!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. lhngan [Blogger] Email 05.10.15@08:57
      Xin anh một chút ngại ngần
      Nhuộm hồn trăng chút phù vân cõi người..

      Xóa
  3. Yêu lắm làm chi, tít tận trời
    Thương lắm đường cong, chỉ thế thôi
    Xa lắm, em còn nơi xứ lạnh
    Đau lắm, ngồi đây, giọt đắng rơi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tran-sinh [Blogger] Email 05.10.15@05:14

      Ai đã từng yêu và dâng hết
      Mới thấy nỗi niềm "giọt đắng rơi"

      Cảm ơn bạn sang thăm,đồng cảm và chia sẻ với KHI TÌNH EM TRAO
      Chúc bạn buổi sớm an vui !

      Xóa
  4. Lưu comt MRC

    Đường xa, quanh quẩn, muôn trùng gió
    Áo lính màu xanh, nắng nhuộm màu
    Không gian vạn trãi, hình đơn nhỏ
    Trong chốn còn - không, anh nhớ… ai

    Trả lờiXóa
  5. Trả lời
    1. Ui, ban đầu viết là vậy, quan trọng là chương cuối kết luận như thế nào!
      Viết tiểu thuyết mệt lắm, thôi lâu lâu làm KIm Dung một bữa cho đã thèm, hihi...

      Xóa
  6. Lưu comt SNV

    Chưa chi đã áp thu tàn
    Nước long lanh lạnh, mơ màng thế nhân
    Dáng cong, em đứng ngon lành
    Hoa xanh xanh cánh, đông đành... lụy em

    Trả lờiXóa
  7. Lưu comt Hoa Mai

    Qua đây thăm phố ngụ cư
    Thoảng nghe tiếng sáo, tiếng người, nhạc rung
    Bỗng đâu, đêm, dáng vô thường
    Ai mê mê mãi, quên đường, vào... đêm

    Trả lờiXóa
  8. vomtroirieng [Blogger] Email 08.10.15@10:19
    Sau khi đọc bài, VTR chợt nhớ ngày trước nhà ở đường Trần Hưng Đạo, nếu rẽ phải sẽ là quân 5, rẽ trái là quận 1, có 1 sáng kiến tên đường cũng khủng hoảng ko kém là gọi tên, nếu quận 1 thì gọi là đường Trần Hưng Đạo A, quận 5 gọi Trần Hưng Đạo B, y chang trong lớp học có 2 em cùng tên cùng họ thì em này A, em kia B vậy (trong khi ta chỉ có 1 danh nhân T.H.Đạo).
    Cũng ngày trước, ba VTR làm cảnh sát ở quận có toàn người Tàu sinh sống, họ 'được'lắm huynh LB à.
    Cũng ngày trước có đọc cuốn "Phi Lạc sang Tàu", rồi nhiều cuốn "Tàu" khác nhưng chỉ nhớ nàng Lâm Đại Ngọc:
    "Đại Ngọc chôn hoa-chuyện của nàng
    Ngày xưa quan Trạng cũng chôn văn
    Xin ai đừng bới tung nấm mộ
    Hãy để hoa yên nghĩ một lần"
    (Đố huynh quan trạng nào chôn văn? hi hi, trưa binh an!)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1. Trùi, người Tàu ở Chợ Lớn vui lắm:
      Ngày xưa, khi mới vào đại học (đầu năm học, tháng 9/1981), chúng tôi có đi học quân sự ở Thủ Đức. Tại đây, tôi có đánh nhau (giỡn) với 1 người bạn Tàu tên là Quách Đình Thịnh. Tôi dùng võ Vô-vi-nam, còn anh ta dùng võ Tàu, tôi đánh anh ta... sợ, chạy dài, hihi... Anh ta mặc áo sơ mi màu xanh lá cây nhạt, quần ka-ki (bộ đội), và mang giép râu, lại có tật nói 'đớt', trông anh ta hiền khô à!
      Hai năm sau, tôi chuyển lên ở Quận 5 (gần Nhà máy bia Sài Gòn). Ở đây, chiều chiều, sau khi đi học về, tôi thường ra ngồi trước cửa và ngắm 2 vợ chồng người Tàu buôn bán. Họ có 1 cái bàn bán vé số và 1 cái tủ kính nhỏ (có bánh xe lăn) dùng để bán áo mưa, thuốc lá, kẹo cao su..., và tôi nhớ nhất là việc họ bán bánh Trung Thu (mà nhà tôi cũng có 1 phần quà, hihi...), trông họ hiền khô à!...
      http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/08/594-hoi-ky-nguoi-tau-sang-viet-nam.html

      2.Nguyên văn bài thơ đó như thế này:

      Đại Ngọc chôn hoa chuyện riêng nàng.
      Xưa quan trạng Việt cũng chôn văn.
      Xin đừng đào bới tung nấm mộ.
      Cho hoa yên nghỉ được một lần.
      Nghìn điều ngang ngửa trăm oan trái.
      Xin được gọi nhau tiếng cố nhân.
      Chẳng biết sau trăm năm lẻ nữa.
      Có ai khóc nhớ đến hoa chăng? (Giả Bảo Ngọc)

      Còn 'quan trạng Việt' là ai thì ngộ hổng có piết, hihi...

      Xóa
  9. Lão SA (Facebook)
    Lâu k gặp bạn BỖNG ĐIÊN GLB hjhj ! Bài thâm vui
    23 phút trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui da, lâu ngày quá, mình... trụ bên blogspot bạn à, khi mình thấy ai thăm mới click để thăm lại, vì mình kg biết ở đâu mà tìm, hi... Ngủ ngon nhé.

      Xóa