Nguồn: Ha Thi Thanh Vi, Facebook
Tím rịm chiều nay, cây trong câyLọt bóng tà dương, lụy chốn này
Ngàn cây tung gió, rung chiều tím
Một bóng hồng xinh, ôi ta say!
Trước 1975, tôi có đọc sơ qua cuốn Luận lý học (và Siêu hình học, mà nay tôi vẫn còn rất ấn tượng), trong đó có nói về ‘Tam đoạn luận’ của Aristote (384-322TCN), tạm ví dụ như sau:
-Đã là con người thì phải chết. Ông A là con người. Vậy thì ông A sẽ phải chết.
Nhìn thì đơn giản như vậy, nhưng nó là nền tảng của triết Tây, được gọi là ‘Chủ nghĩa duy lý’ - tôi thích dùng cụm từ này hơn là ‘Chủ nghĩa thực dụng’ gì gì đó, vì Lê Bá Kông có cuốn ‘Anh ngữ thực dụng’, mà chữ ‘thực dụng’ này, nếu không nhầm, là ‘thực hành’ hay ‘ứng dụng’ trong cụm từ ‘Application Physics’ (Vật lý ứng dụng)… Sau gần 2500 năm, cái ‘duy lý’ này như đã trở thành một thứ ‘quyền lực mềm’ thống lĩnh thế giới tư tưởng của người phương Tây: ‘đào sâu ý mình, phớt tỉnh chuyện họ’, mà được tiến hóa ngày càng sâu sắc và cụ thể. Nhưng dường như thế giới phương Đông thì không được ‘duy lý’ như vậy, ví dụ, họ luôn nói họ ‘là đầy tớ của trung thành nhân dân’, nhưng rất nhiều lúc họ lại làm ngược lại 180 độ, hi…
‘Khi gặp nguy hiểm mới biết ai là tài giỏi’, đó là câu mà tôi học được từ cuốn ‘Quốc văn giáo khoa thư’ (trước 1975), thậm chí là từ cuốn ‘Cổ học tinh hoa’! Tương tự, ‘Khi gặp nguy hiểm mới biết ai là anh hùng’, có thể suy rộng ra: ‘Khi đất nước gặp nguy biến mới biết ai là anh hùng’, hay thực tế hơn: ‘Khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm mới biết ai là anh hùng’. Thế ‘chủ quyền quốc gia là gì’? Là một cụm từ mà ta thường nghe nói trên ti-vi…
Và trong một số trường hợp, người đã đặt chữ ‘tài’ hay ‘giỏi’ vào không đúng chỗ. Dưới đây là vài ví dụ về những suy lý nghịch với tam đoạn luận, mà tôi sẽ kể từ ‘tài/giỏi/anh hùng’, đến lão… anh hùng Lê Chiêu Thống, đến bài thơ ‘anh hùng nghịch tam đoạn luận’, rồi đến ‘đoạn đầu đài luận’, là hết bài.
1
Ngồi uống cà phê, nghĩ đến Từ Hi thái hậu mà ta khá dễ biết qua các câu chuyện/phim về Bát quốc liên quân, Chiến tranh Trung-Nhật, Chiến tranh nha phiến, Hoàng Phi Hồng, Nghĩa Hòa Đoàn, Thái Bình Thiên Quốc, ‘Vị hoàng đế cuối cùng’…, đặc biệt là phim ‘Từ Hi thái hậu’ - nói về một cung nữ xinh đẹp được tiến cung khi mới có 16 tuổi xuân thì, nhưng biết mình có khả năng ở vậy tới già, và vì không chấp nhận hoàn cảnh, nên Ngọc Lan mới tìm cách tiếp cận chỗ vua Hàm Phong thường qua lại, dụ vua vào phòng riêng, cho chàng măm măm món ‘Âm dương hòa hợp tán’ và cùng xem… phim ấy ấy, kết quả là lịch sử Tàu có thêm một vị nữ lãnh tụ vĩ đại!, hi...
Rồi đến năm 1888, Từ Hi, tức nàng thôn nữ Na Nạp Thị xưa, nổi hứng hạ lệnh cho cơi nới cái Di Hòa Viên*. Vì cha ông của nàng - xuất thân từ bộ lạc ‘Nữ Chân’, rồi ‘Lam kỳ’ (một trong ‘Bát kỳ’ thời nhà Thanh) ở tuốt tận phía Bắc của Sơn Hải Quan - vốn còn quá là ‘du mục’, và vì nàng phải theo ‘chế độ bó chân’ (ý nói phụ nữ không được học hành hay tham chính), nên nàng chả biết thế quái nào là thiết kế; đúng vậy, người đẹp có ẹo ẹo ghé mắt xem sơ bản thiết kế đôi ba lần mà chả biểu mô tê ất giáp gì cả!; thế mà sử Tàu hay dân Tàu cứ phình đại hóa lên là:
-Từ Hi thái hậu là người thiết kế nên cái Di Hòa Viên (!)
Quả nàng quá đổi… là anh hùng, tại hạ xin lấy làm cửu ngưỡng, hu.. hu…
Rồi nhớ tới nàng Ỷ Lan xinh đẹp ở thôn Thổ Lỗi (Bắc Ninh)…; vốn có tên là Lê Thị Yến - vì thường chạy nhảy tươi vui nhí nhảnh như con chim yến, hay Lê Thị Khiết - vì hay đứng trầm ngâm một mình như nhà… thơ, nàng có nghề chuyên môn là trồng dâu…; và vì số hên hay sao ấy, năm 18 tuổi!, một hôm đang đứng mơ màng dựa gốc dâu, nàng lọt vào mắt xanh của vua Lý Thánh Tông, và được vua đưa vào cung, phong là ‘Ỷ Lan cung phi’, sau đó được vua cưng quá mà xây riêng cho một cái… nhà vườn, gọi là ‘Cung Ỷ Lan’…; khi được hỏi ý kiến về bản thiết kế, nàng cũng chỉ chỉ chỏ chỏ và khen là ‘ẹp’ - vì quá là sung sướng!; thế mà dân mình lại truyền tụng là:
-Ỷ Lan cung phi đã thiết kế nên cái Cung Ỷ Lan!
Vâng, nàng quả là nữ anh hùng khi đã hỗ trợ mạnh cho Lý Thường Kiệt qua Tàu đánh cho quân của Tống Thần Tông nằm chất đống la liệt (châu Khâm, châu Liêm, rồi châu Ung - Quảng Tây), nhưng về cái khoản ‘anh hùng thiết kế’ này thì đến Siêu Nhân bên Mỹ cũng phải kêu bằng nàng bằng… cụ, hu..hu…
Rồi nhớ lại, khoảng 10 năm trước, khi tôi ngẫu hứng ghé thăm nhà ông anh - ngày xưa đang học dở lớp 9, rồi đi lính, rồi tự làm cho bị thương, được xuất ngũ trước 75, sau đó đi xà quần chém gió cả đời… Buồn cười nhất là cái vụ anh nói là ‘đài BBC nói có con cá dài 2km, cả mấy nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga… đem chiến hạm ra vây bắt nó, nhưng bắt không nỗi’, ha..ha…
Nhà anh có thiết kế giống như tk của KTS Ngô Viết Thụ*, tức là địa hình lồi lõm sao thì ông giữ nguyên vậy, nên những công trình dựa vào thiết kế của ông rất đặc trưng, nhất là (thường) có tầng dưới cùng thấp hơn mặt đất, như Dinh Độc Lập, Trường đại học NN4, Trường đại học tổng hợp SG (Thủ Đức), Sở NN Daklak…; thấy thú vị, tôi mới hỏi:
-Nhà đẹp quá, anh nhờ KTS nào vẽ vậy?
-Cái nhà có tầng hầm này do tau thiết kế chứ ai!
Ôi, anh học chưa hết lớp 9 (lớp đệ tứ) vào khoảng năm 1970, 40 năm sau thì anh quên hết kiến thức rồi, thậm chí toán lớp 2-3 cũng phải thuê thầy về dạy cho con, thế mà cũng tự sướng bằng cách cho là mình… anh hùng hơn cả KTS số một VN thời đó là Ngô Viết Thụ, hu..hu…
-Đã là con người thì phải chết. Ông A là con người. Vậy thì ông A sẽ phải chết.
Nhìn thì đơn giản như vậy, nhưng nó là nền tảng của triết Tây, được gọi là ‘Chủ nghĩa duy lý’ - tôi thích dùng cụm từ này hơn là ‘Chủ nghĩa thực dụng’ gì gì đó, vì Lê Bá Kông có cuốn ‘Anh ngữ thực dụng’, mà chữ ‘thực dụng’ này, nếu không nhầm, là ‘thực hành’ hay ‘ứng dụng’ trong cụm từ ‘Application Physics’ (Vật lý ứng dụng)… Sau gần 2500 năm, cái ‘duy lý’ này như đã trở thành một thứ ‘quyền lực mềm’ thống lĩnh thế giới tư tưởng của người phương Tây: ‘đào sâu ý mình, phớt tỉnh chuyện họ’, mà được tiến hóa ngày càng sâu sắc và cụ thể. Nhưng dường như thế giới phương Đông thì không được ‘duy lý’ như vậy, ví dụ, họ luôn nói họ ‘là đầy tớ của trung thành nhân dân’, nhưng rất nhiều lúc họ lại làm ngược lại 180 độ, hi…
‘Khi gặp nguy hiểm mới biết ai là tài giỏi’, đó là câu mà tôi học được từ cuốn ‘Quốc văn giáo khoa thư’ (trước 1975), thậm chí là từ cuốn ‘Cổ học tinh hoa’! Tương tự, ‘Khi gặp nguy hiểm mới biết ai là anh hùng’, có thể suy rộng ra: ‘Khi đất nước gặp nguy biến mới biết ai là anh hùng’, hay thực tế hơn: ‘Khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm mới biết ai là anh hùng’. Thế ‘chủ quyền quốc gia là gì’? Là một cụm từ mà ta thường nghe nói trên ti-vi…
Và trong một số trường hợp, người đã đặt chữ ‘tài’ hay ‘giỏi’ vào không đúng chỗ. Dưới đây là vài ví dụ về những suy lý nghịch với tam đoạn luận, mà tôi sẽ kể từ ‘tài/giỏi/anh hùng’, đến lão… anh hùng Lê Chiêu Thống, đến bài thơ ‘anh hùng nghịch tam đoạn luận’, rồi đến ‘đoạn đầu đài luận’, là hết bài.
1
Ngồi uống cà phê, nghĩ đến Từ Hi thái hậu mà ta khá dễ biết qua các câu chuyện/phim về Bát quốc liên quân, Chiến tranh Trung-Nhật, Chiến tranh nha phiến, Hoàng Phi Hồng, Nghĩa Hòa Đoàn, Thái Bình Thiên Quốc, ‘Vị hoàng đế cuối cùng’…, đặc biệt là phim ‘Từ Hi thái hậu’ - nói về một cung nữ xinh đẹp được tiến cung khi mới có 16 tuổi xuân thì, nhưng biết mình có khả năng ở vậy tới già, và vì không chấp nhận hoàn cảnh, nên Ngọc Lan mới tìm cách tiếp cận chỗ vua Hàm Phong thường qua lại, dụ vua vào phòng riêng, cho chàng măm măm món ‘Âm dương hòa hợp tán’ và cùng xem… phim ấy ấy, kết quả là lịch sử Tàu có thêm một vị nữ lãnh tụ vĩ đại!, hi...
Rồi đến năm 1888, Từ Hi, tức nàng thôn nữ Na Nạp Thị xưa, nổi hứng hạ lệnh cho cơi nới cái Di Hòa Viên*. Vì cha ông của nàng - xuất thân từ bộ lạc ‘Nữ Chân’, rồi ‘Lam kỳ’ (một trong ‘Bát kỳ’ thời nhà Thanh) ở tuốt tận phía Bắc của Sơn Hải Quan - vốn còn quá là ‘du mục’, và vì nàng phải theo ‘chế độ bó chân’ (ý nói phụ nữ không được học hành hay tham chính), nên nàng chả biết thế quái nào là thiết kế; đúng vậy, người đẹp có ẹo ẹo ghé mắt xem sơ bản thiết kế đôi ba lần mà chả biểu mô tê ất giáp gì cả!; thế mà sử Tàu hay dân Tàu cứ phình đại hóa lên là:
-Từ Hi thái hậu là người thiết kế nên cái Di Hòa Viên (!)
Quả nàng quá đổi… là anh hùng, tại hạ xin lấy làm cửu ngưỡng, hu.. hu…
Rồi nhớ tới nàng Ỷ Lan xinh đẹp ở thôn Thổ Lỗi (Bắc Ninh)…; vốn có tên là Lê Thị Yến - vì thường chạy nhảy tươi vui nhí nhảnh như con chim yến, hay Lê Thị Khiết - vì hay đứng trầm ngâm một mình như nhà… thơ, nàng có nghề chuyên môn là trồng dâu…; và vì số hên hay sao ấy, năm 18 tuổi!, một hôm đang đứng mơ màng dựa gốc dâu, nàng lọt vào mắt xanh của vua Lý Thánh Tông, và được vua đưa vào cung, phong là ‘Ỷ Lan cung phi’, sau đó được vua cưng quá mà xây riêng cho một cái… nhà vườn, gọi là ‘Cung Ỷ Lan’…; khi được hỏi ý kiến về bản thiết kế, nàng cũng chỉ chỉ chỏ chỏ và khen là ‘ẹp’ - vì quá là sung sướng!; thế mà dân mình lại truyền tụng là:
-Ỷ Lan cung phi đã thiết kế nên cái Cung Ỷ Lan!
Vâng, nàng quả là nữ anh hùng khi đã hỗ trợ mạnh cho Lý Thường Kiệt qua Tàu đánh cho quân của Tống Thần Tông nằm chất đống la liệt (châu Khâm, châu Liêm, rồi châu Ung - Quảng Tây), nhưng về cái khoản ‘anh hùng thiết kế’ này thì đến Siêu Nhân bên Mỹ cũng phải kêu bằng nàng bằng… cụ, hu..hu…
Rồi nhớ lại, khoảng 10 năm trước, khi tôi ngẫu hứng ghé thăm nhà ông anh - ngày xưa đang học dở lớp 9, rồi đi lính, rồi tự làm cho bị thương, được xuất ngũ trước 75, sau đó đi xà quần chém gió cả đời… Buồn cười nhất là cái vụ anh nói là ‘đài BBC nói có con cá dài 2km, cả mấy nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga… đem chiến hạm ra vây bắt nó, nhưng bắt không nỗi’, ha..ha…
Nhà anh có thiết kế giống như tk của KTS Ngô Viết Thụ*, tức là địa hình lồi lõm sao thì ông giữ nguyên vậy, nên những công trình dựa vào thiết kế của ông rất đặc trưng, nhất là (thường) có tầng dưới cùng thấp hơn mặt đất, như Dinh Độc Lập, Trường đại học NN4, Trường đại học tổng hợp SG (Thủ Đức), Sở NN Daklak…; thấy thú vị, tôi mới hỏi:
-Nhà đẹp quá, anh nhờ KTS nào vẽ vậy?
-Cái nhà có tầng hầm này do tau thiết kế chứ ai!
Ôi, anh học chưa hết lớp 9 (lớp đệ tứ) vào khoảng năm 1970, 40 năm sau thì anh quên hết kiến thức rồi, thậm chí toán lớp 2-3 cũng phải thuê thầy về dạy cho con, thế mà cũng tự sướng bằng cách cho là mình… anh hùng hơn cả KTS số một VN thời đó là Ngô Viết Thụ, hu..hu…
2
Không giấu gì, nói chung là trước đây tôi cũng bị ảnh hưởng bởi sách vở, các phương tiện truyền thông…, nhưng cái vụ ‘giàn khoan 981’ đã làm tôi thức tỉnh và thay đổi hẳn nhận thức, nhất là đối với các rêu rao tuyên truyền thì tôi… lập tức ‘chuyển qua kênh khác’...
Sau này, đi đâu cũng thấy anh hùng, đi đường phố nào cũng thấy anh hùng, mà tuyệt đại đa số là loại anh hùng ‘chíu chíu đùng đùng’ - nhiều như quân Nguyên’, mà làm tôi thấy chán như ‘chán ăn thịt heo mỡ ngày Tết’ vậy, thiệt.
Có lúc tôi ngẫm nghĩ lại về cuộc đời của nhiều vị được gọi là anh hùng, mà nếu lấy cái được cộng cái mất thì bằng không, ví dụ:
-‘Cân bằng giữa cái được và cái mất, mình thấy cuối đời Napoleon chả được cái gì cả ngoài sự thất bại và phủ phàng. Do đó, một lần nữa, mình không quan tâm lắm đến sự nghiệp của Napoleon, cuộc đời là vô thường, tất cả đều là phù du, một thực tế là không biết bây giờ y đang nằm trong đống cát bụi nào nữa. Một thực tế khác, đó là hình như Napoleon có cái gì đó, mà khi y thất bại, những người tình của y đều bỏ rơi y (trừ Marie Waleska), có lẽ những người đàn bà của y quan tâm đến cái khác chứ không quan tâm lắm đến cái mà y cho là ‘sự nghiệp vĩ đại’*.
Thật vậy, đối với tôi, Napoleon chả là anh hùng cái quái gì, sở dĩ tên tuổi ông được lưu lại chỉ vì ông làm cho nước Pháp được nổi tiếng, hơn nữa, ông lại được Công ty cà phê Trung Nguyên quảng cáo là biết uống cà phê, ha..ha..ha…
Tôi cũng nghĩ đến Nguyễn Huệ…, tình cảnh cũng tương tự. Tuy nhiên, cái mà tôi ấn tượng nhất ở Nguyễn Huệ là:
-Ở thành Thăng Long, khi Lê Chiêu Thống đang cùng với Tôn Sĩ Nghị chén thù chén tạc, kết nghĩa Vườn Đào, bá vai bá cổ, kề mông sát đít, hôn hít như bê-đê, trong đó, lão âm thầm đồng ý bán nước Việt cho họ Tôn để đổi lấy… cái ghế rồng nhoa nhỏa, thì bị Nguyễn Huệ đánh vào để cho nó biết thế nào là ‘Nam quốc anh hùng chi hữu chủ’; họ Tôn không kịp đi… toilet, phải mặc nguyên cái bỉm mà chạy thoát qua Cầu Phao, còn lão ‘tài giỏi’ họ Lê thì lót tót chạy theo sau đuôi họ Tôn, để rồi cuối đời ngủ ở bờ Tây của Tử Cấm Thành, mơ màng hưởng tí xái ‘ma Tàu’.
…Sau này, Lệnh Hồ Xung có đi ngang qua, thấy lão Lê đang lui cui quét rác ở Trung Nam Hải*, tưởng lão là hậu duệ của ‘Tru tiên kiếm’, y bèn mời lão một ly rượu nhạt, nào ngờ lão chả biết võ công gì sất!
Ha..ha..ha…, chưa thấy ai dựng phim cái cảnh tượng hết sức là… thú vị này!, trừ ‘Hoàng Lê nhất thống chí’:
Vua Quang Trung liền cho mở tiệc khao quân rồi chia đại quân ra làm năm đạo. Hôm ấy nhằm ngày 30 tháng chạp, ngài bảo ngầm với các tướng rằng: “Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng tết trước đã. Đến tối trừ tịch lên đường. Hẹn ngày mồng bảy năm mới vào thành Thăng Long, đặc tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, chớ cho là ta nói hão!”… Ngũ quân vái lạy vâng lệnh. Luôn bữa đó, ngài đốc trung quân gióng trống ra Bắc… Hôm ấy đô đốc Long vâng mệnh vua Quang Trung đem toán quân lên huyện Thanh Trì đã đi đến làng Nhân Mục. Khi vua Quang Trung đánh toán quân Thanh ở làng Ngọc Hồi, thì từ sáng sớm, Long đã đánh vào đội quân của thái thú Chấn Châu ở trại Quảng Đức Khương Thượng. Quân Thanh thua chạy. Long bèn tiến quân vào Thăng Long.
Lúc ấy Tôn Sỹ Nghị và vua Chiêu Thống ở trong kinh thành, tuyệt nhiên không có tin tức báo đến. Vì vậy, trong mấy ngày Tết ai nấy chỉ mải về sự ăn uống vui mừng không lo đến việc gì cả. Nào hay cuộc vui chưa tàn, vận trời đã đổi, trong ngày mồng bốn chợt thấy bại binh ở đồng Ngọc Hồi chạy về cáo cấp, mọi người đều tưởng như “tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”. Toán bại binh đó lại nói thêm rằng: “Quan quân ở đồng Ngọc Hồi đều bị quân Tây đánh úp bắt gọn. Đây cách Ngọc Hồi không xa, sớm chiều chắc sẽ bị đánh”. Sĩ Nghị luống cuống cả sợ, tức khắc sai viên lãnh binh Nghiệp đến cứu. Lại sai hai mươi kỵ sĩ bộ hạ cùng đi với Nghiệp, và dặn họ rằng: trong khoảng giờ khắc phải có tin về báo luôn. Ý Nghị chỉ lo có một mặt đó, không ngờ lại có mặt khác.
Đêm ấy vào khoảng canh tư, chợt nghe phía tây bắc thành, tiếng súng nổi lên đùng đùng. Nghị vội cưỡi ngựa ra coi… Thấy báo đồn quân Chấn Châu đã vỡ, quân Tây đã kéo vào đến cửa ô, chém giết bừa bãi, ánh lửa bốc lên rực trời, thì Nghị không còn hồn vía nào nữa. Ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp. Nghị tự đem toán lính kỵ dưới trướng cắm cổ chạy xuống cầu phao rồi trốn sang Bắc. Quân sĩ các dinh nghe tin, hết thảy kinh khiếp, nhốn nháo cùng chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, người nọ xô đẩy người kia, chết ở trên cạn đã nhiều. Giây lát cầu gẫy, hàng mấy vạn người lăn xả xuống nước, nước sông không chảy được nữa.
Vua Chiêu Thống đương ở trong điện, tiếp được tin báo, ngài kíp cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến rước Thái hậu chạy. Ra đến bến sông, thấy cầu đã gẫy, thuyền bè không có chiếc nào, cả bọn tất tả chạy lên Nghi Tàm, thình lình gặp được chiếc thuyền đánh cá, vội vàng cướp lấy rồi chèo sang bờ bên kia. Trưa ngày mồng sáu, vua Chiêu Thống đến núi Tam Tầng nghe nói Sỹ Nghị đã đi khỏi đó. Bấy giờ quân Thanh chạy ở trên đường đông như họp chợ, chúng chạy suốt ngày suốt đêm không dám nghỉ ngơi lúc nào. Vua và Thái hậu cùng đi, đến đò Hòa Lạc, vừa gặp một người thổ hào. Hồi trước ngài chạy trốn, người ấy đã được giáp mặt, lúc đó thấy ngài, người ấy tự nhiên nhỏ lệ, bèn mời ngài và thái hậu vào trại trong núi nghỉ tạm.
Bấy giờ vua và mọi người luôn hai ngày không ăn uống gì, ai nấy đều mệt lử. Người ấy bèn đi giết gà làm cơm, thết đãi. Vua mời Thái hậu và bảo bọn Quýnh cùng ăn.
Ăn vừa xong, quân Tây Sơn đã đuổi đến. Vua nói với người thổ hào rằng:
-Muốn đội hậu tình, không có gì để báo đáp, chỉ cần hai đấng cao dầy chứng giám lòng thành của ngươi, ban phúc cho ngươi mà thôi. Bây giờ quân giặc đã sắp đến nơi, có đường nào khả dĩ chạy gấp lên ải, thì ngươi mách giúp.
Người thổ hào tức thì sai con đưa ngài đi vào con đường trong núi. Vừa tối thì đến cửa ải. Sỹ Nghị cũng đã đóng quân ở đó, ngài bèn vào ra mắt Nghị. Một lát, các quan lục tục theo đến, ai nấy trông nhau, nước mắt chứa chan, Sỹ Nghị cũng phải xấu hổ. Vua nhân tiện liền nói với Nghị:
-Cô đã bất tài, đến nỗi mất cả xã tắc. May được thượng hiến vâng theo thánh chỉ sang cứu. Không ngờ lòng trời không giúp nước nhỏ, nay ngài lại bỏ mà đi. Cúi xin chúc ngài về triều được chữ vạn phúc. Cô đành ở lại đất nước thu thập dân binh, để tính chuyến sau. Xa nhờ oai thanh, may được nên việc, đều là ơn của thượng hiến. Nếu như việc lại không thành, bấy giờ sẽ xin sang hầu đại hiến. Như thế cho tiện.
Nghị nói:
-Nguyễn Huệ chưa diệt, việc này chưa thôi. Nay hãy dâng biểu về triều xin quân, chỉ trong một tháng, đại quân sẽ lại tới đây. Chỗ này gần gũi đảng giặc, ở lại không tiện, nên tạm sang bên Nam Ninh yên nghỉ để đợi thánh chỉ là phải.
Vua Chiêu Thống theo lời.
Nghị bèn cùng bọn tướng tá thu nhặt tàn quân rút về...
http://vannghesontay.com/en/news/Xu-Doai-van/NGO-GIA-VAN-PHAI-554/
3
Nói tới đây thôi, thiết nghĩ ‘chớ lấy… chém gió mà luận anh hùng’, vì nếu tôi viết tiếp thì sẽ có blogger nói là: ‘chó diếm’ là ‘chém gió’ chứ gì, biết rồi, khổ quá, nói mãi. (hi..hi…)
Như đã nói ở trên, người phương Đông không duy lý như người phương Tây, cho nên có nhiều cái đúng hơn cả đúng, mà họ đâu có chịu nghe!, ví dụ, Công ty Alibaba là công ty thương mại trực tuyến lớn nhất TQ (và ‘top-ten’ toàn cầu!), nhưng gần đây, Alibaba cũng là công ty nổi tiếng trên thế giới về hàng giả/hàng nhái (chiếm 40%): ‘Tờ Wall Street Journal đưa tin, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) vừa công bố danh sách các thị trường hàng giả, hàng nhái khét tiếng năm 2015 (List of notorious markets for fakes). Cơ quan này cho biết, các chủ thương hiệu tiếp tục phản ánh rằng các gian hàng trên Alibaba vẫn là đối tượng chính bán hàng giả, hàng nhái’ (doisongphapluat.com). Tương tự, Formosa là công ty nổi tiếng thế giới về làm ô nhiễm môi trường, v..v...
Thiết nghĩ, tính ‘duy lý’ ở đây là không nên chơi sâu với Tàu, tức là chơi thì có chơi, nhưng chớ nên chơi sâu!, và nếu quay về 2500 năm về trước, những kẻ đi ngược với tính duy lý này sẽ được thế nhân thời đó gọi là:
Anh hùng ‘nghịch tam đoạn luận’
Dòng sông Yamuna đang bị bức tử
Sông Cửu Long cũng là sông
Cho nên nó phải bị chết tức tưởi
*
Biển ở Jordan là Biển Chết
Biển Việt Nam cũng là biển
Cho nên nó biết chuyển vào chầu diêm chúa
*
Cá ở biển đảo Chiloé đang nổi trắng
Cá ở miền trung cũng là cá biển
Cho nên nó đang thể hiện ‘những lời trăng trối’
*
Apple là một công ty vi tính sáng tạo
Formosa cũng là công ty ‘vinh tí’
Cho nên nó phải là công ty tán, sạo…
Trong đó, Biển Chết nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan; Chiloé là một hòn đảo của Chile; Yamuna là con sông dài 1376km, chảy qua New Delhi, Ấn Độ…
Và ‘Biển Chết’, ‘Sông Tức Tưởi’, ‘Cá Trăng Trối’, ‘Công ty Tán Sạo’… là:
-Các tên tuổi có số má của các ‘anh hùng nghịch tạm đoạn luận’.
***
Cuối cùng…
Đang lúc ngủ trưa - mơ mơ hồ giữa cái hình ảnh trong sáng của ‘Cô bé lọ lem’* với cái được gọi là… ‘Tàu đoạn luận’!, bất ngờ tôi nghe được một bản tin thời sự trên tivi: người ta nói đến ‘Liên hoan phim Cannes 2016’* được tổ chức tại một bãi biển thơ mộng của nước Pháp, có 80 bộ phim tham dự, các giám khảo phải làm việc nghiêm túc cả gần hai tuần lễ để chọn ra một phim xứng đáng với cái giải ‘Cành cọ vàng’, tôi tập trung chú ý thử có cái tên Việt Nam không? Nhưng tôi chờ, chờ nữa, và chờ mãi:
-Cái này được gọi là ‘không đoạn luận’.
Rồi cũng trên ti-vi (kênh VTV9) có bản tin nói về việc ta diễn kịch ‘Romeo và Juliet’ nhân ngày Shakepeare chết (23/4/1616), trong đó:
Khi Romeo đến một căn miếu bí mật, dỡ nắp quan tài ra, thì thấy nàng Juliet đã chết. Chàng định tự tử chết theo, nhưng vẫn còn bình tĩnh, vì nghe mùi rượu trong mồm nàng bốc ra nồng nặc: Té ra là Juliet không chết, mà là bị xỉn!, ha..ha..ha…
Rất đông tụi Tây xem vở kịch này cười quá trời và nói ‘khác với việc học Shakespeare ở trường, nó ‘vũ như cẩn’, nên rất là nhàm chán’; điều này suy ra là nếu một chủ nghĩa mà từ đời này sang đời nọ ‘vũ như cẩn’ thì được gọi là ‘chủ nghĩa nhàm chán’:
-Lập luận này của tụi Tây được gọi là ‘đa đoạn luận’.
Trước đó, trong khi nhiều người chém gió về nào là Putin, lão Tập, nào là duy tâm, duy vật, nào là Chúa, Phật, nào là Ala, Thượng đế…, thì tôi thấy một cô gái đang hái xoài. Tôi mới nói: ‘Dù có nói gì thì nói, nói mãi ngàn năm, thì xoài vẫn là xoài’, nghe vậy, nàng mỉm cười trông rất hiền:
-Đây là ‘nhất đoạn luận’.
Trước đó nữa, tôi đứng ở một cái siêu thị mini, thấy một bà mua cá kèo trứng, hỏi ‘tại sao bà lại mua cá ở siêu thị?, ‘tôi không dám ăn cá ở ngoài chợ, phải chờ xử vài thằng môi trường cái đã’ - cái này không được nhà văn Nga Aitmatov gọi là ‘Tam đoạn luận’, mà gọi là:
-Đoạn đầu đài.
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1-Cuộc đời Napoleon và con số không: xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/tai-sao-hemingway-lai-tu-tu_6.html
2-Di Hòa Viên và Từ Hi thái hậu (1835-1908): Xuất thân từ Mãn quân Tương Lam kỳ, Na Nạp Thị nhập cung Hàm Phong với thân phận phi tần, địa vị cao nhất đến khi Hàm Phong qua đời là Quý phi… (Còn) Di Hòa Viên tức Thanh Y Viên, được xây dựng từ thời Càn Long - 1750, thậm chí có nguồn gốc từ triều Kim - thế kỷ 12... Năm 1888, Từ Hy Thái Hậu đã lấy 500 vạn lạng bạc vốn dĩ dùng để xây dựng hải quân, trùng tu lại Thanh Ý Viên thành một công viên tráng lệ, và đổi tên thành Di Hòa Viên (khu vườn di dưỡng tinh thần). Di Hòa Viên mà ta thấy ngày nay chính là những gì được tạo ra từ lần trùng tu này… (wikipedia)
3-Liên hoan phim Cannes 2016: ‘Cành cọ vàng’ (La Palme d’Or) là giải thưởng lớn nhất của Liên hoan phim Cannes, trao cho phim hay nhất... Hơn 80 bộ phim sẽ được trình chiếu trong suốt thời gian diễn ra Liên hoan nổi tiếng này, tranh các giải thưởng như: ‘Cành cọ vàng’ (La Palme d’Or), ‘Giải thưởng lớn’ (Grand Prix), hay ‘Nhãn quan độc đáo’ (Un Certain regard)... (van-hoa-giai-tri)
4-Ngô Viết Thụ (1926-2000): là một kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam. Ông đã đoạt giải Khôi nguyên La Mã năm 1955, là tác giả nhiều công trình kiến trúc hiện đại như Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt, Viện Đại học Huế... (wikipedia)
5-Phim ‘Cô bé lọ lem’: Dựa theo truyện cổ tích cùng tên của anh em nhà Grimm, Cinderella được Walt Disney cho ra mắt lần đầu trong phiên bản hoạt hình vào năm 1950. Chuyện phim kể về cô gái trẻ Ella sau cái chết đau buồn của mẹ đã vui vẻ đồng ý cho cha của mình là một Thương Lái ‘đi bước nữa’. Mong muốn được nhìn thấy cha nở lại nụ cười trên môi, Ella háo hức đón mẹ kế và hai cô con gái của bà ta về căn nhà của mình. Tuy nhiên khi cha đột ngột qua đời, Ella bỗng chốc phải đối mặt với sự tàn ác và ghẻ lạnh của bà mẹ kế và hai cô con gái. Từ cô tiểu thư nhỏ, Ella bỗng chốc trở thành một nô lệ trong chính ngôi nhà của mình. Bất chấp sự đối xử tệ bạc của bà ta, Ella vẫn vui vẻ sống và tin yêu vào cuộc đời như lời dạy của mẹ trước lúc trước ‘hãy luôn dũng cảm và hòa nhã với mọi người’. Xem tại:
http://www.phimmoi.net/phim/lo-lem-2406/
6-Trung Nam Hải: ‘Vào tháng 10/1644, Đa Nhĩ Cổn rước Thuận Trị từ Thẩm Dương đến Tử Cấm Thành và đặt Bắc Kinh làm thủ đô của nhà Thanh. Trong các thập niên sau đó, người Mãn Châu chinh phục phần còn lại của Trung Hoa, Bắc Kinh trở thành nơi đặt các cơ quan đầu não của triều đình Thanh trong gần ba thế kỷ’ (wikipedia)... Nay Trung Nam Hải nằm ở phía tây Tử cấm thành Bắc Kinh, là nơi họp nội các của nhà… Tập.
7-Ỷ Lan phu nhân (1044!-1117) và Cung Ỷ Lan: Mùa xuân năm 1069, vua Lý Thánh Tông ‘đưa nàng về dinh’ tức là về kinh thành Thăng Long, sau đó vua càng ngày càng yêu quý nàng và phong làm Ỷ Lan cung phi. Ngoài ra, vua còn cử thầy ‘đào tạo’ và xây riêng cho nàng một cung gọi là Cung Ỷ Lan để kỷ niệm ngày gặp nàng đang ‘đứng tựa gốc lan’. Từ đó nhân gian quen gọi nàng là ‘Ỷ Lan phu nhân’… ‘Thời đại Ỷ Lan’ (1069 - 1117) chủ yếu gắn liền với năm con số '2', trong đó bà đã làm Nhiếp chính 2 lần cho hai vua, và cùng với 2 bộ nhị là ‘Lý Thánh Tông - Lý Thường Kiệt’ và ‘Lý Thường Kiệt - Lý Nhân Tông’ đã 2 lần ‘phá Tống’ và 2 lần ‘bình Chiêm’. Bà cùng thời với Tống Thần Tông (1048-1085) - vị vua thứ 6 của nhà Bắc Tống… Xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/07/227-y-lan-phu-nhan-va-cap-mat-vo-cung.html
1-Cuộc đời Napoleon và con số không: xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/tai-sao-hemingway-lai-tu-tu_6.html
2-Di Hòa Viên và Từ Hi thái hậu (1835-1908): Xuất thân từ Mãn quân Tương Lam kỳ, Na Nạp Thị nhập cung Hàm Phong với thân phận phi tần, địa vị cao nhất đến khi Hàm Phong qua đời là Quý phi… (Còn) Di Hòa Viên tức Thanh Y Viên, được xây dựng từ thời Càn Long - 1750, thậm chí có nguồn gốc từ triều Kim - thế kỷ 12... Năm 1888, Từ Hy Thái Hậu đã lấy 500 vạn lạng bạc vốn dĩ dùng để xây dựng hải quân, trùng tu lại Thanh Ý Viên thành một công viên tráng lệ, và đổi tên thành Di Hòa Viên (khu vườn di dưỡng tinh thần). Di Hòa Viên mà ta thấy ngày nay chính là những gì được tạo ra từ lần trùng tu này… (wikipedia)
3-Liên hoan phim Cannes 2016: ‘Cành cọ vàng’ (La Palme d’Or) là giải thưởng lớn nhất của Liên hoan phim Cannes, trao cho phim hay nhất... Hơn 80 bộ phim sẽ được trình chiếu trong suốt thời gian diễn ra Liên hoan nổi tiếng này, tranh các giải thưởng như: ‘Cành cọ vàng’ (La Palme d’Or), ‘Giải thưởng lớn’ (Grand Prix), hay ‘Nhãn quan độc đáo’ (Un Certain regard)... (van-hoa-giai-tri)
4-Ngô Viết Thụ (1926-2000): là một kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam. Ông đã đoạt giải Khôi nguyên La Mã năm 1955, là tác giả nhiều công trình kiến trúc hiện đại như Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt, Viện Đại học Huế... (wikipedia)
5-Phim ‘Cô bé lọ lem’: Dựa theo truyện cổ tích cùng tên của anh em nhà Grimm, Cinderella được Walt Disney cho ra mắt lần đầu trong phiên bản hoạt hình vào năm 1950. Chuyện phim kể về cô gái trẻ Ella sau cái chết đau buồn của mẹ đã vui vẻ đồng ý cho cha của mình là một Thương Lái ‘đi bước nữa’. Mong muốn được nhìn thấy cha nở lại nụ cười trên môi, Ella háo hức đón mẹ kế và hai cô con gái của bà ta về căn nhà của mình. Tuy nhiên khi cha đột ngột qua đời, Ella bỗng chốc phải đối mặt với sự tàn ác và ghẻ lạnh của bà mẹ kế và hai cô con gái. Từ cô tiểu thư nhỏ, Ella bỗng chốc trở thành một nô lệ trong chính ngôi nhà của mình. Bất chấp sự đối xử tệ bạc của bà ta, Ella vẫn vui vẻ sống và tin yêu vào cuộc đời như lời dạy của mẹ trước lúc trước ‘hãy luôn dũng cảm và hòa nhã với mọi người’. Xem tại:
http://www.phimmoi.net/phim/lo-lem-2406/
6-Trung Nam Hải: ‘Vào tháng 10/1644, Đa Nhĩ Cổn rước Thuận Trị từ Thẩm Dương đến Tử Cấm Thành và đặt Bắc Kinh làm thủ đô của nhà Thanh. Trong các thập niên sau đó, người Mãn Châu chinh phục phần còn lại của Trung Hoa, Bắc Kinh trở thành nơi đặt các cơ quan đầu não của triều đình Thanh trong gần ba thế kỷ’ (wikipedia)... Nay Trung Nam Hải nằm ở phía tây Tử cấm thành Bắc Kinh, là nơi họp nội các của nhà… Tập.
7-Ỷ Lan phu nhân (1044!-1117) và Cung Ỷ Lan: Mùa xuân năm 1069, vua Lý Thánh Tông ‘đưa nàng về dinh’ tức là về kinh thành Thăng Long, sau đó vua càng ngày càng yêu quý nàng và phong làm Ỷ Lan cung phi. Ngoài ra, vua còn cử thầy ‘đào tạo’ và xây riêng cho nàng một cung gọi là Cung Ỷ Lan để kỷ niệm ngày gặp nàng đang ‘đứng tựa gốc lan’. Từ đó nhân gian quen gọi nàng là ‘Ỷ Lan phu nhân’… ‘Thời đại Ỷ Lan’ (1069 - 1117) chủ yếu gắn liền với năm con số '2', trong đó bà đã làm Nhiếp chính 2 lần cho hai vua, và cùng với 2 bộ nhị là ‘Lý Thánh Tông - Lý Thường Kiệt’ và ‘Lý Thường Kiệt - Lý Nhân Tông’ đã 2 lần ‘phá Tống’ và 2 lần ‘bình Chiêm’. Bà cùng thời với Tống Thần Tông (1048-1085) - vị vua thứ 6 của nhà Bắc Tống… Xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/07/227-y-lan-phu-nhan-va-cap-mat-vo-cung.html
Nhà Gom Lá Bàng - Ha Thi Thanh Vi (FB)
Trả lờiXóaHuynh thích cái hình 'CÁ ĐÃ TOI THẾ ĐẤY', xin về blog nhé, tks.
Vừa xong
Muội thăm Huynh, chủ nhật vui vẻ.
Trả lờiXóaUi, huynh mới vừa đi... công tác mấy ngày, để rảnh rồi sẽ kể chuyện sau,
Xóatối vui nhé tiểu sư muội.
Sang thăm anh, Cỏ mới biết có quá nhiều điều mình chưa biết.
Trả lờiXóaBuổi sáng chúc anh an bình và vui nhá.
Ui, huynh mới vừa đi... công tác mấy ngày, để rảnh rồi sẽ sang thăm,
XóaThanks, tối vui nghen!