Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

757. Đọc ‘Khi triết gia bị gả bán’, chúng tôi nghĩ gì?

LTS: Đây là bài viết ‘Giải Hoà bình Khổng Tử: khi triết gia bị gả bán’ của Tuấn Khanh (nhacsituankhanh.wordpress.com), mà sau khi chọn lọc một số lời bình của các blogger, thì tôi sẽ đăng tiếp vào phần 2 bên dưới để hình thành một entry mới. Thân mến.


1. Giải Hoà bình Khổng Tử: khi triết gia bị gả bán

Trong cuộc đời của mình, Khổng Tử không có nhiều chuyện yêu đương, ngoại trừ là chuyện lấy vợ vào năm 19 tuổi, với thiếu nữ có tên là Nguyên Quan Thị. Thế nhưng vào thế kỷ 21, trong bàn tay của Bắc Kinh và giới tư bản thân chính quyền, Khổng Tử đáng thương trở thành người bị ép phải se duyên với nhiều nhà độc tài trên thế giới. 
Khổng Tử, thánh nhân tư tưởng của các đời chế độ phong kiến nhà Hán. Ông mất năm 479 (Trước Công Nguyên), để lại một di sản bền vững về bổn phận tận trung cho giai cấp cầm quyền, bất luận chế độ đó có mục nát hay tàn bạo đi nữa. Có lẽ vì vậy, chính quyền Bắc Kinh luôn muốn xiển dương quan điểm này, hủ bại hoá toàn bộ các thế hệ trẻ lớn lên trên đất nước Trung Quốc, rằng cách mạng, dân chủ hay thay đổi đều là xấu xa hoặc cần phải bị tuyệt diệt.
Năm 2010, khi Nobel Hoà Bình trao cho ông Lưu Hiểu Ba, một nhà tranh đấu cho nhân quyền và tự do, Trung Quốc đã tức giận và tuyên bố rằng giải thưởng này không công chính và “đã tạo ra 1,3 tỷ người bất đồng”. Ngay sau đó, hậu thuẫn cho giới doanh gia thân chính quyền, Bắc Kinh đã cho hình thành giải thưởng Hoà bình Khổng Tử - còn được ví von là Nobel Hoà bình Khổng Tử, nhằm đối chọi lại với giải Nobel Hoà bình hằng năm.
Đây cũng là giải thưởng có nhiều tai tiếng nhất, kể từ khi ra đời đến nay. Người nhận giải thưởng Hoà bình Khổng Tử đầu tiên là ông Liên Chiến, cựu phó tổng thống Đài Loan, đã từ chối sang Bắc Kinh nhận giải theo lời mời, hơn nữa, ông còn nói rằng chẳng biết gì đến giải thưởng gọi là “Hoà bình Khổng Tử” này.
Nhưng từ sau mùa giải đầu tiên mang tính “rửa mặt” này, Nobel lập tức phát huy vai trò công cụ chính trị của mình. Năm 2011, Khổng Tử kết duyên với Tổng thống Nga, nhà độc tài đầy mưu lược Vladimir Vladimirovich Putin. Năm 2014, giải thưởng này trao cho Fidel Castro, với lý do là hơn 70 năm tham quyền cố vị ở Cuba, ông ta đã yêu hoà bình, không sử dụng vũ lực với Hoa Kỳ.
Lịch sử ngắn ngủi của giải Hoà bình Khổng Tử có một điều đáng ghi nhớ: đa phần người nhận giải đều im lặng và không đến nhận giải. Ngoài cựu tổng thống Đài Loan Liên Chiến chối bỏ, còn có cựu tổng thư ký LHQ Kofi Annan, Chủ tịch Fidel Castro, tổng thống Putin cũng không đến nhận giải.
Nhưng giải thưởng Hoà bình Khổng Tử năm 2015 mới thật sự là một cuộc tranh cãi dữ dội, khi Bắc Kinh dắt tay nhà Triết học vĩ đại của mình gả bán cho gã độc tài lừng danh ở Châu phi, tổng thống Robert Mugabe. Ngay khi giải thưởng này được công bố bởi Trung tâm Nghiên cứu hòa bình quốc tế của Trung Quốc (viết tắt là CIPRC), khắp nơi đã xôn xao về sự kiện này, đa phần là mỉa mai và nhạo báng. 
Lionel Jensen, một giáo sư về ngôn ngữ và văn hóa tại đại học Notre Dame (Úc) nói trên tờ The Christian Science Monitor rằng việc “trao giải thưởng Mugabe, tức là tự làm nhục và hết sức coi thường di sản văn hóa của Trung Quốc.” 
Là một học giả nghiên cứu về Khổng Tử như ông Lionel Jensen, ông Daniel Bell, nhà tư tưởng hàng đầu về giá trị của Trung Quốc và châu Á tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh nói rằng “Khổng Tử xác định điều tối thượng mà chính phủ cần đảm bảo điều kiện cho các phúc lợi vật chất của người dân, sau đó giáo dục cho họ.” Giáo sư Bell, tác giả của nhiều nghiên cứu về Trung Hoa cho biết thêm rằng, “So với triết lý Khổng Tử, Mugabe đã làm điều ngược lại.”
Tờ Huffington Post tường thuật lại bình luận của giới trí thức qua Twitter, và tổng kết rằng, hầu hết cùng quan điểm với nhau rằng nếu cứ theo tiền lệ này, khả năng chiến thắng của năm tới là Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên. Các ý kiến khác còn vui đùa thêm rằng buổi lễ có thể sẽ diễn ra tại The Hague, Hà Lan, Tòa án Quốc tế.
Bắc Kinh ngợi ca Tổng thống Mugabe là đã “giữ được ổn định khu vực và phát triển kinh tế”. Có thể đó là lý do Bắc Kinh trao giải cho ông ta nhưng Robert Mugabe thì được thế giới biết đến nhiều nhất bởi vi phạm của ông về nhân quyền, bao gồm cả các vụ thảm sát hơn 20.000 người dân ở các tỉnh Matebeleland và Midlands trong năm 1980 để giữ gìn chế độ. Sức mạnh cai trị của Mugabe ở Zimbabwe là ám sát, đàn áp, tra tấn và dùng nhân viên an ninh mặc đủ loại thường phục để trấn áp mọi ý kiến bất đồng.
Zimbabwe là quốc gia lừng danh về sản xuất kim cương, nhưng mỗi viên kim cương xuất đi từ quốc gia này, đều thấm máu của người lao động hay nước mắt của người dân nghèo phải mang vác món nợ công bởi sự hoang phí của giai cấp cầm quyền.
Năm 2005, bộ phim “The Interpreter” do diễn viên Nicole Kidman và Sean Penn thủ vai, nói về một nhân vật hư cấu có tên là Edmond Zwanie. Câu chuyện rất giống cuộc đời của ông Mugabe, từ một giáo viên ăn nói nhỏ nhẹ đi làm cách mạng, đã hóa thành bạo chúa. Sau khi coi bộ phim này, ông Mugabe đã hành động y hệt như chủ tịch Kim Jong-un, tức là tuyên bố bộ phim do “CIA tài trợ” nhằm âm mưu lật đổ ông. Phim The Interpreter ở Zimbabwe hay The Interview ở Bắc Hàn cũng bị cấm lưu hành như nhau, và bị gọi tên là “âm mưu chống lại chính quyền của nhân dân”.
Nhưng vì sao Trung Quốc lại háo hức trao tặng giải thưởng mà họ cho là cao quý nhất cho nhà độc tài Mugabe, bất chấp dư luận? Câu trả lời mang tính nguyên tắc vĩnh cữu là: Bắc Kinh không bao giờ làm gì mà không có lợi cho mình. Mối giao hảo của Zimbabwe và Trung Quốc ngày càng đậm sâu hơn, kể từ chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 5 ngày của Mugabe vào năm 2014. Các báo cáo tài chính được Forbes tiết lộ, cho biết đầu tư của Trung Quốc tại Zimbabwe đã vượt lên hơn 600 triệu USD, nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Phi khác. Và mối giao hảo này được gắn kết rõ hơn thông qua ít nhất hai công ty Trung Quốc, là Anjin Investment và Tế Nam để khai thác, điều hành mỏ kim cương Marange cực kỳ quý báu của Zimbabwe.
Trong cuộc chơi chính trị, kinh tế, văn hoá… của các quốc gia lớn, Trung Quốc cũng muốn góp mặt mình vào đường đua của các nước phát triển, kể từ khi kinh tế của họ phất lên. Giải Hoà bình Khổng Tử là một ví dụ. Khi gã nhà giàu mới nổi nghĩ rằng mình có tất cả, đôi khi họ cũng cần có chút thời gian để thảng thốt nhận ra rằng thịnh vượng không đồng nghĩa là có được cả văn hoá. Minh chứng cụ thể nhất, là khi họ sẵn sàng gả bán văn hoá của dân tộc mình để đổi lấy chút leng keng tạm bợ của đồng tiền. (Tuấn Khanh)

2. Một số lời bình 'có liên quan' của các blogger

1. Khúc Thi Tình: Giải Nobel Hòa Bình là để trao cho những nhà đấu tranh chống độc tài, bảo vệ Hòa bình. Còn giải Khổng Tử của Trung Quốc thì ngược lại, tìm trao cho kẻ nào khát máu, độc quyền nhất, có tài bắt dân phải cúi đầu tuân phục mọi ý thích của hắn nhất. Tự những người được Trung Quốc tôn vinh, trao giải đều hiểu điều đó là xấu xa, họ xấu hổ vì còn chút lương tâm rơi rớt, nên không đến nhận giải. Chỉ có Trung Quốc là kẻ độc tài trơ trẽn nhất mới tiếp tục trao giải này cho một kẻ không còn chút tính người đó thôi. Nghe mà thấy sượng cả mặt.
-Đêm qua, viếng: khúc thi tình
Bỗng nghe nước động, phập phềnh mái tôn
Mưa rơi tối sáng dập dồn
Cà phê ướt áo, bồn chồn nắng lên (NGLB)
2. Từ Tâm Nguyễn: Tôi không cần biết ai được giải gì, bởi vì tôi còn cuộc sống của riêng tôi…
3. Hoamai1: Anh Ba Tèo (Tàu) không làm gì mà không gắn với âm mưu thâm hiểm về chính trị trước mắt và lâu dài.
4. Hai Rạch Giá: Điểm lại những khuôn mặt bị trao giải và không ai đến nhận giải. HRG được một trận cười thoải mái. Toàn là những nhân vật nổi danh (nhưng nổi danh vì chuyện gì thì HRG không dám lạm bàn) và họ không đến nhận thì giải này trông giống như là giải rút. Ha ha ha...
-NGLB: Vâng, TQ - với ngoại hiệu là 'anh chàng to con' - ngoài cái tài sản xuất ra 'quyền lực mềm', 'nhạc bất quần', 'tịch tà kiếm pháp', 'hàng nhái' và 'chất độc hại'..., thì rất khó tìm ra cái gì để thiên hạ phục, hi...
5. Alaykum Salam:
- Ở Mỹ có giải điện ảnh Oscar danh giá, đối nghịch với nó là giải Mâm Xôi dành cho những phim và diễn viên tệ hại nhất. Những người được giải Mâm Xôi thì cho vàng cũng chẳng dám đến nhận. Sài Gòn có giải Cù Nèo Vàng, đối nghịch với nó là giải Quả Cóc Xanh, những người được giải Quả Cóc Xanh thì lặn mất tiêu không dám chường mặt ra... he he he...
- Bây giờ cũng vậy thế giới có giải Nobel Hoà Bình thì Trung Quốc có giải Nobel Khổng Tử, cũng vì thế những người được giải vì họ còn một tí lương tri nên từ chối không đến nhận, cũng một phần họ sợ búa rìu của dư luận. Khoan bàn đến chuyện tiền bạc và nhân thân của Khổng Tử, chỉ riêng việc người Trung Quốc đối xử với dân của họ ra sao đã: Cùng một dân tộc ở trên cùng một đất nước xem họ trút lửa đạn xuống đầu dân họ ở Quảng trường Thiên An Môn, xem họ đối xử ra sao với người dân Cáp Nhĩ Tân, Tây Tạng, vvv... thì mới biết ý nghĩa của giải Nobel Khổng Tử.
- Triết học hay bất cứ môn nghệ thuật nào không cứ phải đóng khung trong lầu son gác tía chỉ mấy người có đầu óc Hàn lâm ngồi bàn luận với nhau, mà nó phải đi vào đời sống dân dã, nó phải được gieo hạt giống vào đời thường thì mới trường tồn được với thời gian. Những bậc Thánh nhân như Chúa Jesus, Đức Phật Thích Ca, nhà tiên tri Mohamed vẫn hoà mình sống chung với đám tiện nhân đó thây, đâu phải vì điều này mà phẩm chất của họ bị coi thường, trái lại cũng nhờ đó mà học thuyết của họ trường tồn đến ngày nay. Giả sử như họ cứ ngồi trong cung điện mà rao giảng thuyết pháp, thì thử hỏi họ có được bao nhiêu tín đồ đi theo? 
6. Vòm Trời Riêng: Tàu lạ, rồi người lạ... rồi chẳng lẽ lại hô khẩu hiệu 'tinh thần hữu nghị giữa VN-Lạ đời đời bất diệt". Thiệt "lọa" hén.
v..v...

3. Một số suy nghĩ của tôi

Thời Hy Lạp cổ đại, có sử gia Thucydides (xem dưới) đã để lại cho nhân loại một luận chứng nổi tiếng về tính cạnh tranh mất còn giữa hai thế lực: thế-lực-đang-là và thế-lực-mới-trỗi-dậy, đại khái là
-Trong một thời đoạn nào đó của lịch sử, sẽ tồn tại hai thế lực: thế lực A đang hùng mạnh và thế lực B mới trỗi dậy - có khả năng trở nên hùng mạnh không kém, rồi do tính ham muốn độc tôn của cái ‘con’, mà xung đột khốc liệt xảy ra, rồi có thể bên A thắng, hay bên B thắng, nhưng sau khi thắng lại hình thành một thế lực C mới - không phải là A mà cũng không phải là B’.
Ví dụ: Thucydides ghi nhận vào thế kỷ thứ 5 TCN, Athens, trong nửa thế kỷ, bắt đầu trỗi dậy dữ dội với sự bùng nổ triết học, sử học, kiến trúc, mô hình chính trị dân chủ và sức mạnh hải quân. Điều đó khiến Sparta, trong suốt cả thế kỷ là sức mạnh vô địch trên bán đảo Peloponnese, cảm thấy bất an. Thucydides cũng nói đến chiến lược xây dựng đồng minh của hai bên vào thời điểm đó. Cuối cùng, khi xung đột xảy ra giữa đồng minh hai bên (Corinth và Corcyra), Sparta cảm thấy cần thiết phải bảo vệ Corinth; khiến Athens cũng xuất binh che chở đồng minh mình. Thế là cuộc chiến Peloponnese nổ ra. Khi nó kết thúc vào 30 năm sau, Sparta chiến thắng. Cả hai bên đều tổn thất nặng nề… (facebook.com/nguyen.manhkim).
*
Chưa kể đến thời huyền sử xa xưa trong ‘Cựu ước’ cách đây 4000 năm, chưa kể đến thời huyền sử xa xưa ở Trung Hoa cổ đại cách đây hơn 3000 năm, chưa kể đến sự nổi dậy của một thế lực Hy Lạp mới (Alexandre đại đế) làm tiêu tan Đế quốc Ai Cập, rồi thế lực La Mã mới (Hoàng đế Augustus) làm tiêu tan Đế quốc Hy Lạp mà có liên quan ít nhiều đến nữ danh nhân thế giới - Nữ hoàng Cleopatra (xem các chú dẫn bên dưới), bỏ qua sự luân chuyển của các triều đại Tống-Nguyên-Minh-Thanh (Tàu) hay Đinh-Lê-Lý-Trần-Lê (VN)…, ta có thể kiểm tra sự trỗi dậy của Đế quốc Pháp vào đầu thế kỷ 19 đã đe dọa sự tồn tại của Vương quốc Anh, mà cuộc chiến Pháp-Anh (liên quân) đã kết thúc với phần thắng thuộc về phe Anh, tại trận chiến Waterloo-1815 chấn động lịch sử, sự trỗi dậy của Đế quốc Đức vào đầu thế kỷ 20 đã đe dọa sự tồn tại của khối Mỹ-Anh-Nga, mà đại chiến Đức-Đồng Minh (liên quân) đã kết thúc với phần thắng nghiêng về phe Đồng Minh, tại trận chiến Berlin-1945 chấn động lịch sử (xem các chú dẫn bên dưới)…
Cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, nếu không nhầm thì có thế lực hùng mạnh nhất thế giới là Mỹ (và NATO) và thế lực mới trỗi dậy là Tàu (và ‘BÈ’): ‘Vấn đề của thế giới ngày nay, quan sát kỹ sẽ thấy, không phải là lực lượng khủng bố ISIS; không phải các cuộc tranh giành thể hiện vị thế chính trị tại những nước như Ukraine hay Syria mà là thách thức địa chính trị, như một kết quả tất yếu của sự trỗi dậy Trung Quốc, trở thành mối đe dọa lớn nhất vai trò Hoa Kỳ kể từ sau Thế chiến thứ hai. Ông Lý Quang Diệu từng nhận xét: ‘Kích cỡ sự soán chỗ yếu tố cân bằng thế giới của Trung Quốc trở nên dữ dội đến mức thế giới buộc phải tìm kiếm một sự cân bằng mới’… (facebook.com/nguyen.manhkim)

***

Cuối cùng, ‘thế giới sẽ cân bằng như thế nào?’, tôi không biết, mà chỉ có ông trời mới biết!, nên tôi chỉ biết các blogger thân quen nghĩ như thế nào thôi...
Khi viết đến đây, tôi mới bước ra ngoài sân thì thấy bên kia đường có một cái băng-rôn, mà chỉ còn có chừng này chữ!: VUI TRUNG THU, QUẦN ÁO GIẢ… Chắc tại người ta vô tình treo lên như thế nào đó, mà làm mất chữ 'M', nhưng tôi cũng liên tưởng đến câu chuyện 'Khổng Tử' nói trên là: cái gì giả?, ai giả?
...Tối nay tôi lại nằm mơ, nghe có ai đó nói lảm nhảm rằng: 'tà luôn thắng chính, tà luôn thắng chính, tà luôn thắng chính…'. Tỉnh dậy, tôi nhớ lại câu ‘Đạo cao nhất thước, ma cao nhất trượng’, và tự hỏi:
-Phải chăng thực tế ở đời này chỉ cho ta thấy rằng phi nghĩa thường lấn át chính nghĩa?
Tôi hoang mang…

(HẾT)

---------

Chú dẫn:
1. Nữ hoàng Cleopatra, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/220-nu-hoang-cleopatra-nguoi-ba-quyen.html
2. Sự trỗi dậy của đế quốc Đức: Ngày 6-5-1910, Vua vương quốc Anh Edward VII từ trần. Dự đám tang ông, có người kế nhiệm, Vua George V; Hoàng đế Đức Wilhelm; cùng cựu Tổng thống Theodore Roosevelt đại diện nước Mỹ. Trong buổi gặp, Roosevelt hỏi Wilhelm rằng liệu ông có thể xem xét việc ngưng chạy đua vũ trang hải quân giữa Đức với Anh không. Ông hoàng Đức trả lời, Đức không thể dừng kế hoạch hiện đại hóa hải quân nhưng chuyện chiến tranh giữa Đức và Anh, ông khẳng định, là phi thực tế… Dù vậy, cuối cùng, bất chấp quyền lợi kinh tế song phương, bất chấp quan hệ huyết thống, chính trị hai nước xấu dần và chiến tranh xảy ra.’ (facebook.com/nguyen.manhkim)
3. Thời huyền sử xa xưa ở Trung Hoa cổ đại cách đây hơn 3000 năm (thế kỷ 11-12TCN): ‘Tây Bá Cơ Xương căm giận Trụ vương, cố tìm cách giấu mình, giả cách quy phục rồi ngầm tập hợp lực lượng chống lại. Trong nhiều năm, Cơ Xương phát triển lớn mạnh, diệt nhiều nước chư hầu vây cánh của Trụ vương… Khi Cơ Xương mất, con là Cơ Phát lên ngôi, mang quân đi đánh Thương…Tại trận quyết định ở Mục Dã, quân Cơ Phát dù ít hơn vẫn đại thắng quân Thương… Kinh đô Triều Ca thất thủ, Trụ Vương… tự thiêu mà chết… Cơ Phát lên làm vua, lập ra nhà Chu…’ (wikipedia)
4. Thời huyền sử xa xưa trong ‘Cựu ước’ cách đây 4000 năm: ‘Người Do Thái và người Ả Rập là con cháu dòng dõi từ Abraham là người đã vâng theo lời gọi của Thượng Đế rời bỏ quê hương ở thành Ur thuộc phía Bắc vùng Mesopotamia đến lập nghiệp tại xứ Canaan (từ đó sản sinh ra những Isaac, Jacob sau này, NGLB)… Khi các Đế quốc lần lượt nổi lên thì vùng đất Canaan trở thành địa điểm chiến lược. Nó trở thành một hành lang nằm giữa biển và sa mạc, cung cấp cho các đoàn thương nhân và các đạo quân chinh phục một con đường độc nhất xuyên giữa các quốc gia rộng lớn và hùng mạnh xung quanh. Những trận đánh dữ dội đã diễn ra trên và quanh vùng đất Canaan... (Đặng Hoàng Xa, nghiencuuquocte.net)
5. Trận chiến Waterloo chấn động lịch sử: ‘Năm 1814, Napoleon lại bị Liên minh gồm Anh, Nga, Áo, Phổ và Thụy Điển đánh bại tại Leipzig. Sau đó, liên quân dùng sức mạnh chính trị, bất ngờ chiếm thủ đô Paris, ông bị buộc phải từ chức và bị lưu đày ở đảo Elba. Tối 26/2/1815, ông vượt ngục, đi đến đâu quân đội theo đến đó, trở lại ngôi vị Hoàng đế Pháp, rồi ông bị thất bại thảm hại trong trận chiến nổi tiếng Waterloo (trong 2 ngày, 18-19/6/1815, liên quân Anh - Phổ, do Công tước Wellington chỉ huy), đến ngày 24/6/1815, Napoleon thoái vị, kết thúc chính quyền 100 ngày của ông, và bị lưu đày suốt đời trên đảo Saint Helena… (nhagomlabang.blogspot.com)
6. Thucydides (460-395TCN): là sử gia Hy Lạp và là tác giả quyển Lịch sử chiến tranh Peloponnesus kể lại cuộc chiến ở thế kỷ 5 TCN giữa Sparta và Athens cho tới năm 411 TCN. Thucydides được coi là cha đẻ của khoa học lịch sử… (và) cũng là cha đẻ của trường phái chính trị thực dụng coi quan hệ giữa các quốc gia chỉ dựa trên sức mạnh chứ không phải công lý… (wikipedia)

15 nhận xét:

  1. Giải Nobel Hòa Bình là để trao cho những nhà đấu tranh chống độc tài, bảo vệ Hòa bình. Còn giải Khổng Tử của Trung Quốc thì ngược lại, tìm trao cho kẻ nào khát máu, độc quyền nhất, có tài bắt dân phải cúi đầu tuân phục mọi ý thích của hắn nhất. Tự những người được Trung Quốc tôn vinh, trao giải đều hiểu điều đó là xấu xa, họ xấu hổ vì còn chút lương tâm rơi rớt, nên không đến nhận giải. Chỉ có Trung Quốc là kẻ độc tài trơ trẽn nhất mới tiếp tục trao giải này cho một kẻ không còn chút tính người đó thôi. Nghe mà thấy sượng cả mặt. Đúng là trò hề cho thiên hạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn 'tem vàng' của bạn, mình phải suy nghĩ thêm 2 ngày nữa để kết quả cuối cùng sẽ được tập hợp vào phần 2 của bài viết.
      Hai ngày nữa, bạn nhớ quay lại để xem các blogger nói gì nghen.

      P/s: Mình chưa kịp chú ý là bạn đang ở nước nào, nhưng vẫn chúc ngủ ngon nghen, vì bây giờ là 12.49 khuya, giờ VN.
      TM.

      Xóa
    2. Đêm qua, viếng: khúc thi tình
      Bỗng nghe nước động, phập phềnh mái tôn
      Mưa rơi tối sáng dập dồn
      Cà phê ướt áo, bồn chồn nắng lên

      Cám ơn KTT đã ghé nhà nghen, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  2. Tôi không cần biết ai được giải gì, bởi vì tôi còn cuộc sống của riêng tôi. Bạn ngồi cổng chợ bàn quá nhiều về những vấn đề mà vợ bạn chưa bao giờ nghĩ đến khi bước chân vào chợ. Vậy thì bạn hãy hỏi ý kiến vợ mình trước đi đã. Tôi rất quý bạn ở những bài đăng của bạn. Nhưng tôi cũng biết: Bác học không giao giảng lý thuyết ở cổng chợ. Các nhà triết học không bàn về thế mạnh của mình chốn đông người. Tôi đã từng rất thân thiện với gia đình bác Phạm Như Cương - Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội VN, nguyên viện trưởng Viện Triết tới chú Đặng Xuân Kỳ (Tục danh Kỳ "lùn") cũng là Viện trưởng Viện Triết. Các vị đáng kính ấy chưa bao giờ mang suy nghĩ cùng hiểu biết của mình ra phơi chốn cổng chợ đời thường. Lý thuyết không dậy bảo được con người ta khi cãi nhau trong chợ đâu bạn à. Có rất nhiều trang dành cho dân chuyên ngành đó bạn ơi. Đôi lời góp ý rất thật lòng vậy thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, lâu ngày quá bạn à, mình không rành IT nên ít qua lại 'nhà' của (các) bạn, vả lại cũng khá 'nười', hi...
      Mình ghi nhận lời bình của bạn, phải mất 1-2 ngày mình mới xử lý được, nói chung là 'gom' lời bình chỉ cho 'vui', vì như bạn nói: 'Lý thuyết không dậy bảo được con người ta khi cãi nhau trong chợ đâu bạn à'.
      Cám ơn bạn, chúc ngày mới tốt lành.

      Xóa
    2. Tôi rất trân quý những kiến thức mà bạn đã chia sẻ bởi đó là sự học hỏi, tìm tòi để hiểu biết của bạn chứ không phải một mớ hỗn tạp nhặt nhạnh như kẻ móc rác Ngợm Thu moi về rồi coi đó là của mình để rồi Ngợm cao giọng chửi bới khắp thiên hạ như một tên điên khùng tâm thần hoang tưởng. Bạn còn nguyên giá trị mà mọi người yêu quý đó là cái TÂM của NGƯỜI. Tôi thích bạn nói về những điều gần gũi với cuộc sống tỉ như những nhân vật võ hiệp của Kim Dung hay những câu chuyện đời thường hơn là những vấn đề cao siêu. Thật lòng rất trân quý bạn đấy thế nên cũng mong bạn đừng giận mình nhé. Cảm ơn bạn rất nhiều.

      Cách đây mấy tháng, hồi tôi ở bên kia thấy Ngợm Thu chửi bới xúc xiểm bạn, tôi đã viết một bài để nói rõ về Ngợm Thu rồi. Nhưng tôi không muốn đăng lên. Bởi vì thế giới người không thích rác rưởi nhưng đôi khi vẫn phải sống chung với lũ bạn à.

      Xóa
  3. hoamai1 [Blogger] Email 03.11.15@17:57
    Anh Ba Tèo không làm gì mà không gắn với âm mưu thâm hiểm về chính trị trước mắt và lâu dài. Hì...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn chị Hoa Mai, LB đã đưa lời bình của chị vào bài viết rồi (phần 2). Chúc tối vui.

      Xóa
  4. . Ở Mỹ có giải điện ảnh Oscar danh giá , đối nghịch với nó là giải Mâm xôi dành cho những phim và diễn viên tệ hại nhất . Những người được giải Mâm xôi thì cho vàng cũng chẳng dám đến nhận
    - Sài Gòn có giải Cù Nèo Vàng , đối nghịch với nó là giải Quả Cóc Xanh , những người được giải Quả cóc xanh thì lặn mất tiêu không dám chường mặt ra ... he he he
    - Bây giờ cũng vậy thế giới có giải Nobel hoà bình thì Trung Quốc có giải Nobel Khổng Tử , cũng vì thế những người được giải vì họ còn một tí lương tri nên từ chối không đến nhận , cũng một phần họ sợ búa rìu của dư luận
    - Khoan bàn đến chuyện tiền bạc và nhân thân của Khổng Tử , chỉ riêng việc người Trung Quốc đối xử với dân của họ ra sao đã : Cùng một dân tộc ở trên cùng một đất nước xem họ trút lửa đạn xuống đầu dân họ ở Quảng trường Thiên an môn , xem họ đối xử ra sao với người dân Cáp nhĩ tân , Tây tạng vvv thì mới biết ý nghĩa của giải Nobel Khổng Tử
    - Triết học hay bất cứ môn nghệ thuật nào không cứ phải đóng khung trong lầu son gác tía chỉ mấy người có đầu óc Hàn lâm ngồi bàn luận với nhau , mà nó phải đi vào đời sống dân dã , nó phải đuọc gieo hạt giống vào đời thường thì mới trường tồn được với thời gian . Những bậc Thánh nhân như Chúa Jesu , Đức Phật Thích ca , nhà tiên tri Mohamed vẫn hoà mình sống chung với đám tiện nhân đó thây , đâu phải vì điều này mà phẩm chất của họ bị coi thường , trái lại cũng nhờ đó mà học thuyết của họ trường tồn đến ngày nay . Giả sử như họ cứ ngồi trong cung điện mà rao giảng thuyết pháp , thì thử hỏi họ có được bao nhiêu tín đồ đi theo ?
    P / s : Từ Tâm Nguyễn là người tốt đó LB ... Im Sorry !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái này thì Salam bình... chuẩn không cần chỉnh! (cười), đặc biệt là ý 4.
      LB sẽ đưa vào bài viết.
      Cám ơn SL nhiều nhé.

      P/s: (Nói chung là LB hiếm khi bình phẩm về người khác). À, bấy lâu nay bạn biến đi đâu mất vậy?

      Xóa
  5. hairachgia [Blogger] Email 04.11.15@18:37
    Điểm lại những khuôn mặt bị trao giải và không ai đến nhận giải. HRG được một trận cười thoải mái. Toàn là những nhân vật nổi danh (nhưng nổi danh vì chuyện gì thì HRG không dám lạm bàn) và họ không đến nhận thì giải này trông giống như là giải rút.
    Ha ha ha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, TQ - với ngoại hiệu là 'anh chàng to con' - ngoài cái tài sản xuất ra 'quyền lực mềm', 'nhạc bất quần', 'tịch tà kiếm pháp', 'hàng nhái' và 'chất độc hại'..., thì rất khó tìm ra cái gì để thiên hạ phục, hi...
      Cám ơn nhận xét của anh Hai, LB sẽ đưa vào bài viết

      Xóa
  6. vomtroirieng [Blogger] Email 05.11.15@10:09
    VTR ghé đọc thôi nỏ có ý kiến ý cò chi mô, tình hình thế sự giờ lắm rối ren, giờ đọc truyện tềnh iu, truyện hài rồi lăn ra... ngủ cho quên hết cái buồn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng,
      Tình yêu như cơn bão
      đi qua địa cầu
      Tình thắp cơn sầu,
      tình dìu qua hố sâu,
      tình vời lên núi cao
      Rồi trong cơn yêu dấu,
      tình đày tình xa nhau (Trịnh Công Sơn)
      http://nhacso.net/nghe-nhac/tinh-sau.WVxRVUJZ.html

      Xóa