PHẦN II (tiếp theo)
Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời (Nguyễn
Du)
Thank heaven we are here today
To see the sun through parting fog and clouds
To see the sun through parting fog and clouds
4
Tôi đang hạ dần độ cao để đáp xuống… Sân bay Tân Sơn Nhất…
*Tôi có… nói với thầy Nguyễn Lân Dũng là sẽ trích tư liệu từ blog của thầy, đoạn sau:
-Chúng tôi đã học được về nhân phẩm và đạo đức, rằng bạn làm việc siêng năng như thế nào thì quan trọng hơn là bạn kiếm được bao nhiêu tiền…, rằng giúp đỡ người khác có ý nghĩa hơn chỉ giúp chính mình thăng tiến. Chúng tôi đã học được về lòng trung thực và chính trực, rằng sự thật mới là quan trọng…, rằng bạn đừng đi đường tắt hoặc chơi bằng cách thiết lập các quy tắc của riêng mình…, và sự thành công sẽ không được tính, trừ khi bạn có được từ sự công bằng và lương thiện. Chúng tôi đã học về lòng biết ơn và sự khiêm nhường mà rất nhiều người đã đóng góp vào sự thành công của chúng tôi, từ những người giáo viên đã truyền cảm hứng cho chúng tôi, cho tới những người lao công giữ trường học của chúng ta được sạch sẽ…., và chúng tôi đã được dạy phải biết quý trọng công sức đóng góp của tất cả mọi người và đối xử với mọi người bằng sự tôn kính. (Michelle Obama, vợ của TT Obama)
http://blogtiengviet.net/nguyenlandung/2015/12/05/m_t_bai_r_t_ang_c_st
*Nhân tiện, xin đăng một lời bình của anh Hai Rạch Giá - để các bạn thư giãn:
Tôi không thuộc dạng phải đi tập trung cải tạo, mà phải học tập tại chỗ do chính quyền địa phương tổ chức. Nơi chúng tôi học tập mỗi ngày là bên hông chùa Vĩnh Phước Miếu. Ngay ngày đầu tiên, sau khi điểm danh, một cán bộ bắt đầu hắng giọng, liệt kê một loạt những tội ác của chính quyền Sài Gòn và đế quốc Mỹ gây ra, nêu một loạt những tên tuổi cụ thể của từng nhân vật gây nợ máu với nhân dân, tiếp theo là bắt đầu ca ngợi truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Anh cán bộ bắt dầu phần này như sau:
- Các anh hãy nhìn lên bản đồ Việt Nam hình vuông kia?! (Vâng, cái bản đồ nằm trong một cái khung hình vuông thật, đúng ra là hình chữ nhật). Dân tộc chúng ta là một dân tộc anh hùng. Vua Quang Trung trước khi đại phá quân Thanh cũng đã đánh tan tành hai mươi vạn quân ‘Nguyễn Huệ’.
Cả năm sáu chục con người bại trận cố nén cười. Và không biết có ai như tôi không. Thay vì cố trấn áp cơn cười thì tôi nghe nhoi nhói trong lòng. Tôi không thể nào hiểu được cảm giác của mình ra sao? Anh cán bộ cứ nói, nói say sưa những gì mình có được và cố gắng vận dụng sự hiểu biết của mình để nói lên một điều gì đó lớn lao hơn. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho sự hiểu biết của anh ta, nhưng trước nhất là tôi tội nghiệp cho bản thân mình. Đáng lý ra trên đất nước này không bao giờ có cái chuyện oái oăm như thế. Nếu như không có chiến tranh. Nhưng nó đã xảy ra và tôi ngồi chịu trận. Anh cán bộ vẫn thao thao bất tuyệt. Và tai tôi thì cứ ù ù… (trích ‘Phía Bên Kia Sông’)
- Các anh hãy nhìn lên bản đồ Việt Nam hình vuông kia?! (Vâng, cái bản đồ nằm trong một cái khung hình vuông thật, đúng ra là hình chữ nhật). Dân tộc chúng ta là một dân tộc anh hùng. Vua Quang Trung trước khi đại phá quân Thanh cũng đã đánh tan tành hai mươi vạn quân ‘Nguyễn Huệ’.
Cả năm sáu chục con người bại trận cố nén cười. Và không biết có ai như tôi không. Thay vì cố trấn áp cơn cười thì tôi nghe nhoi nhói trong lòng. Tôi không thể nào hiểu được cảm giác của mình ra sao? Anh cán bộ cứ nói, nói say sưa những gì mình có được và cố gắng vận dụng sự hiểu biết của mình để nói lên một điều gì đó lớn lao hơn. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho sự hiểu biết của anh ta, nhưng trước nhất là tôi tội nghiệp cho bản thân mình. Đáng lý ra trên đất nước này không bao giờ có cái chuyện oái oăm như thế. Nếu như không có chiến tranh. Nhưng nó đã xảy ra và tôi ngồi chịu trận. Anh cán bộ vẫn thao thao bất tuyệt. Và tai tôi thì cứ ù ù… (trích ‘Phía Bên Kia Sông’)
Hình: http://bulukhin.blogspot.com/2015/12/nguoc.html
*Trong phần I, tôi thích một số lời bình sau (tóm tắt):
-‘Lịch sử VN là chuỗi chiến tranh kéo dài’, ngay cả sử VN cũng còn nhiều tranh cãi…’ (vomtroirieng); 'Hiểu (sử) thì phải suy nghĩ vì bạn yêu nước, khi bạn hiểu được sử của nước bạn (hiểu chút chút về nước khác) - bạn sẽ không bị ai làm lung lay tình yêu nước đó, chứ anh cứ nói anh yêu nước, mà người ta nói sao anh cũng ừ' (vetnangcuoitroi); ‘Họ biết Nguyễn Du là một nhà thơ nổi tiếng và chấm hết’ (nguyentheduyen); đặc biệt là ‘Không cần sinh viên giỏi Sử, cần con người có lòng yêu nước' của GS Đào Trọng Thi, mà tôi nghĩ là nên… cách chức ổng đi là vừa!’ (NGLB). Giáo sư VN đây sao??? Chất lượng giáo sư VN mình cao quá nhỉ: Không biết gì về lịch sử đất nước thì có gì để yêu chứ..., sơ đẳng vậy mà GS không hiểu còn bảo không cần học mới hay chứ! (mưa rừng chiều)... Ngoài ra, tôi cũng rất ấn tượng lời bình sau của blogger Kiều Thiện:
Sang đây gặp... Thánh, gặp... Thần!
Nguyễn Du chuyển đổi thành phần... lạ chưa
Có người mang thịt làm dưa
Mang rau làm củi lấy trưa làm chiều
Nguyễn Du cũng với Truyện Kiều
Là hồn nhân Việt đã nhiều người khen
Thế nhưng có kẻ chưa quen
Nguyễn Du thành Thánh... một phen nực cười!
Nguyễn Du chuyển đổi thành phần... lạ chưa
Có người mang thịt làm dưa
Mang rau làm củi lấy trưa làm chiều
Nguyễn Du cũng với Truyện Kiều
Là hồn nhân Việt đã nhiều người khen
Thế nhưng có kẻ chưa quen
Nguyễn Du thành Thánh... một phen nực cười!
*Đối với lời bình: ‘Giá trị của Sử không nằm ở sự tuyên truyền mà nằm ở chỗ chân xác về những sự kiện của lịch sử… Dạy sử cần sự trung thực và cần nhìn nhận khách quan khi đánh giá về các giá trị lịch sử hay giá trị truyền thống của dân tộc. Để ý kỹ thì lịch sử VN là một chuỗi dài các sự kiện được pha chế lại theo ý đồ của các Vương Triều cầm quyền, thì thử hỏi làm sao chân xác…’ (Alaykum Salam), tôi có trả lời rằng: ‘Vâng, nếu không nhầm, chúng ta đang học cái mà không hoàn toàn là lịch sử, mà là sự tập hợp của các cuộc nổi dậy (được gọi là 'cách mạng'!), còn 90% thành quả sáng tạo của dân tộc xưa nay thì không được coi trọng, mà nếu có thì chỉ là thứ yếu, rất yếu; cụ thể hơn, LSVN là ls từ 1930 đến nay, nhưng không loại trừ khả năng lớn là bị thổi phồng, cắt xén, không khách quan/bóp méo, thậm chí là bị che giấu/xóa đi sự thật, vd như cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979-89, các cuộc xung đột VN với TQ trên Biển Đông (vụ Trường Sa và Hoàng Sa)...; cụ thể hơn nữa, LSVN hầu như là ls của của một số 'anh hùng kháng chiến' mà được 'cấp trên' đặt tên đường, nên các cháu không tự nguyện tự giác học, mà nếu có 'bị học' thì cũng không muốn... ghi nhớ! Dường như là như vậy, híc...’, sau đó bạn Bulukhin Nguyễn có cảm nhận về trả lời này là: ‘1) Một trả lời xác đáng, 2) Có người cực đoan 'Lịch sử là nói cái tệ hại hôm nay để chịu đựng được cái tệ hại hôm nay'. Tuy nhiên có phần nào sự thực không???’.
*Và trước câu trả lời của tôi ‘sự hiểu biết quy cho cùng, không phải là biết người khác sai cái gì, mà là biết mình sai ở chỗ nào!’, là một lời bình rất… đáng yêu:
-‘Đọc cái đoạn anh kể anh nào đó nhầm VN mình là nước Việt bên Tàu ngày xưa, em bật cười, vì chính em năm lớp 5 đã có sự nhầm nhọt đáng xấu hổ như vậy… ’. (Có Khi Nào)…
5
Cà Mau có cái u minh xứ
Sáng chẳng biết sao!, mắt tỏ mờ
Người ta sừng sững, mà nhân thế
Để nó xa xôi, đến lững lờ...
Sáng chẳng biết sao!, mắt tỏ mờ
Người ta sừng sững, mà nhân thế
Để nó xa xôi, đến lững lờ...
Nhớ lại, cách đây mấy tháng, tôi đã được uống ‘bia Sài Gòn trắng’ (loại mới ra, chai lùn), rất ngon!, không thua gì các loại bia ngoại khác; đồng thời, tôi cũng phát hiện ra loại ‘thuốc lá Sài Gòn vàng’, hút thấy nhẹ và thơm, không thua gì loại ‘Craven A’, ‘555’, hay ‘Dunhill’; rồi mới đây được ăn ‘kẹo lạc’ miền Bắc, ‘kẹo nhãn’ Nam Định; hay tôi đang nghe dưới lầu léo nhéo mấy tràng tiếng Quảng hay tiếng Huế của mấy ông thợ: Tôi cảm thấy rất tự hào với những cái ‘nhãn hiệu’ Việt Nam này.
Tại sao tôi lại nhắc đến ‘con cá’ nhỉ! Vì thế giới tự nhiên luôn chung quanh ta, luôn mở rộng vòng tay chào đón ta, và để cho ta mặc sức khám phá, và vì ‘thế giới tự nhiên là một cuốn sách vĩ đại’, mắc gì mà nay ta phải ‘Tử viết’, mai ta phải ‘Tử viết’, mà cả đời nghiên cứu, chưa chắc ta đã hiểu ‘Khổng’, nhưng chắc chắn là ‘Tử’… Tôi thường nghĩ là trên thế giới này có bao nhiêu ‘nước-Tử-viết’ nhỉ!, chắc chỉ có… Việt Nam, còn các nước khác thì chỉ nghiên cứu lai rai khi cần, vì phần lớn họ là dùng ‘triết lý cụ thể’ (theo Học giả Nguyễn Văn Trung - tác giả cuốn ‘Nhận định’, nói năm 2007 khi về VN), có nghĩa là khi nghiên cứu thì cần áp dụng đến đâu thì họ tìm hiểu đến đó, trong đó có hằng hà sa cái ‘phi - Tử viết’. Bởi vậy, thật là buồn cười khi có mấy tay đại ma đầu nào đó, định đem cái ‘Viện Khổng Tử’, ‘Văn Miếu’, ‘tượng Quan Công’… ịn lên các nước nhỏ, mà thiết nghĩ là ‘tư tưởng’ gì trong đó, không lẽ đến thời-đại-@ này mà phải ‘quật mồ Khổng Tử’ để tìm lại các giá trị, mà không phải là tiên tiến và phổ quát cho nhân loại, thiếu gì cái!, không lẽ mấy cái động thái anh hùng kiểu ‘ngu trung’ của Quan Công mà lại là tư tưởng à! (xem entry trước)… Tại sao người ta không dựng tượng Einstein ở VN? (ở Thủ Đức đã có tên đường), là công dân của Thiền-Phật-Chúa-Ala, của nhân loại, tư tưởng ‘tiên phong’ của ông đã phổ quát ở tất cả các trường trung học và đại học trên 222 nước (và vùng lãnh thổ, trong đó có 193 nước đã gia nhập LHQ) trên thế giới! Đó là chưa kể đến Tagore (đã có tên đường ở Thủ Đức) hay Khalil Gibran mà thơ của họ đã đi vào đầu óc hầu hết thế hệ trẻ, chứ không phải là của những Lý Bạch hay Đỗ Phủ quá xa xưa!
*Tôi nhớ đến câu chuyện về Chí Phèo, và nay không còn nhận dạng ra anh được nữa, khi anh đang sở hữu… ba căn nhà mặt tiền và rất nhiều thứ… ‘chưa bị lộ’, nhớ đến cụm từ ‘hội chứng phiên thuộc’ của ông Phùng Nguyễn khi đề cập đến cái được gọi ‘mệnh trời’ (voatiengviet.com), rồi nhớ đến cái ‘bước đường cùng’ của Nguyễn Công Hoan, híc…
Tôi lại nhớ lời phát biểu của cô bé Vương Khả Nhi - người Trung Quốc:
-‘Ba giấc mộng của người Trung Quốc thời nay: Giấc mộng thứ nhất gọi là giấc mộng tự do, chính là thoát ra khỏi sự chuyên chế của bộ máy chính trị một đảng độc tài, không còn bị đàn áp bức hại bởi những kẻ thống trị cậy quyền cậy thế cũng như bè lũ quan lại quyền quý hống hách lộng hành. Giấc mộng thứ hai gọi là giấc mộng nhân quyền, chính là tất cả người dân đều có thể hưởng quyền lợi bình đẳng, không còn có bất cứ tầng lớp nào có đặc quyền cao hơn quảng đại quần chúng nhân dân để rồi khiến cho những người dân thấp cổ bé họng chỉ có thể uất ức căm hận mà chẳng làm được gì. Giấc mộng thứ ba chính là giấc mộng chính trị dân chủ, cũng chính là chế độ dân chủ toàn dân, tất cả người dân trong cả nước cùng nhau lập ra hiến pháp căn bản dựa trên cơ sở người người bình đẳng, đồng thời sẽ theo đó mà làm việc…. Ba giấc mộng thời nay chính là yêu cầu tất yếu của văn minh thương nghiệp, là một xã hội dân chủ khai sáng mà người người đều đã thấy rõ, là biểu hiện của toàn dân thức tỉnh, là kết quả mà tất cả kẻ sĩ và những người nhân nghĩa đều đang mong chờ, và ngày ấy nhất định sẽ đến’. (tinhhoa.net)
*
Cuối cùng…
Sáng nay tôi nghe ở quán cà phê:
Mười năm cách biệt một lần bỡ ngỡ
Quên đi quên đi mộng buồn bấy lâu
Nhưng em yêu ơi! Một vùng ký ức
Vẫn gọi tên em cả một trời yêu
Quên đi quên đi mộng buồn bấy lâu
Nhưng em yêu ơi! Một vùng ký ức
Vẫn gọi tên em cả một trời yêu
(‘Mười năm tình cũ’, nhạc: Trần Quảng Nam, trình bày: Vô Thường)
Tôi cảm thấy nhơ nhớ… những bóng hồng VN như Lý Nhã Kỳ, Tăng Thanh Hà, Minh Hằng, Đặng Thu Thảo, Hoài Anh… hơn là những Phạm Băng Băng, Trương Bá Chi hay Thư Kỳ quá xa xôi - xin lỗi các ‘thiên thần bé nhỏ Tàu’ nghen, hihi…
Vâng, người Tàu có nói ‘ở đời có mấy cái mười năm’, mà:
-Nếu chúng ta cứ hoài chờ mấy cái mười năm để ‘thấy cả một trời Việt Nam’, thì các ‘thiên thần bé nhỏ’ của chúng ta đã… sang thế giới khác rồi, híc…
(HẾT)
Lưu comt Hoàng Anh:
Trả lờiXóaTheo gió về nguồn, muốn theo ngay
Đường cong như thế, dám không tà!
Rừng mây bao phủ, mùi hương thoảng
Ta đã... tu rồi, nhưng vẫn say!
saumietvuon [Blogger] Email 08.12.15@19:47
Trả lờiXóaPhần anh viết về sử Việt tui cũng khoái đó a. Nhân đây tui xin trích 1 còm có liên quan mà tui đã trả lời anh Đặng bên FB khi luận bàn về vấn đề tích hợp môn sử:
HOAN HÔ Ý KIẾN CỦA ĐẠI KA ĐẶNG. Nhưng Ở đây rỏ ràng do anh em ta chưa thấu hiểu nhau! Nếu nhìn kĩ thì anh sẽ thấy chúng ta không có bất đồng lớn mà chỉ có sự khác biệt do góc nhìn vào vấn đề. Em xin phép nhắc lại “như vậy TÍCH HỢP có thể chứa đựng 2 yếu tố HUNG, KIẾT bất thường ảnh hưởng đến tiền đồ Dân Tộc”. Ý em muốn nói rằng giới sử gia chịu chi phối bởi sự kiểm soát ĐỘC QUYỀN muốn dùng 2 từ TÍCH HỢP như 1 bình phong che giấu sự LOẠI BỎ những điều ấu trĩ mà quá khứ đã lỡ vơ vào bởi sự ngông cuồng và cái SĨ DIỆN quá lớn của nhóm cầm quyền đã nhấm men say chiến thắng. Như vậy môn thay thế CÔNG DÂN VỚI TỔ QUỐC chỉ là 1 sự chuyển tiếp NHẤT THỜI trong giai đoạn quá độ của công cuộc “sửa sai” hòng ĐOÀN KẾT DÂN TỘC trong tương lai. Và nếu điều này thật sự xảy ra thì đó chính là LINH KHÍ CỦA TỔ TIÊN ÂU LẠC, còn ngược lại lão “vũ như cẩn” vẫn có mặt thì coi như 90 triệu người VN còn chịu kiếp nạn dài dài!!
Vâng, cái này hôm trước có nghe bạn nhắc đến,
Xóamình nghĩ là dù có tích hợp hay không tích hợp thì chất lượng giáo dục cũng không có gì thay đổi
(mà vấn đề chính là vì dân chứ không phải 'vì tôi'),
và hình như bên trong vụ tích hợp này 'nhạy cảm' hơn rất nhiều!, 'wait and see' (thời gian sẽ trả lời)
TM.
Gái Già (Facebook)
Trả lờiXóa"cả một trời yêu"... đi anh ơi
1 phút
Trời ơi, lúc nào cũng đòi cà một trời yêu, chứ không 'cả một trời VN' sao, nhưng nghe có 'ný' đấy, hi..., thank nhé.
Xóasaumietvuon [Blogger] Email 08.12.15@19:39
Trả lờiXóahttp://4.bp.blogspot.com/-JiBW_qfV8tA/VmEAfH0g8tI/AAAAAAAACAo/lr24xheuaTo/s640/12107969_1141580815856467_420457038854644640_n.jpg
Tui khoái cái ảnh này anh ui!
Thì đại khái như... người mù sờ voi í mà, hi...
Xóahongtambc [Blogger] Email 08.12.15@23:38
Trả lờiXóaEm sang thăm ka ka chúc ka ka vui khỏe ạ
EM SANG THĂM CA
XóaEm cười dáng đứng vòng tay
Sang đông, nhưng chửa thấy màu của xuân
Thăm vườn khế mới trổ bông
Anh vươn mắt, tối, sao long lanh trời
Trùi ui, ta nhớ Bạc Liêu
XóaĐường quanh co dốc, dập dìu chợ Đêm
Nha Gom La Bang VN Hôm qua 18:18
Trả lờiXóaQua thăm bạn khúc thi tình
Đời trôi mệt mỏi, thôi!, mình với ta.
Khúc Thi Tình 02:45
XóaBạn ơi, xót nước, thương nhà
Mới phải lên tiếng nói ra mọi điều
Hy vọng Tổ Quốc thân yêu
Vẫn còn chí khí ít nhiều đứng lên
Đan tay kết nối mọi miền
Vượt qua khổ nạn bình yên lâu dài
Mong con cháu sáng tương lai
Dẫu mình mỏi mệt, chẳng hoài tuổi xanh.
Cám ơn anh đã ghé thăm TSB (Tiếng sóng biển) và san sẻ tâm sự. Những bài viết của anh hay lắm. Biết mình chỉ như hạt cát trên sa mạc đời. Biết lời mình giữa trùng khơi, chỉ như gió thoảng qua rồi ai hay? “Song vì nghĩa nước nhà dầy, Thương dân chua xót đắng cay tiếng lòng” mới phải lên tiếng thôi anh ạ. Hy vọng có ai đó nghe thấy chăng.
hairachgia [Blogger] Email 09.12.15@19:42
Trả lờiXóaVế cái chuyện Môn Sử thì HRG không muốn nói tới nữa. Vì có làm thế nào Bỏ hay Để Riêng hoặc Tích Hợp gì đó thì cũng chỉ là bố láo thôi. Số phận của Lịch sử không còn bị bẻ cong nữa mà nó bị vặn họng rồi. Nên HRG chỉ nói về Lịch Sử trong cái tầm của mình ngoài quán cà cóc là chắc ăn nhất. Hôm kia mình ngồi uống cà vỉa hè trên đường mang tên Nguyễn văn Trỗi và có người hỏi HRG giá NVT là ai. HRG nói là mình không biết. Họ hỏi tên cũ của con đường là Lê văn Duyệt. HRG trả lời hơi dài về tiểu sử của ông. Hết.
Dường như ngày ta càng thấy rõ nét hơn, nếu không muốn nói là đậm nét, cái... đau buồn của lịch sử,
Xóangười Anh nói 'wait anh see' = thời gian sẽ trả lời, có thể có 2 nghĩa:
1) ta sẽ thấy,
2) lịch sử là của... tạo hóa, nên nó là bất khả chuyển di.
Cám ơn anh Hai, tối anh bình!