Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

840. Phép thắng lợi tinh thần: Triết học hiện đại… nhất (Thư giãn)


Thế sự quay cuồng, thế sự điên
Thế nhân mê muội, thế nhân phiền
Đào nguyên hé mở, thơm p
hưng phức
Trong cõi ta bà, ta cũng điên!

Hắn đi vào một giấc mơ…
Nghe các nhà phân tâm học nói, thực ra mỗi đêm con người có nhiều giấc mơ, mỗi giấc mơ chỉ kéo dài có 15’, không biết có đúng không nữa! Thế mà hắn lại mơ một giấc dài đến… 5000 năm!​

1
Tổ tông của hắn có nguồn gốc là dân tộc Hoa-Hạ, trước đó là từ bộ lạc Xi Vưu, sống lang thang thân phận ‘thủy hử’ ở miệt đồng bằng Vị Hà, mà trong ‘Tam quốc chí’ gọi là ‘đất Quan Trung’…, dễ hiểu hơn là vùng Thiểm Tây - Hà Nam, khá là hình tam giác, không ở giữa TQ, mà hơi lệch về phía Đông Bắc... Thời đó, phía tây của Hà Nam là vùng đất màu mỡ, trù phú, và được mệnh danh là tinh hoa trung tâm của miệt này, nên lão bá tánh mới thuận miệng gọi nó là Trung Hoa, sau này người Nhật gọi là ‘Chūka’, người Triều Tiên gọi là ‘Chunghwa’, người Indonesia gọi là ‘Tionghua’*, còn thế giới gọi là ‘China’, chỉ có thế thôi!, thế mà mấy lão vua Tàu cực dốt cho là ‘trái đất là hình vuông, mà Trung Hoa thì nằm ở trung tâm của trái đất, ở trên… mây - cách mặt đất có 2-3km - thì do Ngọc Hoàng Thượng đế cai quản, ở cách mặt đất mấy chục mét thì do Thập Điện Diêm vương cai quản, còn vua Tàu là con của Thượng đế (Thiên tử), được Ngài cử xuống… đất để cai trị trần gian’, rồi có nhiều nhà nghiên cứu sau này quá ‘lanh mưu’ mà phình đại Trung Hoa lên thành Trung Quốc*, là nước nằm ở chính giữa… gầm trời hay thiên hạ, nên hắn tự hỏi:
-Chính giữa cái gì?, và cái gì ở chính giữa?,
bố ai mà biết!, nói kiểu thắng lợi tinh thần và đầy hình tượng đến thế là cùng, hắn đành ‘cam bái hạ phong’!
*
Quê hắn ở rất xa, cách tỉnh Bắc Ninh của Việt Nam hơn 2967km bằng đường bộ, hay hơn 2326km bằng đường chim bay, mà các nhà khoa học đã kết luận rằng ‘xác suất người Hoa Hạ cổ đại nam tiến đến xứ sở Văn Lang ngày xưa là bằng 0’ (wikipedia), thế mà có mấy ‘giả sư’ láo toét bảo rằng:
-Tổ tông của hắn có bà con với ông Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh,
ngoài ra, họ lại quá ‘thắng lợi tinh thần’ khi mà bảo là hắn có cùng ADN với ông Kinh Dương Vương nữa, ha..ha..ha…
*
Cách đây khoảng 20.000 năm, mấy con vượn người đã biết che ‘chim’ - tổ tông của hắn - đã sơ sơ biết trồng lúa*… Dần dần, họ biết dùng lúa mì để làm ra cái ‘bánh màn thầu’ hay ‘tàu hũ’ (thúi), có lẽ vì vậy mà dân Việt xưa gọi dân hắn là dân ‘Tàu’!
Để kiểm tra, hắn mới dùng phép ‘Cân đẩu vân’ bay vòng vòng qua Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia, Singapore, Vân Nam, Quảng Tây, Abu Dhabi, Dubai…, ôi, hắn chả thấy lọ ‘nước mắm’, chả thấy ‘ớt tươi’ đâu, kêu ‘cơm trắng’ đà mỏi miệng, mà muốn ăn cơm trắng thì phải đặt trước ở ‘quán Kim Jong Un’, muốn kiếm một trái ớt tươi cũng phải năn nỉ mấy em ‘cẳng dài’ của lãnh tụ vĩ đại mới có!, nói chung là:
-Dân hắn nấu ăn theo kiểu thập cẩm, món gì cũng trộn túa xùa xua như… ‘cám heo’ (xin lỗi, một phụ nữ bên ấy nói vậy), dùng ‘ngũ vị hương’, cà-ri, và có vị ngòn ngọt… mà mấy nhóm người Việt ăn không được!
Để thuyết phục hơn, khi ghé VN, hắn dùng khinh công ‘Thế vân tung’ phi thân qua Chợ Lớn, các quán ăn ở đây chủ yếu là dùng ‘muỗng, nĩa’ mà hắn năn nỉ đến mỏi cả lưỡi mới có được một ‘đôi đũa’ để mà ăn; và ối giời ơi, ở đây người ta có treo thêm một tấm bảng ‘Tại đây có bán cơm trắng’, tức là:
-Nếu ai có nhu cầu đặc biệt về ‘cơm trắng’ thì ngộ sẽ pán cho,
híc..híc…, nói chung, ‘cơm trắng’, ‘nước mắm’ (Phan Thiết, Phú Quốc…) là đặc sản của người Việt, và họ nấu món gì thì ‘thuần’ món đó (= pure, không trộn lẫn, vd, cơm ra cơm, canh ra canh, cá kho ra cá kho, tiêu, hành, ớt, tỏi phân biệt rõ ràng), và chỉ ở VN mới có vậy!
*
Ngoài ra, đi mấy vùng có ‘hải ngoại Hoa nhân’ ở nước ngoài, hắn mới phát hiện ra là:
-Họ Nguyễn chỉ ở VN mới có*,
vì hắn thừa biết cái ‘nước Nguyễn’ cổ đại ở miệt Cam Túc, hay ‘nước Việt’ cổ đại ở miệt Chiết Giang hoàn toàn và tuyệt đối không có liên quan gì đến nước Việt Thường hay Văn Lang ở miệt Phong Châu - Hồng Lĩnh; hơn nữa, soi kỹ các cuốn ‘Đông Chu liệt quốc’, ‘Hán Sở tranh hùng’, ‘Tam quốc chí’, ‘Thuyết Đường/Phong thần’, ‘Tây du ký’, ‘Thủy hử’, ‘Liêu trai chí dị’, ‘Hồng Lâu Mộng’, ‘AQ chính truyện’, ‘Phong nhũ phì đồn’… và cả đống sách kiếm hiệp của Kim Dung hay Cổ Long, hắn thấy ‘xác suất xuất hiện họ Nguyễn trong văn học Tàu hầu như là bằng 0’, đủ thấy rằng họ Nguyễn là đặc sản ‘độc nhất vô nhị’ của người Việt! 



2
Khoảng 3000 năm TCN, với việc nhiễm nặng cái tính ‘du mục’/giang hồ từ cõi sa mạc Đại Mông (sa mạc Gô-bi, nối liền giữa Mông Cổ và Trung Hoa), tổ tông hắn quy tụ lại bởi cái ‘chủ nghĩa thủy hử’, tức là từ cái nền văn minh ‘tàu hũ thúi’, ‘mì tàu’ (mì Hoành Thánh, mì xào giòn, gọi là ‘noodle’, chứ không phải là ‘rice’) và ‘bánh màn thầu’ có thể làm từ (nhân) thịt người… mà hình thành nên những tên giang hồ đại đạo chủ yếu là đến từ miệt ‘bến nước’ hay 'lùm bụi', trong đó có đại diện là những ‘giang tặc’ như Tiểu Thất, Tiểu Ngũ, Tiểu Nhị, Trương Thuận’, những ‘đạo tặc’ như Thời Thiên, Sở Lưu Hương, Tư Không Trích Tinh, 
những ‘lâm tặc’ như Thạch Tú, Yến Thanh, Lão Đao Bả Tử, Bạch Cốt Tinh, Kim Giác/Ngân Giác, những ‘độc tặc’ như Âu Dương Phong, Nhậm Ngã Hành, Lý Mạc Sầu, Thiên Sơn Đồng Mỗ, Trương Thanh - Tôn Nhị Nương, những ‘sát tặc’ như Võ Tòng, Lý Quỳ, Diệt Tuyệt sư thái, Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần, Tào Tháo, Tần Thủy Hoàng…
*
Đồng thời, hay từ đó mà hình thành nên ‘chủ nghĩa bang hội’: 72 động chủ, hay 72 chúa động và 36 đảo chủ, rồi Cái Bang, Cự Kình Bang, 
Bạch Đà Sơn phái, Biên Bức Đảo phái, Cổ Mộ phái, Hải Sa phái, Mộ Dung Cô Tô phái, Phiêu Diễu Sơn phái, Tinh Túc Hải phái, U Linh phái, Bạch Liên giáo, Ma giáo, Tây Vực giáo (Tây phương giáo chủ), Triều Dương thần giáo, đến Côn Luân, Hoa Sơn, Không Động, Nga Mi, Thiếu Lâm, Toàn Chân, Võ Đang, đến Thái Bình Thiên Quốc, Nghĩa Hòa Đoàn, Hồng Hoa hội/Thiên Địa hội, Hội Phản Thanh Phục Minh, Hội Tam Hoàng… (mà đã được các nhà văn Tàu thể hiện rất rõ trong Tây du ký, Thiên long bát bộ, Lộc đỉnh ký, Sở Lưu Hương, Lục Tiểu Phụng, ‘Bao Thanh Thiên’, ‘Bến Thượng Hải’, ‘Tinh võ môn’)…
*
Rồi cái ‘chủ nghĩa gia tộc’ từ các dòng họ mạnh như Âu Dương gia, Cao gia, Dương gia, Địch gia, Đoàn gia, Đường gia, Gia Cát gia, Giả gia, Hòa gia, Hoàng (Nhan) gia, Hồng gia, Khổng gia, Lâm gia, Nhạc gia, Quách gia, Sài gia, Sử gia, Tào gia, Tây Môn gia, Tiết gia, Tôn gia, Trần gia, Triệu gia… và các dòng họ ‘man di mọi rợ’ khác*, mà tiến lên nhà Chu từ họ ‘Cơ’ (Cơ Xương, Cơ Phát…), nhà Tần từ họ Tần, nhà Hán từ họ Lưu, nhà Đường từ họ Đường, nhà Ngụy từ họ Tào, nhà Thục từ họ Lưu, nhà Đông Ngô từ họ Tôn, nhà Tống từ họ Triệu, nhà Nguyên từ họ Bột Nhi Chỉ Cân (bộ tộc Khất Nhan), 
nhà Minh từ họ Chu, nhà Thanh từ họ Ái Tân Giáp La, nhà Hậu Thanh từ họ ‘Mao’ (và cái chủ nghĩa này cũng bị ‘infect’ (truyền nhiễm) sang VN!)…
*
Các thứ chủ nghĩa có tính chất ‘truyền tính’ này đã và đang làm cho đất nước Trung Hoa luôn bị xâu xé, chia năm xẻ bảy, lão bá tánh sống trong cảnh nồi da xáo thịt…, mà trên quy mô lớn hơn, các mâu thuẫn có tính ‘quần thú’ hầu như bất biến của nó đã biến thành ‘chủ nghĩa liệt quốc’ mà hệ quả ‘thiên hạ đại loạn’ (của nó) đều được đại đa số các đại văn hào Trung Hoa nhắc đến với các cái tên như ‘Đông Chu liệt quốc’, ‘Hán Sở tranh hùng’, ‘Thất quốc chi loạn’, ‘Tam quốc chí’, ‘Loạn bát vương’, ‘Loạn Trương Giác’ (Loạn Hoàng Cân), ‘Ngũ Hồ lọan Hoa’, ‘Nam Bắc triều’, ‘Loạn Võ hậu/Vi hậu’, ‘Trận Đát-La-Tư’, ‘Loạn An-Sử’ (Loạn Duy Ngô Nhĩ), ‘Loạn Hoàng Sào’, ‘Loạn Đột Quyết’, ‘Ngũ đại Thập quốc’, ‘Loạn Lương Sơn Bạc’, ‘Chiến tranh Tống - Kim, Tống - Liêu’, ‘Nạn Nguyên Mông xâm lược’, ‘Nạn Đông Xưởng, Tây Xưởng’, ‘Loạn Vương Mãng, Lý Tự Thành, Ngô Tam Quế’, ‘Loạn Ngao Bái’, 
'Loạn Phản Thanh Phục Minh', ‘Loạn Hòa đại nhân’, ‘Loạn Bạch Liên giáo, Nghĩa Hòa Đoàn’, ‘Chiến tranh nha phiến/Chiến tranh Trung-Anh’ (lần 1 và lần 2), ‘Loạn Thái Bình thiên quốc’, ‘Loạn Từ Hi’, ‘Nạn Bát quốc liên quân’, 'Chiến tranh Trung-Nhật', ‘Chiến tranh Mao-Nhật, Mao-Tưởng, Trung - Tây Tạng, Trung - Liên Xô, Trung - Việt (1979-1989)’…
*
Nếu tính từ thời nhà Chu (1122 TCN) đến trước vụ Thiên An Môn (1989), tức là trong 3111 năm, người Trung Hoa chỉ tàm tạm được gọi là từ ‘bị thương nhưng chưa tới chết’: thời nhà Tần được 15 năm (221-206TCN), nhà Hán được 385 năm (206TCN-189, tính đến thời Đổng Trác), nhà Tùy được 38 năm (581-619), nhà Đường được 137 năm (618-755, tính đến loạn An-Sử), nhà Tống được 167 năm (960-1127, khi hai vua Tống bị bắt), nhà Minh được 276 năm (1368-1644), nhà Thanh được 198 năm (1644-1842, tính đến ‘Hòa ước Nam Kinh’), nhà ‘Hậu Thanh' được 40 năm (1949-1989’, tính đến vụ Thiên An Môn), tức là: 15 + 385 + 38 + 137 + 167 + 276 + 198 + 40 = 1241 năm, tính theo tính ‘không liên tục’, hay ‘xác suất 30%’ của con số 1241, thì:
-Người Tàu chỉ được tạm ‘sống yên ổn’ trong 372 năm, chiếm tỉ lệ 12% trong toàn bộ lịch sử Tàu!

3
Trước tình thế đó, cách đây 2533 năm (tính từ năm ông 34 tuổi, năm 517 TCN), có một lão họ Khổng mới nghĩ ra một cái tôn ti trật tự chủ đạo là ‘vua bảo chết thì phải chết’, còn mấy cái thứ lắt nhắt như ‘quan như phụ mẫu’ hay ‘tòng phu, tòng tử’… gì đó thì chỉ là phụ trợ, mà lúc đầu, lão bị ‘jobless’ (thất nghiệp) vì nói mà chả ai thèm nghe (mãi đến 430 năm sau mới được xài!, thời Hán Vũ Đế); nên nay mới bị học giả Lưu Hiểu Ba chế diễu là con ‘chó nhà tang’ - với ý nghĩa là con chó mà có chủ đã chết, nên trở thành vô chủ’, hay bị nhạc sĩ Tuấn Khanh gọi là ‘Triết gia bị gả bán’ - vì bị lão Lông Trương Tam cho đập phá tông miếu, ngược lại lão Luyện Lý Tứ lại đem họ Khổng (Viện Khổng Tử) mà đi rêu rao ‘gả bán’ ở bách quốc!, mà cái ngu-trung-thuyết - ‘vua bảo chết thì phải chết’ - này thời sau bị giới đại ma đầu/‘chop bu chính trị’ diễn đạt hay hơn nhiều, là:
-‘Thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết’ (Thuận chi giả xương, nghịch chi giả bất tử tắc vong),
tương đương với câu ‘Nếu không theo Thượng đế, thì là quỷ’ hay ‘Cải đạo thì sống, không thì chặt đầu’ của lực lượng Hồi giáo IS!
*
Tóm lại, triết lý mấy ngàn năm của người Tàu vẫn là ôm cái chủ nghĩa ‘HẬN THÙ’ và ‘BÁO THÙ RỬA HẬN’, mà rất thường thể hiện mạnh qua câu ‘Quân tử mười năm báo thù chưa muộn’, đến nỗi mà họ không sáng tạo ra bất cứ một tôn giáo nào (chỉ trừ mấy cái ông Thần Tài hay Táo Quân nho nhỏ nằm ở xó bếp), vì tôn giáo gì đó nói cho cùng cũng là xây dựng trên cơ sở lòng vị tha/‘lấy đức báo oán’, mà họ thì không bao giờ ‘xóa bỏ lòng thù hận’ được!), ngay cả cái triết lý ‘vô vi’ (của Lão, Trang...) - cũng xuất phát từ hai chữ ‘hận thù’ này mà ra - tức là ‘không thù hận’, nói cho dễ hiểu là như vậy!
*
Điên đầu về cái ‘luật’ trời đánh này, điên đầu vì việc Tàu chưa bao giờ trải qua mùi ‘Thời kỳ Phục Hưng’ (nhìn nhận lại và tiếp thu các giá trị trước kia của nhân loại), ‘Thời kỳ Khai Sáng’ (sáng tạo ra những lý thuyết/học thuyết/triết thuyết… mới) và ‘Thời kỳ Khoa học thực nghiệm’ (ứng dụng thuyết hạt nhân, lượng tử, tương đối, vũ trụ, thiên văn, công nghệ thông tin, thực phẩm ‘an toàn’/môi trường ‘sạch’… vào đời sống), vì thế mà kể từ sau cái ‘tôn ti’ của họ Khổng, dường như người Tàu chả sáng tạo cái triết học gì mới bởi ‘trên’ cứ khư khư cái ‘độc quyền về chân lý’: nói cụ thể là ‘trên’ không bao giờ sai, nhưng lại luôn hò hét ‘phi dã, phi dã’ (sai bét, sai bét) đối với phần còn lại của thế giới! (như âm đoạt Biển Đông, không tuân thủ luật pháp quốc tế - vụ Tòa án quốc tế La Haye, 
chưa kể đến việc tự tạo ra cái 'Giải Nobel Hòa bình Khổng Tử' mà thế giới chán bỏ xừ!...), mà mãi đến năm 1922, ở bên Tàu một người khá… đại trí thức là Lỗ Tấn. Để phê phán, ông cố tìm một cái hình tượng tiêu biểu nhất cho triết học Tàu, đó là 'AQ' (bà con xa với Chí Phèo!) với đặc tính là:
-Cái gì cũng 'phình đại bong bóng' để che lấp cái không thực chất của mình, như ta thường thấy: khoe khoang, cho mình là vĩ đại, là đúng, là nhất, là ‘đỉnh cao trí tuệ’, là ‘đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác’!…
*
Nhưng, đau lòng thay, sau khi ông mất (1936), nước Tàu lại muốn ‘Đại nhảy vọt’, hiểu theo cách hiện nay là ‘PHÁT TRIỂN NÓNG’ - chỉ cần GDP tăng trưởng nhanh để có thể hí hố với thế giới, mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường và vấn đề an toàn... (như làm 'bẩn' gần hết bầu trời, đất và nước bên Tàu, 
sản xuất ra hàng 'giả-nhái-độc-đểu', vụ Formosa và cá chết)…, mà ai cũng biết là, nếu làm vậy thì ‘làm ra 1 GDP thì sẽ mất 3 GDP’, chả cần phải đọc lại hết bộ ‘Tư bản luận’! (cười); và đau lòng hơn, cái tôn ti ‘vua bảo chết thì phải chết’ này, ngày nay lại được bành trướng một cách phong kiến gấp… trăm lần phong kiến, đó là ‘dùng tình hữu nghị viễn vông, để tiến chiếm Biển Đông, hòng làm bá chủ thế giới’, bằng cách thực dụng cực mạnh cái chủ nghĩa ‘cha truyền con nối’, hay dễ hiểu hơn là cái luật ‘thái tử đảng’, mà dễ thấy qua hình ảnh của cậu pé AQ - Kim Giống Ủn yêu vấu của hắn!

***
Cuối cùng…
Vua chúa đã đẻ ra họ Khổng*, chứ họ Khổng không sinh ra vua chúa, hay rộng hơn, nếu không nhầm, chính trị đẻ ra… tôn giáo, hay nói một cách khác là, tôn giáo trực tiếp hay gián tiếp thoát thai từ chính trị, nhưng tôn giáo dường như ngày một thoát ly khỏi, thậm chí có thể đứng trên chính trị!, bởi vậy, người ta mới vị nể tôn giáo và nói là ‘tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng’ - mà có thể là mị dân (vì có một số người đâu có muốn vậy!)
*
Mới đây, ông X có kể cho hắn nghe một câu chuyện là:
Có một anh hai lúa gặp thượng đế… Anh ấy hỏi:
-Thưa ngài, 1000 năm ở trần thế là bao lâu đối với ngài vậy?
-Là 1 giây.
-Một tỉ USD là bao nhiêu đối với ngài?
-Là 1 xu.
-Vậy ngài hãy cho con một xu nhé?
Thượng để tỏ ra rất hài lòng, sẵn sàng giúp đỡ, và sảng khoái nói:
-Vậy ngươi hãy chờ ta 1 giây nhé!

Vâng, với cái triết lý ‘thắng lợi tinh thần’ rất hiện đại nhưng mà ‘hại điện’ này của anh chàng to con AQ, phải chăng câu ‘Chớ quá sầu đau khi chạm trán với hai chữ ‘Khổ nạn’, trong hoàn cảnh cá biệt đó có khi ta còn tìm thấy bao điều khả dĩ giảm nhẹ nó, bù trừ cho nó thậm chí cả một nụ cười nở trên môi...’ của Nietzsche đã trở thành vô nghĩa!, cụ thể hơn, để có thể có được cái được gọi là ‘chung sống hòa bình ở Biển Đông’, hay để nhân loại được sống ‘yên ổn’, thì:
-Họ phải chờ thượng đế… 1 giây sao!

(HẾT)
--------- 
Chú dẫn:
1-Các dòng họ ‘man di mọi rợ’ khác: 1) Đông Di có Triều Tiên, Nhật Bản (người Nhật ngày xưa thường lùn nên còn gọi là Oa Di, hay Uy Di, ‘oa’ hay ‘nụy’ là ‘lùn’), người Di được người Trung Nguyên coi là yếu đuối. 2) Tây Nhung có Thổ Phồn, Tây Hạ
 có khi còn gọi là Rợ do các dân tộc này nằm phía Tây Bắc Trung Hoa (thuộc tỉnh Thanh Hải ngày nay), cũng là hậu duệ trực tiếp của các dân tộc phía Bắc, người Nhung được người Trung Nguyên coi là bạc nhược. 3) Nam Man là tên gọi chung cho người dân vùng đất phía Nam sông Dương Tử, như các nhóm người Bách Việt… (wikipedia)
2-Cách đây 20.000 năm, người Trung Hoa biết trồng lúa: Cách đây 50 triệu năm, đảo Ấn Độ nhập vào châu Á... Dãy Himalaya đã chặn những đám mây mang hơi nước từ biển, nên bên kia ngọn núi là khô khốc, nóng và hình thành những hoang mạc, rồi những cơn gió sa mạc đã cuốn cát bụi về phía Bắc Trung Hoa, mà tạo thành nền văn minh trồng lúa từ hai chục ngàn năm nay... Rồi cả một câu chuyện ‘huyền sử’ dài dằng dặc sau đó (và được đa số sử gia Tàu thống nhất là Lịch sử Trung Hoa bắt đầu từ thời nhà Chu)… (Tin khoa học, VTV)
3-‘Chó nhà tang’: …Vận mệnh của Khổng Tử trong thời Xuân Thu, giống như một con chó nhà có tang không đạt được tí quyền lực nào phải ngủ vùi thì chính Hán Vũ Đế với quyết định độc tôn Nho gia đã biến Khổng Lão Nhị thành Khổng Phu Tử, biến một bộ xương khô của chó nhà có tang thành con chó giữ cửa bảo vệ hoàng quyền cho chế độ độc tài chuyên chế phong kiến. Do Nho giáo có lợi cho sự thống trị của giới cầm quyền, do nên địa vị của con chó giữ cửa cũng được tính là vững chắc, ngồi một mạch hơn 2000 năm (Lưu Hiểu Ba), xem thêm:
https://www.facebook.com/notes胡如意/hôm-qua-làm-chó-không-nhà-hôm-nay-làm-chó-gác-cửa-cái-nhìn-đúng-về-cơn-sốt-khổng/10151246022725256/
4-Dân tộc Hoa Hạ: Khoảng 4000 năm TCN
, tại khu vực Hoàng Thổ Cao Nguyên và Hành Lang Hà Tây là nơi cư trú bộ tộc Hạ, khu vực nam Tấn Quan Trung là nơi cư trú của bộ tộc Hoa, lưu vực sộng Hán và nam sông Hoài là bộ tộc Xi Vưu. Năm 2700 TCN, thủ lĩnh Hạ tộc là Hoàng Đế đông tiến chiến thắng Viêm Đế, thủ lĩnh của tộc Hoa. Hai bộ tộc này đã liên minh với nhau đánh bại tộc Xi Vưu, chiếm cả Trung Nguyên. Hai bộ tộc Hoa, Hạ dần dần hợp thành bộ tộc Hoa Hạ… Ngày nay, nhiều học giả tại TQ vẫn gọi Hán tộc và những tộc thiểu số là dân tộc Hoa Hạ. (wikipeida)
5-Dòng họ Nguyễn ở VN có gốc tích thuần Việt: Theo gia phả họ Nguyễn ở Hoằng Hóa (Thanh Hóa) thì con cháu của Nguyễn Phu ở lại đất Giao Châu truyền đến Đức Nguyễn Bặc là Thái Tể dưới triều nhà Đinh nước ta… Bên cạnh đó, vào đời nhà Thương (1766-1123 TCN) ở vùng Kinh Châu, nay thuộc huyện Kinh Xuyên, tỉnh Cam Túc của TQ, có một tiểu quốc gọi là Nguyễn. Đến đời nhà Chu, nước này lấy quận Trần Lưu thuộc phủ Khai Phong làm nguyên quán. Cho nên, vì nhận là con cháu Nguyễn Phu nên một số họ Nguyễn đã lấy quận Trần Lưu là nơi phát tích, từ đó khi viết tên một người nào đó lên văn bia, văn tế đều ghi Trần Lưu quận trước họ và tên (Ví dụ: Trần Lưu quận Nguyễn Văn A; Trần Lưu quận Nguyễn Thị B…). Tuy nhiên, luận cứ về họ Nguyễn ở nước ta phát tích từ Trung Quốc đã bị rất đông các nhà sử học khác bác bỏ, do bởi theo nghiên cứu của họ, khẳng định: Dòng họ Nguyễn ở nước ta có gốc tích thuần Việt. Để chứng minh luận cứ này là đúng đắn, các nhà sử học đã nêu ra tư liệu khảo cổ học, cho thấy: Trong suốt thời Bắc thuộc, Châu Đại Hoàng (Ninh Bình) và Châu Ái (Thanh Hóa) vốn là hai vùng đồng bằng giáp với núi ở phía đông không có dấu tích di dân TQ, khác với nhiều vùng châu thổ sông Hồng. Bên cạnh đó, các nguồn sử liệu Việt Nam và TQ về thời Bắc thuộc không nói gì về việc Nguyễn Phu và tôn thất của ông ở lại Giao Châu sau thời làm quan ở Việt Nam (353-354). Vì vậy, cho rằng: Giao Châu thứ sử Nguyễn Phu có khả năng là Thủy tổ họ Nguyễn ở nước ta là không có bằng chứng khoa học. (giapha honguyendientruong .wordpress.com)
6-Nước Việt cổ ở bên Tàu: Thuộc Trung Hoa cổ đại, thời Xuân Thu, tồn tại từ thế kỷ thứ 5-3 TCN. Nó nằm ở phía Nam sông Dương Tử, dọc theo bờ biển Chiết Giang (có kinh đô thuộc tỉnh Chiết Giang ngày nay), gồm: Thượng Hải, bắc Chiết Giang và nam Giang Tô. Ngoài ra, Câu Tiễn là vua nước Việt cổ và Tây Thi là người đẹp của nước Việt cổ. (theo wikipedia)
7-Tên gọi Trung Hoa: Bính âm: Zhōnghuá; nghĩa là ‘màu mỡ, tinh hoa trung tâm’, ban đầu để chỉ mảnh đất giàu văn hóa Hà Nam… Tiếng Nhật: Chūka. Tiếng Triều Tiên: Junghwa, Chunghwa. Tiếng Indonesia: 
Tionghua (giọng Mân Nam địa phương). Người Trung Hoa ở hải ngoại thường được gọi là hay Hoa kiều hay ‘Hải ngoại Hoa nhân’… Tên gọi Trung Quốc: Trong suốt lịch sử TQ, tên gọi này không được dùng một cách thống nhất, nó mang một số ý nghĩa văn hóa và chính trị tích cực lẫn tiêu cực, thậm chí còn có tính sô vanh (nước lớn), và các quốc gia thuộc lịch sử TQ thì ban đầu không được gọi là ‘Trung Quốc’. Vào thời Xuân Thu, nó chỉ được dùng để chỉ các quốc gia kế thừa từ nhà Tây Chu, ở lưu vực sông Hoàng Hà, để phân biệt với các nước như Sở và Tần… (wikipedia)
8-‘Vua chúa đã đẻ ra họ Khổng’: Trong hai mươi năm cai trị, Hán Vũ Đế biến Khổng giáo thành triết lý chính trị chính thức của TQ (khoảng năm 87 TCN!). Khổng giáo trở thành thống trị trong giới quan lại dân sự trong khi các đối thủ Pháp gia vẫn giữ được vị trí của mình. Các cuộc thi cử được tổ chức để chọn ra 130.000 hoặc còn hơn thế nhân viên dân sự, họ phải trải qua cuộc thi về sự hiểu biết lý thuyết Khổng giáo, hiểu biết về chữ viết cổ và các nguyên tắc thứ bậc xã hội hơn là sự thành thạo kỹ thuật
… (wikipedia)

22 nhận xét:

  1. Mietvuon Sau (FB)
    Thế sự quay cuồng, thế sự điên
    Thế nhân mê muội, thế nhân phiền
    Đào nguyên hé mở, thơm thơm phức
    Trong cõi ta bà, ta cũng điên!
    (ĐỌC ĐƯỢC BAO NHIÊU ĐÂY LÀ ĐỦ RỒI)
    7 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, ông này lại thích thơ... lãng đãng rùi, hi...,
      cám ơn nhà... thơ miệt vườn nhé, chiều CN vui!

      Xóa
  2. Cua Nhỏ (FB)
    Đọc AQ chính truyện của Lỗ Tấn sẽ cho ta hiểu và nhịn nhận rõ hơn về Phép thắng lợi tinh thần này.
    6 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, huynh có đọc 'AQ chính truyện' và nhiều bài phê bình văn học, thời trẻ..., huynh thích cụm từ 'phép thắng lợi tinh thần' này... Một số câu chuyện trong 'truyện AQ' có tiềm ẩn đâu đó trong 'Phong nhũ phì đồn' của Mạc Ngôn, 'Đèn Cù' của Trần Đĩnh, hay 'Kẻ nằm vùng' (The Sympathizer) của Nguyễn Thanh Việt, v..v..., mỗi truyện có một nét hay riêng, tùy gu của mỗi người, khó mà đánh giá truyện nào hay hơn truyện nào!
      Thank 'cầu thủ nhí' nhé, tốt nghiệp chưa?, chiều CN ngọt ngào!

      Xóa
    2. Cua Nhỏ
      Dạ, huynh nhật xét rất đúng huynh ạ. Tùy vào cảm nhận và sở thích của mỗi người nên chúng ta không thể so sánh được truyện nào hay, truyện nào dở cả, nếu nhận xét như vậy là chủ quan, là thiếu công bằng.
      Cầu thủ nhí đã tốt nghiệp rồi nhưng chưa làm lễ và đang đi làm. hi hi
      6 giờ trước

      Xóa
  3. nguyenlandung [Blogger] Email 25.07.16@05:20
    Bài viết công phu quá, tôi học thêm được rất nhiều ! Rất cảm ơn Anh !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn thầy, tôi đi miên man dòng suy nghĩ từ 'thủy hử' -> bang hội -> gia tộc -> liệt quốc -> 'AQ' -> thiên hạ đại loạn... mà viết ra bài này, nhân tiện xin cám ơn tiền bối Kim Dung (cười).
      Chúc thầy vui, khỏe!

      Xóa
  4. Bài viết rất hay cái tựa đề cững chuẩn không cần chỉnh....
    DÙ THÔNG MINH CỠ NÀO CŨNG CHỈ NGANG NGỬA VỚI AQ CỦA VIỆT NAM THÔI ANH NHỈ..... hiiiii......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, mình bận... làm nhà nên giờ mới trả lời được!
      AQ Việt vào bán kết rồi, hôm nào 'đá' chung kết với AQ Tàu, xem thử ai vô địch!, hihi...
      Tks, chúc tối vui!

      Xóa
    2. Ban Mê mưa chiều thấm ướt vai
      Lang thang lữ khách giấc mơ dài
      Cánh trời lặn lội trong tối sáng
      Chim mắt mơ màng: em!, ở đâu!

      Xóa
    3. mưa rừng chiều (G+) 21 giờ trước

      Ban Mê yêu cũng xa nhau
      Người đi kẻ ở biết đâu trùng phùng!...
      Anh LB họa thơ hay quá...h cám ơn anh nhé... chúc anh luôn vui, khỏe!...

      Xóa
  5. huongtra [Blogger] Email 27.07.16@01:37
    Lâu mới được vào thăm và đọc bài Anh viết
    Mong dược khai sáng cái đầu Trà xíu ạ
    Trà chúc Anh luôn Bình an nhé Anh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, nhà... gom lá bàng làm sao 'khai sáng' được nhà thơ!, hi...,
      mấy hôm nay huynh bận làm nhà, rù rài huynh sang thăm nhé,
      thank muội, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
    2. Em về bên ấy, anh với anh!
      Đôi chim ngất ngưỡng, cảm trên cành
      'Nụ hôn ly biệt'*, anh còn hát
      Xa mắt mơ màng: anh thấy... em!

      *Nụ hôn biệt ly: trình bày Trương Học Hữu, Lý Hải.
      https://www.youtube.com/watch?v=CsH12v9X0vE

      Xóa
  6. vomtroirieng [Blogger] Email 27.07.16@12:42
    Huynh à, câu này của NS Trần Tiến cũng mang chiến thuật tầm cỡ lắm "đừng đùa với người Việt" lên tinh thần vô cùng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NS Trần Tiến có ý gì đó khi nói câu trên, là 'tại sao lại đừng đùa với người Việt'!, chắc người mình có... đức tính gì quá 'đặc sắc' đó!, huynh cũng đang tìm hiểu về mảng này, hi...
      Ngày mới vui nghen muội!

      Xóa
    2. Huynh đã (rảnh) kiểm tra lại rồi:
      (“Biên giới chỉ là một cột mốc, một con suối, một nửa con sông hoặc chỉ đơn giản là một khúc gỗ ghi chữ Việt Nam. Đôi khi cũng chẳng có giá trị kinh tế gì nhưng nó là danh dự một giống nòi - như bất cứ một sinh vật nào tự khẳng định chỗ ở của mình bằng một tiếng hót, tiếng hú, tiếng sủa hay thậm chí chỉ là một mùi hương” – Nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ về khái khái niệm “biên giới”, trước thềm Giai điệu Tự hào tháng 7.)
      ...
      - Những ngày tháng này, ông nghĩ thế nào về những dải đất vùng biên giới? Hình ảnh biên giới trong ông gợi lên điều gì?
      - Biên giới chỉ là một cột mốc, một con suối, một nửa con sông hoặc chỉ đơn giản là một khúc gỗ ghi chữ Việt Nam. Đôi khi cũng chẳng có giá trị kinh tế, chính trị gì, nhưng nó là danh dự một giống nòi - như bất cứ một sinh vật nào tự khẳng định chỗ ở của mình bằng một tiếng hót, tiếng hú, tiếng sủa hay thậm chí chỉ là một mùi hương. Đó là bản năng sinh tồn. Đó là sự yên ổn và phát triển. Còn tranh chấp, còn mãi bất ổn. Song chúng ta luôn phải lo lắng vấn đề này vì quá nhiều kẻ dòm ngó nước Việt. Vì bởi, họ thường cậy là nước lớn và giàu hơn, mạnh hơn đòi bắt nạt chúng ta. Tiếc thay cho họ, người Việt chẳng có gì ghê gớm, chỉ có tính bất khất là vĩ đại. ĐỪNG ĐÙA VỚI NGƯỜI VIỆT. (Trần Tiến)
      ...
      http://dep.com.vn/Chat/Nhac-si-Tran-Tien-Dung-dua-voi-nguoi-Viet/46621.dep

      Thank VTR.

      Xóa
  7. Lưu comt Chu Ngọc:

    Lối nhỏ đôi chim mộng... trắng ngần
    Nụ tình ly biệt* cảm phân vân
    Say người, thao thức đêm không ngủ
    Xao xuyến trời mai, anh nhớ em!

    *Nụ hôn biệt ly: trình bày Trương Học Hữu, Lý Hải.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nuôi sang thăm chúc huỵnh vui

      Xóa
    2. @ Hồng Tâm
      Cám ơn muội, nhớ đeo kính mát vào nhé, tối ngọt ngào!

      Xóa