Nghe đồn có hai ông ác, thiện
Ông thiện buồn đời say tí bỉ
Ông ác vi vu với khựa già
Cá sầu nổi trắng khóc nhân gian
Ông thiện buồn đời say tí bỉ
Ông ác vi vu với khựa già
Cá sầu nổi trắng khóc nhân gian
1
Cuộc đời này đã dần giúp tôi viết được bài này, híc..híc...
Lúc ngồi ở quán cà phê, tôi mới nghĩ lại ‘cõi ta bà’ là cái gì nhỉ, là tiếng Việt, tiếng Tàu hay tiếng Ấn Độ?, vì ta nghe nó nói từ nhỏ (hay gần đây), rồi cứ thế mà xài!
Chắc chắn là tôi sẽ không định nghĩa, vì ‘đạo khả đạo, phi thường đạo’ (cái gì mà cố giải thích thì sẽ làm mất ý nghĩa của nó), và vì có rất nhiều người hiểu hơn tôi.
Vì chữ cõi ‘có dấu ngã’ trong một bài thơ Nôm kinh điển, nên tôi xem nó là tiếng Việt!, mà tôi được biết lần đầu từ cụm từ ‘cõi trần và cõi tiên’, một đoạn lập luận của Giáng Kiều cho Tú Uyên, trong truyện ‘Bích Câu kỳ ngộ’:
Rằng: Coi cho thấu sự đời,
Giam danh khóa lợi, những người thế gian.
Trời thu mây hợp, lại tan,
Ngày xuân hoa nở, hoa tàn mấy năm.
Gẫm trong tám, chín mươi năm,
Bóng câu cửa sổ, dễ cầm mãi ru!
Thịt xương gửi đám diêm phù,
Sinh sinh hóa hóa trong lò hồng quân.
Đố ai vượt khỏi lòng trần,
Sông mê chìm nổi, thế nhân đã đầy.
Anh hùng những mặt xưa nay,
Trăm năm nát vớt cỏ cây cũng là.
Dần dần tháng trọn ngày qua,
Má hồng mấy chốc đã ra bạc đầu.
Thôn hoang mấy nắm cổ khâu,
Ấy nền Đồng Tước, hay lầu Nhạc Dương.
Chưa đầy một cuộc tang thương,
Non đồng cũng lở, núi vàng cũng nghiêng.
Sao bằng ngày tháng cung tiên,
Vui chung tám cõi, xuân riêng bốn mùa... (poem.tkaraoke.com)
Tôi nhớ hồi nhỏ bà nội hay ông ngoại tôi, có tụng là ‘nam mô kiết đế ta bà ha’ gì gì đó (hình như trong ‘Đại bi chú’!), mà không phụ thuộc vào các nghiên cứu xưa nay, chữ ‘ta bà’ gốc Ấn này đã trở thành tiếng Việt, và nay được dân gian gọi là ‘cõi ta bà’, tương đương với từ ‘cõi trần’ nói trên.
Lúc ngồi ở quán cà phê, tôi mới nghĩ lại ‘cõi ta bà’ là cái gì nhỉ, là tiếng Việt, tiếng Tàu hay tiếng Ấn Độ?, vì ta nghe nó nói từ nhỏ (hay gần đây), rồi cứ thế mà xài!
Chắc chắn là tôi sẽ không định nghĩa, vì ‘đạo khả đạo, phi thường đạo’ (cái gì mà cố giải thích thì sẽ làm mất ý nghĩa của nó), và vì có rất nhiều người hiểu hơn tôi.
Vì chữ cõi ‘có dấu ngã’ trong một bài thơ Nôm kinh điển, nên tôi xem nó là tiếng Việt!, mà tôi được biết lần đầu từ cụm từ ‘cõi trần và cõi tiên’, một đoạn lập luận của Giáng Kiều cho Tú Uyên, trong truyện ‘Bích Câu kỳ ngộ’:
Rằng: Coi cho thấu sự đời,
Giam danh khóa lợi, những người thế gian.
Trời thu mây hợp, lại tan,
Ngày xuân hoa nở, hoa tàn mấy năm.
Gẫm trong tám, chín mươi năm,
Bóng câu cửa sổ, dễ cầm mãi ru!
Thịt xương gửi đám diêm phù,
Sinh sinh hóa hóa trong lò hồng quân.
Đố ai vượt khỏi lòng trần,
Sông mê chìm nổi, thế nhân đã đầy.
Anh hùng những mặt xưa nay,
Trăm năm nát vớt cỏ cây cũng là.
Dần dần tháng trọn ngày qua,
Má hồng mấy chốc đã ra bạc đầu.
Thôn hoang mấy nắm cổ khâu,
Ấy nền Đồng Tước, hay lầu Nhạc Dương.
Chưa đầy một cuộc tang thương,
Non đồng cũng lở, núi vàng cũng nghiêng.
Sao bằng ngày tháng cung tiên,
Vui chung tám cõi, xuân riêng bốn mùa... (poem.tkaraoke.com)
Tôi nhớ hồi nhỏ bà nội hay ông ngoại tôi, có tụng là ‘nam mô kiết đế ta bà ha’ gì gì đó (hình như trong ‘Đại bi chú’!), mà không phụ thuộc vào các nghiên cứu xưa nay, chữ ‘ta bà’ gốc Ấn này đã trở thành tiếng Việt, và nay được dân gian gọi là ‘cõi ta bà’, tương đương với từ ‘cõi trần’ nói trên.
2
Mỗi bước chân em, sen rơi từng đóa
Ta đỡ gót chân, xáo động lòng tà
Hương em rơi xuống, hồn ta rên rỉ
Chẳng biết gì, vội chết cõi thiên thai
Ta đỡ gót chân, xáo động lòng tà
Hương em rơi xuống, hồn ta rên rỉ
Chẳng biết gì, vội chết cõi thiên thai
Nhân tiện, tôi xin mở rộng một tí với các dấu ‘huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng’ trong tiếng Việt, một phần bổ sung cho việc tôi nói chữ ‘ta bà’ không phải tiếng Tàu, mà đã tiến hóa thành tiếng Việt một cách tự nhiên (dưới đây), cũng như không ai hỏi là từ ‘chuối’ trong ‘trái chuối’ có nguồn gốc từ tiếng nước nào! Riêng chữ ‘ta’ thôi, cộng với ‘dấu’ và các cách nói ghép, nói tục, nói láy hay nói lái (có nghĩa) cũng đủ sinh ra một… rừng tiếng Việt, như (lưu ý rằng chúng thường có nghĩa khác với từ Hán Việt, trong danh từ tiếng Việt thì tính từ thường đứng sau, và hình như không có chữ ‘tã’!):
-anh ta/hắn ta/cô ta/bà ta/chúng ta (đại từ), ao ta (ta về ta tắm ao ta), dân ta/quân ta, gà ta/chó ta, lòng ta/hồn ta, nhà ta/của ta (cái nhà là nhà của ta), ta đây, ta là ta, ta thán, Tết ta/Sử ta, thuốc ta (thuốc nam), vì ta, võ ta; chiều tà, đường tà/tà áo (áo anh sứt chỉ đường tà), lòng tà, tà tà, tà vạy (không ngay thẳng); tá lả (đánh bài tá lả); tả lót, tả tơi (tơi tả), thổ tả/tả lỵ (bệnh kiết lỵ), tả cảnh/tả thực; tàn tạ, tạ lỗi/tạ tội/tạ từ!; rồi
-ả tôi (ổi ta), bà tôi (bồi ta), bà tổ (bồ tả), ca tặc (c… ta)/cá tặc (c… tá), cà tím (kiếm tà), cá tanh (cánh ta), cá tầm (cấm tà), cá tử (cứ tả), cả tua (của ta), chà tiều (chiều tà), cá lòng tong (cóng lòng ta), công ty Formosa (công ta For more ‘si’), đà tường (đường tà), đá tại (đại tá), đã tan (… ta), há tăng (hắn ta), hoa tàn (hoang tà), hòa lão Tàng (Hoàng Lão Tà), là tong (lòng ta), là tiếc (liếc tà), ma Tàu (mau tà), ma tông (mông ta), mà tưng (mừng ta), má tôi (mối ta), má tôn (món ta), mà tô (mồ ta), phả tơ (phở ta), qua tưng (quân ta), sả tư/sả làm tư (Sử ta), ta trúng (trung tá), tà tinh (tình ta), tạ mì (mị tà), tại hạ (tạ hại), tha tuốt (thuốc ta), trà Tàu (tràu tà), Tàu lạ (làu tạ), tem áo à! (tà áo em), thả tổ (thổ tả), tiến sĩ giả (tá sĩ diễn), tội lả (tạ lỗi), tượng đài (tạ đường), tự tà (tạ từ), vả to/va tỏ (võ ta), xe Toyota (Xa, ta dô tê!)…, và hay nhất là:
-‘cá tử’ thì ‘cứ tả’!
Rất Việt Nam, ha..ha..ha…,
mà nghe nói là từ điển Hán Việt cố rặn ra thì cũng chỉ đến 50-55.000 từ, chứ từ điển tiếng Việt mà nếu soạn ra cho đầy đủ thì 'từ-điển-Oxford-150.000-từ' của Mỹ cũng phải kêu bằng cụ!
-anh ta/hắn ta/cô ta/bà ta/chúng ta (đại từ), ao ta (ta về ta tắm ao ta), dân ta/quân ta, gà ta/chó ta, lòng ta/hồn ta, nhà ta/của ta (cái nhà là nhà của ta), ta đây, ta là ta, ta thán, Tết ta/Sử ta, thuốc ta (thuốc nam), vì ta, võ ta; chiều tà, đường tà/tà áo (áo anh sứt chỉ đường tà), lòng tà, tà tà, tà vạy (không ngay thẳng); tá lả (đánh bài tá lả); tả lót, tả tơi (tơi tả), thổ tả/tả lỵ (bệnh kiết lỵ), tả cảnh/tả thực; tàn tạ, tạ lỗi/tạ tội/tạ từ!; rồi
-ả tôi (ổi ta), bà tôi (bồi ta), bà tổ (bồ tả), ca tặc (c… ta)/cá tặc (c… tá), cà tím (kiếm tà), cá tanh (cánh ta), cá tầm (cấm tà), cá tử (cứ tả), cả tua (của ta), chà tiều (chiều tà), cá lòng tong (cóng lòng ta), công ty Formosa (công ta For more ‘si’), đà tường (đường tà), đá tại (đại tá), đã tan (… ta), há tăng (hắn ta), hoa tàn (hoang tà), hòa lão Tàng (Hoàng Lão Tà), là tong (lòng ta), là tiếc (liếc tà), ma Tàu (mau tà), ma tông (mông ta), mà tưng (mừng ta), má tôi (mối ta), má tôn (món ta), mà tô (mồ ta), phả tơ (phở ta), qua tưng (quân ta), sả tư/sả làm tư (Sử ta), ta trúng (trung tá), tà tinh (tình ta), tạ mì (mị tà), tại hạ (tạ hại), tha tuốt (thuốc ta), trà Tàu (tràu tà), Tàu lạ (làu tạ), tem áo à! (tà áo em), thả tổ (thổ tả), tiến sĩ giả (tá sĩ diễn), tội lả (tạ lỗi), tượng đài (tạ đường), tự tà (tạ từ), vả to/va tỏ (võ ta), xe Toyota (Xa, ta dô tê!)…, và hay nhất là:
-‘cá tử’ thì ‘cứ tả’!
Rất Việt Nam, ha..ha..ha…,
mà nghe nói là từ điển Hán Việt cố rặn ra thì cũng chỉ đến 50-55.000 từ, chứ từ điển tiếng Việt mà nếu soạn ra cho đầy đủ thì 'từ-điển-Oxford-150.000-từ' của Mỹ cũng phải kêu bằng cụ!
3
Cái ‘cõi ta bà’ này luôn hấp dẫn con người trần mắt thịt, nếu không muốn nói là vô cùng hấp dẫn, và ai bị hấp dẫn bởi nó thì phải làm nô lệ cho nó - như những con thiêu thân bị hấp dẫn bởi cái đèn/bóng đèn vậy:
Ham nghiên cứu thì làm nô lệ cho chữ nghĩa, mà có thể trở thành bọn mọt sách, bọn hủ nho (ghiền dùng từ Hán Việt), bọn sính ngoại, bọn kinh viện, bọn lú (ghiền xài tiếng, thơ văn, triết nước ngoài);
Ham quyền lực thì bị nô lệ bởi quyền lực, mà có thể trở thành những tên đại ác ma như Lông Trương Tam, Luyện Lý Tứ, Nhậm Ngã Hành, Tả Lãnh Thiền, Tây độc Âu Dương Phong, Tinh tú lão quái Đinh Xuân Thu, hay Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần…;
Ham tiền thì làm nô lệ cho đồng tiền, nói văn chương là làm đệ tử của Thạch Sùng*, hay đến cửa Trình* mà xin làm tôi tớ cho Hòa Đại Nhân, hoặc đến Trung Nam Hải mà xin dựa hơi Bạc Hy Lai, Lệnh Kế Hoạch…;
Mê âm nhạc thì có thể bị rơi vào cõi ‘Chiều tà’, la cà nơi ‘Biển nhớ’, đứng lớ rớ bên ‘Dòng sông xanh’, đi loanh quanh nơi ‘Một cõi đi về’, ngồi đê mê với ‘Giọt nắng bên thềm’, hay rên rên nhớ về ‘Niệm khúc cuối’…;
Mê chơi blog thì có thể trở thành vua nói dốc, chém gió hay ném đá; mê thơ Tàu thì dễ bị mơ màng Lý Bạch, lạch cạch Đỗ Phủ, mù mờ Cư Dị, mê si Hiếu Vấn, lấn cấn Thiên Tường…;
Mê… đấu tranh thì qua bên China để được ‘tránh đâu’ bởi vụ Thiên An Môn!, hay mê… ‘chuyển pháp luân’ thì qua bên Tàu mà bị ‘chuẩn pháp liền’ bởi vụ Pháp Luân Công!;
Mê gái, sắc đẹp, tình dục thì bị gái điều khiển, dễ hình dung hơn là bị chảy nước miếng như Trư Bát Giới, lãng mạn hơn là gảy khúc ‘Phụng cầu kỳ hoàng’ như Tư Mã Tương Như, chết cổ điển như Romeo và Juliet, hay khộng biết bơi mà chết hiện đại như ‘Jack’* trên chiếc tàu Titanic, xa hơn là có thể thì bị suy kiệt tinh lực, và kết quả là sa vào cõi… ‘mắt nhòa’;
Mê trai/bám váy ‘thằng to con’ thì bị nhu nhược, nhục nhã, nhức nhối, nhốn nháo, nhọc nhằn, nhập nhoạng…; mê cái ‘Bỗng Điên’ thì phải vẽ ra cái ‘cục đại’, làm cạn Mekong, chạy đua vũ trang, thế giới bàng hoàng, dân tình rên siết, cá chết la liệt*…;
Mê thiên đường, bất tử hay ‘Ala vĩ đại’… thì có thể qua bên Trung Đông xin làm ma của Diêm chúa Bin Laden hay làm tín đồ Hồi giáo IS;
Mê xem phim hành động hay phim Tàu thì có thể ra ngoài hành động như tên Siêu Nhân chả ra Siêu Nhân, Bat Man chả ra Bat Man, Người Nhện chả ra Người Nhện, mà có thể trở thành những tên ‘chém gió Nễ Hành’, ‘ném đá Trương Thanh’, ‘vua trộm Thời Thiên’, hay ‘túy quyền Võ Tòng’*…;
Nghiện bài bạc thì phải làm nô lệ cho thần bài, hay cụ thể hơn là trở thành bác của thằng bần;
Nghiện ma túy thì chắc chắn là trở thành ma, cuối cùng thì cũng phải chôn ra ngoài đồng;
Nghiện rượu (bia) thì phải làm nô lệ cho tửu thần/thần lưu linh, hay nói cho vui là phải đến núi Hoa Sơn xin làm đệ tử của Lệnh Hồ Xung, rồi được xơi món ‘Hấp tinh đại pháp’ hay phải mần món ‘Thái giếng’…
Ham quyền lực thì bị nô lệ bởi quyền lực, mà có thể trở thành những tên đại ác ma như Lông Trương Tam, Luyện Lý Tứ, Nhậm Ngã Hành, Tả Lãnh Thiền, Tây độc Âu Dương Phong, Tinh tú lão quái Đinh Xuân Thu, hay Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần…;
Ham tiền thì làm nô lệ cho đồng tiền, nói văn chương là làm đệ tử của Thạch Sùng*, hay đến cửa Trình* mà xin làm tôi tớ cho Hòa Đại Nhân, hoặc đến Trung Nam Hải mà xin dựa hơi Bạc Hy Lai, Lệnh Kế Hoạch…;
Mê âm nhạc thì có thể bị rơi vào cõi ‘Chiều tà’, la cà nơi ‘Biển nhớ’, đứng lớ rớ bên ‘Dòng sông xanh’, đi loanh quanh nơi ‘Một cõi đi về’, ngồi đê mê với ‘Giọt nắng bên thềm’, hay rên rên nhớ về ‘Niệm khúc cuối’…;
Mê chơi blog thì có thể trở thành vua nói dốc, chém gió hay ném đá; mê thơ Tàu thì dễ bị mơ màng Lý Bạch, lạch cạch Đỗ Phủ, mù mờ Cư Dị, mê si Hiếu Vấn, lấn cấn Thiên Tường…;
Mê… đấu tranh thì qua bên China để được ‘tránh đâu’ bởi vụ Thiên An Môn!, hay mê… ‘chuyển pháp luân’ thì qua bên Tàu mà bị ‘chuẩn pháp liền’ bởi vụ Pháp Luân Công!;
Mê gái, sắc đẹp, tình dục thì bị gái điều khiển, dễ hình dung hơn là bị chảy nước miếng như Trư Bát Giới, lãng mạn hơn là gảy khúc ‘Phụng cầu kỳ hoàng’ như Tư Mã Tương Như, chết cổ điển như Romeo và Juliet, hay khộng biết bơi mà chết hiện đại như ‘Jack’* trên chiếc tàu Titanic, xa hơn là có thể thì bị suy kiệt tinh lực, và kết quả là sa vào cõi… ‘mắt nhòa’;
Mê trai/bám váy ‘thằng to con’ thì bị nhu nhược, nhục nhã, nhức nhối, nhốn nháo, nhọc nhằn, nhập nhoạng…; mê cái ‘Bỗng Điên’ thì phải vẽ ra cái ‘cục đại’, làm cạn Mekong, chạy đua vũ trang, thế giới bàng hoàng, dân tình rên siết, cá chết la liệt*…;
Mê thiên đường, bất tử hay ‘Ala vĩ đại’… thì có thể qua bên Trung Đông xin làm ma của Diêm chúa Bin Laden hay làm tín đồ Hồi giáo IS;
Mê xem phim hành động hay phim Tàu thì có thể ra ngoài hành động như tên Siêu Nhân chả ra Siêu Nhân, Bat Man chả ra Bat Man, Người Nhện chả ra Người Nhện, mà có thể trở thành những tên ‘chém gió Nễ Hành’, ‘ném đá Trương Thanh’, ‘vua trộm Thời Thiên’, hay ‘túy quyền Võ Tòng’*…;
Nghiện bài bạc thì phải làm nô lệ cho thần bài, hay cụ thể hơn là trở thành bác của thằng bần;
Nghiện ma túy thì chắc chắn là trở thành ma, cuối cùng thì cũng phải chôn ra ngoài đồng;
Nghiện rượu (bia) thì phải làm nô lệ cho tửu thần/thần lưu linh, hay nói cho vui là phải đến núi Hoa Sơn xin làm đệ tử của Lệnh Hồ Xung, rồi được xơi món ‘Hấp tinh đại pháp’ hay phải mần món ‘Thái giếng’…
***
Nhớ lại sáng hôm nay uống cà phê, tôi có xem một clip trên ti-vi, về việc ‘luyện thi Hoa hậu Áo dài’ (2016!), phải có một huấn luyện viên nước ngoài (người da đen, trẻ); quả thật là khó chứ không như ta tưởng: đi đến hai đầu (của lộ trình trình diễn) mà không hít thở sâu thì có thể bị ngã, phải chọn một phần ‘talent’ (thi tài năng), luyện ứng xử, đặc biệt là phải tập trung năng lượng để thu hút khán giả…, và từ mấy em ẹo ẹo này, tôi lại học thêm được một ‘từ lái’ mới, là:
-‘Mông ta’ là ‘ma tông’,
và hễ ai mà bị ma… tông thì chắc chắn có big problem’ (chuyện lớn), híc…
-‘Mông ta’ là ‘ma tông’,
và hễ ai mà bị ma… tông thì chắc chắn có big problem’ (chuyện lớn), híc…
Tóm lại, cõi ta bà có một quy luật: hễ mê si thì phải lụy đòn, một cái hợp đồng ngọt ngào đã được soạn sẵn giữa Ma Vương và con người:
-Ta có thể cấp cho ngươi bất cứ thứ gì ngươi muốn, mà chỉ cần lấy duy nhất một thứ, đó là linh hồn.
-Ta có thể cấp cho ngươi bất cứ thứ gì ngươi muốn, mà chỉ cần lấy duy nhất một thứ, đó là linh hồn.
Viết đến đây, tôi phải dừng lại, vì Tây Nguyên chiều nay trời mưa to, to chưa từng có (và nghe nói cũng bị ở vùng Tây Bắc, Hà Tĩnh…), chắc là có không ít nhà hay người dân bị ảnh hưởng nặng:
-Vâng, cõi ta bà khủng khiếp thật sự trên trần thế đã đến.
-Vâng, cõi ta bà khủng khiếp thật sự trên trần thế đã đến.
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1-Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu): là một bài thơ viết bằng chữ Nôm bao gồm 678 câu thơ lục bát. Chưa xác định được một cách chính xác tác giả bài thơ là ai tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì tác giả có thể là Vũ Quốc Trân sinh ra ở làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Bích Câu kỳ ngộ được sáng tác dựa trên một câu chuyện tình viết bằng chữ Hán được tìm thấy trong ‘Truyền Kỳ Tân Phả’ của Đoàn Thị Điểm (1705-1748). Tuy nhiên, có một số tranh cãi cho rằng tác giả của câu chuyện tình này không phải là Đoàn Thị Điểm mà là Đặng Trần Côn... Bích Câu kỳ ngộ là câu chuyện tình mang màu sắc hoang đường... Nhưng phía sau câu chuyện là quan niệm nhân sinh của tác giả muốn thoát ly khỏi xã hội thực tại, một xã hội loạn lạc, bất ổn khi mà đất nước đang trải qua những cuộc chiến liên miên. (findit.library.yale.edu)
2-Cá chết vì không biết… bơi:
Có người bảo cá chết
Là do không biết bơi
Người bảo cá không nói
Tức giận mà chết thôi (Thơ Lê Xuân Thủy, blog Trần Mỹ Giống)
3-Cửa Trình: Trình đây tức là Trình Di (1033-1107, thời Tống Triết Tông), là một nhà nho nổi tiếng; ở đây ý nói là nơi các nho sinh đến xin làm đệ tử (bachkhoatrithuc.vn)
4-Jack: ‘Jack and Rose’, hai nhân vật chính trong phim Titanic, trong đó, Jack chết (nam), Rose còn sống.
5-Thạch Sùng: Nhân vật chính của câu truyện cổ tích dựa trên truyện đời thực của một nhân vật lịch sử cùng tên là Thạch Sùng (249-300) làm quan nhà Tây Tấn, nổi tiếng giàu có và xa hoa: ...Thạch Sùng trở thành một phú ông, lại nhờ tài buôn bán và cho vay lãi, gia tài của ông ngày càng lớn, và mua được địa vị, vua phong tước cho ông tước quận công. Em hoàng hậu họ Vương cũng là tay cự phú và tiêu tiền phí vào bậc nhất, khi gặp Thạch Sùng trong một bữa tiệc hai bên đều muốn khoe của. Ai cũng khoe mình nhiều tiền của và tự cho mình là giàu hơn. Các quan thấy vậy bèn nói: ‘Hai ngài cãi nhau như thế không ích gì cả. Cần phải có chứng cớ thì chúng tôi mới tin. Hai ngài hãy trưng của cải ra cho chúng tôi xem. Ai thua phải nộp cho bên được mười thúng vàng. Chúng tôi sẽ làm chứng cho...’. Hai bên nhận lời và ký vào giấy giao ước, nếu ai thua cuộc thì mất toàn bộ gia sản... Thua cuộc, Thạch Sùng chết, hóa thành con thạch sùng, thỉnh thoảng lại chắt lưỡi kêu lên mấy tiếng chép miệng vì tiếc của. (wikipedia)
6-Trương Thanh, Thời Thiên, Võ Tòng...: là các anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc, trong truyện Thủy hử; còn Nễ Hành là một nhân vật rất 'nổ' trong Tam quốc chí, cuối cùng bị Viên Thiệu giết.
1-Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu): là một bài thơ viết bằng chữ Nôm bao gồm 678 câu thơ lục bát. Chưa xác định được một cách chính xác tác giả bài thơ là ai tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì tác giả có thể là Vũ Quốc Trân sinh ra ở làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Bích Câu kỳ ngộ được sáng tác dựa trên một câu chuyện tình viết bằng chữ Hán được tìm thấy trong ‘Truyền Kỳ Tân Phả’ của Đoàn Thị Điểm (1705-1748). Tuy nhiên, có một số tranh cãi cho rằng tác giả của câu chuyện tình này không phải là Đoàn Thị Điểm mà là Đặng Trần Côn... Bích Câu kỳ ngộ là câu chuyện tình mang màu sắc hoang đường... Nhưng phía sau câu chuyện là quan niệm nhân sinh của tác giả muốn thoát ly khỏi xã hội thực tại, một xã hội loạn lạc, bất ổn khi mà đất nước đang trải qua những cuộc chiến liên miên. (findit.library.yale.edu)
2-Cá chết vì không biết… bơi:
Có người bảo cá chết
Là do không biết bơi
Người bảo cá không nói
Tức giận mà chết thôi (Thơ Lê Xuân Thủy, blog Trần Mỹ Giống)
3-Cửa Trình: Trình đây tức là Trình Di (1033-1107, thời Tống Triết Tông), là một nhà nho nổi tiếng; ở đây ý nói là nơi các nho sinh đến xin làm đệ tử (bachkhoatrithuc.vn)
4-Jack: ‘Jack and Rose’, hai nhân vật chính trong phim Titanic, trong đó, Jack chết (nam), Rose còn sống.
5-Thạch Sùng: Nhân vật chính của câu truyện cổ tích dựa trên truyện đời thực của một nhân vật lịch sử cùng tên là Thạch Sùng (249-300) làm quan nhà Tây Tấn, nổi tiếng giàu có và xa hoa: ...Thạch Sùng trở thành một phú ông, lại nhờ tài buôn bán và cho vay lãi, gia tài của ông ngày càng lớn, và mua được địa vị, vua phong tước cho ông tước quận công. Em hoàng hậu họ Vương cũng là tay cự phú và tiêu tiền phí vào bậc nhất, khi gặp Thạch Sùng trong một bữa tiệc hai bên đều muốn khoe của. Ai cũng khoe mình nhiều tiền của và tự cho mình là giàu hơn. Các quan thấy vậy bèn nói: ‘Hai ngài cãi nhau như thế không ích gì cả. Cần phải có chứng cớ thì chúng tôi mới tin. Hai ngài hãy trưng của cải ra cho chúng tôi xem. Ai thua phải nộp cho bên được mười thúng vàng. Chúng tôi sẽ làm chứng cho...’. Hai bên nhận lời và ký vào giấy giao ước, nếu ai thua cuộc thì mất toàn bộ gia sản... Thua cuộc, Thạch Sùng chết, hóa thành con thạch sùng, thỉnh thoảng lại chắt lưỡi kêu lên mấy tiếng chép miệng vì tiếc của. (wikipedia)
6-Trương Thanh, Thời Thiên, Võ Tòng...: là các anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc, trong truyện Thủy hử; còn Nễ Hành là một nhân vật rất 'nổ' trong Tam quốc chí, cuối cùng bị Viên Thiệu giết.
nơi mưa ở vẫn chưa có mưa LB ah..
Trả lờiXóavà bi chừ thì "mưa" ghé thăm sơn trang của LB nè... sợ k hiiiii
mấy ngày nghỉ có đi chơi k anh trai...
chúc a luôn vui nhé, NGLB!
Thế à, nghe nói mưa gió ở Hà Tĩnh cũng to lắm, cây ngã, chắc có một số nhà cũng mệt!
XóaThanks nhé, tối... ngọt ngào.
Bảo Ân Phạm (FB)
Trả lờiXóaHay quá ah
5 phút trước
Ui, lâu ngày quá mới gặp cô em gái p/v báo TT của tui, hi..., thanks, tối vui nhé!
XóaNhìn thấy đôi mắt nàng
XóaAnh nghiêng nghiêng trang giấy
Em đến từ dạo đó
Nay biến mãi về đâu!
Ngọc thăm Lá Bàng, hiểu thêm về "quy luật: hễ mê si thì phải lụy đòn, một cái hợp đồng ngọt ngào đã được soạn sẵn giữa Ma Vương và con người".
Trả lờiXóaAnh khỏe không? Sức viết và sự hiểu biết của anh thật đáng ngưỡng mộ !
Ui, Miền Nhớ sương mến của tui, lâu ngày quá, có khỏe k?, ở HN có mưa k?
XóaTối ngọt ngào nghen!
HN không mưa Huynh à. Bắt đầu mùa hè rồi, đang nắng nóng khó chịu quá Huynh ơi!
XóaChỉ có Lá bàng sân trường em là đang xanh thắm!
Trùi, nghe... mừng quá, cám ơn nghen:
XóaCuộc đời còn chút ra vô
Nhớ miền nhớ, vậy qua... đời thấy nhau
hi...
Mai em về, ai đứng đó chờ em
XóaHoa sữa năm xưa, nay vẫn cứ mềm
Tiếng cười năm đó, đi theo mây gió
Giông tố trườn qua, anh đau đớn đêm
vomtroirieng [Blogger] Email 04.05.16@06:10
Trả lờiXóaHuynh à, cõi ta bà không hẳn hấp dẫn ta, mà vì
Trót sinh vào cõi ta bà
Sân si yêu ghét, đố mà thoát ra
Bầy cá vùng biển ta đã thoát được cõi ta bà rồi đó huynh, bỏ Thủy Tinh bơ vơ rồi...
Cõi ta bà có vòm trời riêng
XóaLâu ngày không thấy, lại nghiêng nghiêng chờ
Hi..., mạng yếu quá, huynh kg làm gì được, chiều... ngọt ngào!
Lưu comt Cuồng Từ:
Trả lờiXóaMôi em nghiêng, khiến rã rời
Nàng tiên cá chết, tơi bời biển anh
Muội thăm Huynh.
Trả lờiXóaUi, thank NLS tiểu sư muội, ngủ ngon nhé!
XóaLưu comt MRC:
Trả lờiXóaXứ mình ngộ quá, phải không em
Cá chẳng biết… bơi, nổi lềnh bềnh
Muối kỳ lạ lắm: vào hôn lúa
Rộn cõi thiên thai, lúa rụng liền!
Thăm anh
Trả lờiXóaChúc an vui nhiều anh nhé !
Ui, mấy hôm nay mạng yếu quá, chả đi thăm đâu được, thank bạn, chúc tối vui!
Xóa