Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

775. Đít mình lom nhom, lo dòm đít họ (Thư giãn cuối tuần)


Người ta nói thế nhân
Chắc không phải vô tình
Phải có gì trong đó:
Nơi quỷ khóc, thần kinh!

Tôi dần nhớ lại câu thành ngữ (xứ Quảng!) này, khi nghĩ về trò chơi ‘Tự bạch’ ở bên châu Âu vào những năm 1860 - mà tôi có ấn tượng với câu ‘Đường ta, ta cứ đi, ai nói gì cũng mặc’, hay ‘Chó sủa mặc chó, lạc đà cứ đi’… Sau đó, ngoài câu ‘đít mình lom nhom, lo dòm đít họ’, tôi còn nhớ các thành ngữ mà được nghe ở vùng đồng bằng sông Hồng như ‘Cái dốt đốt cái tài’, ‘Đồ Bùi Đằng’, ‘Con ếch to bằng cái bình tích’, ‘Cóc quay đầu về hang’, ‘Đứng trên tàu lá chuối, nhìn thấy Tòa thánh Va-ti-căn’, ‘Nói chuyện Hà Tây, chết cây Hà Nội’…, rồi mới đây là của một anh bạn ở miền Tây như ‘Tu thân bằng cây kềm, tề gia bằng cây roi, trị quốc bằng cây cùm, bình thiên hạ bằng cây gươm’ (*)… mà tôi sẽ kể lại ‘một số’ ấn tượng khi tôi được… gặp gỡ những câu/từ này. 
1. ‘Đường ta, ta cứ đi, ai nói gì cũng mặc’: Vào thập niên 60 thế kỉ 19, ở nhiều nước châu Âu, đặc biệt là ở Anh, xuất hiện một trò chơi độc đáo. Thoạt tiên nó không có tên gọi, về sau người ta đặt cho nó là trò chơi ‘Tự bạch’… (gồm 20 câu!): 1. Đức tính mà bạn quý nhất nói chung, 2. Đức tính mà bạn quý nhất ở người đàn ông, 3. Đức tính mà bạn quý nhất ở người phụ nữ, 4. Đặc điểm chủ yếu của bạn, 5. Quan điểm của bạn về hạnh phúc, 6. Quan niệm của bạn về đau khổ, 7. Tính xấu mà bạn dễ tha thứ nhất, 8. Tính xấu mà bạn ghét nhất, 9. Người mà bạn ghét, 10. Công việc mà bạn yêu thích, 11. Nhà thơ mà bạn yêu thích, 12. Nhà văn mà bạn yêu thích, 13. Vị anh hùng mà bạn yêu thích, 14. Nhân vật nữ mà bạn yêu thích, 15. Thứ hoa mà bạn yêu thích nhất, 16. Màu sắc mà bạn yêu thích nhất, 17. Cái tên mà bạn yêu thích nhất, 18. Món ăn mà bạn yêu thích nhất, 19. Câu cách ngôn mà bạn thích nhất, 20. Câu châm ngôn mà bạn thích nhất. (hoavienvien.wordpress.com)
…Thời thanh niên, tôi có đọc vài lần ‘Tự bạch’ của Marx và có ấn tượng với các câu mà ông thích nhất, như: ‘Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi’, hay ‘Hoài nghi tất cả’: đúng, nên hoài nghi tất cả… Ngoài ra, ông còn rất thích câu ‘Đường ta, ta cứ đi, ai nói gì cũng mặc’, mà nếu không nhầm, là một câu danh ngôn của người Đức!, nó có ý nghĩa tương đương với câu dưới đây.

2. ‘Chó sủa mặc chó, lạc đà cứ đi’ (The dogs bark, but the caravan goes on): Câu nói này nguyên thủy là ngạn ngữ nổi tiếng của Tây Ban Nha: ‘Chó sủa mặc chó, lữ hành cứ đi’.
Truyện kể rằng, một lần Trang Tử có việc phải lên kinh thành, đi cùng một đoàn người đi buôn. Ngày nghỉ đêm đi, cứ thế chả mấy chốc mà cũng quá nửa chặng đường. Trong đêm tối, đoàn người thắp đuốc mà đi, thỉnh thoảng cũng nói chuyện vài câu cho nó xua tan đi cái u ám của đất trời. Đến khi đi qua một ngôi nhà ven đường nọ thì đoàn người dừng chân nghỉ ngơi. Tự nhiên trong nhà tiếng cầy sủa ăng ẳng. Trang Tử mới nhủ thầm:
-Tiên sư cha mày chứ, việc ông ông đi, liên quan gì đến mày mà mày sủa nhặng xị cả lên. Đúng là ngu như cầy, không liên quan gì đến mình mà cũng sủa nhặng cả lên. Suốt đời làm cẩu ăn cơm thừa canh cặn thôi cẩu ạ.
Nghỉ ngơi xong đoàn người lại lên đường đi tiếp về hướng kinh thành. Đi nhiều phải nghỉ, đoàn người dừng lại dưới một gốc cây, ngả lưng sau cả một ngày đường vất vả. Trong cơn mê, Trang Tử mơ mình là con cẩu. Cũng lại có một đoàn người đi qua cái ngôi nhà nọ, bọn người nó cứ nhìn soi mói vào Trang Tử. Trang Tử nhủ:
-Tiên sư cha bọn mày chứ, đi thì cứ đi, sao mà phải nhìn ông làm cái gì? Ông là cầy đấy, có cái gì lạ mà bọn mày phải nhìn như chưa bao giờ được nhìn thế? Đi thì bọn mày cứ đi đi, việc gì phải nhìn tao? 

Giật mình Trang Tử tỉnh giấc, mồ hôi ướt đầm áo. Trang Tử băn khoăn tự nhủ trong cái giấc mơ kia thì cẩu mơ thành người hay là người mơ thành cẩu. (kenhsinhvien.net)
…Nhớ lại, cách đây khoảng 2 năm, một Facebooker vì có nhắc đến câu ‘chó sủa mặc chó, lạc đà cứ đi’ này, mà suýt có người chửi, thì người Tây Ban Nha có câu ngạn ngữ này cách đây mấy ngàn năm, tại sao nghe chữ ‘chó’ thì lại nháy động tâm can, ‘chó’ có gì thua ‘lạc đà’ đâu!… Ngoài ra, các đại gia cũng rất kết câu này:
‘Khi được đặt câu hỏi về một loạt những tin đồn, bao gồm từ nguồn gốc tài sản, đến việc kinh doanh mang tính ‘Mafia’ được gắn cho những doanh nhân trở về từ Đông Âu, đến tin đồn ông ‘bị thủ tiêu’ khi ông ít xuất hiện ở các sự kiện công cộng, ông Vượng nói:
-‘Các cụ đã có câu, chó cứ sủa, đoàn người cứ đi. Tôi cứ tập trung vào việc của mình thôi’ (Phạm Nhật Vượng), hay:
-‘Nếu không cư xử hợp tình, hợp lý thì liệu tôi có thể cùng với người khác xây dựng FPT Internet từ một trung tâm 4 người giờ là công ty hàng nghìn người với doanh thu cả trăm triệu USD hay không? Người ta cứ nói, tôi cứ làm’ (Trương Đình Anh).
Nhiều người ở FPT thì biết câu nói nguyên bản mà Đình Anh ‘phản pháo’ những người chỉ trích mình là: ‘Chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến’. (vitalk.vn/threads)
3.‘Cái dốt đốt cái tài’, ‘Đồ Bùi Đằng’, ‘Con ếch to bằng cái bình tích’, ‘Cóc quay đầu về hang’, ‘Đứng trên tàu lá chuối, nhìn thấy Tòa thánh Va-ti-căn’, ‘Nói chuyện Hà Tây, chết cây Hà Nội’… là các thành ngữ dân gian mà tôi nghe được ở quê hương của ‘Nền văn minh sông Hồng’ (*).
Cái dốt đốt cái tài’, hay ‘cái giả phá cái thật’, nói văn chương hơn là cái thời mà ‘đồng thau lẫn lộn’, ‘tranh tối tranh sáng’, ‘lộng giả thành chân’, ‘thật giả khó phân’… Có một anh bộ đội giải thích nôm na nó là chuyện ‘con sâu làm rầu nồi canh’ - cái thời mà có rất nhiều ‘hàng giả’, ví dụ như không ít người đã bán cà phê giả ở Ban Mê trong 20 năm nay (*), thậm chí là ‘người giả’ - kẻ mà cảm thấy rất khó chịu hay vô cùng khó chịu khi nghe nói thật…, đến đây thì một ông bác sĩ pha ‘hề’ như sau:
-Có 99% rượu ngoại là rượu giả, thì ta cứ nghĩ là rượu thật uống cho nó sướng, điên gì mà nghĩ là rượu giả chi cho nó khổ! (ha..ha..ha…)
Còn ‘Đồ Bùi Đằng’ là để chỉ những ai như ông Bùi Đằng - một hình tượng ‘ngố’ đặc trưng ở xứ Hà-Nam-Ninh xưa (nghe nói ổng cùng xóm với chủ nhân của cái ‘Bảo tàng đồng quê’, hay nhà tài trợ cho tạp chí ‘Văn nhân Nam Định’!), chả có học hành gì mấy, sống lang bang không làm gì, thường đội cái mũ cối bằng nhựa màu trắng, mà nghe nói ở đâu có ‘đông, vui, hao’ thì ổng liền ‘chai mặt’ ghé vào làm… một bữa no nê rồi ra về, chuyện có thật! (Tuy nhiên, nghe nói ổng lại có 2 đứa con học đại học, và các cháu ngoan lắm!). ‘Cóc quay đầu về hang’, có thể xuất phát từ một thành ngữ rất xa xưa của người Miêu tộc! (*) là ‘hồ tử thú khâu’ (cáo chết quay đầu về gò, ý nói ‘đi xa nhớ về quê hương/xứ sở’), nhưng ở đây có ngụ ý hoàn toàn khác, theo một số cụ già ở ngoài Bắc thì nó ám chỉ những người chê bai xứ mình (hay vợ/chồng mình), đi xứ khác làm ăn, tưởng là ngon ăn, không ngờ bị thất bại thê thảm mà phải quay về ‘bến cũ’, nên bị hàng xóm láng giềng cười chê. ‘Con ếch to bằng cái bình tích’ là chuyện nói phét (từ miền Bắc) hay ‘chém gió’ (từ miền Nam), đại khái là có ông kia đi nhậu xỉn, về khuya, thấy một con ếch to bằng cái bình tích, ổng vật lộn với nó một hồi thì cũng bắt được nó và bỏ vào cái thùng doa (thùng tưới rau), ngờ đâu sáng mai thức dậy thì nó đã chui từ cái vòi mà đi mất: con ếch có đường kính 20cm mà chui ra khỏi cái miệng thùng doa đường kính 2cm!, ha..ha…
v..v…
4.‘Đít mình lom nhom, lo dòm đít họ’: Như đã nói ở trên, đây là một câu thành ngữ mà tôi được nghe từ nhỏ, nói nôm na là để chỉ những kẻ mà làm chuyện của mình chưa tới đâu, nhưng chuyên đi dòm ngó, tọc mạch, moi móc chuyện của người khác để thỏa mãn ‘cái-tôi-quán-tính’ của mình một cách vô bổ, thậm chí là gây tác hại cho mình và cho người khác/xã hội, mà hậu quả là làm hạn chế, và dần dần làm thui chột tài năng của chính mình, tuy ban đầu họ có vẻ được tự sướng được vài ‘trống canh’, nhưng cuối đời chỉ còn lại những tiếng ‘gáy’ thoi thóp mà chả ai quan tâm, và vì thế thì lấy đây ra những tài năng lớn cho xã hội (tất nhiên là cũng có, nhưng chỉ là hãn hữu - đối với những kẻ ‘không dòm đít họ’)..., tuy nhiên, ở đây tôi sẽ không lý sự dài dòng, mà lại kể một số ít tin… thời sự.
Số là tôi rất thích đi bộ vào cuối chiều…, và trước mắt của tôi là kênh Thời sự VTV1, nghe nói:
*Có một xã ở huyện Mường Tè (Lai Châu), có 29 người thì đến 24-25 người bị nhiễm HIV/AIDS… VN cần 6.500 tỉ đồng cho Chương trình phòng chống AIDS từ nay đến năm 2020…
*Siêu bão Melor
(*) từ 15-18/12 làm 41 người Philippines bị thiệt mạng…
*Tối 18-19/12, SG lạnh (22oC), ngoài Bắc lạnh hơn (Hà Nội/vùng Đông Bắc, 12-14oC), còn vùng Tây Bắc rất lạnh/có băng giá (Sapa, 3oC)…
*Con ruồi đắt nhất hành tinh: 500 triệu đồng và vụ Tân Hiệp Phát 
(*)
*Đặc biệt là thế giới mới sáng tạo ra mạng LiFi nhanh gấp 100 lần mạng Wi-Fi:
-Hiện chuẩn Wi-Fi đang rất tiện dụng, nhưng nếu muốn triển khai ở quy mô lớn hơn thì LiFi sẽ là công nghệ ưu việt hơn cho tốc độ nhanh gấp 100 lần và có tính bảo mật cao hơn. LiFi sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu, thay vì sử dụng sóng radio như Wi-Fi. Hiện LiFi đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng nó sẽ sớm được triển khai ngoài thực tế. Nhờ sử dụng ánh sáng để truyền dữ liệu nên băng thông của LiFi có thể cao cấp 100 lần so với Wi-Fi. Tốc độ này tương đương với tải về 18 bộ phim (mỗi bộ nặng 1,5GB) chỉ trong vỏn vẹn 1 giây. Các kết quả từ phòng thí nghiệm cho thấy kết nối LiFi có thể đạt tốc độ tới 224Gbps. Ngoài thực tế, các nhà khoa học cho biết hiện mới chỉ truyền được dữ liệu ở tốc độ 1Gbps. Đột phá trên được công bố từ năm 2011 bởi Harold Haas của Đại học Edinburgh. Ông đã chứng minh được rằng sử dụng ánh sáng từ LED có thể truyền nhiều dữ liệu hơn trạm di động. Các thử nghiệm hiện tại đang sử dụng Visible Light Communication (VLC), một dạng của ánh sáng được phát trong dải tần số từ 400 tới 800 terahertz.
Có vẻ như Wi-Fi sẽ không bị thay thế bởi LiFi. Các nhà tạo ra LiFi cho biết Wi-Fi đã ăn sâu vào gốc rễ của đời sống xã hội nên việc thay thế chúng là không thực tế. Thay vào đó, họ sẽ hướng tới việc xây dựng một chuẩn tương thích với các hệ thống hiện tại. Và như vậy, tương lai chúng ta có thể chuyển đổi dễ dàng qua lại giữa kết nối dữ liệu mạng di động, Wi-Fi và LiFi từ chiếc điện thoại di động… ‘Tương lai chúng ta sẽ không chỉ có 14 tỉ bóng đèn điện và sẽ có 14 tỉ thiết bị kết nối LiFi trên toàn cầu cho tương lai sạch hơn, xanh hơn và sáng sủa hơn’, Haas nói. (m.vietnamnet.vn)

***
Cuối cùng…
Dĩ nhiên là việc nghiên cứu khoa học sẽ không ngừng tiếp diễn, nhưng việc nghiên cứu chuyện ‘long long ago’ (ngày xửa ngày xưa) như chuyện Hằng Nga Hằng Nghiếc, Khổng Tử Khổng Tiếc, Lý Bạch Lý Biếc, Quan Công Quan Ciếc, Thơ Đường Thơ Điếc, Văn Miếu Văn Miếc, … gì đó cũng hơi bị cần thiết: ‘no objection’ (không phản đối). Tuy nhiên, khi đọc câu trên: ‘Các nhà tạo ra LiFi cho biết Wi-Fi đã ăn sâu vào gốc rễ của đời sống xã hội nên việc thay thế chúng là không thực tế’, tôi mới nghĩ các chuyện xưa tích cũ nói trên là:
Rằng hay thì cũng có hay
Nhưng không đến nỗi lại… bay tới trời!


(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1.Cà phê giả = bột đậu, bắp + hóa chất Trung Quốc: Mỗi tháng cung ứng ra thị trường hàng tấn cà phê bột nhưng thực chất chỉ là đậu nành, bắp và hóa chất không rõ nguồn gốc. Theo giới kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, hiện rất nhiều cơ sở chế biến cà phê không bảo đảm chất lượng hoặc cà phê giả. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (condongdaklakbmt)… ‘Choáng với cà phê bẩn’: Vì lợi nhuận các đối tượng đã bất chấp thủ đoạn để chế biến ra những loại cà phê siêu giả và độc hại..., xem thêm: http://www.nguoitieudung.com.vn/choang-voi-ca-phe-ban-av38333.html
2.Con ruồi đắt nhất hành tinh, xem thêm: https://www.facebook.com/notes/nguyễn-hữu-hợp/con-ruồi-đắt-nhất-hành-tinh-500-triệu-và-bản-án-2000-tỷ/10154413416379829
3.Dân tộc du mục Hoa Hạ: Cách đây 50 triệu năm, đảo Ấn Độ nhập vào châu Á... Dãy Himalaya đã chặn những đám mây mang hơi nước từ biển, nên bên kia ngọn núi là khô khốc, nóng và hình thành những hoang mạc, rồi những cơn gió sa mạc đã cuốn cát bụi về phía Bắc Trung Hoa, mà tạo thành nền văn minh trồng lúa từ hai chục ngàn năm nay... Rồi cả một câu chuyện ‘huyền sử’ dài dằng dặc sau đó (và được đa số sử gia Tàu thống nhất là Lịch sử Trung Hoa bắt đầu từ thời nhà Chu)… Trong ‘Đông Chu liệt quốc’, khoảng thế kỷ 11TCN, nếu không nhầm là mở đầu bằng câu chuyện Cửu vĩ hồ ly Đắc Kỷ dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thương bởi rợ Khuyển-Nhung, chủ yếu là bởi các bộ lạc từ phía bắc sông Hoàng Hà tràn sang (đứng đầu là Cơ Xương, rồi Cơ Phát)… Năm 220TCN, Tần Thủy Hoàng (rồi các triều đại khác - thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 16) cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành để chống sự tràn xuống từ các thế lực phương bắc như Hung Nô, Mông Cổ, người Turk (Thổ), Mãn Châu… Từ năm 546, quân Đột Quyết từ phương Bắc liên tục vào quấy phá vùng quan nội, trong đó có 33 lần tấn công quân Tùy-Đường; năm 756, cầm đầu bởi An Lộc Sơn, chúng tràn vào Trường An làm nhà Đường suýt bị diệt vong… Từ năm 1127, nhà Tống (Nam Tống) bị các bộ lạc/thế lực từ phương bắc, tây bắc như A Cốt Đả, Kim, Liêu, Mông Cổ, Nữ Chân, Tây Hạ, Thổ Phồn… tấn công dồn dập và cuối cùng bị diệt vong bởi người Mông Cổ (Hốt Tất Liệt) vào năm 1279… Cuối thời nhà Minh (thế kỷ 17), danh tướng Ngô Tam Quế đã mở cửa thành Sơn Hải Quan để cho quân Mãn Châu từ phía Bắc tràn vào… Như vậy, người Tàu có xuất xứ F1 là người Hoa, Hạ, từ phía bắc sông Hoàng Hà (Bình Nguyên Hoa Bắc - xuất phát từ tỉnh Hà Bắc, quê hương của người vượn Bắc Kinh): ‘Năm 2700 TCN, thủ lĩnh Hạ tộc là Hoàng Đế
 đông tiến chiến thắng Viêm Đế, thủ lĩnh của tộc Hoa. Hai bộ tộc này đã liên minh với nhau đánh bại tộc Xi Vưu, chiếm cả Trung Nguyên. Hai bộ tộc Hoa, Hạ dần dần hợp thành bộ tộc Hoa Hạ. Về sau Hoa Hạ còn dung hợp các tộc Tạng Miến, Thổ Hỏa La, Đông Di, Thông Cổ Tư, Tây Giới, Chúc Dung Thị, hậu duệ Xi Vưu, Hung Nô, Tiên Bi, v..v... Từ triều đại nhà Chu, các dân tộc và bộ tộc không ngừng hợp lại, khu vực sinh sống cũng không ngừng được mở rộng, từ lưu vực Hoàng Hà đến khu vực sông Hoài, Tứ Thủy, Trường Giang và Hán Thủy. Sau khi thống nhất các bộ tộc Trung Nguyên, Hoa Hạ đã kết hợp linh vật của mình cùng với linh vật của các bộ tộc đó thành con rồng. Ngày nay, nhiều học giả tại TQ vẫn gọi Hán tộc và những tộc thiểu số là dân tộc Hoa Hạ’ (wikipedia), đồng thời, các thế hệ F2, F3, F4… của người Tàu được hình thành do 'hợp chủng' bởi các dân tộc như A Cốt Đả, Đột Quyết, Hán, Hồi Hột (Duy Ngô Nhĩ), Hung Nô, Khuyển, Khương, Kim, Liêu, Mãn Châu, Miêu, Mông Cổ, Nhung, Nữ Chân, Tạng, Tây Hạ, Thổ Phồn/Thổ Phiên, Turk, Xích Địch…, trong đó có một thiểu số dân thuộc một số bộ lạc Bách Việt do ở lại (không di chuyển về phía Nam) mà bị đồng hóa, nhưng xét về khái niệm ‘chủng tử Tàu’ thì đây chỉ là thứ yếu, rất yếu. Tóm lại, do một quy luật lịch sử tự nhiên nào đó mà các dân tộc ‘Tàu’ nói trên dần dần tiến về phía Nam, có lẽ vì phía bắc lạnh giá, dị ứng với dân tộc ‘Nga’, còn phía nam thì ấm hơn, đất đai màu mỡ hơn! Họ đã và đang tiến đến cửa ải Lạng Sơn và định... xơi luôn Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanamar, Indonesia, Malaysia, Singapore…, nhưng bị buộc phải dừng lại tại bên kia biên giới Lạng Sơn và Biển Đông. Và cũng vì bước tiến nói trên mà trong tiềm thức của các ‘lãnh tụ hậu duệ’ của người Hoa Hạ luôn luôn chứa đựng ý niệm ‘tiến về phía Nam’ mà nay được thể hiện một cách tiêu cực và phản tự nhiên bởi ‘chủ nghĩa bành trướng Đại Hán’.
4.Nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc (nền văn minh sông Hồng, hay văn minh Việt cổ): Không còn nghi ngờ gì nữa, khi người Hoa Hạ từ phía Bắc sông Hoàng Hà tiến vào Trung Nguyên thì ở xứ ‘Việt xưa’ đã tồn tại một nền văn minh độc lập là nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc: ‘Quá trình thống nhất Văn hóa Đông Sơn
 cũng là quá trình liên kết các nhóm cư dân Việt cổ - người Lạc Việt thành một quốc gia với một hình thái nhà nước sơ khai. Đó là nước Văn Lang đời Hùng Vương. Theo đánh giá của các chuyên gia khảo cổ học thì nhà nước Văn Lang hình thành vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ III trước Công Nguyên, tức là cách nay gần 5.000 năm. Nước Văn Lang chuyển giao ‘hòa bình’ thành nước Âu Lạc. An Dương Vương dời Đô từ Phong Châu về Cổ Loa. Nước Văn Lang ra đời trên một nền tảng kinh tế đã phát triển, chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước đạt đến trình độ dùng lưỡi cày bằng đồng thau và sức kéo của trâu, bò. Chăn nuôi có chó, lợn, gà, vịt, trâu, bò, voi. Nghề thủ công có đúc đồng, luyện sắt, làm đồ gốm, đan lát, mộc, dệt, sơn... Nhà cửa, trang phục, nhiều phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa còn được ghi lại bằng hình ảnh trên các di vật Đông Sơn, nhất là trên trống đồng… (wikipedia)
5.Người Miêu tộc, vd: Lam Phượng Hoàng, Đông Phương Bất Bại, xem thêm phim ‘Tiếu ngạo giang hồ’ (Lý Liên Kiệt), tại: https://www.youtube.com/watch?v=o4DvK0TAwLw
6.'Sơ lược nguồn gốc dân tộc Việt', xem: http://hoangvanlac31.blogspot.com/2015/08/so-luoc-nguon-goc-dan-toc-viet.html
7.Siêu bão Melor: Theo Reuters, Hội đồng Giảm nguy cơ thiên tai và quản lý thảm họa cho biết 41 người thiệt mạng chủ yếu do bị cây đè, chết đuối, điện giật và bị lở đất chôn vùi. Ngoài ra còn có 4 người mất tích, 20 bị thương. Khoảng 750.000 người phải di tản và 30% vẫn chưa thể trở về nhà, sẽ phải đón Giáng sinh trong các trung tâm trú ẩn… (tuoitre.vn)
8.Trị quốc bằng cây cùm…: Triết Tàu thì có ông chệt Khổng Tử với cái chiêu ‘tu thân bằng cây kềm, tề gia bằng cây roi, trị quốc bằng cây cùm, bình thiên hạ bằng cây gươm’ (hairachgia.blogtiengviet.net)

22 nhận xét:

  1. tran-sinh [Blogger] Email 20.12.15@09:20
    Vẫn là đít thôi mà phải là:
    MẮT MÌNH LOM NHOM ĐI NHÒM ĐÍT HỌ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở đời chỗ thấp chỗ cao
      Quanh đi quẩn lại cũng là... bot-tom
      Hi..., hôm nay cúp điện nên trả lời trễ, sr, chúc anh CN vui.

      Xóa
  2. Lưu comt MRC:

    Mùa đông về giá lạnh
    Ước hơi em: quên buồn
    Đường chiều ta một bóng
    Mưa xuống càng lạnh thêm
    Trước thềm hai mắt mỏi
    Bóng đèn tắt mờ câm
    Hơi thầm sao không ấm
    Dáng em thơm: mơ hồ

    Trả lờiXóa
  3. Lưu comt Trần Sinh:

    Đò đêm không thấy bóng người
    Cây liêu xiêu bóng, trăng mờ mờ cung
    Trắng dòng soi nước mông lung
    Nhạc tình lả lướt, sương buông xuống đời

    Trả lờiXóa
  4. Lưu comt Hoàng Thư:

    Về đây khi bóng tối còn tiếc luyến
    Về đây với chiều mưa trời gió cuốn
    Về đây với căn phòng bóng một người
    Ta ước ai: chỉ một bóng đèn buồn
    *
    Về đây khi khói thuốc còn vướng víu
    Về đây với màn chăn mùi kéo níu
    Về đây với không gian rất lạnh lùng
    Ta với ta: thơ tình rớt giọt… mù

    Trả lờiXóa
  5. Lưu comt Phi Hùng:

    Chiều đông sóng động mái nhà
    Em xinh như thế, anh thà quên... anh

    Trả lờiXóa
  6. phanchautuan56 [Blogger] Email 20.12.15@17:20
    Xin chào nhà gomlabang, ta là Trùng Dương PHAN CHÂU TUẤN, anh trai của LÃO NGOAN ĐỒNG PHAN CHÂU THANH ĐÂY.
    Ghé thăm nhà lão đọc thư giãn cuối tuần nhưng mỏi mắt quá. Ngươi công lực thâm hậu ghê, coi chừng luyện quá tẩu hỏa nhập ma đấy.
    Ghé thăm nhà ta thưởng thức phong cảnh người đẹp đi. Đảm bảo lão sẽ hài lòng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, anh làm tôi nhớ lại bạn Phan Châu Thanh, đúng là:
      Cuộc vui mới được nửa đêm
      Bỗng đâu sóng động, kẻ còn, người không

      Cám ơn anh đã ghé nhà, chúc tối vui.

      Xóa
  7. saumietvuon [Blogger] Email 20.12.15@20:01
    “Chó cứ sủa, đoàn người vẫn đi”. Chắc bà con hiểu câu ngạn ngữ này thật sâu xa, còn riêng Sáu chỉ hiểu nôm na là trong cuộc sống ta không nên để tâm vào những chuyện không đâu.
    Thật vậy, chó thì khi thấy người lạ nó phải sủa, vì đó là bản năng của chúng. Loài chó khôn mà được người huấn luyện chu đáo thì không hề sủa bậy, còn loài ngu si mà lại mất dạy thì khi thấy tàu dừa bị gió lay qua bóng trăng đêm cũng sủa. Nó thấy chi cũng tru tréo miết rồi mệt mỏi nằm co ro mõm đút vào háng của nó, thấy người dù không nhấc đầu lên nổi cũng ráng ư ử vài tiếng.
    Nếu ta lỡ nuôi nhầm thứ này quả không khỏi bực mình vì hay bị tiếng sủa phá giấc thì nên đem “chó đổi chiếu”, hiii..., chứ nếu cứ “CHẤP NỆ” hoài sẽ sinh điều khó chịu không tốt cho sức khỏe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một lời bình rất.. ấn tượng, mình kết câu: 'Thật vậy, chó thì khi thấy người lạ nó phải sủa, vì đó là bản năng của chúng. Loài chó khôn mà được người huấn luyện chu đáo thì không hề sủa bậy, còn loài ngu si mà lại mất dạy thì khi thấy tàu dừa bị gió lay qua bóng trăng đêm cũng sủa. Nó thấy chi cũng tru tréo miết rồi mệt mỏi nằm co ro mõm đút vào háng của nó, thấy người dù không nhấc đầu lên nổi cũng ráng ư ử vài tiếng':
      -Uh, mọi thứ đều... phình phường.
      Cám ơn bạn, tuần mới tốt lành.

      Xóa
  8. ngonguyen2012 [Blogger] Email 20.12.15@20:18
    Những câu thành ngữ hay lại được diễn giải cặn kẽ...
    Chúc Nhagomlabang an vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là các câu chuyện từ 'những chuyến xe đời', dù sao đó cũng là những kỷ niệm đáng... nhớ,
      cám ơn anh, chúc tuần mới vui!

      Xóa
  9. Muội wa thăm Ca có đem theo rượu,mùa đông chắc Lệnh Hồ Ca ca xuống núi rồi.Ngày mới ấm áp Giáng Sinh an lành Ca Ca nè,
    Mến

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, tiểu sư muội ngoan,
      mà rượu này có... nhậu được với 'đóa hoa hồng tím... buồn' không nhỉ!, hi...,
      chiều vui nghen.

      Xóa
  10. Qủa đúng là một số người có kiểu Đít mình lom nhom, lo dòm đít họ....hiiiiiii.......
    THĂM ANH LB CHÚC ANH GIÁNG SINH AN LÀNH & HẠNH PHÚC !.....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, câu này mình nghe hồi nhỏ, nên nhớ lâu mà chẳng để ý lắm, không ngờ sau này ngày thấy nó càng... hay,
      cám ơn bạn MRC nhé, Noel vui nhé, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  11. TỊNH VÂN [Blogger] Email 21.12.15@23:09
    Chào Huynh,
    Muội ghé thăm đọc bài Huynh viết tuyệt vời lắm. Kính chúc Huynh Giáng Sinh An Lành và Hạnh Phúc!
    Muội Tịnh Vân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, mấy hôm nay huynh bận... đầu tư vào bài viết mới mà chưa sang thăm muội, sr nghen,
      thank muội, Noel vui nghen, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  12. Thu Phong 62 [Blogger] Email 21.12.15@23:16
    ...Đọc bài viết bạn thật thú vị, nó dắt ngừơi ta đi vòng vòng nhưng rất trí tuệ. Nên có chóng mặt TP cũng ráng đi tiếp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu ngày mới thấy thu phong
      Hèn chi đông đến, bão... lòng biển xa (Philippines)

      Hi..., cám ơn LL nhé, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
    2. Bao ngày bạn với mùa thu
      Bỗng đâu phong đến, đông sầu lất lây
      Sáng trời lạnh ngắt bàn tay
      Chiều mưa lất phất, thiên thai cõi nào!

      Xóa
  13. No-el vọng tiếng đàn cò
    Sáo ngân nga thổi, anh ngồi nhớ ai
    "Tuyết hồng, hồng tuyết" miệt mài
    Dã tràng xuôi ngược, sóng đùa cát trôi

    Trả lờiXóa