Phước Hải sáng trời, sương biến đâu
Chàng du khách nhỏ, ngẩn ngơ trời
Rùa vô lượng kiếp, rùa vẫn thế
Ta nghĩ đau đời, ngươi nghĩ sao!
Chàng du khách nhỏ, ngẩn ngơ trời
Rùa vô lượng kiếp, rùa vẫn thế
Ta nghĩ đau đời, ngươi nghĩ sao!
Nói chung là tôi chả biết nhiều về chùa hay nhà thờ…, chỉ trừ vài trường hợp thấy cảnh quan thanh tĩnh mà ghé vào làm vài điếu thuốc để suy nghĩ, trong đó có đi lòng vòng và tranh thủ ngắm nghía một tí.
Bài dưới đây là một số tâm sự của tôi khi ghé thăm chùa Phước Hải - trước ông Obama một bước (cười). Và trộm nghĩ là các cụ Vương Hồng Sển, Bùi Giáng… đã có đến đó rồi, cụ Sển thì chắc chắn (xem dưới); còn cụ Bùi Giáng thì khá chắc, vì sau 1975 đến 1998, ông thường sống loanh quanh khu vực Đa Kao - Chợ Bà Chiểu, cụ thể là sống ở chùa Liên Hoa* (với người cháu) cách chùa Phước Hải khoảng 2km - đi về phía chợ Bà Chiểu, rồi đường Lê Quang Định…
1. Tồng chí Ô-bá-mà…
Vô tình đọc trên mạng, có các bài ‘Tổng thống Obama dự kiến thăm chùa Ngọc Hoàng ở quận I’ (news.zing.vn), ‘Chùa Ngọc Hoàng, nơi Tổng thống Obama sẽ ghé thăm có gì đặc biệt? (baogiaothong.vn), ‘Chùa Ngọc Hoàng, nơi Tổng thống Obama dự kiến ghé thăm' (dulich.tuoitre.vn)…, tôi bỗng giật mình, bởi vì: Tôi thường xuyên uống cà phê ở gần đó (đường Trần Khánh Dư, bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) và đã đi ngang qua chùa Phước Hải cả ngàn lần, nhưng không để ý!, híc..híc…
À, cái vụ ông Obama sẽ đến thăm chùa Ngọc Hoàng (đường Mai Thị Lựu, quận I, SG) thì không ngờ rất nhiều người, từ thành thị đến nông thôn, đều biết!, quả là ‘năng lượng’ của ông lan truyền đi nhanh rộng thật! Và nhân cơ hội này, tôi phải đến thăm nó trước khi ông Obama đến, để kịp chém gió, hơn nữa, dân SG mà không biết chùa Phước Hải là cái gì thì quả là quê thật!
Tại sao tôi gọi là ‘tồng chí’ Obama nhỉ? Số là trước kia, tôi có biết từ đồng chí là ‘comrade’ trong tiếng Anh (có nghĩa là bạn chiến đấu, tratu.soha.vn), mà nếu không nhầm, nó khá chính thức xuất hiện từ bên Nga! (thời đoạn 1905-1917). Nhưng nay, ý nghĩa của nó ngày càng mờ nhạt, vì nó không còn nghĩa ‘bạn chiến đấu’, mà xưa người ta thường gọi là ‘tình bằng hữu’ (vd, tình bằng hữu giữa Sở Lưu Hương và Tả nhị gia, giữa Lục Tiểu Phụng và Tây Môn Xuy Tuyết, giữa Trương Vô Kỵ và Dương Bất Hối…), còn nay thường gọi đơn giản hơn là ‘tình bạn’ (vd, tình bạn giữa Einstein và Charlie Chaplin, giữa Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng…) - do tính ‘chiến đấu’ (trong chiến tranh, nghe hoài nản quá!) ngày càng trở nên lạc hậu và xa lạ với tính khoa học và tính nghệ thuật mà ngày càng phát triển và chiếm lĩnh trong mọi mặt của đời sống xã hội thời-@.
*
Bài dưới đây là một số tâm sự của tôi khi ghé thăm chùa Phước Hải - trước ông Obama một bước (cười). Và trộm nghĩ là các cụ Vương Hồng Sển, Bùi Giáng… đã có đến đó rồi, cụ Sển thì chắc chắn (xem dưới); còn cụ Bùi Giáng thì khá chắc, vì sau 1975 đến 1998, ông thường sống loanh quanh khu vực Đa Kao - Chợ Bà Chiểu, cụ thể là sống ở chùa Liên Hoa* (với người cháu) cách chùa Phước Hải khoảng 2km - đi về phía chợ Bà Chiểu, rồi đường Lê Quang Định…
1. Tồng chí Ô-bá-mà…
Vô tình đọc trên mạng, có các bài ‘Tổng thống Obama dự kiến thăm chùa Ngọc Hoàng ở quận I’ (news.zing.vn), ‘Chùa Ngọc Hoàng, nơi Tổng thống Obama sẽ ghé thăm có gì đặc biệt? (baogiaothong.vn), ‘Chùa Ngọc Hoàng, nơi Tổng thống Obama dự kiến ghé thăm' (dulich.tuoitre.vn)…, tôi bỗng giật mình, bởi vì: Tôi thường xuyên uống cà phê ở gần đó (đường Trần Khánh Dư, bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) và đã đi ngang qua chùa Phước Hải cả ngàn lần, nhưng không để ý!, híc..híc…
À, cái vụ ông Obama sẽ đến thăm chùa Ngọc Hoàng (đường Mai Thị Lựu, quận I, SG) thì không ngờ rất nhiều người, từ thành thị đến nông thôn, đều biết!, quả là ‘năng lượng’ của ông lan truyền đi nhanh rộng thật! Và nhân cơ hội này, tôi phải đến thăm nó trước khi ông Obama đến, để kịp chém gió, hơn nữa, dân SG mà không biết chùa Phước Hải là cái gì thì quả là quê thật!
Tại sao tôi gọi là ‘tồng chí’ Obama nhỉ? Số là trước kia, tôi có biết từ đồng chí là ‘comrade’ trong tiếng Anh (có nghĩa là bạn chiến đấu, tratu.soha.vn), mà nếu không nhầm, nó khá chính thức xuất hiện từ bên Nga! (thời đoạn 1905-1917). Nhưng nay, ý nghĩa của nó ngày càng mờ nhạt, vì nó không còn nghĩa ‘bạn chiến đấu’, mà xưa người ta thường gọi là ‘tình bằng hữu’ (vd, tình bằng hữu giữa Sở Lưu Hương và Tả nhị gia, giữa Lục Tiểu Phụng và Tây Môn Xuy Tuyết, giữa Trương Vô Kỵ và Dương Bất Hối…), còn nay thường gọi đơn giản hơn là ‘tình bạn’ (vd, tình bạn giữa Einstein và Charlie Chaplin, giữa Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng…) - do tính ‘chiến đấu’ (trong chiến tranh, nghe hoài nản quá!) ngày càng trở nên lạc hậu và xa lạ với tính khoa học và tính nghệ thuật mà ngày càng phát triển và chiếm lĩnh trong mọi mặt của đời sống xã hội thời-@.
*
Cách đây 2 đêm, tôi bỗng đọc được bài viết ‘Ấn tượng Obama’*, có đoạn: ‘Barack Obama đã bước lên đỉnh cao nhất của quyền lực chính trị lại không bằng những yếu tố chính trị mà bằng những yếu tố của đời sống tinh thần và lẽ sống. Đó là khát vọng, là sự chia sẻ, là ý chí, là ước mơ chân thành và sự hoà đồng trong sáng… Obama đã bước đến trước những người dân Mỹ đang đợi ông. Ông không đọc một bài diễn văn soạn sẵn đúng văn phạm và đầy rẫy những tính từ an toàn cho cá nhân ông. Ông đến đó để nhìn thẳng vào những đôi mắt của nhân dân ông và cất tiếng. Ông có thể nói sai ngữ pháp một đôi chỗ, có thể nói lắp, có thể vụng về trong một câu nào đó. Nhưng không ai để ý hay bắt bẻ điều đó. Bởi nhân dân ông hiểu rằng ông là một hiện thực và ngôn từ ông đang nói từ trái tim ông là một hiện thực. Đó là hiện thực của một con người dám ước mơ và dám hành động vì ước mơ đó. Ở đó, người dân Mỹ và cả người dân ở nhiều quốc gia khác không tìm thấy bất cứ phép xảo ngôn nào của ông.’, bởi Nguyễn Quang Thiều.
Mà Nguyễn Quang Thiều là ai? Là ‘nhà văn có hạng, được bầu vào Ban Chấp Hành Hội Nhà Văn Việt Nam khóa 9 vừa rồi’ (Hoàng Kim)…, còn những người dân mà tôi gặp, thấy có 100 người thì đến 100 người ‘tâm phục khẩu phục’ Obama, không có ngoại lệ (trừ một số lời bình ‘chê’ lẻ tẻ trong một số blog cá nhân), vậy dưới góc độ chính trị-khoa học-nhân văn, tôi thấy, một cách tự nhiên, đa số người Việt đã xem ông Obama là ‘tồng chí’, và tôi cũng không nghĩ khác.
Mà Nguyễn Quang Thiều là ai? Là ‘nhà văn có hạng, được bầu vào Ban Chấp Hành Hội Nhà Văn Việt Nam khóa 9 vừa rồi’ (Hoàng Kim)…, còn những người dân mà tôi gặp, thấy có 100 người thì đến 100 người ‘tâm phục khẩu phục’ Obama, không có ngoại lệ (trừ một số lời bình ‘chê’ lẻ tẻ trong một số blog cá nhân), vậy dưới góc độ chính trị-khoa học-nhân văn, tôi thấy, một cách tự nhiên, đa số người Việt đã xem ông Obama là ‘tồng chí’, và tôi cũng không nghĩ khác.
Xưa nay, tôi vốn chấp hành rất nghiêm chỉnh những yêu cầu của chính quyền địa phương. Tại sao? Nói đơn giản, vì nó rất bình thường, như dọn vệ sinh đường sá, đóng góp cho quỹ phường (từ thiện, nghèo đói/thiên tai, thiếu nhi…), treo cờ, đi bầu…, chả có gì là khó cả (cười); hơn nữa, các cán bộ thôn, xã/phường, quận/thành phố, thậm chí là cấp tỉnh, mỗi sáng vẫn thường ngồi uống cà phê và chém gió với tôi, họ thường giúp đỡ tôi khi gặp nhiều chuyện khó lớn nhỏ trong đời, nên chả có lý gì mà tôi ghét họ cả! Lưu ý rằng tôi chỉ là thường dân - không có nhiều ‘chiền’ cũng như không có địa vị xã hội; còn lý do tại sao có không ít người dân ngày càng bất mãn…?, vấn đề này thuộc một ‘phạm trù’ khác, ngoài phạm vi của bài viết này.
*
Vâng, tôi đã để đồng hồ báo thức, dậy, làm một tách cà phê và một ly trà, và với cái ‘thẻ cử tri’ ghi nhầm ngày sinh (mấy cái trong nhà tôi hầu như đều bị như vậy, thậm chí có một cậu bé bị ghi là sinh năm 1911!), tôi đến điểm bầu cử đúng giờ - đến gần như là sớm nhất!
Trước đó, tôi có đọc sơ qua lý lịch đại biểu ở nhà, nhưng thiếu: cán bộ thôn chỉ đưa cho tôi có 2 cấp à, híc..híc…, rồi có đọc sơ yếu lý lịch của 20 đại biểu - mỗi cấp có 5 đại biểu, lần lượt gọi là đại biểu hội đồng nhân dân (cấp xã đến cấp tỉnh), rồi đến đại biểu quốc hội (cấp quốc gia) - được dán ở trên một bức tường bên ngoài phòng bầu cử…
Nhưng, tôi chả hiểu gì cả về ‘các ông/bà từ trên trời rơi xuống’ này - mà mỗi một con người là cả một ‘kiếp người’, làm sao chỉ đọc mỗi người có một trang giấy mà hiểu nổi!, vả lại, tôi không biết ai cả!; dòm lại chung quanh phòng bầu cử thì thấy hầu hết là hai lúa (xin lỗi), họ cũng đứng nháo nhác như tôi, hình như cũng không hiểu gì cả! (theo quan sát của tôi). Tôi còn nghĩ là bầu một lúc 4 cấp - phường, quận, thành phố và quốc gia - là quá tham vọng (để tiết kiệm kinh phí!), mà nếu có ông Einstein ở đây, với bộ óc vi xử lý thông minh nhất thế giới của ổng, thì ổng cũng không thể nào chọn được, tôi có nghĩ như vậy đó, thiệt!
Thế thì làm sao mà tôi bầu đây: 4 cấp, mỗi cấp có 5 người: ‘chọn 3, bỏ 2’/cấp, trong vòng có mấy phút? Trong ‘phòng kín’, tôi mới nghĩ nhanh ra các tiêu chí sau đây: 1) Phụ nữ thì không gạch, 2) Ai có tên ‘nổ’ như chiến, đấu, thắng, lợi, vĩ, đại… thì gạch, 3) Người nào mà mình có biết trên báo chí hay trên mạng thì ‘tha’ (không gạch, vì dù mình có thích hay không thích ai đó thì cũng chưa chắc gì là chính xác), 4) Người dân tộc thì không gạch, nhưng vẫn chưa gạch được đến 8 người (chọn 12), nên thêm tiêu chí 5) Ai có tên ‘nổi’ thì gạch…, rồi ông khối trưởng hướng dẫn tôi bỏ 4 cái phiếu xanh, đỏ, vàng, trắng vào đúng 4 cái thùng phiếu (màu tùy theo mỗi cấp): xong!
Dù sao thì tôi cũng suy nghĩ hết mấy phút, nhưng trong lúc bước ra, thấy một thanh niên dựng xe máy, bước vào, mà chỉ một phút sau, anh ta đã đi ra!, tôi mới hỏi:
-Ủa, cháu đã bầu chưa?
-Dạ rồi.
-Cho chú hỏi thăm, cháu dựa theo tiêu chí nào mà chọn nhanh dữ vậy?
-Dạ, cháu cứ gạch đại.
Đây là một thông tin có thật… Và dù sao, cuộc bầu cử này cũng làm tôi bồi hồi nhớ lại cuộc bầu cử năm 1976, thời trẻ - khi mà tôi làm tổ trưởng tổ bầu cử! Bốn mươi năm trôi qua, hình như tôi cũng có đi bầu lai rai ở đâu đó (vì hay đi công tác xa), nhưng không còn lại ấn tượng, có lẽ vì xóm lá của tôi (2-3 nhà bà con) thường đưa hết phiếu bầu cho một ông anh nào đó, rồi một mình ổng đi bầu giùm cho cả xóm, thế là xong! Tương tự, ở đây tôi cũng thấy vài người đi bầu giùm:
Khi tôi đang bỏ phiếu vào thùng, thì ông khối trưởng có nói nhỏ:
-Sao anh không bầu giùm cho người nhà luôn thể.
Tôi cười và nói:
-Tí nữa cháu sẽ ra bầu sau.
Nhưng khi đi trên đường (đến chùa Phước Hải), tôi tự bào chữa cho cái lỗi ‘làm mất thì giờ’ này (nhiều người nhà phải đi bầu) là: ‘mỗi người hãy tự trải nghiệm, cái gì có làm hay có nhìn thấy thì mới nói, chứ không nhìn thấy thì đi ra ngoài kể lại cái gì!, chém gió à?'.
…Ra về, tôi cứ nghĩ rằng giá như mà chỉ bầu có một cấp thì dễ cho dân chọn hơn, và giá như cái gì cũng làm như ‘ông Trump và bà Hillary’, cãi nhau tay đôi trên màn hình - công bố là mình sẽ làm cái gì, chịu trách nhiệm ra sao… trong mấy tháng liền, nên tất cả dân Mỹ (dân trên toàn thế giới) đều nghe/thấy rõ mồn một, rồi có thể dễ dàng tìm hiểu trên mạng, hay công khai ‘thảo luận nhóm’ ở trong nhà, cơ quan hay ngoài quán…, nên dân bầu có ‘chất’ hơn rất nhiều!
3. Chùa Phước Hải
Sau đây là một ít thông tin về chùa Phước Hải:
Năm 1982, chùa Ngọc Hoàng gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hòa thượng Thích Vĩnh Khương tiếp quản chủ trì. Năm 1984, chùa đổi tên thành Phước Hải Tự nhưng người dân vẫn gọi quen là chùa Ngọc Hoàng.
Còn cái tên chùa Đa Kao là do người Pháp xa xưa gọi, giờ ít ai còn nhớ. Năm khởi công xây dựng cũng không có nguồn nào lưu trự, cho nên không thống nhất. Theo Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam (Võ Văn Tường), chùa được tạo dựng năm 1900. Còn theo Sài Gòn năm xưa (Vương Hồng Sển) thì chùa tạo lập lối năm 1905 và hoàn thành năm 1906.
Nhưng cho dù thế nào Ngọc Hoàng luôn là ngôi chùa cổ, có kiến trúc theo kiểu đền chùa Trung Hoa đầu thế kỷ 20 với phong cách rất riêng. Trong chùa còn lưu giữ rất nhiều tác phẩm nghệ thuật trong văn hóa tín ngưỡng như tranh, tượng thờ... bằng gỗ, giấy bồi, gốm men sứ... Ngoài các tượng Ngọc Hoàng và thiên binh thiên tướng, các vị thần trong tín ngưỡng người Hoa xưa, chùa còn có một số tượng mang tính đời sống như thần văn chương, thần cúng sao giải hạn, thần dạy nghề cùng những tín ngưỡng dành cho phái nữ như Nữ Oa, 12 bà mụ…
http://dulich.tuoitre.vn/tin/van-hoa/20160521/tuoi-tho-xua-va-chua-ngoc-hoang-nay/1104793.html
*
Thiết nghĩ thông tin như vậy là đủ rồi, vì tôi chỉ cần kiểm tra lại là nó thành lập từ khi nào?, đổi tên từ chùa Ngọc Hoàng sang chùa Phước Hải từ khi nào?, có cái gì lạ hơn so với các chùa khác không?...
Nó có cái gì lạ hơn so với các chùa khác không? Có. Đó là, là ‘một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia’, lễ hội Vía Ngọc Hoàng diễn ra vào ngày mồng 9 tháng Giêng ÂL, với diện tích khoảng 30x75m, tức là cỡ 2300m2, nó là chùa khá lớn ở các đô thị VN, vì ở thành phố thì không thể có diện tích lớn như chùa Bái Đính hay chùa Bát Nhã…, cổng của nó ghi là ‘Phước Hải Tự’, bên phải sân có một cái ao rùa lúc nhúc, vào sâu bên trong chính điện thì thấy tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế, với rất nhiều tượng xúm quanh (có người nói là hai bên Ngài có tượng Bắc Đế và Chuẩn Đế!), bên trái là điện thờ Thần Tài, bên phải là điện thờ Quan Âm; ngoài ra, tôi có nghe loáng thoáng một người đầu bếp nói ‘chiếng Chàu’ (ở chùa có nhiều chữ Tàu quá, tôi và mấy người bạn chả hiểu nó viết cái gì!), còn thấy một cái bình hoa do Chủ tịch nước mới tặng vào ngày lễ Phật Đản 21/5/2016, vô tình cùng dịp mà ‘tồng chí Ô-bá-mà’ định đến thăm chùa, ha..ha…
Đọc ‘Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng. Có phối thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và một số thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa: Thiên Lôi, thần Môn Quan, Thổ Địa, Táo Quân, Hà Bá, Văn Xương, Lã Tổ, Thái Tuế, Lỗ Ban, Nữ Oa Thánh Mẫu, 12 bà mụ, 13 đức thầy, v.v... Ngoài ra, chùa còn thờ Thành Hoàng...’ (wikipedia), tôi thấy:
-nó khác với các thần/thánh trong ‘Tây du ký’, vì chung quanh Ngọc Hoàng thường có Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân, Lý Tịnh, Na Tra, Dương Tiễn, Cự Linh Thần, Tây Vương Mẫu…, nhưng cũng có cái giống, đó là cứ mỗi năm (tức là 360 năm ở trần thế), Ngài có tổ chức ‘Hội Bàn Đào’ với sự tham gia của ‘tam giới’ là Thần, Tiên và Phật, tuy rằng ba giới này tồn tại theo quy luật ‘nước sông không động nước giếng’; nó cũng khác với các thần trong truyện ‘Phong thần’ hay phim ‘Võ lâm phong thần bảng’…
-nó khác với các thần trong ‘Thần thoại Hy Lạp’, vì chỉ có chính thần (God, hay thần Zeus/Jupiter), phụ thần (god, như Athena, Venus, Appolon…) và bán thần (semi-god, như Hercules, Dionysus, Hector…), lưu ý là tôi tạm phân loại…
Và theo wikipedia: ‘Ngôi chùa vốn là một điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế do một người tên Lưu Minh (người Quảng Đông, TQ) xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20. Lưu Minh là người ‘ăn chay ròng, giữ đạo Minh Sư, lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh, xuất tiền tạo lập chùa vừa để thờ phượng vừa để làm nơi hội kín…’ (Vương Hồng Sển), nên có thể tạm suy luận là:
-cái đạo thờ Ngọc Hoàng này sang VN thì đã khác đi, được biến thiên thành đạo thờ ‘Ngọc Hoàng - Phật’, cụ thể là với cái tên là ‘chùa Phước Hải’!
***
Cuối cùng…
Những cái mà tôi đã kể là chuyện đời thật, nhưng không hẳn là sự thật. Những cái mà chúng ta biết thì không hẳn là biết. Phải chăng kẻ nói mình hiểu biết là không hiểu biết, còn kẻ nói mình không hiểu biết là có hiểu biết, chút chút.
Lòng vòng Sài Gòn, tôi lại nghĩ… Đời là vô thường, tạm hiểu theo nghĩa là cái mà ta tưởng là khó, đôi khi lại vượt qua nó một cái rẹt, cái mà ta tưởng là dễ ẹt, lại bị xảy ra… tai nạn! Rộng hơn, người có luật chơi của người, trời có luật chơi của trời, nhưng mọi thứ đều bị quyết định bởi luật trời - luật vô thường, hay luật ‘không thể biết’.
Dù vậy, tôi cũng tự hỏi:
-Tại sao xứ ta không chọn con đường thênh thang để mà đi, mà lại chọn ngõ hẹp, hỡi ‘tồng chí’ Ô-bá-mà!
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1-‘Ấn tượng Obama’, Nguyễn Quang Thiều, xem:
http://dayvahoc.vn102.net/2016/05/20/an_tuong_obama#c3701441
2-Bùi Giáng thường sống ở khu vực chợ Bà Chiểu: ‘Từ Đà Nẵng đi Sài Gòn, đến ga Hòa Hưng vào lúc 10g đêm (năm 1987), tôi liền bắt một chiếc xe ôm và trực chỉ đến nhà ông. Số là ông không có nhà!, mà ở nhà của một người cháu, ở chùa Liên Hoa!, đường Lê Quang Định (quận Gò Vấp). Khi đến, tôi gõ cửa ‘cốc cốc cốc’ đến 3 lần, thì ông ra hỏi…’, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/03/653-bui-giang-va-nhung-cau-chuyen-chua.html
3-Các vị thần trong ‘Thần thoại Hy Lạp’, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/06/215-thien-e-va-cac-moi-tinh-vung-trom.html
1-‘Ấn tượng Obama’, Nguyễn Quang Thiều, xem:
http://dayvahoc.vn102.net/2016/05/20/an_tuong_obama#c3701441
2-Bùi Giáng thường sống ở khu vực chợ Bà Chiểu: ‘Từ Đà Nẵng đi Sài Gòn, đến ga Hòa Hưng vào lúc 10g đêm (năm 1987), tôi liền bắt một chiếc xe ôm và trực chỉ đến nhà ông. Số là ông không có nhà!, mà ở nhà của một người cháu, ở chùa Liên Hoa!, đường Lê Quang Định (quận Gò Vấp). Khi đến, tôi gõ cửa ‘cốc cốc cốc’ đến 3 lần, thì ông ra hỏi…’, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/03/653-bui-giang-va-nhung-cau-chuyen-chua.html
3-Các vị thần trong ‘Thần thoại Hy Lạp’, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/06/215-thien-e-va-cac-moi-tinh-vung-trom.html
Tin "mật" có 5 tỷ người biết thôi, báo cho tôi biết là "Tồng chí" này mượn chùa để xem cá chết trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè mà thôi. Thế đấy anh Lá Bàng ạ. Thú thực là tôi nâu quan tâm những vụ thăm viếng kiểu này, dù là bất cứ "Tồng chí nào". Vì tôi đã từng bị ngồi chết gí trong xe đến mấy tiếng để nhường đường cho các "Tồng chí" nhớn này rồi. Tối qua cũng thế, tôi bị chặn từ lúc 20h30 tới 23h lun á. Thấy Tây + Ta cùng chó bẹc đen ngòm đứng dầy đặc cả khúc đường mà ghê, cảm giác nó bức bối thế nào ý.
Trả lờiXóaLâu lâu ghé anh còm một phát không lại sợ bảo không quan tâm đến nhau. Chúc anh luôn khỏe để ra tay đều những Ẻn cho bà con ghé vô đọc nhé. Tôi cũng thích đọc bài của anh vì nó có cái nhịp chầm chậm, túc tắc của người có tuổi và điềm tĩnh. Tôi thích cái nhịp ấy. Cảm ơn anh.
Ui, lâu ngày quá: nhớ!, miềng chả biết tìm bạn ở đâu (vì mình chỉ click vào cái avatar mà sang thăm ai đó), miềng sẽ sang thăm.
XóaCám ơn bạn, chiều tốt lành!
Dung Tran (Facebook)
Trả lờiXóaQuá hay !
2 giờ trước
Cái này được đại hiệp Trần Hồ Dũng ngày xưa ở bên Mẽo, bảo là viết giống... Võ Phiến: kỷ niệm vẫn còn lưu trong blog, thank nhé!
XóaBé gái Việt tặng hoa Tổng thống Obama ở Phủ Chủ tịch
Trả lờiXóahttp://news.zing.vn/be-gai-viet-tang-hoa-tong-thong-obama-o-phu-chu-tich-post651923.html
Hình ảnh Vũ Phạm Phương Linh (học sinh lớp 1, trường tiểu học Nguyễn Siêu) mặc váy trắng, tham gia chào đón tổng thống Mỹ sáng ngày 23/5 là niềm tự hào của nhiều thiếu nhi Việt.
Khoảnh khắc bé gái được ghi lại vào ngày làm việc đầu tiên của Tổng thống Mỹ tại Việt Nam, trong lễ đón chính thức ông Barack Obama diễn ra ở Phủ Chủ tịch lúc 10h30 hiện thu hút nhiều sự quan tâm.
Theo đó, ngay sau khi bắt tay Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người đứng đầu Nhà Trắng đã rạng rỡ nhận bó hoa từ Phương Linh - đại diện cho thiếu nhi Việt. Em bé trao hai tay lễ phép, còn ông Barack Obama cúi thấp người đón nhận, ánh mắt ân cần.
Fanpage Trường Nguyễn Siêu (Hà Nội) mới đây đăng tải hình ảnh này, nhanh chóng thu hút hơn 2.000 like (thích), cùng nhiều sự khen ngợi từ dân mạng.
Be gai Viet tang hoa Tong thong Obama o Phu Chu tich hinh anh 1
Học sinh Phương Linh tặng hoa Tổng thống Obama. Ảnh: TTXVN.
Bé gái trong bức ảnh trên là Vũ Phạm Phương Linh, học sinh lớp 1A1, trường tiểu học Nguyễn Siêu. Linh đã có một trải nghiệm đặc biệt khi được chọn thay mặt thiếu nhi Việt Nam tặng hoa chào mừng Tổng thống Obama.
Theo xác nhận từ phía nhà trường, Phương Linh là học sinh giỏi xuất sắc của lớp 1A1. Bé từng đoạt giải Toán bằng tiếng Anh.
Cô học trò nhỏ đã theo học múa tại Cung Thiếu nhi Hà Nội từ năm 4 tuổi. Bé được khoa Nghệ thuật Cung Thiếu nhi lựa chọn để vinh dự thay mặt thiếu nhi thủ đô, tặng hoa chào mừng ngài Barack Obama tới thăm Việt Nam.
Trước đó, Phương Linh từng có cơ hội tặng hoa đón tổng thống Venezuela.
Chia sẻ với Zing.vn, Phương Linh kể lại, khi gặp tổng thống Mỹ, cô bé cảm thấy hơi run và hồi hộp, nhưng nhanh chóng lấy lại được bình tĩnh. Linh chúc ngài Barack Obama một ngày tốt lành, chào mừng ông đến với Việt Nam.
Ngay sau đó, người đàn ông quyền lực thế giới đáp lời cảm ơn, hỏi tên cô bé. Qua tiếp xúc ban đầu, Phương Linh có cảm giác tổng thống Mỹ là người hiền hậu và thân thiện.
Cô Đặng Thị Thu Hương - giáo viên chủ nhiệm lớp 1A1, trường tiểu học Nguyễn Siêu - chia sẻ, sau khi kết thúc buổi gặp gỡ Tổng thống Obama, Phương Linh trở về lớp học và kể lại niềm vui cùng cô giáo, bạn bè.
Linh cho hay, bé rất vui và tự hào. Ở lớp, Linh học giỏi toàn diện các môn, có khả năng nói tiếng Anh tốt, giao tiếp được với người nước ngoài.
Một phụ huynh lớp 1A1 nhận xét: "Bé Linh tự nhiên lắm, điềm đạm, học giỏi, tự tin lại rất 'bà cụ' nữa".
saumietvuon [Blogger] Email 23.05.16@20:34
Trả lờiXóaANH ĐỪNG CÓ ĐẶT BOM NHÁ!!
Tại hạ chỉ có APPLE MỸ thui, nhưng lại thích uống STING pha đá, hihi...
XóaBài nói của Tổng thống Obama tại cuộc họp báo ở Hà Nội sáng ngày 23/5
Trả lờiXóaNguồn: Blog Dung Tran (FB), Người dịch: Kim Chi:
https://www.facebook.com/profile.php?id=100001643878327&fref=ufi&pnref=story
Đây là phần đầu bài nói của Tổng thống Obama tại cuộc họp báo ở Hà Nội sáng ngày 23/5, hoàn toàn nghe trên clip. Nghe trực tiếp mà không có bản in nên Kim Chi xin cố gắng dịch như sau:
PHẦN I
Xin chào (ông Obama nói 'xin chào' bằng tiếng Việt)
Xin cảm ơn Chủ tịch Quang về những lời hào hiệp và xin cho phép tôi cảm ơn ngài cùng chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho bản thân tôi và phái đoàn chúng tôi sự đón chào và sự mến khách thật chân tình.
Trong một thế kỷ vừa qua hai quốc gia chúng ta đã từng kinh qua sự hợp tác, rồi lại trải qua xung đột đưa đến sự chia ly đầy đau đớn tiếp đến là đoạn trường hòa giải.
Nay sau hơn hai thập kỷ quan hệ giữa hai chính phủ đã được bình thường hóa, thời gian đang điểm cho chúng ta đạt tới những thời khắc mới. Điều thấy rõ ràng ở chuyến thăm này là nhân dân cả hai nước chúng ta đều mong muốn có mối quan hệ giữa chúng ta phải chặt chẽ hơn nữa, mối quan hệ phải sâu sắc hơn nữa.
Tôi thật xúc động thấy thật đông người dân đứng dọc hai bên đường vẫy chào chúng tôi trên đường chúng tôi vào thành phố. Tôi mang tới đây lời chào thân ái và tình hữu nghị của nhân dân Hoa Kỳ, và cả những lời chúc mừng Việt Nam của các vị nghị sĩ Hoa Kỳ, một số nghị sĩ danh tiếng cũng đồng hành với tôi trong phái đoàn hôm nay.
Có rất nhiều người Mỹ gốc Việt mà nguồn gốc gia đình họ chính là sợi dây kết nối chúng ta, đồng thời họ cũng là nhắc nhở chúng ta về một loạt các vấn đề.
Tôi cũng đã từng nói trước đây rằng một trong những ưu tiên cao nhất của tôi trong nhiệm kỳ Tổng thống là phải đảm bảo chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đóng vai trò to lớn hơn và vai trò dài hạn ở châu Á Thái bình dương vì mục tiêu song phương là an ninh chung của chúng ta, và an ninh của các quốc gia hai bên bờ Thái bình dương để hướng tới sự phồn vinh chung của các quốc gia trong vùng này.
Chúng tôi tin tưởng rằng mọi người dân ở đây cần được sống đời sống an ninh, được sống đời sống phồn vinh và được sống trong nhân phẩm.
Sự theo đuổi tầm nhìn đó cần phải có sự tham gia sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, đó là tầm nhìn của chúng tôi trong nỗ lực trải dài nhiều thập kỷ vừa qua. Tầm nhìn đó ngày nay lại bao gồm cả quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Nhìn lại những gì chúng ta đã trải qua và những gì chúng ta có hôm nay trong quan hệ giữa hai nước quả là vật đổi sao dời thật vô song.
PHẦN II
XóaTrong hai thập kỷ vừa qua, ngoại thương giữa hai nước đã tăng lên gần gấp 100 lần, tạo ra nguồn việc làm rất lớn và những cơ hội rất tốt cho người dân ở cả hai nước.
Kể từ khi tôi nhận nhiệm sở tại Nhà Trắng, chúng tôi đã làm tăng kim ngạch xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam lên hơn 150 phần trăm. Hiện nay Hoa Kỳ là thị trường một quốc gia lớn nhất trên thế giới trong kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Các công ty Hoa Kỳ đứng trong hàng các nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam.
Với chương trình Fulbright, hàng năm có hàng ngàn học bổng được trao cho các em sinh viên và các nhà học giả cả hai nước để cùng học tập và nghiên cứu.
Mười ba ngàn các bạn trẻ từ khắp nơi ở Việt Nam được cơ hội học hỏi các kỹ năng trong sáng kiến của Hoa Kỳ về Chương trình nhà Lãnh đạo trẻ khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam hiện nay đã trở thành một trong số tốp 10 quốc gia có số cao nhất học sinh sinh viên đang theo học ở Hoa Kỳ. Chỉ riêng năm nay, chúng tôi đã chào đón gần mười chín ngàn sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập. Đây là con số lớn nhất từ trước tới nay.
Chỉ riêng năm 2015, Việt Nam cũng đón gần nửa triệu khách du lịch Mỹ tới thăm Việt Nam. Tôi đảm bảo với các bạn rằng con số khách tới thăm Việt Nam sẽ còn tăng hơn nhiều nữa.
Chính phủ hai nước chúng ta cũng hợp tác chặt chẽ hơn trong rất nhiều lĩnh vực khác nữa. Bên cạnh việc Hoa Kỳ tham gia vào các hoạt động của ASEAN và cuộc họp thượng đỉnh Nam Á, hai nước chúng ta đang cùng làm việc phối hợp với nhau để đẩy mạnh an ninh và tăng cường ổn định khu vực.
Việt Nam đã nồng hậu đón tiếp tàu của Hải quân Hoa Kỳ vào các cảng ở đây. Các ngành hàng hải hai nước cũng đang phối hợp với nhau và là đối tác thực hiện các trao đổi các hoạt động bảo vệ an ninh hàng hải.
Hai nước chúng ta cũng đang cùng nhau theo đuổi việc đưa vào thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), đây không phải là một hiệp định đơn thuần về thương mại mà là bệ phóng đưa hai nước chúng ta tới gần nhau hơn và giúp chúng ta thúc đẩy hợp tác khu vực mạnh mẽ hơn.
Chúng ta cũng còn phải làm nhiều hơn nữa để cùng nhau đương đầu với những thử thách toàn cầu từ việc phối hợp chống khủng bố, tới việc tăng cường hiệu quả hoạt động y tế ngăn chặn không cho bệnh tật lan rộng thành bệnh dịch.
PHẦN III-IV: CHƯA CÓ!
XóaPHẦN V-VI
Phần năm là tổng hợp các hợp đồng thương mại đạt 16 tỷ đô la được ký kết trong dịp này, trong đó có hợp đồng mua máy bay của công ty Viet JetAir.
Phần sáu như sau:
“Trong lĩnh vực an ninh, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm trọn bổn phận của mình trong vấn đề giải quyết di sản đau thương của chiến tranh.
Tôi xin thay mặt nhân dân Mỹ, thay mặt các cựu chiến binh của chúng tôi xin bày tỏ lời cám ơn tới chính phủ và nhân dân Việt Nam đã hợp tác với chúng tôi trong bao nhiêu năm qua trong việc tìm kiếm người Mỹ mất tích trong cuộc chiến. Đây là một trọng trách thiêng liêng và cả hai bên chúng ta sẽ cùng nhau làm tiếp trong những năm tới.
Chúng ta sẽ tiếp tục chương trình giúp rà soát phát hiện và di dời bom mìn chưa nổ và hiện tại chúng ta đã sắp hoàn thành việc giải độc chất dioxin - chất màu da cam - cho khu vực sân bay Đà Nẵng, sắp tới Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam làm sạch khu vực sân bay Biên Hòa.
Chúng ta đã thỏa thuận sẽ tiếp tụp tăng cường một cách sâu sắc hơn sự hợp tác quốc phòng bằng các tầu tuần tra, tổ chức huấn luyện đào tạo cho ngành cảnh sát biển và phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác nhân đạo ứng phó với thảm họa.”
PHẦN CUỐI
XóaTôi cũng xin công bố Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam đã áp dụng trong gần năm mươi năm qua.
Tương tự như mọi thỏa thuận trong lĩnh vực quốc phòng với tất cả các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, việc bán vũ khí của chúng tôi cần phải kèm theo các yêu cầu nghiêm ngặt, bao gồm cả các yêu cầu liên quan đến vấn đề nhân quyền.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận này là thể hiện mong muốn của Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam tiếp cận được với các loại thiết bị và vũ khí mà Việt Nam đang cần để bảo vệ đất nước.
Việc này cũng là một bước để Hoa Kỳ hóa giải một tồn tại lịch sử và kết thúc một vấn đề dai dẳng từ thời chiến tranh lạnh.
Việc đó thể hiện cam kết của Hoa Kỳ muốn khẳng định sự bình thường hóa hoàn toàn với Việt Nam, bao gồm cả mối liên hệ chặt chẽ về quốc phòng giữa Hoa Kỳ với Việt Nam và đối với khu vực này về lâu dài.
Hoa Kỳ và Việt Nam cùng thống nhất cổ võ cho một trật tự khu vực, bao gồm khu vực biển Đông, phải thực thi các chuẩn mực và quy định của luật quốc tế về tự do hàng hải, vùng không phận tự do bay, và các quy định quốc tế trong thương mại không bị ngăn cản, mọi xung đột phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và thông qua các chế tài luật pháp phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tôi xin khẳng định một lần nữa là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, tiếp tục chạy tàu, và tiếp tục thực hiện các hoạt động ở tất cả các nơi mà luật pháp quốc tế cho phép và chúng tôi sẽ ủng hộ tất cả các quốc gia khác hành động như thế.
(TT)
XóaMặc dù chúng ta đã đạt được những tiến bộ quan trọng như tôi nêu trên, hai chính phủ vẫn tiếp tục còn những điều bất đồng trong đó có các vấn đề về dân chủ và nhân quyền.
Tôi đã nhấn mạnh rất rõ rằng Hoa Kỳ không tìm kiếm việc áp đặt thể chế chính phủ kiểu của mình lên Việt Nam hay lên bất cứ quốc gia nào khác. Chúng tôi tôn trọng sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Nhưng chúng tôi cũng vẫn sẽ tiếp tục lên tiếng vì nhân quyền vì chúng tôi tin tưởng đó là những quyền phổ quát của toàn nhân loại. Đó là quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do hội họp.
Các quyền này bao gồm việc công dân có quyền ở xã hội dân sự để tập hợp và tổ chức các hoạt động để giúp góp phần cải thiện cộng đồng và làm cho quốc gia được tốt hơn.
Chúng tôi đều tin tưởng, bản thân tôi cũng tin tưởng rằng một dân tộc sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, một quốc gia sẽ trở nên hưng thịnh hơn nếu các quyền phổ quát ấy được thực thi.
Hai nước chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận các vấn đề này trong khuôn khổ hoạt động Đối thoại Nhân quyền với tinh thần tích cực và trong nỗ lực hợp tác.
Cuối cùng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng sự hợp tác vì lợi ích chung của thế giới như các công ước quốc tế mà Hoa Kỳ và Việt Nam đều tham gia như trong vấn đề biến đối khí hậu. Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam trong vấn đề để đồng bằng Cửu Long điều chỉnh để cập nhật tình hình biến đổi khí hậu …..
Chúng tôi cũng tự hào sẽ giúp Việt Nam lập trung tâm đào tạo mới để Việt Nam có thể tham gia lực lượng bảo vệ hòa bình của Liên hiệp quốc.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quang về sự hiếu khách, xin cảm ơn về những công việc phối hợp với chúng tôi, tôi mong chờ dịp được gặp gỡ người dân Việt Nam, biết đâu tôi lại được cùng họ nhâm nhi - CÀ PHÊ SỮA ĐÁ.
(ông Obama nói bốn chữ này bằng tiếng Việt)
Tôi tin tưởng rằng mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Hoa Kỳ có thể sẽ là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất ở khu vực hiểm yếu này của thế giới.
Tôi tin tưởng rằng sự nâng tầm mối quan hệ mà chúng ta đạt được hôm nay sẽ tăng cường mạnh mẽ nền an ninh quốc gia của chúng ta, sẽ giúp cho nhân dân cả hai nước chúng ta được hưởng phồn vinh và sự chính trực trong nhiều thập kỷ tương lai.
- XIN CÁM ƠN -
(ông Obama nói ba chữ này bằng tiếng Việt)
Lưu comt Hoàng Anh:
Trả lờiXóaCó những chiều xưa, nắng tới sân
Lòng đã thấm ‘không’, mỏi mắt nhìn
Bóng em hư ảo, trào qua gió
Nắng bỗng đi rồi…, nắng lại lên
Lưu comt Trần Mỹ Giống:
Trả lờiXóaTôi có đến chùa xem thử sao!, hôm 22/5, khách ra vào thoải mái, chùa không có gì đặc biệt, chắc cũng có 'cop' ngầm theo dõi đâu đó..., và đã viết một entry.
Một người bạn của tôi (phái năng lượng) nói đại để là: Ông Obama khôn lắm (!), chọn chỗ này, vì thờ (Ngọc Hoàng) Thượng Đế, không làm mất lòng phái nào.
Còn một blogger khác lại bảo: Tôi cá là không bao giờ ổng đến (!).
v..v...
Các lập luận trên tôi gọi là 'đại để': tôi đang chờ kết quả cá độ!, hi...
vomtroirieng [Blogger] Email 24.05.16@10:27
Trả lờiXóaMuội có đọc trên mạng, rằng thì là mà ông Obama đến VN thì chẳng cần nhiều đặc vụ bảo vệ, có dân VN bảo vệ rồi, chỉ có "ông kia"thì mới cần, hi..
Có 2 điều chưa hiểu huynh nè:
1/ Vì sao ông phải tháo nhẫn cưới khi bắt tay mọi người
2/ Bao nhiêu chùa, ông không đến, như chùa Châu Đốc thờ bà Chúa Xứ, có mất "nòng" ai?
Huynh xem clip cho cá ăn chưa, muội xem xong, phì cười...
À, cái vụ 'nhẫn cưới' thì ngộ hổng có piết!
XóaCòn cái vụ ổng đi thăm chùa Phước Hải thì con mèo (tạm) cho là: 'Ông Obama khôn lắm (!), chọn chỗ này, vì thờ (Ngọc Hoàng) Thượng Đế, không làm mất lòng phái nào.'
Và cái clip nàng Kim Ngân và chàng Obama cùng cho cá ăn thì huynh có xem rồi, cũng khá nãng mạn đấy, hi...
Tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), ông Obama phát biểu về quan hệ Việt-Mỹ
Trả lờiXóahttp://bongbvt.blogspot.com/2016/05/tong-thong-obama-phat-bieu-tai-my-inh.html#more
VTV1 đã truyền hình trực tiếp phát biểu của Tổng thống Obama về quan hệ Việt-Mỹ từ Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình.
Lúc 11h sáng nay 24-5, Tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, chương trình đã bắt đầu bằng hai tiết mục Quốc ca của Việt Nam và Hoa Kỳ. Ca sĩ Mỹ Linh hát Quốc ca Việt Nam.
...Tổng thống Obama đã đến trong tiếng vỗ tay vang dội của cử tọa.
Xin chào, xin chào Việt Nam!!!
Xin cám ơn những người trẻ tuổi, đại diện cho sự năng động của VN, đã đến đây.
Tối qua tôi đã ăn thử bún chả và uống bia Hà Nội. Nhưng phố phường HN đông như thế, tôi chưa từng thấy. Tôi chưa dám qua đường. Có lẽ lần sau trở lại, các bạn sẽ dạy tôi.
"Không nước nào có thể áp đặt, quyết định số phận thay VN"
Khi chiến tranh VN kết thúc, tôi mới 13 tuổi. Tôi đã gặp những người VN đầu tiên là ở Hawaii. Những người trẻ như các con gái tôi, chỉ biết đến quan hệ hợp tác hòa bình giữa hai nước.
VN là đất nước đầy truyền thống. Trong lịch sử, nhiều lần các bạn không được tự quyết định số phận.
VN có bài thơ: Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành định phận tại sách trời.
Khi VN độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Không may, chiến tranh Lạnh và sự sợ hãi chủ nghĩa cộng sản đã khiến lịch sử hai nước đớn đau. Ở hai nước, gia đình các cựu chiến binh vẫn còn đau đớn vì những người thân đã mất.
Trong thời gian qua, VN đã phát triển mạnh về kinh tế, tiến bộ, từ những nhà cao tầng, khu đô thị, vệ tinh phóng vào vũ trụ, hàng ngàn doanh nghiệp khởi nghiệp, hàng nghìn người trẻ kết nối trên mạng, không chỉ selfie mà còn cất giọng vì những điều các bạn quan tâm.
VN đã giảm nghèo, tăng tiếp cận điện nước, tỉ lệ em gái được đến trường là những tiến bộ cực lớn. Quan hệ hai nước cũng thay đổi, hai nước đã học được bài học như Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói rằng "Muốn đối thoại, cả hai bên phải thay đổi".
Chúng ta đã cùng nhau giải quyết bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại, làm sạch đất đai khỏi chất độc da cam. Quá trình hòa giải hai nước được dẫn dắt bởi những cựu chiến binh từng ở hai chiến tuyến, như thượng nghị sĩ McCain và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hay Ngọai trưởng John Kerry.
(TT)
XóaNgười dân hai nước đang gần nhau hơn bao giờ hết, doanh nghiệp, du học sinh, khách du lịch đều tăng lên. Như nhạc sĩ Văn Cao trong bài hát có lời: "Từ nay người biết yêu người, từ nay người biết thương người".
Câu chuyện hai nước là bài học cho cả thế giới, rằng trái tim có thể thay đổi, khi ta từ chối làm tù nhân của quá khứ, rằng hòa bình tốt hơn chiến tranh. VN là nước độc lập, có chủ quyền, không nước nào có thể áp đặt, quyết định số phận thay VN.
Mỹ có thể giúp VN cách vận hành nền kinh tế một cách minh bạch. Các công ty, trường đại học của Mỹ sẽ đến VN để đem lại công nghệ và giáo dục chất lượng cao.
Từ thơ Nguyễn Du, triết học Phan Chu Trinh, toán học Ngô Bảo Châu đều có thể đem ra thế giới. Ở VN và trên thế giới, phụ nữ sẽ có cơ hội phát triển, những phụ nữ là con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu.
"Nước lớn không được bắt nạt nước nhỏ"
Mỹ sẽ hỗ trợ VN thực hiện TPP. TPP sẽ giúp minh bạch, chống tham nhũng, bảo vệ môi trường, là tương lai cho mọi người, vì thịnh vượng và an ninh.
Để tăng cường hợp tác an ninh và lòng tin, Mỹ sẽ cung cấp tàu cho cảnh sát biển VN, dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí để bình thường hóa trọn vẹn quan hệ với VN, giúp VN mua sắm vũ khí bảo vệ Tổ quốc.
Nguyên tắc là các nước nhỏ hay lớn đều phải được tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ, nước lớn không được bắt nạt nước nhỏ.
Với Biển Đông, Mỹ ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, giải quyết tranh chấp hòa bình và theo luật pháp quốc tế.
Chúng ta cũng có những khác biệt về nhân quyền. Nhưng tôi không nói riêng VN, không nước nào hoàn hảo, kể cả Mỹ. Tôi ngày nào cũng nghe những than phiền về nhân quyền.
Nhưng chỉ trích khiến ta tiến bộ. Mỹ không muốn áp đặt lên VN, nhưng nhân quyền là phổ quát, các quyền tự do ngôn luận, biểu tình đều có trong Hiến pháp của chính VN
VN qua nhiều năm đã tiến bộ, minh bạch hơn. Người VN sẽ tự quyết định tương lai của VN. Tôi tin các nước sẽ thành công hơn khi người dân có có quyền bày tỏ, ngôn luận, tiếp cận thông tin, kinh tế sẽ phát triển. Facebook đã bắt đầu như thế.
Ai đó có ý tưởng mới mẻ và có thể chia sẻ. Khi báo chí, truyền thông có thể soi rọi những nơi tối tăm, các quan chức sẽ bị kiểm soát. Bầu cử tự do sẽ có những lãnh đạo tốt.
Tự do tôn giáo sẽ khiến người dân yêu thương nhau hơn. Tự do lập hội, người dân sẽ giúp giải quyết những vấn đề Chính phủ không thể làm. Những quyền này không gây rối loạn xã hội mà khiến xã hội bền vững hơn. VN có thể làm khác các nước, nhưng những nguyên tắc là chung.
Hai nước đã từng chiến tranh, giờ chúng ta lại cùng nhau gìn giữ hòa bình thế giới. Mọi việc không phải sau một đêm là có. Có những khó khăn, thụt lùi. Nhưng tôi đứng đây, trước các bạn, rất lạc quan về tương lai của hai nước.
Như Trịnh Công Sơn đã viết "Nối vòng tay lớn", người dân hai nước đã mở trái tim mình ra để đến với nhau. Một bác sĩ Việt kiều đã nói với tôi rằng ông đã thực hiện được giấc mơ Mỹ, ông tự hào là người Mỹ và cũng tự hào là người VN. Hôm nay ông có mặt ở đây để trở về giúp đỡ VN.
Thế hệ trẻ VN có cơ hội để phát triển đất nước, Hoa Kỳ ở đây để giúp đỡ các bạn, luôn bên các bạn. Sau này khi các bạn cùng người trẻ Mỹ hợp tác, các bạn sẽ nhớ phút này, tôi đứng ở đây...
Tổng thống Mỹ kết thúc bài phát biểu trong tiếng vỗ tay vang dội của hàng ngàn người. Ông rời đi trong tiếng nhạc rộn ràng của một ca khúc về VN tươi đẹp.
(VnN – trích nhanh)
Mời ông Obama vô Sài Gòn nhậu "không say không về"
Xóahttp://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20160524/moi-ong-obama-vo-sai-gon-nhau-khong-say-khong-ve/1106494.html
HA..HA..HA...
Ha Thi Thanh Vi (FB)
Trả lờiXóaChắc là "Phật Chuẩn Đề" chứ không phải "Phật Chuẩn Đế". Đã tra Google hic hic... trên Google có "Phật Mẫu Chuẩn Đề". Còn "Chuẩn Đế" cũng thấy, nhưng là trong truyện kiếm hiệp.
27 Tháng 5 lúc 16:27
Uh, để huynh xem lại rồi trả lời nghen, chiều vui!
Xóa