Nhớ về quê cũ, hồn lơ lửng
Chiều nắng xôn xao, dạo mấy vòng
Ngàn năm thay đổi, người không đổi!
Ai đã lên trời, ta viễn vông…
Chiều nắng xôn xao, dạo mấy vòng
Ngàn năm thay đổi, người không đổi!
Ai đã lên trời, ta viễn vông…
---------
Cuối buổi chiều hôm qua, tôi mới đi dạo qua một cái sân bóng đá đối diện nhà, để ngắm cảnh vật một tí. Ồ, khi quay lại nhìn nhà mình, tôi chỉ thấy mấy cây keo Cuba cao vút, mà không thấy nhà, không ngờ trước nhà tôi có mấy cây keo to thế, cao thế, mà sống ở đây gần 20 năm, tôi không để ý! Nói tóm lại:
-Với một góc nhìn nào đó, ta là to lớn, là vĩ đại, là… cái rốn của vũ trụ, nhưng nhìn từ phía ngược lại, ta chả là cái gì cả.
Và dưới đây là câu chuyện…
1
Bài này tôi sẽ lấy một ví dụ khá điển hình về cái được gọi là ‘triết ta’ (phần 2), rồi mở rộng ra một số vấn đề. Tôi sẽ không nói về ‘triết Đông’, vì có ai đó sẽ vỗ ngực nói là ‘tôi biết rồi, tôi rành lắm, tôi biết triết Đông... nhất’! Tôi sẽ không nói về ‘triết Tây’, vì có ai đó sẽ chửi là ‘đồ ngu xuẩn, hạ đẳng, súc vật’, với ý đồ nói anh ta là giỏi triết Tây... nhất!
Nhớ lại ở quê xưa, có một bà già (bà Cửu Tôn) có một đứa cháu bị chết, mà mới sáng sớm, bà đã kêu gào, than khóc vật vả… rất là to:
-Ôi, trời đất ơi là trời, sao ông ác chi dữ rứa, ông sinh ra thằng cháu tôi, mới mở mồm ra thì nó đã hô ‘Khổng Tử vạn tuế’; rồi suốt đời nó cứ lảm nhảm ‘Khổng Tử vạn tuế’, người ta tưởng nó điên nhưng nó không điên, người ta nhầm nó không điên nhưng nó điên; cho đến khi sắp chui đầu vào cỗ quan tài rồi, mà nó còn thều thào ‘Khổng Tử vạn tuế’ ba bốn lần rồi mới chịu… tắt thở; nó sống thì hãy để cho nó sống, sao cái oan hồn của Khổng Tử cứ bám theo nó miết vậy!; nếu nó là kẻ nô tài thì may ra tôi chết còn nhắm mắt, chứ đàng này nó là kẻ Nô Tàu…, sao ông ác chi mà ác dữ rứa, hỡi ông trời!... Ôi, trời đất ơi là trời!
Vâng, tôi xin dành mấy bộ xương khô của Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử hay Socrat, Nietzsche, Krishnamurti… gì gì đó cho ai đó măm măm thì măm măm, vì thật ra, tôi cũng không có thì giờ để quan tâm: tôi cần phải ‘sống’.
*
Hôm trước, tôi có gặp lại một anh bạn cũ…
Ban đầu, nghe anh ta nói tùm lum tà la, nào là 'Những lời trăng trối' của Trần Đức Thảo, nào là ‘Bên thắng cuộc’ của Huy Đức, rồi ‘Đèn Cù’ của Trần Đĩnh…, tôi thấy ớn lạnh xương sống (cười), vì cứ tưởng anh này am hiểu về ‘lề trái’ kinh lắm! Nào ngờ, nói chuyện một hồi thì tôi mới biết là anh ta chả hiểu cái gì cả, chắc là anh ta chỉ biết cái… đầu đề, có thể anh ta có đọc lướt qua, hay nghe ai đó chém gió ngoài quán nhậu, rồi về nhà chém gió lại!
Cũng xin nói thêm là có nhiều người tự xưng là am hiểu Khổng-Khiếc, Rát-Riếc, Mác-Miếc, Nít-Niếc, Đốt-Điếc (Khổng Tử, Socrat, Marx, Nietzsche, Dostoievski)… gì đó ghê lắm!, nhưng thực ra, ‘tưởng vậy chứ không phải vậy’. Cụ thể, có rất nhiều người chả đọc kỹ ‘Tư bản luận’, ‘Chống Đuy-rinh’, hay ‘Gia đình thần thánh’… của Marx gì hết, mà chỉ trích dẫn đâu đó vài câu tam sao thất bổn, rồi cứ lên mạng chém gió ào ào!
Tóm lại, không phải đọc nhiều sách Khổng là hiểu Khổng, không phải đọc nhiều sách Nietzsche là hiểu Nietzsche, không phải đọc nhiều sách Bùi Giáng là hiểu Bùi Giáng, không phải học thuộc lòng Kinh Phật là thành Phật, không phải học thuộc lòng Kinh Thánh là thành Thánh!..., mà cái ‘hiểu’ của ai đó không phụ thuộc vào việc đọc sách nhiều hay ít, mà phụ thuộc vào ‘ngộ tính’ cao hay không, hay nói dễ hiểu là nếu ai đó đọc sách để ‘ném đá’ người khác (với ý đồ để vinh danh mình), thì mặc dù có tí ‘trí’, nhưng chắc chắn là không có tí ‘tuệ’ nào hết.
Một ví dụ thực tế, nay có không ít kẻ, ‘với ý đồ để vinh danh mình’, đã ném đá Phan Huyền Thư một cách không thương tiếc, chê tập thơ ‘Sẹo độc lập’ của cô không phải là thơ, viết văn lủng củng, dở ẹt, thậm chí còn nói là cô không biết tiếng… Việt (!), nhưng vấn đề ở đây là cô có ‘đạo’ thơ hay không (bài thơ ‘Buổi sáng’ của Phan Ngọc Thường Đoan…), mà nếu ‘có’!, thì đã có nhiều bạn bình là ‘chuyện nhỏ nhưng không nhỏ’ rồi, có cơ quan chuyên môn lo rồi, hay cô cũng tự đau khổ lắm rồi, mắc gì mà xúm nhau… dìm chết cô!
Và phải chăng ta là:
-Một sinh linh nữa chào đời, chỉ tiếc rằng nó mãi mãi là loài động vật hai chân, có cánh, lẹt đẹt bay chưa khỏi mặt đất, chỉ giỏi ỉa vào đầu nhau thôi! (Bình Địa Mộc, blogspot)
2
2
Té ra là tôi nhầm…
Tôi cứ đi Hà Nội như chim én bay, tiếp mấy ông Tây trong nhà
như ăn ổi (xin lỗi, việc này cũng chả có gì ‘hay’), nên tôi tưởng là nhiều
người cũng vậy! Nào ngờ anh bạn nói trên đã thuộc loại gần ‘thất thập cổ lai
hi’ rồi, mà mới có cơ may được ra Hà Nội lần đầu tiên!, còn tôi hỏi ‘bạn có hay
tiếp Tây trong nhà không?’, ‘không’, anh ta trả lời có vẻ rất ngạc nhiên… Cho
nên phải biết là trên 50% dân ta chưa biết tỉnh ngoài là gì (nhưng ít nhất là
cũng có đi ngang qua tỉnh khác nào đó), 98% chưa tiếp xúc với Tây, 99% chưa đi
nước ngoài, và cho nên đừng lấy số 1% để quy ra tất cả! Và tôi nhầm cả các quan
điểm dưới đây:
Anh bạn tôi kể rằng ‘ra Hà Nội lần đầu tiên, anh có được dẫn
đi thăm Văn Miếu, Hồ Hoàn Kiếm, nhưng tại đó, anh cảm thấy anh như là người nước ngoài, vì có quá nhiều chữ Tàu,
mà anh thì chả hiểu mấy chữ đó nói cái gì!’ (bây giờ tôi mới hiểu ý anh nói là
cái gì ở ta cũng thờ Tàu!), nhưng đây mới là các ý từ… trên trời rơi xuống:
-Tàu nó phải đánh Việt
Nam, vì nếu không thì VN cũng đánh Tàu (!), như Lý Thường Kiệt đánh châu Khâm,
châu Liêm, rồi châu Ung (Quảng Tây, TQ, 1075), Nguyễn Huệ có ý định đánh chiếm
Quảng Đông, Quảng Tây... (nói như luận điệu của nhà sư Thích Chân Quang: ‘Lý
Thường Kiệt đánh Tàu là hỗn’, xem dưới).
-Không có Tàu là không
có Việt Nam (!), nhờ Tàu mà ta mới có chữ viết (Hán Nôm), nhờ Tây mà ta mới có
chữ Quốc ngữ... Ông bà tổ tiên ta ngàn năm nay, ai cũng theo Tàu hết trơn (!)...
Không thấy chùa nào, đền thờ nào cũng đầy tiếng Tàu đó à (!)… Hãy xem thử xem chung
quanh ta, cái gì trong nhà cũng là của Tàu (!), tất cả cái gì trên người anh
(tức là tôi) cũng đều là của Tàu (!), trừ chiếc xe máy Honda và cái điện thoại
Nokia… Tốt hơn hết là nên sống ‘hữu hảo’ với Tàu cho rồi, Mỹ ở đâu?, ở xa lắc,
tận bên châu Mỹ, chơi với Mỹ được cái gì?, còn Tàu ở sát nách ta, nếu không
chơi thân với Tàu thì dời nước VN đi đâu?
Lúc mới nghe xong, tôi thấy anh ta nói có lý tí tí.
Khi chạy xe máy trên đường về, tôi tự hỏi ‘anh ta có phải là
người Tàu không?’, nhưng vô cùng tệ hại, nếu
anh ta là người Việt thì đó chỉ là cái xác Việt nhưng hồn Tàu.
Khi về đến nhà, tối nằm suy nghĩ lại, tôi mới biết là anh ta
đã vô tình đưa ra một luận cứ mà có thể nói là vô cùng phản động, và ‘thế lực thù địch chính xác là ai?': nó nằm
ngay trong lòng của những kẻ Nô Tàu.
Tóm lại là anh ta nói chả có cái gì đúng, nói vậy thì
‘triết’ cái gì?, và nếu nói kiểu như vậy thì bao giờ ta mới có được cái giải
Nobel!
Và tại sao tôi lại hỏi ‘bạn có bao giờ ra Bắc chưa?’, hay
‘bạn có bao giờ tiếp Tây ở nhà chưa?’ là có ý ‘kiểm nghiệm’ riêng của tôi, mặc
dù việc có ‘ra Bắc’ (vô Nam), ‘chơi với Tây’ hay ‘đi nước ngoài’... không hẳn
là yếu tố quyết định là ai đó sẽ hết ‘lạc hậu’, nhưng việc sống ‘ếch ngồi đáy
giếng’ thì chắc chắn là sẽ không tiến bộ.
Tôi rất thất vọng về anh, xin lỗi.
3
Sáng chiều thích bát
bún cua
Lâu lâu mơ bát rau đay đã lòng
Ở đời thế sự vòng quanh
Viết chơi mấy chữ, cũng mình với ta!
Lâu lâu mơ bát rau đay đã lòng
Ở đời thế sự vòng quanh
Viết chơi mấy chữ, cũng mình với ta!
Cuối cùng…
Vô tình xem VTV1 (tối ngày 6/11), tôi bỗng thấy tường thuật việc
ông Tập Cận Bình sang thăm VN.
Hôm sau, tôi mới đi vòng vòng quanh phố để thư giãn đầu óc
tí xíu. Đến nhà thứ nhất, buổi sáng, chồng đi vắng, vợ ở nhà, tôi hỏi: ‘Em có xem
ti-vi về chuyện ông Tập Cận Bình sang VN không?’, ‘không, việc đó thì đàn ông xem chứ đàn bà con gái xem làm gì!’. Đến
nhà thứ hai, buổi trưa, chồng chết, vợ bán quán, tôi hỏi tương tự, và câu trả
lời cũng là ‘không’. Đến nhà thứ ba, cuối
buổi chiều, có sáu phụ nữ đang đánh bài ‘tiến lên’, tôi hỏi tương tự, và một
lần nữa, câu trả lời cũng là ‘không’…
Như vậy, tôi đã gặp 8 phụ nữ, họ đều ‘không’
quan tâm đến sự hiện diện của ông Tập Cận Bình ở Việt Nam.
Hôm nay, đến nhà thứ tư, may quá, vợ đi vắng, chồng ở nhà,
tôi mới hỏi:
-Anh có xem ti-vi về chuyện ông Tập Cận Bình sang VN không?
-Tôi có nghe nói nhưng tôi không xem.
-Tại sao?
-Anh em ruột trong nhà mà còn giết nhau vì tranh giành đất
đai, huống gì người Việt và người Tàu là hai dân tộc có nguồn gốc hoàn toàn
khác nhau (ý anh nói về vấn đề ‘chủng tử’, hay khoa học gọi là ‘ADN’!, xem dưới)… Chuyện tranh
chấp Việt-Tàu về Biển Đông cũng vậy, nó là chuyện cá lớn nuốt cá bé, là chuyện mạnh
được yếu thua, nên đối với tôi, đó là chuyện bình thường trong xã hội loài người,
có gì mà đáng ngạc nhiên đâu, nên tôi không
quan tâm (!)
-Vâng, nó là vấn đề lịch sử, cuộc đời thật là đa đoan!... À
quên, nếu anh không xem Tập Cận Bình thì anh xem gì?
-Tôi xem phim ‘Cô dâu 8 tuổi’… Cô ta là thánh (!)… Thiết
nghĩ, nếu con người - theo bất cứ tôn giáo nào - ai cũng sống như vị thánh mà mình có ‘đức
tin’ vào, như vậy thì Phật, Chúa, Ala… đều gặp nhau ở trên trần thế này, và như
vậy thì làm gì có chuyện Biển Đông, làm gì có chuyện xâm lược, bành trướng!
Tóm lại, những người mà tôi gặp đều ‘không’ quan tâm đến ông Tập Cận Bình, vì ông ta quá xa lạ với cái triết lý dung dị trong
cuộc sống của họ, nên có ai đó đã gọi ông ta là Tập Viễn Bình, hay nói một cách
khác:
-Việc ‘không quan
tâm của người dân đến người mà họ không có cảm tình’ này có thể là một loại ‘triết
ta’!, mà không thuộc về một hệ triết học nào hết!
(HẾT)
------
Chú dẫn:
(*) Việt Nam và đại nạn Trung Hoa (Trần Gia Phụng): ‘…Theo sách
The Living Races of Men (New York, 1966), các tiến sĩ Carleton S. Coon và
Edward E. Hunt Jr. dựa trên những khảo cứu về huyết học, đã sắp người Đông Nam
Á, trong đó có người Việt Nam, và người Indonesian nằm chung trong một hệ thống
huyết tộc với nhau. Bên cạnh đó, trong những nghiên cứu về nguồn gốc người Việt
Nam ,
bộ bách khoa Encyclopedia Britannica (1999) đã kết luận “… rằng giữa người Việt
với người Thái và các tộc hệ Indonesian có liên hệ mạnh mẽ [chặt chẽ] về xã hội
và văn hóa”. Các kết quả nầy cho thấy trong cuộc hợp chủng Việt Hoa thời cổ
Việt, yếu tố bản địa có tính cách chủ yếu quan trọng cả về chủng tộc, lẫn văn
hóa và xã hội. Yếu tố bản địa còn thấy rõ trong hai sự kiện: 1) Thứ nhất, dầu
bị đô hộ hơn một ngàn năm trong thời cổ sử, người Việt vẫn duy trì tiếng Việt,
vẫn nói tiếng Việt cho đến ngày nay, trong khi chữ viết có thể thay đổi. 2) Thứ
hai, đế quốc Trung Hoa xâm chiếm miền Nam sông Dương Tử, một vùng đất rộng mệnh
mông với nhiều sắc dân khác nhau, duy nhất chỉ có người cổ Việt nổi lên giành
độc lập, trong khi các sắc dân khác đành chịu sự đô hộ của Trung Hoa. Điều nầy
cho thấy sắc dân bản địa là một thành tố quan trọng trong sự sống còn của người
Việt… Như thế, từ thời Tần Thủy Hoàng, Trung Hoa bắt đầu xâm chiếm miền nam
sông Dương Tử, tiến xuống cổ Việt. Nhà cầm quyền Trung Hoa di dân để đồng hóa
vùng Bách Việt, nhưng khi đến Tượng Quận, tức cổ Việt, mưu đồ nầy bất thành, vì
gặp sự chống đối mạnh mẽ của người cổ Việt, trong đó có cả những di dân từ
phương bắc đến. Ngưòi cổ Việt luôn luôn kiếm cách nổi dậy chống lại nhà cầm
quyền thực dân Trung Hoa, để giành lấy chủ quyền và nền độc lập của mình…’, xem
thêm: https://suphamk2dalat.wordpress.com/viet-nam-va-dai-nan-trung-hoa/
-Vụ Phan Huyền Thư, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/10/751-vu-nha-tho-phan-huyen-thu-chan-that.html
-Vụ nhà sư Thích Chân Quang: ‘Ông sư này thuyết giảng với
phật tử rằng Trung Quốc là anh, Việt Nam là em. Việt Nam phải kính trọng Trung Quốc. Lão
còn dám nói Lý Thường Kiệt mang quân đánh Trung Quốc là hỗn…’ (nhà báo Lê Thanh
Phong), xem thêm: https://www.facebook.com/SUTHATTHICHCHANQUANG/videos/377535202424828/
nguyentheduyen [Blogger] Email 07.11.15@16:19
Trả lờiXóaTóm lại, không phải đọc nhiều sách Khổng là hiểu Khổng, không phải đọc nhiều sách Nietzsche là hiểu Nietzsche, không phải đọc nhiều sách Bùi Giáng là hiểu Bùi Giáng, không phải học thuộc lòng Kinh Phật là thành Phật, không phải học thuộc lòng Kinh Thánh là thành Thánh!..., mà cái ‘hiểu’ của ai đó không phụ thuộc vào việc đọc sách nhiều hay ít, mà phụ thuộc vào ‘ngộ tính’ cao hay không, hay nói dễ hiểu là nếu ai đó đọc sách để ‘ném đá’ người khác (với ý đồ để vinh danh mình), thì mặc dù có tí ‘trí’, nhưng chắc chắn là không có tí ‘tuệ’ nào hết.
Chính xác! Vấn đề không phải là ăn vấn đề ở chỗ tiêu hóa. Phải tiêu hóa đươc thì nó mới là của mình còn ăn ngô lại ỉa ra ngô thì cơ thể vẫn suy dinh dưỡng. Có lẽ chính vì vậy mà tôi rất ghét trích dẫn.
Hi..., mình đang bận viết đoạn 2, nên trả lời chậm, sr.
XóaVâng, 'ăn ngô ị ra ngô' hầu như là một thực tế ở ta, đã chán đến tận cổ rồi, nhưng không ít kẻ ăn ngô lại ị ra cái thứ rác rưởi gì gì đâu í, híc..híc...
Cám ơn bạn TD, chúc tối vui.
hairachgia [Blogger] Email 07.11.15@20:41
Trả lờiXóaCó một ai đó khá nổi tiếng, tiếc rằng HRG không nhớ tên, nói rằng “triết Đông, triết Tây v…v… và v…v… đều có nhưng không có triết ta”.
Mà triết thì HRG kỵ dữ lắm, dù cũng đọc, thậm chí đọc nhiều, khi thiếu sách, mà chả hiểu mô tê gì: Luận ngữ, Tư bản luận, Bách gia chư tử, Jean Paul Sartre, Henry David Thoreau… Kinh Phật và cả Tân Ước, Cựu Ước… nhưng nói theo kiểu Nguyễn Thế Duyên “Vấn đề không phải là ăn vấn đề ở chỗ tiêu hóa. Phải tiêu hóa đươc thì nó mới là của mình còn ăn ngô lại ỉa ra ngô thì cơ thể vẫn suy dinh dưỡng. Có lẽ chính vì vậy mà tôi rất ghét trích dẫn”. Nhưng cái chuyện trong sinh hoạt văn hóa của người Việt cái gì cũng Tàu thì cái này hơi bị… đúng. HRG đã từng học chữ Tàu vì khoái thơ Đường và thơ của những nhà thơ VN thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. NHưng bây giờ thì không khoài nữa vì ghét Mao Trạch Đông và Cộng Sản Tàu. Trở lại vấn đề triết ta thì theo HRG nghĩ là có đấy. Nó nằm trong cái kho khổng lồ của văn hóa dân tộc. Ca Dao. Có điều là chưa có ai đủ tầm để mà hệ thống nó lại
Rồi khi lật tung các tự điển để xem các nhà tự điển giải nghĩa từ triết như thế nào, HRG mới biết tạm tàm như thế này; “Triết” là phong cách sống được đa số trong một cộng đồng chấp nhận. Khi đã biết sơ sơ như vậy, HRG mày mò trong cái nhà kho khổng lồ kia và khoái nhất hai câu này:
Ở đời có bốn thứ vui
Ăn ngủ, đ…, ỉa lui cui làm hoài
Nếu chú ý đến hai từ “vui” ở câu trên và “lui cui” ở câu dưới rồi sử dụng cái “trí” của mình một lát thì sẽ có ngay cái “tuệ”. Từ đó sẽ có cái tạm gọi là Triết Ta.
Ngoài ra là vấn đề lịch sử và khảo cổ càng ngày càng khám phá ra là có những cái mà chúng tà ngỡ là của Tàu thì vốn gốc là của Ta hay của ai đó. Cũng như có một lúc xe máy Tàu tràn ngập phố phường, nhưng thật ra cái gốc của các loại xe này là của Nhật. Thậm chí có một loại xe còn mang cái nhãn HONGDA. Hiện nay cả thế giới đều sởn gai ốc về cái trò “ăn cắp” của Tàu, từ hạt ngô biến đổi gen đến con chíp điện tử và cả tàu bay, tàu lặn, hỏa tiển… đều chôm bản quyền, đúng như kết luận của một nhà sử học phương Tây khi nghiên cứu, tìm hiểu về văn minh Trung Hoa đã nói “Chúng ta không thể phủ nhận văn minh Trung Hoa, thậm chí còn phải thán phục. Nhưng cái phát kiến vĩ đại nhất của nền văn minh ấy là làm hàng giả”.
“Chúng ta không thể phủ nhận văn minh Trung Hoa, thậm chí còn phải thán phục. Nhưng cái phát kiến vĩ đại nhất của nền văn minh ấy là làm hàng giả”: rất hay, LB cũng kịp kiểm nghiệm khi được sống 5 năm ở Chợ Lớn và đã từng xài rất nhiều hàng MADE IN CHOLON..., và mới đây là vụ chiếc iPhone 6S 'giả' MADE IN CHINA... Ngoài ra, anh bạn trên nói là ta chỉ có cái không Tàu là cái Honda và Nokia, nhưng hai chữ tưởng chừng như đơn giản này lại là thành tựu rất xứng đáng được gọi là RỰC RỠ của nền văn minh loài người, hay nói cách khác, nó văn minh 'gấp triệu lần' nền văn minh nhai lại.
XóaAnh bình rất chi tiết, thanks.
Lưu comt nguyentheduyen ('Viết dưới chân Tháp Bút):
Trả lờiXóaÀ, mình có tra (vanhoanghean.com.vn) thì 2 câu này nguyên văn như sau:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá/Non sông nghìn thuở vững âu vàng)
Đấy là thơ của Trần Nhân Tông, sau khi thắng quân Nguyên, đến hành lễ tại Chiêu Lăng (Lăng Trần Thái Tông), thấy con ngựa đá lấm bùn mà cảm tác...
…Ôi, hôm nay mới được ôn lại: Tháp Bút ở Hồ Gươm… được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865)… theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu...’ (wikipedia), mà mấy năm ở HN, thường ra Hồ Gươm mà mình không để ý, híc…
Qua thăm bạn tí, chúc CN vui.
Lưu comt MRC:
Trả lờiXóaTiễn biệt người đi đã bấy lâu
Vào đêm, khuya vắng, tím dâng trào
Người đi đâu mất, không tin nhắn
Ta vẫn mơ màng, tim nhói đau…
kieuthien [Blogger] 08.11.15@19:44
Trả lờiXóaĐau đầu kiếm bát cơm ăn
Sang nhà bác lại đau nhăn thêm nhiều
Có điều gì đấy cao siêu
Ẩn sau con chữ thêm nhiều... nỗi đau !
Mệt quá bác Lá Bàng ơi !
Chả ný nuận nữa đâu.
Chúc bác khỏe và vui nhiều nhé !
Sáng chiều thích bát bún cua
XóaLâu lâu mơ bát rau đay đã lòng
Ở đời thế sự vòng quanh
Viết vui mấy chữ, cũng mình với ta!
Thank pạn KT nhé, chúc ngủ ngon.