Chu Xuân Phàm, Formosa
Loài chim én biển xa khơi đó
Vũng Áng mù sa, tối tỏ mờ
Ai đêm chất thải, pha vào biển!
Cá chết triền miên, cá dại khờ
Vũng Áng mù sa, tối tỏ mờ
Ai đêm chất thải, pha vào biển!
Cá chết triền miên, cá dại khờ
Bút ký này này gồm có:
1. Ối giời ơi, đúng y sì phoóc!
2. ‘Mấy chục năm nay, cá có chết đâu!’
3. ‘Đang nhập thịt heo TQ vào VN’
4. ‘Lỗi hệ thống’
5. Không lẽ các tín đồ của Hải Sa Phái lại tái xuất giang hồ!, và
6. Thời đại khủng long và Chủ nghĩa cá chết
1. Ối giời ơi, đúng y sì phoóc!
2. ‘Mấy chục năm nay, cá có chết đâu!’
3. ‘Đang nhập thịt heo TQ vào VN’
4. ‘Lỗi hệ thống’
5. Không lẽ các tín đồ của Hải Sa Phái lại tái xuất giang hồ!, và
6. Thời đại khủng long và Chủ nghĩa cá chết
Ôi, mấy ngày lễ mà tôi (vì một lý do tế nhị nào đó) quyết định không đi chơi đâu hết, tắt điện thoại, ở nhà… ‘tu’. Và tắt điện thoại cũng không dễ dầu gì, vì nếu có anh nào đó đến sửa cái ti-vi thì phải nàm thao!
Sáng nay thức dậy, chợt nghĩ ra một đề tài là ‘Thời đại khủng long’, tôi vội bung mền ra, đánh răng rửa mặt lẹ, rồi phóng ra quán cà phê để về nhà viết sớm, tu mà! Và dưới đây là những sự kiện rất là ‘hữu duyên’ mà chủ yếu tôi nhặt được ngay tại quán cà phê từ 8g30 đến 9g30 sáng nay, mà có thể gọi là rất phù hợp với chủ đề này, xin cám ơn… ông trời.
Lưu ý rằng dưới đây tôi chỉ ghi nhận lại một số thực tế dưới góc nhìn của một blogger bình thường.
Sáng nay thức dậy, chợt nghĩ ra một đề tài là ‘Thời đại khủng long’, tôi vội bung mền ra, đánh răng rửa mặt lẹ, rồi phóng ra quán cà phê để về nhà viết sớm, tu mà! Và dưới đây là những sự kiện rất là ‘hữu duyên’ mà chủ yếu tôi nhặt được ngay tại quán cà phê từ 8g30 đến 9g30 sáng nay, mà có thể gọi là rất phù hợp với chủ đề này, xin cám ơn… ông trời.
Lưu ý rằng dưới đây tôi chỉ ghi nhận lại một số thực tế dưới góc nhìn của một blogger bình thường.
1. Ối giời ơi, đúng y sì phoóc!
(Chuyện ở quán cà phê, 8g30 sáng)
(Chuyện ở quán cà phê, 8g30 sáng)
Trên bàn tôi ngồi uống cà phê, có 2 con khủng long, một con lớn và một con bé, trông rất dễ sương, con lớn thì có màu gạch pha vàng, còn con bé thì có màu xanh mực pha vàng. Lúc đầu, tôi cầm thấy nó nặng và cứng, nên tưởng là làm bằng đất sét, nhưng bóp vào con bé thì thấy cái bụng nó mềm mềm, nên mới biết là làm bằng cao su.
Do nghe trên ti-vi nói trước đây Mỹ cấm một số mặt hàng TQ vì là hàng độc hại, rồi đến Ấn Độ, rồi Liên minh Châu Âu (EU)... lên danh sách cấm nhiều mặt hàng TQ như đồ chơi trẻ em, sữa, rồi đến thực phẩm (heo gà, bánh kẹo…), quần áo, mỹ phẩm, hương liệu/chất pha màu thực phẩm, dược liệu/vắc-xin, điện thoại, vi tính, xe cộ, máy móc, nhất là đồ bằng cao su… mà làm tôi có cảm giác là ‘hầu như’ hàng nào của TQ cũng đều có chứa chất độc hại, thiệt! Vì thế, lỡ sờ vào, tôi chợt có cảm giác không an toàn và lật nó lên để kiểm tra, ối giời ơi, đúng y sì phoóc: Nó có dòng chữ... mật ở dưới bụng là MADE IN CHINA!
Tại sao TQ lại chuyên sản xuất hàng độc hại, nếu là hàng xuất khẩu thì cũng dễ đưa ra… tòa án quốc tế, nhưng chính hàng nội địa cho dân Tàu xài cũng bị nhiễm độc!, bản chất của vấn đề là gì? Tôi tuyệt nhiên không có đủ trình độ để phân tích, xin dành cho các các cao thủ hay nhà nghiên cứu, nhưng có lúc tôi nghĩ là, về mặt khoa học: TQ là một nước bắt chước, cái này không tạo ra được cái được gọi là ‘chất xám’ thực, mà nếu có thì ‘xám xịt’, nếu không muốn nói nôm na là ‘chất mốc meo’, híc.. híc… Xin nhấn mạnh là tôi chỉ nói ‘về mặt khoa học’, các bạn cứ dỡ sách toán, lý, hóa… lớp 12 ra xem thử con khủng long lớn này có tiếng nói nào trong đó không!, cụ thể là ‘Mỹ vừa mới tố cáo Trung Quốc xuất khẩu thép với mác giả mạo’* (Bản tin 12g41 trưa)… Thật vậy, tôi có nghe dân ta có câu nói vè là:
-Vỏ thì quốc tế, ruột thì Chi-na.
Do nghe trên ti-vi nói trước đây Mỹ cấm một số mặt hàng TQ vì là hàng độc hại, rồi đến Ấn Độ, rồi Liên minh Châu Âu (EU)... lên danh sách cấm nhiều mặt hàng TQ như đồ chơi trẻ em, sữa, rồi đến thực phẩm (heo gà, bánh kẹo…), quần áo, mỹ phẩm, hương liệu/chất pha màu thực phẩm, dược liệu/vắc-xin, điện thoại, vi tính, xe cộ, máy móc, nhất là đồ bằng cao su… mà làm tôi có cảm giác là ‘hầu như’ hàng nào của TQ cũng đều có chứa chất độc hại, thiệt! Vì thế, lỡ sờ vào, tôi chợt có cảm giác không an toàn và lật nó lên để kiểm tra, ối giời ơi, đúng y sì phoóc: Nó có dòng chữ... mật ở dưới bụng là MADE IN CHINA!
Tại sao TQ lại chuyên sản xuất hàng độc hại, nếu là hàng xuất khẩu thì cũng dễ đưa ra… tòa án quốc tế, nhưng chính hàng nội địa cho dân Tàu xài cũng bị nhiễm độc!, bản chất của vấn đề là gì? Tôi tuyệt nhiên không có đủ trình độ để phân tích, xin dành cho các các cao thủ hay nhà nghiên cứu, nhưng có lúc tôi nghĩ là, về mặt khoa học: TQ là một nước bắt chước, cái này không tạo ra được cái được gọi là ‘chất xám’ thực, mà nếu có thì ‘xám xịt’, nếu không muốn nói nôm na là ‘chất mốc meo’, híc.. híc… Xin nhấn mạnh là tôi chỉ nói ‘về mặt khoa học’, các bạn cứ dỡ sách toán, lý, hóa… lớp 12 ra xem thử con khủng long lớn này có tiếng nói nào trong đó không!, cụ thể là ‘Mỹ vừa mới tố cáo Trung Quốc xuất khẩu thép với mác giả mạo’* (Bản tin 12g41 trưa)… Thật vậy, tôi có nghe dân ta có câu nói vè là:
-Vỏ thì quốc tế, ruột thì Chi-na.
2. ‘Mấy chục năm nay, cá có chết đâu!’
(Chuyện ở quán cà phê, 9 giờ sáng)
(Chuyện ở quán cà phê, 9 giờ sáng)
Ông chủ quán cà phê, thuộc thế hệ 5x, người dong dỏng cao, khoảng 1m7, ăn mặc đồ civil bình thường, áo bỏ ngoài thùng, người miền Bắc, tướng hơi ‘hai lúa’, trông cũng không hiền lành gì!; anh ta đang ngồi trên một chiếc ghế gỗ, đối diện với bà vợ U40 có thân hình khá đẹp - như một con cá ‘hắc ma lũy’… Nghe vậy, tôi mới nói:
-Gần đây, tôi mới phát hiện ra là để sản xuất ra đồ nhựa, hay đồ cao su…, nhất là thép, thì, chẳng hạn, người ta phải cho nó qua những hệ thống đường ống ‘làm lạnh’ và phải tẩy rửa các đường ống này..., vì thế mà phải sử dụng ít nhất là 30-40 loại hóa chất độc hại (với con người/môi trường), trong đó có một số ‘cực độc’, vì thế mà hai con khủng long cao su này cũng có thể bị nhiễm độc; hơn nữa, cá chết ở bờ biển Việt Nam chắc là do các loại hóa chất cực độc này…
-Không phải, mà tại TQ bỏ chất độc vào biển đó, mà ‘người ta’ đã tìm cách nói nhẹ đi!; mấy chục năm nay, ta cũng xả hóa chất ra biển, cá có chết đâu, sao nay cá lại chết nhiều đến thế!, chết đầy đến 2/3 bờ biển của VN!, có nhiều con cá nặng mấy chục cân, thậm chí đến mấy tạ cũng phải chết, nên con người rồi cũng phải chết.
Không ngờ người dân này lại nói về TQ ‘nặng’ như vậy, tôi mới nói ngoại giao rằng:
-Có thể… Tôi cũng nghĩ là suốt trong chiều dài lịch sử VN (tính từ thời Ngô Quyền) làm gì có chuyện cá chết hàng loạt vô cùng khủng khiếp như vậy… À, là người sống ở vùng biển từ nhỏ, biết chính xác rằng nước biển sẽ thấm vào giếng, tôi thấy người dân, hay chính tôi, thường uống loại nước-giếng-thấm-nước-biển này, cũng như chất độc đi-ô-xin (trước 1975) theo các mạch ngầm trong cát mà thấm vào giếng ở Vĩnh Linh (Quảng Trị)… Và theo kinh nghiệm làm dự án ‘đi-ô-xin’ trước đây với các tổ chức phi chính phủ, thiết nghĩ rằng chất cực độc ‘làm lạnh’ nói trên sẽ ngấm vào cơ thể do đi tắm biển, do đánh bắt cá, hay do sử dụng nguồn nước giếng gần bờ biển bị nhiễm độc…, và trước sau gì dân cũng bị nhiễm độc!
(Vui lòng đọc thêm bài ‘Vụ cá chết: Nhận định rùng mình của 3 nhà khoa học Việt Nam ở ngước ngoài', chú dẫn bên dưới.)
-Gần đây, tôi mới phát hiện ra là để sản xuất ra đồ nhựa, hay đồ cao su…, nhất là thép, thì, chẳng hạn, người ta phải cho nó qua những hệ thống đường ống ‘làm lạnh’ và phải tẩy rửa các đường ống này..., vì thế mà phải sử dụng ít nhất là 30-40 loại hóa chất độc hại (với con người/môi trường), trong đó có một số ‘cực độc’, vì thế mà hai con khủng long cao su này cũng có thể bị nhiễm độc; hơn nữa, cá chết ở bờ biển Việt Nam chắc là do các loại hóa chất cực độc này…
-Không phải, mà tại TQ bỏ chất độc vào biển đó, mà ‘người ta’ đã tìm cách nói nhẹ đi!; mấy chục năm nay, ta cũng xả hóa chất ra biển, cá có chết đâu, sao nay cá lại chết nhiều đến thế!, chết đầy đến 2/3 bờ biển của VN!, có nhiều con cá nặng mấy chục cân, thậm chí đến mấy tạ cũng phải chết, nên con người rồi cũng phải chết.
Không ngờ người dân này lại nói về TQ ‘nặng’ như vậy, tôi mới nói ngoại giao rằng:
-Có thể… Tôi cũng nghĩ là suốt trong chiều dài lịch sử VN (tính từ thời Ngô Quyền) làm gì có chuyện cá chết hàng loạt vô cùng khủng khiếp như vậy… À, là người sống ở vùng biển từ nhỏ, biết chính xác rằng nước biển sẽ thấm vào giếng, tôi thấy người dân, hay chính tôi, thường uống loại nước-giếng-thấm-nước-biển này, cũng như chất độc đi-ô-xin (trước 1975) theo các mạch ngầm trong cát mà thấm vào giếng ở Vĩnh Linh (Quảng Trị)… Và theo kinh nghiệm làm dự án ‘đi-ô-xin’ trước đây với các tổ chức phi chính phủ, thiết nghĩ rằng chất cực độc ‘làm lạnh’ nói trên sẽ ngấm vào cơ thể do đi tắm biển, do đánh bắt cá, hay do sử dụng nguồn nước giếng gần bờ biển bị nhiễm độc…, và trước sau gì dân cũng bị nhiễm độc!
(Vui lòng đọc thêm bài ‘Vụ cá chết: Nhận định rùng mình của 3 nhà khoa học Việt Nam ở ngước ngoài', chú dẫn bên dưới.)
3. ‘Đang nhập thịt heo TQ vào VN’
(Chuyện ở quán cà phê, 9g30 sáng)
(Chuyện ở quán cà phê, 9g30 sáng)
Lúc đó, có một anh vào thanh toán tiền nợ (nhậu), với tướng khá là... giang hồ!, anh ta nói là mấy ngày lễ này, giá thịt heo hơi lên, mấy ngày trước giá khoảng 50, 51 (tức 51.000đ/kí hơi, tại Hà Nội, Tiền Giang…), ta đang nhập thịt heo TQ vào VN (qua biên giới) với giá 59, đồng thời dặn bà chủ ‘nhớ chuẩn bị thịt heo trước cho mấy ngày lễ (vì quán cà phê này cũng là một quán nhậu vào buổi trưa và chiều-tối).
Tôi hơi thắc mắc, vì giá các mặt hàng TQ thường rẻ hơn giá thị trường của ta rất nhiều, sao nay lại đắt hơn!, ai nhập!, và ai cho nhập!, vì ở quê tôi thịt heo có đầy, mà tôi đã từng ghi nhật ký là ‘VN không có mèo sao mà phải thờ mèo Tàu!’, nên tôi chưa hiểu… Nhưng, ‘giá 59’ - anh ta nhắc lại và nhấn mạnh, nên tôi chỉ kịp ghi nhận câu là ‘ta đang nhập thịt heo TQ vào’.
Bà chủ lại nói với tôi rằng:
-Hiện nay có rất nhiều loại heo đê, từ 10-15kg, với giá từ 100-130.000đ/kg, nên em sẽ mua sẵn, làm thịt, xẻ ra, bỏ vào tủ lạnh mà ăn dần, chứ không dám ăn thịt heo bán ngoài hàng quán nữa, vì có độc (!).
Nó làm tôi nhớ lại cách đây khoảng một năm, ở sân bay, có mấy bà nội trợ trông có vẻ… nghèo, họ có mấy cái thùng đựng toàn rau, chuẩn bị gởi lên máy bay, hỏi ‘để làm gì?’, trả lời:
-Rau sạch tự trồng, gởi cho con đang học ở Sài Gòn ăn, để khỏi bị trúng độc (!).
Bà chủ lại nói thêm rằng: mỗi ngày ta có khoảng 400 người bị chết vì bệnh ung thư (mới nghe tối nay trên ti-vi là 200 chết, và 505 ca bệnh/ngày!), cao nhất thế giới, ôi!
Tôi hơi thắc mắc, vì giá các mặt hàng TQ thường rẻ hơn giá thị trường của ta rất nhiều, sao nay lại đắt hơn!, ai nhập!, và ai cho nhập!, vì ở quê tôi thịt heo có đầy, mà tôi đã từng ghi nhật ký là ‘VN không có mèo sao mà phải thờ mèo Tàu!’, nên tôi chưa hiểu… Nhưng, ‘giá 59’ - anh ta nhắc lại và nhấn mạnh, nên tôi chỉ kịp ghi nhận câu là ‘ta đang nhập thịt heo TQ vào’.
Bà chủ lại nói với tôi rằng:
-Hiện nay có rất nhiều loại heo đê, từ 10-15kg, với giá từ 100-130.000đ/kg, nên em sẽ mua sẵn, làm thịt, xẻ ra, bỏ vào tủ lạnh mà ăn dần, chứ không dám ăn thịt heo bán ngoài hàng quán nữa, vì có độc (!).
Nó làm tôi nhớ lại cách đây khoảng một năm, ở sân bay, có mấy bà nội trợ trông có vẻ… nghèo, họ có mấy cái thùng đựng toàn rau, chuẩn bị gởi lên máy bay, hỏi ‘để làm gì?’, trả lời:
-Rau sạch tự trồng, gởi cho con đang học ở Sài Gòn ăn, để khỏi bị trúng độc (!).
Bà chủ lại nói thêm rằng: mỗi ngày ta có khoảng 400 người bị chết vì bệnh ung thư (mới nghe tối nay trên ti-vi là 200 chết, và 505 ca bệnh/ngày!), cao nhất thế giới, ôi!
4. ‘Lỗi hệ thống’
(Chuyện trước đó, 8g15 sáng)
(Chuyện trước đó, 8g15 sáng)
Nghe trên ti-vi ở nhà dưới, kênh VTV1’ bỗng có dùng từ ‘lỗi hệ thống’, tôi vội vàng lên phòng khách bật to để nghe/xem cho rõ, đó là Chương trình ‘Đối thoại chính sách’, đại khái là một nhà bình luận nào đó nói rằng, có sự nghẽn mạch giữa trung ương và địa phương, đặc biệt là giữa các cấp/ngành ở địa phương, mà một hay nhiều hoạt động xảy ra (activity) thường ‘không có ai chịu trách nhiệm’, đó là lỗi hệ thống. Suy nghĩ một hồi, tôi thấy ông ta nói đúng!
Đồng thời, tôi các nghe bản tin về (chủ yếu là trên VTV1): 1) ‘Trung Quốc-Biển Đông’, Bản tin đêm, VTC1, cách đây khoảng 2 tháng, có dùng các cụm từ như ‘bành trướng’, ‘xâm lược’, ‘tham vọng làm bá chủ Biển Đông’, ‘hữu nghị viễn vông’…, 2) Trên 40ha rừng phòng hộ ở Bản Đôn đã trở về với… hư vô, 3) Đánh mạnh vào hàng giả/hàng dỏm nhập lập từ TQ (hoan hô!), đặc biệt là vào các cơ sở bán thịt bẩn/sản xuất sản phẩm từ thịt bẩn/không rõ nguồn gốc… (từ khi PTT Vũ Đức Đam phụ trách Chương trình ‘An toàn thực phẩm’), 4) Xử lý vụ án quán cà phê ‘Xin Chào’, vụ án ‘chòi vịt’ (SG, xem dưới)…, 5) ‘Chuyện kể 30/4’ với sự tham gia của nhiều nhân sĩ/trí thức miền Nam (trước 1975) như Nguyễn Hữu Thái, Hà Huy Đỉnh, Nguyễn Nhã, nhà báo Kỳ Nhân…, có nhắc đến phóng viên người Hà Lan Hubert van Es, nhà báo Đức Borries Gallasch, nhất là nữ nhà báo Pháp rất nổi tiếng - Francoise Demulder, 6) Phát biểu của Henry Kissinger (năm nay 93t) về chiến tranh VN, trong đó ông không thừa nhận là Mỹ đã sai, nhưng thừa nhận đã ‘thất bại’, và người Mỹ muốn hiểu ‘họ sang chiến đấu ở VN để làm gì?’ (và tôi cũng đặt câu hỏi ‘người Tàu đem 60 vạn quân sang đánh VN, ngày 17/2/1979, để làm chi?), 7) Chương trình phỏng vấn một GS Việt ở một trường đại học Mỹ (quên tên), trong đó, nhắc đến sự hỗ trợ của Úc, New Zealand, UNDP, WB… cho vụ ngập mặn nghiêm trọng ở hạ nguồn sông Mekông, ông có nói đến một giống lúa có khả năng chịu mặn đến 3 phần ngàn (giống lúa trước đây chỉ chịu chưa tới một phần ngàn là chết), đặc biệt là kiến nghị rằng các nước có cùng quyền lợi trên sông Mekong phải ngồi lại với nhau và giải quyết theo thái độ đồng-dân tộc, 8) Nhà máy gang thép Thái Nguyên mở rộng, với khoản đầu tư khổng lồ là 4.500 tỉ, đang nằm đắp chiều ngủ chung với nàng cô đơn…
Nhưng, tôi thấy dạo này báo đài, đặc biệt là trên ti-vi có nhiều dấu hiệu… tiến bộ (cười), rồi nhớ lại câu ‘nước có thể đầy thuyền đi, nhưng cũng có thế làm lật thuyền’ (Cổ học tinh hoa!), tôi lại càng nghĩ ‘Dân là số một’, và:
-Muốn phát triển, muốn chống được đại thù (hữu hình và vô hình) thì phải ‘thống nhất’ được dân tộc, bất kể là trong hay ngoài nước, trước 75 hay sau 75…
Nói thêm, thực ra thì ‘lỗi hệ thống’ này mà nếu để ý thì rất dễ phát hiện ra, ví dụ:
Kênh VTV2 chuyên về ‘Khoa học kỹ thuật’ mà lại đang phát phim Tàu là ‘Tế Công’ (Tế Điên hòa thượng!), kênh VTV6 chuyên về ‘Thể thao’ mà lại đang phát phim Tàu là ‘Hiên Viên kiếm’!, Kênh ANTV chuyên về ‘An ninh’ mà lại đang phát phim Tàu là ‘Hoa Mộc Lan truyền kỳ’!, Kênh PN (kênh 60, truyền hình cáp) chuyên về ‘Phụ nữ VN’ mà lại đang phát phim phụ nữ Tàu là ‘Tân Hoàn Châu cách cách’!, đặc biệt là:
-Kênh VTC11 chuyên dành cho ‘Thiếu nhi VN’ (Kids) thì đang phát phim Tàu là ‘Thiên hạ đệ nhất kiếm’: Hấp dẫn quá!
HA..HA…HA…
Đồng thời, tôi các nghe bản tin về (chủ yếu là trên VTV1): 1) ‘Trung Quốc-Biển Đông’, Bản tin đêm, VTC1, cách đây khoảng 2 tháng, có dùng các cụm từ như ‘bành trướng’, ‘xâm lược’, ‘tham vọng làm bá chủ Biển Đông’, ‘hữu nghị viễn vông’…, 2) Trên 40ha rừng phòng hộ ở Bản Đôn đã trở về với… hư vô, 3) Đánh mạnh vào hàng giả/hàng dỏm nhập lập từ TQ (hoan hô!), đặc biệt là vào các cơ sở bán thịt bẩn/sản xuất sản phẩm từ thịt bẩn/không rõ nguồn gốc… (từ khi PTT Vũ Đức Đam phụ trách Chương trình ‘An toàn thực phẩm’), 4) Xử lý vụ án quán cà phê ‘Xin Chào’, vụ án ‘chòi vịt’ (SG, xem dưới)…, 5) ‘Chuyện kể 30/4’ với sự tham gia của nhiều nhân sĩ/trí thức miền Nam (trước 1975) như Nguyễn Hữu Thái, Hà Huy Đỉnh, Nguyễn Nhã, nhà báo Kỳ Nhân…, có nhắc đến phóng viên người Hà Lan Hubert van Es, nhà báo Đức Borries Gallasch, nhất là nữ nhà báo Pháp rất nổi tiếng - Francoise Demulder, 6) Phát biểu của Henry Kissinger (năm nay 93t) về chiến tranh VN, trong đó ông không thừa nhận là Mỹ đã sai, nhưng thừa nhận đã ‘thất bại’, và người Mỹ muốn hiểu ‘họ sang chiến đấu ở VN để làm gì?’ (và tôi cũng đặt câu hỏi ‘người Tàu đem 60 vạn quân sang đánh VN, ngày 17/2/1979, để làm chi?), 7) Chương trình phỏng vấn một GS Việt ở một trường đại học Mỹ (quên tên), trong đó, nhắc đến sự hỗ trợ của Úc, New Zealand, UNDP, WB… cho vụ ngập mặn nghiêm trọng ở hạ nguồn sông Mekông, ông có nói đến một giống lúa có khả năng chịu mặn đến 3 phần ngàn (giống lúa trước đây chỉ chịu chưa tới một phần ngàn là chết), đặc biệt là kiến nghị rằng các nước có cùng quyền lợi trên sông Mekong phải ngồi lại với nhau và giải quyết theo thái độ đồng-dân tộc, 8) Nhà máy gang thép Thái Nguyên mở rộng, với khoản đầu tư khổng lồ là 4.500 tỉ, đang nằm đắp chiều ngủ chung với nàng cô đơn…
Nhưng, tôi thấy dạo này báo đài, đặc biệt là trên ti-vi có nhiều dấu hiệu… tiến bộ (cười), rồi nhớ lại câu ‘nước có thể đầy thuyền đi, nhưng cũng có thế làm lật thuyền’ (Cổ học tinh hoa!), tôi lại càng nghĩ ‘Dân là số một’, và:
-Muốn phát triển, muốn chống được đại thù (hữu hình và vô hình) thì phải ‘thống nhất’ được dân tộc, bất kể là trong hay ngoài nước, trước 75 hay sau 75…
Nói thêm, thực ra thì ‘lỗi hệ thống’ này mà nếu để ý thì rất dễ phát hiện ra, ví dụ:
Kênh VTV2 chuyên về ‘Khoa học kỹ thuật’ mà lại đang phát phim Tàu là ‘Tế Công’ (Tế Điên hòa thượng!), kênh VTV6 chuyên về ‘Thể thao’ mà lại đang phát phim Tàu là ‘Hiên Viên kiếm’!, Kênh ANTV chuyên về ‘An ninh’ mà lại đang phát phim Tàu là ‘Hoa Mộc Lan truyền kỳ’!, Kênh PN (kênh 60, truyền hình cáp) chuyên về ‘Phụ nữ VN’ mà lại đang phát phim phụ nữ Tàu là ‘Tân Hoàn Châu cách cách’!, đặc biệt là:
-Kênh VTC11 chuyên dành cho ‘Thiếu nhi VN’ (Kids) thì đang phát phim Tàu là ‘Thiên hạ đệ nhất kiếm’: Hấp dẫn quá!
HA..HA…HA…
5. Không lẽ các tín đồ của Hải Sa Phái lại tái xuất giang hồ!
(Chuyện ở Chợ cá, 11g30 sáng)
(Chuyện ở Chợ cá, 11g30 sáng)
Thấy trong bếp hết ớt, tôi mới vội chạy ra chợ mua mấy trái ớt, đồng thời mần luôn một trái dưa gan muối - tôi rất thích dưa gan muối, xắt lát, trộn với tôm rằn (tôm khô), rau răm và gia vị... Bỗng nghe đàng sau lưng có tiếng nói hơi bị to:
-Cá biển, biển tức là muối, ăn muối độc vô tức là chết.
Vô cùng kinh ngạc, tôi quay lai thì thấy hai bà, bà bán cá và bà mua cá… Ra về, tôi tạm đoán ra rằng bà bán cá ý muốn bảo vệ với bà mua cá rằng: cá tôi bán là cá sạch, cá đồng, chứ không bán cá biển dính độc đâu mà ngại, cứ yên tâm đi!
-Cá biển, biển tức là muối, ăn muối độc vô tức là chết.
Vô cùng kinh ngạc, tôi quay lai thì thấy hai bà, bà bán cá và bà mua cá… Ra về, tôi tạm đoán ra rằng bà bán cá ý muốn bảo vệ với bà mua cá rằng: cá tôi bán là cá sạch, cá đồng, chứ không bán cá biển dính độc đâu mà ngại, cứ yên tâm đi!
Sau đó tôi nghe được bản tin là dân Đà Nẵng rất không an tâm về vụ cá chết, và người dân sẽ được tư vấn là ‘có tắm biển được hay không?’ (Bản tin 12g12 trưa), tối nay nghe lãnh đạo ĐN nói là ‘không sao đâu’!
Câu chuyện 'muối' làm tôi nhớ lại ‘Hải Sa phái’ là một môn phải chuyên dùng muối độc để hạ sát đối thủ (Truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’ của Kim Dung):
-Không lẽ các tín đồ của môn phái này lại tái xuất giang hồ!
Mời các bạn đọc một đoạn cho vui:
…Bọn diêm kêu bỏ quang gánh xuống, mỗi người cầm một cái gáo, múc cái gì đó trong thúng, rải ra khắp bốn bề. Du Đại Nham nhìn thấy họ rắc một loại phấn trắng như tuyết, rõ ràng là muối biển, nghĩ thầm: Họ rắc muối trên đường làm gì thế nhỉ? Thật là kỳ lạ, mai này mình có kể cho sư huynh đệ nghe, chắc họ không tin đâu?
Du Đại Nham thấy họ rắc muối rất chậm chạp, kỹ lưỡng, hình như sợ muối đó dính vào mình, chàng liền vỡ lẽ, biết rằng muối này có chất kịch độc, đám người đó đem rải chung quanh, hẳn có ý đồ ám hại người trong nhà nên tính trong bụng: Mình chẳng biết hai bên bên nào phải bên nào trái, nhưng bọn này hành sự lén lút, không quang minh chút nào. Mình phải bằng mọi giá thông tri cho người trong nhà, để họ khỏi bị bọn tiểu nhân này ám hại? Chàng thấy phái Hải Sa vẫn còn đang rắc phía trước nhà nên đánh một vòng thật lớn đi ra phía sau, nhẹ nhàng nhảy qua tường vào bên trong...
http://w1.ketqua-tructuyen.com/truyen/709088/07112007.aspx#Phfm3SH4QQsjB2wD.99
6. Thời đại khủng long và Chủ nghĩa cá chết
Người Tàu có câu ‘Đạo cao nhất thước, ma cao nhất trượng’, ngày nay đã được hiểu dễ hơn là ‘Phật cao một thước, ma cao mười thước’, đúng vậy!, mới đây có một con ‘tiểu khủng long’ đã cầm mấy trái bom nguyên tử huơ loạn xạ, đòi bắn qua tới bên Mẽo, để tiêu diệt chủ nghĩa… tư bản!, mà nàm tôi thấy cừ tức bụng nuôn!
Đọc đâu đó, tôi tạm biết là loài người cho đến nay đã trải qua mấy hình thái kinh tế-xã hội, gồm: thời công xã nguyên thủy, thời chiếm hữu nô lệ, thời phong kiến, thời tư bản…, something like that! (đại loại là như vậy), và cuối cùng là… ‘thời đại khủng long’ - với ý nói rằng nó hứa hẹn sẽ đưa nhân loại về thời… ăn lông ở lỗ, hình dung xa hơn là thời… khủng long - với những tên khủng long tái xuất giang hồ hung dữ hơn xưa gấp… triệu lần, thông qua cái được gọi là ‘Kimjongunism’ (chủ nghĩa Kim Jong Un), mạnh hơn là ‘chủ nghĩa bành trướng Đại Hán’, nói dễ hiểu như người dân là ‘chủ nghĩa cá chết’ - với cái ‘cục đại’ viễn vông nào đó rất thiếu tính khoa học, mà nếu không nhầm, các con khủng long này sẽ hỗ trợ mạnh cho việc:
-Chấm dứt loài người!
-Chấm dứt loài người!
Nhớ lại cuốn sách ‘Mekong cạn dòng, Biển Đông dậy sóng’* mà ông Ngô Thế Vinh đã cảnh báo từ lâu, trước năm 1999, rằng, bởi tên ‘đại ác ma’ nào đó mà (cuối) dòng sông Mekong sẽ bị chết, rồi Biển Đông sẽ dậy sóng, mà vụ ngập mặn hay hạn hán ở ĐBSCL được đánh giá là ‘đặc biệt nguy cấp nhất trong lịch sử’ (Bản tin, 5g10 chiều) hay là ‘sự cố môi trường rất lớn lần đầu tiên ở VN’ (Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Bản tin tối nay); và vụ ‘cá chết’ đã gây chấn động tới mọi hang cùng ngõ hẻm, tới tận cái chợ ở vùng quê này!, mà ‘tối nay mới nghe ta mới bắt đầu nghĩ đến chuyện lấy mẩu xét nghiệm hóa chất trực tiếp tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh’:
-Ôi, trời đất ơi là trời!
-Ôi, trời đất ơi là trời!
***
Cuối cùng…
Mới xem phim ‘Cuộc chiến của Hart’, người ta đã lập luận rằng, giữa: một là vận mệnh đất nước, danh dự và một là mạng sống của chính mình, người ta đã chọn ‘vận mệnh đất nước và danh dự’ (xem dưới), mà trước đó, tôi đã có lời thơ tặng ‘em cá’ là:
Tại sao em chết, không lời đáp
Ai giết em rồi, em của tôi
Anh, đau nhân thế, mù đôi mắt
Ai khiến anh mù, em biết sao!
Mới xem phim ‘Cuộc chiến của Hart’, người ta đã lập luận rằng, giữa: một là vận mệnh đất nước, danh dự và một là mạng sống của chính mình, người ta đã chọn ‘vận mệnh đất nước và danh dự’ (xem dưới), mà trước đó, tôi đã có lời thơ tặng ‘em cá’ là:
Tại sao em chết, không lời đáp
Ai giết em rồi, em của tôi
Anh, đau nhân thế, mù đôi mắt
Ai khiến anh mù, em biết sao!
Và thay vì hát ‘Formosa…’*, à quên, ‘Mimosa! Từ đâu em tới’, tôi lại hát:
-Khủng long ơi! Vì sao mi tới đất này?
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
*‘Vụ cá chết: Nhận định rùng mình của 3 nhà khoa học Việt Nam ở ngước ngoài' (Blog Chử Thu Hằng)
Bài viết của 3 nhà khoa học VN: 1) ThS. Trần Thị Thanh Thoả, Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản, 2) Thiều Mai Lâm, Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ, 3) Trương Nguyện Thành, Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ. Do khuôn khổ hạn chế của blog, tôi không thể đăng hết. Xem chi tiết tại (Lưu ý rằng bài viết chỉ có giá trị tham khảo):
http://chuthuhang.net/2016/04/28/v_ca_ch_t_nh_n_nh_rung_minh_c_a_3_nha_kh
Tại sao lại nghi ngờ cá chết ở Vũng Áng và miền Trung hiện nay là do nhiễm độc kim loại nặng?
Để khẳng định một cách chính xác, các phương pháp phân tích hóa chất thường dùng trong các phòng thí nghiệm hóa học, phân tích chất lượng nước, v.v. có thể xác định chính xác hóa chất gây cá chết. Thí dụ dùng phương pháp Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) có thể tìm ra những kim loại nặng hấp thụ trong cá chết hoặc Gas Chromatography Mass Spectroscopy (GC-MS) xác định hàm lượng vết các chất hữu cơ. Những thí nghiệm này không quá phức tạp chỉ cần trình độ cử nhân hóa học là làm được. Tuy nhiên lý do vì sao cho đến giờ chưa có một báo cáo nào công bố cụ thể các chỉ số cho toàn dân biết để phòng tránh vẫn là một điều khó hiểu. Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để có thể kết luận khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.
Chất có khả năng giết hàng loạt cá biển trên một diện rộng như thế phải là chất kịch độc như kim loại nặng và kể cả chất phóng xạ. Theo thiết kế của KCN, cổng xả thải được đặt ở vị trí 2 km ngoài khơi, nơi được cho là có khả năng làm loãng mọi hóa chất một cách nhanh chóng do dung lượng lớn của nước biển. Tuy nhiên, đối với các kim loại nặng như chì thì một lượng rất nhỏ chỉ cần 1 g trong 1,000,000 litter nước cũng đủ chết người (Nồng độ IDLH (Immediately Detrimental to Life and Health) từ Environmental Protection Agency (EPA - Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và 1 g trong 10 triệu litter nước đủ nguy hại đến cá 2 (Xem bài báo khoa học của Solomon).
KLN khối lượng riêng nặng nên khi bị phát tán sẽ dần chìm xuống dưới nên mới gây chết rất nhiều cá ở tầng đáy. Như các thông tin báo chí đăng có thể thấy cá sống ở lớp nước sâu bị ảnh hưởng nhiều hơn cá sống ở lớp nước mặt. Điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy do các hợp chất chứa kim loại nặng chìm xuống dưới làm chết các loại cá và sinh vật dưới đáy biển.
Kết luận kiểm tra của Sở NN&PTNT Thừa Thiên – Huế cho biết, nguyên nhân cá chết hàng loạt là do pH nước thay đổi đột ngột, chất lượng phú dưỡng (PO43-) tăng cao đột ngột. Câu hỏi đặt ra “PO4 từ đâu ra và tại sao pH nước tăng đột ngột?”…
Không ăn cá chết thôi chứ hải sản sống thì ăn không sao? Tắm biển cũng không sao?
Đây là một nhận định sai lầm trầm trọng. Khi cá chết có nghĩa nồng độ chất độc đã vượt ngưỡng. Nhưng cá còn sống không có nghĩa là không có bị ngấm chất độc. Tuy trường hợp cá chết do NaCN thì ít nguy hại hơn nhưng nếu là kim loại nặng thì hệ quả lớn hơn nhiều. Xin nhắc lại tất cả hải sản từ vùng ô nhiễm có xác suất hấp thụ độc tố rất cao đặc biệt là những loại sinh vật sống sát đáy. Những độc tố này tồn dư, tích luỹ qua chuỗi thức ăn. Do cơ thể con người không có khả năng thải kim loại nặng hiệu quả, nó sẽ tích lũy dần dần và gây tác hại lâu dài như nói trên. Đã có nghiên cứu chỉ ra lượng nhiễm độc thuỷ ngân vào cơ thể người từ việc ăn cá lên đến 95%. Ngay cả lí do lần này không liên quan đến kim loại nặng thì việc chất độc tồn dư ở những con cá chưa đủ liều lượng giết chêt cá là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí đã có ngộ độc với người xảy ra ở Quảng Bình (Bố Trạch), Hà Tĩnh (Kì Anh). Do vậy, đây là một nhận định vô cùng nguy hiểm. Người ngộ độc KLN qua đường tiêu hóa thường có triệu chứng bụng quặng đau, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu và kiệt sức.
Bên cạnh đó, như chúng tôi đã đưa ra trước đó bên cạnh sự nhiễm độc do hô hấp và qua đường thức ăn thì chất độc có thể đi vào cơ thể qua da (niêm mạc). Do vậy, trong thời gian này hạn chế việc tắm biển, thậm chí các bạn tham gia điều tra nên có bảo hộ khi lặn sâu vào vùng nhiễm độc.
Những phát ngôn thiếu trách nhiệm
…Lãnh đạo Formosa nói 300 tấn hóa chất nhập về sử dụng để tẩy rửa một số đường ống không gây hại và với khu công nghiệp thì chỉ “bé như hạt gạo”. Kết luận của lãnh đạo Formosa rất mập mờ và khó hiểu, gây phẫn nộ cho rất nhiều người dân Việt Nam. Xin phép được hỏi hóa chất tẩy rửa đường ống đó có tên hóa học là gì? Nếu lãnh đạo Formosa không trả lời được thì xin cho biết tên thương mại là gì? Chi cục Hải Quan Hà Tĩnh có thể cho dân biết thông tin cụ thể về 300 tấn hóa chất này không?
Mới đây lãnh đạo Formosa còn tuyên bố để phát triển kinh tế việc chết vài con cá biển là chuyện nhỏ và là cái giá phải đánh đổi. Chỉ tiếc là việc chết cá biển không phải là chuyện “bé như hạt gạo” mà nó có thể là cảnh báo cho một tai họa còn khủng khiếp hơn chất độc màu da cam sắp đổ xuống các thế hệ tiếp theo của Việt Nam...
Kết luận
Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là một thảm họa quốc gia, một quốc nạn tác hại khôn lường và lâu dài. Với sự nguy hiểm của chất độc chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp trong thời gian này...
Bài viết của 3 nhà khoa học VN: 1) ThS. Trần Thị Thanh Thoả, Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản, 2) Thiều Mai Lâm, Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ, 3) Trương Nguyện Thành, Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ. Do khuôn khổ hạn chế của blog, tôi không thể đăng hết. Xem chi tiết tại (Lưu ý rằng bài viết chỉ có giá trị tham khảo):
http://chuthuhang.net/2016/04/28/v_ca_ch_t_nh_n_nh_rung_minh_c_a_3_nha_kh
Tại sao lại nghi ngờ cá chết ở Vũng Áng và miền Trung hiện nay là do nhiễm độc kim loại nặng?
Để khẳng định một cách chính xác, các phương pháp phân tích hóa chất thường dùng trong các phòng thí nghiệm hóa học, phân tích chất lượng nước, v.v. có thể xác định chính xác hóa chất gây cá chết. Thí dụ dùng phương pháp Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) có thể tìm ra những kim loại nặng hấp thụ trong cá chết hoặc Gas Chromatography Mass Spectroscopy (GC-MS) xác định hàm lượng vết các chất hữu cơ. Những thí nghiệm này không quá phức tạp chỉ cần trình độ cử nhân hóa học là làm được. Tuy nhiên lý do vì sao cho đến giờ chưa có một báo cáo nào công bố cụ thể các chỉ số cho toàn dân biết để phòng tránh vẫn là một điều khó hiểu. Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để có thể kết luận khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.
Chất có khả năng giết hàng loạt cá biển trên một diện rộng như thế phải là chất kịch độc như kim loại nặng và kể cả chất phóng xạ. Theo thiết kế của KCN, cổng xả thải được đặt ở vị trí 2 km ngoài khơi, nơi được cho là có khả năng làm loãng mọi hóa chất một cách nhanh chóng do dung lượng lớn của nước biển. Tuy nhiên, đối với các kim loại nặng như chì thì một lượng rất nhỏ chỉ cần 1 g trong 1,000,000 litter nước cũng đủ chết người (Nồng độ IDLH (Immediately Detrimental to Life and Health) từ Environmental Protection Agency (EPA - Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và 1 g trong 10 triệu litter nước đủ nguy hại đến cá 2 (Xem bài báo khoa học của Solomon).
KLN khối lượng riêng nặng nên khi bị phát tán sẽ dần chìm xuống dưới nên mới gây chết rất nhiều cá ở tầng đáy. Như các thông tin báo chí đăng có thể thấy cá sống ở lớp nước sâu bị ảnh hưởng nhiều hơn cá sống ở lớp nước mặt. Điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy do các hợp chất chứa kim loại nặng chìm xuống dưới làm chết các loại cá và sinh vật dưới đáy biển.
Kết luận kiểm tra của Sở NN&PTNT Thừa Thiên – Huế cho biết, nguyên nhân cá chết hàng loạt là do pH nước thay đổi đột ngột, chất lượng phú dưỡng (PO43-) tăng cao đột ngột. Câu hỏi đặt ra “PO4 từ đâu ra và tại sao pH nước tăng đột ngột?”…
Không ăn cá chết thôi chứ hải sản sống thì ăn không sao? Tắm biển cũng không sao?
Đây là một nhận định sai lầm trầm trọng. Khi cá chết có nghĩa nồng độ chất độc đã vượt ngưỡng. Nhưng cá còn sống không có nghĩa là không có bị ngấm chất độc. Tuy trường hợp cá chết do NaCN thì ít nguy hại hơn nhưng nếu là kim loại nặng thì hệ quả lớn hơn nhiều. Xin nhắc lại tất cả hải sản từ vùng ô nhiễm có xác suất hấp thụ độc tố rất cao đặc biệt là những loại sinh vật sống sát đáy. Những độc tố này tồn dư, tích luỹ qua chuỗi thức ăn. Do cơ thể con người không có khả năng thải kim loại nặng hiệu quả, nó sẽ tích lũy dần dần và gây tác hại lâu dài như nói trên. Đã có nghiên cứu chỉ ra lượng nhiễm độc thuỷ ngân vào cơ thể người từ việc ăn cá lên đến 95%. Ngay cả lí do lần này không liên quan đến kim loại nặng thì việc chất độc tồn dư ở những con cá chưa đủ liều lượng giết chêt cá là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí đã có ngộ độc với người xảy ra ở Quảng Bình (Bố Trạch), Hà Tĩnh (Kì Anh). Do vậy, đây là một nhận định vô cùng nguy hiểm. Người ngộ độc KLN qua đường tiêu hóa thường có triệu chứng bụng quặng đau, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu và kiệt sức.
Bên cạnh đó, như chúng tôi đã đưa ra trước đó bên cạnh sự nhiễm độc do hô hấp và qua đường thức ăn thì chất độc có thể đi vào cơ thể qua da (niêm mạc). Do vậy, trong thời gian này hạn chế việc tắm biển, thậm chí các bạn tham gia điều tra nên có bảo hộ khi lặn sâu vào vùng nhiễm độc.
Những phát ngôn thiếu trách nhiệm
…Lãnh đạo Formosa nói 300 tấn hóa chất nhập về sử dụng để tẩy rửa một số đường ống không gây hại và với khu công nghiệp thì chỉ “bé như hạt gạo”. Kết luận của lãnh đạo Formosa rất mập mờ và khó hiểu, gây phẫn nộ cho rất nhiều người dân Việt Nam. Xin phép được hỏi hóa chất tẩy rửa đường ống đó có tên hóa học là gì? Nếu lãnh đạo Formosa không trả lời được thì xin cho biết tên thương mại là gì? Chi cục Hải Quan Hà Tĩnh có thể cho dân biết thông tin cụ thể về 300 tấn hóa chất này không?
Mới đây lãnh đạo Formosa còn tuyên bố để phát triển kinh tế việc chết vài con cá biển là chuyện nhỏ và là cái giá phải đánh đổi. Chỉ tiếc là việc chết cá biển không phải là chuyện “bé như hạt gạo” mà nó có thể là cảnh báo cho một tai họa còn khủng khiếp hơn chất độc màu da cam sắp đổ xuống các thế hệ tiếp theo của Việt Nam...
Kết luận
Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là một thảm họa quốc gia, một quốc nạn tác hại khôn lường và lâu dài. Với sự nguy hiểm của chất độc chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp trong thời gian này...
1-Bộ phim tài liệu ‘Chuyện kể 30/4’, xem:
http://vtv.vn/goc-khan-gia/chuyen-ke-30-4-nhan-chung-thu-ba-nho-lai-thoi-khac-lich-su-thieng-lieng-nam-1975-20160428003909923.htm
2-‘Mekong cạn dòng, Biển Đông dậy sóng’, Ngô Thế Vinh, xem:
http://www.vietnamvanhien.net/CuuLongCanDongBienDongNoiSong.pdf
3-Mỹ vừa mới tố cáo TQ xuất khẩu thép với mác giả mạo: Ngày 26.4, tập đoàn thép Mỹ (US Steel Corporation) nộp đơn kiện thương mại chống lại các công ty sản xuất và phân phối thép Trung Quốc lên Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC) với hy vọng có lệnh cấm thép Trung Quốc nhập vào thị trường Mỹ, theo channelnewsasia… Trong đơn kiện, công ty này đòi trừng phạt nguồn thép Trung Quốc nhập khẩu, vốn có thể dẫn đến một lệnh cấm toàn bộ việc nhập thép vào Mỹ. US Steel tố cáo các công ty thép Trung Quốc âm mưu ấn định giá bán, ăn cắp bí mật thương mại và trốn thuế bằng những nhãn hiệu giả… Xem thêm:
http://thanhnien.vn/kinh-doanh/cong-ty-my-doi-cam-thep-nhap-tu-trung-quoc-696535.html
4-Phim ‘Cuộc chiến của Hart’: Trong Hart’s War, trung úy Tommy Hart - một sinh viên năm thứ 2 ngành luật đã bị người bố có uy quyền lớn trong chính trị bổ nhiệm làm một sĩ quan phụ tá văn phòng trong Thế Chiến Thứ II. Khi Tommy bị bắt và tống vào một trại giam tù nhân của Đức, đại tá William McNamara đã chỉ định cho Tommy đứng ra bảo vệ cho trung úy Lincoln Scott, một tù binh da đen bị buộc tội đã giết một người bạn tù da trắng của mình. Hart đã phải đấu tranh để giữ lại danh dự của chính mình. Trong quá trình tiến hành bảo vệ cho bị cáo của mình Tommy đã phải đứng trước sự lựa chọn: một là vận mệnh đất nước, danh dự và một là mạng sống của chính mình... Phim được mô phỏng theo tiểu thuyết của nhà văn John Katzenbach. Xem tại:
http://phimvang.com/phim/su-hy-sinh-cao-ca-cuoc-chien-cua-hart-harts-war.html
5-Tuyên bố hỗn láo của Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại của Formosa (đã xin lỗi): ‘Tôi nói rất thật lòng, nhiều khi được cái này thì phải mất cái kia, mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Muốn bắt cá, bắt tôm hay là muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại?’ (cafebiz.vn)
6-Xử lý vụ án quán cà phê ‘Xin Chào’ và vụ án ‘chòi vịt’: …Như Tiền Phong đã thông tin, ngày 24/4, Viện KSND huyện Bình Chánh đã ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Nguyễn Văn Tấn vì ông Tấn không có hành vi phạm tội… Còn đối với vụ án “chòi vịt”, ngày 25/4, Trung tướng Phong, Giám đốc Công an TPHCM đã yêu cầu kiểm tra hồ sơ, tài liệu chứng cứ trong vụ án này. Kết quả kiểm tra, cơ quan CSĐT - Công an TPHCM xác định hành vi của ông Nguyễn Văn Bỉ không cấu thành tội phạm; việc khởi tố, đề nghị truy tố ông Bỉ không có căn cứ… Xem thêm:
http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/thong-tin-moi-nhat-vu-chu-dat-quan-ca-phe-xin-chao-bi-khoi-to-997466.tpo
http://vtv.vn/goc-khan-gia/chuyen-ke-30-4-nhan-chung-thu-ba-nho-lai-thoi-khac-lich-su-thieng-lieng-nam-1975-20160428003909923.htm
2-‘Mekong cạn dòng, Biển Đông dậy sóng’, Ngô Thế Vinh, xem:
http://www.vietnamvanhien.net/CuuLongCanDongBienDongNoiSong.pdf
3-Mỹ vừa mới tố cáo TQ xuất khẩu thép với mác giả mạo: Ngày 26.4, tập đoàn thép Mỹ (US Steel Corporation) nộp đơn kiện thương mại chống lại các công ty sản xuất và phân phối thép Trung Quốc lên Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC) với hy vọng có lệnh cấm thép Trung Quốc nhập vào thị trường Mỹ, theo channelnewsasia… Trong đơn kiện, công ty này đòi trừng phạt nguồn thép Trung Quốc nhập khẩu, vốn có thể dẫn đến một lệnh cấm toàn bộ việc nhập thép vào Mỹ. US Steel tố cáo các công ty thép Trung Quốc âm mưu ấn định giá bán, ăn cắp bí mật thương mại và trốn thuế bằng những nhãn hiệu giả… Xem thêm:
http://thanhnien.vn/kinh-doanh/cong-ty-my-doi-cam-thep-nhap-tu-trung-quoc-696535.html
4-Phim ‘Cuộc chiến của Hart’: Trong Hart’s War, trung úy Tommy Hart - một sinh viên năm thứ 2 ngành luật đã bị người bố có uy quyền lớn trong chính trị bổ nhiệm làm một sĩ quan phụ tá văn phòng trong Thế Chiến Thứ II. Khi Tommy bị bắt và tống vào một trại giam tù nhân của Đức, đại tá William McNamara đã chỉ định cho Tommy đứng ra bảo vệ cho trung úy Lincoln Scott, một tù binh da đen bị buộc tội đã giết một người bạn tù da trắng của mình. Hart đã phải đấu tranh để giữ lại danh dự của chính mình. Trong quá trình tiến hành bảo vệ cho bị cáo của mình Tommy đã phải đứng trước sự lựa chọn: một là vận mệnh đất nước, danh dự và một là mạng sống của chính mình... Phim được mô phỏng theo tiểu thuyết của nhà văn John Katzenbach. Xem tại:
http://phimvang.com/phim/su-hy-sinh-cao-ca-cuoc-chien-cua-hart-harts-war.html
5-Tuyên bố hỗn láo của Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại của Formosa (đã xin lỗi): ‘Tôi nói rất thật lòng, nhiều khi được cái này thì phải mất cái kia, mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Muốn bắt cá, bắt tôm hay là muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại?’ (cafebiz.vn)
6-Xử lý vụ án quán cà phê ‘Xin Chào’ và vụ án ‘chòi vịt’: …Như Tiền Phong đã thông tin, ngày 24/4, Viện KSND huyện Bình Chánh đã ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Nguyễn Văn Tấn vì ông Tấn không có hành vi phạm tội… Còn đối với vụ án “chòi vịt”, ngày 25/4, Trung tướng Phong, Giám đốc Công an TPHCM đã yêu cầu kiểm tra hồ sơ, tài liệu chứng cứ trong vụ án này. Kết quả kiểm tra, cơ quan CSĐT - Công an TPHCM xác định hành vi của ông Nguyễn Văn Bỉ không cấu thành tội phạm; việc khởi tố, đề nghị truy tố ông Bỉ không có căn cứ… Xem thêm:
http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/thong-tin-moi-nhat-vu-chu-dat-quan-ca-phe-xin-chao-bi-khoi-to-997466.tpo
Lưu tư liệu:
Trả lờiXóa‘Fo ma đã để lại những bài học vô cùng lớn ở Campuchia (1998) và ở Mỹ (2009) và năm 2009 Fo ma được nhận giải "Hành tinh đen". Đây là một giải do Ethecon - tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức "đóng góp" vào việc phá hủy môi trường.’
http://blogtiengviet.net/trelang/2016/04/29/ai_co_th_bi_t_nh_ng_bi_n_c_a_formosa_ha_
Lưu tư liệu:
XóaTheo Hội nghề cá Việt Nam, nguyên nhân thủy triều đỏ (tảo nở hoa) khiến cá chết hàng loạt nên được loại trừ. Hội đồng thời đặt các câu hỏi về cá chết do độc?
http://www.nguoiduatin.vn/hoi-nghe-ca-dat-cau-hoi-ve-300-tan-hoa-chat-loai-tru-thuy-trieu-do-a238553.html
Lưu tư liệu:
XóaHải lưu và cái chết của loài cá
https://www.facebook.com/nguyenphonganh/videos/10207881801180452/?pnref=story
Ha Thi Thanh Vi (Facebook)
XóaNghe dễ hiểu mà không biết đúng không. Tui không phải nhà hải dương học. (Biểu tượng cảm xúc cry)
Vừa xong
Còn tui là nhà mèo học, hi...
XóaTrần Đức Tâm [Blogger] Email 29.04.16@06:05
Trả lờiXóaAi đã mang giải Quả cầu đen cực độc, về cho dân Việt Nam miềng đó anh?
Mình nhớ là đã đọc thông tin này ở đâu đó rồi, để xem lại thử sao,
Xóacám ơn anh TĐT nhé, cuối tuần vui!
Lưu tư liệu:
XóaPhạm Chí Cường - Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật Đúc - Luyện Kim Việt Nam
Ông Phạm Chí Cường cho rằng, nước thải từ nhà máy sản xuất thép Formosa là một nghi vấn gây cá chết hàng loạt ở miền Trung
…Được biết, Khu Liên hợp gang thép của Formosa tại Vũng Áng sử dụng công nghệ lò cao. Phương pháp này, quặng sắt phải nghiền ra thành bột cùng với than, trộn với than coke để đốt trong lò cao với nhiệt độ trên 2.000 độ C, tạo ra gang lỏng. Sau đó đưa gang lỏng vào lò và thổi khí oxy để đốt carbon thừa. Mặc dù công nghệ này cũng đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn tiêu thụ nhiều than và thải ra xỉ, khí dioxyd carbon và nhiều bụi.
“Trong quặng sắt còn chứa nhiều hóa chất rất độc hại khác như chì, arsen (thạch tín), lưu huỳnh, phốt pho. Cùng với đó, công đoạn luyện than coke cũng phát thải nhiều chất độc hại ra môi trường”- ông Cường cho biết.
Ngoài nguyên liệu chính là quặng sắt, sản xuất thép còn sử dụng các nguyên liệu khác như vôi, nước và các chất phụ trợ như: điện cực, hợp kim, khí trơ, vật liệu đầm lò. Quá trình sản xuất thép sinh ra các chất thải khí, rắn và tiếng ồn. Ngay cả nước làm mát, nếu không được tuần hoàn tuyệt đối, cũng phát thải độc hại ra môi trường.
Ông Cường cho biết, theo đánh giá tổng kết, để sản xuất được một tấn thép thô bằng công nghệ lò cao sẽ phải thải ra hơn 585 kg chất thải rắn, trong đó có 455 kg xỉ. Đồng thời, mỗi tấn thép thô sản xuất còn tạo ra 3m3 nước thải độc hại. Lượng khí thải ra từ việc sản xuất một tấn thép thô có 2,3 tấn CO2, cùng các loại khí CO, SO2, NOx, bụi và bụi kim loại...
Vì vậy, trong các vùng luyện kim, khí quyển bị nhiễm bẩn thường chiếm tỷ lệ gần 60%. Nếu các loại khí thải này không được xử lý tốt, các hóa chất chứa trong đó sẽ gây ra mưa axít, cùng với bụi kim loại, sẽ gây nguy hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng trong khu vực. Nhìn chung, sản xuất thép là ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường, nên phải chú ý kiểm soát chặt khâu xử lý ô nhiễm…
Xem thêm tại:
http://vietq.vn/chuyen-gia-nganh-thep-van-nghi-ngo-formosa-la-thu-pham-lam-ca-chet-d88191.html
Bài toán này khó giải anh hè !
Trả lờiXóaUi, mình gặp chỉ có 4 người: ông chủ quán, anh khách, bà chủ, bà bán cá, mà đều nói y sì phoóc về chủ đề... khựa, híc...
XóaThanks, chiều thứ 6 vui nhé!
Tôi mới xem phim ‘Cuộc chiến của Hart’, người ta đã lập luận rằng, giữa: một là vận mệnh đất nước, danh dự và một là mạng sống của chính mình, người ta đã chọn ‘vận mệnh đất nước và danh dự’: đọc, ôi, pùn!
Trả lờiXóahttp://vigiamantinh.blogtiengviet.net/2016/04/27/bi_t_ngay_la_h_s_b_o_v_formosa_n_cung_ch#c3693684
vidamantinh [Blogger] 29.04.16@13:29
Xóa40 năm trước đổ về thời Hồng hoang, ta cũng nhiều người như vậy mà anh...
Xôn xao quá Huynh hén.Thăm Huynh xong muội dzìa.
Trả lờiXóaUi, thế giới này vô cùng vô tận, xôn xao rồi cũng hết,
Xóahuynh mới nghe hát bài 'Ngày xưa Hoàng thị', thấy nhiều khán giả khóc...
Ngủ ngoan nhé.
Đức Tuấn hát.
XóaHuynh ơi muội ở nhà mới còn nhà cũ đập nát rùi,hj
XóaNgày Lễ tưng bừng nhen Huynh. FB muội cũng dời nơi khác rùi.
Thu Phong 62 [Blogger] Email 29.04.16@23:53
Trả lờiXóaCái vụ "lỗi hệ thống' TP thích đó nha. Cá nhân xài được không ta? Nếu được có nhiều chuyện không cần thanh minh lắm
Trùi, TP khôn quá, khi nào cũng chọn... miếng ngon nhất, chơi blog chả để làm cái gì, nhưng không có cái gì chơi, lại chơi blog, híc...
XóaThanks nhé, nghỉ lễ... ngọt ngào!
P/s: À cá nhân thì ok, không vấn đề!
Thu Phong... tu rồi anh chị ơi
XóaỞ nơi tiên giới mỉm môi cười
Mấy người ở dưới ta bà quá
Ta ở nơi này, vui quá đi, hihi...
Lưu comt Ái Nữ:
Trả lờiXóaÀ, cái bài này thì... được, theo một nghĩa nào đó (với tôi).
Tôi đã từng sống với 'Cú và Mèo' (Owl & Cat) và thích: mấy nàng pé pỏng ở đó làm tôi rất có cảm tình.
Bài này viết còn thiếu chuyện 'con mèo huyên...', ha..ha...
http://ainu.blogtiengviet.net/2016/04/30/cu_meo_va_nh_ng_ng_i_b_n_ph_n_ii_ch_ng_h