Sa mạc Safari và 'múa bụng', Dubai
Sau gần 40 năm, tôi đã nằm mơ…
Tôi mơ thấy mình bay lang thang, mơ màng trong những vùng sáng tối… Mở mắt ra: tôi đã trở lại Bến xe Miền Đông (Sài Gòn)… Đúng vậy, tôi đã có rất nhiều lần đến bến xe này với một chiếc cặp, và lập tức biến mất khỏi đám đông, nên không có nhiều ấn tượng… Nhưng lần này, với 2 cái va-li khủng và đắt tiền do một quý bà nhờ… bảo vệ, tôi chỉ dừng lại ở bến xe này dưới 30’ mà cảm thấy mệt mỏi về tâm lý gấp mười lần so với cuộc hành trình vất vả suốt đêm! Tại đây, giống như vụ ‘vua Đường Huyền Tông xuống địa ngục’: tôi thấy khoảng 20-30 anh xe thồ - mặc áo màu xanh da trời - xúm lại chung quanh… đòi mạng; hốt hoảng, tôi kéo 2 cái va-li xít vào gần hàng song sắt một tí, thì có cả tá bà bán cà phê/vé số réo lên… đòi mạng, chưa kể bọn du thủ du thực cứ tiến thẳng đến nhìn trô trố vào 2 cái va-li (!); hốt hoảng, tôi kéo 2 cái va-li ra ngoài một tí thì cả đám lái xe ta-xi tiến đến… đòi mạng... Rồi cậu sinh viên đến đón tôi, kể chuyện một chú bộ đội - bạn của cậu - đã bị móc túi ngay tại bến xe này, và nói ‘đồ đạc có vẻ đắt tiền thì rất dễ bị chú ý và có thể bị ‘bốc hơi’ trong vòng một sát-na, nếu ta lơ đễnh hay không vịn tay thật chặt vào hành lý’… Về đến nhà, vội pha một ly cà phê, ngồi uống cả 30’ mà vẫn chưa hoàn hồn… Chiều hôm đó, cậu sinh viên nói: ‘Nhìn một cái bến xe thì biết một xã hội phát triển như thế nào!’; lúc đó tôi mới thực sự bừng tỉnh vì… cái triết lý thú vị này: vâng, xã hội ta rất phát triển, phát triển ‘too much’, nghĩa là quá tốt đến nỗi mà nhiều lúc ta phải… tái xanh mặt mày!
Sau đó vài ngày, tôi lại nằm mơ thấy mình, cùng với 525 người, trên chiếc phi thuyền Airbus-5-sao bay lên rất cao - đến 11.250 m, rất nhanh - đến cả 1.000 km/h, rất lạnh - đến nhiệt độ âm 52 độ C, rồi từ từ rơi xuống khách sạn Ramadan ở Abu Dhabi; rồi nghe tiếng ai đó nói rằng ‘từ ngày 6/6 đến 5/7/2016 thì không được ăn uống bất cứ cái gì hết từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn, đặc biệt là không được hút thuốc và không được uống bia rượu - suốt… đời’, hu..hu…
Và những điều tôi viết dưới đây là những cơn mơ trong đời thật, do mình tự nghe, tự nhìn, tự thấy và tự cảm nhận, và một phần do nghe người khác kể chuyện - mà chưa hẳn là nói phét, rằng tôi đã đi công tác 62/63 tỉnh thành ở VN, bay lẹt xẹt ‘ngang qua’ 3/4 thế giới (trừ châu Mỹ), và đã ít nhiều có kết bạn đến từ hơn 150/222 quốc gia và vùng lãnh thổ…; vì thế, các câu chuyện có thật dưới đây không can thiệp vào quan điểm riêng của các bạn đọc.
1. ‘TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM’
Nghĩ lại thật là tức cười (nhưng chả có gì là tức cười cả!), khi gặp người Malay, Indo, Sin, Ấn Độ, TQ, Armenia, Cyprus (đảo Síp), Abu Dhabi, Dubai…, tôi đều ưỡn ngực ra nói ‘I’AM VIETNAMESE’ (= tôi là người Việt Nam) và cười thật to với đầy vẻ tự hào... Ủa, VN ta có nhiều cái hay lắm, có điều họ không biết đấy thôi!, đó là chưa kể đến ‘chất xám’ thì ta cũng chả thua gì họ (cười).
*
Nhân tiện cũng xin nói thêm về người Tàu tí xíu. Trừ người Tàu đại lục (tạm gọi là người TQ) mà ta đã nghe qua các vụ hơi bị khó chịu như vụ ‘thương lái Tàu’, vụ ‘hàng giả-nhái-độc-đểu’ tuồn qua biên giới phía bắc VN, vụ ‘Formosa và cá chết’, vụ ‘hát quốc ca TQ tại sân bay VN’, vụ ‘đốt tiền Việt, khoe ra cái ‘tệ nhân dân’, vụ ‘hướng dẫn viên du lịch Tàu nói xấu lịch sử VN’, hay mới đây là vụ ‘đường sắt giá rẻ Cát Linh-Hà Đông’… (tôi không hiểu tại sao mà nền văn hóa Đại Hán ngày nay lại… tiến bộ đến thế!!!), thì người Tàu ở nước ngoài rất là ‘dễ sương’, mà tôi đi đâu cũng được họ cư xử vui vẻ và giúp đỡ nhiệt tình, nói chung là tôi hầu như chưa bị mích lòng với người Tàu khi ở nước ngoài… Và nói riêng là những ‘hải ngoại Hoa nhân’* này thường bị mặc cảm khi tôi hỏi là ‘where are you from?’ (= bạn là người nước nào?), vì có lẽ là thế giới thường có ít nhiều thành kiến/không nghĩ tốt về người Tàu (hay người Việt) vì nhiều lý do rất tế nhị mà không phải là nội dung của bài viết này.
*
Ngoài việc Khổng, Lão, Trang, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Mao-Tập, cái ‘cục đại’, cái ‘ế thức hị’… gì gì đó mà chả là cái hạt bụi gì trong cái thế giới ‘Ả Rập’ này!, cũng rất quan trọng là hầu như thế giới bên ngoài chả biết gì về Việt Nam, tương đương với việc hầu như ta chả biết gì về người Armenia*, người đảo Síp* hay người Can-quýt-ta (Ấn Độ)… Thật vậy, tôi có đi dạo phố ở Malay, Indo, Sin…, chả thấy có hàng Việt hay cái gì là thương hiệu Việt (trừ vài quán ‘Cơm Việt’ tư nhân, một tí trưng bày về nền văn hóa Cham ở ‘Công viên nước đại dương’ (Sin), vài nàng miền Tây lấy chồng Sin, hay vài ba tay trùm buôn lậu gỗ…). Rồi đến Abu Dhabi, Dubai, sa mạc Safari…, tôi chỉ thấy toàn là hàng/thương hiệu Thụy Sĩ (đồng hồ), Pháp, Nhật, Mỹ, Đức, Ý (Mercedes; Lexus, Toyota, Honda; Roll-Royce, Limousine; BMW; Ferrary), Tàu (đồng hồ, hàng tạp hóa, nhà hàng), rồi đi đâu cũng nghe tiếng chuông điện thoại Nokia ‘tứng tưng từng tưng tứng’ (nghĩ mà pùn!)…, ngoài ra, còn thấy vô số người Ấn hay người Nga qua làm công nhân/quản lý, người Tàu qua làm ‘business’ (họ mua cả 2-km-dài-mặt-tiền ở sa mạc Safari để xây dựng công ty - trên tuyến đường Dubai-Abu Dhabi), xem phim ‘Batman & Superman’ chiếu đầy trên các chuyến bay, nghe Beckham qua mua nhà ở Palm Island (đảo Cọ), ngay cả tồng chí Kim Jong Un cũng cử mấy em cẳng dài qua đây mở quán ‘Cơm Bắc-Hàn’ để mang tiền về cho y xài…; nói chung là trừ một số người Việt ‘xuất khẩu lao động’ qua đây làm nghề tạp nham, thì:
-Càng đi càng chả thấy chút ‘vị’ Việt nào cả, hỏi thăm hoài rát cổ họng, pùn quá!
2. Mấy dòng về Hồi giáo
Ôi, nếu viết dai nhách về thế giới Hồi giáo (Islam - tiếng Anh, hay Y Tư Lan giáo - tiếng Hán) thì trên mạng đã có hàng triệu bài viết, nên tôi không dại gì mà nhúng tay vào, mà chỉ kể sơ sơ…
...Chắc người ta thường nghĩ là thế giới Hồi giáo tập trung ở vùng Trung Đông, hay cụ thể hơn là vùng Vịnh Ba Tư (Vịnh Ả Rập, hay Vịnh Péc-xích): tây bắc giáp Kuwait và Iraq, bắc và đông bắc giáp Iran, tây và tây nam giáp Ả Rập Saudi và Qatar, nam và đông nam giáp UAE và một phần Oman (wikipedia).
Nhưng không… Chiếm 23% dân số thế giới (từ 4% đến 97% dân số/quốc-gia-có-liên-quan, còn có rải rác ở VN, TQ, Nga, châu Âu và châu Mỹ), cát cứ tập trung trong một ‘khuôn viên’ khoảng 17 triệu km2 (!), chủ yếu là dòng Sunny (80%!) và Shia (15%!), tạm hiểu, thế giới Hồi giáo trải dài từ đông sang tây (trên bản đồ thế giới), gồm: Nam Á -> sa mạc Gobi -> sa mạc Taklamakan -> sa mạc Ả Rập (gồm sa mạc Safari) -> sa mạc Syria -> sa mạc Sahara … Sa mạc Gobi đã từng là một phần của đế quốc Mông Cổ* và cũng là nơi có nhiều thành phố quan trọng dọc theo con đường tơ lụa*; sa mạc Taklamakan thuộc Tân Cương (quê hương của người Duy Ngô Nhĩ) và các nước Trung-Á phía tây nam của Nga; sa mạc Ả Rập bao phủ Ả Rập Saudi, Oman và một phần của Iraq (trong đó có ‘tiểu sa mạc Safari’, thường được du khách biết đến qua các chuyến du lịch Dubai, và có thể trải nghiệm trên tuyến đường Dubai-Abu Dhabi); sa mạc Syria bao phủ phần lớn Iraq, Jordan, Ả Rập Saudi và Syria; còn sa mạc Sahara (bắc Phi - nam Địa Trung Hải) bao gồm một số quốc gia như Ai Cập, Libya, Algeria, Ma-rốc… (khoahoc.tv).
*
Nhưng tôi vẫn thấy không ổn!, và đọc nhiều quá thì loạn - mà có một anh chàng Việt kiều đến từ Washington nói rằng: ‘chẳng thà không biết, còn hơn là biết tầm bậy tầm bạ’, đúng quá đi chứ! Vậy thì có cách gì mà chỉ viết khoảng 10-20 dòng mà có thể giúp tôi (hay một số bạn) hiểu được khá cơ bản về thế giới Hồi giáo không!, hy vọng rằng có (cười)… May quá, có một tay khá là ‘trí tuệ’ - là hướng dẫn viên du lịch người Ấn Độ - đã giúp tôi đoạn này, anh ta đã kể (lưu ý rằng tôi chỉ kể lại chứ không nhận xét đúng/sai)...
…Ở VN, khi nghe nói đến từ ‘Thiên Chúa’ (ông Trời) thì người ta lập tức nghĩ đến Chúa Jesus, nhưng không hẳn vậy, mà thực ra, Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo đều xuất phát từ ‘một’ - đó là Kinh Cựu Ước (kinh Torah, hay 'sách Ngũ Kinh'…, được trước tác bởi các biện ký (scribe) của vua Josiah vào thế kỷ thứ 7 TCN - wikipedia). Đến thời Chúa Jesus (cách đây khoảng 2000 năm), nó được tách ra thành một phái mới là Thiên Chúa giáo; rồi thời Mohammed (572-632), nó lại được tách ra thành một phái mới nữa là Hồi giáo; chưa kể đến đạo Tin Lành (vào thế kỷ 16, bởi Martin Luther) và nhiều tiểu phái khác.
Nghĩ lại thật là tức cười (nhưng chả có gì là tức cười cả!), khi gặp người Malay, Indo, Sin, Ấn Độ, TQ, Armenia, Cyprus (đảo Síp), Abu Dhabi, Dubai…, tôi đều ưỡn ngực ra nói ‘I’AM VIETNAMESE’ (= tôi là người Việt Nam) và cười thật to với đầy vẻ tự hào... Ủa, VN ta có nhiều cái hay lắm, có điều họ không biết đấy thôi!, đó là chưa kể đến ‘chất xám’ thì ta cũng chả thua gì họ (cười).
*
Nhân tiện cũng xin nói thêm về người Tàu tí xíu. Trừ người Tàu đại lục (tạm gọi là người TQ) mà ta đã nghe qua các vụ hơi bị khó chịu như vụ ‘thương lái Tàu’, vụ ‘hàng giả-nhái-độc-đểu’ tuồn qua biên giới phía bắc VN, vụ ‘Formosa và cá chết’, vụ ‘hát quốc ca TQ tại sân bay VN’, vụ ‘đốt tiền Việt, khoe ra cái ‘tệ nhân dân’, vụ ‘hướng dẫn viên du lịch Tàu nói xấu lịch sử VN’, hay mới đây là vụ ‘đường sắt giá rẻ Cát Linh-Hà Đông’… (tôi không hiểu tại sao mà nền văn hóa Đại Hán ngày nay lại… tiến bộ đến thế!!!), thì người Tàu ở nước ngoài rất là ‘dễ sương’, mà tôi đi đâu cũng được họ cư xử vui vẻ và giúp đỡ nhiệt tình, nói chung là tôi hầu như chưa bị mích lòng với người Tàu khi ở nước ngoài… Và nói riêng là những ‘hải ngoại Hoa nhân’* này thường bị mặc cảm khi tôi hỏi là ‘where are you from?’ (= bạn là người nước nào?), vì có lẽ là thế giới thường có ít nhiều thành kiến/không nghĩ tốt về người Tàu (hay người Việt) vì nhiều lý do rất tế nhị mà không phải là nội dung của bài viết này.
*
Ngoài việc Khổng, Lão, Trang, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Mao-Tập, cái ‘cục đại’, cái ‘ế thức hị’… gì gì đó mà chả là cái hạt bụi gì trong cái thế giới ‘Ả Rập’ này!, cũng rất quan trọng là hầu như thế giới bên ngoài chả biết gì về Việt Nam, tương đương với việc hầu như ta chả biết gì về người Armenia*, người đảo Síp* hay người Can-quýt-ta (Ấn Độ)… Thật vậy, tôi có đi dạo phố ở Malay, Indo, Sin…, chả thấy có hàng Việt hay cái gì là thương hiệu Việt (trừ vài quán ‘Cơm Việt’ tư nhân, một tí trưng bày về nền văn hóa Cham ở ‘Công viên nước đại dương’ (Sin), vài nàng miền Tây lấy chồng Sin, hay vài ba tay trùm buôn lậu gỗ…). Rồi đến Abu Dhabi, Dubai, sa mạc Safari…, tôi chỉ thấy toàn là hàng/thương hiệu Thụy Sĩ (đồng hồ), Pháp, Nhật, Mỹ, Đức, Ý (Mercedes; Lexus, Toyota, Honda; Roll-Royce, Limousine; BMW; Ferrary), Tàu (đồng hồ, hàng tạp hóa, nhà hàng), rồi đi đâu cũng nghe tiếng chuông điện thoại Nokia ‘tứng tưng từng tưng tứng’ (nghĩ mà pùn!)…, ngoài ra, còn thấy vô số người Ấn hay người Nga qua làm công nhân/quản lý, người Tàu qua làm ‘business’ (họ mua cả 2-km-dài-mặt-tiền ở sa mạc Safari để xây dựng công ty - trên tuyến đường Dubai-Abu Dhabi), xem phim ‘Batman & Superman’ chiếu đầy trên các chuyến bay, nghe Beckham qua mua nhà ở Palm Island (đảo Cọ), ngay cả tồng chí Kim Jong Un cũng cử mấy em cẳng dài qua đây mở quán ‘Cơm Bắc-Hàn’ để mang tiền về cho y xài…; nói chung là trừ một số người Việt ‘xuất khẩu lao động’ qua đây làm nghề tạp nham, thì:
-Càng đi càng chả thấy chút ‘vị’ Việt nào cả, hỏi thăm hoài rát cổ họng, pùn quá!
2. Mấy dòng về Hồi giáo
Ôi, nếu viết dai nhách về thế giới Hồi giáo (Islam - tiếng Anh, hay Y Tư Lan giáo - tiếng Hán) thì trên mạng đã có hàng triệu bài viết, nên tôi không dại gì mà nhúng tay vào, mà chỉ kể sơ sơ…
...Chắc người ta thường nghĩ là thế giới Hồi giáo tập trung ở vùng Trung Đông, hay cụ thể hơn là vùng Vịnh Ba Tư (Vịnh Ả Rập, hay Vịnh Péc-xích): tây bắc giáp Kuwait và Iraq, bắc và đông bắc giáp Iran, tây và tây nam giáp Ả Rập Saudi và Qatar, nam và đông nam giáp UAE và một phần Oman (wikipedia).
Nhưng không… Chiếm 23% dân số thế giới (từ 4% đến 97% dân số/quốc-gia-có-liên-quan, còn có rải rác ở VN, TQ, Nga, châu Âu và châu Mỹ), cát cứ tập trung trong một ‘khuôn viên’ khoảng 17 triệu km2 (!), chủ yếu là dòng Sunny (80%!) và Shia (15%!), tạm hiểu, thế giới Hồi giáo trải dài từ đông sang tây (trên bản đồ thế giới), gồm: Nam Á -> sa mạc Gobi -> sa mạc Taklamakan -> sa mạc Ả Rập (gồm sa mạc Safari) -> sa mạc Syria -> sa mạc Sahara … Sa mạc Gobi đã từng là một phần của đế quốc Mông Cổ* và cũng là nơi có nhiều thành phố quan trọng dọc theo con đường tơ lụa*; sa mạc Taklamakan thuộc Tân Cương (quê hương của người Duy Ngô Nhĩ) và các nước Trung-Á phía tây nam của Nga; sa mạc Ả Rập bao phủ Ả Rập Saudi, Oman và một phần của Iraq (trong đó có ‘tiểu sa mạc Safari’, thường được du khách biết đến qua các chuyến du lịch Dubai, và có thể trải nghiệm trên tuyến đường Dubai-Abu Dhabi); sa mạc Syria bao phủ phần lớn Iraq, Jordan, Ả Rập Saudi và Syria; còn sa mạc Sahara (bắc Phi - nam Địa Trung Hải) bao gồm một số quốc gia như Ai Cập, Libya, Algeria, Ma-rốc… (khoahoc.tv).
*
Nhưng tôi vẫn thấy không ổn!, và đọc nhiều quá thì loạn - mà có một anh chàng Việt kiều đến từ Washington nói rằng: ‘chẳng thà không biết, còn hơn là biết tầm bậy tầm bạ’, đúng quá đi chứ! Vậy thì có cách gì mà chỉ viết khoảng 10-20 dòng mà có thể giúp tôi (hay một số bạn) hiểu được khá cơ bản về thế giới Hồi giáo không!, hy vọng rằng có (cười)… May quá, có một tay khá là ‘trí tuệ’ - là hướng dẫn viên du lịch người Ấn Độ - đã giúp tôi đoạn này, anh ta đã kể (lưu ý rằng tôi chỉ kể lại chứ không nhận xét đúng/sai)...
…Ở VN, khi nghe nói đến từ ‘Thiên Chúa’ (ông Trời) thì người ta lập tức nghĩ đến Chúa Jesus, nhưng không hẳn vậy, mà thực ra, Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo đều xuất phát từ ‘một’ - đó là Kinh Cựu Ước (kinh Torah, hay 'sách Ngũ Kinh'…, được trước tác bởi các biện ký (scribe) của vua Josiah vào thế kỷ thứ 7 TCN - wikipedia). Đến thời Chúa Jesus (cách đây khoảng 2000 năm), nó được tách ra thành một phái mới là Thiên Chúa giáo; rồi thời Mohammed (572-632), nó lại được tách ra thành một phái mới nữa là Hồi giáo; chưa kể đến đạo Tin Lành (vào thế kỷ 16, bởi Martin Luther) và nhiều tiểu phái khác.
Thú vị nhất là chuyện về ông Mô-ha-mét, như sau:
Là một chính trị gia, đồng thời là nhà hùng biện, ông Mô-ha-met có… 14 vợ, trong đó ông thương nhất là: vợ đầu là một bà góa lớn hơn ông 15 tuổi, vợ cuối là một cô bé 9 tuổi (đính hôn khi mới 6 tuổi)… Tương truyền rằng, khi đến thăm nhà một người cháu, thấy vợ y đẹp quá, ông bèn muốn cưới cô làm vợ; cô vợ bèn hỏi chồng, người chồng mới nói thách là ‘nếu ổng đồng ý thì anh sẽ ly dị, và em sẽ lấy ông ta’; sau khi đến nhà riêng và thảo luận gì đó với Mô-ha-mét, cô vợ về nhà báo với chồng là ‘ổng đồng ý’, ha..ha…
Ban đầu, vì cuộc được gọi là ‘Thánh chiến’ (xem dưới), ông hứa là các chiến binh chết sẽ được lên một cái thiên đường ‘tiên cảnh có ăn chơi vô tận’, cụ thể là ở trần thế, Thiên Chúa thánh truyền riêng với ông rằng họ sẽ được lấy vợ với số lượng không hạn chế (vợ của các chiến binh đã chết); sau này chiến đấu thành công, số phụ nữ có chồng chết không còn nhiều nữa, nên Thiên Chúa lại thánh truyền riêng với ông rằng họ chỉ còn lấy được 4 vợ mà thôi; nhưng ông lại có đến 14 vợ, lại nghĩ rằng nếu ông chết đi thì 14 người vợ này sẽ đi lấy những chiến binh khác!, nên Thiên Chúa lại, một lần nữa, thánh truyền riêng với ông rằng ‘sau khi ông chết đi thì vợ của thiên sứ (Mô-ha-mét) sẽ là ‘mẹ’ của các tín đồ, và các bà góa này phải ở như vậy cho tới già tới chết, chứ không được lấy chồng nữa’!, ha..ha…
*
Nhưng nói cho cùng, với tuyên bố ‘sau ta sẽ không còn thiên sứ nào nữa’, thì Hồi giáo được sinh ra bởi Mô-ha-mét, và ngày nay vẫn còn lưu lại một số điều cụ thể và thực dụng sau đây:
-một người đàn ông Hồi giáo có thể có 4 vợ, muốn lấy vợ nữa thì phải hỏi ý kiến của bà trước (cho có lệ, vì ‘chế độ nam quyền’), với điều kiện là phải ‘lo’ cho mấy bà và phải chấp nhận 'đụng hàng', ví dụ như muốn tặng 1 cái điện thoại i-Phone 7S cho 1 bà, thì ông chồng phải mua 4 cái cho cả 4 bà;
-thời chiến, chỉ có người đàn ông là có công với quốc gia (chết/bị thương), nên nếu sinh ra hơn 1 con gái, thì số con gái thừa đó có thể bị biến vào… hư vô;
-người phụ nữ chỉ ở trong nhà, sinh con đẻ cái, lo việc tề gia nội trợ, không được tiếp xúc với các đàn ông khác (chỉ trừ khi được chồng cho phép);
-đặc biệt, nếu người phụ nữ ra đường/đi làm thì phải trùm kín mít, chỉ để lòi tí mặt và đầu bàn chân, thậm chí là không được để lòi tóc ra ngoài (vì làm thế cũng có thể khiến cho người đàn ông khác ham muốn!), và không được cầm tay cầm chân, hay quàng vai bá cổ để chụp hình…;
-đặc biệt, nếu họ ra đường thì làm thế nào để biết họ là vợ chồng?, thì người vợ phải đi theo và đi sau chồng, và phải đi cách chồng ít nhất là 5 bước; v..v…
…Với các câu chuyện nói trên, và thêm câu hỏi: Tại sao ‘thượng đế’ dạy người Hồi giáo lại không được ăn thịt heo?, người Hin-đu không được ăn thịt bò, người Phật giáo thường không được ăn thịt chó hay thịt trâu?, có lúc tôi nghĩ:
-Thượng đế là một cái hình nhân do con người đẻ ra, rồi họ cúi xuống và quỳ lạy chính mình!
Đó là tôi tự nghĩ vậy thôi, ài em xo ri, ái em xò rì!
(Cũng cần nói thêm là tại sao người Hồi giáo lại không được ăn thịt heo? Một trong những giả thuyết là có một lần quân của Mô-ha-mét bị thua, phải rút quân; họ lùa lạc đà, dê, cừu... thì chúng đi theo, nhưng heo thì cứ ở lại, không những thế, chúng còn ăn xác chết của những chiến binh của ông; vì thế, ông mới mượn lời của thượng đế phán truyền rằng cấm ăn thịt heo, vì chúng là một loại thú vật 'tham ăn, ngu, bẩn và vô chủ'!)
3. Hàng nhái, tư tưởng nhái và triết nhái
Ôi, ai cũng cho là mình hiểu biết…
Nhưng, tôi cứ đi lầm lũi trong đời mà thấy càng ngày mình càng chả hiểu biết gì cả!, ví dụ:
- Chuyện ‘A-la-đin và cây đèn thần’: A-la-đin ăn mặc áo quần như thế nào? Cây đèn thần có hình dáng ra làm sao?
- Trung tâm vàng của thế giới thời cổ đại/trung đại là ở đâu?
- Ngày xưa, người xứ Ả Rập mang vàng sang Tàu, hay người Tàu mang vàng sang xứ Ả Rập?
- Ai đã sáng tạo ra công cụ bằng đá/rồi sắt, vải vóc, giấy, thuyền/tàu, thuốc súng/súng thần công…?, có phải là người Tàu?
- Sa mạc có cát màu gì?, có những loại cây chủ yếu gì trong sa mạc?...
- Con lạc đà (trưởng thành) cao hay thấp hơn con người, bao nhiêu?, tiếng kêu của nó ra làm sao?, nó đứng lên hay nằm xuống bằng cách nào?, nó ăn cái gì?...
- Những đại gia người Ả Rập/Hồi giáo có mặc áo veston-caravat không?, nếu có thì thuộc đẳng cấp nào?
- Khi nghe những từ như Muscat, Karachi, Ahmedabad, Mumbai, Hyderabat, Male, Dhaka, Phuket…, bạn liên tưởng đến cái gì?
- Nơi nào có câu thành ngữ: ‘Xứ này được vẽ lại bằng dầu mỏ, đến lượt nó, nó sẽ dùng dầu mỏ để vẽ lại thế giới'?
- Người ta nói bên Abu Dhabi có món ‘cà phê phủ vàng’ cung đình với giá 1,5 triệu đồng VN/ly, ‘cà phê phủ vàng’ là cái gì? Tại sao Hồ Ngọc Hà lại tốn đến 900 USD/ly cà phê?
- Tại sao khi Lý Nhã Kỳ qua Dubai thì người ta lại nghĩ nàng là ‘người Ả Rập’?
- Quốc gia nào có nhiều kỷ lục về công trình xây dựng/đồ nội thất ăn chơi xa xỉ nhất trong Guinness?
- Chiếc du thuyền nào của ai?, ở đâu? mà dài hơn du thuyền của tỉ phú Abramovich là 20m!, và chiếm kỷ lục Guinness?
- Các từ như Emirates, Etiad, Cathay, Oman… thường nói về cái gì?, ở đâu?
- Tòa nhà nào cao nhất thế giới?, và khi nào sẽ có tòa nhà cao hơn?
- Người ta nói ‘khách sạn 5 sao’, vậy có khách sạn 6 sao, 7 sao, hay 8 sao… không?
- Tại sao, dạo này ở các nước Hồi giáo, người ta không chiếu bóng đá ‘EURO 2016’ cho các tín đồ xem?
- Thức ăn của người Việt khác của người Tàu, người Ấn Độ hay người Hồi giáo… ở chỗ nào?
- Món ‘cơm trắng’ và ‘nước mắm’ chủ yếu là của người nước nào?
- Ai là người ‘sĩ diện hảo’ nhất thế giới?
- Tại sao người Việt lại hay ‘dòm ngó’ chuyện của người khác?
- Vụ ‘cá chết’ có bất tử trong lịch sử VN không?
- Tại sao người Hoa kiều (hải ngoại Hoa nhân) lại có vẻ mặc cảm khi người ta nghĩ họ là người Tàu (đại lục)?
- Tại sao rất nhiều người trên thế giới lại biết rất ít/khộng biết gì về Việt Nam?
- Bao giờ VN mới ‘sánh vai’ với Singapore, Hồng Kông, Mỹ, Nhật, Hàn, hay Tiểu vương quốc Dubai…?, v..v…
***
Rồi tôi lại nghĩ…
Con người thường, khi đến 17 tuổi - tuổi ‘nội tâm’ - thì khá biết thế nào là đúng/sai, nên hay tưởng cái này, cái kia là ‘nhất’, rồi anh ta/cô ta cứ mãi ôm mấy cái ‘nhất’ đó, mấy cái ‘vĩ đại’ đó, mấy cái ‘muôn năm’ đó, đến 30 tuổi, 40, 50, 60, 70, 80 tuổi, thậm chí 90 tuổi, tức là trong cái khoảng ‘em ơi, 70 năm, có bao nhiêu cuộc đời’, y cứ khư khư chả thấy là sai, thế thì ‘trí tuệ’ cái khỉ mốc gì!; mà lẽ ra, càng già thêm 10 tuổi, ta phải thấy mấy cái ‘nhất’, ‘vĩ đại’, ‘muôn năm’ ngày càng phai mờ đi, chả là cái quái gì!, nói một cách tiến hóa là ta phải thấy mình ngày càng ‘ngu’ đi, và phải chăng kẻ biết mình là ‘đại ngu’ mới tạm gọi là có chút chút ‘trí tuệ’!
Và trí tuệ là gì? Tôi cứ hình dung một anh xe ôm, nếu anh ta chạy xe tốt: không gây tai nạn, không lừa dối khách, đưa đón khách ân cần, ngoài ra còn có thể tư vấn cho các anh xe ôm khác/khách hàng về đường đi, cách chọn lộ trình đi (tiết kiệm, an toàn) hay cung cấp các thông tin cần thiết khác…, nói chung là anh được nhiều người quý trọng, nhất là được đánh giá là người-có-cái-tâm-tốt - thì đó là ‘trí tuệ’, mà thiết nghĩ là các thứ trên trời dưới đất về Khổng, Lão, Trang, Phật, Chúa, Ala, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Nietzsche, Krishnamurti, Dalai Lama, Mao Trương Tam, Tập Lý Tứ, Putin hay O-bá-mà… gì đó thì không đem lại tác dụng ‘thực’ cho xã hội cả - vì nói cho cùng thì cũng chỉ là ‘chém gió’!, nếu không muốn gọi là ‘hàng nhái’, ‘tư tưởng nhái’, ‘triết nhái’ hay ‘nước nhái’!
Rồi tôi lại nghĩ…
Con người thường, khi đến 17 tuổi - tuổi ‘nội tâm’ - thì khá biết thế nào là đúng/sai, nên hay tưởng cái này, cái kia là ‘nhất’, rồi anh ta/cô ta cứ mãi ôm mấy cái ‘nhất’ đó, mấy cái ‘vĩ đại’ đó, mấy cái ‘muôn năm’ đó, đến 30 tuổi, 40, 50, 60, 70, 80 tuổi, thậm chí 90 tuổi, tức là trong cái khoảng ‘em ơi, 70 năm, có bao nhiêu cuộc đời’, y cứ khư khư chả thấy là sai, thế thì ‘trí tuệ’ cái khỉ mốc gì!; mà lẽ ra, càng già thêm 10 tuổi, ta phải thấy mấy cái ‘nhất’, ‘vĩ đại’, ‘muôn năm’ ngày càng phai mờ đi, chả là cái quái gì!, nói một cách tiến hóa là ta phải thấy mình ngày càng ‘ngu’ đi, và phải chăng kẻ biết mình là ‘đại ngu’ mới tạm gọi là có chút chút ‘trí tuệ’!
Và trí tuệ là gì? Tôi cứ hình dung một anh xe ôm, nếu anh ta chạy xe tốt: không gây tai nạn, không lừa dối khách, đưa đón khách ân cần, ngoài ra còn có thể tư vấn cho các anh xe ôm khác/khách hàng về đường đi, cách chọn lộ trình đi (tiết kiệm, an toàn) hay cung cấp các thông tin cần thiết khác…, nói chung là anh được nhiều người quý trọng, nhất là được đánh giá là người-có-cái-tâm-tốt - thì đó là ‘trí tuệ’, mà thiết nghĩ là các thứ trên trời dưới đất về Khổng, Lão, Trang, Phật, Chúa, Ala, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Nietzsche, Krishnamurti, Dalai Lama, Mao Trương Tam, Tập Lý Tứ, Putin hay O-bá-mà… gì đó thì không đem lại tác dụng ‘thực’ cho xã hội cả - vì nói cho cùng thì cũng chỉ là ‘chém gió’!, nếu không muốn gọi là ‘hàng nhái’, ‘tư tưởng nhái’, ‘triết nhái’ hay ‘nước nhái’!
Cuối cùng… Ngoài các câu hỏi trên, tôi tự hỏi thêm một câu là:
-Như tượng Khổng Tử hay Quan Công dự kiến! sẽ xây dựng ở Vĩnh Phúc hay Sóc Trăng, người ta có xây dựng tượng đài của người Việt ở nước ngoài để thờ không, chẳng hạn như xây tượng Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi hay Nguyễn Huệ ở Bắc Kinh?
Nếu có thì quá… tốt.
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1-Ả Rập: Có 2 nước cùng tên là Ả Rập: 1) Ả Rập Saudi, còn gọi là Ả-rập Xê-út, có diện tích gần 2,15 triệu km2 và dân số khoảng 27 triệu người; 2) Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) có diện tích là 83.600km2 và dân số khoảng 5,5 triệu người; là ‘trung tâm vàng của thế giới cổ đại và trung đại’ và là một ‘cường quốc dầu mỏ’, UAE gồm có 7 vương quốc, trong đó có Dubai và Abu Dhabi là mạnh nhất, chiếm 1/2 số dân (lần lượt là 2 và 1 triệu dân) và đóng góp 3/4 trong tổng ngân sách quốc gia.
2-Biển Đen (Hắc Hải, Black Sea): nằm về phía Đông Âu, Biển Đen có màu bình thường như các biển khác, người Hy Lạp/Lưỡng Hà cổ đại dùng từ ‘màu đen’ để chỉ phương bắc (bắc của Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ), có diện tích vào khoảng 422.000 km², nơi sâu nhất đến 2210 mét. Sông Danube là dòng sông quan trọng nhất (bắt nguồn từ Đức) đổ vào Biển Đen. Những quốc gia có đường biên giới ở biển Đen là Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Romania, Ukraina, Nga và Gruzia. (wikipedia)
3-Biển Đỏ (Hồng Hải, Red Sea): Tên gọi của biển này không phải để thể hiện màu nước của nó - có thể là sự thể hiện cho sự nở rộ theo mùa của một loại tảo lam có màu đỏ… Biển này đã từng được gọi là ‘vịnh Ả Rập’ (Arabicus Sinus)…, thuật ngữ ‘biển Erythrias’ (Hồng Hải) cho các vùng nước xung quanh phía nam bán đảo Ả Rập, mà ngày nay người ta biết nó là Ấn Độ Dương… Biển này được biết đến vì các khu vực dưới đáy biển rất ngoạn mục mà du khách có thể lặn xuống để xem, chẳng hạn như ở Ai Cập, và các khu vực ít nổi tiếng hơn ở Sudan... (wikipedia)
4-Con đường tơ lụa: Được hình thành từ thế kỷ 2 TCN, bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (TQ) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 6.437 km. (wikipedia)
5-Cuộc thánh chiến của Mô-ha-mét: ‘…Mô-ha-mét trở thành người tổ-chức chính-trị, chỉ-huy quân-đội và lãnh-đạo ở Medina. Cùng với đám môn-đồ, ông tổ-chức đánh cướp các đoàn thương-nhân. ‘Năm thứ hai’, nghĩa là hai năm sau Hedschra, ông kéo quân về đánh diệt các thủ-lãnh Mekka, những người trước đây đã đuổi ông khỏi thành. Quân Mekka đông gấp ba, nhưng đã thua Mô-ha-mét. Đối với lịch-sử nhân-loại và cả cho Giáo-hội Ki-tô giáo, trận thắng này không quan-trọng bằng hệ-luận Mô-ha-mét rút ra từ đó. Ông viết trong Koran: ‘Không phải chúng ta tiêu-diệt họ, nhưng chính Chúa đã thanh-toán chúng nó’. ‘Thánh chiến’ khai màn từ điểm này. Nó trở thành bổn-phận của mọi tín hữu islam, như Mô-ha-mét đã dạy: ‘Một giọt máu đổ ra vì Chúa, một đêm cầm khí-giới canh-gác còn giá-trị hơn hai tháng ăn-chay và cầu-nguyện. Ai gục ngã trên chiến-trường, người đó được tha tội. Tới ngày phán-xét, vết thương của họ sẽ sáng chói như đom-đóm và toả thơm như chồn hương. Cửa thiên-đàng lộng-lẫy sẽ mở ra đón họ. Ở đó họ nghỉ-ngơi trên gối lụa thêu vàng. Những dòng sông mật, sữa và rượu uốn quanh họ. Tiệc thịnh-soạn dọn sẵn. Các trinh nữ mắt đen to, đẹp như ngọc-ngà trân-châu, trẻ măng và tình-tứ vui đùa với họ’. Những hứa-hẹn về một tiên-cảnh ăn-chơi vô tận đó sau khi chết đã làm tín hữu nức lòng lao vào ‘thánh chiến’. Vì thế không lạ gì chỉ trong vòng ba mươi năm những nhóm quân du-mục lạc-đà đã chiếm được Sy-ri, Mesopotami, Iran, Ai-cập và không ngừng bành-trướng. Bên cạnh những hứa-hẹn thiên-đường dành cho tử-sĩ trên chiến-trường, luận-lí thần-học ‘Kismet’ (thiên-định) cũng là nguyên-nhân cắt nghĩa những chiến-thắng của Islam. Mô-ha-mét dạy các chiến-sĩ: khi Chúa đã định cho mình chết thì dù có bỏ chạy hay đề-phòng cách mấy cũng không thể tránh được, và cũng chẳng ai có thể bị giết, dù trong hoàn-cảnh ngặt-nghèo đi mấy, nếu Allah không muốn…’, xem tại:
http://www.giadinhnazareth.org/node/1360
6-Đảo Síp (Cyprus): Cái tên ‘Síp’ có lẽ có nguồn gốc từ tên quốc gia này trong tiếng Pháp là ‘Chypre’, còn trong tiếng Anh, từ Cyprus, là một quốc đảo Âu Á nằm ở phía đông Địa Trung Hải... Đảo Síp có diện tích 9250km2, dân số là 802.000 người… Vùng dưới quyền kiểm soát thực tế của Cộng hoà Síp (nam Síp, chiếm 59% diện tích) là thành viên của LHQ và Liên minh châu Âu. (wikipedia)
7-Đế quốc Mông Cổ: Được Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206 sau khi thống nhất các bộ lạc Turk-Mông Cổ và sau đó bành trướng sang đại lục Á-Âu, khởi đầu bằng việc xâm lược Tây Hạ và Ba Tư… Cuối cùng, các triều Hãn xa rời nhau, trở thành các triều đại ở Ba Tư, Trung Á, Nga và nhà Nguyên ở TQ... Năm 1636, Mông Cổ trở thành một phần của đế chế Mãn Thanh. Năm 1911 nhà Mãn Thanh sụp đổ, Mông Cổ trở thành nước tự trị từ 1911 đến 1919. Năm 1921, được Liên Xô ủng hộ, nước Cộng hòa Mông Cổ ra đời theo (chế độ xhcn). Năm 1990, Cách mạng Dân chủ đã đưa đến sự sụp đổ chế độ xhcn ở đây, Mông Cổ bắt đầu tiến trình dân chủ hóa, cải tổ kinh tế, chính trị, chuyển sang chế độ đa nguyên, đa đảng. (wikipedia)
8-Hải ngoại Hoa nhân, xem thêm:
https://www.facebook.com/vinhhuy.le/posts/959601794136958?__mref=message_bubble
9-Mô-ha-mét có 14 vợ: ‘…Mô-ha-mét sinh khoảng năm 570 ở Mekka… Cha mất, để lại gia-tài cho Mô-ha-mét gồm 5 con lạc-đà và một người tớ gái. Vài năm sau mẹ cũng mất, Mô-ha-mét ở với ông; rồi ông chết, về sống với bác. 25 tuổi, Mô-ha-mét vào giúp việc cho một bà goá lớn hơn mình 15 tuổi và đã cưới bà làm vợ. Cậu Mô-ha-mét được kể là người ‘điển trai nhất’ Mekka. Da cậu trắng hơn da mọi người. Một đôi tài-liệu cũng nói cậu bị chứng động-kinh. Nhận cưới bà chủ, Mô-ha-mét từ nay không còn lo-lắng về mặt kinh-tế. Vì vợ chánh đã có tuổi, Mô-ha-mét sau này còn lấy thêm 13 cô vợ nữa. Luật thời đó cho phép đàn ông muốn lấy bao nhiêu vợ tuỳ ý, miễn là có thể lo-lắng được cho họ. Vợ được coi như một ‘vật sở-hữu’ của chồng, muốn dứt lúc nào cũng được, với bất cứ lí-do nào, chẳng hạn như ngáy to hoặc có tật nói sảng trong khi ngủ. Về sau, Mô-ha-mét ra luật hạn chế mỗi ông chỉ tối-đa được cưới bốn bà, dĩ nhiên đầy-tớ gái thì không kể, muốn bao nhiêu cũng được...’, xem tại:
http://www.giadinhnazareth.org/node/1360
10-Nước cộng hòa Ác-mê-ni-a (Armenia): là một quốc gia nhiều đồi núi nằm kín trong lục địa ở phía nam Kavkaz. Nước này có biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia, Azerbaijan và Iran..., là một nước trước kia thuộc Liên Xô… (wikipedia)
2-Biển Đen (Hắc Hải, Black Sea): nằm về phía Đông Âu, Biển Đen có màu bình thường như các biển khác, người Hy Lạp/Lưỡng Hà cổ đại dùng từ ‘màu đen’ để chỉ phương bắc (bắc của Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ), có diện tích vào khoảng 422.000 km², nơi sâu nhất đến 2210 mét. Sông Danube là dòng sông quan trọng nhất (bắt nguồn từ Đức) đổ vào Biển Đen. Những quốc gia có đường biên giới ở biển Đen là Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Romania, Ukraina, Nga và Gruzia. (wikipedia)
3-Biển Đỏ (Hồng Hải, Red Sea): Tên gọi của biển này không phải để thể hiện màu nước của nó - có thể là sự thể hiện cho sự nở rộ theo mùa của một loại tảo lam có màu đỏ… Biển này đã từng được gọi là ‘vịnh Ả Rập’ (Arabicus Sinus)…, thuật ngữ ‘biển Erythrias’ (Hồng Hải) cho các vùng nước xung quanh phía nam bán đảo Ả Rập, mà ngày nay người ta biết nó là Ấn Độ Dương… Biển này được biết đến vì các khu vực dưới đáy biển rất ngoạn mục mà du khách có thể lặn xuống để xem, chẳng hạn như ở Ai Cập, và các khu vực ít nổi tiếng hơn ở Sudan... (wikipedia)
4-Con đường tơ lụa: Được hình thành từ thế kỷ 2 TCN, bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (TQ) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 6.437 km. (wikipedia)
5-Cuộc thánh chiến của Mô-ha-mét: ‘…Mô-ha-mét trở thành người tổ-chức chính-trị, chỉ-huy quân-đội và lãnh-đạo ở Medina. Cùng với đám môn-đồ, ông tổ-chức đánh cướp các đoàn thương-nhân. ‘Năm thứ hai’, nghĩa là hai năm sau Hedschra, ông kéo quân về đánh diệt các thủ-lãnh Mekka, những người trước đây đã đuổi ông khỏi thành. Quân Mekka đông gấp ba, nhưng đã thua Mô-ha-mét. Đối với lịch-sử nhân-loại và cả cho Giáo-hội Ki-tô giáo, trận thắng này không quan-trọng bằng hệ-luận Mô-ha-mét rút ra từ đó. Ông viết trong Koran: ‘Không phải chúng ta tiêu-diệt họ, nhưng chính Chúa đã thanh-toán chúng nó’. ‘Thánh chiến’ khai màn từ điểm này. Nó trở thành bổn-phận của mọi tín hữu islam, như Mô-ha-mét đã dạy: ‘Một giọt máu đổ ra vì Chúa, một đêm cầm khí-giới canh-gác còn giá-trị hơn hai tháng ăn-chay và cầu-nguyện. Ai gục ngã trên chiến-trường, người đó được tha tội. Tới ngày phán-xét, vết thương của họ sẽ sáng chói như đom-đóm và toả thơm như chồn hương. Cửa thiên-đàng lộng-lẫy sẽ mở ra đón họ. Ở đó họ nghỉ-ngơi trên gối lụa thêu vàng. Những dòng sông mật, sữa và rượu uốn quanh họ. Tiệc thịnh-soạn dọn sẵn. Các trinh nữ mắt đen to, đẹp như ngọc-ngà trân-châu, trẻ măng và tình-tứ vui đùa với họ’. Những hứa-hẹn về một tiên-cảnh ăn-chơi vô tận đó sau khi chết đã làm tín hữu nức lòng lao vào ‘thánh chiến’. Vì thế không lạ gì chỉ trong vòng ba mươi năm những nhóm quân du-mục lạc-đà đã chiếm được Sy-ri, Mesopotami, Iran, Ai-cập và không ngừng bành-trướng. Bên cạnh những hứa-hẹn thiên-đường dành cho tử-sĩ trên chiến-trường, luận-lí thần-học ‘Kismet’ (thiên-định) cũng là nguyên-nhân cắt nghĩa những chiến-thắng của Islam. Mô-ha-mét dạy các chiến-sĩ: khi Chúa đã định cho mình chết thì dù có bỏ chạy hay đề-phòng cách mấy cũng không thể tránh được, và cũng chẳng ai có thể bị giết, dù trong hoàn-cảnh ngặt-nghèo đi mấy, nếu Allah không muốn…’, xem tại:
http://www.giadinhnazareth.org/node/1360
6-Đảo Síp (Cyprus): Cái tên ‘Síp’ có lẽ có nguồn gốc từ tên quốc gia này trong tiếng Pháp là ‘Chypre’, còn trong tiếng Anh, từ Cyprus, là một quốc đảo Âu Á nằm ở phía đông Địa Trung Hải... Đảo Síp có diện tích 9250km2, dân số là 802.000 người… Vùng dưới quyền kiểm soát thực tế của Cộng hoà Síp (nam Síp, chiếm 59% diện tích) là thành viên của LHQ và Liên minh châu Âu. (wikipedia)
7-Đế quốc Mông Cổ: Được Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206 sau khi thống nhất các bộ lạc Turk-Mông Cổ và sau đó bành trướng sang đại lục Á-Âu, khởi đầu bằng việc xâm lược Tây Hạ và Ba Tư… Cuối cùng, các triều Hãn xa rời nhau, trở thành các triều đại ở Ba Tư, Trung Á, Nga và nhà Nguyên ở TQ... Năm 1636, Mông Cổ trở thành một phần của đế chế Mãn Thanh. Năm 1911 nhà Mãn Thanh sụp đổ, Mông Cổ trở thành nước tự trị từ 1911 đến 1919. Năm 1921, được Liên Xô ủng hộ, nước Cộng hòa Mông Cổ ra đời theo (chế độ xhcn). Năm 1990, Cách mạng Dân chủ đã đưa đến sự sụp đổ chế độ xhcn ở đây, Mông Cổ bắt đầu tiến trình dân chủ hóa, cải tổ kinh tế, chính trị, chuyển sang chế độ đa nguyên, đa đảng. (wikipedia)
8-Hải ngoại Hoa nhân, xem thêm:
https://www.facebook.com/vinhhuy.le/posts/959601794136958?__mref=message_bubble
9-Mô-ha-mét có 14 vợ: ‘…Mô-ha-mét sinh khoảng năm 570 ở Mekka… Cha mất, để lại gia-tài cho Mô-ha-mét gồm 5 con lạc-đà và một người tớ gái. Vài năm sau mẹ cũng mất, Mô-ha-mét ở với ông; rồi ông chết, về sống với bác. 25 tuổi, Mô-ha-mét vào giúp việc cho một bà goá lớn hơn mình 15 tuổi và đã cưới bà làm vợ. Cậu Mô-ha-mét được kể là người ‘điển trai nhất’ Mekka. Da cậu trắng hơn da mọi người. Một đôi tài-liệu cũng nói cậu bị chứng động-kinh. Nhận cưới bà chủ, Mô-ha-mét từ nay không còn lo-lắng về mặt kinh-tế. Vì vợ chánh đã có tuổi, Mô-ha-mét sau này còn lấy thêm 13 cô vợ nữa. Luật thời đó cho phép đàn ông muốn lấy bao nhiêu vợ tuỳ ý, miễn là có thể lo-lắng được cho họ. Vợ được coi như một ‘vật sở-hữu’ của chồng, muốn dứt lúc nào cũng được, với bất cứ lí-do nào, chẳng hạn như ngáy to hoặc có tật nói sảng trong khi ngủ. Về sau, Mô-ha-mét ra luật hạn chế mỗi ông chỉ tối-đa được cưới bốn bà, dĩ nhiên đầy-tớ gái thì không kể, muốn bao nhiêu cũng được...’, xem tại:
http://www.giadinhnazareth.org/node/1360
10-Nước cộng hòa Ác-mê-ni-a (Armenia): là một quốc gia nhiều đồi núi nằm kín trong lục địa ở phía nam Kavkaz. Nước này có biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia, Azerbaijan và Iran..., là một nước trước kia thuộc Liên Xô… (wikipedia)
Mietvuon Sau (FB)
Trả lờiXóaCÓ 2 KIỂU NÔ LỆ LÀ NÔ LỆ HÌNH THỨC VÀ NÔ LỆ TƯ TƯỞNG. VỀ HÌNH THỨC KHI CẦN RŨ BỎ CHỈ CẦN CỞI RA LÀ XONG. CÒN NÔ LỆ VỀ TƯ TƯỞNG THÌ THẬT KHÓ KHĂN MUỐN VẤT BỎ PHẢI VÀI BA THẾ HỆ! ĐẤT NƯỚC VN HIỆN TẠI BỊ NẠN NÀY!!! BUỒN WÁ PHẢI KO ANH!!!
Thích
Haha
Wow
Buồn
Phẫn nộ
9 giờ tưước
Chắc phải 20-30 năm nữa nhờ vào thế hệ trẻ mới hi vọng có tiến bộ về 'tư tưởng' - không nhái!, nhưng lúc đó ta ngủm rồi còn đâu, mà nay ta chỉ thấy vụ... 'cá chết mở rộng'!, nên pùn, híc..híc...
XóaLưu comt SMV:
XóaPhán vụ 'cá chết'
Phán này là bởi thế nhân
'Guilty or not' sử muôn năm truyền!
*Guilty or not = có tội hay vô tội
Nhiên Phạm Châu An (FB)
Trả lờiXóaNòng nọc, cóc, nhái, ễnh ương
Biết bao nhiêu thứ, cứ vương vô mình
Lại nghĩ rằng đẹp - rằng xinh!?
Thích
7 giờ trước
Ễnh ương không muốn, muốn nòng nọc
XóaAo bé dọc ngang, tưởng tới trời!
Hỏi trời có biết xứ tôi?
Trời buồn, trời bảo, bé nào thế ta!
Minh Tran Le (FB)
Trả lờiXóahihi... bây giờ mới đọc mới biết đến ''triết'' nhái anh ơi......
Thích
10 phút trước
Có hàng nhái thì phải có triết nhái chứ nị, hi...
XóaMuội thăm Huynh chúc sức khỏe nhé !
Trả lờiXóaThank tiểu sư muội, ngày mới ngọt ngào nhé!
XóaPhố chiều nay đi không có dáng
XóaCong cuối trời, cong cả trí ai
Thuốc làm mấy điếu lai rai
Khói cong cong gió, nhói đau tim... chiều
Lưu comt VTR:
Trả lờiXóaAnh tiễn em về, cõi suối tiên
Tấm thân người cá, dữ hay hiền
Trong miền sáng tối, em lay lất
Anh mất em rồi!, đau nhớ quên
vomtroirieng [Blogger] Email 08.07.16@12:46
XóaHuynh LB, hôm nay có bài tứ tuyệt thiệt hay, nhất là câu cuối, người cá hổng biết dữ hay hiền nhưng VTR thì dứt khoát hiền lắm huynh à, hi... trưa ngọt ngào huynh nha.
Muội sang thăm huynh , chúc huynh vui khỏe
Trả lờiXóaUi, cám ơn 'cô đeo kính mát', cuối tuần vui nhé!
XóaTháng bảy chiều không cô đeo kính mát
XóaXam xám trời làm mỏi mắt khách du
Nắng vọt vàng, hoa lan không trổ nụ
Cá thập thò, nhu nhú dáng cong xa
Em thăm anh
Trả lờiXóaĐêm an lành !
Cám ơn bạn PH,
Xóatối nay xem chung kết EURO-2016 vui nhé!