Ngày nay, khái niệm ‘dự án’ (project) được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới, không loại trừ bất cứ một quốc gia nào. Dự án tạm hiểu là một ‘kịch bản’ tổng thể nhất, khoa học nhất và lý trí nhất... của bất cứ một ý đồ thực hiện nào, dĩ nhiên là bao gồm cả ‘chính’ và ‘tà’ (xem thêm bên dưới). Nếu một dự án có tính vĩ mô hay chiến lược thì thường được gọi là chương trình (programme/macro project), nếu ở quy mô nhỏ hơn, tùy, thì được gọi là dự án (project) hay tiểu dự án (small project/micro project), nhưng nói gì thì nói, chúng vẫn được gọi là dự án.
Để dễ hình dung, từ xưa đến nay, từ lớn đến nhỏ, tạm đưa ra vài ví dụ như:
-Dự án ‘hợp tung, liên hoành’ của Bàng Quyên và Tôn Tẫn*, Dự án chia Trung Hoa thành ‘thế-3-chân-vạc’ của Khổng Minh, Dự án ‘đổ bộ lên bãi biển Normandie*’ của Liên quân Anh-Mỹ, Dự án chinh phục mặt trăng của Kenedy, Dự án thám hiểm sao Hỏa của Mỹ/NASA, Dự án ‘xoay trục Châu Á - Thái Bình Dương’ của bà Hillary!, Dự án xây dựng trường đại học Fulbright của Mỹ ở VN…; Dự án xóa đói giảm nghèo của VN, Dự án vào… chung kết World Cup/trở thành ‘Con rồng thế giới’!, Dự án hiện đại hóa quân đội, Dự án xây dựng tứ giác chiến lược quân sự Vũng Áng-Cam Ranh-Phú Quốc-Tây Nguyên, Dự án xây dựng đặc khu/khu tự trị Phú Quốc!, Dự án ‘tích hợp’ môn Lịch sử VN, Dự án sống chung với ngập mặn ở ĐBSCL, Dự án ATTP/chống tội phạm buôn lậu, Dự án vay 1-tỷ-USD từ ADB, Dự án mua 100 máy bay Airbus của Vietjet, Dự án xây dựng kênh mương tại xã Ia Peng* (Gia Lai)…; Dự án ‘đại cục’/làm ‘bá chủ thế giới’ của Tàu, Dự án độc chiếm sông Mekong và Biển Đông, Dự án cải tạo và bồi đắp các đảo đá trên Biển Đông, Dự án phát triển hệ thống ‘thương lái Tàu’ ở VN, Dự án xây dựng Viện Khổng Tử ở HN, Dự án xây dựng Văn Miếu ở Vĩnh Phúc, Dự án xây dựng tượng Quan Công ở Sóc Trăng, Dự án chuyển dần dân sang định cư ở VN!; Dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, Dự án xây dựng Công ty gang-thép Formosa ở Hà Tĩnh, Dự án xây dựng các nhà máy nhiệt điện ở các tỉnh ở VN, Dự án khai thác Titan ở Bình Thuận, Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, Dự án xây dựng 6-đập-thủy-điện trên sông Hồng, Dự án xây dựng nhà máy giấy Lee&Man ở Hậu Giang* (Tập đoàn Lee&Man Paper, TQ)…; chưa kể đến Dự án khôi phục Đại Nga của Putin, hay Dự án thử nghiệm các loại đầu đạn hạt nhân và giải phóng thế giới của Kim Jong Un…
Và nói đến dự án là nói đến khung logic, tiếng Anh là ‘Logical Framework’, hay nói gọn là Log-Frame. Nó có tầm quan trọng như bản thiết kế của một công trình xây dựng vậy, vì bất cứ ông chủ/giám đốc, nhà thầu, kỹ sư cho đến công nhân… đều phải ngày ngày dựa vào nó mà thực hiện/giám sát/kiểm tra…
1. Khung logic
Khung logic có những gì?
Không mô tả hết, vì đây chỉ là một bài viết ngắn. Nói một cách bình dân, nó trả lời một cách có khoa học ‘5 chữ W và 1 chữ H’, bao gồm: What, Why, How, Who, When, Where (làm cái gì?, vì cái gì?, ai làm?, khi nào làm?, ở đâu?). Rộng hơn, khung logic bao gồm một hệ thống các mục đích/mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể, nguồn lực/đầu vào (inputs), hoạt động chính/phụ, khung thời gian, các kết quả (outputs), các chỉ báo/M&E (hệ thống theo dõi và đánh giá), các rủi ro/các đánh giá tác động môi trường, và giám sát/đánh giá/báo cáo… Khung logic có được từ vô số các cuộc điều nghiên, các phân tích SWOT* (điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức) rất công phu…
Và cũng cần nhắc lại rằng các nhà tư vấn thường quá đam mê với các kết quả mà ‘vô minh’ với các rủi ro (risks), nên một nhà tư vấn đáng giá không phải là người làm ra tiền/kết quả, mà là người có khả năng dự báo các rủi ro cho ông chủ, vì nếu làm ra một mà mất… mười, thì làm để làm gì! Thường, các nhà ‘được thuê làm thiết kế dự án’ (employees), nhất là các nhà đánh giá tác động môi trường, vì tiền công, vì ‘nháy nháy’, thậm chí có thể vì mục tiêu chính trị của một nhóm lợi ích hay một tập đoàn siêu quyền lực nào đó… mà mặc dù thừa biết rằng một dự án có thể là ‘lỗ’, hoặc có lãi nhưng đem lại rủi ro cho người dân, thậm chí gây thiệt hại nặng và lâu dài cho xã hội hay môi trường sống, nhưng họ vẫn cố ý chọn các ‘dữ liệu giả’ - đối với các tiến sĩ/giáo sư tư vấn, hay đánh tráo mục tiêu cụ thể (tức là ‘mục tiêu giả’) lên thành mục tiêu tổng thể - đối với nhà tư vấn chính trị…, để nói là ‘làm được’ với ông chủ - tức là người thuê họ (employer/s).
*
Không phải ai cũng nắm được khung logic, trừ ban giám đốc và các kế hoạch gia/chuyên gia chính…, vì ngay cả lãnh đạo/người đứng đầu cấp ủy, chủ dự án, chủ tịch HĐQT - mà không phải là những nhà thiết kế dự án - cũng chỉ là những người tham gia và ‘đôi khi’ có chút quyền thay đổi/bổ sung nếu cần, thậm chí kế toán trưởng cũng chỉ là người dựa vào đó mà thực hiện việc quản lý thu-chi…
Tại sao không phải ai cũng nắm được khung logic? Vì khung logic là do những nhà thiết kế dự án lập ra, mà xưa nay thường được gọi là ‘quân sư’ (advisor) hay ‘cố vấn cao cấp’, ví dụ như Khổng Minh là nhà thiết kế nên ‘dự án thế-ba-chân-vạc’, mà Lưu Bị chỉ là người ‘cầm trịch’, nên họ Lưu phải ‘thuê’ Khổng Minh làm; tương tự, ta có Tôn Tẫn/Bàng Quyên, Trần Thủ Độ/Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiếp, Stirlitz* (siêu điệp viên 2 mang của Liên Xô), Alan Turing (tổ sư máy tính, người phát hiện ra toàn bộ hệ thống tình báo Đức qua máy vi tính)*, Kissinger, Đặng Tiểu Bình, (bà) Hillarry… Và không phải những ‘quân sư’ này bao giờ cũng lộ mặt, ví dụ như: Dự án ‘đại phá quân Thanh năm 1789’ có thể là do La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp!; hay người ta thường quy công ‘giải phóng châu Âu’ cho Eisenhower, Churchill hay Stalin, nhưng lại quên mất người thiết kế ra nó; tương tự như việc quy công ‘giải phóng TQ’ cho Mao, nhưng vô tình quên mất một tay đại lợi hại nào đó đàng sau y - mà nay không được lịch sử nhắc đến!; hay những gì mà ông Obama làm hiện nay thì hẳn có một vài tay ‘quân sư’ vô cùng lợi hại đứng đàng sau ông, nhưng ta không đủ tư cách để biết!
…Bởi vậy mà người ta nói rằng ‘một nhà lãnh đạo giỏi là người biết sử dụng quân sư tài’!
2. Những tiêu chí của một dự án thật
Nói chung là dù có dự án ‘trời’ đi chăng nữa thì quy cho cùng, nó cũng là dự án phát triển cộng đồng, có nghĩa là mục đích tối hậu của nó là VÌ LỢI ÍCH CỦA CỘNG ĐỒNG, nó thỏa mãn một số tiêu chí cơ bản sau đây:
Vì thế, cùng bản chất với những dự án thuộc loại ‘ma giáo’ như đào tạo điệp viên/tình báo/lực lượng đảo chính, sản xuất bom ‘bẩn’, hoặc dự án ‘mafia’…, một dự án được gọi là dự án ‘ĐỂU’ sẽ có các biểu hiện cụ thể sau đây:
Khung logic có những gì?
Không mô tả hết, vì đây chỉ là một bài viết ngắn. Nói một cách bình dân, nó trả lời một cách có khoa học ‘5 chữ W và 1 chữ H’, bao gồm: What, Why, How, Who, When, Where (làm cái gì?, vì cái gì?, ai làm?, khi nào làm?, ở đâu?). Rộng hơn, khung logic bao gồm một hệ thống các mục đích/mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể, nguồn lực/đầu vào (inputs), hoạt động chính/phụ, khung thời gian, các kết quả (outputs), các chỉ báo/M&E (hệ thống theo dõi và đánh giá), các rủi ro/các đánh giá tác động môi trường, và giám sát/đánh giá/báo cáo… Khung logic có được từ vô số các cuộc điều nghiên, các phân tích SWOT* (điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức) rất công phu…
Và cũng cần nhắc lại rằng các nhà tư vấn thường quá đam mê với các kết quả mà ‘vô minh’ với các rủi ro (risks), nên một nhà tư vấn đáng giá không phải là người làm ra tiền/kết quả, mà là người có khả năng dự báo các rủi ro cho ông chủ, vì nếu làm ra một mà mất… mười, thì làm để làm gì! Thường, các nhà ‘được thuê làm thiết kế dự án’ (employees), nhất là các nhà đánh giá tác động môi trường, vì tiền công, vì ‘nháy nháy’, thậm chí có thể vì mục tiêu chính trị của một nhóm lợi ích hay một tập đoàn siêu quyền lực nào đó… mà mặc dù thừa biết rằng một dự án có thể là ‘lỗ’, hoặc có lãi nhưng đem lại rủi ro cho người dân, thậm chí gây thiệt hại nặng và lâu dài cho xã hội hay môi trường sống, nhưng họ vẫn cố ý chọn các ‘dữ liệu giả’ - đối với các tiến sĩ/giáo sư tư vấn, hay đánh tráo mục tiêu cụ thể (tức là ‘mục tiêu giả’) lên thành mục tiêu tổng thể - đối với nhà tư vấn chính trị…, để nói là ‘làm được’ với ông chủ - tức là người thuê họ (employer/s).
*
Không phải ai cũng nắm được khung logic, trừ ban giám đốc và các kế hoạch gia/chuyên gia chính…, vì ngay cả lãnh đạo/người đứng đầu cấp ủy, chủ dự án, chủ tịch HĐQT - mà không phải là những nhà thiết kế dự án - cũng chỉ là những người tham gia và ‘đôi khi’ có chút quyền thay đổi/bổ sung nếu cần, thậm chí kế toán trưởng cũng chỉ là người dựa vào đó mà thực hiện việc quản lý thu-chi…
Tại sao không phải ai cũng nắm được khung logic? Vì khung logic là do những nhà thiết kế dự án lập ra, mà xưa nay thường được gọi là ‘quân sư’ (advisor) hay ‘cố vấn cao cấp’, ví dụ như Khổng Minh là nhà thiết kế nên ‘dự án thế-ba-chân-vạc’, mà Lưu Bị chỉ là người ‘cầm trịch’, nên họ Lưu phải ‘thuê’ Khổng Minh làm; tương tự, ta có Tôn Tẫn/Bàng Quyên, Trần Thủ Độ/Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiếp, Stirlitz* (siêu điệp viên 2 mang của Liên Xô), Alan Turing (tổ sư máy tính, người phát hiện ra toàn bộ hệ thống tình báo Đức qua máy vi tính)*, Kissinger, Đặng Tiểu Bình, (bà) Hillarry… Và không phải những ‘quân sư’ này bao giờ cũng lộ mặt, ví dụ như: Dự án ‘đại phá quân Thanh năm 1789’ có thể là do La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp!; hay người ta thường quy công ‘giải phóng châu Âu’ cho Eisenhower, Churchill hay Stalin, nhưng lại quên mất người thiết kế ra nó; tương tự như việc quy công ‘giải phóng TQ’ cho Mao, nhưng vô tình quên mất một tay đại lợi hại nào đó đàng sau y - mà nay không được lịch sử nhắc đến!; hay những gì mà ông Obama làm hiện nay thì hẳn có một vài tay ‘quân sư’ vô cùng lợi hại đứng đàng sau ông, nhưng ta không đủ tư cách để biết!
…Bởi vậy mà người ta nói rằng ‘một nhà lãnh đạo giỏi là người biết sử dụng quân sư tài’!
2. Những tiêu chí của một dự án thật
Nói chung là dù có dự án ‘trời’ đi chăng nữa thì quy cho cùng, nó cũng là dự án phát triển cộng đồng, có nghĩa là mục đích tối hậu của nó là VÌ LỢI ÍCH CỦA CỘNG ĐỒNG, nó thỏa mãn một số tiêu chí cơ bản sau đây:
- Góp phần xóa nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân của nước sở tại (ví dụ, cho Việt Nam),
- Phát triển các dịch vụ có liên quan cho ‘cộng đồng sống quanh khu vực dự án’ (community residence belt), vì thế nó có quan hệ mạnh với các tổ chức dịch vụ trong và ngoài vùng dự án,
- Không những không làm ô nhiễm môi trường, mà nó còn làm cho môi trường ở vùng dự án trở nên xanh, sạch, đẹp hơn…, vì thế, các chỉ báo về môi trường của một dự án sẽ rất minh bạch,
- Ngày nay, với việc xem ‘đối tượng hưởng lợi của dự án’ (beneficiaries, stakeholders) là thượng đế, một dự án dù có lãi (profitable) hay phi lợi nhuận (non-profitable) thường có trên 90% đội ngũ cán bộ và 99-100% lực lượng lao động là người bản xứ (vd, người Việt)…
Vì thế, cùng bản chất với những dự án thuộc loại ‘ma giáo’ như đào tạo điệp viên/tình báo/lực lượng đảo chính, sản xuất bom ‘bẩn’, hoặc dự án ‘mafia’…, một dự án được gọi là dự án ‘ĐỂU’ sẽ có các biểu hiện cụ thể sau đây:
- Không tuyển lao động hay cán bộ của nước sở tại,
- Không cho các đối tượng hưởng lợi/các tổ chức trung ương và địa phương vào trong công ty,
- Không cung cấp số liệu cần thiết… cho các tổ chức trung ương và địa phương có liên quan,
- Không bảo vệ môi trường trên đất liền, sông, biển… của nước sở tại,
- Không quan tâm đến các nhu cầu (demands) có liên quan của cư dân địa phương/nước sở tại,
- Không đóng thuế hoặc không thực hiện các nghĩa vụ khác - như cố tình trì hoãn việc thi công, giải ngân,
- Không nhận trách nhiệm, không bị trị tội, vì ‘có thể’ có (các) tổ chức ‘nháy nháy’ nào đó bao che cho rồi,
- Không tăng cường năng lực cho cán bộ/người dân của nước sở tại, thậm chí còn dùng cơ chế ‘bôi trơn’ làm tha hóa lực lượng cán bộ của nước sở tại,
- Không ngừng chuyển những kẻ có lai lịch bất minh, các loại hàng giả-nhái-độc-đểu hay công nghệ ‘rác’ sang nước sở tại,
- Không có thái độ tôn trọng các lãnh đạo/người dân của nước sở tại, v..v…
Ví dụ: Dự án xây dựng nhà máy giấy Lee&Man ở Hậu Giang (Tập đoàn Lee&Man Paper, Hồng Kông, TQ): ‘Ngày 17/6, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản VN (VASEP) cho biết, đã có công văn ‘kêu cứu’ lên Quốc hội, Chính phủ, lo ngại một nhà máy giấy ‘khủng’ đang nguy cơ ‘bức tử’ sông Hậu ở Hậu Giang:
-Mỗi năm thải ra 28.500 tấn sút (NAOH) xuống sông Hậu… sẽ huỷ hoại nguồn lợi thủy sản ở sông và biển, gây ảnh hường lớn tới việc nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL’ (Phạm Anh, Báo ‘Tiền phong’, ngày 28/6, tr. 2).
*
Miễn bình luận thông tin trên, tuy nhiên, một blogger bình thường, khi thấy một dự án nước ngoài xuất hiện ở Việt Nam thì các bạn có thể kết luận dự án đó là thật hay ‘đểu’, nếu thấy có một (hay nhiều) trong những biểu hiện trên thì có thể kết luận đó là một dự án ‘đểu’, nếu có tất cả thì là vô cùng đểu.
3. Nhà văn viết truyện ‘bóng đá hiệp’ hay nhất!
Nhân tiện, xin nói lăng quăng một tí về nhà văn viết truyện ‘bóng đá hiệp’ hay… nhất hiện nay!
Anh có bút hiệu là ‘Tư Mã Hóa’ (hay Gia Cát Lạng!) là tay chuyên viết bình luận cho báo ‘Bóng đá’ dưới dạng kiếm hiệp, với tên sách là ‘EURO diễn nghĩa’, trong đó, anh giúp chúng ta dễ tiếp cận hơn về thế giới bóng đá hiện đại, đồng thời giúp ta ôn lại một ít về lịch sử phương Tây và cách gọi danh từ riêng bằng tiếng Hán-Việt (trước 1975), đặc biệt là anh có cài vào các bài viết một số triết lý khá dí dỏm. Và nếu anh in nó thành sách thì tôi sẽ là người mua đầu tiên, hehe…
Anh có dùng từ Hán-Việt một cách dễ nhớ, như: Áo = Austria*; Bỉ Lợi Thời = Bỉ, tức Belgium; Bá Lư = Pallet, cầu thủ đội tuyển Ý; Bác Nỗ Chi = Bonucci, cầu thủ đội tuyển Bỉ; Cán Đại Vệ = Candreva, cầu thủ đội tuyển Bỉ; Công Tư = Conte, HLV đội tuyển Ý; Đa Mỹ Ân = Darmian, cầu thủ đội tuyển Bỉ; Đại Đế Quần Ngủ* = Gabor Kiraly, thủ môn đội tuyển Hungary; Hòa Lan = Hà Lan, tức Holland; Hung Nô! = Hungary; Lư Ông = Lyon; Mẫn Tiệp Vương = Jan Kozak, HLV đội tuyển Slovakia; Phú Lãng Sa = Pháp, tức France; Quần Anh Hội = Giải chung kết bóng tròn EURO/World Cup; Sư Tử Tâm! = Roy Hogdson, HLV đội tuyển Anh; Thần Hành Thái Bảo = Gareth Bale, cầu thủ chạy nhanh nhất của đội tuyển Xứ Wales; Thất Cẩm Soái Ca = CR7 (Cristiano Ronaldo), cầu thủ đội tuyển Bồ Đào Nha; Y Bá = Ibrahimovic, cầu thủ đội tuyển Thụy Điển; Ý Đại Lợi = Italia…
http://m.bongdaplus.vn/tin-bai/130/157165/euro-dien-nghia-hoi-13-khai-hoan-mon-ronaldo-sut-phat-san-hoang-tu-alaba-sa-co.bdplus
-Mỗi năm thải ra 28.500 tấn sút (NAOH) xuống sông Hậu… sẽ huỷ hoại nguồn lợi thủy sản ở sông và biển, gây ảnh hường lớn tới việc nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL’ (Phạm Anh, Báo ‘Tiền phong’, ngày 28/6, tr. 2).
*
Miễn bình luận thông tin trên, tuy nhiên, một blogger bình thường, khi thấy một dự án nước ngoài xuất hiện ở Việt Nam thì các bạn có thể kết luận dự án đó là thật hay ‘đểu’, nếu thấy có một (hay nhiều) trong những biểu hiện trên thì có thể kết luận đó là một dự án ‘đểu’, nếu có tất cả thì là vô cùng đểu.
3. Nhà văn viết truyện ‘bóng đá hiệp’ hay nhất!
Nhân tiện, xin nói lăng quăng một tí về nhà văn viết truyện ‘bóng đá hiệp’ hay… nhất hiện nay!
Anh có bút hiệu là ‘Tư Mã Hóa’ (hay Gia Cát Lạng!) là tay chuyên viết bình luận cho báo ‘Bóng đá’ dưới dạng kiếm hiệp, với tên sách là ‘EURO diễn nghĩa’, trong đó, anh giúp chúng ta dễ tiếp cận hơn về thế giới bóng đá hiện đại, đồng thời giúp ta ôn lại một ít về lịch sử phương Tây và cách gọi danh từ riêng bằng tiếng Hán-Việt (trước 1975), đặc biệt là anh có cài vào các bài viết một số triết lý khá dí dỏm. Và nếu anh in nó thành sách thì tôi sẽ là người mua đầu tiên, hehe…
Anh có dùng từ Hán-Việt một cách dễ nhớ, như: Áo = Austria*; Bỉ Lợi Thời = Bỉ, tức Belgium; Bá Lư = Pallet, cầu thủ đội tuyển Ý; Bác Nỗ Chi = Bonucci, cầu thủ đội tuyển Bỉ; Cán Đại Vệ = Candreva, cầu thủ đội tuyển Bỉ; Công Tư = Conte, HLV đội tuyển Ý; Đa Mỹ Ân = Darmian, cầu thủ đội tuyển Bỉ; Đại Đế Quần Ngủ* = Gabor Kiraly, thủ môn đội tuyển Hungary; Hòa Lan = Hà Lan, tức Holland; Hung Nô! = Hungary; Lư Ông = Lyon; Mẫn Tiệp Vương = Jan Kozak, HLV đội tuyển Slovakia; Phú Lãng Sa = Pháp, tức France; Quần Anh Hội = Giải chung kết bóng tròn EURO/World Cup; Sư Tử Tâm! = Roy Hogdson, HLV đội tuyển Anh; Thần Hành Thái Bảo = Gareth Bale, cầu thủ chạy nhanh nhất của đội tuyển Xứ Wales; Thất Cẩm Soái Ca = CR7 (Cristiano Ronaldo), cầu thủ đội tuyển Bồ Đào Nha; Y Bá = Ibrahimovic, cầu thủ đội tuyển Thụy Điển; Ý Đại Lợi = Italia…
http://m.bongdaplus.vn/tin-bai/130/157165/euro-dien-nghia-hoi-13-khai-hoan-mon-ronaldo-sut-phat-san-hoang-tu-alaba-sa-co.bdplus
…Buồn cười nhất là cái anh chàng Cristiano Ronaldo, mệnh danh là CR7, được nhà văn Tư Mã Hóa phong cho cái nick name là ‘Thất Cẩm Soái Ca’!; y đá 2 trận liền (với Iceland*, rồi Áo*), sút mấy chục trái (chính xác là 36) mà chả… vô trái nào!, và được… anh Tư nổi hứng mô tả như sau (báo ‘Bóng đá’, ngày 18/6, tr. 3):
-Ronaldo trí tuệ hơn người, 6 tuổi đã vào lớp 1, 12 tuổi đã thuộc làu bản cửu chương, cô giáo yêu lắm, cuối năm thường nâng điểm để y được nhận giấy khen tiên tiến… Y lại biết nhận các nhân vật có quyền lực nhu Ferguson, Perez, Mourinho, Mendes… làm bố nuôi tùy thời vụ, nên nhanh chóng leo lên đẳng cấp ngôi sao’.
Nghe rất giống ‘tìng hìng’ ở xứ rùa X nào đó, HA..HA..HA…
Còn nhà văn Cù Thị Hậu Vệ thì cho rằng (báo ‘Bóng đá’, ngày 18/6, tr. 2):
-Nước ta có 2 kỳ quan nổi tiếng thế giới, đó là ‘chiếc nón lá’ và ‘Vịnh CAM DAI’ (= CAM DAI BAY),
vì trong đó, BAY là ‘cái vịnh’ trong tiếng Anh, HA..HA..HA….
*
Với tư cách là đội trưởng (team leader) của đội tuyển bóng đá xứ Bồ, Tư Mã Soái Ca ‘Rờ Nóng Đồ’ cho rằng lối đá tấn công như đội Bồ, Tây Bán Nhà, Hà Lan… mới là ‘chính nghĩa’, còn lối đá ‘phòng thủ’ hay ‘du kích’ như Iceland, Séc, Thụy Điển… là ‘phi nghĩa’, là đá kiểu rập rình, ma giáo! Có thể anh nhận xét có phần đúng, nhưng chỉ là đúng trong bóng đá, còn trong dự án, kẻ có lối làm không quang minh chính đại thì chắc chắn không ‘ma giáo’ thì cũng ‘phi nghĩa’.
Lại thấy đội Séc vì quá sợ đội Tây Bán Nhà nên ‘giữ ghế’ (cầu môn) riết, mà kết quả là bị Tây xơi tái 3-0; tương tự, đội Ái Nhĩ Lan (Cộng hòa Ireland) cũng giữ ghế mãi mà bị Con Quỷ Đỏ (Red Devils, tức đội Bỉ) măm măm liền 3 trái…; lại nghĩ đến cái ‘Dự án bóng đá Tàu’ làm hoài mà đội tuyển của họ vẫn không có cửa vào World Cup, nên sáng nay ông chủ quán cà phê có xuất khẩu thành thơ rằng:
Séc già ôm cái cầu môn
Bị anh Tik-Tak xơi luôn ba bàn
Í-re-lànd cũng chả hơn
Bị Con Quỷ Đỏ quất liền ba không
Chí-nà lại tệ muôn phần
Không vô World Cup, nên mần Bỗng Điên!
4. Họ làm dự án ‘too good’!
Có lẽ ông chủ quán cà phê đã nhầm, khi bảo Tàu là làm dự án… tệ!
Tàu mà khi đã đầu tư các ‘dự án hữu nghị’ tại nước liền kề, thì họ luôn tuyển mộ chuyên gia/lao động người bản địa, luôn nhiệt tình mở rộng cổng cho người dân/đối tượng hưởng lợi vào thăm quan công ty, luôn cung cấp số liệu (vd, về chất thải độc hại) cho chính quyền/các cơ quan hữu quan, không bao giờ làm hồ sơ giả mạo để kiếm tiền hoàn thuế, không bao giờ tiến hành bất cứ động tác đối ngoại ‘bẩn’ nào…;
bọn Đáng Hại này không bao giờ biểu hiện chút nào về ‘phép thắng lợi tinh thần của AQ’, không bao giờ ức hiếp ngư dân của nước liền kề, không bao giờ ăn nói thô lỗ với các lãnh đạo/dân bản địa, không bao giờ hát quốc ca Tàu tại sân bay nước khác, không bao giờ đốt tiền Việt để rồi tòi ra cái ‘tệ nhân dân’ trước mặt các anh hùng võ lâm thiên hạ…;
bọn này không bao giờ xuất hàng ‘giả-nhái-độc-đểu’ sang nước liền kề, không bao giờ cử các ‘thương lái Tàu’ đi khắp nơi để lừa đảo những ‘hai lúa’ tội nghiệp, không bao giờ cử người đến làm ăn tại các nước bản địa mà không khai báo rõ danh tính…; và đặc biệt là,
‘lãnh tụ vĩ đại’ của họ không bao giờ có ý đồ độc chiếm cái Bỗng Điên, không bao giờ có cái vụ ‘đò lưỡi bường’, chưa bao giờ xâm lược nước khác, cụ thể là y không bao giờ có xíu xìu xui cái ‘gien’ xâm lược hay xíu xìu xui cái giấc mơ về cái ‘thế giới động đài’ viễn vông như chú ‘dế mèn phiêu lưu ký’…
Vâng, họ làm dự án ‘too good’, tức là quá tốt, tốt đến nỗi mà khi mấy chục triệu dân nghe đến các cụm từ như ‘thương lái Tàu’, ‘dự án Đáng Hại’ thì họ cảm thấy vô cùng cảm… cúm.
(HẾT)
---------
Nghe rất giống ‘tìng hìng’ ở xứ rùa X nào đó, HA..HA..HA…
Còn nhà văn Cù Thị Hậu Vệ thì cho rằng (báo ‘Bóng đá’, ngày 18/6, tr. 2):
-Nước ta có 2 kỳ quan nổi tiếng thế giới, đó là ‘chiếc nón lá’ và ‘Vịnh CAM DAI’ (= CAM DAI BAY),
vì trong đó, BAY là ‘cái vịnh’ trong tiếng Anh, HA..HA..HA….
*
Với tư cách là đội trưởng (team leader) của đội tuyển bóng đá xứ Bồ, Tư Mã Soái Ca ‘Rờ Nóng Đồ’ cho rằng lối đá tấn công như đội Bồ, Tây Bán Nhà, Hà Lan… mới là ‘chính nghĩa’, còn lối đá ‘phòng thủ’ hay ‘du kích’ như Iceland, Séc, Thụy Điển… là ‘phi nghĩa’, là đá kiểu rập rình, ma giáo! Có thể anh nhận xét có phần đúng, nhưng chỉ là đúng trong bóng đá, còn trong dự án, kẻ có lối làm không quang minh chính đại thì chắc chắn không ‘ma giáo’ thì cũng ‘phi nghĩa’.
Lại thấy đội Séc vì quá sợ đội Tây Bán Nhà nên ‘giữ ghế’ (cầu môn) riết, mà kết quả là bị Tây xơi tái 3-0; tương tự, đội Ái Nhĩ Lan (Cộng hòa Ireland) cũng giữ ghế mãi mà bị Con Quỷ Đỏ (Red Devils, tức đội Bỉ) măm măm liền 3 trái…; lại nghĩ đến cái ‘Dự án bóng đá Tàu’ làm hoài mà đội tuyển của họ vẫn không có cửa vào World Cup, nên sáng nay ông chủ quán cà phê có xuất khẩu thành thơ rằng:
Séc già ôm cái cầu môn
Bị anh Tik-Tak xơi luôn ba bàn
Í-re-lànd cũng chả hơn
Bị Con Quỷ Đỏ quất liền ba không
Chí-nà lại tệ muôn phần
Không vô World Cup, nên mần Bỗng Điên!
4. Họ làm dự án ‘too good’!
Có lẽ ông chủ quán cà phê đã nhầm, khi bảo Tàu là làm dự án… tệ!
Tàu mà khi đã đầu tư các ‘dự án hữu nghị’ tại nước liền kề, thì họ luôn tuyển mộ chuyên gia/lao động người bản địa, luôn nhiệt tình mở rộng cổng cho người dân/đối tượng hưởng lợi vào thăm quan công ty, luôn cung cấp số liệu (vd, về chất thải độc hại) cho chính quyền/các cơ quan hữu quan, không bao giờ làm hồ sơ giả mạo để kiếm tiền hoàn thuế, không bao giờ tiến hành bất cứ động tác đối ngoại ‘bẩn’ nào…;
bọn Đáng Hại này không bao giờ biểu hiện chút nào về ‘phép thắng lợi tinh thần của AQ’, không bao giờ ức hiếp ngư dân của nước liền kề, không bao giờ ăn nói thô lỗ với các lãnh đạo/dân bản địa, không bao giờ hát quốc ca Tàu tại sân bay nước khác, không bao giờ đốt tiền Việt để rồi tòi ra cái ‘tệ nhân dân’ trước mặt các anh hùng võ lâm thiên hạ…;
bọn này không bao giờ xuất hàng ‘giả-nhái-độc-đểu’ sang nước liền kề, không bao giờ cử các ‘thương lái Tàu’ đi khắp nơi để lừa đảo những ‘hai lúa’ tội nghiệp, không bao giờ cử người đến làm ăn tại các nước bản địa mà không khai báo rõ danh tính…; và đặc biệt là,
‘lãnh tụ vĩ đại’ của họ không bao giờ có ý đồ độc chiếm cái Bỗng Điên, không bao giờ có cái vụ ‘đò lưỡi bường’, chưa bao giờ xâm lược nước khác, cụ thể là y không bao giờ có xíu xìu xui cái ‘gien’ xâm lược hay xíu xìu xui cái giấc mơ về cái ‘thế giới động đài’ viễn vông như chú ‘dế mèn phiêu lưu ký’…
Vâng, họ làm dự án ‘too good’, tức là quá tốt, tốt đến nỗi mà khi mấy chục triệu dân nghe đến các cụm từ như ‘thương lái Tàu’, ‘dự án Đáng Hại’ thì họ cảm thấy vô cùng cảm… cúm.
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1-Alan Turing: Một trong những kỳ nhân xuất chúng trong lịch sử loài người… Cụ thể là vào những năm 1939-1945, …anh và các bạn cùng nhóm có nhiệm vụ giải mã ‘hệ thống mật mã điện báo Enigma’ của Đức, mà các vận động quân sự của Đức ở trên bộ, trên biển cũng như trên không (hầu như) đều bị phát hiện… Sau này, các sử gia phương Tây, đặc biệt là nước Anh, ‘đánh giá’ là thay vì Đại chiến thế giới lần 2 kết thúc vào năm 1947 thì lại kết thúc sớm 2 năm - vào 1945: đó là nhờ công của Turing!; thay vì chết 114 triệu người thì lại chết 100 triệu người (theo TT Putin, xem dưới): Turing đã cứu được 14 triệu người!... (NGLB)
2-Austria và Australia: Lưu ý là trên thế giới có 2 nước đều bắt đầu bằng chữ ‘Aus’, nhưng Austria là nước Áo - thuộc châu Âu, hoàn toàn khác với Australia là nước Úc - nằm trong khu vực Úc-Á, thuộc châu Úc hay châu Đại Dương.
3-‘Chiến lược hợp tung’ của Bàng Quyên: ‘Thời Chiến Quốc (475-221 TCN)…, sử sách chép rằng, Quỷ Cốc Tử mở trường dạy về thuật trị nước. Học trò của ông lúc đầu có mấy người là Tôn Tẫn, người nước Tề, Bàng Quyên người nước Ngụy, Trương Nghi và Tô Tần là người Lạc Dương. Sau khi học xong, Trương Nghi và Tô Tần phò tá cho hai nước khác nhau và ở hai chiến tuyến đối lập nhau… Trương Nghi thuyết phục vua Tần cần phải hình thành liên minh với các nước như Tề, Yên, Triệu, Vệ, Hàn để lập một phòng tuyến theo hàng ngang kéo dài từ đông sang tây gọi là ‘Liên hoành’ nhằm phá thế ‘Hợp tung’ của Tô Tần… Cuối cùng, Tần phản kích và đánh bại liên quân 5 nước… và tiêu diệt 82.000 quân liên minh, từ đó phá tan ‘Hợp tung’ của Tô Tần’… (kienthuc.net.vn)
4-Cuộc đổ bộ của quân đội Đồng minh vào các bãi biển vùng Normandie: ‘Ngày 6/6/1944 là một trong những mốc lịch sử quan trọng của Thế chiến thứ hai, là cuộc tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử!, với hơn 150.000 quân lính của Mỹ, Anh, Canada cùng với quân kháng chiến..., theo các chiến hạm lớn nhỏ từ miền nam nước Anh kéo vào đất Pháp lúc bấy giờ đang nằm dưới sự kiểm soát của quân Đức… Sau nhiều ngày chiến đấu, quân lực Đồng Minh giành được lợi thế vào tháng 7/1944, đẩy được quân Đức ra khỏi các căn cứ quân sự tại Normandie và… tiến chiếm giải phóng châu Âu… Thắng lợi này được xem là chiến thắng lớn nhất của Đại tướng Anh là Bernard Montgomery...’ (wikipedia)
5-Dự án xây dựng công trình kênh mương tại xã Ia Peng (Huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai): ‘Giá trị thi công thực tế chỉ có 27,6 triệu, đơn vị thực hiện dự án đã khai khống các hạng mục với số tiền 1,001 tỉ đồng…’ (Lê Tiến, Báo ‘Tiền phong’, ngày 28/6, tr. 11).
6-Đại Đế Quần Ngủ: Thủ môn Kiraly của đội tuyển Hungary, năm nay 40t, ‘nổi danh với mốt thời trang ‘đi cùng năm tháng’ của mình: 23 năm của chiếc quần nỉ xám luôn được Kiraly mặc trong mọi trận đấu...’ (cand.com.vn)
7-Iceland và Ireland: cùng thuộc châu Âu, nhưng Iceland - còn gọi là Băng Đảo, nằm ở giáp vòng Cực Bắc; còn nước Cộng hòa Ireland - còn gọi là Ái Nhĩ Lan (khác với Bắc Ireland, thuộc Vương quốc Anh), nằm ở biển phía Tây của nước Anh… (wikipedia)
8-Phân tích SWOT: Viết tắt của 4 chữ: Strenghts (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), và Threat (Thách thức/mối đe dọa)… Nó cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án… (xuhuongtiepthi.com)
9-Stirlitz: Nhân vật chính trong phim ‘17 khoảnh khắc mùa xuân’ - bối cảnh vào thời Đệ nhị thế chiến - nói về một điệp viên Nga tên là Isaev, được chỉ thị mật của Stalin là giả dạng gia nhập vào hàng ngũ tình báo SS của Đức với cái tên là Stirlitz… Việc tổng hợp tình quân sự thế giới, sức mạnh quân sự của Hitler và tình hình Berlin (của anh) để trả lời là ‘Yes’ hay ‘No’ lại cực kỳ quan trọng đối với quân đội Liên Xô thời đó. Là một nhân vật có thật và sau này người ta đánh giá anh là ‘một tình báo quan trọng bằng mấy sư đoàn’... (NGLB)
2-Austria và Australia: Lưu ý là trên thế giới có 2 nước đều bắt đầu bằng chữ ‘Aus’, nhưng Austria là nước Áo - thuộc châu Âu, hoàn toàn khác với Australia là nước Úc - nằm trong khu vực Úc-Á, thuộc châu Úc hay châu Đại Dương.
3-‘Chiến lược hợp tung’ của Bàng Quyên: ‘Thời Chiến Quốc (475-221 TCN)…, sử sách chép rằng, Quỷ Cốc Tử mở trường dạy về thuật trị nước. Học trò của ông lúc đầu có mấy người là Tôn Tẫn, người nước Tề, Bàng Quyên người nước Ngụy, Trương Nghi và Tô Tần là người Lạc Dương. Sau khi học xong, Trương Nghi và Tô Tần phò tá cho hai nước khác nhau và ở hai chiến tuyến đối lập nhau… Trương Nghi thuyết phục vua Tần cần phải hình thành liên minh với các nước như Tề, Yên, Triệu, Vệ, Hàn để lập một phòng tuyến theo hàng ngang kéo dài từ đông sang tây gọi là ‘Liên hoành’ nhằm phá thế ‘Hợp tung’ của Tô Tần… Cuối cùng, Tần phản kích và đánh bại liên quân 5 nước… và tiêu diệt 82.000 quân liên minh, từ đó phá tan ‘Hợp tung’ của Tô Tần’… (kienthuc.net.vn)
4-Cuộc đổ bộ của quân đội Đồng minh vào các bãi biển vùng Normandie: ‘Ngày 6/6/1944 là một trong những mốc lịch sử quan trọng của Thế chiến thứ hai, là cuộc tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử!, với hơn 150.000 quân lính của Mỹ, Anh, Canada cùng với quân kháng chiến..., theo các chiến hạm lớn nhỏ từ miền nam nước Anh kéo vào đất Pháp lúc bấy giờ đang nằm dưới sự kiểm soát của quân Đức… Sau nhiều ngày chiến đấu, quân lực Đồng Minh giành được lợi thế vào tháng 7/1944, đẩy được quân Đức ra khỏi các căn cứ quân sự tại Normandie và… tiến chiếm giải phóng châu Âu… Thắng lợi này được xem là chiến thắng lớn nhất của Đại tướng Anh là Bernard Montgomery...’ (wikipedia)
5-Dự án xây dựng công trình kênh mương tại xã Ia Peng (Huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai): ‘Giá trị thi công thực tế chỉ có 27,6 triệu, đơn vị thực hiện dự án đã khai khống các hạng mục với số tiền 1,001 tỉ đồng…’ (Lê Tiến, Báo ‘Tiền phong’, ngày 28/6, tr. 11).
6-Đại Đế Quần Ngủ: Thủ môn Kiraly của đội tuyển Hungary, năm nay 40t, ‘nổi danh với mốt thời trang ‘đi cùng năm tháng’ của mình: 23 năm của chiếc quần nỉ xám luôn được Kiraly mặc trong mọi trận đấu...’ (cand.com.vn)
7-Iceland và Ireland: cùng thuộc châu Âu, nhưng Iceland - còn gọi là Băng Đảo, nằm ở giáp vòng Cực Bắc; còn nước Cộng hòa Ireland - còn gọi là Ái Nhĩ Lan (khác với Bắc Ireland, thuộc Vương quốc Anh), nằm ở biển phía Tây của nước Anh… (wikipedia)
8-Phân tích SWOT: Viết tắt của 4 chữ: Strenghts (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), và Threat (Thách thức/mối đe dọa)… Nó cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án… (xuhuongtiepthi.com)
9-Stirlitz: Nhân vật chính trong phim ‘17 khoảnh khắc mùa xuân’ - bối cảnh vào thời Đệ nhị thế chiến - nói về một điệp viên Nga tên là Isaev, được chỉ thị mật của Stalin là giả dạng gia nhập vào hàng ngũ tình báo SS của Đức với cái tên là Stirlitz… Việc tổng hợp tình quân sự thế giới, sức mạnh quân sự của Hitler và tình hình Berlin (của anh) để trả lời là ‘Yes’ hay ‘No’ lại cực kỳ quan trọng đối với quân đội Liên Xô thời đó. Là một nhân vật có thật và sau này người ta đánh giá anh là ‘một tình báo quan trọng bằng mấy sư đoàn’... (NGLB)
Nhà văn viết truyện ‘bóng đá hiệp’ hay nhất! Hình như muội thấy quen lắm à.Muội chúc Huynh may mắn ,vui vẻ. Bài viết hay đó Huynh !
Trả lờiXóaUi, nếu muội có quen 'Nhà văn viết truyện ‘bóng đá hiệp’ hay nhất!' thì giới thiệu cho huynh nhé, tại hạ sẽ thọ giáo cao chiêu, hihi...
XóaUi, nếu muội có quen 'Nhà văn viết truyện ‘bóng đá hiệp’ hay nhất!' thì giới thiệu cho huynh nhé, tại hạ sẽ thọ giáo cao chiêu, hihi...
XóaHIhih dự án ma anh á!
Trả lờiXóaThăm anh!
À, mình thiếu... 'dự án ma', nó là 'ghost project' đó, hi...
XóaThank nhé, tuần mới vui!
Dự án ma ...
Trả lờiXóaMuội sang thăm ! Chúc huynh an lành
Sợ nhất là ma cái, tức là 'female ghost' đó, huhu..., nhưng trông nó cong cong cũng dễ sương đó chứ, hi... Tối vui nghen muội!
XóaLưu comt Mietvuon Sau:
Trả lờiXóaTa vốn sinh từ đất
Nó được mần... vĩ đại
Xem người như cỏ dại
Chán, chốn xưa, ta về!
Lưu comt Ái Nữ:
Trả lờiXóaUi, cái này được con mèo nào đó gọi là 'cuộn tơ rối', còn huynh gọi là 'trình độ siêu tổ chức', và sẽ có ai đó 'đọc' báo cáo là 'tổ chức triển lãm thành công tốt đẹp'... TM.
http://hoithocuavutru.blogspot.com/2016/06/ve-anh-bang-loi.html
vomtroirieng [Blogger] Email 21.06.16@13:09
Trả lờiXóaGD cũng có nhiều dự án lắm huynh à, hoành tráng lắm, mấy ngàn tỷ luôn á, mấy dự án này khó phân biệt thực giả, chỉ biết được mang tính khả thi hay không thôi.
Muội bổ sung có lý, nhưng bài viết ngắn này không 'ôm' hết được, tuy nhiên, vấn đề 'hot' (vốn ODA, FDI...) đã nêu lên rồi, thank muội nhé, ngày mới... ngọt ngào.
XóaLâu quá qua thăm LB. Đọc phần đầu lấy làm lạ sao bữa nay bạn tui viết bài nghiêm túc vậy. Nhưng đọc phần sau là thấy ngay chẳng có thay đổi gì cả, hehe... Đọc mà ko cười là ko phải nhà văn LB viết, thành thương hiệu rùi! Khỏe ko bạn?
Trả lờiXóaUi, chào GL, lâu ngày quá,
Xóabài viết này là loại 'thư giãn' mừ, vả lại, mình cũng là người thích đùa, hi...
Cám ơn GL nhé, ngày mới vui!