Hồi ký của ba, chim két buồn kêu vọng
Nắng soải xuống đồi, con nước đổ về xuôi
Mây trắng trôi trôi, thả hồn theo hư mộng
Ta đứng giữa trời, không biết sẽ về đâu!
Nắng soải xuống đồi, con nước đổ về xuôi
Mây trắng trôi trôi, thả hồn theo hư mộng
Ta đứng giữa trời, không biết sẽ về đâu!
Là học sinh giỏi toán cấp tỉnh và là tay đánh đàn classic (thường là những bài trong giáo trình ‘Guitar Classic - Carulli’), anh ta tên là Sơn… Khoảng năm 1983, tôi đã ngồi nghe anh đánh đàn bản ‘Hạ trắng’, trong một căn nhà lợp tôn cũ kỹ, chung quanh bao bọc bằng ván ‘đẻo’, nền bằng đất…, mà ấn tượng còn lại đến nay chỉ là cái cây bơ trước nhà, vươn cành che bóng mát cho một phần trước của căn nhà, nhưng vẫn nóng dưới bầu trời ‘có cái gió, có nỗi nhớ không mang tên’, đặc biệt là ‘có cái nắng’ nóng rực vào mùa hè ở Tây Nguyên… Thời ấy, có một căn nhà tôn với tường xi măng, nền đất… là một ước mơ của rất nhiều người, còn có một chiếc xe Honda ‘Đam’ hay ‘67’ thì đã thuộc loại khá rồi, nên chắc chắn là nhà anh… nghèo.
Chắc là anh đã quên tôi, nhưng đối với tôi, câu chuyện bi thảm dưới đây là không thể nào quên.
*
Ba của Sơn là giáo viên tiểu học, lúc thì hiệu trưởng, rồi hiệu phó, rồi thư ký công đoàn (chủ yếu là vì mưu sinh), nhưng lương thì chỉ có ‘ba cọc ba đồng’ (tức là ít, ở đây chỉ là ba mươi mấy đồng/tháng)… Thời đó, con người trong cái xã hội ‘bao cấp’ vẫn còn… tốt!, có thể nói là chưa có nhiều tham nhũng hay nhóm lợi ích (trừ nhóm chính trị)… Nhân tiện, xin nói thời ‘bao cấp’ là cái gì? Nó không hẳn là hoàn toàn có nghĩa xấu như một số lý luận (quá phê phán về quá khứ) trong mười mấy năm đổ lại đây, mà theo lý thuyết của… cncs, và trên thực tế thì người dân được nhà nước ‘bao’ một phần về y tế, giáo dục, nhà ở (tùy), nhu yếu phẩm (theo giá phân phối)…, đặc biệt là đối với cán bộ hay sinh viên, ví dụ như về học bổng thì mỗi sinh viên được cấp mỗi tháng 14 đồng (*)…
Sơn kể… Có một lần, một bà bán thịt heo đã tặng cho ông một miếng thịt chó chỉ bằng… cái nắm tay, ông nói:
-Thôi, ba con mình không ăn, để mời ông hiệu trưởng đến nhà nhậu trả ơn.
-Thôi ba, có miếng thịt tí xíu thì làm sao mà mời được, mà mời thì cả… năm mình không có thịt để ăn à!
Thế là hết chuyện ‘mời’!
Ông hiệu trưởng người miền Bắc, nhà cũng khá giả, do tập quán ngoài đó mà hễ lần nào có ‘hiếu hỉ’ thì cũng mời ông, nên ông mơ ước trong nhiều năm liền - rằng sẽ có ngày ông sẽ mời ông hiệu trưởng đến nhà ăn cơm một bữa, nhưng suốt đời, ông ‘Lão Hạc’ này không có bất cứ cơ hội nào để mời được: ông nghèo, đói, khổ, và đặc biệt là ông phải chết.
Chắc là anh đã quên tôi, nhưng đối với tôi, câu chuyện bi thảm dưới đây là không thể nào quên.
*
Ba của Sơn là giáo viên tiểu học, lúc thì hiệu trưởng, rồi hiệu phó, rồi thư ký công đoàn (chủ yếu là vì mưu sinh), nhưng lương thì chỉ có ‘ba cọc ba đồng’ (tức là ít, ở đây chỉ là ba mươi mấy đồng/tháng)… Thời đó, con người trong cái xã hội ‘bao cấp’ vẫn còn… tốt!, có thể nói là chưa có nhiều tham nhũng hay nhóm lợi ích (trừ nhóm chính trị)… Nhân tiện, xin nói thời ‘bao cấp’ là cái gì? Nó không hẳn là hoàn toàn có nghĩa xấu như một số lý luận (quá phê phán về quá khứ) trong mười mấy năm đổ lại đây, mà theo lý thuyết của… cncs, và trên thực tế thì người dân được nhà nước ‘bao’ một phần về y tế, giáo dục, nhà ở (tùy), nhu yếu phẩm (theo giá phân phối)…, đặc biệt là đối với cán bộ hay sinh viên, ví dụ như về học bổng thì mỗi sinh viên được cấp mỗi tháng 14 đồng (*)…
Sơn kể… Có một lần, một bà bán thịt heo đã tặng cho ông một miếng thịt chó chỉ bằng… cái nắm tay, ông nói:
-Thôi, ba con mình không ăn, để mời ông hiệu trưởng đến nhà nhậu trả ơn.
-Thôi ba, có miếng thịt tí xíu thì làm sao mà mời được, mà mời thì cả… năm mình không có thịt để ăn à!
Thế là hết chuyện ‘mời’!
Ông hiệu trưởng người miền Bắc, nhà cũng khá giả, do tập quán ngoài đó mà hễ lần nào có ‘hiếu hỉ’ thì cũng mời ông, nên ông mơ ước trong nhiều năm liền - rằng sẽ có ngày ông sẽ mời ông hiệu trưởng đến nhà ăn cơm một bữa, nhưng suốt đời, ông ‘Lão Hạc’ này không có bất cứ cơ hội nào để mời được: ông nghèo, đói, khổ, và đặc biệt là ông phải chết.
*
‘Bốn chín chửa qua, năm ba đã đến’, năm đó ông 53 tuổi. Ông đã ly thân với vợ, ông một nhà, bà một nhà, con cháu chạy qua chạy lại…
…5g sáng tờ mờ hôm đó, sang nhà vợ, ông bước vào ngõ sau, đưa tay vịn vào cánh cửa - đã có một phần bị mục ruỗng - ở sau bếp, bỗng ông đổ ập xuống nền đất. Người nhà đã đưa ông đến bệnh viện: ông bị tai biến mạch máu não và bị bán thân bất toại… Sau khi ngã xuống, ông còn kịp dặn dò là có một cuốn sổ tay ở trong cặp (đi dạy), và trăn trối:
-Nếu ba chết, con nhớ còn thiếu nợ ai thì trả cho hết nghe.
Thực ra, ông chỉ thiếu vài người, mỗi người vài đồng (tức là vài trăm ngàn ngày nay), có gì đâu mà ông phải lo lắng dữ vậy!
*
…5g sáng tờ mờ hôm đó, sang nhà vợ, ông bước vào ngõ sau, đưa tay vịn vào cánh cửa - đã có một phần bị mục ruỗng - ở sau bếp, bỗng ông đổ ập xuống nền đất. Người nhà đã đưa ông đến bệnh viện: ông bị tai biến mạch máu não và bị bán thân bất toại… Sau khi ngã xuống, ông còn kịp dặn dò là có một cuốn sổ tay ở trong cặp (đi dạy), và trăn trối:
-Nếu ba chết, con nhớ còn thiếu nợ ai thì trả cho hết nghe.
Thực ra, ông chỉ thiếu vài người, mỗi người vài đồng (tức là vài trăm ngàn ngày nay), có gì đâu mà ông phải lo lắng dữ vậy!
*
...Bệnh nhân ‘tai biến mạch máu não’ chỉ được cấp cho mỗi ngày vài viên vitamin C (hay ‘xuyên tâm liên’), còn mấy thứ ‘sang’ như B1, B12 thì chỉ được cấp cho cán bộ ‘trung cao cấp’ hoặc những ai có thân quen với giám đốc bệnh viện hay trạm trưởng trạm y tế huyện… Nói chung là cuối cùng thì ông cũng phải chết..., mà nếu bệnh đó xảy ra trong mười năm đổ lại đây thì không chết, vì người ta sẽ cắt một mảng xương sọ ra, hút hết máu ‘chết’ trong não ra (do động mạch bị tắt/vỡ), rồi sau đó 'dán' nó vào lại…
Hôm đó là ngày 1/9, mà đến ngày 3/9 thì tất cả các trường đại học ở VN đồng loạt khai giảng (đi từ Ban Mê/Gia Lai đến SG thì phải mất 2 ngày + 1 đêm, ngủ tại Ngã Ba Thành, nếu bị khổ nạn 'con heo dầu' thì càng thê thảm hơn), hơn nữa, ông trưởng khoa - một người cực kỳ nghiêm khắc - đã sắp xếp cho Sơn thi lại vào đúng ngày 3/9 để có thể vượt qua một học phần (bị thiếu điểm, trong số 65 học phần) và do đó được tiếp tục vào học năm học mới; do hiện tượng ‘hồi quang phản chiếu’ (tức là khoảng thời gian mà người bệnh bỗng đột ngột tỉnh táo lại trước khi chết), mà ông biết là mình sẽ chết và vĩnh viễn và vĩnh viễn không bao giờ được thấy lại mặt con mình và cái vũ trụ này nữa, ông mới thều thào nói:
-Con ở lại ngủ với ba một đêm nghe.
Cậu sinh viên còn quá trẻ nên đâu có hiểu gì về cuộc đời, về ý nghĩa của cái chết, về số phận của một con người, mà cậu chỉ biết lao vào cái lý tưởng trước mắt ‘của mình’, nên cậu nói:
-Con phải xuống Sài Gòn để khai giảng rồi ba à.
Rồi cậu quay lưng rời bệnh viện… Người cha đau khổ nhìn theo bóng con mình bằng cặp mắt vĩnh biệt: vâng, mấy ngày sau đó thì ông chết.
*
Hôm đó là ngày 1/9, mà đến ngày 3/9 thì tất cả các trường đại học ở VN đồng loạt khai giảng (đi từ Ban Mê/Gia Lai đến SG thì phải mất 2 ngày + 1 đêm, ngủ tại Ngã Ba Thành, nếu bị khổ nạn 'con heo dầu' thì càng thê thảm hơn), hơn nữa, ông trưởng khoa - một người cực kỳ nghiêm khắc - đã sắp xếp cho Sơn thi lại vào đúng ngày 3/9 để có thể vượt qua một học phần (bị thiếu điểm, trong số 65 học phần) và do đó được tiếp tục vào học năm học mới; do hiện tượng ‘hồi quang phản chiếu’ (tức là khoảng thời gian mà người bệnh bỗng đột ngột tỉnh táo lại trước khi chết), mà ông biết là mình sẽ chết và vĩnh viễn và vĩnh viễn không bao giờ được thấy lại mặt con mình và cái vũ trụ này nữa, ông mới thều thào nói:
-Con ở lại ngủ với ba một đêm nghe.
Cậu sinh viên còn quá trẻ nên đâu có hiểu gì về cuộc đời, về ý nghĩa của cái chết, về số phận của một con người, mà cậu chỉ biết lao vào cái lý tưởng trước mắt ‘của mình’, nên cậu nói:
-Con phải xuống Sài Gòn để khai giảng rồi ba à.
Rồi cậu quay lưng rời bệnh viện… Người cha đau khổ nhìn theo bóng con mình bằng cặp mắt vĩnh biệt: vâng, mấy ngày sau đó thì ông chết.
*
Hồi đó, để gởi thư đi Sài Gòn phải mất cả… tháng, nên khi cậu nhận được thư báo tin thì ông đã được chôn lâu rồi… Không về được, mà muốn về cũng không có tiền, nên đến Tết cậu mới về… thăm ông, đứng trước bàn thờ, một dòng nước mắt trào ra như cái ‘đại dương ạt ào uất ức của Thủy Tinh’: trên thế gian có 7 tỉ con người này, không có ai nhỏ cho ông một giọt nước mắt nào cả!, trừ cậu, mà cậu khóc không phải chỉ vì ông, mà còn vì số phận của con người ‘lỡ’ sinh ra trong cõi đời này:
-Hắn nhớ ba hắn, tuy không phải là nông dân, nhưng gốc nông dân, hắn cũng vậy thôi. Cái ông thầy giáo nông dân đó, vào một buổi chiều, trên cánh đồng gồm những bắp, đậu phụng, đậu xanh…, đã gây gỗ với một ‘nữ nông dân’ và bà ta đã dùng rựa rượt theo đòi giết ông ta - người thân hắn muốn giết nhau. Ông ta đã sợ bỏ chạy về nhà, xuồng bếp nấu một nồi bắp hầm (thời ấy, sau 1975, người dân không có đủ gạo để ăn, thậm chí bữa ăn chính cũng phải ăn bằng bắp già hầm). Về đến nhà, hắn nằm thừ ra đó trên một cái ghế bố, trên đầu hắn, có hàng ngàn, hàng vạn con chim két, có thể nói đến trăm ngàn, đã bay ngang qua và kêu vang động khắp bầu trời. Hắn lại nghe tiếng chim két kêu như là tiếng gào thét não nề, tiếng đe dọa dễ sợ, tiếng rên siết đau khổ tột cùng…, hắn thầy bầu trời xanh đang ở trên cao bỗng nhiên sà thấp thảm thiết xuống tận mặt đất… (‘Những người nông dân và ba hắn’, xem dưới).
*
-Hắn nhớ ba hắn, tuy không phải là nông dân, nhưng gốc nông dân, hắn cũng vậy thôi. Cái ông thầy giáo nông dân đó, vào một buổi chiều, trên cánh đồng gồm những bắp, đậu phụng, đậu xanh…, đã gây gỗ với một ‘nữ nông dân’ và bà ta đã dùng rựa rượt theo đòi giết ông ta - người thân hắn muốn giết nhau. Ông ta đã sợ bỏ chạy về nhà, xuồng bếp nấu một nồi bắp hầm (thời ấy, sau 1975, người dân không có đủ gạo để ăn, thậm chí bữa ăn chính cũng phải ăn bằng bắp già hầm). Về đến nhà, hắn nằm thừ ra đó trên một cái ghế bố, trên đầu hắn, có hàng ngàn, hàng vạn con chim két, có thể nói đến trăm ngàn, đã bay ngang qua và kêu vang động khắp bầu trời. Hắn lại nghe tiếng chim két kêu như là tiếng gào thét não nề, tiếng đe dọa dễ sợ, tiếng rên siết đau khổ tột cùng…, hắn thầy bầu trời xanh đang ở trên cao bỗng nhiên sà thấp thảm thiết xuống tận mặt đất… (‘Những người nông dân và ba hắn’, xem dưới).
*
Số phận ‘không kiếp’ của ông được 'tôi' lồng ghép vào câu chuyện ‘Bản nhạc ‘Chiều tà’ và ông ấy đã chết' (xem đường dẫn bên dưới), dưới đây là một đoạn:
Ông lấy cái khăn mù-soa lau nước mắt, sụt sùi khóc và kể:
-Cháu ơi, bác tâm sự cho cháu nghe nhé… Lúc còn thanh niên, bác đã biết bài hát ‘Chiều tà (Sérénata)’ và hát thuộc lòng bằng tiếng Pháp.
Sau khi lấy vợ, bác không bao giờ còn cảm xúc mà hát hay đánh đàn nữa. Sau (1975), bác không có việc làm vì già rồi, chỉ quanh quẩn ở nhà uống nước trà, đánh cờ tướng và chờ chết. Có lần vợ bác ở chợ về, thấy bác ngồi không làm gì, bà ấy chửi với cái ‘đòn gánh’ trong tay...(!), bác không phản kháng và im lặng chịu đựng. Bà ấy là nông dân, thẳng tính như vậy là bình thường cháu ạ, nhưng điều đó đã giết chết tâm hồn của bác, bác đã suốt đời nén chịu, không một lời than vãn. Không có ai hiểu và thông cảm cho bác, nay nhìn thấy cháu đi ngang qua chợ, bác có linh cảm rằng đây là người duy nhất và là người cuối cùng có thể lắng nghe tâm sự, hiểu và thông cảm cho đoạn cuối đời của bác.
Cháu ạ, bài hát ‘Chiều tà’ này bác không có dip được hát lại, bác mong vô cùng một tình yêu cháu ạ, bác mong có một người yêu để bác hát cho nàng nghe (nói xong ông lại sụt sùi khóc). Bây giờ có cháu ở đây, cháu hãy nghe bác hát lần cuối cùng nhé, bác sẽ mang bài hát này sang thế giới bên kia, mong rằng kiếp sau bác sẽ có người yêu và sẽ hát cho nàng nghe.
Rồi ông hát như sau:
Lắng trầm tiếng chiều ngân
Nhạc dặt dìu ái ân
Người ôi! Nhớ mãi cung đàn
Năm tháng phai tàn
Duyên kiếp vẫn còn lỡ làng…
*
-Cháu ơi, bác tâm sự cho cháu nghe nhé… Lúc còn thanh niên, bác đã biết bài hát ‘Chiều tà (Sérénata)’ và hát thuộc lòng bằng tiếng Pháp.
Sau khi lấy vợ, bác không bao giờ còn cảm xúc mà hát hay đánh đàn nữa. Sau (1975), bác không có việc làm vì già rồi, chỉ quanh quẩn ở nhà uống nước trà, đánh cờ tướng và chờ chết. Có lần vợ bác ở chợ về, thấy bác ngồi không làm gì, bà ấy chửi với cái ‘đòn gánh’ trong tay...(!), bác không phản kháng và im lặng chịu đựng. Bà ấy là nông dân, thẳng tính như vậy là bình thường cháu ạ, nhưng điều đó đã giết chết tâm hồn của bác, bác đã suốt đời nén chịu, không một lời than vãn. Không có ai hiểu và thông cảm cho bác, nay nhìn thấy cháu đi ngang qua chợ, bác có linh cảm rằng đây là người duy nhất và là người cuối cùng có thể lắng nghe tâm sự, hiểu và thông cảm cho đoạn cuối đời của bác.
Cháu ạ, bài hát ‘Chiều tà’ này bác không có dip được hát lại, bác mong vô cùng một tình yêu cháu ạ, bác mong có một người yêu để bác hát cho nàng nghe (nói xong ông lại sụt sùi khóc). Bây giờ có cháu ở đây, cháu hãy nghe bác hát lần cuối cùng nhé, bác sẽ mang bài hát này sang thế giới bên kia, mong rằng kiếp sau bác sẽ có người yêu và sẽ hát cho nàng nghe.
Rồi ông hát như sau:
Lắng trầm tiếng chiều ngân
Nhạc dặt dìu ái ân
Người ôi! Nhớ mãi cung đàn
Năm tháng phai tàn
Duyên kiếp vẫn còn lỡ làng…
*
Thế mà đã qua ba mươi ba năm... Và tối hôm nay, bỗng nhớ về ông, trừ một số trường hợp đặc biệt, mà hầu như chỉ có trên sách vở, tôi tự hỏi:
Ông sống không cha, không mẹ, không có tình yêu của vợ, không có tình thương của con cái, không có tình cảm chia sẻ của bạn bè (mối quan hệ chỉ có tính chất ‘đồng nghiệp’) - mà ông hoàn toàn đâu có muốn như vậy đâu!, vậy ông sống để làm gì?
Có mấy người tự nguyện đến thắp cho ông một nén hương, mà chỉ làm ‘nghĩa vụ’?
Ai cảm thông cho ông, trừ hàng vạn con két kêu rống xót xa, bi thảm vào cuối mỗi buổi chiều tà?
Ông đã sản sinh ra những người con để có cùng số phận như ông?
Phải chăng thượng đế đã sai lầm?
Và linh hồn là cái gì?
Mà nếu có linh hồn, phải chăng là nó đang lang thang vất vưởng ở một cõi ‘bất khả tri’ nào đó?
Hay là nó đang ở… địa ngục, mà thượng đế có hỗ trợ tí xíu gì để ông có thể được lên thiên đường hay niết bàn - là những lời chém gió ‘bất khả tri’ của những con người quá ư là phàm tục?
Ông sống không cha, không mẹ, không có tình yêu của vợ, không có tình thương của con cái, không có tình cảm chia sẻ của bạn bè (mối quan hệ chỉ có tính chất ‘đồng nghiệp’) - mà ông hoàn toàn đâu có muốn như vậy đâu!, vậy ông sống để làm gì?
Có mấy người tự nguyện đến thắp cho ông một nén hương, mà chỉ làm ‘nghĩa vụ’?
Ai cảm thông cho ông, trừ hàng vạn con két kêu rống xót xa, bi thảm vào cuối mỗi buổi chiều tà?
Ông đã sản sinh ra những người con để có cùng số phận như ông?
Phải chăng thượng đế đã sai lầm?
Và linh hồn là cái gì?
Mà nếu có linh hồn, phải chăng là nó đang lang thang vất vưởng ở một cõi ‘bất khả tri’ nào đó?
Hay là nó đang ở… địa ngục, mà thượng đế có hỗ trợ tí xíu gì để ông có thể được lên thiên đường hay niết bàn - là những lời chém gió ‘bất khả tri’ của những con người quá ư là phàm tục?
Một lần nữa, tôi đã khóc.
Tôi không khóc cho ông, mà lại khóc cho tôi!
Tôi không khóc cho ông, mà lại khóc cho tôi!
(Hết)
---------
Chú dẫn:
1-Bản nhạc ‘Chiều tà’ và ông ấy đã chết, xem:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/ban-nhac-chieu-ta-ong-ay-chet.html
2-Mỗi sinh viên hồi đó được cấp 14 đồng/tháng (so với lương cán bộ sơ cấp: 36đ, trung cấp: 45đ, cao cấp: 64đ (kỹ sư…): số tiền này bằng khoảng 1.400.000đ hiện nay - điều này có nghĩa là đồng tiền hồi đó lớn hơn hiện nay trên 10.000 lần, hay đồng tiền hiện nay bị mất giá trên 10.000 lần!, và đó cũng là một trong những hậu quả của cơ chế ‘bao cấp’, hay nói rộng hơn là của ‘nhóm lợi ích’!
3-‘Nhóm lợi ích’ là cái gì? Nguyên gốc tiếng Hy Lạp là OLIGARCH (còn tiếng Anh hiện nay là ‘Interest group’), có nghĩa là một nhóm chỉ có vài người mà gần như nắm toàn bộ tài sản/quyền lực của quốc gia: ‘Đi ngược lại truyền thống, đi ngược lại đạo đức công cộng và thù địch với chính quyền trung thực, các nhóm lợi ích này đã đạt được vị thế quyền lực tới mức có thể đe dọa chính nhà nước’ (Hugo Black, chuyentrang.tuoitre.vn). Nhóm này đã có từ thời phong kiến (xem ‘Đông Chu liệt quốc’ chẳng hạn). Ở bên Mỹ có từ thời tổng thống Jefferson (1743-1826). Ở bên Tàu minh họa rõ nhất trong câu chuyện Hòa đại nhân (1750-1799, trong phim ‘Tể tướng Lưu gù’, mà đã được Kim Dung hư cấu thành nhân vật Vi Tiểu Bảo trong cuốn ‘Lộc đỉnh ký’). Ở bên Nga rõ nhất là thời tổng thống Yeltsin - trong đó (nghe nói rằng) có một nhóm 7 tên ‘siêu quyền lực’ đã nắm trọn quyền lực về tài chính (và do đó chính trị) của nước Nga, may mắn Putin vươn lên thành ‘người hùng’ (chỉ trong giai đoạn 2000-2004) với tuyên bố ‘cho làm ăn, nhưng đừng nhúng tay vào chuyện chính trị’ mà đã làm cho 4 tên sợ bỏ trốn ra nước ngoài, 3 tên ở lại đã bị ‘lượm’, rồi 4 tên kia cũng lần lượt bị ám sát!, xem thêm:
https://vi-vn.facebook.com/YeuToQuoc/posts/689213744427593
4-‘Những người nông dân và ba hắn’, xem:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/02/12-nhung-nguoi-nong-dan-va-ba-han.html
1-Bản nhạc ‘Chiều tà’ và ông ấy đã chết, xem:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/ban-nhac-chieu-ta-ong-ay-chet.html
2-Mỗi sinh viên hồi đó được cấp 14 đồng/tháng (so với lương cán bộ sơ cấp: 36đ, trung cấp: 45đ, cao cấp: 64đ (kỹ sư…): số tiền này bằng khoảng 1.400.000đ hiện nay - điều này có nghĩa là đồng tiền hồi đó lớn hơn hiện nay trên 10.000 lần, hay đồng tiền hiện nay bị mất giá trên 10.000 lần!, và đó cũng là một trong những hậu quả của cơ chế ‘bao cấp’, hay nói rộng hơn là của ‘nhóm lợi ích’!
3-‘Nhóm lợi ích’ là cái gì? Nguyên gốc tiếng Hy Lạp là OLIGARCH (còn tiếng Anh hiện nay là ‘Interest group’), có nghĩa là một nhóm chỉ có vài người mà gần như nắm toàn bộ tài sản/quyền lực của quốc gia: ‘Đi ngược lại truyền thống, đi ngược lại đạo đức công cộng và thù địch với chính quyền trung thực, các nhóm lợi ích này đã đạt được vị thế quyền lực tới mức có thể đe dọa chính nhà nước’ (Hugo Black, chuyentrang.tuoitre.vn). Nhóm này đã có từ thời phong kiến (xem ‘Đông Chu liệt quốc’ chẳng hạn). Ở bên Mỹ có từ thời tổng thống Jefferson (1743-1826). Ở bên Tàu minh họa rõ nhất trong câu chuyện Hòa đại nhân (1750-1799, trong phim ‘Tể tướng Lưu gù’, mà đã được Kim Dung hư cấu thành nhân vật Vi Tiểu Bảo trong cuốn ‘Lộc đỉnh ký’). Ở bên Nga rõ nhất là thời tổng thống Yeltsin - trong đó (nghe nói rằng) có một nhóm 7 tên ‘siêu quyền lực’ đã nắm trọn quyền lực về tài chính (và do đó chính trị) của nước Nga, may mắn Putin vươn lên thành ‘người hùng’ (chỉ trong giai đoạn 2000-2004) với tuyên bố ‘cho làm ăn, nhưng đừng nhúng tay vào chuyện chính trị’ mà đã làm cho 4 tên sợ bỏ trốn ra nước ngoài, 3 tên ở lại đã bị ‘lượm’, rồi 4 tên kia cũng lần lượt bị ám sát!, xem thêm:
https://vi-vn.facebook.com/YeuToQuoc/posts/689213744427593
4-‘Những người nông dân và ba hắn’, xem:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/02/12-nhung-nguoi-nong-dan-va-ba-han.html
Lưu comt Dê Tạ:
Trả lờiXóaLang thang Phố Núi mà không gọi
Làm gió lạnh tanh, mỏi quán cà
Tiếng chào buổi sáng, không gọi sóng!
Ta cứ trầm ngâm, mơ bóng ai...
Muội hiểu bài viết nầy rồi,Huynh ơi nếu thích uống rượu muội sẻ đi mua liền...
XóaThế gian đâu chỗ giải sầu!
XóaRượu càng thêm... hận, ai người sẻ chia, hi...
Trần Đức Tâm [Blogger] Email 18.02.16@09:36
Trả lờiXóaBài viết rất hay. Toàn bài là một nỗi buồn, đói rách của một thời con người chỉ biết tuân lệnh, chịu đựng, không dám phản kháng ngay cả bằng lời nói: "Có lần vợ bác ở chợ về, thấy bác ngồi không làm gì, bà ấy chửi với cái ‘đòn gánh’ trong tay...(!), bác không phản kháng và im lặng chịu đựng. Bà ấy là nông dân, thẳng tính như vậy là bình thường cháu ạ, nhưng điều đó đã giết chết tâm hồn của bác, bác đã suốt đời nén chịu, không một lời than vãn"
Một xã hội đã bần cùng hóa mọi giai tầng. Tài sản của cả xã hội bị thao túng bởi một số người. Để một tầng lớp người trí thức, nông dân, mà đại diện là một ông giáo trường làng:
"Ông sống không cha, không mẹ, không có tình yêu của vợ, không có tình thương của con cái, không có tình cảm chia sẻ của bạn bè (mối quan hệ chỉ có tính chất ‘đồng nghiệp’) - mà ông hoàn toàn đâu có muốn như vậy đâu!, vậy ông sống để làm gì?"
Và cái kết thật đau xót: "Một lần nữa, tôi đã khóc.
Tôi không khóc cho ông, mà lại khóc cho tôi!"
Chúc anh mạnh khỏe, và có nhiều sáng tạo mới!
Ui, anh TĐT cảm nhận sâu ghê, cái này tôi không biết nói như thế nào, mà chỉ có thể nói là 'LIKE như gà mổ' (ngôn ngữ của blogger Giáo Làng), hi...
XóaCám ơn anh đã làm tôi... vui vui sáng nay, thiệt, ngày mới tốt lành!
Lưu comt MRC:
Trả lờiXóaTết này chơi cũng... khác thường
Làm con heo mọi, buôn làng hả hê
Một mình dạo bước xóm quê
Dáng cong lướt mắt, ta đê mê chiều
mưa rừng chiều (G+) 13:10
XóaTết này chúc anh Lá Bàng
Luôn vui, hạnh phúc rộn ràng văn chương
Bài viết hay , chúc anh vui ạ!
Trả lờiXóaViết chơi chút chút vậy thôi
XóaThế mà mấy tiếng sửa hoải chả... yên
Hi..., cám ơn bạn PH, chiều vui nhé!
Lưu comt Phi Hùng:
XóaHương tình yêu, ngọt nắng chiều
Dáng em cong vút, anh theo mắt nhìn
Chiều tà lửa rực chân em
Anh si dáng đỏ, giọt thèm mãi... rung
Cứ nói tới mồng tơi là người ta nghĩ ngay tới cái sự nghèo,mà nghèo cho tới rớt trái mồng tơi nghĩa là nghèo …không còn gì để nghèo nữa rồi đó
Trả lờiXóaNói đến Mồng Tơi thì phải nhìn nhận trên thân có cái hoa hay cái lá của nó có hình dáng rách tả tơi thì mới đúng hén….Vậy sao mà người ta lại đặt cho nó cái tên Mồng Tơi? khiến cho nó suốt đời,ngóc đầu lên không nỗi như vậy….
Nếu"rau mồng tơi nghe mà nghèo vậy thì còn nhiều thứ rau khác còn nghèo hơn cả mồng tơi nhen !
Nghèo rớt rau sam nè, nghèo rớt rau nhút nè ,nghèo rớt lá lốp nè . Mồng tơi còn được cái bờ rào hay cái giàn mà leo , chớ mấy thứ kia toàn mọc bụi mọc bờ vậy thì cái nghèo của mồng tơi còn sang hơn là cái chắc...
Anh nghèo hơn cả... mồng tơi
XóaNghèo tiền!, không phải, mà vì thiếu... em
Thiếu em thiếu cả dáng mềm
Thiếu em thiếu cả chiều êm êm: buồn!
hihi...
Để muội mua rượu về cho Huynh nha,muội sẻ kính Huynh một ly ,muội hiểu nhân vật trong bài viết và có sự đồng cảm đến tột cùng, lát nữa muội sẻ đọc bài củ còn bj giờ muội đang đọc lại bài viết của Huynh hình như muội đang khóc:
XóaĐọc bài này mà... khóc là có chất 'chiết' đó, huynh khen!, võ công quả xứng đáng là tiểu sư muội của Lệnh Hồ ca ca, hehe...
XóaGia Tue Nhà Gom Lá Bàng
Xóa4 năm luyện kiếm, NLS há nào mà ko hỉu ý LHX Huynh chứ
kieuthien [Blogger] 19.02.16@00:04
Trả lờiXóaBài này hay thật đấy bác Lá Bàng ạ.
Hơi thở cuộc sống và lý luận đan xen nên thấy thuyết phục và nhân văn lắm !
Chúc bác luôn khỏe và vui nhiều !
Ui, sáng nay lại 'gom' được chữ... nhân văn, thấy lòng 'phan phái', hehe...:
Xóa-khi viết mình không nghĩ đến chữ đó, nhưng quả thật là mình đau, đau... vô cùng.
Cám ơn bạn KT, ngày mới an bình!
nguyenchunhac [Blogger] Email 19.02.16@14:01
Trả lờiXóaQua thăm anh.
Chúc anh và gia đình năm mới an lành, hanh thông.
Ui, tôi đang viết bài mới, cám ơn anh,
Xóachúc anh và gia đình năm mới 've khủi và binh àn'!